1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Chất hài trong truyện tiếu lâm Việt Nam

72 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chất hài trong truyện tiếu lâm Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Hải
Người hướng dẫn TS. Lò Thị Thanh Tôm
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN
Chuyên ngành Việt Nam học và Tiếng Việt
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 19,15 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG DÙNG TRONG KHÓA LUẬNBang 1: Thống kê nội dung gây cười của truyện tiếu lâm trong sách Tổng tập văn học dân gian người Việt Bảng 2: Thống kê cái cười phê bình giáo duc t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, DHOGHN

KHOA VIỆT NAM HỌC & TIENG VIET |

LXA%49018 5785002 5808003 4x9 vn th hy 38 can 90080 Á020160/1055504 002199832293

NGUYEN THỊ HAI

KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGANH VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIET

Hệ đào tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2010-X

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

NGUYEN THỊ HAI

CHAT HAI TRONG TRUYEN TIEU LAM VIET NAM

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC NGANH VIET NAM HOC VA TIENG VIET

Hệ đào tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2010-X

Người hướng dẫn: TS Lê Thị Thanh Tâm

HÀ NOI, 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu tổng hợp của riêng tôi Các

thông tin, số liệu, kết quả trong khóa luận đều là trung thực, không sao chép hay lay nguyén van bat kỳ một công trình nghiên cứu nào Tất cả các nguồn, các trích dẫn

mà tôi tim hiểu, tham khảo đều được chú thích một cách rõ ràng, minh bach.

Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Hải

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin gởi lời cảm ơn đối với các thầy cô của trường Đại học

KHXH&NV, Đại học QGHN, đặc biệt là các thầy cô khoa Việt Nam học và tiếng

Việt của trường đã tạo điều kiện cho em được làm khóa luận tốt nghiệp này Và đặc

biệt, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Giáo viên hướng dẫn TS Lê Thị

Thanh Tâm trong quá trình hướng dẫn, cô đã đưa ra những nhận xét, chỉ ra nhữngthiếu sót giúp em hoàn thành tốt đề tài báo cáo khóa luận của mình

Đông thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đên toàn thê bạn bè, người thân,

gia đình những người đã luôn bên cạnh, cô vũ tinh thân lớn lao và động viên em

trong suốt thời gian qua.

Do kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài khóa

luận không thé tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp

của các thây, cô đê bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG DÙNG TRONG KHÓA LUẬN

Bang 1: Thống kê nội dung gây cười của truyện tiếu lâm trong sách Tổng tập văn

học dân gian người Việt

Bảng 2: Thống kê cái cười phê bình giáo duc trong truyện tiếu lâm.

Bảng 3: So sánh cách kết thúc truyện tiếu lâm với một số thể loại khác trong văn

học dân gian Việt Nam.

Bảng 4: So sánh nhân vật trong truyện cổ tích, truyện với nhân vật trong truyện tiếu lâm.

Bang 5: So sánh đặc điểm nhân vật trong truyện tiếu lâm và một số nhân vật trong

các truyện kê dân gian.

Bảng 6: Thống kê các nhân vật trong truyện tiếu lâm trong sách "Tổng tập văn học

dân gian người Việt", tập 8, truyện cười.

Bảng 7: So sánh một số thủ pháp gây cười giữa ca dao với truyện tiếu lâm [8, tr 163, 164].

Trang 6

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề -s- 2 s+©s+k£+Eke+EE+EkEEEEEEEEEExvrkrrkeerkrrree 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu - 2-2 + £++£E£++e+x+Ekerxerrerreeree 11

4, Phương pháp nghiên CỨU s5 + + **xE+E+kEvE+EEEEEESEEEEESEkEksrkreerkreerererre 12

5 Đóng góp của để tài s- 2+ +2se2xt 2x 21321112112 111 110111111111 1111111 cre 13

6 Bố cục của đề tài s-©cs+SkSE E1 110111111 111111111111211211111111E1xee 13 CHUONG 1 KHÁI QUAT CHUNG VE TRUYỆN TIỂU LAM VIỆT NAM 14

1.1 Một số khái niệm cơ bản 2- 2° ©+s©+++2EE2£EEEtEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEErrrrerrred 14

1.1.1 Khái niệm về cái hài 5-2 5£ ©+s++Ee+ExeEEEEEEEEEEEEEEEEEEkEEEkrrrrrrkrrrrre 14

1.1.2 Khái niệm về truyện tiếu lâm - 2-2 xt9EEESEESEEESEESEEESEEEvEErrrerrrcrr 15

1.2 Phân loại truyện Tiếu lâm Việt Nam - 2 + + t+keSEESEEEEEtEEEEEErEerrsersee 16

1.3 Truyện Tiếu lâm trong văn hoc dân gian Việt Nam -2¿©2z+2zs+czcez 18

CHƯƠNG 2 CHAT HAI TRONG TRUYỆN TIỂU LAM VIET NAM - 20

MOT SO PHƯƠNG DIEN KHẢO SÁT VE NỘI DUNG PHAN ÁNH 20

QL Tinh vn 43 21

2.1.1 Truyện nhằm mục đích mua vui giải trí đơn thuần - 2-2 s2©25z£: 22

2.1.2 Truyện nêu ra những tật xấu thường có ở con người ¬" 23

2.2 Tính phê bình, gid0 due - - c2 t2 S3 111111311111 1 1n ng re 26

2.2.1 Phê bình thói hư tật xấu của con người 2-2 s+©x++£x++rE+zzxrzseersszz 26

2.2.2 Phê bình giáo dục những người trí thức bình dân - 5s s s2 31

2.3 Tinh da Kich 00000878 36

"1 43CHƯƠNG 3 CHAT HAI TRONG TRUYỆN TIỂU LAM VIỆT NAM 44NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC NGHỆ THUẬTT - 22 ©s+se+EE22Es22szze 44

3.1 Kết cấu gây cười -+s+2EktSEEx1E1111711111111111.171112111 111121112111 44 3.1.1 Gây cười qua kết cấu tương phan và kết thúc bat ngờ -:: 44

3.1.2 Gây cười bằng cách tạo dựng mâu thuẫn - ¿c2 s+EE+2Et2EzEvrsczsee 48

3.2 Tình huống gây cười ¿sex SEEtEEExEEE1111117111711711111211211E 2E crxe, 49

3.3 Nhân vật gây CưỜI - St k 1v 411101111 11101 TH TH TT TT nhờ 51

Trang 7

3.3.1 Đặc điểm chung của nhân vật trong truyện tiểu lâm -csccscrscreccee 51

3.3.2 Cách đặt tên nhân vậtt - + 11H ng HH HT HH 55

3.4 Nghệ thuật ngôn tEtsccsesossetneentenee ¬— 56

3.4.1 Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa 2-2 25 5S2S*+eczecvecrrrerrereeree 563.4.2 Sử dung cách nói lái 5 + 2 1 ng HH ng re 573.4.3 Loi dụng hiện tượng nhiều nghĩa của tiếng Việt dé cố ý hiểu sai lời nói 57

Trang 8

PHAN MỞ DAU

1 Ly do chon để tài

Truyén tiéu lam (truyện cười) là thể loại mang những nét đặc trưng độc

đáo Truyện thường rất ngắn, trung bình khoảng trên đưới 10 câu Tuy rất ngắn

nhưng mỗi truyện đều có mở dau, có diễn biến, có kết thúc Các nhân vật trong

truyện dù rất ngắn nhưng cũng bộc lộ được nét tính cách của mình, vì thé, truyện

tiếu lâm thật đặc biệt và có sức hút đối với cá nhân tôi

Truyện tiếu lâm là thể loại tự sự dân gian có ý nghĩa thực tiễn ca Truyện

ra đời từ cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người dân lao động, là tắm gươngphản ánh những gì xung quanh nó dưới lăng kính thông minh của cái hài Do đó,

“truyện tiếu lâm cũng đồng thời ghi nhận được cả sự biến đổi do quá trình phát triển

và giao lưu văn hóa trong đời sống xã hội” [22, tr 3] Nghiên cứu truyện tiếu lâm sẽ

góp phân hiêu được phan nào văn hóa Việt Nam xưa.

Truyện tiếu lâm là sản phẩm sáng tạo của nhân dân ta, nó không những có mục đích chỉ để mua vui, giải trí mà nó còn phản ánh cả cách nhìn, quan niệm về

cái đẹp, cách ứng xử của người Việt Nam xưa, đồng thời nó còn là vũ khí đấu tranh

sắc bén của người dân để chống lại giai cấp địa chủ, phong kiến Có tìm hiểu truyệntiểu lâm một cách hệ thống và chuyên sâu ta mới có thé hiểu hết được cái tài tình,

thâm thúy của tác giả dân gian.

Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Chat hài truyện Tiếu lâm

Việt Nam” với mong muốn được tiếp tục đi sâu hơn nữa về truyện tiếu lâm Việt

Nam không những chỉ trên phương diện nội dung mà còn cả trên phương diện nghệthuật, để qua đó tiếp cận hợp lý hơn chiều sâu trí tuệ và vẻ dep của kho tàng truyệntiểu lâm người Việt

Trang 9

đời và thay thế cho tên gọi này Trong khóa luận này này, tác giả thống nhất tạm

dùng thuật ngữ #ruyện tiếu lâm vì xét thấy trong tiến trình lịch sử thì tên gọi tiéu lâm

có lẽ là tên gọi được dùng nhiều hơn cả:

Tiếu lâm tân truyện (1916), Nguyễn Xuân Diện dịch, nhà in Phúc Yên.

Tiếu lâm An Nam (1924), Thọ An, Phạm Duy Tốn, nhà in Hiệu Ích Kỹ.

Kho tàng truyện tiếu lâm Việt Nam (2009), Nguyễn Cừ, Phan Trọng

Thưởng, Nxb Văn học, H, in lần thứ 12, có sửa chữa, bổ sung.

