1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Văn hóa cổ truyền trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

70 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA VIỆT NAM HỌC & TEENG VIET

TRAN THI THU

VĂN HÓA CỔ TRUYỀN TRONG THO NOM TRUYEN |

TUNG CUA HO XUAN HƯƠNG

KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH VIỆT NAM HỌC VÀ TIENG VIỆT |

Hệ đào tạo: Chính quy

Khóa học: OH-2010-2

HÀ NỘI - 2914

en o oÔò.o saaanaaaananaaoaaaaoa o0) Q00)

SRN eFC ES eR IRI A L.ESpEZfSLa2220%6i:4|Í 2093 CED ERRNO

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHNKHOA VIỆT NAM HỌC & TIENG VIỆT

TRẢN THỊ THU

-VĂN HOA CO TRUYEN TRONG THƠ NOM TRUYEN

| TỤNG CỦA HÒ XUÂN HƯƠNG

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGANH VIET NAM HỌC VÀ TIENG VIỆT

Hệ đào tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2010-X

Người hướng dẫn: TS Lê Thị Thanh Tâm

HÀ NỘI, 2014

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA VIỆT NAM HỌC & TIENG VIET

TRAN THỊ THU

-VĂN HOA CO TRUYEN TRONG THƠ NOM TRUYEN

| TUNG CUA HO XUAN HƯƠNG

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC

NGANH VIET NAM HOC VA TIENG VIET

Hệ dao tạo: Chính quy

Khóa học: QH-2010_—X

Người hướng dẫn: TS Lê Thị Thanh Tâm

HÀ NỘI, 2014

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu và tìm hiểu của tôi Các

thông tin, kết quả trong khóa luận đều là trung thực, không sao chép hay lấy

nguyên văn bat kỳ một công trình nghiên cứu nào Tất cả các nguồn, các trích

dẫn mà tôi tìm hiểu, tham khảo đều được chú thích một cách rõ ràng, minh

Tác giả khóa luận

Trần Thị Thu

oF.

Trang 5

luận với đề tài “Văn hóa cô truyền trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ

Xuân Hương”.

Để thực hiện và hoàn thành được khóa luận này, ngoài sự nỗ lực, cốgăng của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của cácthầy cô giáo, bạn bè và người thân.

Tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Lê ThịThanh Tâm — Tiến sĩ, giảng viên khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, đã tận

tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình làm khóa luận.

Tôi xin cảm ơn Ban giảm hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo

giảng dạy trong khoa Việt Nam học và Tiếng Việt nơi tôi học tập đã tạo điều

kiện tốt nhất và thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên

Trang 6

PHAN MO ĐẦU ` 5

1 Lý dochọn để tài ác HH ng HT ng gu nung 52 Lich sử nghiên cỨu +-e++cssseseeerereteerrrerrersrrreesre 63 _ Phương pháp nghién cỨu 5+ s+++cssssssrsreresrersreesree 94 _ Đối tượng và phạm vi nghiên CỨu - + s+s+x+xsrsrereerxre 95 Ý nghĩa đề tài v.v 10cân: nh ““.ŒA 10

PHAN NỘI DUNG CHÍNH - 2 2 5S+SE+EE£EEvEvxrrerkererrrerreee 11CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE CHUNG -cc : 11

1.1 Khái lược bối cảnh lich sử - xã hội thời đại Hồ Xuân Huong 111.2 Cuộc đời Hồ Xuân Hương . 2-2-5 52©cs+cxcczsreee 121.3 Sự nghiệp của Hồ Xuân Hương - << se 161.4 Một số vấn đề xung quanh mối quan hệ văn hóa cô truyền và;138:19e01⁄412180/186/-1002205177 19

CHƯƠNG 2: THƠ HO XUAN HƯƠNG NHIN TỪ TÍN NGƯỠNGPHON THỰC, TÍN NGƯỠNG THO VAT TÔ VÀ THỜ MẪU 27

2.1 Thơ Hồ Xuân Hương nhìn từ tín ngưỡng phon thực 27

2.1.1 Biểu tượng phon thuc thé hiện qua hình anh sinh thực khí nữ(yonj) 292.1.2.Biểu tượng phôn thực thể hiện qua hình ảnh sinh thực khí nam+70 E— 33

2.1.3.Biéu tượng phon thực thé hiện qua hình ảnh giao hợp 34

2.2 Thơ Hồ Xuân Hương nhìn từ tín ngưỡng thờ vật Tổ 39

2.3 Thơ Hồ Xuân Hương nhìn từ tín ngưỡng thờ Mẫu 41

CHƯƠNG 3: THƠ HO XUAN HƯƠNG NHIN TỪ 51

VAN HOC 0c 51

3.1 Ảnh hưởng văn học dân gian đối với văn học viết và ý thức hệNho giáo giai đoạn cuối thế ky XVIII — đầu thé ky XIX 51

Trang 7

PHAN KẾT LUẬẬN - 2-22 2£ E£E+CEeEEe+rererksrkeeresred 60

TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 2+ ©<©cszccszccee2 62

PHU LUC ẢNH - -. .2 2-©5+©5+©22+£vzxvrxerserrerrsrreee 66

4

Trang 8

Trong số các tác gia trung đại có ảnh hưởng lớn đối với nền văn học

Việt Nam, có thể nói Hồ Xuân Hương là nữ tác gia tiêu biểu nhất Từ những

nếm trải cuộc đời “ba chìm bay nổi”, nhà thơ đã để lại những tiếng thơ độc

đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Thơ Hồ Xuân Hương không chỉ là một

hiện tượng về phong cách nghệ thuật, về tiếng thơ có màu sắc nữ quyền mà

còn là một hiện tượng văn hóa — xã hội đặc biệt.

Vấn đề thưởng thức, đánh giá và phê bình thơ Hồ Xuân Huong không

chỉ thu hút các nhà nghiên cứu trong nước mà nó còn là đề tài hấp dẫn cho

các nhà nghiên cứu nước ngoài muốn tìm hiểu về văn học cũng như văn hóa

cổ truyền Việt Nam Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm cũng

như cuộc đời của bà Yêu mến thơ văn bà ngay từ khi ngồi trên ghế nhàtrường với bài thơ đầu tiên là Bánh trôi nước, chúng tôi ngày càng thấy thơ

bà rất giá trị, gợi mở nhiều cách đọc thú vị và sâu sắc.

Từ góc nhìn Việt Nam học, chúng tôi xem Hồ Xuân Hương như là

một hiện tượng tiêu biểu cho sự tiếp nhận, chuyển hóa văn hóa truyền thống

vào văn học Thơ bà làm sống dậy những nét văn hóa dân gian cổ truyền ở

thế kỷ XVIII với những hình ảnh sinh hoạt đời thường, những câu ca dao tục

ngữ và lối sử dụng ngôn ngữ rất “dân gian”.

Từ một số lý do cơ bản trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Vănhóa cỗ truyền trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương” làm khóa

luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn nghiên cứu kỹ hơn những nét vănhóa cổ truyền của văn hóa dân gian Việt Nam được nữ sĩ thể hiện trong tác

phẩm Qua đó, chúng tôi có thể nhận thức được quá trình ảnh hưởng, giao

thoa văn học dân gian và van học việt trong quá khứ của dân tộc.

Trang 9

Từ trước đến nay, vấn đề tác giả và tác phẩm của Xuân Hương luôn là

vấn đề gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu trong nước và nước ngoài.

Theo những tìm hiểu của chúng tôi, có nhiều cuốn sách nghiên cứu và tìm

hiểu về tác giả và tác phẩm của bà như: Tho Hồ Xuân Hương của Nguyễn

Lộc (Nxb Văn Học, Hà Nội, 1982), Hồ Xuân Hương, Bà chúa thơ Nôm của

Xuân Diệu, (Nxb Phố thông, Hà Nội, 1961), Hà Xuân Hương, nhà thơ cách

mạng của Nguyễn Lộc (Nxb Bốn Phương, Hà Nội, 1950), Hồ Xuân Hương:

thơ chữ Hán, chữ Nôm, giai thoại của Bùi Hạnh Can (Nxb Văn hóa - Thông

tin, Hà Nội, 1995), Hồ Xuân Hương - thiên tình sử của Hoàng Xuân Hãn

(Nxb Văn học, Hà Nội, 1995), Hd Xuân Hương - tác phẩm, thân thế, văn

tàicủa Nguyễn Văn Hanh(Nxb Aspar, Sài Gòn, 1936), Hồ Xuân Hương

-Hoài niệm phôn thực của Đỗ Lai Thúy (Nxb Văn học, Hà Nội,1996), H6

Xuân Huong - Bam sáu cái non nường, lam ban thơ Hồ Xuân Hương của

Trần Khải Thanh Thủy (Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2004) Đặc biệt, cómột công trình nước ngoài nghiên cứu về thơ Hồ Xuân Hương như một điển

hình tiêu biểu của văn hóa dân gian Việt Nam là Spring essence - The poetry

of Ho Xuan Huong, Nxb Copper Canyon Press, Washington, 2000 do John

Balaban thuc hién.

