1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân
Tác giả Nguyện Thi Thanh Nhan
Người hướng dẫn ThS. Khỳc Thế Anh
Trường học TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại Graduation Project
Năm xuất bản 2019
Thành phố HÀ NỘI
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 17,57 MB

Nội dung

Có thể thấy được tính cạnh tranh gay gắt mà các doanh nghiệp trong nước hiện đang phải đối mặt, vì vậy doanh nghiệp muốn đứngvững, vươn lên vượt qua những khó khăn cần phải nhanh chóng t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

VIEN NGAN HANG - TAI CHINH

Dé tai:

HOÀN THIEN PHAN TÍCH TINH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY CO PHAN GO MẠNH XUAN

Sinh vién thuc hién : Nguyén Thi Thanh Nhan

Mã sinh viên : 11163850 Lop : Tai chính doanh nghiệp 58A

Giảng viên hướng dẫn : ThS Khúc Thế Anh

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHU VIET TAT

DANH MUC BANG BIEU, HINH

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHAN TICH TINH HÌNH TÀI CHÍNH

DOANH NGHIỆP - 5 2 222121212121211111111112111111111111111111111111111111 0 te 4

1.1 Tình hình tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 4

1.1.1 Tài chính và tài chính doanh nghiỆp 5- 5 S5 + *scsseseersees 4 1.1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiỆp - 5-55 <£5<<++<c++ 6

1.2 Tổ chức phân tích tình hình tài chính - 2 5 s+zx+zxz+zz+zxerxee 8

1.2.1 Chuan bị phân tich ccccccccescsccessessessssssessesscssessessessessssssessesssssseesessesseaseeseess 8

1.2.2 Tiến hành phân tích - 2 2+2 £+E£+E£+E£EE£EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrrrree 91.2.3 Kết thúc phân tíchh ¿+ s+SE+EE+EE+E£+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrree 101.3 Công cụ và kỹ thuật phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 11

1.3.1 Phương pháp so sánh - 6 + x23 219g HH HH ng nh nh 11

IEXAWyuu o0) 12

1.3.3 Kỹ thuật DupOfif - - + 1g HH trưy 13

1.3.4 Các công cụ và kỹ thuật phân tích khác - «+ ++ss+++csseersseeess 15

1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 16

1.4.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính - 555555 £+<x+s<+sxssesseres 16

1.4.2 Phân tích cấu trúc tài chính -¿ 2 2 s+E+£E£+E++EE+EEzEzExrrxerxerreee 19

70011 20 1.4.4 Phân tích tình hình công nỢ/ - - 5 2 311211 9v ng ng rey 22 1.4.5 Phân tích khả năng thanh toán 5 2 5333 **+EE+sEEeeereeeerseeeree 23 1.4.6 Phân tích hiệu quả kinh doanhhn - 5 + xxx eEeeeeeeererseree 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠICÔNG TY CO PHAN GO MẠNH XUÂN -°-525cscsscssessesserserssee 27

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phan gỗ Mạnh Xuân - 5-5 ©5¿ 27

2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cô phần gỗ Mạnh Xuân -¿-5¿ 27

Trang 3

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh - 282.2 Thực trạng phân (ích tình hình tài chính tại Công ty Cé phần gỗ Mạnh

UA oe 30

2.2.1 Tổ chức phân tich.o cecceccsccsscssessessessessessesecssssessessessessessssscsscsessessessesseseeeseaes 30

2.2.2 Công cụ và kỹ thuật phân tích - 6+ + k*Svk 19 2 9v re, 31

2.2.3 Nội dung phân tÍCH - - 5 1 13 1193199101991 191 ng HH rưy 31

2.3 Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cỗ phần gỗP1199): 87 48

2.3.1 Những kết quả đạt đượỢc ¿- 2: +¿22++2E+2EE+2EEEEEEEEESEErSEkerrkerkrervee 482.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chề -: -: 5552 49

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀICHÍNH TẠI CÔNG TY CO PHAN GO MẠNH XUAN . 54

3.1 Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân trong thời gian

"" — 54

3.2 Giải pháp hoàn thiện và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện phântích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân 55

3.2.1 Giải pháp đối với tần suất thực hiện công tác phân tích tài chính 55

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện phan tích - «« 55

3.2.3 Hoàn thiện phương pháp phân tích - ¿+ + + x+skxssexserseereserrsrs 56

3.2.4 Hoàn thiện nội dung và phạm vi phân tích - 5555555 +++<s++se+ss 58

3.2.5 Hoàn thiện tổ chức phân tich ¿2- ¿2++++2+++£x++zx+zxeerxesrxez 623.2.6 Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện phân tích tình hình tài chính 63

3.3 Kiến nghị - 2-5 Sàn TS TET22 1211211 211211211211 1111121212112 xe 65DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2222E222222+++ttEEEEEEEEvecced 70

Trang 4

DANH MỤC CHU VIET TAT

ROA Sức sinh lời trên tài sản

ROE Sức sinh lời trên vốn chủ sở hữu

ROS Sức sinh lợi của doanh thu

SXKD Sản xuất kinh doanh

TS Tài sản

Trang 5

DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH

Bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn

“010020111010 32

Bang 2.2 Bảng cân đối kế toán — Tài sản ¿2c E+SE+EE+EE+EE2EEEeEEerkerkrrkrree 35Bảng 2.3 Bảng cân đối kế toán — Nguồn vốn -2 2¿-55¿©2+2+2cx+zxrrreeree 39Bảng 2.4 KNTT của Công ty Cô phần gỗ Mạnh Xuân ¿- 55552 41

Bảng 2.5 Hiệu suất sử dụng TS của Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân giai đoạn

"01020111010 43

Bảng 2.6 Phân tích tốc độ luân chuyển của HTK giai đoạn 2016-2018 44Bảng 2.7 Khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân giai đoạn

“010001110 44 Bảng 2.8 Các chỉ tiêu trong phân tích DuPont 25 55+ £++k+seersseeese 46

Bang 3.1: Phân tích mối quan hệ giữa TS và NV của Công ty - 59

Bang 3.2 Ty trọng các khoản mục trong TS và NV ou eeeccesseeeseesseeceseeeeneeeeneensnees 60

Bang 3.3: Phân tích tỷ suất sinh lợi của tổng chi phí công ty -5- 5: 52552 61

Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng TS của Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân 37Biểu đồ 2.2 Ty trọng nguồn vốn của Công ty Cô phần Mạnh Xuân - 41Biểu đồ 2.3 KNTT của công ty trong giai đoạn 2016-2018 5 s55 552 41Biéu đồ 2.4 Nhóm chỉ tiêu về hiệu suất sử dung tài sản trong giai đoạn 2016-2018 43Biéu đồ 2.5 Khả năng sinh lời của Công ty trong giai đoạn 2016-2018 45Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quan lý hoạt động kinh doanh ¿- ¿25+28

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, tốc độkhoa học công nghệ ngày càng phát triển, đặc biệt trong thời đại công nghệ 4.0 vớinên kinh tế phẳng như hiện nay đặt ra một bài toán về sự cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp, không chỉ ở phạm vi trong nước mà mở rộng ra còn là sự cạnh tranh toàn

cầu Các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh về thi phần mà còn cạnh tranh về chi

phí, dé có thé đưa ra được mức giá cạnh tranh nhất, từ đó đặt ra một bài toán chỉ phí

mà doanh nghiệp phải đối mặt Có thể thấy được tính cạnh tranh gay gắt mà các

doanh nghiệp trong nước hiện đang phải đối mặt, vì vậy doanh nghiệp muốn đứngvững, vươn lên vượt qua những khó khăn cần phải nhanh chóng thay đổi sản xuất

kinh doanh, hoàn thiện hơn nữa bộ máy hoạt động của mình, đặc biệt là phải chú

trọng đến hoạt động phân tích tình hình tài chính Việc hoàn thiện phân tích tìnhhình tài chính là một điều cần thiết và quan trọng để đảm bảo được hoạt động tàichính của công ty Tình hình hoạt động của công ty như thé nào sẽ được thé hiện quabáo cáo phân tích tình hình tài chính, từ đó biết được điểm mạnh, điểm yếu, khắcphục điểm yếu và phát triển điểm mạnh, đưa ra những chiến lược tài chính cho

doanh nghiệp trong thời gian tới.

Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân được thành lập từ năm 2009, Công ty đãngày càng thể hiện được chỗ đứng của mình trên thị trường Hiện nay, quá trìnhphân tích tài chính của Công ty Cé phần gỗ Mạnh Xuân hiện tại hoàn toàn do phòngTài chính- Kế toán đảm nhiệm Việc phân tích chỉ thực hiện một năm một lần, các

chỉ tiêu phân tích cũng chỉ mang tính hình thức, chưa đưa ra được các dự báo do

nhân viên đảm nhận là nhân sự của phòng Tài chính — Kế toán có chuyên mônnghiệp vụ Kế toán mà không chuyên sâu về nghiệp vụ phân tích tài chính Hiểuđược sự quan trọng của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, dựa trên nêntảng kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập và những kiến thức thu thập

và học hỏi được qua quá trình học và thực tập tại Công ty Cô phần gỗ Mạnh Xuân,

tác giả đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ

phan gỗ Mạnh Xuân” Mục đích của khi thực hiện đề tài là nghiên cứu thực trạng,

từ đó bổ sung thêm một cách cụ thé nhất giải pháp dé hoàn thiện và nâng cao quá

Trang 7

trình phân tích tình hình tài chính của Công ty, bên cạnh đó góp phần hạn chế đượcnhững yếu điểm còn tồn tại Do đó việc làm này sẽ giúp những nhà lãnh đạo của

công ty năm và hiểu rõ về thực trạng tài chính của Công ty cũng như hoạt động sản

xuất kinh doanh, tạo cơ sở để các nhà quản lý đưa ra những quyết định và sự báo

đúng đắn trong tương lai

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính để xác định các chỉ

tiêu, nội dung được sử dụng trong các doanh nghiệp khi thực hiện phân tích tình

hình tài chính.

- Nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính của Công ty Cé phan gỗMạnh Xuân qua quá trình miêu tả hoạt động phân tích của Công ty và đánh giá tình

tài chính của doanh nghiệp.

- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện hơn quá trình phân tíchtình hình tài chính tai Công ty Cổ phan gỗ Mạnh Xuân

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hoạt động phân tích tình hình tài chính tại Công ty

Cô phan gỗ Mạnh Xuân

- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại

Công ty Cô phần gỗ Mạnh Xuân trong giai đoạn 2016-2018 dé đề xuất những giảipháp thích hợp nhăm hoàn thiện hơn việc phân tích tình hình tài chính của Công ty

4 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập từ nội bộ Công

ty và những kiến thức thu thập được trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần gỗ

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu từ viết tắt và danh mục các

tài liệu tham khảo thì kết cấu của chuyên đề được chia thành 3 chương như sau

Trang 8

Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính của các doanh

Trang 9

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE PHAN TÍCH TINH HÌNH

TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

1.1 Tình hình tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Tài chính và tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1, Tài chính

Tài chính là một thuật ngữ được đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu trướcđây và trong nhiều tài liệu học thuật, ở mỗi nghiên cứu khái niệm “tài chính” được

đưa ra cũng khác nhau, nó được định nghĩa trên từng khía cạnh, góc độ khác nhau

trong mỗi bài nghiên cứu.

Theo tờ báo Investopidia (2019) thì: “Tài chính là một thuật ngữ rộng mô tả

các hoạt động liên quan đến ngân hang, đòn bay hoặc nợ, tín dụng, thị trường vốn,

tiền và đầu tư Về cơ bản, tài chính đại diện cho quản lý tiền và quá trình có đượccác khoản tiền cần thiết Tài chính cũng bao gồm sự giám sát, sáng tạo và nghiêncứu về tiền, ngân hàng, tín dụng, đầu tư, tài sản và các khoản nợ tạo nên hệ thống tàichính.” Đây là một định nghĩa chung nhất về tài chính

Frank J.Faborri et al (2009) lại đưa ra môt khái niệm khác về tài chính: “Tài

chính là việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế để ra quyết định liên quan đến việcphân bồ tiền trong điều kiện không chắc chắn Các nha đầu tư phân bồ tiền của hotrong số các tài sản tài chính dé hoàn thành mục tiêu của họ, và các doanh nghiệp vàchính phủ huy động vốn băng cách đưa ra các yêu cầu đối với chính họ đã đầu tư.Tài chính cung cấp khuôn khổ để đưa ra quyết định về việc nên lấy những khoản

tiền đó như thé nào và sau đó đầu tư Do là hệ thống tài chính cung cấp nền tảng mà

tiền được chuyên từ những thực thé có tiền dé đầu tư cho những thực thể cần tiền déđầu tư.” Khái niệm nay dé cập đến việc phân bồ dòng tiền trong nền kinh tế

Trong giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ đã đề cập đến bản chất của tàichính, tài chính được hiểu là các mối quan hệ kinh tế trong việc phân phối tổng sản

phẩm xã hội dưới hình thức giá tri, qua đó các quỹ tiền tệ được tạo lập và sử dụng,

với mục đích là đáp ứng các yêu cầu về tích luỹ và tiêu dung của các chủ thể trongnên kinh tế, Cao Thị Ý Nhi và cộng sự (2016) Quan điểm này có sự tương đồng vớiquan điểm của Frank J.Faborri et al (2009) Trong bài luận này, thuật ngữ “tài

Trang 10

chính” sẽ được sử dụng theo Cao Thị Ý Nhi và cộng sự (2016).

1.1.1.2 Tài chính doanh nghiệp

Bên cạnh sự đa dạng về khái niệm về tài chính thì tài chính doanh nghiệp

cũng là một khái niệm được đề cập đến trong nhiều bài nghiên cứu với những góc độ

và quan điểm khác nhau

Nguyễn Văn Đức (2017) cho răng: “Tài chính doanh nghiệp là các quan hệkinh tế đưới hình thức giá trị phát sinh gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sửdụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình Về hình

thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập, phân phối, sử

dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.” Quan điểm này đã baoquát hoá khái niệm tài chính, gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh Mặt khác,Thanh Tú (2018) đã định nghĩa: “Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanhnghiệp ton tại như là một khâu trong hệ thống tài chính, là một phạm trù kinh tếkhách quan gắn với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, tài chính doanhnghiệp có tính chất và sự phát triển như thế nào là phụ thuộc vào tính chất và nhịp

độ phát triển của nền kinh tế hang hóa” Quan điểm này hẹp hơn so với quan điểm

của Nguyễn Văn Đức tuy nhiên nó đưa ra được định nghĩa của tài chính doanh

nghiệp gắn với mối quan hệ trong nền kinh tế Đồng quan điểm với Nguyễn Văn

Đức (2017), Quang Trung (2014) đã cho rằng: “Tài chính doanh nghiệp là quá trìnhtạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động củadoanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp Các hoạt độngchính của tài chính doanh nghiệp bao gốm các hoạt động liên quan đến việc tạo lập,phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ.” Trong giáo trình Tài chính doanh nghiệp đã

đề cập đến khái niệm tài chính doanh nghiệp “dưới góc độ về mối quan hệ giá trịgiữa các doanh nghiệp với các chủ thé trong nền kinh tế, các mối quan hệ được décập bao gốm mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ giữa doanh

nghiệp với thị trường tài chính, quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác

và quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp”, Vũ Duy Hào và cộng sự (2016).

Như vậy, Tài chính doanh nghiệp có thé được định nghĩa là “quá trình tạo

lập và sử dụng các nguồn lực bằng quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp nhăm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra”

Trang 11

Mặc dù, Tài chính doanh nghiệp có rất nhiều khái niệm khác nhau được đềcập, song bản chất vẫn là phản ánh các mối quan hệ giá trị của cải xã hội Có thểthấy rằng việc hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp là vô cùng quan trong

dé có thé đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cơ sở

dé đánh giá được doanh nghiệp có đang hoạ động hiệu quả hay không, quá trình

đánh giá và phân tích các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp sẽ thể hiên được nhữngđiều đó

1.1.2 Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Phân tích tình hình tài chính là một trong những việc quan trọng và cần thiết

trong việc quản trị tài chính của doanh nghiệp, giúp những nhà quan lý có thé hiểu

rõ hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp mình từ đó có thể đưa ra nhữngquyết định tài chính đúng đắn cho tương lai

“Phân tích tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật trong việc phântích dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các số liệu được phân tích cómối liên hệ mật thiết với nhau nhằm đưa ra những dự báo và các kết luận hữu íchtrong việc phân tích hoạt động của doanh nghiệp, ngoài ra dựa vào việc phân tích cóthể phản ánh được năng lực và vị thế tài chính của doanh nghiệp, dựa trên đó có thêđánh giá và đưa ra những dự báo trong tương lai”, định nghĩa này đã được đưa ra bởi

Vũ Duy Hào và các cộng sự (2016) Đồng quan điểm trên, Thanh Tú (2018) chorằng: “Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là tập hợp các khái niệm, các

phương pháp và công cụ cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông

tin khác trong doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lựccủa doanh nghiệp, giúp cho người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính

và quyết định quản lý phù hợp.”

Như vậy, có thê kết luận rằng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp

là quá trình thu thập số liệu báo cáo tài chính và dùng các công cụ, kỹ thuật phântích dé tính toán các chỉ tiêu tài chính, dựa vào đó có thé đưa ra những nhận định,đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ Đây cũng là tiền đề

dé có thé nhận xét về khả năng tài chính cũng như xu hướng phát triển trong tương

lai của doanh nghiệp, là cơ sở dé xác định giá trị của công ty, đồng thời là một trongnhững công cụ quan trọng và hữu ich dé các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp có

Trang 12

thé đưa ra những dự báo, lên kế hoạch hay đưa những quyết định về hoạt động củacông ty trong thời gian tiếp theo.

Bat kì doanh nghiệp nào cũng sẽ đi theo quy trình phân tích tình hình tài

chính doanh nghiệp như sau:

Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp: việc phân tích này

với mục đích là sẽ bước đầu có những nhận xét sơ bộ về tình hình tài chính của công

ty hiện tạo, khái quát được bức tranh tài chính của doanh nghiệp hiện tại và nhữngnăng lực tài chính của doanh nghiệp, biết được mức độ tự chủ tài chính mức độ tự

chủ tài chính của doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng có thé nhìn thấy những khó khăn

mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, đặc biệt là trong khả năng thanh toán Trong

đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, có bốn chỉ tiêu mà các nhà phântích hướng đến gồm: đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, đánh giá khái quákhả năng thanh toán, đánh giá khái quát khả năng sinh lợi và đánh giá khái quát tốc

độ tăng trưởng bền vững Những chỉ tiêu này sẽ phản ánh khái quát tình hình tàichính hiện tại của doanh nghiệp cũng như các vấn đề tài chính doanh nghiệp đang

gap phải

Đi sâu vào phân tích, là việc tiến hành phân tích tình hình va khả năng thanhtoán của doanh nghiệp Việc này sẽ cho ra được đánh giá về khả năng chuyền đổithành tiền và khả năng tạo tiền của tài sản để thực hiện các nghãi vụ trả nơ với chủ

nợ khi đến hạn Bên cạnh đó khả năng thu hồi đúng hạn, trễ hạn hay không có khảnăng thu hồi các khoản lãi vay, gốc cho vay và tiền hang bán chịu cũng sẽ được théhiện Từ đó có thé phát hiện những dấu hiệu cho việc mat quyền kiểm soát hoặc thấtthoát vốn của công ty trong tương lai

Tiếp đến là phân tích khả năng cân đối vốn hay còn gọi là phân tích cấu trúctài chính của doanh nghiệp Đối với các chủ thé bên trong doanh nghiệp sẽ giúpnhận diện được ưu nhược điểm của cấu trúc tài chính hiện tại, nhận diện được các

dấu hiệu về rủi ro tài chính, từ đó có thé tìm được các biện pháp dé đạt được cơ cầu

tài chính tốt nhất, tìm ra các quyết sách kịp thời dé đảm bảo cấu trúc tài chính ổnđịnh và bền vững cho doanh nghiệp Song song với đó, phân tích cấu trúc tài chínhcũng giúp những cá nhân bên ngoài doanh nghiệp đánh giá mức độ rủi ro tín dụngkhi quyết định cho doanh nghiệp vay vốn, dự báo triển vọng tài chính trong tương

Trang 13

lai và “rung chuông cảnh báo” đối với các công ty có rủi ro về cơ cấu tài chính quácao, để giảm thiểu những bất ôn cho nền kinh tế.