So với các thể loại khác của văn học dân gian người Việt, truyện tiếu lâm

là thé loại được sưu tam và nghiên cứu muộn hơn Về lịch sử nghiên cứu truyện tiéu lâm có lẽ nên bắt đầu từ giai thoại về tên gọi “tiéu lam”, theo như bài “Y nghia nhân

sinh trong truyện cười nước ta ngày xưa” [5, tr 101] của Dang Thai Mai thì có một

giai thoại kể lại rằng: vào thời Lê mat, có hai cha con ông đồ bảo nhau sưu tậpnhững truyện hài hước lưu truyền trong dân gian bat ké là tục tin hay thanh nhã, cứgây cười là họ chép vào sách và đặt tên sách là “7 iéu lâm” Khi đã hoàn thành, haicha con ngồi uống rượu và duyệt lại công trình của mình một lần cuối, và khi đọclại hai cha con cứ ôm nhau cười cho đến lúc duyệt xong sách thì cũng ngã lăn ra mà

chết vì cười nhiều Nguồn gốc của giai thoại này không biết bắt nguồn từ đâu, tuy

nhiên, đa số người ta đều mặc nhiên cho răng giai thoại đó là của người Việt Và

cũng vì thế mà thời quân chủ từ thế ky X đến thế ky XIX, người ta quan niệmtruyện tiếu lâm chỉ là thứ để giải trí, mua vui và là sáng tao của tầng lớp thấp kém

trong xã hội, và nó cũng là một thứ vô bổ, có khi còn hại đến thân như hai cha con

ông đồ nọ cho nên, với các nhà nho, làm văn để chở đạo, ghi chép truyện tiếu lâmkhông là mục đích của họ Cũng vì lý do đó mà trong thời kỳ này chưa thấy có công

trình nào ghi chép lại truyện tiếu lâm trong dân gian

Cuối thế kỷ XIX có cuốn Vân mang tiếu sử, tập truyện ngắn bằng chữ Hán

do Phạm Đình Dục (Ông sinh năm 1849, thi dé tú tài, từng giữ chức huấn dao và trihuyện) ghi chép và biên soạn Theo tác giả Vũ Mai Hoàng, Vân nang tiểu sử cóphan chính văn gồm 5 quyên với 103 truyện, phần phụ lục gồm 5 bài thơ và hai bài

tựa Ở quyền 2 của phần chính có truyện số 6 (Tham thì thâm), số 19 (Đầu người

7

Trang 10

tiếng thú), ở quyền 4 có truyện số 4 (Thầy thuốc và thầy bói giỡn nhau), truyện số

6(Tham, giận, ngu), truyện số 7 (Tham ăn), truyện số 12(Thang lính hư nhanh tri),

là những truyện cười sau này đã được các nhà sưu tầm văn học dân gian đưa vào

các tuyến tập truyện cười [2, tr 51, 52].

Công trình được biết đến như là nền móng của việc sưu tầm truyện cười

bằng chữ quốc ngữ là cuốn Chuyện khôi hài của Trương Vĩnh Ký được xuất bản

vào năm 1882 (Ban in của nhà hang C.Guiland et Martinon) Chuyện khôi hài có 38

truyện được Trương Vĩnh Ký sưu tầm và kế lại.

Tựu chung, đến đầu thế kỷ XX, việc sưu tầm, biên soạn truyện cười đã có

bước phát triển khá mạnh mẽ Nếu như suốt thời kỳ quân chủ, các nhà nho chỉ sưu

tầm kể lại truyện cười xen lẫn trong một số sưu tập về một vài thể loại khác như

thần tích, truyền thuyết, sử ký thì đến thập niên cuối thế kỷ XIX, thập niên đầuthế kỷ XX, việc sưu tầm biên soạn truyện cười đã được các nhà trí thức chịu ảnh

hưởng văn hóa phương Tây day lên một bước mới, hệ thống hơn.

Năm 1957, Nguyễn Hồng Phong công bố công trình Truyén tiếu lâm Việt

Nam [33] Tông số truyện cười mà Nguyễn Hồng Phong công bố lần này là 148

truyện Năm1957, Văn Tân cho xuất bản cuốn Tiếng cười Việt Nam [36] nói về

nguồn gốc, ý nghĩa và tác dụng của tiếng cười trong truyện tiếu lâm, tiếng cười

trong ca dao và tiếng cười trong truyệ khôi hài Tuy rằng đây là nghiên cứu nhưng

tác giả đã đưa vào khá nhiều truyện cười: phan truyện tiếu lâm tác giả đưa 28

truyện, phần truyện khôi hài là 17 truyện.

Từ sau năm 1975, việc sưu tầm biên soạn truyện cười đạt được nhiều

thành tựu Công trình về truyện cười đầu tiên xuất hiện sau ngày giải phóng là công

trình Tiếng cười dân gian Việt Nam (NXB Khoa học xã hội, H, 1979) của Trương Chính và Phong Châu Riêng mục 1 “Zruyén cười” tác giả đã công bố 230 truyện

Trang 11

sông của Ninh Viết Giao và Chuyện cười cô nhân của Vương Hông Sên Cuôn sách tập hợp và tuyển chọn sắp xếp các truyện tiếu lâm theo chủ điểm, mô tip khiến cho

người đọc rất dễ tiếp cận và hình dung.

Nam 2012, cuốn sách “Giáo trình văn học dân gian" [51] do PGS.TS Vũ

Anh Tuấn chủ biên đã thống kê các làng cười ở xứ Bắc và cụ thể là có 14 làng cười

ở xứ Bắc và phân bố chủ yếu ở các tỉnh xung quanh Hà Nội, theo tài liệu cho biết thì có lẽ chỉ tập trung ở hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang với số lượng làng cười mỗi

tỉnh là 7 làng Theo chúng tôi có thể là do điều kiện khảo sát còn gặp nhiều khó

khăn nên các tác giả của "Giáo trình văn học dân gian" chưa có điều kiện khảo sát

và thống kê hết được nên chúng ta tạm chấp nhận với những số liệu trên.

Và hiện nay thì công trình của Tổng tập văn học dân gian Người Việt [2]

của Viện khoa học xã hội Việt Nam được biết đến như một công trình tổng hợp

được đầy đủ nhất các truyện cười dân gian Việt Nam Đây là công trình của Trungtâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (nay là Viện khoa học xã hội Việt Nam)

tổ chức biên soạn nhằm giới thiệu diện mạo các thể loại, tác phẩm tiêu biểu có giá

trị về nhiều mặt Đây là công trình giới thiệu về văn học dân gian cổ truyền, cuốn

sách giới thiệu về 12 thể loại của văn học dan gian tương đương với 18 tập:

1/ Tục ngữ 7/ Giai thoại văn học

2/ Câu đồ 8/ Truyện Nôm bình dân

3/ truyền thuyết 9/ Ve4/ Truyện cổ tích 10/ Ca dao5/ Truyện cười 11/ Kịch bản chèo sân đình

6/ Truyện ngụ ngôn 12/ Kịch bản tuồng dân gian

Trong số đó, truyện tiếu lâm hay truyện cười được tập trung giới thiệu trong

hai tập: tập 8 và tập 9 Tập 8 dày 1353 trang, với 1082 truyện được sắp xếp theo các

van lần lượt từ A đến Y và phan cuối là truyện cười các làng cười Tập 9 giới thiệu

về truyện trạng ở Việt Nam bao gồm các truyện về: truyện Trạng Lợn, truyện Trạng

Quỳnh, truyện Thượng Nành, truyện Ba Giai — Tú Xuất, truyện Bản Quạt, truyện

9

Trang 12

Xiển Bột, Cuốn sách giới thiệu các truyện cười không phân biệt vùng miền, bao

gồm tat cả các truyện cười trên cả nước.

2.2 Bài viết, công trình nghiên cứu về chất hài

Đề tài nghiên cứu truyện cười, truyện tiếu lâm chúng ta có thể kế ra một

số nhà nghiên cứu nỗi tiếng như Đặng Thai Mai, Nguyễn Hồng Phong, Đinh Gia Khánh, Lê Chí Quế, Hoàng Tiến Tựu Bên cạnh đó, ta có thể liệt kê một số công

trình của các nhà nghiên cứu như sau:

Trước hết phải kể đến công trình Văn hoc dan gian Việt Nam [18] do Dinh

Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn biên soạn Công trình đã lý giải sâu

sắc và toàn điện đặc trưng của văn học dân gian, khái quát tình hình sưu tầm và

nghiên cứu văn học dân gian từ khởi đầu thời phong kiến đến năm 1945, nghiên cứu

văn học dân gian người Việt theo tiến trình lịch sử, sơ lược lịch sử văn học dân gian

từ trước thé kỉ X đến giữa thế ki XIX , phác thảo các thé loại tự sự dân gian, đã cho

thấy bức tranh toàn diện về truyện cười, để giúp cho bạn đọc nắm rõ hơn về thể loạitruyện dân gian này.

Công trình nghiên cứu của Văn Tân trong “Tiéng cười Việt Nam” [36] va

Nguyễn Hồng Phong trong công trình “Truyện tiếu lâm” [33] đã giúp cho bạn đọc

hiểu được sự khác nhau ở các thể loại trong truyện cười, như theo Văn Tân: giữatruyện tiếu lâm và truyện khôi hài có sự khác nhau về mục đích, về nội dung, về

cách câu tạo, vê ý nghĩa và kêt quả.

Ngoài ra còn có một sô công trình nghiên cứu như:

Đỗ Binh Trị - Văn hoc dan gian, tập 1 - Nxb Giáo dục, 1991 [50] được

xem là cuốn giáo trình cơ sở được viết dưới dạng tỉnh giản và diễn đạt phù hợp với

tư duy sinh viên Công trình này đã góp phần giúp chúng ta tiếp cận và hiểu rõ hơn

sự hình thành và phát triển của văn học dân gian Việt Nam trong lịch sử, cũng như

các phương pháp, quá trình nghiên cứu văn học dân gian ở nước ta.