Nhiều tác giả đã có những bài viết, công trình liên quan đến Hồ Xuân

Hương như: Tác giả Đỗ Đức Hiểu với Thé giới thơ nôm Hồ Xuân Hương (tạpchí Văn học, số 5/1990), Hồng Tú Hồng với Có nữ sĩ HO Xuân Hương hay

không? (báo Nhân loại, số 2/1953), Lê Đình Ky với Bản lĩnh và tắm lòng

Xuân Hương (báo Lao động chủ nhật, số Xuân/1993), Đặng Thanh Lê với

Góp thêm một tiếng nói vào việc đánh giá thơ Hồ Xuân Hương (tạp chí

Nghiên cứu văn học, Hà Nội, 1982), Trần Thanh Mại với Tử bàn lại vấn dé

tục và dâm trong thơ Hồ Xuân Hương (tạp chí Nghiên cứu văn học, số4/1961), Nguyễn Đăng Na với Tho Hồ Xuân Hương với văn học dân gian

(tạp chí Văn học, số 2/1991), Hồ Tuấn Niêm với Chung quanh vấn dé tiểu sử

6

Trang 10

sáng tác trong thơ Nôm Hỗ Xuân Hương (tạp chí Văn học, số 2/1991), Trần

Thanh Mại với Bản Lưu hương ký và lai lịch phát hiện ra nó (tạp chí Văn

học, số 11/1964), Đào Thái Tôn với Hồ Xuân Hương có quan hệ họ hàng gì

với Nguyễn Huệ không? (tạp chí Văn học, số 4/1971) Các bài nghiên cứu

tập trung xoay quanh các vấn đề thân thế và sự nghiệp của bà, đặc biệt làmảng thơ ca với rất nhiều ý kiến trái chiều của các tác giả khi viết về thơ ca

của bà.

Văn hóa cổ truyền trong tho Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương là

một vấn đề có thật và rất đáng nghiên cứu Hồ Xuân Hương là trường hợp

tiêu biểu cho sự ảnh hưởng của văn hóa dân gian vào văn viết Từ Đoàn ThịĐiểm đến Nguyễn Huy Tự, từ Nguyễn Gia Thiều đến Phạm Thái hay Nguyễn

Du đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của nền văn hóa, văn học dân gian Nhưng có

lẽ ảnh hướng nhiều của văn học dân gian đối với Hồ Xuân Huong là rõ nét và

đậm đặc, cá tính hơn cả Khác với những nhà thơ đương thời, Xuân Hương là

một người không phải xuất thân từ tầng lớp quý tộc Nhà thơ lăn lộn nhiều

trong cuộc sống của quần chúng ở nông thôn cũng như thị thành nên từ đó

nhà thơ đồng cảm và hiểu rõ nỗi khổ của dân chúng, nhất là về số phận của

người phụ nữ Một nhà nghiên cứu nước ngoài, ông N.I-Niculin cũng đã

khang định: “Sáng tác của Hồ Xuân Hương dường như là một sự đột nhập

của nền văn hóa dân gian Việt Nam trung cổ vốn không được thừa nhận vào

lĩnh vực nghệ thuật cao siêu” Dân gian ta vẫn thường nói “nôm na là cha

mách qué”, thế nhưng thơ Hồ Xuân Hương lại là một ngoại lệ, bởi vì người

đọc nhớ Xuân Hương, yêu xuân Hương lại chính từ su “mach qué” ấy Bà

Chúa thơ Nôm đã khéo léo sử dụng những cách nói lái, các từ ngữ nôm na,

các lời tục, các hình ảnh đã đan xen, hòa quyện vào nhau một cách đậm đặc

và sâu sắc Thi sĩ họ Hồ đã tiếp thu điều đó từ kho tàng ca dao dân ca, nhữngcâu “dé tục giảng thanh”, “đố thanh giảng tục” của nền văn học dân gian Đặt

trong môi tương quan giữa lịch sử - thời đại với cuộc đời và các tính sáng tạo

7

Trang 11

thơ Hồ Xuân Hương của tác giả Ngô Gia Võ trích những nhận xét của nhà

nghiên cứu Trần Đình Sử cho rằng: “Tuy vậy, số phận đặc biệt với nhiều thiệt

thòi trong cuộc đời tình duyên đã để lại dấu ấn thiếu thốn, không thỏa mãn

sâu đậm trong tâm linh của Hồ Xuân Hương Nhưng cái chính ở chỗ bà là

một cá tính mạnh mẽ, ngang tàng, dám nói cái mà đời ít dám nói trong thơ

Cái cá nhân không thỏa mãn bị dồn nén ấy trở thành ám ảnh làm cho thơ bà

có cái nhìn ngộ nghĩnh, nhìn đâu cũng thấy cơ thé người phụ nữ và việc sinh

hoạt chốn buồng khuê Nhưng điều mới mẻ là nhà thơ xem đó là một như cầu

đương nhiên, công khai, có tính chất thách thức Nhà thơ không xem cái

lắng lơ là lắng lơ, không xem cái tục là tục, không xem dâm là dâm Tất cả

đều hồn nhiên, tự nhiên Đã đến lúc không nên nói đến cái gọi là dâm và tục

trong thơ bà, mà nên nói đến những ám ảnh tính dục, nhu cầu giải phóng nhãn

quan tình dục phong kiến cổ hủ như một nhu cầu của con người cá nhân”.

Chính những biểu tượng đó là đề tài tranh cãi giữa các nhà khoa học, người

thì cho rằng: “Thơ Hồ Xuân Hương có nói đến sắc dục Đó là một thứ sắc dục

lành mạnh và cường tráng”(Chế Lan Viên - Một bức thir, tạp chí Văn nghệ, số

6/1962) Tác giả Lê Tri Viễn trong tác phẩm Nghi về tho Hồ Xuân Hương

năm 1987cũng có nhận xét tương đồng: “Xuân Hương nhân danh một sự'

sống, một sự sống theo lẽ phải của tự nhiên, Xuân Hương xuất phát từ sự

sống gốc nguồn, sự sống là phối hợp âm dương, là sinh sôi nảy nở nên Xuân

Hương mới trở lại với hình ảnh cụ thé của sự giao hợp ấy Cái đó, ngày nay ta

gọi là cái tục, kỳ thực không phải” Trong tác phẩm Hồ Xuân Hương hoài

niệm phôn thực (1995) tác giả Đỗ Lai Thúy có nhận xét rằng: “Những biểu

tượng phén thực trong thơ Hồ Xuân Hương đều là những biểu tượng văn hóa

- tôn giáo, nó là nỗi ám ảnh của bà, do vậy ở đâu cũng xuất hiện ” Đó là

những ý kiến bảo vệ văn chương của bà chúa thơ Nôm thoát khỏi vấn đề có

dâm tục hay không? Bên cạnh những ý kiến bảo vệ thơ văn bà là những ý

kiến phê phán hoặc không đồng tình với cách viết và đưa ra những hình ảnh

Trang 12

gợi dục của bà Tác giả Văn Tân trong công trình nghiên cứu Hà Xuân

Hương với các giới phụ nữ cũng đã khẳng định Bà Chúa thơ Nôm là một nhà

thơ dâm tục Ông viết rằng: “Sự khủng hoảng tính dục luôn sôi sục và trầm

trọng ở con người rất mực đa tình là Xuân Hương Dâm và tục đã ăn sâu vào

ý thức, tư tưởng Xuân Hương, chỉ phối hầu hết thi phẩm Xuân Hương, giúp

Xuân Hương viết nên vần thơ kiệt tác, độc đáo, làm cho Xuân Hương nhìn ra

đời thấy cái gì cũng là dâm và tục Gặp bất cứ cái gì cũng gán cho những ý

dâm tục” Điểm qua một số công trình tiêu biểu về Hồ Xuân Hương, chúng ta

thấy rằng việc nghiên cứu di sản thơ Nôm của bà vẫn còn nhiều phân hóa vàthách thức.

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp nghiên cứu liên nghành

Tho Hồ Xuân Hương không chỉ là đối tượng nghiên cứu của văn học

mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác như: văn hóa học, xã

hội học, dân tộc học Vì vậy, đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên

cứu liên ngành nhằm phân tích giá trị thơ Hồ Xuân Hương từ nhiều góc độ.

3.2 Phương pháp nghiên cứu loại hình

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương thuộc phạm vi văn học trung đại, cụ thể là

thể thơ Nôm Đường luật Đề tài chúng tôi xuất phát từ các đặc điểm về loại

hình văn học trung đại và thé thơ Nôm Đường luật để khao sát.

