Ngoài tâm trạng cô đơn khi viết về thiên nhiên, trong những trang viết của Bunin đều thấm đượm trong các truyện ngắn về tình yêu của Bunhin là nỗi buồn và sự chia ly.. Tình yêu và sự cứu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
CẢM THỨC BI HOÀI VÀ VẺ ĐẸP TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN
NGẮN CỦA IVAN BUNIN
Giảng viên : TS Nguyễn Thu Thủy
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thanh Huyền
Mã sinh viên : 21032139
Năm 2024
MỤC LỤC
I GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH
Trang 21.1 Nỗi buồn trong tác phẩm Bunin 2
1.2 Vẻ đẹp trữ tình trong tác phẩm 2
3 Tình yêu và sự cứu rỗi 3
II CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC CỦA IVAN BUNIN 4
2.1 Cuộc đời của Ivan Bunin 4
2.2 Sự nghiệp sáng tác của Ivan Bunin 5
III VIẾT VỀ CẢM THỨC BI HOÀI VÀ VẺ ĐẸP TRỮ TÌNH NHƯ MỘT SỰ CỨU RỖI 5
3.1 Cảm thức bi hoài - yếu tố thẩm mĩ trong truyện ngắn Bunin 5
3.1.1 Cốt truyện tái hiện hành trình tâm trạng của nhân vật 5
3.1.2 Cảm thức bi hoài - mạch nguồn trữ tình trong truyện ngắn của Bunin7 3.1.2.1 Tình yêu trong cảm thức bi hoài 8
3.1.2.2 Cái đẹp trong cảm xúc bi hoài 9
3.2.1 Vẻ đẹp nước nga trong miền hoài niệm 12
3.2.2 Vẻ đẹp nữ tính trong các tác phẩm truyện ngắn 14
3.2.2.1 Hình tượng người phụ nữ trong truyện 14
3.2.2.2 Tình yêu và cứu rỗi 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
I GIẢI THÍCH NHẬN ĐỊNH
Trang 3Bunin từng viết: “Dẫu có buồn trong thế giới này khó hiểu, thế giới này vẫn đẹp, và chúng ta vẫn tha thiết mong cầu hạnh phúc và sự thương yêu” (Cuộc đời Arsenyev, Quyển 2, chương 14) Đa phần các sáng tác của Bunin đều
là những sáng tác lấp lánh vẻ đẹp của trí tuệ, giàu chất thơ trong cảm xúc và lời văn thể hiện sự khúc chiết, sắc sảo của một nhà triết học Mỗi truyện ngắn của ông là một áng văn xuôi lại vừa như một bài ca trữ tình Nhà văn đã viết chúng bằng tất cả trí tuệ và trái tim của một nhà tư tưởng, một nhà triết học, một nhà văn và một nhà thơ đầy tài năng
1.1 Nỗi buồn trong tác phẩm Bunin
Nỗi buồn là cảm xúc được tác giả khắc họa rõ nét nhất trong mỗi tác phẩm Nỗi buồn của một tâm trạng cô đơn, của niềm yêu thương tha thiết đối với quê hương đất nước, nhưng lại luôn mặc cảm với cuộc đời Ngoài tâm trạng
cô đơn khi viết về thiên nhiên, trong những trang viết của Bunin đều thấm đượm trong các truyện ngắn về tình yêu của Bunhin là nỗi buồn và sự chia ly Dường như khi yêu thì phải “chết trong lòng một ít” và “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”, cho nên các nhân vật trong truyện của Bunhin ban đầu đến với tình yêu mãnh liệt, nồng cháy bao nhiêu thì thời gian hạnh phúc và giây phút chia tay càng ngắn ngủi bấy nhiêu Kết thúc truyện thường là một khoảng trống và một nỗi buồn mông lung, man mác vừa luyến tiếc vừa như muốn níu kéo Nhưng cái buồn ở truyện ngắn Bunhin là cái buồn thanh sáng, cái buồn muôn thuở của tình yêu không thành