Văn Tân - Văn học trào phúng Việt Nam, quyển thượng [24] nói về ý

nghĩa, giá trị trào phúng của các truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn, thơ Hồ

Xuân Hương và tho văn Nguyên Khuyên Cùng xuất bản với cuôn sách này còn một

10

Trang 13

cuốn nghiên cứu và phê bình văn học trào phúng nữa là Văn học trào phúng Việt

Nam, quyền hạ chuyên nghiên cứu và phê bình văn học trào phúng của Trần Tế

Xương, Tú Mỡ, Đồ Phén và văn học trào phúng vô danh trong thời Pháp thuộc và thời kháng chiến.

Ngoài ra, tạp chí Nghiên cứu Văn học, tạp chí Văn hóa Dân gian cũng

đăng tải nhiều bài viết có giá trị về việc nghiên cứu truyện cười dân gian Việt Nam như Vấn đề nghiên cứu truyện cười của Kiều Thu Hoạch được đăng trên tạp chí nghiên cứu văn học số 2/1990, Ứng xử và một vài đặc điểm của nghệ thuật ứng xử

trong truyện cười lô gich, Phan Trọng Hòa — Phan Thị Đào trên tạp chí Văn hóa dân

gian số 2/2004, Nghệ thuật gây cười trong truyện làng cười xứ Bắc, Nguyễn HuyBinh, Tạp chí nghiên cứu văn học, số 4/2010

Một số luận văn thạc sĩ văn học về chất hài, cái cười như So sánh truyệnTrang Lon với truyện Trang Quỳnh trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật,

Nguyễn Thanh Thúy, Luận văn thạc sĩ văn học dân gian, trường Đại học Khoa học

xã hội & nhân văn, Dai học Quốc gia Hà Nội, 2013, Nghệ thuật châm biém và da

kích trong vè người Việt, Phạm Thị Thanh Thủy, Luận văn thạc sỹ văn học, Trường

Đại học Khoa học xã hội & nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009, va chúng

tôi đặc biệt chú ý tới luận văn phó tiến sỹ khoa học ngữ văn của Nguyễn An Tiêm

mang tiêu đề Cái bài trong truyện cười dân gian, đây cũng là tài liệu quan trọng, có

vai trò như một người hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong quá trình làm báo cáo.

Trên thực tế, có thể có nhiều công trình, bài viết khác nữa, nhưng do điều

kiện khách quan và chủ quan, chúng tôi chưa có điều kiện tham khảo hết Vì vậy mà

những công trình nghiên cứu trên tuy còn sơ lược, nhưng đã ít nhiều liên quan đến

dé tài nghiên cứu Đó là những gợi ý, phát hiện có tính chất gợi mở, giúp cho tôi kếthừa, chọn lọc, và phát triển để hoàn thành đề tài của mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là giới thiệu, phân tích chất hài trong truyện tiếu lâm Việt Nam từ hai góc độ: nội dung và nghệ thuật.

11

Trang 14

Để thực hiện được đề tài trên, có rất nhiều nguồn tài liệu phong phú nhưng

chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát cái hài trong truyện tiếu lâm của người Việt trong

Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 8, truyện cười của Viện khoa học xã hội

Việt Nam soạn thảo do Nguyễn Chí Bén làm chủ biên và được nhà xuất bản Khoa

học xã hội ấn hành năm 2005.

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện được việc nghiên cứu trên, chúng tôi sử dụng các phươngpháp:

1/ Phương pháp thống kê, phân loại: trong quá trình làm việc, chúng tôi sử

dụng phương pháp này dé thống kê những công trình nghiên cứu đi trước về truyện

tiếu lâm và phân loại những truyện tiếu lâm được tổng hợp trong sách “Tổng tập

văn học dân gian người Việt” [2] thành nhiều loại truyện khác nhau như: truyệnnhằm mục đích mua vui giải trí, truyện nhằm mục đích giáo dục phê bình và truyệnnhằm mục đích đả kích Từ đó có thể có được cái nhìn tong quat vé hé thống vềtruyện tiêu lâm Việt nam.

2/ Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Truyện tiếu lâm là một thể loại của

văn học dân gian, nhưng bên cạnh đó, nó cũng phản ánh những lối sống sinh hoạt

và quan niệm của người dân vì thế chúng tôi cần sử dụng kết hợp nghiên cứu truyện

tiêu lâm trên nhiêu phương diện khác nhau như văn hóa, văn học, triết học,

3/ Phương pháp thi pháp học: vận dụng các khái niệm, phương pháp và tri

thức trong thi pháp học để làm rõ nghệ thuật gây cười.

4/ Phương pháp đối chiếu - so sánh: Sử dụng phương pháp này để đối chiếu,

so sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện tiếu lâm trong văn học dân gian và

đồng thời so sánh truyện tiếu lâm với một số thể loại truyện dân gian khác trong vănhọc Việt Nam.

5/ Phương pháp nghiên cứu phân tích, hệ thống: Cùng với việc thống kê cần

phải phân tích tổng hợp một cách logic, hợp lý giúp chúng ta có thể hiểu đúng về

bản chât của vân đê.

12

Trang 15

nghệ thuật

- Thông qua chât hài trong các truyện tiêu lâm Việt Nam, đê tài hướng đên

khám phá các đặc điêm vệ tính cách dân tộc, tư duy vê cái cười, quan niệm sông lạc

quan vốn có trong truyền thông người Việt.

- Đề tài là một góc nhìn có ý nghĩa đôi với việc nghiên cứu Việt Nam học

6 Bồ cục của đề tài

Ngoài phần mở dau và phan kết luận, dé tài của chúng tôi kết cầu gồm có

ba chương sau:

Chương 1: Khái quát chung về truyện Tiếu lâm Việt Nam: giới thiệu

sơ qua về truyện tiếu lâm Việt Nam với những vấn đề về tên gọi, cách phân loại

truyện tiêu lâm, vai trò truyện tiêu lâm trong nên văn học dân gian Việt Nam.

Chương 2: Chất hài truyện Tiếu lâm Việt Nam — một số khảo sát vềphương diện nội dung: chương này chúng tôi đi sâu vào phân tích các nội dung

được phản ánh trong truyện tiếu lâm như chất hài mua vui giải trí, vấn đề về giáo dục con người và để phê phán, đả kích các tầng lớp địa chủ phong kiến.

Chương 3: Chất hài trong truyện tiếu lâm Việt Nam nhìn từ phương

thức nghệ thuật: phân tích một số phương thức gây cười được tác giả dân gian vận

dụng trên các phương diện như kết cấu, tình huống, nhân vật

13

Trang 16

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VE TRUYỆN TIỂU LAM VIỆT NAM

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về cái hài

Cái hài là một trong bốn phạm trù mỹ học Heghen (cái đẹp, cái hài, cái bi

và cái cao cả), dùng để xác định, đánh giá các hiện tượng xã hội, hành vi con người,

phong tục tập quán không phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ tiến bộ, không ăn khớp

với sự phát triển khách quan xã hội, mâu thuẫn với lý tưởng thâm mỹ tiến bộ và do

đó chúng bị lên án dưới hình thức cười nhạo.

Tác giả “Bài giáng Mỹ học đại cương” [24] chỉ ra đối tượng của cái hài

phải thuộc ba bình diện:

Về chính trị: Nó là cái mat ý nghĩa, cái lỗi thời, cái lạc hậu, cái phản động

Về mặt triết học: Nó là mặt trái, là cái phủ định

Vé mỹ học: Nó đôi lập với cái đẹp, cái trac tuyệt, bản chat của nó là cái

x4u được ngụy trang một cách khéo léo

Vì thế, nó được nhận định như là kết quả của sự tương phản, sự bất đồng,

sự mâu thuẫn: "giữa xấu và đẹp" (Aristote thời cổ đại Hy Lạp), "giữa cái nhỏ nhen

và cái cao thượng" (I.Kant cuối thế ki 18), "giữa hình tượng và ý niệm" (P.Hegel),

"giữa cái trọng đại và cái vô nghĩa" — "cơ sở của cái hài kịch" (Lupxo), "giữa đối

cực của cái có giá trị và cái huênh hoang tự cho là có giá trị" (Florente), "giữa tất

yếu và tự do" (Acto và Suyto), "giữa cái hợp lí và cái vô lí" (Scopenhao), "giữa cái

sinh động và cái máy móc "(H.Becson) [15, tr 460].

Điều đáng chú ý ở đây là chúng ta cần phân biệt giữa cái hài và cái buồn

cười Không thé đồng nhất giữa cái hài với cái buồn cười Trước bat cứ hiện tượng

buồn cười nào trong cuộc sống ta cũng có thé bật ra tiếng cười Khác với cái buồn cười, cái hài tạo nên tiếng cười có ý nghĩa xã hội, có tính chất trí tuệ Cái buồn cười

có thé “cù”, không có nội dung Còn tiếng cười do cái hài tạo ra bao giờ cũng là kết

quả tất yếu của việc vạch ra được, nhìn thay được mâu thuẫn giữa bản chất và hiện

14

Trang 17

tượng, giữa bên ngoài và bên trong và được người ta tôn lên một cách thái quá, lấy

đó làm tự hào, chuẩn mực [49, tr 16].

Từ đó, có định nghĩa về cái hài như sau: “Cái hài là một bộ phận của cái

xấu nhưng lại không đành phận xấu, cái bộ phận xấu này lại núp dưới bóng cái đẹp,

và cái đẹp ở đây lại chính là nguồn sáng cực mạnh để phơi bày cái bộ phận xấu ấy

ra và đuổi cỗ nó ra khỏi vương quốc mình để mọi người phân biệt đen trắng rõ

ràng” [16, tr 35].