3.3 Phương pháp nghiên cứu thi pháp hoc

Đề tài sử dụng phương pháp thi pháp học dé tìm hiểu các yếu tổ ngôn

ngữ, hình tượng nói chung trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương nhằm làm sáng tỏnội dung văn hóa cô truyền trong thơ ba.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi khoanh vùng phạm vi khảo sát gồm tất cả các bài thơ Nôm

truyền tụng của Hồ Xuân Hương trong tư liệu Tho Hồ Xuân Hương tuyển và

bình 1986 của tác giả Nguyễn Lộc.

Trang 13

Bên cạnh yếu tố thi pháp, tư tưởng thơ Nôm Hồ Xuân Hương, chúng

tôi nhắn mạnh góc độ văn hóa cô truyền Việt Nam bao gồm tín ngưỡng phồn

thực, tín ngưỡng thờ vật tô và tín ngưỡng thờ Mẫu và văn học dân gian Về cơ

ban chúng tôi đạt trong tâm ở việc khảo sát, phân tích tín ngưỡng phén thực

trong thơ của nữ sĩ, riêng tín ngưỡng thờ vật tổ và thờ Mẫu thực chất chỉ là cơ

sở để chúng tôi có cái nhìn rộng rãi hơn về hiện tượng văn học độc đáo này.

5, Ý nghĩa đề tài |

Đề tài “Văn hóa cỗ truyền trong thơ Nôm truyền tụng của Hồ

Xuân Hương” cố gắng nhìn hiện tượng Hồ Xuân Hương như một minh

chứng cho sức sống của văn hóa cô truyền Việt Nam trong văn học viết trung

đại mà Hồ Xuân Hương là một đại biểu xứng đáng Đề tài góp phần làm nổi

rõ phong cách, tư tưởng và vai tro của nữ sĩ trong quá trình lịch sử văn học

dân tộc.

6 Bồ cục đề tài

Ngoài phần Đặt vấn dé, phan kết luận và phân phụ lục, đề tài củachúng tôi gồm ba chương chính:

Chương I: Những van đề chung (khdi quát về hoàn cảnh lịch sử,

cuộc đời và sự nghiệp của Hỗ Xuân Hương Giới thiệu hướng tiếp cận văn

hóa cổ truyền trong văn học viết nói chung.)

Chương II: Thơ Hồ Xuân Hương nhìn từ tin ngưỡng phon thực,

tín ngưỡng thờ vật Tổ và tín ngưỡng thờ Mẫu (Khảo sót, phân tích cáchiện tượng từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng liên quan đến tín ngưỡng phần thực,tín ngưỡng thờ vật Tổ, thờ Mẫu được thể hiện trong thơ Hồ Xuân Hương.)

Chương II:Thơ Hồ Xuân Hương nhìn từ văn học dân gian (Khảo

sát, phân tích các hiện tượng từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng liên quan đến văn

học dân gian được thể hiện trong thơ Hé Xuân Hương)"

10

Trang 14

PHẢN NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE CHUNG

1.1 Khái lược bối cảnh lịch sử - xã hội thời đại Hồ Xuân Hương

Nếu như giai đoạn văn học nửa cuối thé ky XVIII - nửa dau XIX phat

triển rực rỡ cả về văn học chữ Nôm và chữ Hán thì giai đoạn này chính trị của

nước Đại Việt đang đi vào con đường khủng hoảng, bế tắc trầm trọng Giai

cấp phong kiến thống trị giai đoạn này tỏ ra không còn năng lực quản lý và

lãnh đạo nhà nước, mà lao vào cảnh ăn chơi trụy lạc và tranh giành quyền

sinh lợi, sinh ra tiêu diệt lẫn nhau Thiết chế xã hội phong kiến làm trở ngại

cho sự phát triển sức sản xuất của xã hội Các cuộc đấu tranh giai cấp trong

xã hội diễn ra gay gắt, các cuộc nổi dậy mà tiêu biểu là phong trào nông dannổ ra ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, với đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơngắn với anh hùng “áo vải cờ đảo - Nguyễn Huệ” Giai đoạn này, nông nghiệp

thì đình đốn, kinh tế hàng hóa manh nha từ sớm không có điều kiện để phát

triển, thương nghiệp thì giẫm chân tại chỗ, đời sống nhân dân đói kém

Trong cái nhìn lịch đại về tiến trình văn học, dưới thời Lý, Trần từ thế

kỷ X đến thế ky XIII, chúng ta biết rang lực lượng sáng tác văn học chủ yếu

là các nhà sư, hầu hết là nhà sư ở triều đình Từ cuối đời Trần đến đời Lê,

Nho giáo phát triển, lực lượng sáng tác văn học chủ yếu là các nhà nho, hầu

hết cũng là nho sĩ ở triều đình, nho sĩ quan liêu Đến giai đoạn này, thành

phần sáng tác chính vẫn là các nhà nho nhưng các nhà nho trong giai đoạn

này đã lăn lội vào trong đời sống dân gian nên vốn sống của họ phong phú

hơn Giai đoạn này, công chúng văn học được mở rộng, gồm nhiều người có

học không thuộc tần lớp trên, mà khá đông lại thuộc tầng lớp trung và dưới.

Công chúng văn học chủ yếu là công chúng của bộ phận văn học chữ Nôm.

Trong giai đoạn này, cả hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm

đều phát triển hơn trước, đặc biệt là bộ phận văn học chữ Nôm Thành tựu

của vỆ văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối XVII - nửa đầu XIX, chủ yếu là

lãi

Trang 15

nói đến bộ phận văn học chữ Nôm Văn học chữ Nôm phát triển mạnh trong

giai đoạn này về cả số lượng và chất lượng Các tác giả tiêu biểu của văn học

chữ Nôm thời kỳ này là Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến

12 Cuộc đời Hồ Xuân Hương

Cho đến nay, tiểu sử chính xác và hoàn chỉnh về bà chúa thơ Nôm

vẫn là một dấu hỏi chấm lớn cho giới nghiên cứu khoa học Đã có câu hỏi

rằng Hồ Xuân Hương có phải là một nhân vật có thật trong lịch sử hay

không? Các tác giả như Hồng Tú Hồng, Lữ Hồng đều cho rằng nàng là

không có thật, các sáng tác của nàng thực chất là sáng tác tập thé của tầng lớp

nho sĩ Trong khi đó Trần Thanh Mại, Hoàng Xuân Hãn, Đào Thái Tôn, Xuân

Diệu, Đỗ Lai Thúy, Trần Đình Sử đều khẳng định có một nhà thơ mang tênHồ Xuân Hương, nhưng chân dung của nữ thi sĩ này khá rắc rối và các nhà

nghiên cứu đưa ra nhiều giả thiết khác nhau về cuộc đời bà.

Trong tình hình như thế, khóa luận tốt nghiệp của chúng tôi lựa chọnmột phương án tiếp cận tiểu sử Hồ Xuân Huong theo giáo trình chính thức

của trưởng Đại học Tổng hợp trước đây do giáo sư Nguyễn Lộc chủ biên.

Giáo trình vừa đề cập có tên Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVIII - hếtthé lg) XIX)trình bày về đời Hồ Xuân Hương như sau: Nữ sĩ họ Hồ tên thật là

Hồ Xuân Hương, nguyên quán thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh

Nghệ An Họ Hồ ở Quỳnh Lưu là một họ tương đối lớn, từng có người đỗ đạt

và làm quan, nhưng đến đời Hồ Phi Diễn thì họ này suy tàn Hồ Phi Diễn

tương truyền là thân sinh của Hồ Xuân Hương, sinh năm 1704 đậu tú tài nămhai mươi bốn tuổi dưới triều Lê Bảo Thái Nhà nghèo, Hồ Phi Diễn không có

tiền để tiếp tục học thêm, ông ra Bắc dạy học kiếm sống Ông đồ Diễn thường

day ở hai tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh, về sau ông lấy một cô gái Bắc Ninh

làm vợ lẽ, bà họ Hà | |

Hồ Xuân Hương là kết quả của cuộc tình duyên ấy Trước khi sinh bà,

gia đình ông dd Diễn có một thời gian sống ở phường Khán Xuân, huyện

Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây, Thăng Long Lúc Xuân Hương lớn lên, gia đình12

Trang 16

dạo cũng dọn về thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là

Hồ Tây, lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.

