1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Học Phần Địa Lý Du Lịch Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Ở Tỉnh Thanh Hóa.pdf

48 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN ĐỊA LÝ DU LỊCH

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DULỊCH Ở TỈNH THANH HÓA

Nhóm thực hiện:

1 Trịnh Long Vũ (nhóm trưởng) 2 Nguyễn Thị Ý Nhi

3 Trần Lê Lan Anh 4 Huỳnh Thị Hồng Trang

5 Hồ Nguyễn Minh Thư 6 Ka Thám

7 Nguyễn Ngọc Anh 8 Kơ Să K’Hôn

GVHD: TS Trần Duy Liên

Đà Lạt, ngày 06 tháng 04 năm 2023

Trang 2

3 Trần Lê Lan Anh4 Huỳnh Thị Hồng Trang5 Hồ Nguyễn Minh Thư6 Ka Thám

7 Nguyễn Ngọc Anh8 Kơ Să K’HônGVHD: TS Trần Duy Liên

LỜI MỞ ĐẦU

Người ta thường nói rằng: Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ Tiếngcười giúp ta xua đi mọi mệt mỏi và buồn bã trong cuộc sống Nó khiến ta thấy vuivẻ hơn, yêu đời hơn đúng không nào? Trong nhịp sống ngày càng hối hả với vôvàn những áp lực khác nhau, thật khó để có thể cười một cách sảng khoái và thíchthú Do đó, hãy dành thời gian để tạm gác lại mọi thứ, tham gia một chuyến du lịchđể lưu giữ lại chuyến hành trình đầy kỉ niệm Điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy cuộcsống trở nên thú vị hơn rất nhiều như:

Việc đi du lịch đã khiến cho cuộc sống của cặp vợ chồng - Caz và CraigMakepeace, mắc căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS theo hướng tích cực hơn

Edith Lemay và Sebastien Pelletier khi biết 3 trong số 4 người con của mìnhbị bệnh viêm võng mạc sắc tố và sẽ mất dần thị lực, cặp vợ chồng ở Canada quyếtđịnh đưa các con đi du lịch vòng quanh thế giới.

Các bạn thấy đó du lịch có thể thay đổi con người hay cuộc sống của họ vậybạn đã có từng nghĩ, bản thân mình sẽ đi du lịch những nơi nào trên đất nước haythế giới không? Đất nước Việt Nam hình chữ S với những đường cong vô cùng

Trang 3

quyến rũ, sỡ hữu rất nhiều sức hút: là cảnh quan thiên nhiên hữu tình, là các phongtục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, những di tích lịch sử hào hùng, vô vàng cácmón ẩm thực ấn tượng, ………

Và hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một trong những miền đất hứa đầy triểnvọng - đó chính là vùng đất Thanh Hoá:

Mời em về với xứ ThanhMột vùng sơn thủy hữu tình chân quê

Núi Nưa dấu ấn còn ghiThành Hồ tráng lệ sá gì nắng mưa

Thọ Xuân là đất hai VuaXuôi về Hoằng Hóa bóng dừa soi nghiêng

Văn chương còn mãi lưu truyềnTrạng Quỳnh huyền thoại khắp miền gần xa

Điệu hò khoan nhặt dô tàLạch Trường vang dội khúc ca khải hoàn

Hò chung tiếng hát dô khoanHàm Rồng lịch sử vắt ngang đôi bờ

Xứ Thanh dang rộng tay chờTình người tình đất tình thơ ngọt ngào

Phù Nhi giáp nước bạn LàoNúi non trùng điệp mà xao xuyến long

Địa linh nhân kiệt anh hùngCẩm Lương ngắm suối cá Thần tung tăng

Mời em tranh thủ về thămTặng đôi chiếu đậu trăm năm nghĩa tình…!BÀI THƠ: ‘’ VỀ VỚI XỨ THANH ‘’ Tác giả: Lão Nông

Trang 4

CHƯƠNG 1: TIỀM NĂNG VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH THANH HÓA

1.1 Hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên:1.1.1 Vị trí địa lý:

Tỉnh Thanh Hóa nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam, ở vị trí trung chuyểngiữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam nước ta, cách thủ đô Hà Nội 150km về phíaNam.

