1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Tâm lý học: Kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội

113 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN TUAN ANH

Luan van thac si chuyén nganh: Tam ly hoc

Mã số: 8310401.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trịnh Thị Linh

Hà Nội - 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,

kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được công bé trong bat kỳ công

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận

được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin

chân thành gửi lời cảm ơn tới:

- Các Thay, Cô trường Đại hoc Khoa học Xã hội và Nhân văn Dai học Quốc

gia Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học cao học.

- PGS.TS Trịnh Thị Linh - Giảng viên hướng dẫn luận văn đã tận tình chỉ

bảo, đóng góp cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.

- Các cán bộ, nhân viên y tế đang công tác tại Bệnh viện tôi làm nghiên cứu

đã nhiệt tinh tạo điều kiện tốt nhất cho tôi dé thực hiện khảo sát, phỏng vấn dé

hoàn thành luận văn Đồng thời, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các bạnđồng khóa, đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Xin trân trọng cảm on!

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ DAU essssssssssssssssssssssssssesssssssscsssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssesssssssssssssssseessees 6

1 Lý do chọn dé taicc.eccccccccccccsessessesssessessessessessessessussssssessessessessessussusssesseeseesecses 62 Mục đích nghién CỨU - (1131132111311 11191119 111 111 ng vn ng rưy 83 Đối tượng nghiên CU eeceececcesseessessessessessesssssssssessessessessessessesssssesseeseeseeseess 8CN no oi VU NGHIEN CUU 11 .ẢẢ 8

5 Khách thé nghiên ctru c.cccccccccsscsscessessessessessesssssessessessessessessssssessessesseeseess 8

6 Cau hoi ghiTMN CU oe 333334 97 Giả thuyết nghiên CUU ceeceececcessesssessessessessesssssssssssessessessessesssssssessesseeseeseess 9

8 Phương pháp nghién CỨU - c2 132213211 139113 1311511511 EErkerrre 9

CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE KIET SUC NGHE NGHIEP CUA

NHAN VIEN Y TTIE, o 5< << s9 9 I0 00000600950000096 000 10

1.1 Tổng quan nghiên cứu về kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế 10

1.1.1 Nghiên cứu về thực trạng kiệt sức nghé nghiệp của nhân viên y tế 101.1.2 Nghiên cứu về một số yếu to có liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp của

/1/1⁄1/8912/A1012PPEPREREEEEE 13

1.2 Lý luận về kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tẾ -. - 171.2.1 Khái niệm nhân vién y KỂ 2 2© ©k+Ek+EE+EEEEEEEEEESEEEEEEEErEerkerkereee 17

1.2.2 Khái niệm kiệt sức ngh nghiệp) coceccecceccessessessessvessessessessessesseessessesseeseess 19

1.2.3 Khái niệm kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tẾ -: 211.2.4 Các yếu to liên quan đến kiệt sức nghệ nghiệp của nhân viên y tế 22

1.2.5 Do lường kiệt sức nghề nghiệp - - 5S SecEceEEEkEErkerkerkererees 23CHUONG 2: TO CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 Tổ chức nghiên CứỨu ¿5-2 E+SE+ESESEEEEEEEE2E21711111211712 2111 x0 282.1.1 Vài nét về dia bàn và khách thể nghiên UU -. -cs- sec: 28VI PL Tổ 10 .nnngg A 292.2 Phương pháp nghiên CỨU - <5 + +3 E313 EEEsEEseeeeeerekrsreeeeeee 302.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài TIỆM - «5s «<< s<++++ 302.2.2 Phương pháp diéu tra bằng bảng hỏi 5+©5-5s+5s+c+eszesrserssree 31

2.2.3 Phương pháp phỏng vấn SGU.seescecceccessessessesssessesessessessessessssstsstesseeseesees 42

2.2.4 Phương pháp xử lý số liệu bằng phan mêm thong kê toán học SPSS 42

Trang 5

CHƯƠNG 3: KET QUA NGHIEN CỨU THỰC TRẠNG KIỆT SỨC NGHE

NGHIỆP CUA NHÂN VIÊN TE TREN DIA BAN THÀNH PHO HA NỘI 433.1 Thực trang kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế trong phạm vi khảo sátqua thang đo C|BÌ - c1 31911 11 9111911 TH TH ng 43

3.1.1 Thống kê mô tả thực trạng kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế theo

x15891/1/82112/ BE PPn8ẺAEe ố 43

3.1.2 Thống kê mô tả thực trạng kiệt sức nghề nghiệp nói chung của nhân

0/2072 — dd 463.1.3 Sự khác biệt về kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế theo một số biến

nhân khẩu - Xã hỘIi << E531 1k5 ky 503.2 Mối quan hệ giữa tình trạng kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế và sựho trợ xã hội mà họ nhận ổược - - << +52 +22 ***E++22EEe+zeeeeezzseeeeze 63

3.2.1 Đánh giá của nhân viên y tế về hỗ trợ xã hội mà họ nhận được 633.2.2 Tương quan giữa sự hỗ trợ xã hội mà nhân viên y tế nhận được với tinh

trạng kiệt sức nghề nghiỆp CUANO - cv xỲkEikESseksrekererseeree 67

3.2.3 Kha nang du bao cua su hỗ trợ xã hội ma nhân viên y tế nhận được đối

với tinh trạng kiệt sức nghề nghiệp CủA ÏQ s«css + +seveeesseeseees 68

3.3 Các nhu cầu hỗ trợ của nhân viên y té nham giam thiéu tinh trạng kiệt sức 70

Sa na 73

KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ ° 5< c2 sessecssssevssesserssesssrs 75

1 KẾ luận -¿ St 3S tt E2 SE SEE1E2111511111511111111111111111111E11111 1.1 cxe 75

2 Kiến nghị s- 2-55 SE 2 1 E12112717121121121121111111111 11111111111 76

QL VOU DENN 0 2.705 66e6e6aa 762.2 Với bản thân nhân viên y tévcecccccccccccessessessessessssssessessessessessessssssessesseeseesess 793 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo - S0

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO s-s< se ssessecse 82

PHU LUC 015 89

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NVYT Nhân viên y tế

NB Người bệnh

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bang 2.1: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu 2-2 2 szs+zszse2 28Bang 2.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha - 2-2 2 s2 s2 szss 34Bang 2.3: Thống kê đặc điểm thang đo 2- 5+ 52 ©522222££+£xczxerxersee 37Bang 2.4: Kết quả tong hợp kiểm định CFA 2 252 s+£x+zxcse2 38

Bang 2.5: Hệ số tương quan thang do CBI và các tiểu thang đo 4I

Bang 3.1: Các biểu hiện kiệt sức ở nhân viên y tẾ - 2-5 5x52 43

Bang 3.2: Kết quả mức độ kiệt sức theo CBI 2 2 2 s+zx+zszse2 46

Bang 3.3: Mức độ kiệt sức cá nhân của nhân viên y tẾ -z 47

Bảng 3.4: Mức độ kiệt sức liên quan tới công việc của nhân viên y tế 48

Bảng 3.5: Mức độ kiệt sức liên quan tới người bệnh của nhân viên y tế 48

Bảng 3.6: Sự khác biệt về kiệt sức theo i08: 0 — 50

Bảng 3.7: Sự khác biệt về kiệt sức theo thâm niên công tác 51

Bảng 3.8: Kiểm định Post Hoc sự khác biệt về kiệt sức theo thâm niên côngr1 52

Bảng 3.9: Sự khác biệt về kiệt sức theo vị trí công vIỆC - -‹ -«+ «++ 55

Bảng 3.10: Sự khác biệt về kiệt sức theo độ tuổi - 5c 55552 56Bảng 3.11: Kiểm định Post Hoc sự khác biệt về kiệt sức theo độ tuôi 57

Bảng 3.12: Sự khác biệt về kiệt sức theo tình trạng hôn nhân 59

Bang 3.13: Sự khác biệt về kiệt sức theo yếu tô làm thêm ngoài giờ 60

Bảng 3.14: Sự khác biệt về kiệt sức theo yếu tố sự hài lòng với tiền lương 61

Bảng 3.15: Kiểm định Post Hoc sự khác biệt về kiệt sức theo yếu tố sự hài lòngvới tiền ÏƯƠng - ¿52+5<+E<‡EE‡EEEEEEEE21121121111171711111121121111 111111 xe 61Bảng 3.16: Mô tả sự hỗ trợ xã hội nhân viên y tế nhận được : 63

Bảng 3.17: Thống kê trung bình sự hỗ trợ xã hội của nhân viên y tế nhận được 65

Bảng 3.18: Kiểm định tương quan giữa các thang đo xã hội với tình trạngtrang sioi0à0iAnr-ii545ố.ốẢẢ 69

Bang 3.20: Kết quả đánh giá nhu cầu hỗ trợ của nhân viên y tế 71

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Nhân tố kiệt sức của nhân viên y tế theo phân tích CFA

Trang 9

MO DAU

1 Ly do chon dé tai

Trong bối cảnh cuộc sống hiện nay, nhu cầu về chat lượng dich vụ trong

các lĩnh vực ngành nghề ngày càng nâng cao, chính vì thế đã tạo ra áp lực rấtlớn cho các nhân viên Đặc biệt là trong lĩnh vực y tế, đây là ngành đã thu hútsự quan tâm từ các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước Điều đó cho thấy

tầm quan trọng của van đề này trong lĩnh vực tâm lý học và quản lý nguồn nhân

lực trong ngành y tế Các nhà nghiên cứu khoa học đã chú ý đến áp lực công

việc cao, thời gian làm việc kéo dài và sự căng thăng từ các tình huống y tếkhan cấp Những yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn đặt ra

những thách thức lớn đối với tâm lý và tinh thần của nhân viên y tế Hiện nay

đã có một số các nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên còn một số hạn chế về

việc đánh giá ở mức bao quát thực trạng kiệt sức của đội ngũ nhân viên trong

lĩnh vực y tế tại Việt Nam.