1.2 Vẻ đẹp trữ tình trong tác phẩm
Bao trùm lên toàn bộ sáng tác của I.Bunhin là chất thơ trữ tình đằm thắm.Trong mỗi tác phẩm ông đều dành viết về vẻ đẹp về con người và thiên nhiên Viết về thiên nhiên Nga là một đề tài khá quen thuộc đối với các nhà văn Nga Những trang viết của Puskin Turghênhép thấm đẫm chất trữ tình, lãng mạn đã phác hoạ lên những bức tranh thiên nhiên Nga tươi đẹp Văn xuôi của I
Trang 4Bunhin mang hơi thở của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông và những vùng thảo nguyên mênh mông lộng gió; những rừng bạch dương trải dài chạy tít tắp; những cánh đồng tuyết phủ, thấp thoáng ánh trăng và những sao sáng trên bầu trời và những cây sồi già vững chãi trụ vững trong giông bão Những bức tranh thiên nhiên trong văn xuôi I.Bunhin hiện lên đa màu sắc, đẹp và buồn bao giờ cũng gắn với tâm trạng của con người Cũng như tác giả, người đọc cảm nhận thiên nhiên trong tác phẩm của ông bằng tất cả các giác quan của mình Đó là một thế giới huyền diệu đủ mùi vị, hương sắc và âm thanh
I.Bunhin đã dành một số lượng khá lớn nói đến người phụ nữ, tình yêu và khát vọng sống của họ Nếu Ph Đôtxtôiepxki cho rằng “cái đẹp cứu rỗi thế giới” thì I.Bunhin lại quan niệm tình yêu là nhựa sống của con người Trong số vài chục truyện ngắn của Bunhin thì đã có đến quá một nửa dành viết về tình yêu như Ruxia, Natali, Nàng Lika, Hơi thở nhẹ, Lần gặp gỡ cuối cùng, Tấm danh thiếp, Trên biển đêm khuya Trong bản giao hưởng về con người thì giai điệu tình yêu trở thành âm hưởng chủ đạo trong văn xuôi của Bunin và có sức
âm vang, lan toả mạnh mẽ Viết về phụ nữ, nhà văn dành cho họ những tình cảm chân thành và thái độ trân trọng
3 Tình yêu và sự cứu rỗi
Các nhân vật nữ trong truyện ngắn tình yêu của Bunin, đa phần là những người trẻ, kể cả những mối tình thoáng qua – những thiếu phụ cũng chỉ vừa bước sang tuổi ba mươi Thế nhưng, những nhân vật trẻ trung ấy lại có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong cuộc đời của các nhân vật khác Họ chính là điểm tựa tinh thần của những nhân vật ấy Họ cứu rỗi các nhân vật khác bằng tình yêu của mình, lí tưởng của mình, thậm chí bằng cả cái chết Đọc truyện ngắn của Bunin chúng tôi nhận thấy có những nhân vật mang trong mình tình yêu cứu rỗi (N.Berdiaev gọi là “bản nguyên nữ có chức năng cứu rỗi)” Đó là những nhân vật bằng tình yêu của mình đem đến niềm hạnh phúc cho những nhân vật nam trong tác phẩm Những người phụ nữ đó chưa chắc đã là người vợ chính thức,
Trang 5nhưng mối tình của họ thì lại để lại dấu ấn đậm sâu khiến cho các chàng trai không thể quên suốt cả cuộc đời