Phía Bắc giáp 3 tỉnh là: Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình Phía Nam giáp vớiNghệ An Phía Đông giáp với biển Đông và phía tây giáp với nước CHDCND Lào.Nằm ở vị trí địa lí đặc biệt, Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của vùng kinh tếtrọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và tỉnh Bắc Lào Đây cũng là một trong những điềukiện thuận lợi cho Thanh Hóa để phát triển mọi mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội Cóhệ thống giao thông thuận lợi như đường sắt xuyên việt, đường HCM và đườngquốc lộ lớn, … Bên cạnh đó với bờ biển dài hơn 100km là vùng phát triển mạnh vềtất cả các hoạt động du lịch, khai thác biển.

Diện tích lớn thứ 5 cả nước với 11.129,48 km2 và nhiều vùng sinh thái khácnhau Có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố, 2 thị xã và 23huyện.

- Vùng đồng bằng chiếm 14,61% S toàn tỉnh, được bồi tụ bởi các hệ thốngSông Mã, Sông Bạng, Sông Yên và Sông Hoạt Độ cao trung bình từ 5- 15m, xenkẽ có các đồi thấp và núi đá vôi độc lập Với nhiều di tích lịch sử như Thành nhàHồ, di tích lịch sử Lam Kinh, Vườn Quốc Gia Cúc Phương,…

Trang 5

- Vùng ven biển có diện tích 110.655 ha, chiếm 9,95% diện tích toàn tỉnh,với bờ biển dài 102 km, địa hình tương đối bằng phẳng Chạy dọc theo bờ biển làcác cửa sông Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 3-6 m, có bãi tắm SầmSơn nổi tiếng và các khu nghỉ mát khác như Hải Tiến (Hoằng Hoá) và Hải Hoà(Tĩnh Gia) ; có những vùng đất đai rộng lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷsản và phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển.

Mùa xuân cũng là mùa diễn ra nhiều lễ hội rất giàu bản sắc, đậm nét đẹpvăn hóa riêng của xứ Thanh Trong hơi xuân phơ phất, giữa thời khắc thiêngliêng giao hòa của đất trời, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những điệu múa, lễhội cầu cho một năm mới ấm no, an lành và hạnh phúc của người dân.

b Mùa hè:

Mùa nóng Thanh Hóa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, có khi kéo dài đếntháng 10 Khí hậu Thanh Hóa nằm trong vùng gió Lào khô và nóng khiến nhiệtđộ mùa hè nhiều lúc tăng cao, có lúc không chịu được Nhiệt độ trung bình xấpxỉ 24,5 độC Nắng nóng đỉnh điểm thường rơi vào tháng 7, nhiệt độ có thể lêntới 39 - 40 độ C Mùa hè ở đây mưa khá nhiều nên dễ xảy ra bão lụt, hạn hán.

Mùa hè nắng nóng nên sẽ rất thích hợp cho việc tắm biển Du khách sẽ cónhững trải nghiệm khó quên khi đắm mình trong làn nước biển xanh mát tạiSầm Sơn, Hải Tiến lắng nghe những bản nhạc của sóng và gió hay chợp mắttrên bãi cát đầy nắng Đây cũng là nơi thích hợp để thưởng thức hải sản tươisống của địa phương như tôm, cua, cá và mang về nhà những món quà lưu niệmxinh xắn.

Trang 6

Tuy nhiên, mùa hè cũng là thời điểm Thanh Hóa hay xảy ra mưa bão Dođó, trước khi đi du lịch, bạn nên theo dõi liên tục thông tin dự báo để tránh thờitiết xấu ảnh hưởng đến chuyến đi.

c Mùa thu:

Tháng 9 Thanh Hóa có nhiệt độ cao nhất đạt mức 31 độ C và thấp nhấtkhoảng 25 độ C Trong tháng 9 có 23 ngày lượng mưa với tổng lượng mưa 137mm và 7 ngày khô ráo.

Tháng 10 nhiệt độ trung bình là 28 độ C và thấp nhất xấp xỉ 23 độ C.Trong tháng 10 có 18 ngày lượng mưa với tổng lượng mưa 110mm.