Một định nghĩa khác của Tir điển thuật ngữ văn học [35, tr 42, 43] cũng

khá xác đáng: Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể cảm

nhận được về phương diện xã hội — thẩm mỹ (chang hạn hình thức với nội dung,

mục đích với phương tiện, bản chất và biểu hiện ) Trong đó, hoặc là chính bản

thân mâu thuẫn hoặc là một trong những mặt của nó đối lập với những lý tưởngthâm mỹ cao đẹp Nói tóm lại, cái hài là sự mâu thuẫn

Và tác giả có khẳng định thêm rằng, đối với cái hài, dù ở cung bậc nào của

tiếng cười cũng cần có ba yếu tố tạo thành: 1 Bản chất mang tính hài của đối tượng

mà ai cũng dễ dàng cảm nhận được; 2 Sự cường điệu những đường nét, kích thước

và những liên hệ của chúng trong việc mô tả đối tượng; 3 Sự sắc bén, ý nhị, hom

hỉnh của người thể hiện nhằm làm tăng thêm hiệu quả của tiếng cười.

Một điều đáng chú ý nữa là cần phải phân biệt giữa cái hài với chất hài.Nếu cái hài thuộc về quan niệm mỹ học thì chất hài là một thuật ngữ chứa đựng cảnội dung và nghệ thuật gây cười, là kiêu cười, phong cách cười.

1.1.2 Khai niệm về truyện tiếu lâm

Trước hết ta cần xác định nguồn gốc tên gọi “tiếu lâm” Theo như giai

thoại mà Đặng Thai Mai kể trong bài “Ý nghia nhân sinh trong truyện cười nước ta ngày xưa ” ở trên thì có thể xác định được tên gọi “tiếu lâm” bắt đầu được biết đến

vào thời Lê mạt Và cụm từ “tiêu lâm” lúc này mang ý nghĩa là “rừng cười”.

Theo Ti điển tiếng Việt định nghĩa thì cụm từ “tiéu lâm” có nghĩa là

chuyện ké dân gian dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích [53,

tr 975].

15

Trang 18

Trong Tit điển Văn học, khi xác định khái niệm truyện tiếu lâm, PGS Chu

Xuân Diên viết: “Tiếu lâm (có nghĩa là rừng cười) là một trong những thể loại tự sự

tiêu biểu cho dòng văn hài hước dân gian bao hàm những loại truyện khác nhau về

tính chất của đối tượng phản ánh và do đó cả về tính chất hài hước Ở truyện cười

dân gian Việt Nam, đó là các loại truyện khôi hài và truyện trào phúng” [28, tr 454].

Theo Dinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên trong “Văn học dân gian” thì

“truyện tiếu lâm, xét cho kỹ không phải là một loại truyện cười riêng biệt Cái tên

ấy chẳng qua là dé gọi truyện cười nói chung, dầu là khôi hai, dầu là trào phúng Thế thì, lúc đầu danh từ truyện tiếu lâm có ý nghĩa rất rộng và cũng không nhất thiết

có nghĩa là truyện “tục” như cách hiểu thông thường hiện nay Nhưng theo quan

niệm thông thường hiện nay thì truyện tiếu lâm là những truyện khôi hài và tràophúng mang yếu tố tục, chúng ta chấp nhận giới thuyết ấy” [18, tr 372] Như vậy,

nếu xét theo quan điểm này thì truyện tiếu lâm sẽ được coi như là một cách gọi khác

của truyện cười và được chia thành hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng;

nhưng lại xác định truyện tiếu lâm là những truyện khôi hài và trào phúng mang yếu

Và truyện khôi hài và truyện trào phúng mang yêu tô tục có nghĩa là sử

dụng các yêu tô tục để tạo ra tiêng cười hoặc đem đôi chiêu song song những cáithấp hèn với cái được cho là cao thượng trong xã hội phong kiến

Chúng tôi nghiêng v quan niệm khái niệm truyén tiéu lâm được nêu trong

Từ điên tiêng Việt, nghĩa là xem truyện tiêu lâm đơn thuân là các câu chuyện ké dân

gian dùng hình thức gây cười để mua vui giải trí hoặc phê phán đả kích.

1.2 Phân loại truyện Tiếu lâm Việt Nam

Theo những gì chúng tôi đã tìm hiểu thì việc sử dụng tên gọi truyện tiếu

lâm hiện nay không còn được dùng chính thức nữa Và việc đề cập phân loại truyện

16

Trang 19

tiếu lâm cũng chưa được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu Vì thế, muốn

tìm ra cách phân loại truyện tiếu lâm thì chúng ta chỉ có thể xác định qua cách phân

loại truyện cười mà thôi Tuy nhiên, trong những cách phân loại truyện cười của cácnhà nghiên cứu, chúng ta chỉ có thé thấy được truyện tiếu lâm được nhận diện là một loại truyện cười mang yếu tố tục mà thôi Việc phân loại truyện cười thì thường được xác định theo hai tiêu chí, tiêu chí về nội dung phản ánh (phân làm truyện khôi

hài, truyện trào phúng và truyện tiếu lâm), và tiêu chí phân loại theo kết cấu của

truyện: truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi

Các tác giả giáo trình Lich sử văn học Việt Nam [52] của Đại học sư phạm

chia truyện cười thành ba loại: truyện khôi hài, truyện trào phúng và truyện tiếu

lâm Như vậy, theo như cách phân chia này thì truyện tiếu lâm thuộc một phần của

truyện Cười.

GS Dinh Gia Khánh và PGS Chu Xuân Diên trong giáo trình Văn hoc dan gian chủ trương chia làm hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng nhưng lại

xác định truyện tiếu lâm là những truyện khôi hài và trào phúng mang yếu tố tục.

Trong Tir điển văn học, ở mục từ “văn học dân gian” [28, tr 1842 -1844]

thì Chu Xuân Diên lại phân chia truyện cười thành bốn loại: truyện khôi hài, truyện

trào phúng, truyện cười hệ thống, và truyện tiếu lâm Như vậy tác giả xác định

truyện tiêu lâm thuộc vào một phân loại của truyện cười.

Theo tiêu chí kết cấu thì truyện cười có hai nhóm lớn, truyện cười kết

chuỗi và truyện cười không kết chuỗi Truyện cười kết chuỗi gồm có hai nhóm nhỏ

là truyện về nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng cười phê phán (truyện Trạng

Lợn) và nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là người được ca ngợi, thán phục,

đã dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống cái xấu, cái ác (Trạng Quỳnh) Truyện cười

không kết chuỗi có thể chia thành ba tiểu loại (dựa theo tính chất phê phán, tính hài

hước và thách thức phản ánh hiện thực): truyện khôi hài (giải trí là chủ yếu), truyện

trào phúng (phê phán là chủ yếu), truyện tiếu lâm (có yếu tố tục).

17

Trang 20

Nhìn chung, việc phân loại truyện cười hay truyện tiếu lâm ở nước ta đúng như Kiều Thu Hoạch khẳng định: “ở nước ta, việc phân loại truyện cười đang còn

rất lúng túng và vẫn là vấn đề đang còn phải bàn luận” [12].

1.3 Truyện Tiếu lâm trong văn học dân gian Việt Nam

“Văn học dân gian là sáng tác nghệ thuật truyền miệng của các tầng lớp nhân dân lao động, ra đời từ thời công xã nguyên thủy, trải qua các thời kỳ phát

triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tai trong thời đại hiện nay” [4, tr 7] Có thể nói văn học dân gian chính là cuốn bách khoa toàn tư của nhân dân ta Ở đó chứa đựng toàn bộ những hiểu biết của nhân dân về cuộc sống,

thiên nhiên, con người và các triết lý sống Nó được thể hiện đa dang trong các thé

loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca, vẻ, tục ngữ, câuđô

Truyền thuyết, thần thoại thể hiện thế giới quan của con người trong xã

hội nguyên thủy; bài hát lao động thể hiện mối quan hệ giữa văn học dân gian với

các hoạt động lao động thực tiễn: các bài hát ru, hát đưa ma, hát đối đáp phản ánh

những nét sinh hoạt đời thường của nhân dân lao động; tục ngữ, ca dao thể hiện

những kinh nghiệm, hiểu biết của con người theo thời gian; truyện ngụ ngôn thể

hiện quan niệm, cách nhìn của con người về cách ứng xử trong xã hội loài người

thông qua thé giới loài vat; truyện cổ tích ra đời phản ánh những ước mơ của con

người về một xã hội tốt đẹp và công bằng Cũng như truyện cé tích, truyện tiểu lâm

đứng về phía lẽ phải, về phía chính nghĩa chống lại cái vô lý, cái phi nghĩa Chỉ có

điều, nếu như truyện cổ tích nói đến cái tốt đẹp cũng như cái xấu xa trong cuộc sống

thì truyện tiéu lâm thiên về vạch trần cái xấu xa Bất cứ một thể loại truyện dân gian

nào ra đời cũng có sứ mệnh riêng của nó Không phải ngẫu nhiên mà trong chế độ

suy tàn của xã hội phong kiến truyện tiếu lâm lại phát triển đến thế Truyện tiếu lâm

ra đời trong lòng hiện thực xã hội vùng thôn quê, nó có nghĩa vụ phản ánh hiện thực

xã hội và còn có mục đích khác nữa là đâu tranh đề cho xã hội phát triển hơn.