Phân tích hiệu quả kinh doanh hay phân tích khả năng hoạt động và khả năng sinh lời phản ánh khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp và nó có hữu ích trong việc lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của doanh

nghiệp Khả năng sinh lợi phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực có sẵn của công

ty dé đạt được hiệu quả hoạt động cao Khả năng sinh lợi gan lién voi hiéu qua hoatđộng kinh doanh, một doanh nghiệp không thé có hiệu qua hoạt động tốt khi nó làm

ăn thua lỗ, vì thế có thé khang định khả năng sinh lợi là sẽ thé hiện hiệu quả kinhdoanh tốt nhất

Cuối cùng là việc đưa ra dự báo tài chính Dự báo tài chính là dự báo các chỉ

tiêu trên BCTC và xác định nhu cầu vốn bồ sung cho hoạt động kinh doanh Các chỉtiêu phân tích tình hình tài chính sẽ hỗ trợ nhau nhằm đưa ra những dự báo sát nhất

cho tình hình tài chính của công ty.

1.2 Tổ chức phân tích tình hình tài chính

12.1 Chuẩn bị phân tích

Một trong những khâu quan trọng trong quá trình phân tích, có ảnh hưởng

đến nội dung và chất lượng của bài phân tích là khâu chuẩn bị phân tích Trong Giáotrình Phân tích Báo cáo tài chính, Nguyễn Văn Công (2016) cho rằng: “Nội dungcủa chuẩn bị phân tích bao gốm lựa chọn loại hình phân tích BCTC, xác định phạm

vi phân tích, xác định nội dung phân tích, xác định thời gian tiến hành phân tích vàphân công trách nhiệm, và xác định hình thức tô chức hội nghị phân tích” Các bướctiễn hành cụ thé như sau:

- Lựa chọn loại hình phân tích BCTC: tuỳ vào mục tiêu và nội dung cần phân tích cụthể mà có thê đưa ra rất nhiều sự lựa chọn khác nhau

+ Theo thời điểm phân tích thì quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp bao

gồm phân tích trước và phân tích sau Phân tích trước hay phân tích dự báo

được tiến hành khi BCTC chưa được lập Phân tích sau là phân tích được tiếnhành sau khi đã kết thúc thời kỳ kinh doanh và BCTC đã được lập

+ Theo chủ thê (hay đối tượng) quá trình tiến hành phân tích bao gồm phân

tích bên trong và phân tích bên ngoài Phân tích bên trong do các nhà phân

Trang 14

tích trong nội bộ doanh nghiệp tiến hành nhằm cung cấp thông tin cho quản

trị nội bộ Phân tích bên ngoài do các nhà phân tích bên ngoài doanh nghiệp

tiến hành nhằm cung cấp thông cho các nhà đầu tư

- Xác định phạm vi phân tích: phạm vi phân tích được hiểu là việc giới hạn về thờigian và không gian Trong đó, phạm vi phân tích bao gồm phân tích bộ phận vàphân tích tông thể Thời gian phân tích là độ dài thời gian từ khi chuẩn bị phân tíchđến khi kết thúc phân tích và viết các báo cáo

- Xác định nội dung phân tích: với từng đối tượng khác nhau thì sẽ có những nội

dung khác nhau cho phù hợp, cụ thé với các nhà dau tư thì nội dung phân tích sẽrộng và cụ thê hơn so với các chủ nợ Khi xác định nội dung phân tích, cần chỉ ra

mối quan hệ giữa mục đích và phạm vi phân tích trong từng nội dung phân tích cụthể

- Xác định thời gian tiến hành phân tích và phân công trách nhiệm: thời gian tiếnhành phân tích bao gồm thời gian chuan bị và thời gian thực hiện phân tích Khi lên

kế hoạch, mỗi khâu cần phải có thời gian và nội dung cụ thể, có sự phân bồ trách

nhiệm nội dung cho từng người.

- Xác định hình thức tổ chức hội nghị phân tích: phụ thuộc vào mục đích khi phântích, có thé được trình trước hội đồng quản trị, ban giám đốc hay các cổ đông vàcác nhà đầu tư

- Ngoài ra, một số tài liệu có liên quan khác cũng cần thu thập dé bé sung vào phân

phân tích, cần phải tuyệt đối tuân thủ theo nội dung kế hoạch phân tích đã đề ra,

Trang 15

không được tự ý thay đổi kế hoạch.

Nguyễn Văn Công (2016) cho rằng quy trình tiến hành phân tích gồm các nội

dung như sau:

Đánh giá khái quát tình hình hay đánh giá chung tình hình là việc nhà phân

tích đưa ra những nhận định sơ bộ về tình hình của đối tượng phân tích Việc này

được thực hiện nhờ công cụ so sánh: so sánh kết quả đạt được của chỉ tiêu phản ánh

đối tượng nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối

và căn cứu vào kết quả so sánh dé đánh giá

Phân tích nhân tố ảnh hưởng: trong một số nội dung phân tích tình hình tàichính, các nhà phân tích cần xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của

từng nhân tố đến sự biên động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh

đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở quan hệ giữa các nhân t6 ảnh hưởng với chỉ tiêuphản ánh đối tượng nghiên cứu, các nhà phân tích sẽ lần lượt xác định mức độ anhhưởng của từng nhân tố bằng một trong các kỹ thuật phân tích khác nhau như: kỹ

thuật kết hợp giữa Dupont với loại trừ, kỹ thuật thay thé liên hoàn, kỹ thuật số chênh

lệch, kỹ thuật đại SỐ, công cụ đồ thị

Tổng hợp kết quả phân tích, rút ra nhận xét, kết luận về chất lượng hoạt độngcủa doanh nghiệp: trên cơ sở kết quả phân tích ở các phần trên, các nhà phân tíchtiến hành tong hợp, liên hệ các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từngnhân tố, sắp xếp lại theo nhóm các nhân tố tác động tang và nhóm các nhân tố tác

động giảm đến sự biến động tang, giảm của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu

Mục dich của việc tổng hợp kết quả phân tích là nham khắc phục tính rời rac, tảnmạn trong quá trình phân tích Qua đó, có căn cứ để rút ra các nhận xét, chỉ ro nhữngtồn tại, nguyên nhân dẫn đến sự thiếu sót, sai lầm cũng nhu vạch ra các tiềm năngchưa được khai thác, sử dụng dé có biện pháp sử dụng trong kỳ kinh doanh tới

1.2.3 Kết thúc phân tích

Trong giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Nguyễn Văn Công (2016) cho

rằng “khi quá trình phân tích tình hình tài chính kết thúc, cần phải đưa ra được kếtluân phân tích, viết báo cáo tài chính và hoàn thiện hồ sơ phân tích” Tóm lại, báocáo phân tích thường có ba phần như sau:

Thứ nhất là đặt van dé, trong phan này sau khi đưa ra những đặc điểm chung

10

Trang 16

của doanh nghiệp, cần nêu bật được sự cần thiết và ý nghĩa, mục tiêu của van đề

phân tích.

Thứ hai là giải quyết vẫn đề, phần này nêu ra đánh giá tình hình tài chính củacông ty qua các năm, qua đó nêu nhận định và đưa ra những mặt han chế còn tồnđọng nhằm đưa ra các giải pháp cho các nhà quản lý

Cuối cùng là kết luận, trong phần này nhà phân tích sẽ tổng quát hoá nhữngkết quả đã thực hiện được trong quá trình phân tích

1.3 Công cụ và kỹ thuật phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Phương pháp so sánh

Theo Nguyễn Văn Công (2016) phương pháp so sánh được sử dụng nhiều

nhất trong phân tích nói chung và phân tích tình hình tài chính nói riêng Sử dụngphương pháp này sẽ thấy được sự thay đổi và xu hướng tăng trưởng của từng chỉtiêu tài chính qua từng thời kỳ Tiêu chuẩn và điều kiện so sánh cũng như kỹ thuật sosánh của chỉ tiêu cần phân tích là một trong những yếu tố các nhà phân tích cần quan

tâm dé có thé vân dụng phép so sánh trong phân tích tài chính

Cũng theo Nguyễn Văn Công (2016), trong Giáo trình Phân tích Báo cáo tài

chính trong phân tích tình hình tài chính đề cập đến các công cụ so sánh: so sánhbăng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh bằng số bình quân

So sánh băng số tuyệt đối bằng cách lấy trị số tuyệt đối của hiệu chi tiêu kỳphân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, việc này cho thấy sự thay đổi về quy mô của chỉ tiêu

phân tích.