Mùa thu Thanh Hóa có lễ hội Lam Kinh (ngày giỗ vua Lê Thái Tổ) diễnra vào ngày 22 tháng 8 Âm lịch nhằm tưởng nhớ công ơn của nhiều vị vua nhàLê giành lại độc lập dân tộc từ tay giặc Minh, xây dựng đất nước ngày càng giàumạnh.

d Mùa đông:

Mùa đông lạnh giá Thanh Hóa thường kéo dài từ tháng 11 đến thángGiêng năm sau Mùa này Thanh Hóa thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc,mưa ít, đầu mùa thường hanh khô.

Tháng 11 nhiệt độ trung bình toàn tỉnh là 26 độ C và thấp nhất là khoảng21 độ C với 16 ngày mưa Tháng 12 có nhiệt độ tối đa là 22 độ C và thấp nhất làkhoảng 17 độ C Tháng Giêng nhiệt độ tối đa là 20 độ C và thấp nhất khoảng 16độ C Trong tháng này Thanh Hóa có 16 ngày mưa và khoảng 15 ngày khô ráo.

Vì thế, chọn du lịch Thanh Hóa vào mùa này thì bạn cũng nên mặc nhữngbộ quần áo giữ ấm cho cơ thể bằng len, áo khoác, khăn quàng cổ, tất tay,…Những địa điểm du lịch phù hợp khí hậu Thanh Hóa mùa đông bao gồm: Khubảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Cầu Hàm Rồng, Làng cổ Đông Sơn, Hòn TrốngMái Sầm Sơn.

 Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 - 2300mm, mỗi nămcó khoảng 90 - 130 ngày mưa Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng bìnhquân khoảng 1600 - 1800 giờ Nhiệt độ trung bình 230C - 24 0C, nhiệt độ giảmdần khi lên vùng núi cao.

Trang 7

 Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè làĐông và Đông nam Đặc điểm khí hậu thời tiết với lượng mưa lớn, nhiệt độ cao,ánh sáng dồi dào là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngưnghiệp.

1.1.4 Tài nguyên nước:

a Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng,

sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756 km2; tổnglượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m3 Sông suối Thanh Hoá chảy quanhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho phát triển thủy điện Nướcngầm ở Thanh Hoá cũng rất phong phú về trữ lượng và chủng loại bởi vì có đầy đủcác loại đất đá trầm tích, biến chất, mac ma và phun trào.

b Dải bờ biển dài 102km không chỉ mang lại cho Thanh Hóa nhiều bãi biển

đẹp, mà còn hình thành nên một không gian “văn hóa biển”, được phản chiếu sinhđộng qua các lễ hội, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn dângian, nghề truyền thống phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc.

Vd: Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách thànhphố Thanh Hóa 16km Bờ biển dài, bằng phẳng, phong cảnh hùng vĩ, đã đượcngười Pháp khai thác từ năm 1906 Bờ biển Sầm Sơn dài 10km bằng phẳng vànhiều hải sản quý như tôm he, cá thu, mực Sầm Sơn có cảnh sắc thiên nhiênhùng vĩ, vùng biển bao la với những thắng tích và huyền thoại mang đậm chấtnhân văn và lòng mến khách Bãi biển Sầm Sơn là một trong những bãi biển rộngvà đẹp ở phía bắc.

1.1.5 Tài nguyên sinh vật:a Thực vật:

Do chịu sự tác động của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa trên nền thổnhưỡng và địa hình khác nhau, nên Thanh Hóa có nền thực vật khá phong phú.Rừng tập trung một số loại thảm thực vật tiêu biểu sau:

- Rừng nhiệt đới ở đai thấp: Các loại rừng này thường phân bố ở độ caothường dưới 500m và chiếm diện tích nhất tỉnh Thành phần loài trong thảm thựcvật khá phong phú, các loại cây gỗ chiếm ưu thế Ở đai thấp, hầu như ko có cây hạttrần.

