Đối với mỗi giao dịch ngoại thương, hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại quốc tế là một trong những nội dung thiết yếu, quan trọng, đại diện cho sự thỏa thuận, giúp đảm bảo được nghĩa vụ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGVIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-o0o -TIỂU LUẬN
MÔN PHÁP LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ GIỮACÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VĨNH ĐẠT
Trang 22.Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
3 Các điều khoản và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ.61 Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 6
1.1 Khái niệm 6
1.2 Đặc điểm 6
2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 7
2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên bán 7
2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua 8
3 Các điều khoản và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế9 3.1 Các điều khoản trong hợp đồng 9
3.2 Giải quyết tranh chấp 11
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ GIỮA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VĨNH ĐẠT VÀ CÔNG TY THỰC PHẨM NUTRICH 12
1 Giới thiệu khái quát về hợp đồng 12
1.1 Tổng quan về hợp đồng giao dịch giữa công ty TNHH đầu tư sản xuất và TM Vĩnh Đạt
2.1 Điều khoản về bao bì 22
2.2 Điều khoản về trường hợp bất khả kháng 22
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang trên con đường hội nhập chủ động và tích cực vào nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh các hoạt động thương mại quốc tế, giao dịch thương mại quốc tế ngày càng trở thành một phần hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta, trong đó thương mại hàng hóa vẫn là hoạt động sôi nổi nhất, là động lực và đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế trong nước Đối với mỗi giao dịch ngoại thương, hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại quốc tế là một trong những nội dung thiết yếu, quan trọng, đại diện cho sự thỏa thuận, giúp đảm bảo được nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia, từ đó giúp giao dịch được tiến hành một cách thuận lợi và hợp pháp Vì vậy, việc nghiên cứu kĩ về nội dung của hợp đồng, luật điều chỉnh hợp đồng là rất quan trọng trong quá trình thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá, giao dịch thương mại quốc tế.
Hiểu được tầm quan trọng của hợp đồng, nhóm 7 chúng em xin chọn đề tài “Phân tích hợp đồng quốc tế giữa Nutrich PVD.LTD và Vinh Dat Trade Production and Investment Company” để phân tích và nghiên cứu, dựa trên những kiến thức đã được học trong học phần “Pháp luật kinh doanh quốc tế”.
1 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích từng thành phần cụ thể của hợp đồng thương mại quốc tế giữa Nutrich PVD.LTD và Vinh Dat Trade Production and Investment Company để nhìn, từ đó rút ra những ưu, nhược điểm của hợp đồng, một số đề xuất khắc phục hạn chế Đồng thời qua đó bổ sung thêm các kiến thức về việc soạn thảo và thực hiện một hợp đồng thương mại cho các thành viên trong nhóm.
2 Đối tượng nghiên cứu
Hợp đồng nhập khẩu gạo và các chứng từ liên quan đến hợp đồng giữa Nutrich PVD.LTD và Vinh Dat Trade Production and Investment Company.
3 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nutrich PVD.LTD (Ấn Độ) và Vinh Dat Trade Production and Investment Company (Việt Nam).
- Phạm vi nội dung: Hợp đồng nhập khẩu gạo, các chứng từ đi kèm và quá trình thực hiện hợp đồng thực tế.
4 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp tổng hợp thông tin, phương pháp phân tích,
5 Kết cấu bài tiểu luận
4
Trang 5Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bài nghiên cứu được chia làm 3 phần, cụ thể như sau:
Phần I: Lý thuyết chung về hợp đồng mua bán hàng hoá Phần II: Phân tích hợp đồng mua bán hàng hoá Phần III: Nhận xét và đề xuất giải pháp
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện bài tiểu luận, dù đã cố gắng phân tích, trình bày chi tiết tất cả các đặc điểm của hợp đồng thương mại quốc tế thu được, song do còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm nên chúng em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy, chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý và bổ sung của thầy để có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn trong những bài học sau.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ
1 Tổng quan về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
1.1 Khái niệm
Trang 6Điểm 1, điều 2, Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính định nghĩa:
Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận mua bán hàng hóa được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên kí kết
có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên kí kết được thiết lập ở các nước khác nhau 1.2 Đặc điểm
Về chủ thể: chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là các bên, người bán và người
mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau.
Về đối tượng của hợp đồng: hàng hoá là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
là động sản, tức là hàng có thể chuyển qua biên giới của một nước.
Về đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ
đối với các bên Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung.