Hồ Xuân Hương từ bé đã được học hành, bà rất có tài cả về làm thơ

chữ Hán và chữ Nôm Trong khoảng thời gian làm bà chủ tại “Cổ Nguyệt

Đường”, Xuân Hương đã có cơ hội giao lưu với nhiều tao nhân mặc khác

như: Mai Sơn Phủ, Tốn Phong Thị, Cư Đình, Hiệp trấn Sơn Nam hạ Trần

Quang Tĩnh, Hiệp tran Trần hau Trần Phúc Hiển và những người đó đều

được ghi dấu ấn trong thơ ca của bà Người đời thường nói “hồng nhan bạc

mệnh” câu này thật đúng khi gắn với cuộc đời của nữ sĩ họ Hồ Mặc dù xinh

đẹp, tài giỏi nhưng về đường chồng con của nữ sĩ đa tài này lại rất truân

chuyên, trắc trở Đời bà có hai người chồng nhưng đều chỉ làm lẽ Thứ nhất,

làm lẽ của Tổng Cóc nhưng do không hợp nhau nên đường tình người ai nấy

đi Thứ hai, bà làm lẽ ông phủ Vĩnh Tường sau một thời gian làm vợ rồi ông

Với tinh thần kết hợp các nghiên cứu khác về Hồ Xuân Hương, chúng

tôi dựa vào cách khảo sát của nhà thơ Xuân Diệu, chia cuộc đời bà làm Š giai

đoạn chính: 7

+ Giai đoạn 1 - thời con gái di hoc chữ Nho: Gan với giai thoại trượt

chân ngã giữa trường bị các bạn trai trêu liền ứng khẩu thành thơ

Gio tay với thử tài cao thấp

Xoac cẳng do xem dat van dai

+ Giai đoạn 2 - thời với tổng Cóc: Gắn với bai tho KJóc tổng Cóc

Chàng cóc ơi chàng cóc ơi

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi

Nong noc đứt đuôi từ đây nhé

Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi

(Khóc tổng Cóc)

13

Trang 17

+ Giai đoạn 3 - thời với ông phủ Vĩnh Tường: Đây là quãng thời gian

sau khi chia tay với tông Cóc bà lại se duyên cùng ông phủ Vĩnh Tường

nhưng số phan ham hiu khi được khoảng 27 tháng thì ông qua đời.

Trăm năm ông Phú Vĩnh Tường ôi!

Cái nợ ba sinh đã trả rồi.

Chôn chặt văn chương ba thước dt,

Tung hé hôi thi bon phương trời.

Cán cân tạo hóa rơi đâu mắt, |

Miệng túi càn khôn khép lại rồi.Hăm bảy tháng trời đà máy chốc,

Tram năm ông phủ Vinh Tường ôi!

(Khóc ông Phu Vĩnh Tường)

Cũng chính trong thời gian này bà phải thấu hiểu cảnh làm lẽ đau đớn

và tai hé như thế nào Được mang tiếng là vợ nhưng quanh năm suốt tháng

phải chịu cảnh lẻ loi, đơn chiếc Trong xã hội phong kiến, có khi lấy thêm vợ

là một cách tăng thêm nhân công lao động trong nhà mà không phải trảlương.

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng.

Chém cha cái kiếp lây chong chung,

Năm thì mười họa chăng hay chớ.

Một tháng đôi lần có cũng không!

(Làm lẽ)+ Giai đoạn 4 - thời Chiêu Hé: Tác giả thông qua những bài thơ

xướng, đối đáp của hai người Chiêu Hỗ là một trong những tao nhân mặc

khách thường lui tới Cổ Nguyệt Đường đối đáp thơ ca Là một người tính tìnhcũng nghịch ngợm, hóm hỉnh như Xuân Hương nên hai người sớm thân thiết

với nhau Đồng tuổi, đồng niên, đồng phong cách, đồng tư tưởng nên hai

người xướng họa với nhau rất bình đẳng Xuân Hương không coi mình là

14

Trang 18

phận nữ nhỉ, bà dám nói ra những điều mình biết, mình nghĩ và khi bị Chiêu

Hé chong gheo, bà thường lên giọng đàn chị để cảnh cao, răn đe:

Anh đề tinh, anh đô Say.

Sao anh gheo nguyét giita ban ngay?

Nay nay chi bdo cho ma biét,

Chén dy hang hùm chớ mó tay.

Chiêu Hỗ cũng không phải là một người vừa, khi nghe Xuân Huong

đối như thế thì ông cũng đối lại ngay:

Này ông tỉnh, này ông say,

Này ông ghẹo nguyệt giữa ban ngày.Hang ham vi bằng không ai mó,

Sao có ham con bỗng trốc tay.

+ Giai đoạn 5 - thời đi dạo: Thể hiện qua hàng loạt bài thơ tả cảnh,

ghi dấu địa lý từ Bắc vào Trung Đa số các bài thơ của bà là tả cảnh thiên

nhiên núi non hùng vĩ hay cảnh chùa chiền linh thiêng và u tịch nhưng trong

đó thấp thoáng thấy bà khéo léo đưa vào những hình ảnh của tín ngưỡng dân

gian quen thuộc như sinh thực khí nam, sinh thực khí nữ hay là các hành vi

giao hợp "

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm,

Nut ra một lỗ hỏm hòm hom.

Người quen cõi Phật chen chân xọc,

Kẻ lạ bau tiên mỏi mắt dom.

Giọt nước hữu tình rơi thánh thói,

Con thuyên vô trạo cúi lom khom.Lâm tuyển quyến cả phon hoa lại,

Rõ khéo trời già đến dở om!

(Động Hương Tích)

Tất nhiên, tiêu sử mang tính thơ ca như trên của Hồ Xuân Hương cũngchỉ là ước đoán, bởi có quá nhiều thông tin khác biệt về bà.

15

Trang 19

Sự nghiệp của Hỗ Xuân Hương

Trong văn học Việt Nam nửa cuối thế ky XVIII - nửa dau thế kỷ XIX,

Hương là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa, bởi vì thơ bà trước hết là

y nói tâm tinh của người phụ nữ, không phải người phụ nữ sống trong lầu

ác tia mà là một người phụ nữ bình thường có nhiều bat hạnh trong cuộc

Không chỉ là một nhà thơ nhân đạo mà bà còn là một nhà thơ trào

ng Thơ bà là tiếng nói đả kích những thói hư tật xấu, những bat công

k xã hội phong kiến mục rung và thối nát.

Sự nghiệp thơ ca của Hồ Xuân Hương gồm hai mảng chính là thơ ca

bằng chữ Nôm và thơ ca viết bằng chữ Hán.

- Tho chữ Nôm

y Máng thơ Nôm truyền tụng là một mảng thơ rất hay và đặc sắc, nó thé

4 a rõ tinh cách và sự thông minh của ba trong từng câu từ Số lượng van

n thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng có một số ý kiến khác nhau Đào Thái

n cho rằng thơ truyền tụng của bà có 139 bài Trần Thanh Mại công nhận

ø của nữ sĩ có quãng 40 bài Tác giả Đỗ Lai Thúy dựa vào hai cuốn Tho Hồ

iin Huong của Nguyễn Lộc và L’oewvres de la poétese vietnamiene của M.

Durarand chọn lựa được 50 bài thơ Kiều Thu Hoạch dựa trên 3 tiêu chí: phải

thơ được in hoặc chép tay bằng chữ Nôm, nội dung hoặc phản ánh tâm

ng của người phụ nữ về số phận long đong, về tình duyên lỡ làng hoặc

âm biém, trào tiếu những hiện tượng không bình thường của xã hội và tự

fen - trữ tinh chứ không phải là thứ trào phúng tục nham, tác giả cũng chon

đợc 84 bài thơ của Hồ Xuân Hương.

Tác giả Trần Khải Thanh Thủy trong tác phẩm Bam sáu cái non

Bường (lạm bàn thơ Hồ Xuân ) 2004 đã chia các bài thơ Nôm truyền tụng của

HỒ Xuân Hương thành các đề tài thơ với nội dụng của các đề tài như nhau:

+ Chùm bài vịnh người: Tranh tổ nữ, Thiếu nữ, Quan thị, Phường loi

ti, Mang học trò dot, Su hồ mang

16

Trang 20

+ Chùm bài vịnh vật, lao động và sự việc: Oc nhôi, Quả mit, Mời

Bánh trôi nước, Đông tiền hoén, Vịnh quạt 1 - 2, Giéng thoi, Trống

thủng, Tat nước, Dệt cửi

+ Chùm bài vịnh cảnh chùa: Chita Quán Sứ, Cái kiếp tu hành, Su hô

mang, Cảnh chùa ban đêm

+ Chùm bài về xướng họa - tự tình: Xướng - họa cùng Chiêu Hồ (I, IL,

Il), Chiếc bách, Tự tình (L II, HD

+ Chùm về chủ đề gia đình: Cái nợ chong con, Lấy chẳng chung,

Không chồng mà chứa, Bỡn bà lang khóc chéng, Dé người đàn bà khóc

chồng, Khóc tổng Cóc, Khóc ông phủ Vĩnh Tường

+ Chùm bài vịnh đền, đài, phong cảnh: Đá éng chông bà chong,

Hang Cac Cớ, Hang Thánh Hóa, Đèo Ba Dội, Động Hương Tích, Kém trong,

Quán Khánh, Trăng thu, Hoi trăng, Đẩn Sam Nghi Dong

- Tho chữ Han

Năm 1964, trên tạp chí Văn học, Trần Thanh Mại giới thiệu tập thơ

Lưu Hương ký Lưu Hương ký là tác phẩm duy nhất ghi rõ tên tuổi tác giả:

“Luu Huong ký - Hoan trung Cổ Nguyệt đường Xuân Hương nữ sĩ tập”(Hoan trung nghĩa là tỉnh Nghệ An, Cổ Nguyệt đường là tên nhà ở của Hồ

Xuân Hương, chữ Cổ ghép với chữ Nguyệt thành chữ Hồ, chỉ họ tác giả).