Cùng nhìn lại tiến trình phát triển của các thể loại văn học dân gian ta sẽ

thấy được hết sứ mệnh lịch sử của mỗi thể loại văn học này Thần thoại, truyền

thuyet ra đời trong buôi đâu của lịch sử loài người, và nó phản ánh công cuộc đấu

18

Trang 21

tranh của con người với thiên nhiên, phản ánh những cảm quan của con người về

thế giới, về xã hội loài người một cách sơ khai nhất Đến giai đoạn sau, khi xã hội

đã phát triển và phân biệt giai cấp thì truyện cổ tích, ca dao ra đời phản ánh ước mơ

của con người về một xã hội công bằng, tốt đẹp, trừng tri cái xấu xa, đem lại niềm

hy vọng, sự lạc quan cho con người giúp con người có thể sống tiếp trong một xã hội đầy rẫy những ngang trái Nhưng truyện cổ tích vẫn thể hiện sự khoan dung độ

lượng của nó với cái xấu, chỉ mang tính chất truyền bá tư tưởng ở hiền gặp lành, ác

giả ác báo vì thế cái xấu vẫn lẫn tới và truyện tiếu lâm ra đời, không những chỉ để

giúp con người đôi mặt với hiện thực mà còn giúp con người có được tiêng cười

2 A

thực tế, gần gũi hon với cuộc sống lao động vat vả Không mơ mộng như truyện cô

tích, truyện cười giúp con người nhìn hiện thực dưới cách nhìn khác, lạc quan hơn

và đấu tranh với cái xấu cũng không còn là nhẹ nhàng nhắc nhở truyền bá mà đấu

tranh đả kích trực tiếp Truyện tiếu lâm đã cho con người thấy ai ai cũng có những

thói xấu cần loại bỏ và không có tiên bụt trên đời, chỉ có con người thông minh,

nhanh trí mới có thể sống tốt trong xã hội này.

Nhìn chung, truyện tiếu lâm cùng với các thể loại khác như thần thoại,

truyền thuyết, truyện cổ tích là các thành tố không thể thiếu trong văn học dân

gian Nó chính là trí tuệ dân gian, là phương tiện phản ánh hiện thực xã hội của

nhân dân trong thời kỳ còn chưa có chữ viết Nhìn vào quá trình hình thành và phát

triển của các thể loại văn học dân gian ta thấy được cả quá trình phát triển của dân

tộc và đồng thời thấy được cả quá trình đấu tranh không ngừng của nhân dân ta để

loại bỏ đi những cái xâu xa dé xã hội ngày một đi lên.

19

Trang 22

CHƯƠNG 2

CHAT HAI TRONG TRUYỆN TIỂU LAM VIET NAM — MOT SO PHUONG DIEN KHAO SAT VE NOI DUNG PHAN ANH

Bang 1: Thống kê nội dung gây cười của truyện tiếu lâm trong sách Tổng

Truyện tiêu lâm

Tiếng cười Nội dung

Phê bình Ăn vụng, lười °

thói hư tật | piếng 34 3,1%

Trang 23

lòng Trong truyện tiếu lâm, những câu chuyện kế với mục đích mua vui, giải trí

chiêm một tỉ lệ không nhỏ so với truyện đả kích, châm biếm.

Trong tổng số 1082 truyện tiếu lâm trong sách "Tổng tập văn học dân gian

người Việt" [2] có đến 445 truyện tiếu lâm nhằm mang đến cái cười vui đùa, giải trí,

chiếm tới 41,1% Con số đó đủ nói lên các tác giả dân gian ý thức như thế nào về tầm quan trọng của nghệ thuật khôi hài giải trí đối với người nông dân sau những

giờ lao động vất vả Theo các nhà khoa học thì tiếng cười không những giúp con

người cải thiện sắc thái tình cảm mà nó còn giúp cho sự căng thắng, thư giãn thần

kinh, rất tốt cho sức khỏe Điều này chắc không cần phải chứng minh hay nói thêm

nữa vì trong chúng ta ai cũng đã được cảm nhận và hiểu rất rõ Truyện tiếu lâm

không chỉ đem lại tiếng cười mua vui giải trí mà đôi khi các tác giả dân gian còn

khéo léo đưa vào đó một chút ý nhị, nhắc nhở nhẹ nhàng về một số thói xấu trong,

mỗi con người.

Từ 1082 truyện tiếu lâm mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát, chúng tôi đã

tìm ra được có 175 truyện có yếu tố gây cười là chủ yếu (chiếm 16,2 %) Trong đó

chúng tôi nhận ra có truyện chỉ đạt mục đích mua vui giải trí là chính, có truyện kết

hợp giữa chức năng giải trí với chức năng phê bình nhẹ nhàng nhằm giáo dục để hoàn thiện nhân cách.

21

Trang 24

2.1.1 Truyện nhằm mục đích mua vui giải trí đơn thuần

Đứng trên phương diện nhận thức luận, ta có thể thấy rằng “truyện cười

khôi hài giải trí không nhằm tố cáo một cái gì xấu xa cụ thể trong nhân cách con

người” [48, tr 18] Mục đích chủ yếu của nó nhằm gây cười, đem lại cảm giác thoải

mái cho người đọc nhằm giảm bớt những căng thang trong cuộc sống vất va hàng

ngày Truyện thông thường có kết cầu đơn giản, gọn nhẹ, các mâu thuẫn được giải

quyết nhanh, gọn, tiếng cười vui vẻ bật ra.

Điểm xuất phát của những truyện cười này thường không có mục đích cụ

thể, hoặc nếu đối tượng trong truyện ban đầu có mục đích thì cũng sẽ bị lãng quên,

lu mờ ngay sau đó Tiếng cười xuất hiện nhờ vào những hiện tượng có tính hài hước

trong cuộc sống của người dân vì thế, khi câu chuyện kết thúc điều còn lại chính là

tiếng cười đùa vui vẻ, tự nhiên mà thôi Chúng ta có thể thấy rõ đặc điểm này trong

chuyện Ba già đuối trộm [2, tr 166 - 167] Câu chuyện kể về một tên trộm đêm 30

lén vào một nhà bà cụ nghèo Sau khi lấy đủ các đồ đạc trong nhà vào hai cái thúng,

tên trộm loay hoay đi tới đi lui Chủ nhà là bà già sợ đến nỗi không dám động đậy,

mong tên trộm đi để được thanh thản, vấn đề là tên trộm không tìm được cái đòn

gánh để gánh đồ Bà cụ thu hết can đảm để chỉ chỗ giấu cái đòn gánh cho tên trộm.

Điều hoàn toàn bắt ngờ là sau khi nghe bà cụ nói tên trộm lại sợ và chạy mat, và sau

đó, tiêng cười bật ra.

Một dạng khác nữa là các tác giả dân gian đã khéo léo vận dụng những

mâu thuẫn trái logic để xây dựng nên những câu chuyện cười hấp dẫn, lôi cuốn Để

hiểu được những truyện cười loại này thì người đọc sẽ phải tư duy theo logic của

cốt truyện, các mâu thuẫn truyện phát triển từ từ và theo nhiều chiều hướng khác

nhau Hành động của mỗi nhân vật đều có lý nhưng lại không ăn khớp với những

người khác vì thé tạo ra tiếng cười hết sức tự nhiên Truyện “Mat rô?” [2, tr 726,

727] là một ví dụ điển hình:

Truyện bao gồm ba nhân vật: nhân vật cha, chú bé (con) và nhân vật

người khách (bạn của cha) Cha là người cần thận, biết nghĩ xa, còn chú bé là người

thật thà, còn ông khách thì có lý đo để lo lắng Tiếng cười ở đây bật ra khi có cuộc

đối thoại rất tự nhiên giữa chú bé và ông khách Nếu không đọc đoạn trên thì ta nhìn

22

Trang 25

thấy câu chuyện rất logic, cái làm ta cười ở đây là nhìn bề ngoài hai người đối đáp

rất ăn khớp nhưng mỗi người lại có cách hiểu khác nhau về cùng một nội dung câu hỏi Chú bé thì có ý muốn nói về tờ giấy có câu trả lời của cha cháy mat, người

khách lại hiểu về việc người cha bị mất do bị cháy tối hôm qua Như vậy, câu

chuyện trên không nhằm phê phán một ai vì cả hai đều đúng.

2.1.2 Truyện nêu ra những tật xấu thường có ở con người

Trong những điều kiện nhất định thì sự vụng về, thiếu sót về hình dáng

bên ngoài đều có thể là một gợi ý, lời nhắc nhở nhẹ nhàng tật xấu thường thấy ở

con người, đó là những khuyết điểm thông thường nhưng cần được loại bỏ để con

người hoàn thiện hơn Theo như chúng tôi đã khảo sát, trong tổng số 1082 truyện

tiếu lâm trong sách “Tong tập văn học dân gian người Việt” [2], có đến 113 truyện

nhẹ nhàng nói đến thói xấu của con người trong cuộc sống hàng ngày Con số nàychiếm tới 10, 4%

Truyện “Ba anh mê ngủ” [2, tr 145] là lời nhắc nhở con người về cảm

giác đúng đắn về thực tại Truyện kế về ba anh chàng nọ uống rượu say, chang Ca

bị ngứa ma di gai chân chang Hai, chàng Hai bi gai đến chảy máu mà ngỡ là chàng

Ba đái dầm, và chàng Ba dậy đi tiểu thì nghe nhằm sang tiếng lọc rượu nhà bên, đến

lúc bị người ta đánh lại cứ ngỡ có ai đó bị đánh chứ không phải mình Tiếng cudi

bật ra để nhắc nhở con người phải tỉnh táo, nhận thức rõ hiện thực, không được

đánh mat cảm giác.

Khoe khoang, sĩ diện hão là một tật xấu luôn tồn tại trong người Việt từ

xưa đến nay Nó đôi khi còn được biện minh dưới dạng "thể diện" Trong tổng số

1082 truyện tiểu lâm có 29 truyện đề cập đến vấn đề này, chiếm 2,7% Truyện “Hai

sui gia khoe của” [2, tr 579] lại nhẹ nhàng nhắc nhở con người về thói khoe

khoang quá đà:

“Anh sui trai mới đóng một cái giường chạm trổ khéo lắm, nằm trong

phòng ngắm nghía nghĩ hoài, không biết làm thế nào mà anh sui mình được vào

phòng, đặng thấy cái giường tốt của mình Liền giả bịnh nặng, bảo đâu về nói với

anh sui hay Nhăm lúc anh sui gái mới mua sợi dây nịt tốt hạng nhứt, sẵn lòng đem

23

Trang 26

qua mà diện với anh sui trai, liền đến nhà, hỏi thăm: “Anh nằm đâu?” Anh sui trai

nói: “Xin mời anh vào phòng, chớ tôi ra không nỗi” Sui gái bảo rễ thắp đèn sap

cam theo, bước vào vén áo minh, và làm bộ gai bụng mà hỏi thăm rằng: “Anh bịnh

chi mà ra ngoài sáng không dang?” Anh sui trai ngó thấy sợi day nit tốt quá, biết ý

liền cười rang: “Tôi cũng một bịnh với anh!”

