1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và làm rõ điều khoản tên hàng trong hợp đồng

22 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và làm rõ điều khoản “Tên hàng” trong hợp đồng
Tác giả Lê Minh Quân, Cao Tấn Phát, Trần Thị Thanh Mai, Vũ Thị Thanh Ngân, Lê Thị Ngọc Nhi
Người hướng dẫn ThS. Hồ Thúy Trinh
Trường học Trường Đại học Tài chính Marketing
Chuyên ngành Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 445,21 KB

Nội dung

Khái niệm: Hợp đồng là gì?Tại Điều 430, Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua t

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ

LÀM RÕ ĐIỀU KHOẢN “TÊN HÀNG” TRONG HỢP ĐỒNG

TP Hồ Chí Minh, Tháng 06/2024.

Trang 3

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

Mã lớp học phần: 2421101148304

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ

LÀM RÕ ĐIỀU KHOẢN “TÊN HÀNG” TRONG HỢP ĐỒNG

Thông tin nhóm sinh viên báo cáo:

Trang 4

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM:

1 Lê Minh Quân

2 Cao Tấn Phát

3 Trần Thị Thanh Mai

4 Vũ Thị Thanh Ngân

5 Lê Thị Ngọc Nhi

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô Hồ Thúy Trinh đã giảng dạychúng em học tập bộ môn Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế để tích luỹ kiến thức chochúng em hoàn thành bài báo cáo này Cảm ơn bạn bè, các anh chị đi trước đã luônnhiệt tình hỗ trợ cũng như có những ý kiến giúp đỡ chúng em thực hiện tốt nhiệm vụđược giao

Nhóm chúng em đã nỗ lực tìm kiếm, nghiên cứu trong thời gian thực hiện bài báo cáonhưng kiến thức về bộ môn Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế và kinh nghiệm thực tiễncủa chúng em vẫn còn những hạn chế nhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếusót trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận này Kính mong cô xem và góp ý để bàitiểu luận của chúng em được hoàn thiện tốt hơn

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn cô và mọi người ạ

Trang 6

Mục lục

TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN 8

HÀNG HÓA QUỐC TẾ 8

1 Khái niệm: 8

2 Đặc điểm 9

3 Điều kiện hiệu lực 9

4 Các loại hợp đồng mua bán quốc tế 9

5 Vai trò 11

6 Các nguồn luật liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 11

7 Kết cấu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 14

8 Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 17

ĐIỀU KHOẢN TÊN HÀNG - NAME OF GOODS 19

9 Cách thức để quy định tên hàng: 19

TÌNH HUỐNG CỤ THỂ LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP PHÁT SINH VỀ ĐIỀU KHOẢN TÊN HÀNG 20

TRANH CHẤP VỀ ĐIỂU KHOẢN TÊN HÀNG DO KHÔNG GHI RÕ TÊN CỤ THỂ TRONG HĐ MBHH QUỐC TẾ 20

10 Khởi nguồn tranh chấp: 20

TRANH CHẤP VỀ TÊN HÀNG: CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT GIỮA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 21

11 Khái quát ban đầu: 21

12 Bối cảnh diễn ra vụ việc: 21

13 Hệ lụy liên quan: 22

14 Lý do: 22

15 Quá trình giải quyết: 22

16 Kết quả: 23

17 Bài học rút ra: 23

BÀI HỌC THỰC TẾ ĐỂ LẠI: 23

Trang 7

Mua bán hàng hóa là gì?

Tiếp theo, dựa vào Điều 3, Luật Thương mại 2005, quy định: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”

Vậy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là?

Dựa theo quy định của Luật Thương mại và Bộ luật Dân sự có thể thấy:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản, là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau và đặt ra nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu cho bên bán và nghĩa vụ thanh toán cho bên mua trong hợp đồng

Theo Điều 1, Công ước Viên 1980: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồngmua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”.Theo Điều 1 Công ước La Haye 1964 về mua bán hàng hoá quốc tế những tài sản hữu hình, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì: “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

là hợp đồng, trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hànghoá được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau.”