Dé cải thiện hiểu biết về kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế tại Việt

Nam, nghiên cứu cần được mở rộng để đánh giá tình trạng hiện tại, xác địnhcác yếu tô đặc biệt ảnh hưởng tại địa phương và phát triển các chiến lược phòng

ngừa và quản lý hiệu quả.

Thực tế công việc của nhân viên y tế (NVYT), đặc biệt là nhân viên chăm

sóc y tế tại các bệnh viện tuyên dau, đang đối mặt với những áp lực lớn trong

môi trường làm việc ngày nay Nhu cầu ngày càng cao từ phía người bệnh, sựphức tạp của các trường hợp y tế, và áp lực từ hệ thống chăm sóc sức khỏe là

những yếu tố tạo ra áp lực đặc biệt cho NVY TT Đối với NVYT ở các bệnh viện

tuyến đầu, nhân viên thường phải đối mặt với tình hình y tế phức tạp, đặc biệt

là trong bối cảnh đại dịch Áp lực từ việc xử lý các ca bệnh nặng, tăng cườngchân đoán và điều trị nhanh chóng, cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân và

người bệnh, đều là những thách thức hàng ngày mà họ phải đối mặt.

Trang 10

Riêng tại Việt Nam, NVYT cũng phải đứng trước các áp lực khi hệ thốngy tế chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân Xu hướng chăm sóc sức khỏe

đang có xu hướng chuyền dịch, từ việc có bệnh mới đi khám trở thành thườngxuyên khám sức khỏe định kỳ Đặc biệt, Việt Nam được cho là quốc gia thiếu điềudưỡng trầm trọng khi so với các nước trên thế giới (cứ 1 bác sĩ điều trị thì có đến3 - 4 điều dưỡng viên), tại Nhật Bản thậm chi cứ 1 bác sĩ thì có đến 9 - 10 điều

dưỡng viên, còn ở Việt Nam 1 bác sĩ chưa có đến 2 điều dưỡng viên Theo nghị

quyết về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024, tỷ lệ bác sĩ của Việt Nam được

chính phủ giao phan dau đạt chỉ tiêu chỉ là 9,4 bác sĩ/ 10.000 dan vào năm 2022,trong khi đó tỷ lệ bác si/10.000 dan ở Úc là 36, Pháp là 34, Trung Quốc là 22.

Hệ quả của kiệt sức nghề nghiệp không chỉ đơn giản là ảnh hưởng tới

sức khỏe cá nhân của đội ngũ nhân viên y tế; nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằngkiệt sức còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc phục vụ, chăm sóc người

bệnh, thậm chí dẫn đến các van đề như sự cố y khoa, tăng những phan hồi tiêucực của người bệnh/ người nhà người bệnh Thực tế còn cho thấy rằng, kiệtsức cũng là nguyên nhân dẫn đến các trường hợp nhân viên y tế nghỉ việc hoặccó suy nghĩ bỏ việc, có thê ảnh hưởng tới các vấn đề về nhân sự trong nghànhy tế trong tương lai Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và Phiênhọp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng

6/2022, Thứ trưởng phụ trách, điều hành Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã cho biết

trong 1,5 năm đã có gần 9.400 nhân viên y tế khu vực y té công lập nghỉ việc,

thôi việc Trong đó, năm 2021 có 5.284 viên chức y tế xin thôi việc hoặc bỏviệc; 6 tháng đầu năm 2022, có 4.113 viên chức y tế xin thôi việc, bỏ việc.

Nghiên cứu và tìm hiểu thực trạng kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y

tế, đặc biệt là nhân viên y tế ở các bệnh viện tuyến đầu, mang ý nghĩa lớn trongviệc cải thiện môi trường làm việc và tăng cường chất lượng đời sống tinh thần

của các y bác sĩ Nghiên cứu xác định những nguyên nhân chính của kiệt sức

Trang 11

và đề xuất các biện pháp giảm áp lực, tăng cường hỗ trợ tâm lý, và cải thiệnđiều kiện làm việc Việc tìm hiểu thực trạng của kiệt sức nghề nghiệp tại môi

trường y tế sẽ đưa ra một đánh giá khách quan, từ đó phân tích những nguyênnhân và đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu về sức khỏe tinh thần cho nhữngngười làm trong nhànhy tế.

Từ những lý đo trên tôi chọn đề tài “Kiệt sức nghề nghiệp của nhân viêny tế trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận văn.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện nhằm tìm hiểu lý luận về kiệt sức nghề nghiệp nóichung, kiệt sức nghề nghiệp của NVYT nói riêng; về thực trạng, biểu hiện kiệtsức nghề nghiệp của NVYT cũng như một số yếu tố có liên quan Trên cơ sở

đó đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm thiểu tình trạng kiệt sức ở NVY TT.3 Đối tượng nghiên cứu

Mức độ kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế đang công tác tại một

Bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số yếu tố ảnh hưởng tới thực

trạng này.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan, hệ thống hóa các khái niệm cơ bản như kiệt sức nghề nghiệp,nhân viên y tế, kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế nhằm xây dựng khung

lý luận cho luận văn.

Khảo sát thực trạng kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế trên địa bànthành phố Hà Nội và một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này.

Đề xuất một số kiến nghị nhằm giảm thiéu tinh trạng kiệt sức ở nhân viêny tế.

5 Khách thể nghiên cứu

* Tiêu chuẩn lựa chọn

Nhân viên y tế (bao gồm: bác sĩ, được sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật

Trang 12

viên ) hiện đang công tác tại dia ban nghiên cứu.

NVYT cần phải công tác tại Bệnh viện ít nhất 6 tháng tính đến ngày làm

nghiên cứu.

* Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng không đủ các tiêu chuẩn nêu trên.

Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên Nghiên cứu đã lựa chọn khảo

sát trên 210 NVYT đang công tác tại một bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn

thành phố Hà Nội Khảo sát ngẫu nhiên NVYT tại các khối cơ quan, khối lâmsàng nội, khối lâm sàng ngoại và khối cận lân sàng.

6 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời một số câu hỏi nghiên cứu sau:- NVYT trên địa bàn thành phố Hà Nội kiệt sức nghề nghiệp ở mức độ nào?

- Có sự khác biệt về thực trạng kiệt sức nghề nghiệp theo một số biến sốnhân khẩu - xã hội của NVYT không?

- Kiệt sức nghề nghiệp có mối liên hệ như thế nảo với sự hỗ trợ xã hộima NVYT nhận được?

7 Giả thuyết nghiên cứu

NVYT trên địa bàn Ha Nội có mức độ kiệt sức nghề nghiệp ở mức trung bình.Có sự khác biệt về thực trạng kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tếtheo biến số giới tính, chức vụ, thâm niên công tác, mức lương của NVYT.

Kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế có tương quan nghịch với sự hỗtrợ xã hội mà NVYT nhận được.

8 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học SPSS.

Trang 13

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE KIỆT SỨC NGHE NGHIỆP CUANHÂN VIÊN Y TE

1.1 Tổng quan nghiên cứu về kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế1.1.1 Nghiên cứu vé thực trạng kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tễ

Các nghiên cứu với nhóm nhân viên y tế trên thế giới đều cho thấy sốliệu đều ghi nhận tình trạng kiệt sức ở nhiều mức độ khác nhau (Franco vả cs,

2005; Pavelková và cs, 2015; Patrick và cs, 2018; Gopal và cs, 2022; De Hert,

2020) Tại Việt Nam cũng vậy, tình trạng kiệt sức được ghi nhận tại nhiềunghiên cứu và đều chỉ ra kiệt sức có những tác động tiêu cực đến chất lượngđiều trị tại các cơ sở y té va truc tiép toi nhan vién y té (Luu Thi Lién, 2020;Nguyễn Ngoc Quyên, 2021; Cao Thị Thanh Trúc, 2022) Cac van dé được đưa

ra tap trung tới việc NVYT bị stress, lo âu, trầm cảm, ví dụ như theo nghiêncứu cắt ngang trên 171 NVYT tại Bệnh viện Dai học Quốc gia cho thay 29,8%

có biểu hiện stress, 56,7% có biểu hiện lo âu và 49,1% có biểu hiện trầm cảm

(Trần Văn Thiện và cs, 2023).

Trong thực trạng đó, nhóm NVYT đáng lưu ý là nhóm đang làm việc tại

các bệnh viện hạng | và thành phó lớn, một nghiên cứu cắt ngang qua bảng hỏiđịnh lượng trên 226 bác sĩ và điều dưỡng tại một bệnh viện hạng | thu về kếtquả cho thấy tỷ lệ cạn kiệt cảm xúc mức cao chiếm tới 72,12%; tỷ lệ tính cáchtiêu cực mức cao chiếm 78,77%; tỷ lệ hiệu quả công việc cá nhân mức caochiếm 67,26% Khi đánh giá kiệt sức chung, kết quả cho thấy tỷ lệ có kiệt sức

chung đạt tới 75,22% (Vũ Thái Sơn và cs, 2021).

Đặc biệt tình trạng kiệt sức được ghi nhận có tác động rất lớn khi NVYTphải đối điện với đại địch COVID-19 Một nghiên cứu thông qua các thang đo

rồi loạn lo âu trên 1257 NVYT, trong đó 41,5% là các chuyên gia tuyến đầuphòng chống Covid chi ra có 71,5% mắc chứng đau khổ, 50,4% mắc các triệuchứng tram cảm và 44,6% mắc chứng lo âu (Lai J va cs, 2020) Một khảo sát

10

Trang 14

ngẫu nhiên online khác ở Y cũng ghi nhận có đến 24,7% NVYT có triệu chứng

trầm cảm, 21,9% có triệu chứng căng thăng nhận thức cao và 19,8% có triệu

chứng lo âu trong đại dịch COVID-19 (Rossi va cs, 2020) Thang đo kiệt OLBIvà thang đo lo âu và tram cảm HADS đã được sử dụng trong một nghiên cứuvới 3.537 nhân viên y tế, kết quả cũng cho thấy 2364 NVYT (67%) dương tínhvới tình trạng kiệt sức, 701 NVYT (20%) mắc chứng lo âu và 389 NVYT (11%)mắc chứng tram cảm (Denning và cs, 2021).