So sánh bằng số tương đối là cách lấy giá trị so sánh tuyệt đối so với số dưcủa chỉ tiêu kỳ phân tích gốc Kỹ thuật so sánh bang số tương đối nhằm mục đíchxác định mức độ đạt được của chỉ tiêu nghiên cứu so với kỳ gốc hay xác định tỷ lệ

% hoàn thành kế hoạch, xác định tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu so với

kỳ gốc, xác định xu hướng tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu và xác định nhịp điệu

tăng trưởng của chỉ tiêu nghiên cứu.

So sánh băng số bình quân nhằm mục đích biết được mức độ hay vi trí màđơn vị được phân tích dat được so với bình quân chung của tông thé hay của ngành

Số bình quân được tính bằng cách san bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu và

những đặc trưng cá biệt của chỉ tiêu được bỏ qua.

11

Trang 17

Ngoài ra, còn có so sánh ngang, so sánh dọc và so sánh có liên hệ So sánh

ngang là việc so sánh nhằm xác định quy mô, tốc độ thay đổi của từng chỉ tiêu trong

BCTC (cùng hàng của báo cáo) So sánh dọc là việc so sánh giữa các tỷ lệ và các hệ

số thê hiện mối liên quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC và giữa các BCTC vớinhau (cùng cột của báo cáo) So sánh có liên hệ/xác định xu hướng và tính liên hệcủa các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tong cộng trên báo cáo đượcxem xét trong mỗi liên hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có théđược xem xét trong nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm hay lâu hơn) dé thấy được xu hướng

phát triển của các hiện tượng nghiên cứu

1.3.2 Phương pháp loạt trừ

Theo Thanh Tú (2018): “Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độảnh hưởng từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, khi xác định sự ảnh hưởng của nhân

tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác”

Phương pháp loại trừ có thé được thé hiện qua phương pháp số chênh lệch vàphương pháp thay thế liên hoàn

Với phương pháp số chênh lệch được áp dụng trong trường hợp các nhân tố

có thể hiện đưới dạng tích số hoặc thương số, vi dụ như khi một nhân tổ thay đổi vàmột nhân tố khác được có định thì sẽ cho thấy tác động của các nhân tố khác lên van

dé quan tâm như thế nào Day là một phương pháp khá đơn giản, dé sử dụng Tuynhiên, trên thứ tế các nhân tố hầu hết đều thay đổi, vì vậy đây là một mặt hạn chế

của phương pháp này, do đó khi sử dụng phương pháp này thì cần phải có sự phối

hợp giữa các phương thức khác nhau đề thực hiện phân tích

Với phương pháp thay thế liên hoàn phương pháp này dựa vào việc thay thếlần lượt các nhân tố khác nhau dé có thé thấy van dé được quan tâm chịu tác độngnhư thé nào bởi các nhân tố Phương pháp này sẽ cho thấy được sự ảnh hưởng củacác nhân tô khác nhau đến chỉ tiêu kì phân tích, chỉ ra mức độ tác động, tao cơ sở déđưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai Tuynhiên, phương pháp này có hạn chế là luôn luôn phải giả định, các đối tượng nghiêncứu được đặt trong những tình huống giả định khác nhau mà các giả định này không

có thật Ngoài ra, trật tự sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng cũng rất cứng nhắc, khôngthé thay đồi, nếu có sự thay đổi xảy ra thì cũng sẽ khiến kết qua phân tích bị sai lệch

12

Trang 18

1.3.3 Kỹ thuật Dupont

Đề phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp dựa vào mối liên hệ của các

chỉ tiêu tài chính, phương pháp Dupont thường hay được sử dụng Kỹ thuật này được Donaldson Brown (1885-1965) sử dụng từ những năm 1920.

Phân tích DuPont là một kỹ thuật hữu ích được sử dụng dé phân tách các trình

điều khiển khác nhau của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Phân rã chỉ tiêu này

cho phép các nhà đầu tư tập trung vào các số liệu chính của hiệu suất tài chính déxác định điểm mạnh và điểm yếu

Có ba thước đo tài chính chính thúc day ROE: hiệu quả hoạt động, hiệu quả

sử dụng tài sản và đòn bẩy tài chính Bằng cách lấy tỷ suất lợi nhuận ròng hoặc thu

nhập ròng chia cho tổng doanh thu hoặc doanh thu sẽ cho thấy được hiệu quả hoạtđộng Hiệu quả sử dụng tài sản được tính bằng tỷ lệ vòng quay tài sản Đòn bẩyđược đo bằng hệ số nhân của VCSH, bằng cách lấy thương số của tài sản trung bình

với VCSH trung bình.

Phân tích DuPont được sử dụng dé đánh giá các bộ phận cấu thành lợi nhuậntrên vốn chủ sở hữu (ROE) Điều này cho phép một nhà đầu tư xác định hoạt độngtài chính nào có tác động nhiều nhất cho những thay đôi trong ROE Một nhà đầu tư

có thé sử dụng phân tích như thé nay dé so sánh hiệu quả hoạt động của hai công tytương tự Người quản lý có thé sử dụng phân tích DuPont dé xác định điểm mạnhhoặc điểm yếu cần được giải quyết

Phân tích DuPont chia ROE thành các thành phần cấu thành của nó để xácđịnh yếu tố nào trong số các yêu tố này chịu trách nhiệm nhiều nhất cho những thayđối trong ROE

LNST

VCSH

LNST Doanh thu thuần Tổng TS

Doanh thu thuần * Tổng TS * VCSHROE =

= Tỷ suất LN rong x Vòng quay tổng TS

x Hệ số nhân VCSH/I.1.]

- Ty suất lợi nhuận ròng

Ty lệ lợi nhuận cuối cùng so với tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu được

13

Trang 19

gọi là biên lợi nhuận ròng Đây là một trong những biện pháp cơ bản nhất của lợi

nhuận.

Biên lợi nhuận có thé được cai thiện nếu chi phí cho chủ sở hữu giảm hoặcnếu giá được tăng lên, điều này có thể ảnh hưởng lớn đến ROE Đây là một trongnhững lý do khiến cô phiếu của một công ty sẽ trải qua mức độ biến động cao khiban quản lý thực hiện thay đôi hướng dẫn của mình về tỷ suất lợi nhuận, chi phí và

giá cả trong tương lai.

- Tỉ lệ quay vòng tài sản

Ty lệ vòng quay tài sản đo lường mức độ hiệu quả của một công ty sử dụngtài sản của minh dé tạo ra doanh thu

Ty lệ vòng quay tài sản bình thường sẽ thay đổi từ nhóm này sang nhóm

khác Ví dụ, một nhà bán lẻ giảm giá hoặc cửa hàng tạp hóa sẽ tạo ra rất nhiều doanhthu từ tài sản của mình với tỷ lệ nhỏ, điều này sẽ làm cho chỉ tiêu vòng quay tài sảnrất lớn Mặt khác, một công ty tiện ích sở hữu tài sản cố định rất đắt so với doanh

thu của nó, điều này sẽ dẫn đến tỷ lệ vòng quay tài sản thấp hơn nhiều so với một

Hau hết các công ty nên sử dụng nợ dé tài trợ cho hoạt động và tăng trưởng.Không sử dụng bat kỳ đòn bay nào có thé khiến công ty gặp bat lợi so với các công

ty cùng ngành Tuy nhiên, sử dung quá nhiều nợ để tăng tỷ lệ đòn bay tài chính và

do đó tăng ROE, có thé tạo ra rủi ro không tương xứng

Bên cạnh đó phương pháp này cũng cho thấy tác động của tỷ suất lợi nhuậnròng và vòng quay tổng TS đến ROA

LNST ROA = =m

Tông TS

14

Trang 20

LNST x Doanh thu thuần

Doanh thu thuần Tổng TS

= Tỷ suất LN rong x Vòng quay tổng TS[1.2]

Từ công thức trên, có thé thay muốn cải thiện ROA của công ty thì phải tănghai yếu tổ tỷ suất lợi nhuận ròng và tăng vòng quay tong tài sản hoặc nếu một tronghai yếu tô này đang có một yêu tố có thế mạnh hơn thì sẽ cải thiện yếu tố đó

1.3.4 Các công cụ và kỹ thuật phân tích khác

Bên cạnh những công cụ và kỹ thuật đã kể trên thì với từng loại hình doanhnghiệp và từng mục đích phân tích mà còn xuất hiện những công cụ phân tích và kỹthuật phân tích khác, ví dụ như: Liên hệ trực tuyến, liên hệ phi tuyến; hồi quy; kếthợp; bảng điểm Piotroski; ma trận SWOT

- “Phương pháp liên hệ trực tuyến là công cụ thé hiện mối liên hệ giữa các chỉ tiêu

phân tích theo một hướng xác định, còn liên hệ phi tuyến lại thể hiện mối liên hệ

giữa các chỉ tiêu mà mức độ liên hệ không xác định và chiều hướng liên hệ không

rõ rang và luôn luôn biến đổi Dựa vào các mối liên hệ này, các nhà phân tích xâydựng các phương trình hoặc hàm số thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh

hưởng với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu; từ đó, tiến hành xem xét mức

độ ảnh hưởng của từng nhân tổ đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc

của chỉ tiêu nghiên cứu” (Nguyễn Văn Công, 2016).