Trang 8

- Rừng trồng: rừng trồng ở Thanh Hóa đã được chú trọng phát triển từ rấtlâu Rừng chủ yếu là rừng lá rộng, thường xanh có hệ thực vật phong phú, đa dạngvề họ, loài, …

Vd: gỗ quý hiếm có lát, pơ mu, trầm hương Gỗ nhóm II có sa mu, lim xanh,táu, sến Gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi, de, chò chỉ, … Ngoài ra còn có mây,song, dược liệu, cánh kiến đỏ.

- Hệ thống rừng đặc dụng: Theo tiêu chuẩn quốc gia, Thanh Hóa có một sốrừng đặc dụng như: Vườn quốc gia Bến En (rộng 16.000 ha ở huyện Như Xuân,Như Thanh), vườn quốc gia Cúc Phương (phần thuộc tỉnh Thanh Hóa gồm các xãThạch Lâm và Thành Mỹ) Ngoài ra, có các khu bảo tồn gen gắn với di tích lịch sử- văn hóa như: khu Lam Kinh (bảo tồn rừng Lim), khu đền Bà Triệu với rừngthông nhựa (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), khu vườn rừng Hàm Rồng, khu vườnthực vật thị xã Sầm Sơn.

b Động vật:

Những kết quả điều tra cho thấy ở Thanh Hoá hệ động vật rừng rất phongphú và đa dạng, bao gồm cả động vật trên cạn lẫn động vật dưới nước, cả động vậtbản địa lẫn động vật di cư đến, cả động vật tự nhiên lẫn động vật do con người tạora, v.v… Thanh Hoá có một số dạng quần cư động vật chính như: quần cư động vậtđồng ruộng đồng bằng và đồi thấp; quần cư động vật ở rừng tre, nứa, vầu, giang;quần cư động vật ở rừng cây bụi, trảng cỏ; quần cư động vật ở rừng gỗ và trảngcây; quần cư động vật nước ngọt

Thanh Hoá có nhiều loài động vật đã được ghi vào sách Đỏ, bao gồm:- Các loài đang bị tiêu diệt như: nhóm thú voọc mông trắng, voọc vá, voọcđen tuyền, vượn đen bạc má, gấu đen, gấu ngựa, báo mai hoa, hổ, voi, hươu sao,bò tót, sơn dương, trâu rừng; nhóm chim có trĩ, gà lôi; nhóm bò sát, lưỡng cư córắn hổ mang chúa.

- Các loài sắp bị tiêu diệt: nhóm thú cu li nhỏ, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ đuôilợn, voọc xám, báo lửa, báo gấm, cheo cheo nam dương, tê tê, sóc bay; về chim cócò chìa, hồng hoàng; về bò sát lưỡng cư có kỳ đà nước, thằn lằn, rắn hổ trâu, rùahíp, rùa núi vàng, giải Nhóm động vật không xương sống có trai cóc hình tai, càcuống; về thú có cầy mực, dơi thuỳ frit, sóc bay lông tai; về chim có bồ nông chânxám, choắt chân vàng lớn, mòng biển mỏ đen; về động vật không xương sống có

Trang 9

cua Kim Bôi, cua Cúc Phương Đang được bảo tồn tại vườn quốc gia Bến En, vườnquốc gia Cúc Phương hay khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

1.2 Hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn:1.2.1 Các di tích lịch sử, văn hóa:1.2.1.1 Thành nhà Hồ:

Có tên gọi khác là thành Tây Đô, được vua Trần Nhân Tông giao cho quyền

thần Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 Thành nhà Hồ thuộc xã Vĩnh Long,

huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, nằm cách trung tâm thành phố 45km, cách Hà

Nội 140km Tòa thành kiên cố với kiến trúc bằng đá có quy mô hiếm hoi ở ViệtNam, có giá trị và duy nhất còn lại ở Đông Nam Á; là một trong rất ít các thành lũybằng đá còn lại trên thế giới Thành nhà Hồ bắt đầu khởi công vào mùa xuân nămĐinh Sửu Mục đích của việc xây thành này là để buộc vua Trần Nhân Tông phảidời kinh đô từ Thăng Long về Thanh Hóa, nhằm lật đổ triều Trần Đến năm 1400,Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu Thành nhà Hồ chính thức trởthành kinh đô của triều đại mới.