Trong truyện trên, hai nhân vật của chúng ta đều có tính hay khoe, mặc dù

điều đem khoe của hai anh đều có thật, đều đẹp và rất đáng mừng Thông thường,

khi có đồ mới mà tốt, đẹp ta đều có xu hướng muốn khoe cho mọi người được biết.

Điều đáng cười ở đây là tuy cả hai ông sui gia đều có đồ mới, đều muốn khoe của

nhưng lại không dám khoe trực tiếp, mà phải viện vào những cái cớ riêng để nhằm cho người kia hướng đến cái mình muốn khoe Tuy nhiên, câu chuyện kết thúc băng một tiếng cười cảm thông, chúng mình đồng bệnh, và có vẻ như hai ông thông gia đều hiểu được thâm ý của nhau và ngâm rút được bài học cho chính mình.

Trong những truyện nêu trên, tác giả dân giản đã nêu lên những hiện

tượng ngược đời hoặc là mat cảm giác đúng đắn về thực tại, lời nói ngây thơ và các

cách hiểu đơn giản làm bật ra tiếng cười Nếu xét cho kỹ thì truyện nhằm mục đích

khôi hài cũng không han là chỉ nhằm mục đích mua vui đơn thuần mà nó nêu ra

những hiện tượng kỳ quặc, trái tự nhiên có thé xảy ra trong cuộc sống hoặc có thể

do nhân dân tự nghĩ ra nhưng nó thể hiện được tư duy logic, thé nghiém 6c quan sat,

phân tích của chúng ta Tất nhiên không han tat cả các truyện đều bắt chúng ta phải

suy nghĩ tìm ra mâu thuẫn mà cũng có những truyện tạo ra những tiếng cười rất hồn

nhiên như truyện “Tay di tay ai” [2, tr 935] là một ví du:

“Hai vợ chong nhà kia, cứ tôi dén, rang một mẻ ngô đựng vào rá, để giữa giường hai vợ chông năm hai bên Mỗi lần anh chồng thò tay vào rá bốc ngô ăn,nắm phải tay vợ, thì lại hỏi: Tay ải tay ai?

Chị vợ đáp: Tay ém tay em.

Chị vợ nắm phải tay anh chồng cũng hỏi: Tay ải tay ai?

Anh chồng đáp lại: Tay ảnh tay anh

24

Trang 27

Có thăng kẻ trộm đứng rình ngoài nhà, đến quá nửa đêm vẫn nghe hai vợ

chồng còn "ẻm em, ảnh anh" mãi, giận lắm, bèn lẻn đến, tho tay vào bốc ngô ăn.

Chị vợ nam phải tay nó hỏi: Tay ải tay ai?

Nó liền trả lời: Tay ng tay ông.

Rồi bỏ chạy.”

Tiếng cười ở đây xuất phát chủ yếu do nguyên nhân nhắc lại lúc thì ải —

ai, lúc lại ảnh - anh và sau cùng thì ông — ông Nhìn chung thì những truyện thuộc

loại này là những truyện có tính chất mua vui và xuất hiện trên cơ sở của những

hiện tượng có tính chất hài hước trong sinh hoạt thường ngày của nhân dân mà thôi.

Tất cả những cái đó đều là phản ứng của con người trước những khuyết

điểm thông thường, không quan trọng mà ao cũng dễ mắc phải Những sai lầm ấy

không bị đánh giá, xếp loại về nhân cách, đạo đức Đó là những thói xấu vô thưởng,

vô phạt và tồn tại trong mỗi người.

Một trong những đề tài để quần chúng nhân dân có thể tạo nên cái cười

sảng khoái là những khuyết tật cơ thể Không phải là ác ý khi các tác giả dân gian

chọn nó làm tiếng cười mà đó là những tiếng cười cảm thông, chia sẻ Đó là những

khuyết tật tự nhiên, không ai gây ra vì thế không ai ghét bỏ họ mà người ta sẽ thấy

quý trọng hơn những con người biết vươn lên trong cuộc sống Cùng xét một truyện

tiếu lâm “Chồng điếc vợ câm” [2 tr 368]: Có hai vợ chồng nhà nọ, chồng thì điếc,

vợ thì câm nói chuyện với nhau toàn bằng ra hiệu Bữa nọ, có đám cháy lớn ở làng

bên, chị vợ chạy đi xem Khi trở về chồng hỏi:

-Cháy hử? Thế cháy nhà ai thế?

Chị vợ cam ngang chiếc đũa, để ngón tay vào chính giữa Chồng hiểu ý

ngay :

- À! Cháy nhà thăng Cân Thế nó đi đâu mà củi lửa làm vậy?

Chị vợ giật lùi mấy bước Anh chồng gat đầu:

-A, lên mạn ngược Thê nó lên mạn ngược làm gi?

25

Trang 28

Chị vợ tốc váy lên chỉ vào chỗ ây của minh rôi gi vào mũi chéng Anh

- Chết chửa! Cháy sạch như chùi thế kia à?

Cách kế chuyện của chị vợ và cách giải mã hành động của anh chồng cho

ta thấy sự thông minh của hai vợ chồng khi một kẻ câm, một kẻ điếc sống với nhau

mà vẫn có thể giao tiếp với nhau như những cặp vợ chồng bình thường khác Tat

nhiên, ở đây câu chuyện không hề có ý phê phán, châm biếm cuộc sống của đôi vợ

chồng khiếm khuyết mà chỉ mượn bản chất của sự khiếm khuyết (một bên không

thể nói, một bên không thể nghe) để gây cười mà thôi Cái cười nằm ở chỗ nhữnghành động của chị câm và kiểu giải thích hồn nhiên của anh điếc Cách diễn tả và giải thích của cô vợ câm và anh chồng điếc khiến ta nghĩ đến lối nói tục giảng thanh

trong những câu dé dân gian của người Việt Chính cách giải thích của anh chồng làm cho những khuyết điểm trên của hai vợ chồng trở nên đáng yêu và nhận được

sự cảm thông của người đọc, người nghe.

2.2 Tính phê bình, giáo dục

2.2.1 Phê bình thói hư tật xdu của con người

Theo khảo sát của một viện nghiên cứu xã hội Mỹ, bản tính người Việt

cùng tat cả những ưu điểm và hạn chế là:

Cần cù lao động, song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng

Thông minh, sáng tạo song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài

Trang 29

Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, nhưng ít khi học đến đầu đến

cuối nên kiến thức không hệ thống, mat cơ bản Ngoài ra, học tập không còn là mục

tiêu tự thân của nhiều người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn học vì sĩ diện, đểkiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê)

X6i lởi, chiều khách song không bền.

Tiết kiệm, nhưng cũng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ

diện, khoe khoang, thích hơn đời).

Có tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, song hầu như chỉ trong những

hoàn cảnh, trường hợp khó khăn ban hàn Trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hon thì tinh thần này ít khi xuất hiện.

Yêu hòa bình, nhẫn nhịn nhưng nhiều khi hiếu chiến hiếu thắng vì những

lí do tự ái lat vặt, đánh mắt đại cục.

Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một

việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng) [1, tr.

112, 113].

“Tiếng cười bao giờ cũng có tính trí tuệ bởi không có trí tuệ, không thể

nhận ra những mâu thuẫn trong cuộc sống, vì thế không thể cười Ở bản thân mỗi

con người cũng như ở cuộc sống xã hội nói chung luôn có những mâu thuẫn trái với

tự nhiên, những điều vô lý, ngớ ngắn rất buồn cười Nhà triết học Đan Mạch thế kỷ XIX Kierkegaard nói rằng “có cuộc sống thì có mâu thuẫn” và “chỗ nào có mẫu

thuẫn thì chỗ ấy có cái hài hiện diện” [10, tr 59] Truyện tiếu lâm khéo léo sử dụng những mâu thuẫn đó để tạo ra tiếng CƯỜI đồng thời ân chứa một lời dạy bảo nhẹ

nhàng giúp con người có thé sửa đổi.

Tiếng cười loại này là tiếng cười có mục đích, đối tượng châm biếm rõ

ràng, bớt hồn nhiên và mang tính trí tuệ bởi mục đích chính của nó là nhằm giáo

dục và đấu tranh Những khuyết điểm của con người thường được truyện cười đề

cập đên, ta thay rõ nhất là trong các câu chuyện kế về việc đi ở rể.

27

Trang 30

Truyện “Lam theo bố vợ” [2, tr 666] dựng nên hình ảnh về những chàng

ré ngu ngốc, khù khờ Chàng ré ấy qua nhà bố vợ, nghe lời mẹ dặn bố vợ làm gi

cũng bắc chước làm nấy, bố vợ bực minh vì anh con rể giành mat việc mà chang

làm cho xong việc gi, tức giận vỏ về nhà đánh vợ vì đã tuyển phải đứa con rể chang

được tích sự gì Anh con rễ thay bố đánh me vợ cũng chạy vào đánh me vợ.

oer.

Trong truyện “Đánh cháu” [2, tr 473], tác giả dân gian lại phê phán

những người gan dé mà cứ tưởng mình tỉnh táo, sáng suốt Ban đầu, người nghe bật

cười vì cậu bé dở hơi đến mức không biết dùng đồng tiền nào mua dầu, đồng tiền nào mua giấm, hay chén nào đựng dầu chén nào đựng giấm (mặc dù hai đồng tiền

và hai cái bát là như nhau) Người ông tức giận vì cháu mình ngốc nên đánh nó, kể lại cho cha nó nghe mong cha nó hiểu nào ngờ người cha đó lại còn dở hơn, lấy gậy

tự đánh mình để trả thù cho ông nội đám đánh con mình thì mình đánh lại con của

ông.