Như vậy, mặc dù Luật Thương mại không quy định cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhưng những hoạt động thương mại quốc tế như xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa thể hiện rõ

là hoạt động di chuyển hàng hóa từ Việt Nam ra các nước, hoặc từ các nước vào Việt Nam, hoặc vận chuyển sang các nước thứ ba hoặc khu vực được coi là khu vực hải

Trang 8

quan riêng theo quy định của Việt Nam (các khu chế xuất) Hiện nay, Việt Nam có một số khu chế xuất sau: Khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7 – Thành phố Hồ Chí Minh), khu chế xuất Linh Trung (Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí Minh),…

2 Đặc điểm

 Các bên kí kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau hoặc tại khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

 Hàng hóa- đối tượng của hợp đồng được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia

 Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ

 Nguồn luật điều chỉnh đa dạng, chịu sự chi phối của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau

3 Điều kiện hiệu lực

 Chủ thể hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý thành lập hợp pháp

 Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật

 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà pháp luật đã quy định CISG

 Hình thức của hợp đồng phải là văn bản

b Tạo nền tảng cho sự tin tưởng và ổn định: Hợp đồng mua bán quốc tế giúp xây dựng mối quan hệ ổn định và tin cậy giữa các bên tham gia thương mại quốc tế Việc có hợp đồng ràng buộc pháp lý giúp giảm thiểu rủi ro và tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình thực hiện giao dịch

c Quản lý rủi ro và điều kiện thương mại: Hợp đồng mua bán quốc tế cung cấp các điều khoản để quản lý các rủi ro liên quan đến việc giao hàng, thanh toán, bảo hành sản phẩm, và các điều kiện vận chuyển Điều này giúp đảm bảo các bên đều hiểu

rõ và tuân thủ các điều khoản đã thỏa thuận

d Thúc đẩy sự phát triển kinh tế: Bằng cách tạo ra một môi trường dễ dàng hơn cho các giao dịch quốc tế, hợp đồng mua bán quốc tế đóng vai trò quan trọng

Trang 9

trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế toàn cầu và tăng cường sự hợp tác giữa các quốcgia.

e Giải quyết tranh chấp: Khi có tranh chấp xảy ra, hợp đồng mua bán quốc tế cung cấp một khung pháp lý để giải quyết mâu thuẫn một cách công bằng và hiệu quả.Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của các bên và duy trì mối quan hệ thương mại bền vững

5 Các nguồn luật liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

5.1 Các nguồn Luật Quốc tế

a Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG)

Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG) do Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) soạn thảo và được thông qua tại Viên(Áo) năm 1980

Ngày nay, CISG đã được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu và được xem là công ước thành công nhất góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế Kể từ khi CISG có hiệu lực vào ngày 01/01/1988, đến thời điểm ngày 20/12/2023, UNCITRAL báo cáo số lượng thành viên của CISG đã tăng lên 97 nước

b Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2010 – PICC

Bộ nguyên tắc của Viện quốc tế về Nhất thể hoá pháp luật tư (UNIDROIT) về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) là một công cụ quan trọng khác của luật thương mại quốc tế, có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế

PICC là sự pháp điển hoá luật hợp đồng nói chung Bộ nguyên tắc này được coi như một công cụ “luật mềm”, không mang bất kì giá trị quy phạm nào – tương tự như Incoterms được soạn thảo bởi ICC

Sau khi xuất bản bản lần đầu tiên vào năm 1994, PICC đã nhanh chóng trở thành nguồn tham khảo chính Trong giới hàn lâm, PICC ngày càng được quan tâm

Hiện nay, một số hợp đồng mẫu được ICC cũng như Trung tâm thương mại quốc tế của WTO xây dựng cũng đưa ra lời khuyên cho các bên nên dẫn chiếu đến PICC để điều chỉnh những vấn đề chưa được đề cập trong hợp đồng mẫu