Kiến trúc thành nhà Hồ - công trình thành lũy có 1-0-2 Thành nhà Hồ đượcxây dựng chỉ trong vòng 3 tháng, sau đó được tiếp tục hoàn thiện cho đến năm1402 Nơi này có địa thế khá hiểm trở với núi non dựng đứng, sông nước baoquanh, vừa có ý nghĩa chiến lược trong phòng thủ quân sự, vừa phát huy được ưuthế giao thông đường thuỷ

a Thành nội

Thành nội có hình chữ nhật dài 870,5m theo chiều Bắc - Nam và 883,5mchiều Đông - Tây Bốn cổng thành Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là tiền - hậu - tả -hữu Các cổng của thành nội đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi, các phiến đáđược xây dựng đặc biệt lớn Thành nhà Hồ có trình độ kỹ thuật xây vòm đá rất cao.Các phiến đá nặng hàng chục tấn được ráp với nhau một cách tự nhiên, không chấtkết dính mà vẫn còn tồn tại sau 600 năm

b Hòa thành

Hào thành rộng khoảng hơn 90m với phần đáy rộng 52m, sâu hơn 6.5m Đểgiữ độ chắc chắn cho Hào thành, người xưa đã dùng đá hộc, đá dăm lót ở phíadưới

c La thành

Phía trước Hào thành là La thành La thành hiện tại là tòa thành đất cao 6m,bề mặt rộng 9.2m, mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải, mỗi bậc cao 1.5m,

Trang 10

một số vị trí có lát thêm sỏi để gia cố Toàn bộ La thành xây dựng dựa theo địahình tự nhiên, tạo nên bức tường thiên nhiên hùng vĩ, có chức năng bảo vệ tòathành và phòng chống lũ lụt

d Đàn tế Nam Giao

Đàn tế Nam Giao được xây dựng ở phía Nam thành nhà Hồ, phía bên trongcủa La thành với diện tích là 35.000m2 Đàn tế được chia làm nhiều tầng, trong đótầng đàn trung tâm cao 21.7m Chân đàn cao khoảng 10.5m Phần đàn tế trung tâmbao gồm ba vòng tường bao bọc lẫn nhau.

Di tích thành nhà Hồ đã được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch xếp hạng làdi tích cấp quốc gia, có giá trị đặc biệt quan trọng của dân tộc vào năm 1962

Tiếp theo đó là 11 năm đệ trình hồ sơ lên Uỷ ban Di sản Thế giới Đến ngày 27

tháng 6 năm 2011, tổ chức UNESCO đã chính thức công nhận thành nhà Hồ là di

sản văn hoá thế giới sau khi thông qua hai tiêu chí:

 Thể hiện được sự ảnh hưởng và các giá trị nhân văn qua một thời kỳ lịch sửcủa quốc gia hay khu vực trên thế giới Có những đóng góp quý báu về kiếntrúc, công nghệ, điêu khắc, và quy hoạch thành phố.

 Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc Thanh Hoá là công trình cổ xưa, khắc hoạ được giátrị của một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử nhân loại.

1.2.1.2 Di tích lịch sử Lam Kinh:

Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phíaTây Bắc, trên địa bàn thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Đượccông nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1962, tiếp đó, năm 2012, nơi đâyđược công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt Nhân vật tạo lập Lam Kinh là LêThái Tổ.

Lam Kinh quê hương đất tổ nhà Lê – nơi sinh ra anh hùng dân tộc Lê Lợi,nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lừng lẫy chiến công thế kỷ XV, nơi tụ họpnhững anh hùng hào kiệt khắp bốn phương chung sức chung lòng đứng lên đánhgiặc cứu nước Sau 10 năm (1418-1428) kháng chiến trường kỳ mới đánh đuổi giặcMinh ra khỏi bờ cõi Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Thăng Long - Hà Nội lấy niênhiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ thịnh trịcho đất nước kéo dài gần 360 năm Cũng như các triều đại Lý, Trần để tỏ lòng tônkính với tổ tiên, nhà Lê cho xây dựng nhiều điện miếu, lăng tẩm có quy mô to lớnở đất Lam Sơn Để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, Thái hoàng, Tháihậu, nơi cử hành những nghi lễ, nơi khi vua lễ bái yết sơn lăng Lam Sơn được coilà “kinh đô thứ hai” của nước Đại Việt sau Thăng Long Đông Đô - Hà Nội Đây là

Trang 11

khu di tích mang nhiều ý nghĩa giá trị văn hoá thiêng liêng không chỉ của nhân dânThanh Hoá mà của cả dân tộc.

