1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của triết học mác lênin làm rõ sai lầm của bệnh chủ quan duy tâm duy ý chí liên hệ với thực tế việt nam hiện nay

12 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 97,6 KB

Nội dung

Trang 1

Đề: Vận dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức của Triết học Mác - Lênin làm rõ sai lầm của bệnh chủ quan, duy tâm, duy ý chí Liên hệ với

thực tế Việt Nam hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU

Có thê nói hầu như các vân đê xảy ra trên thê giới này đêu liên quan đền 2 vân dé: vat chat va y thức, đây là hai phạm trù thuộc Triệt học Mác- Lênin đã quan niệm răng: vật chât là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chât quyêt định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chat

Cách mạng Việt Nam đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách để có được như ngày hôm nay Một trong những khó khăn phải kể đến các căn bệnh còn tồn tại trong một số ít đảng viên của ta, đó là bệnh chủ quan, duy tâm, duy ý chí

Trang 2

NOI DUNG CHƯƠNG I : Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo Triết học Mác- Lênin I Các khái niệm L1 Vật chất là gì?

Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan mà con người biết được qua cảm giác, được cảm giác chụp lại, chép lại, phản ánh, tồn tại không phụ thuộc cảm giác Trước hết, Lê nin trong định nghĩa vật chất đã dùng định nghĩa đặc biệt khác với thông thường Nghĩa là đem đối lập giữa vật chất với ý thức để định nghĩa, nghĩa là tất cả những gì bên ngoài độc lập với ý thức con người đều là vật chất

Về nội dung vật chất, có 2 nội dung chính Thứ nhất: vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan và con người biết được qua cảm giác Thứ 2 là: Cảm giác chụp lại nhặc lại và phản ảnh những tôn tại không phụ thuộc cảm giác Nghĩa là vật chất là cái mà con người có thê nhận biết được, chỉ có cái chưa biêt nhưng rôi con người sẽ biệt thông qua nhận thức

1.2 Y thức là gì?

Là sự phản ánh thế giới khách quan lên bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan Đây là phản ánh tích cực chủ động sáng tạo hình ảnh chủ quan .Qua đây ta thấy:

Thứ nhất: BẢN chất của ý thức là sự phản ánh thực Tại khách quan

trên cơ sở hoạt động Thực tiễn Y THUC KHONG PHAI LA HUYEN BI

Trang 3

Thứ hai: Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Hình anh chủ quan nghĩa là ý thức là hình ảnh chứ không phải là bản thân sự vật Nghĩa là ban than su vat duoc di chuyén vào óc người và được cải biến trong đó Vì thế nội dung phản ảnh mang tính khách quan Mức độ cải biễn đến đâu là do chủ thê

Thứ ba: Đây là phản ánh tích cực chủ động, sáng tạo Tích cực chủ động là con người không thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách quan mà chủ động tác động vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính Con người nhận thức để cải tạo thế giới khách quan theo mục đích của mình

Y thức có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều thành tố có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau Đó là: tri thức, tình cảm ý chí Trong đó, tri thức là quan trọng nhất Mác nói: Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức

2 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Vật chất và ý thức có quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mối quan hệ này thể hiện như sau:

2.1 Vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức

Do tôn tại khách quan, vĩnh viễn, nên vật chất là cái có trước, mang tính thứ nhất Y thức chỉ là sự phản ánh của vật chất vào trong bộ óc con người, nên ý thức có sau, mang tính thứ hai Nếu không có vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế giới khách quan), vật chất trong xã hội (lao động, ngôn ngữ), thì không có ý thức Nên rõ ràng, ý thức chịu sự chi phối, Sự quyết định của vật chất Ý thức là thuộc tính, là sản phẩm của vật chất Ý thức có tính năng động, sáng tạo, nhưng sự năng động, sáng tạo này có cơ sở từ vật chất, tuân theo những quy luật của vật chất