Về ngôn ngữ của hợp đồng: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường được ký kết bằng
tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh Điều này đòi hỏi các bên phải giỏi ngoại ngữ.
Về cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng tại tòa án hoặc trọng tài nước ngoài.
Về luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp dụng cho hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế mang tính chất đa dạng và phức tạp Điều này có nghĩa là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
Nội dung hợp đồng: Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thể hiện thỏa
thuận biểu hiện ý chí tự nguyện của các chủ thể, nhằm ấn định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên đối với nhau được ghi nhận tại các điều khoản trong hợp đồng mà các bên ký kết
2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên bán 2.1.1 Quyền của bên bán:
Bên bán có quyền được thanh toán theo những quy định trong hợp đồng Những biện pháp bảo hộ pháp lý mà bên bán có quyền thực hiện trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ của mình được quy định tại điều Công ước.
6
Trang 72.1.2 Nghĩa vụ của bên bán a Nghĩa vụ giao hàng
Giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng, người bán phải giao hàng đúng đối tượng, đúng chất lượng, tại địa điểm và theo thời gian giao hàng thỏa thuận trong hợp đồng.
a.1 Giao hàng đúng đối tượng, đúng chất lượng
Đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nội dung quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng và quy cách phẩm chất như những mô tả trong hợp đồng hàng hóa đã được quy định, và phải bảo đảm chất lượng hàng hóa, trong trường hợp không được quy định cụ thể trong hợp đồng thì hàng hóa được coi là không đúng quy cách phẩm chất.
a.2 Giao hàng đúng địa điểm và thời gian
Giao hàng đúng thời điểm được qui định tại điều 31 Công ước Viên 1980.Giao hàng đúng thời gian qui định tại điều 33 Công ước Viên 1980.
b Nghĩa vụ giao chứng từ kèm hàng hóa
Các qui định về giao chứng từ kèm hàng hóa được ghi tại điều 34 Công ước Viên 1980 c Nghĩa vụ chuyển giao và bảo đảm quyền sở hữu của hàng hóa
Nghĩa vụ chuyển giao và bảo đảm quyền sở hữu của hàng hóa qui định tại Điều 62 LuậtThương mại Việt Nam năm 2005.
Theo Điều 45 Điều 46 Luật Thương mại Việt Nam 2005, qui định quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa.
2.1.3 Trách nhiệm của bên bán khi vi phạm hợp đồng
Trong trường hợp người bán không thực hiện theo đúng nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc do luật điều chỉnh hợp đồng quy định, người bán sẽ phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng bao gồm thực hiện thực sự, bồi thường thiệt hại (nếu có), bị phạt vi phạm hoặc bị hủy hợp đồng.
a.Thực hiện thực sự
Điều khoản về thực hiện thực sự qui định tại điều 297 Luật Thương mại Việt Nam năm2005.
b.Bồi thường thiệt hại cho người mua
Thiệt hại mà người bán phải bồi thường cho người mua chính là tổng số tổn thất (bao gồm cả lợi ích đã mất) mà người mua phải chịu do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng do người bán gây ra.
Cách xác định thiệt hại được qui định trong điều 75 và 76 của Công ước Viên năm 1980.
Trang 8c.Nộp phạt vi phạm
Chế tài này thường chỉ áp dụng nếu trong hợp đồng có quy định về việc người bán phải nộp phạt khi vi phạm nghĩa vụ.
d.Hợp đồng bị hủy
Theo Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, người mua có quyền hủy hợp đồng nếu vi
phạm của người bán là vi phạm cơ bản.
Điều kiện hủy hợp đồng cũng được qui định tại Công ước Viên năm 1980.
2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua 2.2.1 Quyền của bên mua
Bảo vệ quyền lợi của người mua đối với hàng hóa trong hợp đồng được qui định tại điều 46, điều 50 của CISG.