Tiếng cười trong truyện tiếu lâm còn thé hiện thái độ rõ ràng đối với từng

mức độ vi phạm khuyết điểm, mức độ ấy tùy thuộc vào bản chất và ảnh hưởng của

nó Tuy nhiên, đây là tiếng cười phê bình giáo dục trong phạm vi nội bộ nhân dân

nên nó chỉ chỉ cho đối tượng thấy khuyết điểm cùng tác hại của nó, đồng thời để

cho nhân vật một lôi thoát nhắm giúp nhân vật sửa sai và hoàn thiện mình.

Thói tham lam, ganh ghét tị nạnh của con người cũng được phê phán qua

hai nhân vật anh ghen ghét và anh hà tiện trong truyện số “49” [2, tr 746]:

“Một anh hà tiện và một anh ghen ghét đi ngang qua cầu thấy một người

sắp chết đuối Cả hai nhảy xuống sông vớt lên Một vị thần hiện ra phán:

Hai con đã có công cứu nhơn, đều đáng trọng thưởng Vậy hai con muốn

xin điều gì ta cũng có thể ban cho Nhưng ta ra điều kiện như thế nầy, một người thì

đặng quyền chọn lựa quyền ân hưởng, người kia không đặng quyền chọn lựa thì bù lại đặng thưởng gấp đôi Vậy hai con, cứ tùy tiện xin, và nên nhớ chỉ trong năm

phút thôi là ta phải đi.

Hai anh ta nhìn nhau, suy tính mãi mà không ai dám mở miệng Anh ghen

ghét tính thằm nếu mình xin 100 lượng vàng thì “chắc mẻm” rồi, nhưng thằng cha

28

Trang 31

kia lại được 200 lượng nghĩ có ức không Anh hà tiện đắn đo, ta muốn xin một triệu

đồng, thì được rồi, nhưng thằng kia sẽ được hai triệu thật đáng tiếc công của ta vậy

thay!

Hai anh ta nhường nhau mãi chưa ai chịu mở miệng xin, vị thần phán: Hai

con chỉ còn một phút nữa thôi day, muốn xin gi cứ xin ngay, kẻo ta di.

Anh ghen ghét bam bụng đưa tay lên xin đề đạt nguyện vọng:

- Lay thầy, xin thầy cho con dui một mắt.

Liền sau đó anh hà tiện ôm đầu khóc bù lu, bù loa:

- May hại tao, mày hại tao dui cả hai mắt.”

Trong câu chuyện này, cả hai anh đều có tính tốt bụng biết cứu giúp

người gặp nạn nhưng vì sợ bị thiệt, sợ người khác hơn mình cho nên cuối cùng anh

ghen ghét đã chọn điều ước là được “đui một mắt? để cho anh hà tiện bị “đui hai

mắt” để mình đỡ bị thiệt khi ước trước Kết quả là cả hai anh đều bị dui, thiệt vào

thân Đó là cái giá đắt về lòng tham cũng như sự dé ki, ghen ghét Câu chuyện vừa

tạo nên tiếng cười giễu cợt, vừa là bài học thấm thía cho những kẻ tham lam và hay

ghen ghét.

Tính tham ăn được các tác giả dân gian đặc biệt chú trọng và dành rất

nhiều các câu chuyện để nói lên hiện tượng này Truyện “Lại một anh tham ăn” [2,

tr 948, 949] phần nào nhẹ nhàng phê phán thói tham ăn tục uống của con người.

Truyện kể về anh chàng nọ tham ăn nhưng hay làm kiểu, vì thế khi anh ta cùng các

bạn đánh đụng con chó đang chửa, bạn anh chơi khăm cắt trôn con chó thật to cho

vào nồi nấu Anh tham ăn khi nấu thấy miếng trôn to liên gap lấy ăn vụng Bạn anh

bưng nồi ra tìm và phát hiện ra miếng trôn đã biến mắt, việc bại lộ, anh lại là người

di ăn thứ mà xưa nay anh cho là nhớp nho, ban thiu Và từ đó anh được biết đến với biệt danh là “anh chàng ăn trôn chó chửa” Miếng ăn là miếng nhục như vậy đấy, chỉ vì miéng ăn ma anh chàng nọ bị mang tiếng suốt đời.

Bên cạnh thói tham ăn, thói ăn vụng cũng là đối tượng để nhân dân phê phán Đó là những loại người làm thì ít nhưng luôn luôn mong được ăn nhiều và ăn

29

Trang 32

nhiều hơn người khác Truyện tiếu lâm thường nói nhiều đến những ông chồng ăn vụng vợ như: “Đồ mô hôi mực ” [2, tr 509], “Mừng vợ di chợ về” [2, tr 772], “An

vụng khoai” (2, tr 138] Truyện “An vung khoai” kề về ông chong nọ nướng

khoai ăn vụng nhân lúc vợ đi chợ Chẳng may cho anh là anh chưa kịp ăn thì chị vợ

đã về, anh liền đút vội củ khoai vào quần nhưng khoai nóng quá làm anh cứ nhảy

cẵng lên Vợ thấy lạ liền hỏi: “Nhà làm sao thé?”, anh chồng trả lời: “Tao thấy u nó

về, tao mừng quá đấy mà!” Câu chuyện kết thúc vừa đem lại tiếng cười vừa hàm

chứa một ấn ý sâu xa Tác giả dân gian không trực tiếp nói lên, so sánh ma để anh

trực tiếp tự hạ thấp mình, xưa nay ta vẫn thấy chỉ có con vật nuôi như chó thì khi

chủ về mới nhảy lên mừng như vậy mà thôi.

Không chỉ hướng đến những thói xấu trong ăn uống, tính cách keo kiệtbủn xỉn cũng là đối tượng của cái hài Truyện “Cưỡi ngong mà về" [2, tr 444] nhẹ

nhàng phê bình hiện tượng keo kiệt, bin xin Qua hàm ý sâu xa của ông khách,

nhân dân ta khéo léo phê bình sự keo kiệt, bin xin thiếu chân tình của một số người trong xã hội Tiếng cười nhẹ nhàng nhưng thâm thúy khéo léo nhắc nhở gia chủ, và

mang chút thân tình.

Thói nịnh hót cũng là chủ đề mà truyện tiếu lâm hướng đến Đó là những

kẻ xu thời, bợ đỡ, học đòi bọn quan lại, bám sát dé hầu hạ bọn quan lại nhằm được

hưởng những tư lợi cá nhân, là những kẻ gió chiều nào, che chiều ấy Bởi vậy, đối

với những kẻ ba phải như thế này, nhân dân ta không hề nương tay mà dành cho

những bài học đích đáng Truyện “Con vit có những hai chân” [2, tr 409] ké về

anh chàng nọ có tính hay xu nịnh, gặp cái gì khác lạ cũng vớ lấy tán tỉnh liền Một

lần anh ta nhìn thấy con vịt đang ngủ đứng co một chân lên liền định ton hót với

quan, nhưng vô phúc, con vịt thức dậy buông chân đứng lên, không biết làm cách nào, anh liền nói “con vịt có những hai chân”, quan thấy lời anh nói quá vớ vẫn nên

sai lính đè cổ đánh cho một trận Đó cũng là bài học cho kẻ nào nịnh nọt không

đúng kiểu, những kẻ dù có phản bội tầng lớp của mình cũng không được cấp trên

trọng dụng và có thể còn nguy hại đến cả tính mạng của bản thân cũng như gia đình

mình Tiếng cười trong truyện tuy có hơi nghiêm khắc nhưng nó cũng là lời cảnh

tỉnh, khuyên răn con người quay trở lại với đúng con người thật của họ.

30

Trang 33

Ngoài những thói hư tật xấu của con người thì những thói sợ vợ cũng

được nhân dân khai thác và phê phán Đó là những anh chàng đã sợ vợ rồi còn ra vẻ

sỹ diện trước bạn bè, để rồi khi gặp vợ thì bản chất hèn nhát của hắn mới bộc lộ.

Nhân dân chỉ dành tiếng cười phê phán nhẹ nhàng và hết sức độ lượng cho những

anh chàng sợ vợ như vậy Tùy theo mức độ cư xử của mỗi anh chàng mà có những

cách phê phán nhẹ nhàng hay phê phán ở mức cao hơn Mức độ phê phán cứ cao

dan từ truyện “Chẳng phải tay ông” [2, tr 306] cho đến truyện “An mát rồi” [2, tr 116] và cho đến truyện “Ham lên chứ” [2, tr 594] Tiếng Cười trong truyện “Chẳng phải tay ông” chỉ là tiếng cười nhẹ nhàng, thông cảm về một anh chàng sợ vợ, cố dùng ý nghĩ để an ủi mình, mình không phải là loại đàn ông sợ vợ hèn nhát, nhưng

khi nghe vợ quát thì lại ngoan ngoãn trở về đúng ban chất sợ vợ Đến truyện “dn

mat rồi ” thì tiếng cười có vẻ gay gắt hơn khi kết thúc truyện để cho nhân vật chồng

tự hạ mình xuống ngang với súc vật vì anh ta không những sợ vợ mà còn có thói

hiểu sắc và không thật thà Cho đến truyện “Ham lên chứ” thi mức độ sợ vợ lại

nâng lên một mức khác Anh ta sợ vợ, ngu dốt, yếu đuối nhưng lại muốn khoe mẽ

với bạn bè nên đã nài nỉ vợ cho anh ta được ra oai một lần Tuy nhiên, sự ngu dốt và khoe mẽ của anh đi quá đà vì thế thành trò cười cho bạn, sự xấu hỗ cho vợ vì thế

anh ta nhận được bài học đích đáng là bị vợ đánh và cũng bị lột trần luôn bản tính

hèn nhát sợ vợ của mình.