Với cách hiểu nhận định như trên, tiểu luận này sẽ làm rõ những đặc điểm
sáng tác của Bunin qua nhưng tác phẩm tiêu biểu như Say nắng, Hơi thở nhẹ,
Những quả táo Antonov, Natali, Mùa thu lạnh, Ruxia,…
II CUỘC ĐỜI VÀ SÁNG TÁC CỦA IVAN BUNIN
2.1 Cuộc đời của Ivan Bunin
Cuộc đời và sự nghiệp của ông khá độc đáo Ivan Alekseyevich Bunin sinh ngày 10 tháng 10 năm 1870 tại Voronezh, trong một gia đình thuộc số những dòng quý tộc lâu đời nhất ở nước Nga, nhưng đã suy tàn Ông chỉ học xong có bốn lớp trường trung học huyện Elex tỉnh Orlov, rồi ở sâu nơi làng quê,
"trong bầu tĩnh mịch cực kỳ sâu lắng ruộng đồng" của huyện tElex cho tới năm mười chín tuổi Chính thời gian này đã tạo nền móng cho sự nghiệp văn chương của ông, mà theo một nhà bình luận văn học Nga, "trên những vùng bán thảo nguyên bao la, giữa vùng đất đen cực kỳ màu mỡ và giữa những căn nhà gỗ nghèo nàn của nông dân, tâm hồn chàng thiếu niên đã cảm thụ vẻ đẹp và nỗi buồn của nước Nga, cảm thụ những bí ẩn bi thảm của lịch sử Nga và tính cách dân tộc Nga" Ông đã bắt đầu viết văn, làm thơ trên cơ sở những cảm thụ ấy Năm 1933 ông được tặng giải thưởng Nobel Văn học "vì nghệ thuật nghiêm ngặt mà với nó nhà văn đã phát triển nền văn xuôi cổ điển Nga".Trong Suốt thời gian Thế chiến II sống tại Provence, ông đã đứng vững trước mọi thủ đoạn hăm dọa, mua chuộc của bè lũ phát xít, cực lực lên án những tội ác của bọn chúng, hàng ngày theo dõi tình hình chiến sự ở tổ quốc mình, tin tưởng sức mạnh vô biên của nhân dân Nga Sau chiến tranh, nhiều lần ông đã có ý định về thăm quê hương, đất nước, nhưng tuổi quá già đã không cho phép ông thực hiện nguyện vọng đó, và năm 1953 ông qua đời ở Paris, được an táng tại nghĩa trang Nga ở Sainte-Genevieve-des-Bois gần đó Người ta luôn nhớ tới lời ông nói
Trang 6trước khi chết: "Làm sao chúng ta có thể quên tổ quốc? Con người có thể quên
tổ quốc được không?Tổ quốc ở trong tâm hồn mình Tôi là một con người rất Nga Điều đó dù bao nhiêu năm cũng không mất đi được "
2.2 Sự nghiệp sáng tác của Ivan Bunin
Di sản văn học do I.A Bunin để lại không phải đồ sộ cho lắm, Nhà xuất bản Văn học nghệ thuật Maxcơva xuất bản toàn tập tác phẩm gồm 9 tập công vào các năm 1965, 1966, 1967, trong đó chỉ có một tiểu thuyết, còn chủ yếu là truyện ngắn, truyện vừa và thơ Nhưng rõ ràng "Văn hay chẳng lọ là dài", di sản văn học này là "cả một chương của sự phát triển văn học Nga Trong thế kỷ chúng ta" (2), các tác phẩm của nghệ sĩ Bunin thường ngắn và tuyệt vời, độc đáo cả về nội dung và hình thức thể hiện
Các tác phẩm chính của ông bao gồm, các tuyển tập truyện
ngắn Gospodin iz San Frantsisko – Quý ngài đến từ San Francisco và Tyomnye Alley – Con đường u ám, các tiểu thuyết Derevnya – Ngôi làng và Mitina
lyubov – Tình yêu của Mitia.