- “Phương pháp ma trận SWOT là công cụ phân tích được viết tắt bởi 4 chữ:Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats

(thách thức) Phương pháp này được sử dụng nhằm cung cấp công cụ phân tích

chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một doanh nghiệp về tài chínhcũng như chiến lược tài chính, đánh giá về đối thủ cạnh tranh Qua phương phápnày, các nhà quản lý có thê nhận biết được điểm yếu của doanh nghiệp trong kinhdoanh và quản lý cũng như có thể hạn chế, xoá bỏ rủi ro mà doanh nghiệp của

mình đang gặp phải.” (Nguyễn Văn Công, 2016)

- “Phương pháp kết hợp cũng là một tronng những kỹ thuật được sử dụng nhiều nhấttrong hoạt động phân tích nói chung và phân tích tình hình tài chính nói riêng Khi

sử dụng phân tích này, các nhà phân tích phải sử dụng kết hợp một số công cụ và

kỹ thuật phân tích với nhau, đó là lý do tại sao phương pháp này có tên là phương

15

Trang 21

pháp kết hợp.” (Nguyễn Văn Công, 2016)

- “Phương pháp hồi quy là một công cụ toán học được sử dụng chủ yếu để ướclượng, dự báo các sự kiện xảy ra trong tương lai trên cơ sở nghiên cứu những dữliệu phản ánh các sự kiện diễn ra trong quá khứ dé tìm ra quan hệ giữa chúng Mối

quan hệ giữa các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai và sự kiện đã diễn ra trong quá

khứ được thé hiện qua phương trình hồi quy Về thực chat, công cụ hồi quy nghiêncứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến (biến giải thích hay biến độc lập)đến một biến số khác (biến kết quả hay biến phụ thuộc) nhằm dự báo biến kết quả

dựa vào các giá trị đã biết trước của các biến giải thích” (Nguyễn Văn Công, 2016)

1.4 Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.4.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính

Hoạt động tài chính là những hoạt động gan với sự vận động va chuyên hóacác nguồn lực tài chính, tạo ra sự chuyền dịch giá trị trong quá trình kinh doanh vàlàm biến động vốn cũng như thay đổi cấu trúc vốn của doanh nghiệp Nói cách khác,hoạt động tài chính là những hoạt động gắn với việc xác định nhu cầu, tìm kiếm, tổchức, huy động và sử dụng vốn một cách hợp lý, có hiệu quả "Đánh giá khái quáttình hình tài chính giúp đưa ra những nhận xét sơ bộ về thực trạng tài chính củadoanh nghiệp Từ đó có thể có cái nhìn đúng hơn về tình hình tài chính của doanhnghiệp và những vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải" Qua việc đánhgiá này, để kiểm soát tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp, nhanh chóng

đưa ra các quyết định tài chính phù hợp với hiện trạng tài chính và các hướng đi

trong tương lai của doanh nghiệp Nội dung phân tích này bao gồm: đánh giá kháiquát tình hình huy động vốn, đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính, đánh giá

khái quát khả năng thanh toán, và đánh giá khái quát khả năng sinh lợi (hay hiệu quả hoạt động kinh doanh).

Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn:

Trong đánh giá này, có 3 chỉ tiêu được sử dụng đó là: tong số nguồn vốn,

tổng số nợ phải trả, tống số vốn chủ sở hữu Trong việc đánh giá này, nhiều nhàphân tích thường dùng công cụ so sánh dé có thé thay được tình hình biến động của

vốn về quy mô, về tốc độ tăng trưởng, về cơ cau ở kỳ phân tích so với kỳ gốc Do

đó, có thé nêu ra nhận định về sự phù hợp hay không trong chính sách huy động của

16

Trang 22

công ty khi đánh giá khái quát về tình hình huy động vốn.

Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính:

“Mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp thé hiện qua mức độ tự chủ tài

chính và mức độ bảo đảm an ninh tài chính Mức độ tự chủ tài chính phản ánh mức

độ lệ thuộc hay bị chi phối bởi các tổ chức hay cá nhân bên ngoài trong quá trình

quản lý, điều hành và đề ra các quyết định tài chính An ninh tài chính thể hiện mức

độ an toàn, ôn định về mặt tài chính Mức độ tự chủ và đảm bảo an ninh tài chínhcàng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.”

(Nguyễn Văn Công, 2016) Chỉ tiêu “hệ số tài trợ” thường được sử dụng trong đánh

giá này.

Thứ nhất là hệ số tài trợ VCSH, hệ số này phản ánh tình trạng độc lập về tàichính của doanh nghiệp hay khả năng tự đảm bảo về tài chính trong hoạt độngSXKD Nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết trong tổng số nguồn vốn kinh doanh thìVCSH chiếm may phan hay số tiền mà người chủ doanh nghiệp đã thực sự bỏ ra Hệ

số này càng cao, chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng lớn

và ngược lại Thông thường có giá trị trong khoảng 0,55 đến 0,75 là hợp lý

VCSH

Tong TS

Thứ hai là hệ số tự tài trợ TSDN cho biết trong một đồng TSDH được tài trợ

Hệ só tự tài trợ = [1.3]

mấy đồng VCSH Hệ số này có trị số càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp có khả

năng độc lập tài chính cao, có sự ôn định trong hoạt động SXKD vì đây là những tàisản thiết yếu mà công ty không dễ dàng đem bán trong quá trình hoạt động SXKD

và ngược lại.

Nguồn tài trợ thường xuyên

Hệ số tự tài trợ TSDH = [1.4]

Tài sản dài hạn

Cuối cùng là hệ số tự tài trợ TSCĐ, cho biết trong một đồng TSCD được tài

trợ may đồng từ VCSH Trị số của hệ số này càng cao cho thấy sự 6n định va tính

độc lập cao về tài chính giống như trong hoạt động SXKD và ngược lại (TSCD

được tính theo giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn lũy kế)

Nguồn tài trợ thường xuyên

Hệ số tự tài trợ TSCD = 3

Ệ sỐ tự tài trợ TSCD đã và đang đầu tư [1.5]

17

Trang 23

Đánh gia khái quát kha năng thanh toán:

Đánh giá này sử dụng 3 chỉ tiêu gồm: hệ số thanh toán tổng quát/chung, hệ sốthanh toán nhanh, hệ số thanh toán ngay/tức thời

Hệ số thanh toán tổng quát/chung cho biết khả năng thanh toán của toàn bộ

tài sản đối với nợ phải trả Tri số của hệ số này có giá tri càng cao, cho thấy khả

năng thanh toán của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại Trên thực tế giá trị nàythường phải bang và lớn hơn một (> 1) Đây là nhân tố tích cực, góp phần 6n định

tình hình tài chính.

Tổng TS

———_— [1.6Nợ phải trải

Hệ số thanh toán tổng quát =

Hệ số thanh toán nhanh cho biết khả năng chi trả những khoản nợ ngắn hạncủa doanh nghiệp bằng những TSNH có tính thanh khoản cao/dễ chuyền đổi thànhtiền (đây là giá trị còn lại của TSNH sau khi đã loại trừ lượng HTK hay nhữngTSNH có tính thanh khoản thấp nhất)

TSNH — HTK

Hệ số thanh toán nhanh = ———.——— [1.7]

Nợ ngan hạn

Hệ số thanh toán ngay/tức thời cho biết khả năng thanh toán của vốn bằng

tiền và CKTĐT so với nợ ngắn hạn Nếu chỉ tiêu này có trị số quá cao cho thấy hiệuquả sử dụng vốn thấp vì bị ứ đọng những tài sản có tính thanh khoản rất cao Tuynhiên nếu trị số của chỉ tiêu này quá thấp và bị kéo đài thi công ty đang đối mặt với

nguy cơ không trả được nợ và phá sản.

a we „ Tién&CKTD tiền

Hệ số thanh toắn ngay = “Nợ ngắn hạn _ [1.8]

Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi:

Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi cũng sử dụng 3 chỉ tiêu gồm: chỉ tiêusức sinh lợi kinh tế của tổng TS, sức sinh lợi của tổng TS (ROA), sức sinh lợi của

VCSH (ROE).

LNKTTT + Chi phí lai vay [19]

ức sinh lợi kinh tế của tổng TS =

Sức sinh lợi kính tê của tông TS = Te TS bình quân

Chỉ tiêu này cho biết với một đồng tổng tài sản đem đầu tư sau một kỳ hoạtđộng (tháng, quý, năm) đem lai bao nhiêu đồng LNKTTT & CPLV Chỉ tiêu có trị

sO càng cao càng tot và ngược lai.

18

Trang 24

Sức sinh lợi của tổng TS =< ———ENSTM 14.10) we sinh tợt của tổng 1) = mồng

TS bình quan“

Chỉ tiêu này “cho biết với một đồng tổng tài sản bỏ ra sau một kỳ hoạt động(tháng, quý, năm) thu về được bao nhiêu đồng LNST Chỉ tiêu này có trị số càng caocàng tốt (vì là nhân tố giúp doanh nghiệp tăng trưởng) và ngược lại”

Sức sinh lợi của VCSH =—E ST nàn]

we Sinh ¿it của ~ VŒSH bình quân ` `

Hệ số này cho biết, với một đồng VCSH bỏ ra sau một kỳ hoạt động (tháng,quý, năm) thu về được bao nhiêu đồng LNST Chỉ tiêu này có trị số càng cao càngtốt và ngược lại

1.4.2 Phân tích cấu trúc tài chính

“Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụngvốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanhnghiệp” (Nguyễn Văn Công, 2016) Trong phân tích cấu trúc tài chính, cơ cấu NV,

cơ cau TS và mối liên hệ giữa TS và NV sẽ được phân tích Cụ thé:

Phân tích cơ cau NV:

Giá trị bộ phận từng NV

Tỷ trọng của từng NV = Tổng NV x 100[1.12]

Phân tích co cấu NV được thực hiện bằng cách xác định và so sánh tình hình

biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc về tỷ trong/co cấu của từng loại nguồn vốn sovới tông số nguồn vốn

Phân tích cơ cấu TS:

Phân tích mỗi quan hệ giữa TS và NV:

Phân tích mối quan hệ giữa TS và NV sử dụng 3 chỉ tiêu là: hệ số nợ so với

Trang 25

“Hệ số này phản ánh tình trạng tài trợ các tài sản trong kinh doanh của doanhnghiệp bằng khoản khoản nợ Nói cách khác, một đồng tài sản đem vào kinh doanh

được tài trợ bằng bao nhiêu phần vay nợ Hệ số này có trị số càng gần bằng một (=

1) chứng tỏ tài sản được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn đi vay mượn"” Vũ Duy Hào

và cộng sự (2016) Điều này sẽ dẫn đến việc doanh nghiệp gặp khó khăn và giảm sự

chủ động trong kinh doanh.