Nội dung của tat cả các truyện tiêu lâm nêu trên đêu nhắm mục đích chỉ ra cai thói hư tật xâu của con người nhăm giúp con người nhận ra và loại bỏ nó dé cho

con người được hoàn thiện và phát triển hơn.

2.2.2 Phê bình giáo dục những người trí thức bình dân

Chế độ phong kiến tồn tại được không phải chỉ dựa trên cơ sở chiếm hữu

ruống đất của giai cấp địa chủ, không phải chỉ nhờ vào bạo lực của chính quyền

phong kiến, mà còn nhờ vào cả một đội ngũ rộng rãi những kẻ tuyên truyền và bảo

vệ ý thức hệ chính thống Đó chính là tầng lớp song hành cùng tang lớp nhân dân

cực khổ là tầng lớp của các thầy đồ, thầy lang, thầy bói, nhà su Tầng lớp này

sống gần gũi với nhân dân nên rất dễ đồng cảm với nhân dân Tuy nhiên, một bộ

phận nào đó lại lợi dụng tình trạng rối ren, trì trệ của xã hội cũ hòng chuộc lợi cá

31

Trang 34

nhân và gây phiền hà cho nhân dan Chúng tôi tiến hành khảo sát trên tông số 1082

truyện tiếu lâm trong sách “Tổng tập văn học dân gian người Việt” [2] và thay rằng

có 144 truyện phê phán tầng lớp trí thức bình dân, chiếm 13,3% Trong số đó,

truyện về thầy đồ chiếm 4,6% với 50 truyện, thầy bói, thầy pháp có 25 truyện,

chiếm 2,3%, có 28 truyện phê phán thầy lang chiếm 2,6% và cuối cùng là thầy chùa

có 32 truyện, chiếm 3%, những con số này cho thấy tình trạng xuống cấp, thoái hóa

của tầng lớp trí thức bình dân trong xã hội bấy giờ rất được quan tâm và đáng báo

động.

Có không ít các sư sãi là những kẻ khẩu phật tâm xà và cũng có không ít

các hạng thầy: thầy đồ gàn, thầy lang băm, thầy bói, thầy cúng đều là những kẻ giả

đạo đức, hoặc là những kẻ bịp bợm Tất cả những kẻ vô ích đó vẫn muốn bám lấy

những địa vị cao, làm ra vẻ mình vẫn còn giữ vai trò quan trọng và có giá trị to lớn

Chính điều đó đã biến họ thành lố bịch và mang tính chất hài hước.

Tiếng cười về tầng lớp này phần nào cũng thể hiện sự bao dung, thông

cảm của nhân dân đối với họ Trước hết là tiếng cười về các ông đồ, chủ yếu là về

các thầy đồ rởm, chọn nghề gõ đầu trẻ nhằm kiếm miếng cơm manh áo cho qua

ngày Mang danh là các ông đồ trên thông thiên văn, dưới tường địa lý Cho nên

các ông đồ rởm luôn phải tìm cách che dấu những cái dốt của mình, ngụy biện để

giữ uy danh ông đồ Bức tranh về các ông đồ được vẽ lên rất rõ qua các truyện “Bat

_ là cây bất”, “còn phải hoc gì nữa ” [2, tr 415], “Thầy dé liếm mật” [2, tr 980]

“Tam đại con ga” [2, tr 924] là một truyện tiếu lâm có ý nghĩa phê phán sâu sắc đối với những ông đồ rởm Truyện gây ra tiếng cười qua những mâu thuẫn trái ngược

với tự nhiên: Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời "Xấu hay làm tốt,

dét hay choi chữ", đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt Có người tưởng anh ta hay

chữ thật, mới đón về dạy trẻ Một lần, ông bị đứa học sinh hỏi bat ngờ mà lại không

biết trả lời ra sao nên đành phải liều lĩnh trả lời "Di đi là con đà di", là đáp án sai

Với tính khôn lỏi, thầy còn biết bảo học trò đọc khẽ để không ai nghe thấy vì vẫn

chưa biết đáp án mình sai hay đúng Qua đó, thầy đồ đã bộc lộ cái đốt của mình

khi không hề có một chút kiến thức nào với tư cách là người giáo huấn Lúc sau,

thầy cũng đã hỏi nhờ "Thé công" xem câu nói “đ đi như con du di" của mình có

32

Trang 35

đúng không Từ cái dốt, ông bị phụ thuộc vào người khác giúp đỡ, "khẩn thẩm xin

ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là "du di" không" mà vẫn đắc chí dù

sai và hoàn toàn ngây ngô Khi đã tự tin, ông liền bắt học trò đọc thật to nhưng lại bị

nhà chủ hỏi và vạch ra là sai nhưng vẫn cố gắng che lấp cho những sai lầm của

mình Sự bảo thủ và sĩ diễn của thầy đã dẫn ông tới hoàn cảnh này, kể cả khi bắt

đầu nhận học sinh, để mong có một học trò giỏi để khoe khoang Những tiếng cười

bị nén từ đầu bài lên tới đỉnh điểm và vỡ ra.

Nhân vật "Thay" lién tiép bị đặt vào những tinh thé bị động khi phải trả lờicác câu hỏi, từ phía học trò hay nhà chủ và phải trả giá cho sự ngu đốt của mình.

Đáng ra, nếu không biết đáp án thì "im lặng là vàng" với tư cách là thầy vì trả lời sai

sẽ bị bẽ mặt Tuy vậy, vì tính sĩ diện mà đã dẫn tới hậu quả cuối.

Thực ra bản thân sự ngu đốt không phải khi nào cũng là đối tượng của

tiếng cười phê phán; chế giéu Có khi sự ngu dét chẳng những không gây ra tiếng

cười mà trái lại còn gây ra tiếng khóc và bi kịch Cái đốt chỉ trở thành đối tượng của

tiếng cười phê phán khi chủ nhân của nó cố tình bao che, giấu giếm hoặc ra sức bảo

vệ và chứng minh cho nó là có lý, đúng đắn và giỏi giang Khi cái dốt đã bị truy

đuổi đến cùng, không còn nơi để ẩn nap, lẫn trốn thì lại được công khai biện hộ và

chứng minh là rất uyên bác và thâm thúy Ở đây, sự ngu dét của thầy đồ cũng được

biện minh như vậy, vì thê, nó tạo ra tiêng cười sâu sắc là thế.

Cũng là trí thức làm nghệ tự do, thầy lang lại hiện lên với những đặc trưng

nghề nghiệp riêng biệt Tuy nhiên, bản chất của những ông lang rởm lại được chú ý

nhiều hơn cả và đem lại cho ta tiếng cười đầy chất hài hước, châm biếm với hình

ảnh những ông lang băm đáng thương: “Chi có một con ma” [2, tr 317], “Ti hay

thuỐc sợ mắc mưu ” [2 tr 994] Truyện “Chi có một con ma” như sau:

“Con Diêm Vương ốm, Diêm Vương sai tướng lên trần đón thầy lang

xuống dé chữa Khi viên tướng đi, Diêm Vương dặn: “Tìm nhà thầy lang nào có ít

ma đứng ở cửa nhất thì hãy vào” (Vì mỗi khi thầy lang làm chết một con bệnh thì

ma của con bệnh ấy sẽ cứ lảng vảng ở cửa nhà thầy lang không đi).

33

Trang 36

Lên đến trần, viên tướng đi rat nhiều nơi, nhưng vẫn không tìm được thầy

lang nào như thế Cửa nhà thầy lang xoàng ít ra cũng ba bốn con ma.

Đang định quay về, thì viên tướng bỗng thấy nhà một thầy lang nọ chỉ có

một con ma Mừng quá, viên tướng này liền bắt thầy lang đó xuống âm Xuống đến

nơi, viên tướng liền dẫn thầy lang vào yết kiến Diêm Vuong và thuật rõ tình hình.

Diêm Vương đón được thầy giỏi mừng lắm, phán hỏi thầy lang:

Nhà ngươi làm thuốc đã bao nhiêu năm nay, có dày kinh nghiệm không

mà chữa bệnh khá như vậy?

Thầy lang thưa:

Thưa tôi mới làm nghê thuôc được mây hôm nay, và cũng chỉ mới chữa cho một người thôi a!”

Truyện nêu lên một thực tế cay đắng và không ít phần bi kịch: cái nguy

hiểm của người làm nghề thầy thuốc Bản chất của lương y là cứu người, nhưng về

cơ bản, thầy thuốc cũng là người “đễ” giết người nhất Câu chuyện Diêm Vương

tìm lang y sẽ ám ảnh người đọc vì chất hài đến cùng lúc với suy gẫm, phê phán cái

tâm thầy thuốc.

Bên cạnh hình ảnh các ông thầy đồ, thầy lang, các ông thầy địa lý, thầy

bói, thầy phù thủy cũng là đối tượng để châm biém Các thay do hoàn cảnh xô day

gặp phải số phận hâm hiu cho nên các thầy phải xoay ra hành nghề bịp bợm để nuôi

sống bản thân Tuy nhiên, những mánh khóe của các thầy cũng bị phanh phui băngtiếng cười đầy ý tứ Điều đó được thể hiện rõ nét qua các truyện “Thdy bói” [2, tr.968], “Nhà có động” [2, tr 871]

Một số bộ phận thầy chùa, thầy tu cũng là đối tượng của cái hài Truyện

“Thay chùa ” [2, tr 974], “Đậu phụ” [2, tr 481], “Lá hung, lá hing” [2, tr 671]

chính là những tiếng cười phê phán, lột trần bộ mặt thật của các thầy chùa lúc nào

cũng ra vẻ nhân đức, từ bi, đi tu để tránh sự đời nhưng thực ra đã bị tha hóa, biến

chất Truyện “Lá hing, lá hing” ké về một thầy chùa xuống chơi một nhà giàu có

Chó nhà kia ra sủa và nhà chùa giả như không biết dén con chó và gọi nó là con

34

Ngày đăng: 29/06/2024, 05:00

w