Một điều tra cắt ngang trực tuyến khác về mức độ kiệt sức của các NVYTở Thụy Sĩ cũng ghi nhận kết quả cho thấy mức độ lo lắng, trầm cảm và các triệu

chứng kiệt sức cao (Weilenmann va cs, 2020).

Một cuộc khảo sát dựa trên bảng câu hỏi sử dụng Copenhagen BurnoutInventory (thang CBI) đã được thực hiện giữa các NVYT đang chăm sóc ngườibệnh COVID-19 cho thay ty lệ kiệt sức ca nhân là 44,6%, kiệt sức liên quan

đến công việc chỉ là 26,9% và đặc biệt là đến 52,8% số người được hỏi là kiệtsức liên quan đến đại dịch (Khasne và cs, 2020) Một khảo sát cắt ngang nhằmphân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tram cảm, rối loạn lo âu và tình trạng kiệtsức của nhân viên y tế trong đại dịch Covid-19 tại Bệnh viện Quốc tế VinmecTime City chỉ ra mức độ NVYT mắc tram cảm từ nhẹ đến nặng lần lượt là33,8%, 10,9% và 5,09%, còn lại 50,93% ở trạng thái bình thường Mức độ rỗi

loạn lo âu từ nhẹ đến nặng lần lượt là 23,15%, 6,48%, 2,78%, còn lại 67,59%bình thường Mức độ kiệt sức về tinh thần từ thấp, trung bình đến cao lần lượt là

72,69%, 13,43%, 13,89% Thái độ tiêu cực từ thấp, trung bình đến cao lần lượt

là 76,85%, 13,43%, 9,72% (Ngô Hoàng Thảo Trang, 2021) Một nghiên cứu

khác qua thang đo kiệt sức MBI với 215 nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tếquận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 20% nhân viên y tế bị kiệt sứcnghề nghiệp, trong đó cao nhất là bác sĩ (25%) (Nguyễn Trung Hòa và cs, 2022).

Đặc thù công việc theo từng vi trí, chuyên khoa cũng được chỉ ra có liên

11

Trang 15

quan đến tình trạng kiệt sức nghề nghiệp của NVYT Một khảo sát thông qua

thang do MBI với 173 bác sĩ tiết niệu đang hành nghé trên khắp Hoa Kỳ từ năm

2017 - 2019 chỉ ra rằng 49,1% có các dấu hiệu của tình trạng kiệt sức (GopalNarang và cs, 2022) Hay một nghiên cứu chuyên sâu về kiệt sức thông quathang đo MBI với 278 đơn vị ICU cho thấy các triệu chứng nghiêm trọng liên

quan đến kiệt sức được xác định có ở 33% nhân viên y té (Marie va cs, 2007),có thé nói đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) là một môi trường rất căng thăng, córất Ít nghiên cứu về kiệt sức đối với các điều dưỡng chăm sóc tích cực.

Theo báo cáo về tình trạng kiệt sức và tự sát của bác sĩ quốc giaMedscape năm 2020 đã xếp hạng tỷ lệ mắc bệnh kiệt sức đối với 29 chuyênkhoa y tế Ba chuyên khoa y tế hàng đầu về tình trạng kiệt sức là tiết niệu (54%),

thần kinh học (50%) và thận học (49%) Tỷ lệ kiệt sức thấp nhất được báo cáotrong phẫu thuật tông quát (35%), tâm thần học (35%) và chỉnh hình (34%) Gâymê đứng ở vị trí thứ 16 với 41%, cấp cứu ở vi tri thứ 14 với 43% và chăm sócđặc biệt ở vị trí thứ 10 với tỷ lệ kiệt sức được báo cáo là 44% (Medscape, 2020).

Tại Việt Nam, các nghiên cứu cũng chỉ ra tình trạng kiệt sức cũng xuấthiện với tình trạng khác nhau với một sé các chuyên nghành đặc thù Mộtnghiên cứu cắt ngang trên 63 điều dưỡng bằng thang đo hội chứng kiệt sức nghềnghiệp Maslach (MBI) tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm với nhóm điều

dưỡng phòng mô đã cho thay tỷ lệ bị kiệt sức nghề nghiệp là 19,0%, trong đó

39,7% kiệt sức cảm xúc; 47,6% kiệt sức tiêu cực và 76,2% giảm thành tích cá

nhân (Lê Văn Hùng và cs, 2023) Với nhóm nhân viên y tế chuyên nghành chân

đoán hình ảnh tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng, tỷ lệ nhân viên ytế bị kiệt sức cao là 20,2%, trung bình là 32,9% và thấp là 46,9% (Nguyễn Bảo

Trân và cs, 2021) Một nghiên cứu với nhóm điều dưỡng Chan thương Chỉnhhình thành phố Hồ Chí Minh qua thang đo MBI-HSS đã không ghi nhận kiệt

sức nặng, 59% không có biéu hiện kiệt sức ở điều dưỡng, tuy nhiên ghi nhận

12

Trang 16

mức tỉ lệ 41% kiệt sức nghề nghiệp cấp độ trung bình (Lê Thị Thanh Nguyện

và cs, 2022).

Tại Việt Nam, cơ bản đã có nhiều những nghiên cứu về kiệt sức nghềnghiệp của người làm y tế, tuy nhiên vẫn còn hạn chế những nghiên cứu chuyên

sâu về kiệt sức đối với những Bệnh viện tuyến cuối, đặc biệt là những bệnh

viện hạng đặc biệt - nơi đang được cho rằng có những áp lực nghè nghiệp lớnnhất và tình trạng kiệt sức cao Việc có thêm những nghiên cứu quy mô là điều

hết sức cần thiết nhằm đánh giá khách quan thực trạng kiệt sức và đưa raphương án nhằm giảm thiêu những rủi ro, tác động tiêu cực do kiệt sức nghềnghiệp mang lại và đưa ra kiến nghị một hệ thống các giải pháp nhằm hạn chế

tình trạng kiệt sức nghề nghiệp đối với nhân viên y tế.

1.1.2 Nghiên cứu về một số yếu tô có liên quan đến kiệt sức nghề

nghiệp của nhân viên y tẾ

Việc giải quyết tình trạng kiệt sức liên quan tới nhiều nguyên nhân baogồm các khía cạnh cá nhân NVYT, mối quan hệ với đồng nghiệp, sự tương tac

với môi trường làm việc (Aarti và cs, 2021) Thực tế các nghiên cứu đã chỉ rarằng kiệt sức nghề nghiệp vẫn diễn ra phức tạp trên khắp thế giới với nhiều cácyếu tô ảnh hưởng da dạng khác nhau.

© Nhóm các yếu tô nhân khẩu - xã hội

Độ tuổi, giới tính được cho thấy là có liên quan tới tình trạng kiệt sứccủa NVYT Theo một số nghiên cứu chỉ ra răng phụ nữ có nguy cơ và tỷ lệkiệt sức cao hơn cũng như hậu quả thể hiện rõ hơn (Lai J và cs, 2019; Khasne

và cs, 2020; Nguyễn Thị Quỳnh và cs, 2022) Dữ liệu từ báo cáo Bác sĩ Quốcgia của Medscape chỉ ra rằng các bác sĩ nữ có các triệu chứng kiệt sức phổbiến hon: 51% nữ so với 43% nam (2015) và 48% nữ so với 37% nam (2020),

(Medscape, 2020) Một nghiên cứu qua thang đo CBI với các NVYT chăm

sóc người bệnh Covid-19 cũng cho thay những người trả lời trẻ tuổi hơn

(21-13

Trang 17

30 tuổi) có mức độ kiệt sức cá nhân và liên quan đến công việc cao hơn

(Khasne và cs, 2020).

Các yếu tổ khác cũng được nhắc đến trong các nghiên cứu như: số năm

trong nghề, số năm làm tại bệnh viện, tình trạng hôn nhân, trình độ học van

(Nguyễn Ngoc Quyên, 2021; Cao Thi Thanh Trúc, 2022).

© Nhóm các yếu to liên quan tới tổ chức

Thông qua thang đo MBI, đánh giá trên 173 bác sĩ tiết niệu ở Hoa Kỳ đãchỉ ra rằng tình trạng kiệt sức có liên quan đến việc thời lượng làm việc > 51giờ/tuần và tiếp xúc nhiều bệnh án điện tử (Gopal và cs, 2022) Các bác sĩ dành27,0% tông thời gian của họ cho thời gian thăm khám lân sang người bệnh và

49,2% thời gian của họ cho việc hoàn thiện bệnh án điện tử và công việc hànhchính Khi ở trong phòng khám, các bác sĩ dành 52,9% thời gian thăm khám

lâm sảng và 37,0% cho hồ sơ bệnh án Họ đã phải hoàn thành nhật ký công việclàm ngoài giờ từ 1 đến 2 giờ mỗi đêm, chủ yếu dành cho hồ sơ bệnh án, đây làmột van đề được các bác sĩ than phiền (Sinsky và cs, 2016) Một nghiên cứukhác sử dụng thang đo kiệt sức MBI với 15.627 NVYT tại Trung Quốc chothấy các chuyên gia làm việc trên 40 giờ mỗi tuần cho thấy mức độ kiệt sứctrong công việc cao hơn (Wanchun và cs, 2020) Không có gì ngạc nhiên khi

thời gian làm việc kéo dài cũng thường dẫn đến tình trạng giảm ngủ Gần mộtnửa số bác sĩ được khảo sát báo cáo rằng lịch trình làm việc khiến họ ngủ khôngđủ giác Ngủ không đủ giấc được cho là nguyên nhân tiềm ẩn gây kiệt sức

(Chandawarkar và cs, 2021).