PICC không được soạn thảo để điều chỉnh chuyên về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế PICC là các quy phạm có thể áp dụng cho hợp đồng thương mại nói chung; chúng được xây dựng để điều chỉnh bất kì loại hợp đồng nào PICC nêu rõ các quy phạm chung liên quan chủ yếu đến giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng và không thực hiện hợp đồng

Trang 10

Theo đó, PICC, một mặt, giống với Incoterms và CISG, mặt khác cũng chứa đựng nhiều bổ sung Trên thực tế, cả ba văn bản trên đều bổ sung cho nhau, mỗi văn bản thểhiện ở một mức độ khác nhau về tính khái quát và tính cụ thể

c Bộ nguyên tắc của Luật hợp đồng Châu Âu (PECL)

Bộ nguyên tắc của Luật hợp đồng châu Âu (PECL) là công trình của Ủy ban Luật hợp đồng châu Âu Cũng giống như CISG, PECL đưa ra giải pháp cho vấn đề phát sinh mà

hệ thống luật hoặc các quy định của luật áp dụng không giải quyết vấn đề đó Tuy nhiên, PECL có thể chỉ được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có liên quan đến châu Âu

Mặc dù có một vài điều khoản trong PECL giới hạn phạm vi áp dụng của nó chỉ ở phạm vi châu Âu, nhưng PECL vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thống nhất các quy định điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế trên thế giới

5.2 Pháp luật của Việt Nam về mua bán hàng hoá quốc tế

770 Bộ Luật Dân sự cũng từ chối chọn luật điều chỉnh hình thức của hợp đồng

b Luật Thương mại 2005

Luật Thương mại 2005 không trực tiếp định nghĩa hoạt động mua bán hàng hoá quốc

tế Thay vào đó, Luật này liệt kê những hoạt động được coi là hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế tại Điều 27.1, bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạmxuất tái nhập và chuyển khẩu

Theo Điều 27.2 Luật Thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

5.3 Chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

a Luật quốc gia

Luật quốc gia trở thành luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế khi:

- Các bên thoả thuận trong hợp đồng - Các bên thoả thuận lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng sau khi hợp đồng được kí kết - Nếu điều ước quốc tế dẫn chiếu tới luật quốcgia, thì luật quốc gia sẽ trở thành luật điều chỉnh hợp đồng

Trang 11

Luật do các bên lựa chọn sẽ không được thừa nhận, nếu luật đó hoặc hậu quả của việc

áp dụng luật đó trái với trật tự công cộng và các nguyên tắc cơ bản của nước mà một trong các bên chủ thể của tranh chấp mang quốc tịch, và luật đó cũng sẽ vô hiệu

b Điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là sự thoả thuận bằng văn bản có giá trị ràng buộc về pháp luật giữa hai hay nhiều nước hay chủ thể khác của pháp luật quốc tế

Khoản 1 Điều 2 Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005 quy định:

“Điều ước quốc tế là thoả thuận bằng văn bản được kí kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước hoặc nhân danh Chính phủ với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thoả thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác”

Điều ước quốc tế sẽ điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế khi: (i) Các bên mang quốc tịch của các nước là thành viên của điều ước; hoặc (ii) Quy phạm tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của nước thành viên của điều ước

Ví dụ: (i): Một doanh nghiệp Việt Nam (bên bán) ký hợp đồng bán hàng hóa cho một doanh nghiệp Hoa Kỳ (bên mua) Hợp đồng không quy định cụ thể về luật điều chỉnh hợp đồng Tuy nhiên, Việt Nam và Hoa Kỳ đều là thành viên của Công ước Viên

1980, vậy nên trong trường hợp này, Công ước Viên 1980 sẽ tự động được áp dụng đểđiều chỉnh hợp đồng giữa các bên