Tổng TS

VCSH

“Hệ số này phản ánh mức độ đầu tư tài sản bằng VCSH Chỉ tiêu này có trị số

Hệ số TS so với VCSH = [1.15]

nếu càng bằng và lớn hơn một ( 1) chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của

doanh nghiệp cảng giảm vì lúc đó những tài sản mà doanh nghiệp sử dụng khôngđược tài trợ hoàn toàn băng VCSH"” Vũ Duy Hào và cộng sự (2016) Có thé nói détài trợ cho việc mua sắm TS trong SXKD công ty phải đi vay nợ nhiều hơn

DN sử dụng được tải trợ hoản toản bằng VCSH và ngược lại”, Vũ Duy Hào và cộng

sự (2016).

1.4.3 Phân tích tình hình đảm bảo vẫn cho HPKD theo tính 6n định của nguồn

tài trợ

Có hai loại nguồn tài trợ hình thành cho tài sản/nguồn vốn của doanh nghiệp

theo tính ổn định của nguồn tài trợ:

- Nguồn tài trợ thường xuyên: là nguồn tài trợ được công ty sử dụng liên tục và

tương đối ôn định trong một khoảng thời gian dài, bao gồm nguồn VCSH và nguồn

vốn vay (gồm vay nợ trung và dài hạn trừ vay/nợ quá hạn)

- Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn tài trợ mà công ty chỉ tạm thời sử dụng trongkhoảng thời gian ngắn, nên không mang tính ổn định, thường xuyên và chính là

khoản mục nợ ngắn hạn Nguồn tài trợ tạm thời bao gồm:

+ Nguồn tài trợ hợp pháp: là nguồn tài trợ được pháp luật thừa nhận và bảo vệbao gồm: vay và nợ ngăn hạn, phải trả người bán, phải trả người lao động

20

Trang 26

+ Nguồn tài trợ bất hợp pháp: là nguồn tài trợ không được pháp luật thừanhận và bảo vệ, bao gồm: vay nợ quá hạn, chiếm dụng bất hợp pháp củangười bán, chiếm dụng bất hợp pháp của người lao động

Theo quan điểm này, tình trạng cân bằng tài chính của doanh nghiệp được thể

hiện qua công thức sau:

Vốn KD thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên — TSDH [1.17]

Nếu lượng VKD thuần có trị số lớn hơn không (> 0): chứng tỏ lượng TSNH

luôn lớn hơn nợ ngắn hạn khiến doanh nghiệp có được nguồn tài trợ tạm thời déidào, không chịu áp lực về các khoản công nợ khiến tình trạng cân bằng tài chính ônđịnh, có tính bền vững hay còn gọi là cân bằng tốt/dương Khi chỉ tiêu này có trị sốbằng không (= 0) chứng tỏ lượng TSNH vừa đủ trang trải nợ ngắn hạn Dù công tykhông gặp khó khăn trong thanh toán nhưng vẫn tồn tại nguy cơ xấu hay tình trạngcân bang tài chính thiếu tính ôn định Khi chỉ tiêu này có trị số nhỏ hơn không (< 0)nghĩa là công ty đang có lượng nợ ngắn hạn nhiều hơn TSNH Nguồn tài trợ thườngxuyên không đủ dé hỗ trợ cho TSDH nên doanh nghiệp phải huy động thêm nợ NH

để bù đắp phần thiếu hụt này Điều này đặt công ty vào tình trạng sức ép về thanhtoán các khoản nợ khiến tình trạng cân bằng tài chính xấu/âm

Nguồn tài trợ thường xuyên

: 1.18

Tổng NV L

Hệ số tài trợ thường xuyên =

Hệ sô này “cho biệt nguồn tài trợ thường xuyên chiêm bao nhiêu phân trong

tông nguồn von Hệ sô này có giá tri càng cao thi tính cân bang tài chính càng tot và ngược lại”.

Nguồn tài trợ tạm thời

Nguôn tai trợ thường xuyên

Hệ số này cho biết VCSH chiếm bao nhiêu phan trong tổng nguồn tài trợthường xuyên Hệ số này có giá trị càng cao thì tính độc lập/tự chủ về tài chính càng

21

Trang 27

lớn hay cân băng tài chính càng tốt và ngược lại.

Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với TSDH

Nguồn tài trợ thường xuyên

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả

Tong các khoản phải thu

Tổng các khoản phải trảChỉ tiêu này cho thấy sự liên hệ giữa các khoản phải thu với các khoản phảitrả Mức độ lớn hay nhỏ hơn 100% càng nhiều chứng tỏ tình hình và khả năng thanhtoán đều không tốt và khiến cho tình hình tài chính của công ty đều không lànhmạnh Điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Ty lệ uốn chiếm dung so ưới von bị chiếm dụng

Tổng số vốn chiếm dụng x 100

= `

Tổng số vốn bị chiếm dụngChỉ tiêu này lớn hay bé hơn 100% nhiều lần cho thấy việc không song phẳng

trong thanh toán vì đã quá hạn của các khoản nợ giữa công ty với các đối tác mà vẫnchưa được thanh toán Điều này cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đều

rất xấu

Phân tích tình hình công nợ phải thu khách hàng:

Số vong quay các khoản phải thu khách hàng

= _ lổngDTbánchu ¡1

Số dư BQ các khoản phải thu KH

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ các khoản phải thu quay được bao số vòng

là bao nhiêu Nếu số vòng quay lớn đồng nghĩa với doanh nghiệp đã tích cực thu tiền

hàng sau khi tiêu thụ, không để cho khách hàng nợ lâu Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này

có trị số cao quá chứng tỏ doanh nghiệp đã cứng nhắc trong phương thức thanh toán,

luôn thu tiên rât nhanh sau khi tiêu thụ Điêu này sẽ tác động xâu đên khả năng tiêu thụ/doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.

22

Trang 28

Phân tích tình hình công nợ phải trả người bán:

Chỉ tiêu này cho biết, trong một kỳ phân tích, các khoản phải trả có số vòng

quay như thế nào hay tình hình thanh toán của công ty khi mua các yêu tố đầu vào

dé sản xuất, trả tiền ngay hay trả sau Số vòng quay càng cao chứng tỏ doanh nghiệp

luôn trả tiền nhanh sau khi mua hàng Điều này tuy có giúp cải thiện uy tín của công

ty nhưng đồng thời cũng làm mat cơ hội kinh doanh vốn và ngược lại

1.4.5 Phân tích kha năng thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:

Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn sử dụng 4 chỉ tiêu, cụ thể là:

Tiền và CKTĐ tiền

"Tam [1.26Nợ quá & đến hạn (Nợ NH) L

Hệ số thanh toán tức thời =

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán của vốn bằng tiền và CKTĐT so với

nợ ngăn hạn Nếu trị số của chỉ tiêu quá cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn thấp

vì bị ứ đọng những TS có tính thanh khoản rất cao Nhưng nếu chỉ tiêu này có trị sốquá thấp và bị kéo đài thì công ty đang đối mặt với nguy cơ không trả được nợ và

23

Trang 29

Hệ số chuyển đổi TSNH thành tiền = Tiền & CKBT tiềnTài sản ngăn han

Chỉ tiêu này cho biết TSNH có kha năng như thế nào trong việc chuyền đổithành tiền và các khoản tương đương tiền, chỉ tiêu có giá trị càng cao chứng tỏ tốc

độ chuyển đôi của TSNH thành vốn bang tiền hay những TS có tính thanh khoảncàng nhanh, thúc đây khả năng thanh toán của doanh nghiệp Nhưng chỉ tiêu này có

trị số quá cao chứng tỏ doanh nghiệp đang nắm giữ quá nhiều lượng TSNH bằng

tiền, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn Nói cách khác, chỉ tiêu này xác định cơ cấucủa Tiền & CKTĐT trong TSNH

Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn:

Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn sử dụng 3 chỉ tiêu, cụ thể là:

Hệ số này cho biết khi có một đồng nợ dài hạn đến hạn phải thanh toán thì

công ty có thể đem bao nhiêu đồng TSDH để trang trải Chỉ tiêu có trị số càng lớncho thấy công ty thanh toán nợ dài hạn tốt và ngược lại

LNKTTT + Chi phí lãi vay

1.32

Chi phí lãi vay L

Hệ số thanh toán chỉ phí lãi uay =

Chỉ tiêu cho biết khả năng thanh toán chỉ phí lãi vay của doanh nghiệp Chỉ

tiêu này có giá trị càng cao, chứng tỏ công ty thanh toán chi phí lãi vay càng tốt và

ngược lại.

1.4.6 Phân tích hiệu quả kinh doanh

Theo Nguyễn Văn Công (2016) thì: “Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu

kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử dung các nguồn lực của doanh nghiệp trongquá trình SXKD sao cho yếu tô đầu vào là nhỏ nhất và kết quả đầu ra thu được làcao nhất trong thời gian ngắn nhất.”