Lương, thưởng là một yếu tô lớn ảnh hưởng tới tình trạng kiệt sức (Ivonevà cs, 2020; Murthy, 2022; Cao Thị Thanh Trúc, 2022; Phan Thị Kim Loan,2022), theo nhiều nghiên cứu việc không đủ khả năng trang trải cuộc sống ảnhhưởng tới tình trạng sức khỏe tinh thần Lương thưởng có thể kéo theo việcNVYT phải tăng ca, cô găng kiêm nhiệm nhiêu công việc và làm thêm công

14

Trang 18

việc khác đề tăng thu nhập và tác động tới tình trạng kiệt sức Theo một nghiêncứu về đối mặt với tình trạng kiệt sức và sức khỏe của NVYT, khoảng 52% y

tá và 20% bác sĩ cho biết họ đang có kế hoạch rời bỏ công việc lâm sàng Dự

báo sẽ thiếu hon 1 triệu điều dưỡng vao cuối năm nay, khoảng 3 triệu nhân viên

y tế lương thấp được dự đoán trong 3 năm tới (Ivone và cs, 2020).

Yếu tố liên quan đến sự an toàn khi hành nghề cũng được nhắc đến.Trong nghiên cứu của Santiago Gascon và cộng sự năm 2012 chỉ ra rằng 11%

số người được hỏi đã từng bị hành hung thể xác ít nhất một lần, trong khi 34,4%đã bị đe dọa và uy hiếp ít nhất một lần và 36,6% đã từng bị lăng mạ Cả hai

hình thức bạo lực, xâm lược thể chất và phi thể chất, đều cho thấy mối tương

quan đáng kê với các triệu chứng kiệt sức.

e_ Nhóm yếu tô thuộc về đặc điểm tâm lý cá nhân

Việc có tham gia các hoạt động giải trí và thé thao hay không (Kaschka

va cs, 2011); các mối quan hệ và sự hỗ trợ của những người xung quanh(Nguyễn Trung Hòa và cs, 2022; Phan Thị Kim Loan, 2022) cũng ghi nhận là

yếu tố ảnh hưởng tới kiệt sức, theo nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đếnstress ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại họcY Thái Bình đã chỉ ra rằng mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

không tốt, các mối quan hệ trong công việc không tốt, gặp phải biến cố lớntrong một năm, sự xung đột giữa công việc và gia đình đều làm tăng nguy cơstress lần lượt cao gấp 1,96; 2,06; 2,37; 2,69 ở nhân viên y tế không có cùng

hoàn cảnh trên (Lê Thị Kiều Hạnh và cs, 2023).

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Bé Kiều và cs (2023) đã chỉ ra rang lòngtrắc ân càng cao thì sự kiệt sức càng thấp Lòng trắc ân được cho rằng có liênquan tới kiệt sức nghề nghiệp Người có lòng trắc ân kém thường giảm khảnăng tập trung, ít sự vị tha, khó hài lòng với bản thân, luôn bat lực và cau kinh

và dan đến kiệt sức Ngoài ra, xã hội luôn nhac đên NVYT như một nhóm đôi

15

Trang 19

tượng giàu lòng trắc ân, điều này cũng tạo nên áp lực khiến NVYT luôn phảinỗ lực dé trở thành một khuôn mẫu về sự chuẩn mực Y đức.

Hỗ trợ xã hội được công nhận là một trong những yếu tố bảo vệ Cácnghiên cứu trước đây đã tìm ra mối quan hệ giữa hỗ trợ xã hội và sức khỏe tâmthần dựa trên một số mẫu nhất định Vấn đề này cũng trở thành một chủ đề

được nhận được sự quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây.

Trong một nghiên cứu của Eastburg và cs (1994) đã tìm thay mối tương

quan tiêu cực mạnh mẽ giữa hỗ trợ xã hội với công việc và tình trạng kiệt sức.

Những điều dưỡng có người hỗ trợ, giám sát về chuyên môn và họ nhận đượcnhững phản hồi tích cực đã giảm thiểu đáng ké tinh trạng kiệt sức về mặt cảmxúc so với những người khác Nghiên cứu cũng cho thấy tác động tương tác

của hỗ trợ xã hội và sự hướng ngoại liên quan đến biến số đau khô về cảm xúc.Nhận định này cũng tương đồng với nghiên cứu của Constable và cs (1986) khicho rằng tình trạng kiệt sức là do liên quan tới quyền tự chủ, định hướng nhiệmvu, su ro ràng, đôi mới và su thoải mái về thé chất; áp lực công việc; và thiếu

sự hỗ trợ của người giám sát.

Sự xung đột trong mối quan hệ công việc, gia đình được chỉ ra ảnh hưởnglớn tới các triệu chứng lo âu và cạn kiệt cảm xúc, đặc biệt đối với nữ NVYT,qua nghiên cứu chỉ ra rằng họ có nhu cầu với sự hỗ trợ xã hội rất cao, sự hỗ trợ

xã hội được cho là một mô hình hòa giải các vẫn đề xung đột (Zhang và cs,

2020) Và một nghiên cứu khác của cũng của Zhang và cs năm 2020 cũng chỉ

ra rằng hỗ trợ xã hội điều tiết mối quan hệ giữa kiệt sức và các triệu chứng loâu ở nhóm nhân viên y tế hồi sức tích cực.

Một vẫn đề quan trọng được đề cập đó là sự hỗ trợ xã hội còn ảnh hưởngtới ý định luân chuyên vị trí việc làm của NVYT Kết quả của nghiên cứu nàycho thấy tầm quan trọng của các việc hỗ trợ giảm sự kiệt sức trong công việc

và các ý định nghỉ việc Đây được coi là một vân đê liên quan tới sự phát triên

16

Trang 20

quản lý nguồn nhân lực (Kim, 2016) Sự hỗ trợ xã hội cũng được cho rằng liên

quan đến tính chuyên nghiệp trong công tác chuyên môn, tất cả các lĩnh vực

hành vi của nó đóng vai trò trung gian (Xinzhi, 2021).

Nhìn chung, rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hỗ trợ xã hội có liênquan trực tiếp tới tình trạng kiệt sức của NVYT, có thể nó đến từ gia đình, đồng

nghiệp hoặc một ai đó trong cuộc sống (Prins và cs, 2007; Sahebazzamam và

cs, 2009; Sochos và cs, 2012; Hyman và cs, 2017; Velando va cs, 2020; Liu và

cs, 2023) Tuy nhiên một nghiên cứu của Shah va cs, 2021 cũng cho thay mức

độ anh hưởng tới kiệt sức có sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng của xã hội,chăng hạn sự hỗ trợ của gia đình đóng vai trò điều tiết giữa căng thang và kiệtsức, nhưng sự hỗ trợ đồng nghiệp thì không và nhắn mạnh rang sự hỗ trợ của

gia đình đóng vai trò thiết yêu trong việc giảm thiểu căng thang cho nữ nhânviên y tế.

Có thể nói, yêu cầu đối với nghành chăm sóc sức khỏe hiện nay ngàycàng cao cùng với một hệ thống rất nhiều các yếu té tác động gây ra sự kiệt sứcđối với NVYT Các nghiên cứu chuyên sâu về yếu tố tác động sẽ giúp chúng tatìm ra giải pháp cu thé để khắc phục tình trạng trên.

1.2 Lý luận về kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế12.1 Khái niệm nhân viên y tế

1.2.1.1 Định nghĩa nhân viên y tế

Theo thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 của Bộ trưởng Bộ Ytế, nhân viên y tế là công chức, viên chức, người đang làm chuyên môn nghiệpvụ trong các cơ sở y tế.

Trong tập sách mang tựa đề “Hiến chương của những nhân viên y tế”, thuậtngữ “nhân viên y tế” được định nghĩa bao gồm tất cả những người săn sóc sức

khoẻ của tha nhân, dù do chức nghiệp hay do thiện nguyện: bác sĩ, dược sĩ, y tá,

tuyên úy bệnh viện, tu sĩ, ban quản đốc, tất cả những người tham gia vào những

17

Trang 21

công cuộc phòng ngừa, chữa trị hay hồi phục sức khoẻ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2006 thì nhân viên y tế được

định nghĩa là: “Nhân lực y tế là những người tham gia vào các hoạt động vớimục đích chính tăng cường sức khỏe cộng đồng”.

Nguồn nhân lực y tế được xác định là một trong những trụ cốt chính củamột hệ thống y té Ho bao gom cac bac si, diéu dưỡng viên, nữ hộ sinh, nha sĩ,dược sỹ, những người khác làm việc trong ngành y tế, nhân viên y tế cộng đồng,

nhân viên y tế xã hội và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác,cũng như nhân viên hỗ trợ và quản lý sức khỏe - những người không cung cấpdịch vụ y tế trực tiếp, nhưng rất cần thiết dé hệ thống y té hoat động hiệu qua,bao gồm cả quản lý dịch vụ y tế, kỹ thuật viên hồ sơ y tế và thông tin sức khỏe,

nhà kinh tế học sức khỏe, quản lý chuỗi cung ứng sức khỏe, thư ký y khoa và

những người khác.

Vậy trong ngiên cứu này, một cách chung nhất, NVYT có thé hiểu là tat

cả công chức, viên chức, người đang làm chuyên môn nghiệp vụ trong môi

trường y tế như cơ sở khám chữa bệnh, bệnh vién , NVYT có thé là người làmcác công việc trực tiếp hoặc gián tiếp với NB.

1.2.1.2 Đặc điểm công việc của nhân viên y té

Nhân viên y tế dam nhận một vai trò quan trọng trong ngành y tế, vớinhiều đặc điểm công việc đa dạng và chuyên môn hóa trong lĩnh vực y tế MỗiNVYT có thé có vai trò khác nhau tùy thuộc vào chuyên ngành va vi trí cụ thể,

nhưng đưới đây là một cái nhìn tổng quan về đặc điểm công việc của họ.

Thứ nhất, NVYT đa số được giao trách nhiệm chăm sóc người bệnh Họthực hiện các thủ tục y tế cơ bản như xác định phác đồ điều trị, đo huyết áp, đo

nhiệt độ, và các điều dưỡng phát thuốc dựa trên chỉ định của bác sĩ Bên cạnhđó, NVYT thường làm việc trong đội ngũ y tế đa ngành, hỗ trợ các bác sĩ, y távà các chuyên gia y tế khác trong quá trình chân đoán và điều trị bệnh.