Trong khuôn khổ bài khóa luận, chúng tôi lược qua vài nét về nội dung

và nghệ thuật thơ Nom Hồ Xuân Hương gồm các điểm như sau:

1.3.1 Nội dung

Hồ Xuân Hương nhà thơ của phụ nữ Trong lịch sử văn học dân tộc,

Hồ Xuân Hương là người đầu tiên đem đến cho thơ văn tiếng nói của những

người phụ nữ: những tiếng than, tiếng oán, và tiếng mỉa mai sâu cay Viết về

dé tài phụ nữ, bà thường xoáy sâu vào các ngóc nghách éo le của cuộc đời để

nêu lên những bi kịch không kém phần chua chát, song bình thường nó bị xóa

nhòa trong một cuộc sống rập khuôn của Nho giáo Hồ Xuân Hương đã nêu

lên nỗi khổ của cảnh Ldy chong chung hay cảnh Không chồng mà chika:

17

Trang 21

Nó: Cả nề cho nên hóa do dang,

5 Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng.

Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ chửa hoang là một tai họa tày

ì ‘ah Dân gian ta vẫn hay có câu khi nói về người dan bà chửa hoang là “gọt

bôi vôi, thả trôi sông” Thế nhưng Xuân Hương điềm nhiên không coi đó

tội lỗi, bởi vì theo nàng đó chỉ là “cả nể” nên mới “hóa dé dang” Người

§ nữ trong thơ Xuân Hương không khuất phục và nang đã đứng lên để

Ứng lại lễ giáo với những lời lẽ hùng hồn:

Quản bao miệng thé lời chênh lệch,

Không có, nhưng mà CÓ, moi ngoan.

Trong xã hội phong kiến, hiền nhân quân tử là mẫu người lý tưởng

: ầ xã hội Họ không được phép nói va làm những điều thô tục, cắm ky Thế

‘ mg khi thấy một cô gái dep ngủ ho hénh thi họ cùng “dùng dang đi chang

k °, Trong bài thơ Vinh cái quạt bà mượn cớ tả cái quạt dé ám chỉ “Ca

uu vua yêu mot cdi nay” Trong thời đại nhiễu nhương den trắng lẫn lộn, nữky tỏ sự chống đối quyết liệt những kẻ tu hành giả đối Hồ Xuân Hương; § phán bao giờ cũng gay gắt, với ba không bao giờ có thái độ khoan; tượng nửa vời Do anh hưởng của cuộc đời riêng, Xuân Hương chú ý nhiều

' h mặt xã hội phong kiến kìm hãm cuộc sống bản năng của người phụ nữ,

fa ái ân trai gái.

Hồ Xuân Hương nhà thơ trữ tình yêu đời Cảnh thiên nhiên nhà thơ

mến là những cảnh của cuộc sống thường ngày, cảnh thiên nhiên cao

me, có hình khối, có cây, có gió Mùa thu trong con mắt của nhà thơ cũng

on lành như một trái cây chín đỏ “Mộ trdi trăng thu chin mỗm mom”.

poh trong tho bà không có những nét buồn buồn của một buổi chiều tà,

ong phon phot, nhàn nhạt như một bức tranh thủy mặc mà phải là cảnh lúc

D cũng cua quay, cũng sống, cũng vui tươi Những bài thơ trữ tình viết vềm phận của mình thì thường đượm buồn Xuân Hương không ủy mi khóc,

18

Trang 22

cái buồn trong thơ bà là cái buồn bình tĩnh mà thấm thía, kín đáo toát lên từ

đáy lòng nhà thơ:

M6 thảm không khua mà cũng cốc,

Chuông sâu chẳng đánh cớ sao om.

1.3.2.Nghệ thuật

Xuân Hương không làm thơ về đời sống quý tộc, không viết kiểu thơ

khẩu khí, mà viết về những đề tài lấy trong sinh hoạt của người lao động,

giống như văn học dân gian.

Ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương có một sự gặp gỡ rất kỳ lạ với ca dao,

tục ngữ Việt Nam Xuân Hương vận dụng ngôn ngữ không câu nệ, đôi khinhà thơ đưa vào trong tác phẩm của minh hàng loạt từ “dau đường xó chợ”,

miễn sao các từ ấy dùng được và miêu tả được cái chân thực của cuộc sống:

Cha kiếp đường tu sao lắt léo,

Cảnh buôn thêm chan nợ tình deo.

Kho từ ngữ của Xuân Hương chưa đựng nhiều từ ngữ động, màu sắc

trong thơ bà phải là “trang phau phau”, “trong leo lẻo”, “chín mõm mom”,

“đỏ lòm lòm” cử động phải là “vỗ bong bong”, “thích thích mau” Xuân

Hương còn thích dùng những vần oái oăm khó gieo, thi pháp cổ gọi là tử vận,

nhưng dùng thành công thi rất độc đáo Ví dụ như van om trong bài “Trang

thu” (chín mõm mom, đỏ lòm lom ) tạo cảm giác sung mãn và tràn day.

Về cơ bản, nghệ thuật thơ Nôm Hồ Xuân Hương có nhiều nét đặc sắc

so với dòng thơ Nôm đương thời về bút pháp, hình tượng, ngôn ngữ và sức

sống gợi mở.

1.4 Một số van đề xung quanh mối quan hệ văn hóa cỗ truyền và văn

học viết Việt Nam

1.4.1 Văn hóa cô truyền và giá trị văn hóa cổ truyén

Theo Hữu Ngọc, “văn hóa cổ truyền” là “nền văn hoá có từ lúc hình

thành dân tộc, qua nhiều bước phát triển nội tại và chịu ảnh hưởng ngoại lai

châu á cho đến khi ảnh hưởng của văn hoá phương Tây tác động quan trọng

19

Trang 23

đến một số lĩnh vực, tuy gốc dân tộc vẫn tồn tại Như vậy khoảng thời gian

kéo dài từ thiên niên ki thứ I trước Công nguyên cho đến cuôi thê ki XIX, đầu

thế ki XX” [27, tr.5].

Văn hóa cổ truyền Việt Nam là cội nguồn, niềm cảm hứng nuôi dưỡng

sự phát triển của văn học dân tộc Văn hóa cô truyền đã có từ rất lâu đời trên

lãnh thổ Việt Nam, đây là kết tỉnh của tỉnh hoa dân tộc được truyền từ đời

này sang đời khác thông qua nhiều hình thức khác nhau như các lễ hội, các di

tích lịch sử và đặc biệt là được ghi dau nhiều trên các tác phẩm văn học Văn

hóa cổ truyền và văn học viết liên hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua nhiều

khía cạnh:

+ Thành phan cau thành lên văn hóa cô truyền Việt Nam vô cùng phong

phú và đa dạng Văn học dân gian có thé coi là một mảng tiêu biểu góp phần

hình thành nên văn học viết Đây có thể coi là mảnh đất màu mỡ để các tácgiả văn học khai thác dé sáng tao ra những tác phẩm mang dấu ấn cá nhân.

Các đề tài trong văn hóa cổ truyền được các tác giả khai thác chủ yếu là về

mảng văn học dân gian (văn học truyền miệng) như các câu ca dao tục ngữ,

hò vè, truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn với những tên

tuôi lớn trong lịch sử văn học dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,Hồ Xuân

Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Công Trứ

+ Về nội dung cả văn hóa cổ truyền Việt Nam cũng như văn học viết

đều cung cấp cho người đọc những tri thức về tự nhiên, xã hội, góp phần

quan trọng vào hình thành nhân cách con người Văn hóa cổ truyền là nơi bảo

tồn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta như: truyền thống

yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng tinh cảm, giàu lòng bao dung nhân

hậu thể hiện qua nhiều lễ hội tái hiện những cuộc chiến đấu của tổ tiên ta

trong lịch sử dựng và giữ nước, các trò chơi dân gian, các tín ngưỡng thờ

Cúng từ xa xưa.

+ Văn học viết lay những dé tài quen thuộc trong văn hóa cổ truyền

như: thân phận của những người nông dân nghèo khổ, hoàn cảnh éo le của

s

Trang 24

những người phy nữ, những kinh nghiêm sống đã tích lũy qua hàng ngàn đời,

ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi những anh hùng có công trong

bảo vệ đất nước, lên án tố cáo chế độ cai trị hà khác cùng những luật định

khắt khe làm cho đời sống nhân dân thêm khổ cực.