III VIẾT VỀ CẢM THỨC BI HOÀI VÀ VẺ ĐẸP TRỮ TÌNH NHƯ MỘT
SỰ CỨU RỖI
3.1 Cảm thức bi hoài - yếu tố thẩm mĩ trong truyện ngắn Bunin
3.1.1 Cốt truyện tái hiện hành trình tâm trạng của nhân vật
Theo S.N.Broitman và D.M.Magomedova trong cuốn Văn học Nga giao thời thế kỷ (những năm 1890 đến đầu những năm 1920) tập 1, truyện ngắn của Bunin được tổ chức theo kiểu “kết cấu tuyến tính nguyên vẹn, liên tục trong cốt truyện, di chuyển trọng tâm hình thức không gian sang đặc sắc về sự tương đồng của các nhân vật và sự kiện” Cụ thể, trong truyện ngắn của Bunin, không gian thường cố định, không có sự vận động nhiều, các sự kiện cũng không đầy
ắp, nhưng mỗi sự kiện lại rất có ý nghĩa, đặc biệt là với tâm trạng nhân vật
Trang 7Trong Những quả táo Antonov đi từ tâm trạng hân hoan vui sướng với vụ táo
bội thu ở ba phần đầu tác phẩm đến nỗi buồn, sự tiếc nuối ở phần cuối câu chuyện Song song với diễn tiến của “sự nghèo đi” là nỗi buồn của nhân vật, nỗi buồn của tác phẩm và người kể chuyện để rồi kết thúc tác phẩm là dư vị man mác đọng lại Cuộc đời tươi đẹp là hành trình tâm trạng đầy tự tin, quyết liệt, mạnh mẽ của một cô gái “khôn ngoan, tháo vát và nhẫn tâm” biết làm chủ cuộc đời của mình Lần gặp gỡ cuối cùng kể về hành trình đẫm nước mắt và tâm trạng buồn bã, thất vọng, chán nản của đôi trai gái Storesnhev – Vera sau 15 năm yêu và gắn bó Diễn tiến tâm trạng cũng là diễn tiến thời gian tuyến tính của cốt truyện: đêm, Storesnhev đến gặp người yêu lòng nặng trĩu nỗi buồn, càng về khuya, họ tận hưởng những giây phút bên nhau, nhưng niềm hạnh phúc không đủ để che lấp đi những đau khổ, dằn vặt về những dùng dằng chia xa của hai người trong khoảng thời gian 15 năm, về nỗi thất vọng tràn trề bởi hiện thực
đã được quyết định để rồi sáng ngày hôm sau chia tay, cả hai dường như cố lạnh lùng để che giấu nỗi đau, sự cô đơn, niềm lưu luyến bên trong Mẹ đỡ đầu là diễn biến tâm trạng một cách tự nhiên theo dòng sự kiện được miêu tả trong tác phẩm Một thiếu phụ xinh đẹp bên chồng và các con trong mùa hè ở khu nhà nghỉ dưỡng ngoại ô Moskva Ở cạnh họ còn có bạn của người chồng Người chồng đi làm cả ngày đến tối mới về với gia đình Bunin miêu tả hành trình tâm
lí của người vợ khi ở nhà cùng người bạn của chồng Và “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, người bạn của chồng thiếu phụ đã tỏ tình với người thiếu phụ Một cách kín đáo và ý nhị, người thiếu phụ đã đáp lại lời hẹn của anh bạn Tác phẩm kết thúc ở lời hẹn của thiếu phụ về một nơi chỉ có hai người là một kết thúc mở, vừa gợi ra sự băn khoăn về mối quan hệ của cả hai qua kết quả của buổi gặp gỡ
ấy, vừa gợi ra những suy nghĩ về tình yêu, tình bạn, về những phút giây được gọi là say nắng trong cuộc đời…
Bên cạnh đó còn có kiểu cốt truyện phi tuyến tính, truyện ngắn Những lối
đi dưới hàng cây tăm tối Tác phẩm cũng là những trăn trở, băn khoăn về hạnh
phúc, về tình yêu trong quá khứ và hiện tại của nhân vật người chủ điền trang
Trang 8Bỏ cô gái mình yêu có lẽ vì địa vị thấp kém của cô, người đàn ông gặp nhiều bất hạnh trong tình yêu, trong cuộc sống gia đình Dường như sự chối từ tình yêu, lãng quên tình yêu, coi thường tình yêu nơi ông đã khiến ông phải trả giá cho cuộc sống hiện tại Tác phẩm đan xen giữa những xúc cảm hiện tại xấu hổ, băn khoăn với những xúc cảm tự hào, ngậm ngùi về quá khứ Cuộc ra đi của ông như một cuộc trốn chạy khỏi cô nàng Nadezhda năm xưa Nhà văn ở đây đã ngầm khẳng định chân lí nhân quả Nadezhda yêu thương và cả đời không quên người đã yêu mình thì sống sung túc, vui vẻ; còn người chủ năm nào vội lãng quên quá khứ thì âu sầu, buồn bã về cuộc sống gia đình, về vợ phản bội, về đứa con đểu cáng… Tác phẩm kết thúc bằng những ngậm ngùi của hiện tại pha lẫn với tiếc nuối của quá khứ: “Phải rồi, mình làm mình chịu Phải rồi, đó dĩ nhiên
là những giây phút tươi đẹp nhất Và cũng không phải tươi đẹp nhất mà còn thật
sự là thần tiên nữa kia! … Nhưng trời ơi, sau đó rồi ra sao nhỉ? Nếu như mình không ruồng bỏ cô ta thì sẽ ra sao nhỉ? Thật vô lí quá chừng!”