18

Trang 22

Thứ hai, NVYT thực hiện ghi chép và báo cáo NVYT phải chăm sóc

việc ghi chép thông tin về người bệnh, bao gồm lịch sử bệnh, các thủ tục đã

thực hiện, và tình trạng sức khỏe hiện tại Những thông tin này cung cấp cơ sở

cho quyết định chân đoán và kế hoạch điều trị của đội ngũ y tế.

Thứ ba, NVYT không chỉ là người thực hiện các thủ tục y tế, mà còn làngười tư vấn và giáo dục người bệnh Họ cung cấp thông tin chỉ tiết về tìnhtrạng sức khỏe, giải đáp thắc mắc của người bệnh và hướng dẫn về cách duy trì

một lỗi sông lành mạnh và tự chăm sóc.

Cuối cùng, NVYT da số phải đối mặt với những tình huống khan cấp vacăng thang Khả năng làm việc hiệu quả dưới áp lực và kiến thức chuyên mônđa ngành là những yếu tố quan trọng định hình công việc đội ngũ NVYT Điều

này làm cho nhân viên y tế trở thành đóng vai trò quan trọng trong việc chăm

sóc sức khỏe toàn diện và chất lượng cho xã hội.1.2.2 Khái niệm kiệt sức nghề nghiệp

Khái niệm kiệt sức lần đầu tiên được sử dụng bởi Freudenberger vào năm1974 để mô tả trạng thái kiệt sức Freudenberger đã sử dụng thuật ngữ “kiệt

sức” trong bài báo “Staff Burn-Out” của mình Ông mô tả tình trạng kiệt sứcbăng một loạt các triệu chứng bao gồm kiệt sức do yêu cầu quá cao của côngviệc cũng như các triệu chứng về thể chất như: đau đầu và mắt ngủ, dễ tức giận

và suy nghĩ khép kín Ong quan sát thay người công nhân kiệt sức có vẻ bềngoài, hành động ué oải, chán nản Sau khi bài báo của Freudenberger được

xuất bản, sự quan tâm đến khái niệm kiệt sức ngày càng tăng.

Kiệt sức nghề nghiệp là hiện tượng cạn kiệt cảm xúc trong công việc,

dẫn đến tư duy công việc không hiệu quả bắt nguồn từ những căng thang trongthời gian dài Kiệt sức nghề nghiệp được hiểu như một tiến trình, nó đôi khidiễn ra âm thầm khiến ban thân dé bị nhằm lẫn rang đây chỉ là trạng thái cơ thé

mệt mỏi hoặc các cảm xúc tiêu cực nhât thời mà lướt qua Tuy nhiên, tiên trình

19

Trang 23

tích lũy này cứ tiếp tục cho đến lúc tâm trí và cơ thê hoàn toàn không còn nănglượng Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện thì yêu cầu đối với

chất lượng dich vụ trong các lĩnh vực ngành nghề ngày càng tăng lên, điều đókéo theo những áp lực vô hình khiến nhiều lao động, đặc biệt là đội ngũ nhânviên y tế đễ mắc phải hội chứng kiệt sức nghề nghiệp.

Maslach và cộng sự (1986) định nghĩa kiệt sức nghề nghiệp là một hộichứng tâm lý bao gồm: (a) sự kiệt qué về tinh thần (emotional exhaustion);

(b) cảm giác phi cá nhân hóa (depersonalization) và (c) cảm giác thiếu hụt thànhtựu cá nhân (reduced personal accomplishment) Trong đó, sự kiệt sức về mặtcảm xúc là đặc trưng trung tâm của sự kiệt quệ, gan liền với cảm giác cạn kiệtvề mặt cảm xúc nay sinh trong quá trình giao tiếp giữa cá nhân với những người

xung quanh Cảm giác phi cá nhân hóa được hiểu là những phản hồi tiêu cực haytách biệt tới mức cực đoan đối với những người làm việc với cá nhân Cảm giác

thiếu hụt thành tựu cá nhân thé hiện ở việc cá nhân đánh giá thấp năng lực cũng

như là những thành công của bản thân trong công việc (Maslach và cs, 2008).

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kiệt sức nghề nghiệp được địnhnghĩa là một hội chứng liên quan đến căng thăng (stress) mạn tính tại nơi làmviệc không được kiểm soát, gây ra một loạt các triệu chứng Những người này

trải qua cảm giác cạn kiệt năng lượng hoặc kiệt sức, tăng cảm giác tiêu cựchoặc hoài nghỉ liên quan đến vai trò của họ và giảm hiệu quả chuyên môn.

Kristensen (2001), một giáo sư về môi trường làm việc tâm lý xã hội tạiViện Sức khỏe Nghề nghiệp Quốc gia ở Copenhagen và cũng là người tạo rabộ công cu đo lường kiệt sức CBI đã xây dựng quan niệm kiệt sức dựa trên yếu

tố nền tảng là sự mệt mỏi và sự kiệt quệ Theo đó, tác giả đề xuất nghiên cứu

sự kiệt sức trên 3 thành tố: Kiệt sức cá nhân (personal burnout), kiệt sức liênquan đến công việc (work-related burnout), và kiệt sức liên quan đến khách

hàng (client-related burnout): Kiệt sức cá nhân là mức độ mệt mỏi, kiệt qué về

20

Trang 24

thê chất và tinh thần mà một người trải qua; Kiệt sức liên quan đến công việclà mức độ mệt mỏi va kiệt qué về thé chất và tâm lý của một người được cho là

có liên quan đến công việc của họ; Kiệt sức liên quan đến khách hàng là mứcđộ mệt mỏi và kiệt sức về thể chất và tâm lý của một người được cho là có liênquan đến công việc của họ với khách hàng Kristensen cho rằng rất khó để phânbiệt rõ ràng giữa việc một người có kiệt sức hay không có kiệt sức Trong khiMaslach coi kiệt sức là một hội chứng có thé xảy ra tập trung ở những ngườilàm các công việc với khách hàng dưới một hình thức nao đó, trong khi

Kristensen thì không giới hạn kiệt sức bởi bất cứ điều gì và không cho rằng kiệtsức chỉ có thể xảy ra với một nhóm người cụ thê nào đó.

Vậy, một cách chung nhất, có thé hiểu kiệt sức nghề nghiệp là trạng thái

mệt mỏi, kiệt quệ về thể chất và tỉnh thần mà một người trải nghiệm khi đốimặt với áp lực và căng thăng từ công việc.

1.2.3 Khái niệm kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế

1.2.3.1 Khái niệm kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y té

Kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế là trạng thái mệt mỏi, kiệt quệvề thé chat và tinh thần mà NVYT trải nghiệm khi đối mặt với áp lực và căngthang từ công việc của họ Kiệt sức nghề nghiệp không chỉ là một trạng thái

tạm thời mà còn có thể là một quá trình căng thăng liên tục theo thời gian, ảnhhưởng đến khả năng làm việc, chất lượng phục vụ, và sức khỏe tong thé củanhan vién y té.

1.2.3.2 Các bình diện kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế

Bình diện đầu tiên trong vẫn đề kiệt sức của nhân viên y tế là trạng tháikiệt quệ, mệt mỏi của chính họ Ở đây có thể là những trạng thái mệt mỏi về

thé chất hoặc tinh than Bình diện này không đánh giá sự kiệt sức dựa trên cácyếu tố tác động khác như công việc hay người bệnh Các biểu hiện hoàn toàn

là cảm nhận cá nhân vê sự mệt mỏi, sự mât năng lượng và cảm thây bản thân

21

Trang 25

yếu đuôi va dé ốm

Công việc chính là một nhân tố quyết định tới tình trạng kiệt sức, các

triệu chứng của kiệt sức sẽ gắn liền với công việc của một người Băng cách sosánh thang đo kiệt sức cá nhân với thang đo kiệt sức liên quan đến công việc,chúng ta sẽ có thê xác định được những người đang có vấn đề về sự kiệt sứcnhưng lại cho rằng không liên quan đến công việc Bình diện này có thé đượcđánh giá qua các chỉ báo về trạng thái cảm xúc, sự mất năng lượng với côngviệc, sự chán nản với công việc NVY T hiện đang làm việc dưới môi trường

nhiều áp lực cùng với đó là tính chất công việc liên quan đến sức khỏe con

người, vì vậy công việc sẽ có tác động lớn lên tình trạng kiệt sức của họ.

Người bệnh là đối tượng trung tâm của các cơ sở y tế, các hoạt động đều

xoay quanh họ Vì vậy, chính người bệnh cũng sẽ là một bình diện của kiệt sứcnghề nghiệp với NVYT Người bệnh nặng, tiếp xúc thường xuyên với các vấn

đề tử vong của người bệnh hay những phản ứng thái quá từ chính người bệnhvà gia đình của họ có thé tác động lên tình trạng kiệt sức chung.

1.2.4 Các yếu tô liên quan đến kiệt sức nghề nghiệp của nhân viên y tế

Từ tổng quan các nghiên cứu đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng, có rấtnhiều yếu tố tác động gây nên kiệt sức nghề nghiệp, nhưng trong phạm vi củađề tài nghiên cứu này tác giả tập trung nghiên cứu một số yêu tố được nhắc đến

nhiều nhất gây ra kiệt sức nghè nghiệp với nhân viên y tế bao gồm:

Yếu tố nhân khâu học bao gồm: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, thời

gian công tác, vị trí việc làm Với mỗi nhóm nhân khâu khác nhau các nghiên

cứu đều chỉ ra tình trạng kiệt sức có sự khác nhau nhất định Trong một nghiêncứu về sự ảnh hưởng của một số đặc điểm nhân khâu học lên mức độ căngthắng trong công việc của nhân viên chăm sóc sức khỏe Kết quả cho thấy cácyếu tô thuộc về nhân khẩu học được mô tả như là những yếu tố quyết định mứcđộ căng thăng nghề nghiệp (Vanagas và cs, 2004).