Trang 4

con vật, hoạt động sản xuất ) Những thông tin này có thể đúng hay sai, đầy đủ hay thiếu sót, biểu hiện ra bên ngoài như thế nào đều do đối tượng vật chất tác động ở mức độ nào lên bộ óc người Trong lĩnh vực xã hội, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội Đời sống vật chất của một xã hội nhất định sẽ chi phối định hướng đời sống tỉnh thần của xã hội đó

2.2 Ý thức tác động trở lại vật chất

Vật chất sinh ra và quyết định ý thức, song sau khi ra đời, ý thức không thụ dong, “ngôi một chỗ” mà sẽ tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người Y thức độc lập tương đối, không bị vật chất “giam hãm”, “trói chặt”, mà có thể làm thay đổi vật chất Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện sinh động ở vai trò của con người đối với thế giới khách quan Vì ý thức là ý thức của con người Qua lao động của con người, ý thức có sức mạnh biến đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo những nhu cầu phát triển của con người Mức độ tác động của ý thức lên vật chất lớn hay nhỏ nhiều hay ít tùy thuộc vào nhiều yếu tô như nhu cầu, ý chí, nghị lực của con người, điều kiện, môi trường, cường độ con người tác động lên vật chất Nếu được tô chức tốt, ý thức có khả năng tác động rất to lớn lên vật chất

Sức mạnh của ý thức không phải ở chỗ nó có thể tách rời vật chất.Y thức không thể thoát ly hiện thực khách quan Ý thức chứng tỏ sức mạnh qua việc nhận thức thế giới khách quan, từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục đích, ý chí để chỉ đạo hoạt động của con người tác động trở lại thế giới Vật chất Nếu nhận thức đúng quy luật khách quan, ý thức sẽ có tác động tích cực lên vật chất, làm xã hội ngày càng phát triển Ngược lại, nếu nhận thức sai, ý thức sẽ kìm hãm sự lịch sử

2.3 Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất

Trang 5

Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

2.3.1 Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động

Trong quá trình nhận thức, học tập nghiên cứu, con người phải bắt đầu từ việc quan sát, xem xét, phân tích đối tượng vật chất Qua việc tác động vào chung, ta sé bắt đôi tượng vật chất phải bộc những thuộc tính, quy luật của nó Khi đó, ta sẽ thu nhận được tri thức Băng việc lặp đi lặp lại nhiều lần chu trình trên, con người sẽ có kiên thức ngày càng phong phú vê thê giới

Để sản xuất vật chất, cải tạo thế giới khách đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để đánh giá tình hình, từ đó xác định phương hướng, biện pháp lộ trình kế hoạch Muốn thành công, con người phải tuân theo những quy luật khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng Phải luôn đặt mình, cơ quan, công ty trong những hoàn cảnh, điều kiện thực tế, nhất là về vật chất, kinh tế Cần luôn nỗ lực loại bỏ bệnh chủ quan, duy ý chí trong cuộc sống Đó là việc tránh xa thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, ước muốn, niềm tin của mình để hành động mà không nghiên cứu đánh giá đầy đủ tình

hình các đối tượng vật chất

Trang 6

lao động Không được tuyệt đối hóa vai trò của các điều kiện vật chất trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Vật chất có vai trò quyết định, chi phối nhưng không có nghĩa là những thiếu hụt đối tượng vật chất sẽ khiến con người thất bại trong việc tìm ra giải pháp kha thi

CHƯƠNG 2: Sai lầm của bệnh chủ quan, duy tâm, duy ý chí Liên hệ với thực tế Việt Nam hiện nay

I Sai lầm của bệnh chủ quan duy tâm duy ý chí I Thế nào là bệnh chủ quan, duy tâm, duy ý chí