(ii): Công ty A ở Việt Nam và công ty B ở Malaysia ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Hợp đồng quy định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp là Luật Việt Nam Vì Việt Nam là thành viên của Công ước Viên 1980, vậy nên nếu xảy ra tranh chấp, Công ước Viên 1980 sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên Trong trường hợp điều ước quốc tế quy định việc áp dụng luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc những điều khoản khác với luật quốc gia, thì quy định của điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng

c Tập quán thương mại quốc tế

Để một thói quen trở thành tập quán thương mại quốc tế, cần phải thoả mãn hai điều kiện:

- Thứ nhất, đó phải là thói quen, đòi hỏi sự lặp đi lặp lại và nhất quán ở các nước Ngoài ra, quy tắc này phải được nhiều nước áp dụng, trong một thời gian đủ dài, để toà án thừa nhận như một tập quán duy nhất và nhất quán - Thứ hai, về mặt tâm lí, thói quen đó phải được thừa nhận là “luật”

Trang 12

Tập quán thương mại quốc tế sẽ là luật áp dụng cho hợp đồng, khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc khi chúng được dẫn chiếu đến Khi luật áp dụng không giải quyết được tranh chấp thì tập quán thương mại quốc tế cũng thường được dẫn chiếu

để giải quyết

6 Kết cấu của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Gồm 5 nhóm nội dung chính

Nhóm 1: Tên hợp đồng, số hiệu hợp đồng

Nhóm 2: địa điểm, ngày tháng năm kí hợp đồng

Nhóm 3: Tên và địa chỉ của các bên tham gia

Nhóm 4: Các điều khoản của hợp đồng

Trang 13

Các điều khoản chính :

(1) Tên hàng ( Commodity) (2) chất lượng (Quality),(3) số lượng ( Quanitity)(4) giá cả (Price),

(5) vận chuyển (shipment) (6) Thanh toán (payment)Các điều khoản khác:

(7) bao bì và kí mã hiệu ( packing and marking)(8) bảo hành (warranty)

(9) Kiểm tra (Inspection)(10) bất khả kháng, miễn trách (Force majeure)(11) khiếu nại (Claim)

(12) trọng tài (Arbitration)(13) điều khoản và điều kiện khác …

Nhóm 5: Đại diện các bên kí và đóng dấu

7 Các loại hợp đồng mua bán quốc tế

Điều 11 Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng MBHH Quốc tế (CISG) quy địnhrằng mọi hình thức hợp đồng MBHH quốc tế (ví dụ như bằng văn bản, bằng miệng, bằng tin nhắn,…) đều được coi là hợp pháp

Khoản 2 điều 27 (Luật Thương mại 2005), mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương

Theo khoản 15 điều 3, Luật Thương mại Việt Nam 2005, thì các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật

Trang 14

Hợp đồng trong giao dịch thương mại quốc tế được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau với những mục đích riêng lẻ khác nhau Các tiêu thức đó là:

- Xét về hình thức hợp đồng:

· Hợp đồng bằng miệng

Với hợp đồng bằng miệng thì hợp đồng có hiệu lực khi người mua hàng thanh toán và nhận hàng, với hợp đồng bằng việc chào hàng thì hợp đồng có hiệu lực từ khi bên được chào hàng chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng,…

· Hợp đồng do 1 bên soạn thảo (hợp đồng mẫu của ICC)

· Hợp đồng do 2 bên soạn thảo

- Theo thời hạn hiệu lực có:

· Hợp đồng ngắn hạn: thường ký trong một thời gian tương đối ngắn và sau khi 2 bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa hai bên về hợp đồng đócũng kết thúc

· Hợp đồng dài hạn: có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành nhiều lần

- Xét về nội dung quan hệ kinh doanh trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

có các loại hợp đồng sau:

· Hợp đồng xuất khẩu: là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm hàng hóa đượcđưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

Ví dụ: Hợp đồng trị giá tỉ đô được ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm của đoàn Tổng thống nước Cộng hòa Sierra Leone đến nhà máy gạo của Angimex tại thành phốLong Xuyên, tỉnh An Giang vào giữa tháng 3/2022 Angimex ký hợp đồng xuất khẩu

Ngày đăng: 28/06/2024, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w