22

Trang 26

Về cơ cấu tổ chức công việc: các yếu tố như kiêm nhiệm nhiều công việc,khối lượng công việc quá lớn dẫn đến việc làm thêm giờ, tăng ca cũng được tập

trung nghiên cứu.

Việc tham gia các hoạt động xã hội, giải trí: Đây được coi là một yếu tốtác động mà rất ít nghiên cứu quan tâm đến, sức khỏe tinh than được nhiều

nghiên cứu cho rằng sẽ được cải thiện qua các hoạt động như thê thao, giải trí.

Trong nghiên cứu này, tôi xác định đây là một yếu tố tương quan tới tình trạng

kiệt sức để nghiên cứu.

Lương, thưởng: Yếu tô lương được đánh giá trên mức lương nhận đượcthực tế của nhân viên y tế theo từng vị trí việc làm và cảm giác hài lòng của họvề mức lương đó Ngoài ra cũng tìm hiểu so với mặt bằng xã hội thì mức lương

đó đã đáp ứng được nhu cầu chỉ tiêu của nhân viên y tế hay chưa.

Trong các nghiên cứu, hỗ trợ xã hội được định nghĩa là moi quan hệ giữa

các cá nhân có thé ảnh hưởng đến hoạt động tâm lý và xã hội (Caplan, 1974).

Davison và cs, 2000 tin rằng hỗ trợ xã hội nói về nhu cầu được hỗ trợ của một

người từ những người thân thiết và cung cấp sự hỗ trợ đó khi người khác gặpkhó khăn Kiệt sức được đo lường thông qua các khó khăn khi nhân viên y tếgap phải trong công việc, vì vậy sự hỗ trợ xã hội cũng được xem như một yếutố cần làm rõ dé nhận định sự tác động của những người xung quanh, các mối

quan hệ xã hội lên tình trạng kiệt sức.

1.2.5 Đo lường kiệt sức nghề nghiệp

* Thang đo kiệt sức Maslach Burnout Inventory (MBI)

Thang do kiệt sức cua Maslach (MBJ) là một công cụ đánh giá tinh trạng

kiệt sức bao gồm 22 triệu chứng liên quan đến kiệt sức do nghề nghiệp Hìnhthức ban đầu của MBI được phát triển bởi Christina Maslach và Susan E.

Jackson với mục tiêu đánh giá trải nghiệm kiệt sức của một cá nhân Đây là bộ

công cụ đo lường kiệt sức đầu tiên và nhanh chóng trở thành công cụ được sử

23

Trang 27

dụng rộng rãi nhất Hai nhà nghiên cứu đã định nghĩa tình trạng kiệt sức do

nghề nghiệp dưới dạng cạn kiệt cảm xúc, mat nhân cách (cảm thấy thiếu đồng

cảm với người khác trong môi trường nghề nghiệp) và giảm cảm giác đạt đượcthành tích cá nhân liên quan đến công việc.

MBI khám phá ba thành phan: kiệt sức về cảm xúc, sự mat nhân cách vàthành tựu cá nhân Mặc dù công cụ này có thể hữu ích, nhưng nó không được

sử dụng như một kỹ thuật chân đoán khoa học, bat ké kết quả như thế nào Mục

tiêu đơn giản là dé bạn biết rang bat kỳ ai cũng có thé có thé có nguy cơ kiệtsức Bảng hỏi gồm 22 câu hỏi chia thành 3 khía cạnh cụ thé như sau: Cạn kiệtcảm xúc (gồm 9 câu hỏi), Sự mất nhân cách (gồm 5 câu hỏi) và Thành tựu cánhân (gồm 8 câu hỏi) theo phiên bản đã được chuẩn hóa tại Việt Nam Phiên

bản 22 câu hỏi cũng được đánh giá là phiên bản có nhiều ưu điểm về mặt vănhóa và tin cậy trong đo lường Mức độ kiệt sức của từng câu hỏi được đánh giátheo thang Likert 7 mức độ.

MBI đã được chứng minh độ tin cậy và tính giá tri thông qua các nghiên

cứu Wickramasinghe và cộng sự (2018) khi thực hiện nghiên cứu đã kết luậnhệ số tin cậy Cronbach alpha của 3 khía cạnh lần lượt là 0,837; 0,869 và 0,881,kiểm định độ tin cậy giữa hai lần đánh giá cũng cho thấy độ tương quan cao

với p < 0,001.

* Thang do lường sự kiệt sức của Shirom-Melamed (SMBM)

Năm 2006, Shirom và Melamed đã khái niệm hóa tình trạng kiệt sức dưới

dạng kiệt sức về thể chất, mệt mỏi về nhận thức và kiệt sức về mặt cảm xúc.

Bang câu hỏi đo lường tình trạng kiệt sức của Shirom-Melamed là một công cụ

phô biến được Hệ thong Y té Thuy Dién str dung dé chân đoán tình trạng kiệtsức và lập kế hoạch cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần Thang đo củaShirom-Melamed (SMBM) gồm 14 mục đã được phát triển sau khi sửa đổi về

24

Trang 28

phương pháp luận của Bảng câu hỏi về tình trạng kiệt sức của Shirom-Melamed(SMBQ) gồm 22 mục.

Thang SMBM không tập trung riêng kiệt sức nghề nghiệp, mà nó timhiểu sự kiệt sức chung trong cuộc sống khi khai thác chủ yếu các yếu tố cảmxúc qua các câu hỏi như: “Tôi cảm thấy chán ngấy”; “Tôi cảm thấy như “pin”

của mình đã hết”; “Tôi gặp khó khăn khi nghĩ về những điều phức tạp”.

(Shirom, 1989).

* Thang đo kiệt sức Karolinska Exhaustion Disorder Scale (KEDS)

Thang đo rối loạn kiệt sức Karolinska 9 là một câu hỏi bao gồm 9 câuhỏi trong đó bạn đánh giá trải nghiệm của bản thân về các nhận định khác nhau.

Thử nghiệm này được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học tại Viện

Karolinska ở Stockholm.

Mục đích của nó là khiến ta chú ý đến các hành vi nguy cơ liên quan đếncăng thắng và giúp con người hành động nhanh nhất có thể Người được đánhgiá mà càng nhận được nhiều điểm tương đồng nêu ra trong thang đo thì khả

năng gặp vấn đề liên quan đến căng thắng càng cao Thang đo gồm các câu hỏivề hậu quả/triệu chứng của căng thang kéo dài: khả năng tập trung, trí nhớ, mệtmỏi về thé chất, sức chịu đựng, phục hồi, giấc ngủ, quá man cảm với ấn tượng

giác quan, trải nghiệm các nhu cầu, cũng như sự khó chiu và tức giận Căng

thăng kéo dài (> 6 tháng) có thể gây ra tình trạng được gọi là hội chứng kiệtsức (Besér và cs, 2014).

Tuy nhiên khi phân tích về tính đồng nhất cho thấy tổng điểm của KEDSkhông xếp hạng chính xác sự kiệt sức của các cá nhân Độ tin cậy của KEDS

rất khiêm tốn, báo hiệu sai số đo lường đáng ké (Lindsäter và cs, 2023).

* Thang đo lường sự kiệt sức cua Kristensen và cộng sự (CBI)

CBI bao gồm 19 chỉ báo đo lường mức độ kiệt quệ về thể chất và tâm lýtheo ba chiều cạnh: 1/ Kiệt qué cá nhân (6 chỉ báo); 2/ Kiệt qué liên quan đến

25

Trang 29

công việc (7 chi báo - riêng chi báo thứ 4 phải đôi ngược điểm) và 3/ Kiệt quéliên quan đến khách hàng (“client” chỉ người có liên quan trong công việc, trong

riêng nghiên cứu nảy là “người bệnh”) (6 chỉ báo) CBI được đánh giá theothang điểm Likert 5 điểm: 100 điểm (luôn luôn/ mức rất cao), 75 điểm (thườngxuyên/ mức cao), 50 điểm (đôi khi/ phần nào), 25 điểm (hiếm khi/ mức thấp)và 0 điểm (không bao giờ/ hầu như không bao giờ) Theo các tác giả, điểm ranhgiới là 50 Theo đó, đưới 50 là thấp/ không có kiệt sức, từ 50 đến 74 được coi

là kiệt quệ ở mức “trung bình”, từ 75 đến 99 là ở mức cao và điểm 100 được

coi là kiệt qué ở mức nghiêm trọng (Kristensen và cộng sự, 2005).

Trong CBL, cốt lõi của tình trạng kiệt sức là sự mệt mỏi và kiệt sức Cáccâu hỏi về kiệt sức cá nhân được xây dựng phù hợp dé tat cả mọi đối tượng đều

có thể trả lời được Các câu hỏi về kiệt sức liên quan đến công việc giả địnhrằng người trả lời đã được trả công đưới một hình thức nào đó Thang đo về

mức độ kiệt sức với người bệnh chỉ được xác định trên những người đã có thời

gian làm việc trực tiếp với người bệnh Hai tùy chọn phản hồi được sử dụng,

một cho cường độ và một cho tần số Cả ba tiểu thang đo đều có độ tin cậy caovà nó đã được sử dụng ở một số quốc gia với nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Tổng quan nghiên cứu vẫn thường thấy thang đo của Maslach (MBI;Maslach & Jackson, 1981) là công cụ được sử dụng rộng rãi nhất dé đánh giá

tình trạng kiệt sức Người ta ước tính rằng 90% tất cả các nghiên cứu thựcnghiệm về tình trạng kiệt sức đều sử dung MBI (Schaufeli & Enzmann, 1998).