Bệnh chủ quan duy tâm, duy ý chí là căn bệnh có khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, cường điệu tính sáng tạo của ý thức, của ý chí, xa rời hiện thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình cách mạng thay thế cho sự yêu kém về tri thức khoa học Đây là lối suy nghĩ và hành động đơn giản, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan; thể hiện rõ trong khi định ra những chủ trương, chính sách va lựa chọn phương pháp tổ chức họat động thực tiễn theo hướng áp đặt, rơi vào ảo tưởng chủ quan Ví dụ như : mục tiêu đặt ra quá cao, biện pháp không có tính khả thi v.v Ngòai ra bệnh chủ quan duy tâm, duy ý chí còn do nguồn gốc lịch sử, xã hội, giai cấp, tâm lý của người sản xuất nhỏ chi phối Cơ chế quan liêu bao cấp cũng tạo điều kiện cho sự ra đời của căn bệnh này Căn bệnh này xuất phát từ khuynh hướng sai lầm, cực đoan trong việc nhận thức mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

2 Biểu hiện của bệnh chủ quan, duy tâm, duy ý chí

Một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị mà Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng: ngăn chặn, đây lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn

35 66

Trang 7

chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lăng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác”

Chúng ta đã biết theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng, thể hiện qua vai trò quyết định của vật chất đối

với ý thức và tính độc lập tương đối, sự tác động trở lại của ý thức đối với vật

chất Vật chất là cơ sở, cội nguồn sản sinh ra ý thức Vật chất là cái có trước, nó sinh ra ý thức, quyết định nội dung và xu hướng phát triển của ý thức Không có vật chất thì không thể có ý thức bởi vì nguồn gốc của ý thức chính là vật Tuy nhiên, mặc dù do vật chất sinh ra và quy định nhưng ý thức lại có tính độc lập tương đối Sự phản ánh của ý thức đối với vật chất là sự phản ánh sáng tạo chủ động chứ không thụ động máy móc nguyên si, vì vậy nó có tác động trở lại đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người Tuy vậy, sự tác động của ý thức đối với vật chất cũng chỉ với mức độ nhất định, nó không thể sinh ra hay tiêu diệt các quy luật vận động của vật chất

Trang 8

Vi vay trong thuc tế nhận thức và hoạt động của con người, việc tuyệt đối hóa một trong hai mặt của vật chất và ý thức đã dẫn tới bệnh chủ quan duy ý chí và bệnh bảo thủ trì trệ

Trước thời kỳ đổi mới Đảng ta đã mắc bệnh chủ quan duy ý chí và bệnh bảo thủ trì trệ trong việc xác định mục tiêu và hướng đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo XHCN và quản lý kinh tế Đảng ta đã nóng vội muốn xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phân, chỉ còn lại hai thành phân là : kinh tế quốc doanh và tập thể; hay có lúc đây mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng mà không chú ý đến phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp trong khi nước ta là một nước nông nghiệp, tất cả những điều kiện vật chất khách quan đều thuận lợi để phát triển nông nghiệp; Đồng thời đã duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, cơ chế xin — cho, có nhiều chủ truong sai lầm trong việc cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương: công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ phạm nhiều khuyết điểm nghiệm trọng Từ đó đã kìm hãm sự phát triển kinh tế — xã hội, làm cho nhân dân bị nghèo nàn, đất nước lạc hậu, hạn chế việc phát huy các nguồn lực, chậm khai thác tiềm năng xây

dựng đất nước

II Liên hệ với thực tế Việt Nam hiện nay

Trang 9

quân chúng Những hệ lụy tiêu cực từ căn bệnh chủ quan, duy ý chí đối với đời sống kinh tế-xã hội là hết sức khó lường Người mặc bệnh chủ quan, duy ý chí giữ chức vụ càng cao, vị trí càng quan trọng thì ảnh hưởng càng lớn, hậu quả càng nặng nề Căn bệnh này nếu không được phát hiện, sửa chữa có thể dẫn đến khủng hoảng và thất bại; nếu được phát hiện và sửa chữa cũng sẽ trả giá cho những tôn thất, làm chậm tốc độ phát triển của xã hội

Trong thực tiễn Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những bài học thắm thía về căn bệnh này Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ: “Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã có nhiều cố găng nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng đường lối, xác định đúng mục tiêu và phương hướng xã hội chủ nghĩa Nhưng Đảng đã phạm sai lầm chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan: Nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần có lúc đây mạnh quá mức việc xây dựng công nghiệp nặng, duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp " Từ nhận định đó cho thấy chủ quan, duy ý chí là một trong những nhân tố chủ yếu dẫn đến những sai lầm, khuyết điểm trong việc hoạch định đường lỗi, chính sách, trong hoạt động thực tiễn của Đảng và Nhà nước fa suôt một thời gian dài