Phân tích khả năng sinh lợi của tài sảnLợi nhuận trên tài sản (ROA) là một chỉ số về mức độ lợi nhuận của một doanhnghiệp so với tng tai sản của công ty ROA cung cấp cho người quản lý, nhà đầu tư

24

Trang 30

hoặc nhà phân tích ý tưởng về việc quản lý và sử dụng tài sản của mình hiệu quảnhư thế nào dé tao thu nhập Lợi nhuận trên tài sản được hiển thị dưới dạng phần

trăm.

Công thức xác định ROA như sau:

ROA = ost 1.33 ~ Tổng TS bình quân trong kỳ [1.33]

Phân tích kha năng sinh loi của VCSHCác nhà phân tích sẽ dựa vào kết quả so sánh và ý nghĩa của chỉ tiêu này đểđánh giá khi đem một đồng hay một đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân dau tư vàokinh doanh thì đem lại mấy đồng hay mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế Sức sinh lợi

của vốn chủ sở hữu càng lớn, khả năng sinh lợi của VCSH càng cao, kéo theo hiệu

quả kinh doanh càng cao và ngược lại Công thức ROE được tính như sau:

ROE = Lợi nhuận sau thuế [134]

~ Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ ˆ `

Phân tích khả năng sinh lợi của chỉ phí

Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại rất nhiều loại chi phí khác nhau như: chi phí kinhdoanh, chi phí hoạt động, chi phí bán hàng, chi phi quản lý doanh nghiệp, chi phí vềgiá vốn hàng bán Mỗi loại chỉ phí bỏ ra vào kinh doanh đều có những mục tiêuhướng tới nhất định nhằm đem lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.Khi phân tích khả năng sinh lợi của chi phí, tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh vànhững nhóm chi phí khác nhau đang tồn tại trong doanh nghiệp mà nhà phân tích sẽ

thực hiện việc đánh giá khả năng sinh lợi của mỗi loại chi phí đó.

Giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong việc xác định nên giá

thành sản phẩm, và chiếm tỷ trọng lớn Do vậy, phân tích sức sinh lời của giá vốn

hàng bán là một vấn đề cần được quan tâm Sức sinh lời giá vốn hàng bán được tính

như sau:

LNST

Sức sinh lời của giá vốn hàng bán = ——————————————

Tổng giá vốn hàng bán [1.35]

Sau khi đã đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của giá vốn hàng bán, nhà

phân tích nên tiến hành tổng hợp và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biếnđộng sức sinh lợi của giá vôn hàng bán Băng việc phân tích các nhân tô tác động

25

Trang 31

đến chỉ tiêu trên, nhà quản lý công ty sẽ tìm hiểu được nguyên nhân gây ra thựctrạng cho kha năng sinh lợi của chi phí về giá vốn hàng bán, giúp đưa ra nhữngquyết định chính xác dé giải quyết và nâng cao chất lượng của chi phi giá vốn hang

bán khi bỏ ra kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng loại chi phí này giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả kinh doanh hiện thời.

26

Trang 32

CHƯƠNG 2: THUC TRANG PHAN TÍCH TINH HÌNH TÀI CHÍNH

TẠI CÔNG TY CO PHAN GỖ MANH XUAN

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phan gỗ Mạnh Xuân

2.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phan gỗ Mạnh Xuân

Giới thiệu chungCông ty Cổ phan gỗ Mạnh Xuân được thành lập ngày 18 tháng 12 năm 2009

do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình ký quyết định

- _ Tên giao dịch: Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân

- Trụ sở chính: Lô D, cụm công nghiệp Trần Lãm, đường Trần Lãm,

Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái Bình

- Dai diện pháp luật: ông Nguyễn Hải Tùng

- _ Mã số thuế: 1000684506

- _ Điện thoại: 0982036467

- Vốn điều lệ: 6.000.000.000 VND (Tại thời điểm 6/12/2017)

Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân giai

đoạn từ năm 2009 đến 2019

Từ khi thành lập đến nay (2009-2019), thời gian thành lập và phát triển chưa

đủ dài nhưng Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân đã có nhiều sự thay đổi trong cơ caucũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Tính đến nay, Công ty Cổphần gỗ Mạnh Xuân đã mở rộng thêm ngành nghé kinh doanh của mình, nhân lựcđược đảo tạo ngày càng có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao hơn, công nghệ sản xuấtngày càng được cải tiến để phù hợp và theo kịp với nền công nghiệp sản xuất tiêntiễn như hiện nay

- Giai đoạn từ 2009 — 2010: Công ty mới được thành lập nên bộ máy của Công ty

còn rất nhỏ, phần lớn hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ tập trung vào sản xuất và

chế biến gỗ

- Giai đoạn từ 2010 đến nay: Với trang thiết bị sản xuất được đầu tư hiên đại, ápdụng công nghệ cao kết hợp với trình độ quản lý giỏi, nguồn nhân lực quản lý dàykinh nghiệm và năng lực, đội ngũ công nhân được đảo tạo có tay nghề cao, sảnphẩm của Công ty luôn được các đối tác tin cậy

27

Trang 33

Bộ máy quản lý SXKD cũng nhanh chóng được hoàn thiện với mục tiêu vớitiêu chí chất lượng cao, có tinh thần trách nhiệm và kỷ cương chặt chẽ Bằng sự nỗ

lực phan dau không ngừng của đội ngũ nhân viên và sự điều hành của ban giám đốc

Công ty, từ một cái tên mới còn non trẻ đến nay Mạnh Xuân đã trở thành một Công

ty rất có uy tín trên thị trường toàn địa bàn tỉnh Thái Bình, không chỉ vậy công ty

còn nới rộng thị trường của mình ra các tỉnh khác trên địa ban cả nước điển hình như

Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội Công ty cũng được uỷ ban nhân dân tỉnh cùng các

cơ sở ban ngành trong tỉnh đánh giá cao Trách nhiệm nộp Ngân sách Nhà nước hay

thực hiện những kế hoạch khác của tình đề ra Công ty đã luôn hoàn thành tốt Công

ty Cô phần gỗ Mạnh Xuân đã và đang phát triển và cải tiến không ngừng dé khang

định được vị trí của mình trên thị trường và chắc chắn sẽ còn có những bước tiến lớn

mạnh hơn trong thời gian tới.

Công ty Cô phần gỗ Mạnh Xuân là một công ty cổ phan, có tư cách phápnhân và có con dấu riêng Công ty chịu trách nhiệm trước chính phủ nước Cộng hoà

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc điều hành các hoạt động SXKD Lĩnh vực hoạt

động chính của công ty là chế biến và công cấp các sản phâm về gỗ Ngoài ra Công

ty còn thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ như: sản xuất đồ uống không

cồn, nước khoáng; bán lẻ lượng thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào

2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh

Tại Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân, mô hình quản lý của Công ty là mô hình

quản lý trực tuyến — chức năng với những ưu điểm và điều kiện áp dụng phù hợp với

thực tế quản lý nước ta hiện nay Bộ máy tổ chức quan lý của Công ty Cổ phan gỗ

Mạnh Xuân được mô tả như sau:

Giám đốc

——————————————

Phòng Tài chính

-Kế toán

Các phân xưởng Phòng kế hoạch

Phòng Hành chính Phòng Kinh doanh sản xuất Tổ ng Sản cư

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh

(Nguồn: Phòng hành chính)

28

Trang 34

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận như sau:

Giám đốc: Đứng đầu Công ty là giám đốc, có nhiệm vụ chỉ đạo và điều hành

chung mọi hoạt động SXKD của Công ty, là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp

trước pháp luật, cũng là người đại diện cho quyền lợi của toàn bộ cán bộ công nhân

viên Công ty Giám đốc cũng là người cùng với trưởng phòng Tài chính — Kế toán

chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả hoạt động SXKD của toàn Công ty.

Phòng Tài chính — Kế toán: có nhiệm vụ hạch toán kịp thời đầy đủ, chínhxác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổ chức bộ máy kế toán và các công tác kế toán

tại đơn vị Tham mưu cho ban giám đốc về quản lý tài chính, quản lý tổ chức nhân

sự và các tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty, tô chức phân tích và lập báo cáotài chính, báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý, sắp xếp vốn cho các dự án và các

kênh phân phối sản phẩm tính lương và tính thưởng cho toàn bộ cán bộ công nhânviên trong công ty, và có trách nhiệm giúp Giám đốc đưa ra các quyết định tài chínhphù hợp với tình hình cụ thể trong những giai đoạn nhất định

Kế toán trưởng - kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp lên bangiám doc theo niên độ kế toán hoặc là báo cáo thất thường Đồng thời chịu tráchnhiệm về các chế độ kế toán được thực hiện tại công ty

Kế toán thanh toán: theo dõi toàn bộ các khoản thanh toán với người mua,

người bán, trong nước va nước ngoài, theo dõi các khoản ký quỹ, ký cược, các

khoản công nợ với cơ quan thuế, giải quyết các chế độ của người lao động và các cơ

quan khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thanh

toán tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên trong

công ty.

Kế toán kho quỹ: thực hiện theo dõi việc hàng hóa ra vào của công ty, thựchiện các yêu cầu khác theo chỉ đạo của kế toán trưởng

Phòng Hành chính: chịu trách nhiệm về công tác hành chính, văn thư và đời

sông y tế của cán bộ công nhân viên

Phòng Kinh doanh: phòng kinh doanh được phân công nhiệm vụ nghiên cứu

và nam bắt xu thế của thị trường, tổ chức quảng cáo sản pham của Công ty đếnkhách hàng, xây dựng phương hướng và phát triển kế hoạch kinh doanh của công tytrong dài hạn Tìm kiếm cơ hội và mở rộng thị trường của công ty Trực tiếp tiếp xúc

29

Trang 35

với khách hàng và giải đáp những thắc mắc của khách hàng liên quan đến sản phẩm,trực tiếp bán hàng.