Mặc dù nó được công nhận trên toàn thế giới nhưng vẫn có nhiều câu hỏi liên

quan đến những hạn chế của MBI MBI được thiết kế để nghiên cứu về cácchuyên gia làm việc với con người, tập chung tình trạng kiệt sức ảnh hưởng đến

người lao động trong lĩnh vực dịch vụ và có phần không phù hợp với nhữngngười làm các loại nghề nghiệp khác (Kristensen và cs, 2005) Ngoài ra, thangđo MBI là bộ công cụ trả phí để có thể thực hiện khảo sát, đây cũng là rào cản

26

Trang 30

không nhỏ cho các nhóm nghiên cứu không có kinh phí tài trợ hoặc kinh phí

còn eo hẹp Đây là cốt lõi đầu tiên của CBI, một thang đo tình trạng kiệt sức có

thé được áp dụng cho nhiều các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống và có thê

sử dụng miễn phí.

Tại Việt Nam cũng đã có một SỐ nghiên cứu sử dụng thang đo CBI déđánh giá tình trạng kiệt sức nghề nghiệp như nghiên cứu của Tran Thị MinhĐức và cộng sự (2021) với giáo viên mam non và tiểu học; nghiên cứu củaHoàng Nhật và cộng sự (2022) với nhóm giáo viên trung học cơ sở nhưng

hiện chưa có nghiên cứu sử dụng thang đo CBI với nhóm Nhân viên y tế Tuynhiên thang đo này có tính linh hoạt vì phù hợp với nhiều nhóm đối tượng: thangđo ngắn gọn, dễ thực hiện và đã được áp dụng với nhiều công trình nghiên cứu

tại nhiều quốc gia khác nhau cho thấy tính khả thi dé thích nghỉ tại Việt Nam.

27

Trang 31

CHƯƠNG 2: TÔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Tổ chức nghiên cứu

2.1.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

Bệnh viện thực hiện nghiên cứu được đánh giá là một bệnh viện chính

quy, khoa học và hiện đại; là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu, tuyến cuối,

là bệnh viện hạng đặc biệt quốc gia Đồng thời là viện nghiên cứu khoa học y

dược lâm sàng và đào tạo sau đại học tới bậc học tiễn sĩ.

Hàng năm, bệnh viện khám trung bình 4000 - 5000 người bệnh trên một

ngày, đồng thời thu dung trung bình từ 1700 - 2000 giường bệnh điều trị nộitrú/ngày Với số lượng nhân viên là khoảng trên 2000 nhân viên, áp lực từ côngviệc tại Bệnh Viện là một thách thức với khối lượng công việc đa dạng, áp lực

thời gian lớn, nhiều tình huống khân cấp, và sự gia tăng nhu cầu y tế đều đặt ranhững yêu cầu cao về sự chuyên nghiệp Nhân viên tại bệnh viện liên tục đối

mặt với những thách thức và trách nhiệm lớn Ngoài ra, áp lực công việc tâm lý

cũng đi đôi với những cảm xúc nặng nề khi phải đối mặt với người bệnh có tìnhtrạng nặng và các ca bệnh khó được chuyền từ tuyến dưới.

Bảng 2.1: Đặc điểm của khách thể nghiên cứu

Kỹ thuật viên 30 14,3

Khac 24 11,4

Dưới 30 99 47,1Độ tudi 30-39 57 27,1

40 trở lên 54 25,7

(Nguon: Téng hợp từ khảo sát)

28

Trang 32

Khách thê nghiên cứu gồm 210 NVYT hiện đang làm việc tại một bệnhviện tuyến cuối, là một bệnh viện hạng đặc biệt trên địa bàn Hà Nội Thông tin

về mẫu khảo sát thu thập được thể hiện trong bảng sau:

Về giới tính: Mẫu có 133 người nữ (63,3%) và 77 người nam (36,7%).Nhóm nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm nam.

Về vị trí công việc: Nhóm điều dưỡng chiếm nhiều nhất với 114 người(54.3%) Tiếp đến là bác sĩ điều trị 42 người (20%) và kỹ thuật viên 30 người

(14,3%), còn lại là nhóm khác.

Về độ tuổi: Nhóm dưới 30 tuổi chiếm nhiều nhất với 99 người (47,1%).Tiếp đến là nhóm 30 - 39 tuổi 57 người (27,1%) Nhóm tiếp theo là từ 40 trởlên có 54 người chiếm tỷ lệ thấp nhất.

Nhìn chung, mẫu nghiên cứu tương đối đại diện cho đặc điểm nhân khâuhọc của khách thê nghiên cứu về giới tính, độ tuổi, vị trí công việc Điều nayhỗ trợ cho việc phân tích va khả năng khái quát hóa kết qua nghiên cứu.

2.1.2 Tổ chức nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu được tác giả triển khai với 4 giai đoạn:- Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

Giai đoạn | tac giả tập trung vào xây dựng cơ sở lý luận về kiệt sức nghề

nghiệp của NVYT dé xác định phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.Tác giả đọc, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về kiệt sức nghềnghiệp cũng như kiệt sức nghề nghiệp của NVYT dé chọn tên luận văn, xây

dựng đề cương

Tìm kiếm tài liệu về các chủ đề: kiệt sức nghề nghiệp của NVYT, cácyếu tô ảnh hưởng tới kiệt sức, kết quả và hạn chế những nghiên cứu trước đây

về kiệt sức nghề nghiệp.

Thời gian thực hiện: 5/2022 - 12/2022.

- Giai đoạn 2: Xây dựng phiếu khảo sát

29

Trang 33

Nghiên cứu các tài liệu về các công cụ đo lường kiệt sức nghề nghiệp và

thảo luận với giảng viên hướng dẫn dé lựa chọn công cụ phủ hợp Trong luậnvăn tác giả đã quyết định lựa chọn thang đo CBI, ngoài ra tác giả sử dụng thêm

2 công cụ đo lường khác là thang đo sự hỗ trợ xã hội và thang đo đánh giá mức

nhu cầu được hỗ trợ một số các van dé dé giảm thiểu tình trạng kiệt sức củaNVYT để hỗ trợ làm rõ hơn các vấn đề.

Thời gian tiến hành: 12/2022 - 2/2023.

- Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát

Với phiếu khảo sát đã xây dựng, tác giả tiễn hành khảo sát trên 210 kháchthé Cùng với đó là phỏng van cán bộ nhân viên Bệnh viện để bổ sung chothông tin đã thu được từ bảng hỏi Khao sát và phỏng vấn nhằm tìm ra thực

trạng kiệt sức, sự tác động của hỗ trợ xã hội lên kiệt sức, nhu cầu để cải thiệntình trạng kiệt sức của NVYT.

Thời gian tiến hành: 2/2023 - 5/2023.

- Giai đoạn 4: Xv ly số liệu và hoàn thiện luận văn

Sử dụng công cụ thống kê và kiến thức tổng quan đã nghiên cứu, tác giảtiền hành xử lý số liệu và hoàn thiện mô tả, phân tích số liệu Cùng với đó xiný kiến góp ý liên tục từ giảng viên hướng dẫn dé hoàn thiện phiên bản luận văn

cuối cùng.

Thời gian tiến hành: 6/2023 - 11/2023.2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu

Phương pháp này được tiền hành nhằm tìm kiếm, đọc, tông hợp thông tin

liên quan từ các nghiên cứu, bài báo khoa học, tạp chí chuyên ngành và các vẫnđề liên quan đến đề tài nghiên cứu này trong và ngoài nước Trong quá trìnhnghiên cứu tài liệu, tôi tổng hợp và khái quát cũng như hệ thống khung cơ sở lýluận theo các chủ đề như: tình trạng kiệt sức, các yếu tố dẫn đến tình trạng kiệt

30

Trang 34

sức, giải pháp khuyến nghị đã đưa ra Từ đó tìm được khoảng trống của van dé

nghiên cứu và xây dựng nghiên cứu chặt chẽ.

Nguồn tìm kiếm: Google scholar; sti.vista.gov.vn.

Các từ khóa được sử dung dé tìm kiếm tai liệu: kiệt sức, nhân viên y tế,

kiệt sức nghề nghiệp, yếu tố kiệt sức, hỗ trợ xã hội.2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Tác giả lựa chọn thang đo phù hợp với nội dung nghiên cứu, đây cũng là

phương pháp chính của nghiên cứu với mục đích nhăm thu thập thông tin phụcvụ đánh giá thực trạng kiệt sức của nhân viên y tế tại Bệnh viện nghiên cứu.

Trong quá trình điều tra bảng hỏi, do đặc điểm địa bàn nghiên cứu tại Bệnhviện, khách thể nghiên cứu bận rộn nên đã kết hợp hai hình thức khảo sát là

khảo sát trực tiếp bằng phiếu giấy và khảo sát qua Google biểu mau.

Bang hỏi gồm 2 phan: Phan I là các thông tin chung; phan II là nội dung

các thang đo bao gồm thang đo tình trạng kiệt sức CBI, thang đo hỗ trợ xã hội

và thang đo khảo sát nhu cầu mà NVYT muốn được hỗ trợ dé giảm kiệt sức

nghề nghiệp.

Đánh giá thực trạng kiệt sức nghề nghiệp được khảo sát theo thang đokiệt sức Copenhagen (Copenhagen Burnout inventory — CBI) Bảng hỏi gồm

19 câu hỏi chia thành 3 phan tiêu thang đo cụ thé như sau:

- Kiệt sức cá nhân (gồm 6 câu hỏi đề tìm hiểu trạng thái kiệt sức kéo dài

về thé chất và tâm lý) Tiểu thang đo này đánh giá tình trạng kiệt sức mà khônggan với nghề nghiệp của cá nhân Nếu có ít hơn 3 câu hỏi được trả lời thì trường

hợp này coi như phiếu không hợp lệ.

- Kiệt sức do công việc (gồm 7 cầu hỏi) Tiểu thang đo này đánh giá mứcđộ kiệt sức về thé chất và tâm lý của cá nhân với nguyên nhân được cho là bởicông việc chuyên môn của họ Nếu có ít hơn 4 câu hỏi được trả lời thì trườnghợp này coi như phiếu không hợp lệ.

31

Trang 35

- Kiệt sức liên quan đến người bệnh (gồm 6 câu hoi) Tiểu thang đo này

đánh giá mức độ kiệt sức về thé chất và tâm ly của cá nhân được coi là có liên

quan đến công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh Nếu có ít hơn 3 câu hỏi đượctrả lời thì trường hợp này coi như phiếu không hợp lệ.