+ Về phương diện nghệ thuật: Văn hóa dân gian đã cung cấp cho văn

học viết một số lượng lớn các hình thức nghệ thuật truyền thống, từ ngôn ngữđến hình thức thơ ca, hình ảnh, cách nói, biện pháp tu từ, thể loại, chất liệu

dân gian

Ngôn ngữ trong văn hóa dân gian mang đậm tính triết lý, giàu chất thơ

song hình thức biểu đạt lại gần gũi va dễ hiểu Ngôn ngữ dung di, là lời ăn

tiếng nói hàng ngày, được người dân đúc kết trong quá trình lao động nhằmdiễn đạt tư tưởng, quan điểm sống.Các biện pháp tu từ trong văn học dân gianthường sử dụng là: so sánh, ấn dụ, hoán dụ, để giúp người đọc hình dung

cụ thé thông qua các hình ảnh quen thuộc như: bến nước, con đò, tắm lụa dao,

hạt mưa rơi, cây đa, bến nước, Đây chính là kho tàng khổng lồ của trí tuệ

và tâm hồn dân gian mà bất kỳ một nghệ sĩ ngôn từ nào cũng không thể

không quan tâm, vận dụng.

Văn hóa cổ truyền Việt Nam đã ăn sâu bám rễ vào tâm hồn người Việt

từ thế hệ này sang thế hệ khác Tuy nhiên, đôi lúc văn hóa cổ truyền đường

như bị lãng quên phần nào dưới chế độ cai trị của các tập đoàn phong kiến

Việt Nam Nhưng văn hóa dân gian Việt Nam không hề mắt đi mà vẫn được

tồn tại trong đời sống nhân dân Việt Nam qua các lễ hội, các câu truyện

truyền miệng, ca dao, tục ngữ, Giai đoạn cuối thé ky XVIII — đầu thế ky

XIX, chế độ cai trị của tập đoàn phong kiến tỏ rõ kha năng không lãnh đạođược đất nước, Nho giáo không còn ở vị trí độc tôn Tầng lớp sáng tác giai

đoạn này vẫn là các nhà Nho, tuy nhiên có một bộ phận các nhà Nho đã quay

trở về với những đê tài xung quanh đời sông dân gian Việc trỗi dậy của vănhóa dân gian in dau trong các tac phâm văn học giai đoạn này như một sự dau

tranh, chống lại những phép tắc gò bó của Nho giáo.

Fe

Trang 25

Ở giai đoạn cuối thé kỷ XVIII — đầu thé kỷ XIX, chế độ phong kiến di

vào khủng hoảng, Nho giáo không còn là một chỗ đứng vững chãi, Phật giáo

và Đạo giáo dần dần xâm nhập và có chỗ đứng vững chắc trong đời sốngnhân dân Văn hóa dân gian Việt Nam thời kỳ này hưng thịnh trở lại như là

một bước chống lại văn hóa Hán đang chiếm lĩnh mọi mặt của đời sống với

sự hỗ trợ đặc biệt của Nho giáo.

1.4.2 Hé Xuân Hương và con đường trở về văn hóa cô truyền của dân tộc

Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo trên văn đàn Việt Nam

cuối thế ky XVIII — XIX Thơ Hồ Xuân Huong là tiếng nói mới, chống lại

những thiết chế phong kiến ràng buộc con người cũng như những quy phạm

ngặt nghèo của nghệ thuật phong kiến Đồng thời, thơ bà cũng là tiếng nói

của văn hóa Việt chống lại xu hướng Hán hóa kéo dài hàng nghìn năm trong

lịch sử Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII — đầu thế ky XIX tiêu biểu cho

sự trỗi dậy của văn hóa cổ truyền Việt Nam với nhiều hiện tượng tiêu biểu

như Nguyễn Du với thể thơ lục bát dân tộc, Nguyễn Công Trứ với thể loại hát

nói Những tác giả này đã vận dụng ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ vào

các sáng tác của mình Thơ Hồ Xuân Hương nằm trong trào lưu nhân văn chủ

nghĩa của văn học trung đại cuối thế kỷ XVII — đầu thé kỷ XIX Tính nhânvăn trong thơ bà tập trung ở sự ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, hình thể người phụ

nữ, đả kích quan niệm khắt khe của chế độ phong kiến để bảo vệ cho quyền

lợi của người phụ nữ trong xã hội mà Nho giáo làm độc tôn Ngoài ra, nội

dung thơ ca của bà cũng ca ngợi cuộc sống và niềm hạnh phúc trần thế.

Văn hóa cổ truyền của dân tộc ta thường được nhìn từ các góc độ như:

đề cao nữ tính, tỉnh thần tự nhiên — phén thuc, dé cao yéu tố tinh nghia, trao

tiếu, biểu hiện qua loại hình dân gian, thâm mỹ dân gian, ngôn ngữ dân gian

và hình tượng dân gian.

Với một số quan niệm cơ bản như vậy, chúng tôi khảo sát thơ Hồ Xuân

Hương từ các phương diện:

+ Tinh tu tưởng

22

Trang 26

Chùm thơ Nôm truyền tụng của nữ sĩ họ Hồ thé hiện rất rõ việc dé caotính Trong tâm thức của người Việt dé cao và tôn trọng phụ nữ đã có từ

lâu đời, thể hiện qua một loạt các hình tượng nữ thần, mẫu thần có công

đết nước, được nhân dân thờ phụng.

Tín ngưỡng thờ cúng tự nhiên, phén thực cũng là một phan quan trọng

ag văn hóa tâm linh người Việt Hồ Xuân Hương đã khéo léo vận dụng

ng hình ảnh của tín ngưỡng phén thực (sinh thực khí nam, sinh thực khí

hành vi giao phối) vào trong tho ca của mình Nhà nghiên cứu Đỗ Lai

úy đã gọi những hình ảnh gợi liên tưởng về tín ngưỡng xa xưa của ngườiʆ trong thơ Hồ Xuân Hương là “hoài niệm phén thực” Hoài niệm 6 đây

" ông chi là một nỗi nhớ theo cách hiểu thông thường Hodi niệm trong cách

⁄ bu của Đỗ Lai Thúy là những “ám ảnh”, “ám gợi” của thơ nữ sĩ về một ký

văn hóa vốn đầy ắp những hình ảnh sinh động của đời sống tự nhiên trong

gnh thần người Việt xưa.

+ Nội dung trữ tinh:

Thơ Hồ Xuân Hương có rất nhiều giọng điệu trữ tình Đó là tiếng xót

t ương cho thân phận người phụ nữ nói chung, là tiếng kêu than cho “cái

bồng nhan” trước sự biến động của “nước non”, ia tiếng cười chua chát và

mẽ vào những sự 16 bịch của xã hội đương thời Trong đó, có thể nói,biếm, trào tiếu là một nội dung đặc sắc của thơ ca bà Bản tính khang

khái và cái nhìn sắc sao của nữ si đã khiến giọng thơ bà vang lên những lời

biếm đối với mọi thành phần thường được cung kính trong xã hội như

& tua chúa, hiền nhân quân tử, sư sãi Không phải bà ghét họ Bà chỉ không ưa

' Sự giả dối của thời đại mà họ là chứng nhân “Bà đã cười ai thì cưới đến thốiB noc, gãy sừng họ ra Cái cười của ba vừa mạnh, chắc lại sâu sắc nữa Bà némFcả trái tim, cuộc đời mình vào cuộc cười ấy, thành thử người đọc hiểu được

pba còn phải rung rung lệ suốt hai trăm năm” [32, tr.334].

+ Hình thức: Đây là một nội dung quan trọng trong thơ ca của bà.

23

Trang 27

Ngôn từ trong thơ ca của bả hết sức dân gian, đó là những lời ăn tiếng

nói hàng ngày, những cách nói xỏ xiên cũng được đưa vào thơ ca hết sức độc

đáo và mới lạ.

Hồ Xuân Hương cũng đã vận dụng loại hình câu đối, ca dao dân ca,

thành ngữ tục ngữ vào thi phẩm của bà nhưng bà đã khéo léo làm cho câu từ

đặc sắc và ấn tượng hơn đối với những người thường thức.

Màu sắc trong thơ của Xuân Hương về cơ bản đều mang vẻ rực rỡ,

hình khối sinh động liên quan đến tính chất vui sống của người Việt từ ngàn

1.4.3 Tín ngưỡng dân gian và cách hiểu của người viết khóa luận

Tín ngưỡng là hệ thống các niém fin mà con người tin vào để giải

thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng Tín

ngưỡng đôi khi được hiểu là tôn giáo Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôngiáo Ở chỗ, tín ngưỡng mang tính đân téc, đân gian nhiều hơn tôn giáo, tinngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo Khi nói đến tín ngưỡng

người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có

một số đặc điểm chung; trong khi đó, tôn giáo thường không mang tính dân

gian Tín ngưỡng không có một hệ thống điều hành và tổ chức như tôn giáo,

nếu có thì hệ thống đó cũng lẻ tẻ và rời rạc Tín ngưỡng nếu phát triển đến

một mức độ nào đó thì có thể thành tôn giáo Cơ sở của mọi tôn giáo, tín

ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào những cái “siêu

nhiên” (hay nói gọn lại là “cái thiêng”) - cái đối lập với cái “trần tục”, cái

hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được Niềm tin vào “cái

thiêng” thuộc về bản chất con người, nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với

con người và loài người, nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của

con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh than, tư

tưởng, đời sống tình cảm

Tín ngưỡng dân gian hay được gọi là tín ngưỡng Việt Nam là tín

ngưỡng của các dân tộc sống trên lãnh thé Việt Nam Việt Nam nằm ở trung

24

Trang 28

tâm khu vực nhiệt đới gió mùa 4m, thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng.