Các phân xưởng sản xuất: là những cơ sở sản xuất sản phâm chính củaCông ty được điều hành và giám sát bởi ban giám đóc

Phòng kế hoạch vật tư và sản xuất: làm nhiệm vụ cung ứng vật tư, thiết bịsản xuất và tiêu thụ sản pham, đồng thời lên kế hoạch quản lý vật tư Phòng chịutrách nhiệm trực tiếp với giám đốc về kỹ thuật, tham mưu giúp giám đồ chỉ đạo vàquả lý các khâu sản xuất và các van đề an toàn trong sản xuất của Công ty

2.2 Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần gỗ Mạnh

Xuân

2.2.1 Tổ chức phân tích

Theo quy định của công ty thì trách nhiệm của phòng tài chính kế toán là phảiphân tích tình hình tài chính trong kỳ đối với Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân vànhiệm vụ này được giao cho toàn quyên cho kế toán trưởng Kết quả phân tích tìnhhình tài chính dụng được sử dụng trong nội bộ công ty với mục đích là có thể giúpcác nhà điều hành có thể nắm bắt tình hình tài chính của công ty, từ đó đề ra những

dự định tài chính thích hợp Tuy nhiên, bình thường mỗi một năm báo cáo tài chính

được lập 4 lần, sau khi kết thúc mỗi quý, nhưng ở Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân,một năm BCTC chỉ được lập một lần vào cuối năm, điều này thực sự không tốt.Điều này sẽ dẫn đến thực trang là nhà quản lý sẽ không nắm bắt được tình hình hoạtđộng SXKD của doanh nghiệp qua từng quý khiến tiến độ nắm bắt bị chậm và dự

báo đưa ra bị trễ khi mà hoạt động SXKD các quý đã diễn ra, việc quản lý rủi ro

trong tài chính không được kiểm soát một cách kịp thời

Bên cạnh đó, kết qua này cũng được sử dụng dé huy động NV từ bên ngoàivào quá trình sản xuất kinh doanh Phân tích sẽ cho biết được cơ cau nguồn vốn củacông ty, sự tăng trưởng của NV có đang phù hợp hay không, chi phí của các nguồn

này có đảm bảo được tính an toàn hay không Vì vậy, hội đồng quản trị sẽ yêu cầu

tiến hành phân tích trong những trường hợp cần đầu tư dai hạn hay lên kế hoạch tài

chính.

Phòng Tài chính — Kế toán của Công ty Cé phần gỗ Mạnh Xuân đã thưc hiệnnhững hoạt động sau đề tiến hành hoạt động phân tích:

30

Trang 36

Hiện tại, công ty đang sử dụng phương pháp phân tích tình hình tài chính chủ

yếu là phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh Thông tin phục vụ cho quá trình

phân tích chủ yếu được lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyền tiền tệ và

báo cáo kết quả kinh doanh Các thông tin liên quan đến trung bình ngành chưa được

sử dụng trong quá trình phân tích.

2.2.2 Công cụ và kỹ thuật phân tích

Hiện tại, việc phân tích tình hình tài chính của công ty được giao cho phòngTài chính — Kế toán, nhân viên được phân công phân tích sử dụng 2 phương phápphân tích chính là: Phương pháp so sánh, Phương pháp chỉ số

Phương pháp so sánh: Đỗi với Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kếtoán và các tài liệu liên quan khác, doanh nghiệp so sánh theo chiều ngang và chiều

doc các con số của từng chỉ tiêu qua các năm dé vừa thay được mức chênh lệch, vừathấy được tỉ trọng chênh lệch của các chỉ tiêu đó giữa các giai đoạn hoặc chỉ tiêu đóchiếm tỉ trọng bao nhiêu trên tông sé

Phương pháp chỉ số: Thông qua việc phân tích các chỉ số, có thé thấy được

khả năng thanh toán, quản lý tài sản, quản lý nợ, khả năng sinh lời qua từng giai

đoạn Dé từ đó có cái nhìn tổng quan về doanh nghiệp va đưa ra những quyết định

tài chính hợp lý.

2.2.3 Nội dung phân tích

Hiện nay công tác thực hiện phân tích của công ty thực hiện trên 2 mảng cốtlõi, đó là: Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tàichính, Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng trong doanh nghiệp bằng việc

sử dụng 2 phương pháp phân tích: So sánh và Chỉ số Bên cạnh đó, bộ phận phân

tích còn đưa Phương pháp phân tích tài chính Dupont vào bộ phương pháp được sử dụng.

Nội dung phân tích 1: Phân tích khái quát các chỉ tiêu tài chính trung

gian và cuối cùng trong Bảng báo cáo kết quả kinh doanh tai Công ty Cỗ phần

gd Mạnh Xuân trong giai đoạn 2016-2018

31

Trang 37

Bảng 2.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong

giai đoạn 2016-2018

Don vi tính: triệu đồng

Năm Chênh lệch 16-17 | Chênh lệch 17-18

Chỉ tiêu ar :

2016 2017 2018 | Giá trị % Giá tri %

Doanh thu ban hang va

tO 163603 | 286374 | 396722 | 122771 | 75.04% | 110348 | 38.53%

cung cap dich vu

Các khoản giảm trừ

3368 0 2828 | -3368 | -100.00% | 2828 0.00% doanh thu

Chi phi ban hang 3601 2862 | 4696 -739 | -20.52% | 1834 | 64.08%

Chi phi quan ly doanh

; 6746 9824 | 12559 | 3078 45.63% 2735 | 27.84%

nghiệp

LN thuần từ hoạt động

8809 | 10124 | 14287 | 1315 14.93% 4163 | 41.12% kinh doanh

Trang 38

Dựa vào báo cáo kết quả HDKD, bộ phận phân tích đã cho ra những báo cáo

và nhận xét sau:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng liên tục qua các năm Cụ thể là,

năm 2017 doanh thu tăng 122771 triệu so với 2016, tương đương với mức tăng

trưởng doanh thu là 75.04%, con số tăng trưởng này khá ấn tượng Năm 2018, tốc độ

tăng trưởng đã giảm xuống còn 38.53% so với năm 2017, tương ứng doanh thu tăng

110348 triệu so với năm 2017 Doanh thu tăng là do trong những năm này công tyđây mạnh sản xuất và khai thác, mở rộng thị trường mới, hàng hoá nhiều mẫu mã đadạng hơn.

Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp chủ yếu là do giảm giá hàng

bán và hàng bán bị trả lại Đặc biệt, trong năm 2017, các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp là ở mức không, trong năm này, hàng hoá của doanh nghiệp bán rađược khách hàng rat ưa thích và tin dung

Giá vốn hàng bán tăng đêù qua các năm Việc tăng lên của giá vốn hàng bán

là hoàn toàn phù hợp với tốc độ tăng trưởng của doanh thu Năm 2017 tăng 126139

triệu đồng tức tăng 78.72% so với năm 2016 Năm 2018, giá vốn hàng bán tăng

99064 triệu, tương đương với tốc độ tăng trưởng là 37.55% so với năm 2017 Mức

chênh lệch GVHB của năm 2017-2018 nhỏ hơn năm 2016-2017, điều là là do năm

2018, doanh nghiệp đã hơp tác với các hộ trồng gỗ, và bên cạnh đó các dự án trồngcây lay gỗ của doanh nghiệp cũng đã đến thời kỳ thu hoạch, nên chi phí nguyên vậtliệu và giá thành sản xuất sản phẩm đều giảm xuống

Doanh thụ HĐTC của công ty năm 2017 tăng 3105 triệu, tương ứng tăng

trưởng 50.9% so với 2016 Mức tăng này chủ yêu là do chênh lệch tỷ giá hối đoái vàtiền lãi cho vay thu về Năm 2017, doanh nghiệp thanh toán sớm tiền mua nguyên

vật liệu đầu vào nên đã nhận được một khoản chiết khấu thanh toán từ bên cung cấp,

đóng góp vào DT hoạt động tài chính năm 2017 Tuy nhiên, mức tăng giai đoạn

2017-2018 thấp hơn so với giai đoạn 2016-2017, việc này được lý giải do tỷ giá hối

đoái biến động giảm và phát sinh thêm một số khoản nợ xấu, nọ khó đòi nên điềunày dẫn đến doanh thu từ hoạt động tài chính trong năm 2018 tăng trưởng thấp hơn

so với những năm trước.

Chỉ phí tài chính của công ty năm 2017 tăng 395 triệu, tương ứng mức tăng

33

Ngày đăng: 29/06/2024, 01:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân
Hình 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh (Trang 33)
Bảng 2.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân
Bảng 2.1. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong (Trang 37)
Bảng 2.4. KNTT của Công ty Cô phan gỗ Mạnh Xuân Đơn vị tính: Lần - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân
Bảng 2.4. KNTT của Công ty Cô phan gỗ Mạnh Xuân Đơn vị tính: Lần (Trang 46)
Bảng 2.6. Phân tích tốc độ luân chuyển của HTK giai đoạn 2016-2018 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân
Bảng 2.6. Phân tích tốc độ luân chuyển của HTK giai đoạn 2016-2018 (Trang 49)
Bảng 3.2. Tỷ trọng các khoản mục trong TS và NV - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân
Bảng 3.2. Tỷ trọng các khoản mục trong TS và NV (Trang 65)
Bảng 3.3: Phân tích ty suất sinh lợi của tổng chỉ phí công ty - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần gỗ Mạnh Xuân
Bảng 3.3 Phân tích ty suất sinh lợi của tổng chỉ phí công ty (Trang 66)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w