Mức độ kiệt sức của từng câu hỏi được đánh gia theo thang Likert 5 mức độ:1 (Luôn luôn/mức rất cao) = 100 điểm; 2 (Thường xuyên/mức cao) = 75điểm; 3 (Thinh thoang/phan nào) = 50 điểm; 4 (Hiém khi/mức thấp) = 25 điểm;

5 (Không bao giờ/gần như không bao giờ) = 0 điểm

Tổng điểm trên thang điểm là trung bình cộng của các điểm ở các mục.Điểm đảo ngược cho câu hỏi B7.

Tinh trạng kiệt sức trong nghiên cứu nay được phân loại các mức độđiểm như sau: <50: kiệt sức thấp/ không có kiệt sức; 50 - 74: kiệt sức trungbình; 75 - 100: kiệt sức cao/ rất cao.

Thang đo về sự hỗ trợ xã hội (MSPSS) đã được sử dụng trong nhiều các

nghiên cứu khác nhau (Wang, Ma, 1999; Chou, 2000; Yusoff, 2011; Othman,2011; Fabio và Kenny, 2012; Lê Thị Hải Hà và cs, năm 2011) Đây là một

thang đo đa chiều liên quan tới sự hỗ trợ xã hội từ “gia đình” (4 mệnh dé), “ban

bè” (4 mệnh dé) và “một người khác có ý nghĩa” (4 mệnh dé) MSPSS đượcđo lường theo thang Likert 5 mức độ từ 1 đến 5 và đã được sử dụng rộng rãi

trong nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước.

Cac thông tin thu được từ bảng hỏi hoàn toàn trung thực và tin cậy Đượcsử dụng nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, không phục vụ vào mục đích gìkhác, không làm ảnh hưởng đến nhân viên y tế và uy tín của Bệnh viện.

“Hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số kiêm định thống kê về mức độ tincậy và tương quan trong giữa các biến quan sát thang đo Nó dùng đề đánh giáđộ tin cậy của các nhóm nhân tố và từng biến quan sát nhỏ bên trong nhómnhân tố đó Theo Peterson, 1994 thì hệ số Cronbach’s Alpha phải năm trong

32

Trang 36

giới hạn từ 0,7 đến 1,0 Trong các trường hợp cỡ mẫu nhỏ thì hệ số tin cậyCronbach’s Alpha bang 0,6 vẫn có thé được chấp nhận Đồng thời, các biến

quan sát phải có hệ số tương quan giữa các biến và tổng (item-total correlation)phải lớn hơn 0,3.

Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của thang do CBI trong nghiên cứunày là 0,904, cho thấy độ tin cậy của thang đo 19 biến quan sát của 3 tiểu thang

đo đều có hệ số tương quan biến tổng đáp ứng yêu cầu thông kê, dao động từ0,442 đến 0,603 Việc loại bỏ bất kỳ biến nào cũng không làm tăng Cronbach’sAlpha của thang đo Điều này chứng tỏ mỗi biến quan sát đều đóng góp tíchcực và cần thiết cho độ tin cậy chung của thang đo Như vậy, có thể khẳng địnhthang đo CBI hoàn toàn đạt được độ tin cậy cần thiết để sử dụng trong nghiên

cứu nay cũng như các nghiên cứu khác về kiệt sức nghề nghiệp.

Thang đo kiệt sức liên quan cá nhân cũng cho Cronbach’s Alpha ở mức

cao 0,887 6 biến quan sắt đều có tương quan biến tổng lớn, từ 0,654 đến 0,749.

Việc loại biến không làm gia tăng độ tin cậy chung Như vậy, tiểu thang đo kiệt

sức cá nhân cũng hoàn toàn đạt yêu cầu về độ tin cậy để sử dụng.

Thang đo kiệt sức liên quan công việc cũng cho Cronbach’s Alpha ở mức

rất cao 0,876 7 biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn, từ 0,607 đến0,711 Việc loại biến không làm gia tăng độ tin cậy chung Như vậy, thang đo

cũng hoàn toàn đạt yêu cầu về độ tin cậy dé sử dụng.

Cuối cùng, thang đo Kiệt sức liên quan đến người bệnh với 6 biến đo lườngkiệt sức liên quan người bệnh cũng cho thay độ tin cậy tốt với Cronbach’s Alphadat 0,872 Mối tương quan giữa các biến với tổng thang đo cũng ở mức đáp ứngvề độ tin cậy Như vậy, thang đo cũng đạt yêu cầu về độ tin cậy cần thiết.

Như vậy, qua phân tích cụ thé các thông số, có thé thấy toàn bộ các thangđo sử dụng trong nghiên cứu này đều đạt được độ tin cậy rất cao, thể hiện tínhnhất quán nội bộ và khả năng phản ánh chính xác các khái niệm lý thuyết Điều

33

Trang 37

này khang định tinh phù hợp và hiệu quả của việc sử dụng các công cụ do

lường, góp phần nâng cao giá trị khoa học và thuyết phục của nghiên cứu.Bang 2.2: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha

Trung bình | Phương sai

Biến thangđo | thang đo Tương Cronbach's

x quan biên | Alpha nêu biên

quan sát nêu loại nêu loại tống này bị loại

Trang 38

(Nguon: Tổng hop từ kết quả phân tích trên SPSS)

35

Trang 39

Dựa trên bảng thống kê các đặc điểm của các thang đo sử dụng trongnghiên cứu, có thể đưa ra một số nhận xét và phân tích cụ thể như sau:

Thứ nhất, về thang đo kiệt sức nghề nghiệp (CBI) Thang đo CBI có sốlượng quan sát là 210 mau, con số này hoan toàn đủ lớn dé đảm bảo độ tin cậyvà độ chính xác của các phân tích thống kê tiếp theo Với điểm số CBI là 40,98,có thé nói là nhìn một cách tổng thể, mẫu khảo sát không có triệu chứng rõ ràngvề kiệt sức nghề nghiệp nói chung Tuy nhiên, điều này không có nghĩa làkhông có tình trạng kiệt sức nghé nghiệp ở tat cả các khách thể tham gia khảo

sát Độ lệch chuẩn của điểm số CBI (11,81) cho thấy có sự phân tán đáng kể vềmức độ kiệt sức nghề nghiệp giữa các cá nhân Nguyên nhân có thé là do công

việc, điều kiện làm việc, hoàn cảnh cá nhân khác nhau giữa các đối tượng.

Hệ số nhọn Skewness âm nhưng rat gan 0 (-0,032) cho thay phân phốitiệm cận là chuẩn, không có sự dồn về 1 bên nào Trong khi đó, hệ số nhụt

Kurtosis dương, cũng rất gần 0 (0,628), cũng phản ánh phân phối tiệm cận

chuẩn, không có sự tập trung quá mức ở những giá trị cực đoan.

Thứ hai, về các tiêu thang đo, bao gồm các thang kiệt sức liên quan đếncá nhân, công việc và người bệnh Số liệu cho thấy tất cả các thông số thống kêkhá tương đồng Cụ thể, về kích thước mẫu (210) là như nhau, đảm bảo tính ônđịnh và tin cậy của các phép phân tích Điểm trung bình của cả 3 thang đo đềuở mức trung bình, đao động từ 39,50 đến 42,91 điểm Độ lệch chuẩn của cả 3thang đo đều khá cao, dao động từ 14,704 đến 15,548 Điều này cho thấy sự

tập trung cao của các giá trị quan sát được Cuối cùng, cả 3 thang đo này đềucó phân phối tiệm cận chuẩn với Skewness và Kurtosis tiệm cận 0.

Như vậy, nhìn chung các đặc điểm thống kê của các thang đo đều thỏa

mãn yêu cầu và hoàn toàn phù hợp dé tiễn hành các phân tích thống kê tiếp theonhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra Các con số thống kê cũng phản

ánh đúng thực tê vê mức độ kiệt sức nghê nghiệp ở mức trung bình và có sự

36

Trang 40

dao động nhất định giữa các cá nhân.

Bảng 2.3: Thống kê đặc điểm thang đo

Kiệt sức Kiệt sứcKiệt sức

CBI TA liên quan | liên quancá nhân

công việc | người bệnh

Mẫu 210,00 210,00 210,00 210,00

Giá trị tối thiểu 3,95 0,00 0,00 0,00Giá trị tối đa 75,00 83,33 82,14 79,17Tổng điểm trung bình 40,98 42,92 40,60 39,50Độ lệch chuẩn 11,81 15,55 14,70 15,30-0,03 -0,15 0,01 -0,05Skewness

0,17 0,17 0,17 0,170,63 0,02 0,38 0,33Kurtosis

0,33 0,33 0,33 0,33(Nguén: Tổng hop từ kết quả phân tích trên SPSS)Phân tích yếu tố xác nhận (CFA) là một phương pháp thống kê được sửdụng dé kiểm tra tính phù hợp giữa các biến đã xác định trước với dit liệu CFAthuộc loại phân tích yếu tố, một kỹ thuật giảm chiều dữ liệu dựa trên mối quan

hệ tuyến tính giữa các biến quan sát và các yếu tô tiềm ân Phương pháp này sửdụng một số tiêu chuẩn dé đánh giá tính nhất quán của các đo lường như sau:

Chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error of Approximation): Day là

một chi số đánh giá sai số gan đúng của mô hình Giá trị RMSEA nhỏ hơn hoặc

băng 0,05 được coi là phù hợp tốt, từ 0,05 đến 0,08 là phù hợp trung bình vàlớn hơn 0,10 là không phù hợp.

Chỉ số CFI (Comparative Fit Index) và TLI (Tucker-Lewis Index): Cảhai chỉ số này đánh giá sự phù hợp của mô hình so với mô hình không có yếu

tố tiềm ân Giá trị từ 0,90 đến 0,95 được coi là phù hợp trung bình, từ 0,95 trở

37

Ngày đăng: 29/06/2024, 02:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w