2.2.2 Nghĩa vụ của bên mua
a Các nghĩa vụ liên quan đến việc nhận hàng hóa
Nghĩa vụ nhận hàng là nghĩa vụ theo đó người mua phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện và thực hiện những thủ tục cần thiết để người bán thực hiện việc giao hàng và tiếp nhận hàng hóa Khi người bán mang hàng tới địa điểm quy định và đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua thì người mua phải thực hiện nghĩa vụ của mình là nhận hàng.
a.1 Kiểm tra chất lượng hàng hóa:
Việc giám định hàng hóa sẽ được người mua tiến hành theo hợp đồng, nếu trong hợp đồng không quy định khác thì người mua phải kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn ngắn nhất có thể sau khi nhận hàng hóa.
a.2 Thông báo về sự không phù hợp của hàng hóa:
Trong trường hợp sau khi kiểm tra và phát hiện sự không phù hợp của hàng hóa, người mua phải thông báo sự không phù hợp đó trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua phát hiện ra sự không phù hợp đó Nếu không thông báo kịp thời, người mua sẽ mất quyền khiếu nại người bán về sự không phù hợp của hàng hóa.
a.3 Nghĩa vụ khi từ chối hàng:
Sau khi giám định hàng hóa, nếu hàng hóa không phù hợp, người mua có thể từ chối cả lô hàng, từ chối một phần và nhận một phần, hoặc chấp nhận cả lô hàng.
Nếu từ chối thì phải thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định sau khi giao hàng và người mua phải thông báo kịp thời cho người bán và phải nêu cụ thể những khuyết tật của hàng hóa nếu có thể để người bán có biện pháp xử lý, nếu không việc từ chối hàng hóa được coi là không có hiệu lực.
b Thanh toán tiền hàng b.1 Thanh toán đầy đủ tiền hàng:
8
Trang 9Người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho người bán theo giáo cả mà các bên đã thỏa thuận ghi trong hợp đồng hoặc được xác định theo cách thức quy định trong hợp đồng b.2 Thanh toán tại đúng địa điểm đã quy định:
Người mua phải có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theo đúng địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Nếu các bên không thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì người mua phải thanh toán
cho người bán tại một trong những địa điểm được qui định theo điều 54 Luật Thương mại năm2005.
b.3 Thanh toán theo đúng thời hạn đã quy định:
Người mua phải thanh toán tiền hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng 2.2.3 Trách nhiệm của người mua khi vi phạm hợp đồng
a Bồi thường thiệt hại cho người bán
Người mua có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bán đối với tất cả các tổn thất mà người bán đã phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của người mua gây ra Tuy nhiên, những tổn thất này không vượt quá tổn thất mà người mua đã dự đoán hoặc buộc phải dự đoán khi ký kết hợp đồng.
b Hợp đồng bị hủy
Qui định tại điều 312 của Luật thương mại Việt Nam năm 2005.
3 Các điều khoản và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
3.1 Các điều khoản trong hợp đồng 3.1.1 Điều khoản cơ bản a Khái niệm
Điều khoản cơ bản là những điều khoản không thể thiếu được đối với từng loại hợp đồng Nếu không thoả thuận được những điều khoản đó thì hợp đồng không thể giao kết được.
Theo quy định của Luật thương mại 2005, bộ nguyên tắc của UNIDROIT thì không bắt buộc các điều khoản tối thiểu phải có trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Tuy nhiên theo quy định tại điều 14 của Công ước Viên 1980 (điều khoản về chào hàng) khiến chúng ta có thể ngầm hiểu các điều khoản cơ bản phải có trong hợp đồng là: tên hàng, số lượng, giá cả.
b Cụ thể một số điều khoản b.1 Tên hàng
Trang 10Tên hàng là điều khoản quan trọng của mỗi đơn hàng, thư hỏi hàng, hợp đồng hoặc nghị định thư Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi Vì vậy người ta luôn tìm mọi cách diễn đạt thật chính xác, rõ ràng tên hàng trong hợp đồng
b.2.Điều khoản số lượng
Trong điều khoản này, các bên sẽ xác định rõ mặt lượng của hàng hóa được giao dịch Khi quy định điều khoản số lượng trong hợp đồng, các bên thường quan tâm đến các vấn đề: đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hóa, phương pháp quy định số lượng và phương pháp xác định khối lượng, các giấy tờ chứng minh
b.3 Giá cả
Trong điều kiện này cần xác định: đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp quy định giá, điều kiện cơ sở giao hàng
3.1.2 Điều khoản thông thường a Khái niệm
Điều khoản thông thường là những điều khoản được pháp luật quy định trước Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thoả thuận những điều khoản này thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thoả thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định.
b Một số điều khoản cụ thể b.1 Điều khoản bất khả kháng
Qui định tại điều khoản 156 của bộ luật Dân sự 2015:
Do đó, khi một sự kiện bất khả kháng xảy ra thì mọi hoạt động bị tạm hoãn Sự kiện bất khả kháng qua đi sẽ tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
b.2 Điều khoản trọng tài
Điều khoản trọng tài là một điều khoản quan trọng được sử dụng trong các hợp đồng, trong đó yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ thông qua thủ tục trọng tài Thoả thuận trọng tài là “nền móng” của tố tụng trọng tài Đây là yếu tố không thể thiếu giữa các bên nếu muốn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
3.2 Giải quyết tranh chấp 3.2.1 Nhận diện tranh chấp
Tranh chấp là sự mâu thuẫn hoặc bất đồng về sự đòi hỏi những yêu cầu, quyền lợi từ một bên được gác lại bởi yêu cầu hoặc lập luận trái ngược từ bên kia.