3.1.2 Cảm thức bi hoài - mạch nguồn trữ tình trong truyện ngắn của Bunin
Cảm thức bi hoài được hiểu cảm thức tồn tại của những nhân cách cá nhân vượt ra khỏi những ranh giới vị thế xã hội (đến với thiên nhiên, tình yêu, cái chết) và đồng thời “khởi đầu sự cô lập, sự đa dạng cá nhân và cá thể đơn nhất” ( theo quan điểmHegel Cái đẹp bi hoài – đó là “sắc đẹp biệt li” (Pushkin) của khoảnh khắc một đi không trở lại, trong hoài niệm về cái đẹp ấy, đó là nỗi buồn trở đi, trở lại trong tác phẩm Truyện ngắn của Bunin thấm đẫm chính cảm thức bi hoài ấy Cảm thức bi hoài chính là phương thức nhà văn sử dụng để vĩnh cửu hóa sự tồn tại của cái đẹp, tình yêu, khoảnh khắc
3.1.2.1 Tình yêu trong cảm thức bi hoài
Một điểm đặc biệt rất dễ nhận thấy trong các sáng tác về đề tài tình yêu của Bunin đó là những truyện ngắn tình yêu của nhà văn thường không đơn
thuần viết về tình yêu, tình yêu thường gắn liền với cái chết Trong Lần gặp gỡ
Trang 9cuối cùng, tuy không có cái chết nào cho đến kết thúc tác phẩm, nhưng sự ra đi
mãi mãi của Vera – cô gái mà Storesnhev yêu suốt 15 năm qua đã giết chết tình yêu thực sự trong họ, giết chết tâm hồn cô gái và cả chàng trai đã dành trọn cuộc đời mình cho cô Cuộc chia tay của họ có cả dư vị ngọt ngào của tình yêu,
cả sự đắng chát của những hi sinh không được đền đáp và cả nỗi thất vọng ê chề trước ước mong không thành Với những cô gái trong truyện ngắn tình yêu của Bunin: “Tình yêu là cái ta muốn nhưng không đạt được, và không hề có” Vì thế cho nên, cô gái trong Một truyện tình nho nhỏ chết ở Genève sau khi lấy người
mà mình không yêu – bá tước El-Mamuna, ôm trong lòng mối tình với chàng trai mà cô yêu nhưng không bao giờ được phép lấy; người phụ nữ cả đời đoan trang đức hạnh Maro chấp nhận tự sát khi biết con tim mình rung động vì yêu với chàng thanh niên Emin đáng tuổi con mình bởi bà biết rằng tình yêu ấy không thể đạt được; cô gái Olia Mesherskaia bị bắn chết trên sân ga sau khi thổ
lộ cô chỉ đùa giỡn tình cảm của chàng sĩ quan chứ không hề yêu anh ta, rằng đó chỉ là cách cô trả thù đời, là “lối thoát” duy nhất của cô khi cô đã trao thân cho một người đàn ông mà ngay sau đó cô cảm thấy ghê tởm Như thế, tình yêu, với các nhân vật nữ chính, hoặc là thứ họ muốn nhưng không thể có được, hoặc không dám sống, không dám đánh đổi vì nó, hoặc là thứ họ chưa từng thực sự được nếm trải nhưng lại làm tổn thương tâm hồn họ Cái chết, sự chia ly vĩnh viễn với người họ yêu, chính là cách giải thoát tốt nhất Sau này, trong những truyện ngắn được viết trên đất Pháp, Bunin viết nhiều hơn về tình yêu, vẫn là tình yêu đẹp, vẫn là sự hòa hợp cả thể xác và tâm hồn, dù sự hòa hợp ấy chỉ là thoáng qua, là khoảnh khắc ngắn ngủi trên đường đời, nhưng dư âm cuối cùng vẫn là sự chia ly, là cái chết của hoặc chàng trai hoặc cô gái Có lẽ, với Bunin, phương thức duy nhất để giúp tình yêu sống mãi, để nó không bị héo hon theo tháng ngày của những va chạm trong cuộc sống thường nhật là sự chia ly mãi mãi