Thời xa xưa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên Vì

vậy, việc thờ cúng các vị thân tự nhiên (nhiên thần) đã sớm gần gũi với họ.

Hơn nữa, Việt Nam lại là ngã ba đường nơi giao lưu của nhiều tộc người, của

nhiều luồng văn minh Hai yếu tố đó làm cho Việt Nam trở thành một quốcgia đa tôn giáo, tín ngưỡng Tính đa thần ấy không chỉ biểu hiện ở số lượng

lớn các vị thần mà điều đáng nói là, các vị thần ấy cùng đồng hành trong tâm

thức một người Việt Điều đó dẫn đến một đặc điểm của đời sống tín ngưỡng

- tôn giáo của người Việt đó là tính hỗn dung tôn giáo Trước sự du nhập của

các tôn giáo ngoại lai, người Việt không tiếp nhận một cách thụ động mà luôn

có sự cải biến cho gần gũi với tư tưởng, tôn giáo bản địa Vì vậy, ở nước ta,

trong khi các tôn giáo vẫn phát triển thì các tín ngưỡng dân gian vẫn giữ vai

trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân.

Trong cuốn sách Tim về bản sắc văn hóa Việt Nam (1989) của Trần

Ngọc Thêm có chia tín ngưỡng dân gian Việt Nam bao gồm: tín ngưỡng phon

-thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái Con Người Trong

phạm vi bài khóa luận này, chúng tôi tìm hiểu sâu về loại hình tín ngưỡng

phén thực và tín ngưỡng thờ vật Tổ trong tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín

ngưỡng thờ Mẫu trong tín ngưỡng sùng bài Con Người ở trong mảng thơ

Nôm truyền tụng của nữ sĩ họ H6.

Quan niệm của người viết khóa luận khi tiếp cận phân tích yếu tố tín

ngưỡng trong thơ Hồ Xuân Hương là không đưa toàn bộ các định nghĩa, khái

niệm tín ngưỡng vào quá trình khảo sát, mà chỉ dừng lại ở việc mượn một số

nội hàm và ấn tượng cơ bản của tín ngưỡng để soi chiếu vào hình tượng nghệ

thuật thơ Hồ Xuân Hương.

Tiếu kết:

Sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt, giai đoạn cuối

thế kỷ XVII - nửa đầu XIX, chế độ phong kiến đi vào con đường khủng

hoảng, bế tắc, Hồ Xuân Hương tất bất bình với xã hội đương thời, lại thêm

25

Trang 29

tuc đời nàng là những ngày buồn dài, đau khổ nên toàn bộ nỗi niềm cuộ

đời và thân phận đã được bà gửi cả vào thơ Thơ Hồ Xuân Hương man: tinh

tướng đòi hỏi ve tinh yêu, về quyền sống của người nữ Tác phim cua ba Mã

yếu là thơ Nôm truyền tụng nhưng giá trị chứa đựng trong đó là vô wang ion

và sâu sắc.

26

Trang 30

CHƯƠNG 2: THƠ HO XUÂN HƯƠNG NHÌN TỪ TÍN NGƯỠNGPHÒN THUC, TÍN NGUONG THO VAT TO VÀ THỜ MẪU

21 Thơ Hồ Xuân Hương nhìn từ tin ngưỡng phon thực

Như đã biết, tín ngưỡng phồn thực đã xuất hiện từ rất lâu đời Tín

ngưỡng phon thực sinh ra từ sự thờ cúng sinh thực khí và hành vi giao phối

với mục đích cầu mong than linh giúp cho con người sản sinh và lao động ra

nhiều của cải, đặc biệt là lương thực, để duy trì sự sống, sinh sản để bảo vệgiống nòi Tín ngưỡng phén thực trong văn hóa cổ truyền là những biểu

tượng gốc, là “kho trời chung” được phổ biến trong xã hội loài người Còn

trong thơ Hồ Xuân Hương không chỉ có khơi lại cái cội nguồn sơ cổ, mà còn

khéo léo sáng tạo nó thành “vô tận của riêng mình”, những biểu tượng ay cótính thâm mỹ cao làm cho cái thanh cái tục không còn đối lập nhau mà hòa

quyện lấy nhau Tác giả Đỗ Lai Thúy đã dùng khái niệm rất hay khi nói vềtinh phon thực trong thơ Hồ Xuân Huong đó là tinh dp lửng hai mặt Thơ Hồ

Xuân Hương rất thanh những khi đọc lên cũng không thể khiến người ta

không nghĩ đến cái tục Ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội dân gian, nó không

chỉ diễn ra ở xuân thu nhị kỳ mà còn diễn ra ở khắp mọi thời gian trong một

năm Lễ hội là một hình thức sinh hoạt cộng đồng như trở về với thời xa xưa

huy hoàng với các lễ hội dân gian gắn liền với các trò chơi mang đậm tínhchất phén thực như bắt trạch trong chum hay hoạt động của trai gái trong đêm

hội Giã La như tháo gỡ những lễ giáo ràng buộc, nếp sống tôn ty trật tự của

cuộc sống hàng ngày Đây là cơ sở văn hóa cho sự ra đời những sáng tác thi

ca độc đáo ma thơ Hồ Xuân Hương là đỉnh cao nhất Đỗ Lai Thúy trong H6

Xuân Hương hoài niệm phôn thực (1999) đã nhận xét rằng: “Thơ Hồ Xuân

Hương chỉ có thé và chỉ nay nở trên cơ sở một “nền văn hóa dâm tục” của

Việt Nam, và nền văn hóa này, đến lượt nó, lại bắt nguồn từ một tín ngưỡng

phổ quát từ xa xưa được bảo lưu trên đất Việt và in đậm vào tâm linh Việt.

Đó là tinngudng phôn thực” [31, tr.49].

27

Trang 31

Trong giáo trình (đánh máy) của PGS Lê Giang (DH KHXH &NV

M), phần viết về Hồ Xuân Hương nhiêu cho rat xác đáng Theo ông,Ỹ nói rằng tín ngưỡng phén thực trong tho Nôm truyền tụng của Hồ

h Hương là một sự sáng tạo, đột phá khó lặp lại của thơ ca Việt Nam Với

chế Nho giáo khuôn phép, luôn luôn phải theo một chuẩn mực nhất định

hững vần tho có liên quan đến tín ngưỡng phổn thực của Hồ Xuân

như đã vi phạm đến quy phạm của thiết chế Nho giáo Thơ văn của nữ

Hồ đi ngược lại hầu hết các quy phạm của thơ ca trung đại Hồ Xuân

như một tiếng nói lạ trong dòng văn học trung đại Việt Nam Những

'chuẩn khi nói về văn học trung đại dường như đều sai so với thơ Hồ

n Hương Nếu như thơ văn trung đại thường hướng đến sự thanh cao, nhã

b của đời sống quý tộc thi thơ văn của bà lại hướng đến cái thông tục của

ống sinh hoạt nhân dân Tho văn trung đại thường tìm đến vẻ đẹp của cái

a tranh tuc thi tho van ba lai chu yếu là cái tục Các nhà thơ trung đại

mg không cao các tinh còn thơ bà chúa thơ Nôm thì đầy cá tính Thơ ca

đại thường trang nghiêm, dé cao vẻ đẹp lão thực thi thơ ca Hồ Xuân - '

ng lại day dp tiếng cười, đề cao cái đẹp hồn nhiên, trẻ trung Nếu nhưg xã hội cũ luôn dé cao những bậc hiền nhân quân tử, khinh thường người

nữ thì trong thơ Xuân Hương luôn bênh vực số phận người phụ nữ, coi

Png những kẻ “hiền nhân quân tử” với những ham muốn dung tục tầm

mg nhưng tỏ vẻ cao đạo Tho ca Hồ Xuân Hương như một tiếng nói mới

văn hóa Việt Nam chống lại xu hướng Hán hóa văn hóa Việt Nam Với

: ‘V6 tận của riêng minh”, bà chúa tho Nôm đã dám chống lại truyền thống,

Ibỏ mọi sợi dây ràng buộc, cất mình bay lên bầu trời của sự sáng tạo Tín

ng phén thực được nữ sĩ họ Hồ đưa vào thơ mình dưới dạng các biểu

đó là linga (sinh thực khí nam), yoni (sinh thực khí nữ) và hành động

b phi.