10
Trang 113.2.2 Nguyên nhân phát sinh tranh chấp
- Căn cứ vào nội dung cụ thể của tranh chấp: tranh chấp về văn hoá kinh doanh, tranh chấp về ngôn ngữ, tranh chấp về luật pháp của các nước khác nhau,
- Căn cứ vào ý chí của các bên khi tham gia vào tranh chấp: tranh chấp chủ quan và tranh chấp khách quan.
- Căn cứ vào nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân phi kinh tế 3.2.3 Các phương thức giải quyết tranh chấp
Tính tài phán là tính cưỡng chế đối với các bản án, phán quyết, kết quả của việc giải quyết tranh chấp và khả năng thi hành bản án.
a Phương thức không mang tính tài phán - Thương lượng, khiếu nại; - Hoà giải, trung gian b Phương thức mang tính tài phán
- Kiện ra toà án; - Kiện ra trọng tài.
3.2.4 Lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp - Hiểu ưu và nhược điểm của từng phương thức;
- Hiểu rõ bối cảnh cụ thể của tranh chấp bằng việc thu thập hồ sơ;
- Sự thiện chí của các bên: Thể hiện việc phán quyết, bản án, khuyến nghị có được thi hành hay không;
- Cân nhắc các yếu tố khác: văn hoá, truyền thống, thói quen, kinh nghiệm 3.2.5 Các điểm cần chú ý khi giải quyết tranh chấp
a Chú ý các thời hạn
Thời hạn khiếu nại (dành cho phương thức không mang tính tài phán): là khoảng thời gian được ấn định để các bên tiến hành khiếu nại, qui định tại Luật thương mại Việt Nam 2005 (điều 318, điều 237); Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam 2015 (điều 502); Công ước viên 1980 (điều 39).
Thời hiệu khởi kiện (thời hiệu tố tụng) (dành cho phương thức kiện): là khoảng thời gian do pháp luật quy định để bên có quyền lợi bị vi phạm đi kiện ra Toà án hoặc trọng tài, qui định tại: Luật thương mại Việt Nam 2005 (điều 319); Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 (điều 429, 588,132).
Trang 12b Vấn đề bằng chứng và chứng từ
- Hợp đồng bằng văn bản có giá trị chứng cứ cao nhất;
- Các chứng từ có liên quan: B/L, GCNPC, BBGĐ, ROROC (biên bản kết toán nhận hàng), CSC, COR (biên bản tình trạng hàng hoá), SLQ, L/R (thư dự kháng), các hóa đơn thanh toán, các thư từ trao đổi giữa các bên, …
- Nếu không có bằng chứng: khó khăn trong GQTC c Luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp
- Luật hình thức (luật tố tụng); - Luật nội dung (luật bản chất) d Luôn chủ động, thiện chí
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ GIỮA CÔNG TY TNHHĐẦU TƯ SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI VĨNH ĐẠT VÀ CÔNG TY THỰC PHẨMNUTRICH
1 Giới thiệu khái quát về hợp đồng
1.1 Tổng quan về hợp đồng giao dịch giữa công ty TNHH đầu tư sản xuất và TM Vĩnh Đạt và
⮚ Bên mua: Công Ty TNHH đầu tư sản xuất và TM Vĩnh Đạt
- Tên giao dịch: VINH DAT TRADE AND PRODUCTION INVESTMENT COMPANY LIMITED
- Người đại diện: Nguyễn Văn Vĩnh
- Địa chỉ: Thôn Gạo Nam, xã Hồ Tùng Mậu, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.
- Mã số thuế: 0900854928 - Tel: 0963 241 316316
⮚ Bên bán: Công Ty TNHH thực phẩm Nutrich - Tên giao dịch: NUTRICH FOODS PVT LTD
- Địa chỉ: C-16 MIDC, Shiroli, Kolhapur, 416122 Maharashtra, India
12