Trong những truyện ngắn của Bunin, tình yêu không chỉ xuất hiện vẻ đẹp thuần khiết đơn thuần của tinh thần; không chỉ mang màu sắc lí tưởng, siêu
Trang 10phàm mà rất trần thế, đậm chất sắc dục của con người Với Bunin, tình yêu thực
sự phải là sự hòa hợp và dâng hiến cả về thể xác và tinh thần Ông viết về những sự dâng hiến ấy một cách tự nhiên, hoàn toàn là khát khao rất người, rất
mãnh liệt Trong Hơi thở nhẹ, phút giây lãng mạn dịu dàng của mùa thu chốn
thôn quê, sự quyến rũ, từng trải của người đàn ông lịch lãm đã đứng tuổi, cảm giác ngất ngây đầu đời của cô con gái lần đầu được hưởng những cái hôn ngọt ngào đã biến Olia Mesherskaia từ một cô thiếu nữ trở thành đàn bà để rồi cô gái
“bị ép buộc một cách tự nguyện ấy” lao vào đùa giỡn tình yêu với một người đàn ông khác và phải từ giã cõi đời Sau này, trong những truyện ngắn tình yêu sau Cách mạng tháng Mười, dù viết nhiều hơn về những khát khao dâng hiến, những đụng chạm thể xác đã làm thay đổi suy nghĩ, thậm chí cả cuộc đời của
nhiều nhân vật, ông vẫn khẳng định: tình yêu không khi nào trở thành hiện
thực, tình yêu là trạng thái vĩnh cửu của tâm hồn, là cái để nhớ về, để tiếc nuối.
3.1.2.2 Cái đẹp trong cảm xúc bi hoài
Hơi thở nhẹ là một trong những truyện ngắn không thể không kể đến khi
nói về truyện ngắn của Bunin Nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong tác phẩm là hai người phụ nữ: cô nữ sinh trung học Olia xinh đẹp, táo bạo nhưng bất hạnh và bà giáo chủ nhiệm của cô – người suốt đời phụng thờ cô Olia mười lăm tuổi nhưng đã đẹp rực rỡ, vẻ đẹp yêu kiều quyến rũ Bunin miêu tả quá trình dậy thì thành công ở cô: “Rồi sau, bắt đầu nở bừng như một đóa hoa, cô phát triển không phải từng ngày mà từng giờ Năm mười bốn tuổi, chẳng những
có vòng eo thon thả và đôi chân đều đặn, mà ở cô còn nổi lên đẹp đẽ cặp vú và
cả những đường nét mà lời nói con người chưa từng bao giờ có thể lột tả được hết sức quyến rũ của chúng Và đến tuổi mười lăm, cô đã nổi tiếng là một cô gái đẹp…” Vẻ đẹp của Olia lúc sinh thời đã khiến cho biết bao người mê mẩn, có anh chàng còn quyên sinh vì cô Nhưng Olia vô tư lự và hồn nhiên quá đỗi, cô dường như không đếm xỉa đến tất cả những điều ấy Cô không yêu, nhưng những rung động đầu đời của một người thiếu nữ trong khung cảnh thiên nhiên