Như đã biết, biểu tượng là cái gì đó đại diện cho một ý tưởng, thực

Trang 32

4 9 nghia Trong tho cua Hồ Xuân Huong thi đó là những biểu tượng

phần thực - đều là những biểu tượng văn hóa - tôn giáo Chúng là hiện thân

của những “cd mẫu” được hình thành và tồn tại từ thời con người chưa có chữ

viết Cái biểu tượng ấy đều tồn tại trong vô thức tập thể của cộng đồng cũng

như của cá nhân Khi đọc thơ bà, chúng ta có cảm giác như biêu tượng phôn

thực là nỗi ám ảnh của bà Khắp các bài thơ chữ Nôm đều hiển hiện các biểu

tượng phổn thực, nó xuất hiện dưới nhiều dạng và được tác giả miêu tả sinh

động |

2.1.1 Biéu tượng phon thực thé hiện qua hình ảnh sinh thực khí nữ (yoni)

Hình ảnh sinh thực khí nữ (âm vật) là một phạm trù sáng tạo độc đáo

của thơ bà cả về biểu tượng gốc và biểu tượng phái sinh Hình ảnh âm vậttrong thơ Hồ Xuân Hương rat phong phú và đa dạng như: hang ( Hang Cac

Cớ, Hang Thanh Hóa), động (Động Hương Tích), đèo (Déo Ba Dội), kẽm

(Kẽm Trống), cia (Qua cửa đó), giếng (Giếng thoi), 16 (Đánh du), cái quạt(Vinh quạt I, II) còn rất nhiều hình ảnh sáng tạo về sinh thực khí nữ trong

thơ của bà Thơ Hồ Xuân Hương trước hết là đầy những ám ảnh về hang

động Hang động thời nguyên thủy là nơi tổ tiên của chúng ta cư trú, tránh

mưa rét, thú dữ Nơi đây cũng là đã lưu giữ bao hình ảnh từ thời xa xưa,

người nguyên thủy đã vẽ lên tường những bức tranh mang ý nghĩa ma thuật

thiêng liêng, mà cho đến tận bây giờ nhiều nhà khoa học chưa giải thíchđược Bà làm rất nhiều bài thơ về hang động có liên quan đến hình ảnh âm

vật của người phục nữ như: Động Hương Tích, Hang Cắc Cớ, Hanh Thánh

Hóa, Kém Trống, Déo Ba Dội

Trời dat sinh ra đá một chòm,

Nutt làm hai mảnh hỏm hòm hom.

Ké ham rêu mốc tro toen hoén,

Luông gió thông reo vỗ phập phòm.

Giọt nước hữu tình rơi lõm bém,

Con đường vô trạo tôi om om.

29

Trang 33

Khen ai déo đá tài xuyên tac,

Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dom.

(Hang Cắc Cớ)

Hang Các Cớ là tên một cái hang ở chùa Thay Sở di có cái tên là Cac

¡vì lòng hang vừa dài, vừa sâu lại ngoắt nghéo khó đi Hơn nữa ở đây

hội phon thực diễn ra vào (7/3 âm lịch) Dân gian ta có câu “Gái chưa

š đến hang Cắc Cớ/ Trai chưa vợ đến hội chùa Thay” Trong ngày hội,

ái đi vào những chỗ ngoắt ngoéo đấy dé tự tình, sờ soạng một cách tự

Krong lần đi van cảnh chùa vào mùa lễ hội diễn ra, cái không khí phon

như đã “kích thích” Hồ Xuân Huong dé bà sáng tác bài thơ về cảnh chùa

k những từ gợi tình Với cặp câu dé tác giả như muốn giải thích làm sao ©

kr ra hang Các Cớ: “Troi đất sinh ra đá một chòm / Nút ra đôi mảnh

phom hom”, “đất trời” là biéu tượng của âm dương, “đá một chòm” làHượng của linga, “hai mảnh” nằm trong tuyến tính liên hệ ngữ nghĩa với

À, nên là biểu tượng của Yoni Rồi “kẽ hầm”, “rêu mốc”, “tro toen hoẻn”

i ién quan đến âm vật của người phụ nữ Hang Thánh Hóa cũng là một bài

g motip về hang của bà Hang Thánh Hóa cũng là một hang trong hệ

bg chùa Thay, tương truyền trước khi đầu thai làm con vua nhà Lý thì

n sư Từ Đạo Hanh đã thoát xác ở đây nên hang có tên là Thánh Hóa.

Mg bai thơ này, tác giả vẫn dé lộ cách nói rất nghịch ngợm, gợi liên tưởngmẹ “vùng cam” của người nữ: “Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp / Lach khe

k ri mo lam nham” Chúng ta chú ý các danh từ “khe”, hai động từ “sờ”,và hai từ lấy “ram rạp”, “lam nham” Cùng với tác phẩm Đèo Ba Dội,

ng ta có thé thấy rõ tác giả đã sử dụng cặp từ giống nhau nhưng đảo vị trí

hẻ hiện quan hệ giao hợp như “chôn chân mỏi géi’ Ạ Hang Thánh Hóa)

"moi gối chén chân ”(Đèo Ba Dội).

Bay dat kia ai khéo khéo vom,Nút ra một lỗ hỏm hòm hom.

Người quen cửa Phật quen chân xọc,

30

Trang 34

Kẻ lạ bau tiên mỏi mat dom.

Giọt nước hữu tình rơi thánh thot,

Con thuyên vô trạo cúi lom khom.

Lâm tuyển quyền cả phon hoa lại,

Rõ khéo trời già đến dé dom.

(Động Hương Tích)

kí Động Hương Tích nam trong dãy núi Hương Sơn thuộc huyện Mỹ

Đức, thành phố Hà Nội Động Hương Tích rất thiêng, du khách đến đây vừa

thưởng ngoạn cảnh đẹp lại vừa xin lộc nhà Phật Ai chưa có con thi cầu tự xin

cơn bằng cách xoa đầu cô, đầu cậu, muốn gia súc sinh đàn đẻ đống thì cạo bột

ở cây thóc, dun gạo bỏ vào thức ăn hàng ngày Một không gian day tình

h phén thực đã tao cảm hứng cho nữ si Xuân Hương viết lên Động Hương

_Tícbhmang màu sắc trần tục Đó là cái “16” kết hợp với từ lay “hom hòm

hom”rất ám ảnh “Bau tiên”ám gợihình ảnh bầu sữa, liên quan đến bộ ngực

-' người phụ nữ.

-Một bài thơ khác của bà cũng rất “lap lửng”:

Ngõ sâu thăm thắm tới nhà Ông,

Giống tốt thanh thoi, giếng lạ lùng.

Cau trắng phau phau đôi ván ghép,

“Nước trong leo léo một dong thông.

thơ trên rõ ràng ít nhiều khắc họa “phần kín” trong cơ thể phụ nữ Ý thơ

OSA A ° ` *Ã x2 2 ^ oA nw, la

gieng thanh tân” lại càng khiên người đọc cảm nhận nhiêu hon những lớp

31

Trang 35

h “đục tính” Câu thơ cuối “Đố ai dám thả nạ dong dong” vừa có màu sắc

;aghich (tựa như một cảnh tình thiên nhiên và con người) vừa có yêu tô

ủi dục qua cụm từ gợi hình “nạ dòng dòng” (gợi xa xôi một hình ảnh tính

trồng của nam giới).

Túi càn khôn trong thơ Hồ Xuân Hương cũng là một biểu tượng đặc

biệt Theo huyền thoại của nhiều tộc người trên thế giới: xưa trời đất là một

khổi hỗn mang, nguyên lý đực và nguyên lý cái còn lẫn lộn chưa phân biệt.

Sau đó là sự phân biệt, tính giao và sinh con đẻ cái Trời đất tách nhau tạo

thành khoảng không Bầu trời đất, túi vũ trụ, túi càn khôn trở thành biểu

tượng của âm vật, của cái rỗng không có khả năng sinh sản.

Cán cân tạo hóa rơi đâu mắt

Miệng túi càn khôn khép lại rồi

(Khóc ông phủ Vĩnh Tường)

Hay: “Tối ba mươi khép can khôn / Sáng mông một lỏng then tạo hóa ”.

Hình ảnh cái quạt trong hai thi phẩm Vinh Quạt I, I rất đáng chú ý:Mười bay hay mười tam đây?

Cho ta yêu dau chẳng rời tay.

Mong dày chênh chếch chừng ba góc,

Rộng hẹp dường nào cắm một cay.

(Vịnh quạt f)

Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa,

Duyên em dính dang tu ngàn xưa.

Chành ra ba gọc da còn thiếu,Khép lại đôi bên thịt van thừa.

(Vịnh quạt II)

Mượn chuyện cái quạt, Hồ Xuân Hương đã nói đên “cái khác” “Cái

khác” ay được mô tả một cánh “tỉnh táo” chưa từng có: rất cụ thể, rất chính

Xác và rất mạnh mẽ gợi tình gợi dục Trong bài Vinh quạt I có nói “Mười

bay hay là mười tám đây”, hàm ý nói đến độ tuổi của người thiếu nữ khoảng

32

Ngày đăng: 29/06/2024, 04:57

w