Chủ quan, duy ý chí là một trong những căn bệnh diễn ra khá phổ biến ở nước ta trong thời kỳ trước đối mới Nhưng nói như thế không có nghĩa là trong giai đoạn hiện nay căn bệnh này đã hết Nơi này, nơi kia những biểu hiện của chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí vẫn bộc lộ, gây tác hại không nhỏ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay Do chủ quan, duy ý chí mà một số bộ ngành, địa phương đề ra chỉ tiêu kế hoạch quá xa vời, quá cao, không phù hợp với điều kiện hoàn cảnh

thực tiễn, dẫn đến không thực hiện được gây ra sự phát triển mắt cân đối của

Trang 10

điểm phải chấp nhận đánh đổi để đây nhanh phát triển kinh tế băng mọi giá, phải lây chỉ số tăng trưởng làm thước đo Do tham vọng tăng trưởng nhanh mà chính quyền một số địa phương sẵn sàng làm mọi cách đề chèo kéo nhà đầu tu, trong đó có việc bỏ qua hoặc hạ thấp yêu cầu tiêu chuẩn về quản lý xã hội và bảo vệ môi trường Chính tư tưởng nôn nóng ay đã dẫn đến trong quản lý, điều hành chúng ta không giải quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, chỉ nhắn mạnh phát triển kinh tế mà không quan tâm đúng mức đến những vấn đề văn hóa-xã hội và môi trường Sự cỗ ô nhiễm môi trường biển ở các tỉnh bắc miền Trung là một ví dụ điển hình cho thấy điều ấy Những hạn chế trong quản

lý, điều hành ở Hà Tĩnh không chỉ dẫn đến sự cố về môi trường mà còn làm nảy

Trang 11

KET LUAN

Hiện nay, bệnh chủ quan, duy tâm, duy ý chí vẫn còn phổ biến ở Việt Nam

Để phòng chống căn bệnh chủ quan, duy ý chí trong cán bộ, đảng viên có nhiều việc cần làm nhiều biện pháp phải thực hiện Nhưng quan trọng trước hết là việc học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận của bản thân mỗi cán bộ, đảng viên Lý luận là kim chỉ nam chỉ ra phương hướng cho thực tiễn, đồng thời lý luận gắn với thực tiễn là cơ sở cho phương pháp hành động phù hợp hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Trình độ lý luận vững cũng là nền tảng cho phong cách tư duy khoa học Cán bộ, đảng viên nếu thiếu phong cách tư duy khoa học thì sớm hay muộn cũng vướng vào tư duy kinh viện, tư duy nhiệm kỳ, chủ nghĩa giáo điều, duy ý chí Trong nhiều văn kiện, Đảng ta đã chỉ rõ những hạn chế, sự non kém về lý luận khiến cho cán bộ, đảng viên thiếu tư duy biện chứng, thiếu cái nhìn toàn diện, lịch sử, cụ thê và đó chính là nguyên nhân chủ

yếu dẫn đến căn bệnh chủ quan, duy ý chí

Cùng với học tập nâng cao trình độ lý luận, chúng ta cần chống lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng ý chí chủ quan Mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện cho mình phương pháp, tác phong công tác khoa học, thiết thực và hiệu quả Bởi đây là cơ sở nền tảng giúp cán bộ, đảng viên không mắc vào căn bệnh chủ quan, duy ý chí Nếu thiếu phương pháp, tác phong công tác khoa học, thiết thực, hiệu quả thì căn bệnh chủ quan, duy ý chí rất dễ tái phát Cán bộ, đảng viên sẽ rất khó hoàn thành tốt nhiệm vụ khó có uy tín trong quân chúng nếu thiếu phương pháp, tác phong làm việc khoa học, thiết thực, hiệu quả

Ngày đăng: 02/01/2024, 22:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w