Sân rồng là một trong những kiến trúc có diện tích lớn nhất trong khu trungtâm của điện Lam Kinh, sân nằm phía sau Ngọ môn, chính giữa có 3 lối đi lênchính điện theo bậc thềm rồng Theo tư liệu lịch sử và khảo cổ, chính điện LamKinh được dựng ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà (1433) Bố cục mặt bằngcủa kiến trúc này có dạng hình chữ “công”, với tổng diện tích là 1645.04m2, gồm 3tòa điện chính: Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh Trải qua những biến thiêncủa lịch sử hàng trăm năm, di tích Lam Kinh bị tàn phá nặng nề, tòa chính điện nàyvừa mới được trùng tu lại, hiện đang chờ được đưa vào sử dụng.

Sau chính điện là đến Thái miếu, là nơi cúng tổ tiên, các vị vua và hoàngthái hậu của nhà Lê Theo kết quả khai quật khảo cổ, trong khu vực này gồm 9 tòakiến trúc Hiện đã tôn tạo, phục hồi được 5 tòa (3,4,5,6,7)

Bên hông chính điện là nhà bia Vĩnh Lăng được dựng vào năm 1433, sau khivua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) qua đời đưa về quê hương Lam Sơn an táng Bia đượcdựng trên gò đất cao rộng thoai thoải, mặt tiền nhìn về hướng Nam Bia được làmbằng đá trầm tích nguyên khối Rùa và bia có trọng lượng ước tính trên dưới 18tấn Nội dung bia ghi lại thân thế, sự nghiệp của Lê Thái Tổ Đây là công trình điêukhắc đá có giá trị nghệ thuật, đồng thời là tư liệu quý giá trong việc nghiên cứu lịchsử giai đoạn Lê Sơ

Tiếp sau Thái Miếu là Vĩnh Lăng (mộ vua Lê Thái Tổ) được xây dựng trênmột dải đất bằng phẳng, phía Nam chân núi Dầu Năm 1995, Vĩnh Hằng đã đượctrùng tu, xây lại bằng gạch, bên ngoài ốp đá đục nhám.

Phía bên phải Vinh Lăng (lăng mộ vua Lê Thái Tổ) là cây ổi cổ cao tầm hơn3m, rộng hơn 5m, gần trăm năm tuổi, mùa nào cũng cho quả thơm lừng và đượcngười trông giữ dâng lên mộ vua Theo hướng dẫn viên, chỉ cần xoa nhẹ vào náchcây (ngã nhánh của cây) thì các đầu lá rung lên từng hồi, từng nhịp kể cả khi trờikhông có gió tựa như chào mừng mọi du khách về thăm lăng mộ vua Lê Thái Tổ.

Và một điều kỳ lạ và vô cùng đặc biệt nữa là câu chuyện về cây lim cổ thụcó tuổi thọ khoảng 600 năm tuổi, cao nhất nhì khu rừng Lam Kinh và được ngườidân tại đây gọi với cái tên “cây lim hiến thân” Chuyện kể lại rằng, cây lim đangxanh tươi, khỏe mạnh đột nhiên trút hết lá ra đi ngay khi dự án phục hồi phỏngdựng lại Chính điện Lam Kinh được phê duyệt vào năm 2010 Đường kính phầngốc của cây lim trùng khớp với phần chân đá cột cái, phần ngọn vừa với chân đátảng cột chân Tất cả thân và cành lim được ước lượng với đủ kích cỡ để có thể làmmột bộ gồm: cột cái, cột quân, cột góc và thượng lương Những sự trùng hợp về

Trang 12

kích thước này được người dân đồn đoán rằng dường như cây lim này sinh ra là đểthực hiện sứ mệnh 600 năm sau là phỏng dựng lại cung điện cho hậu thế.

1.2.1.3 Khu di tích Bà Triệu:

Khu di tích đền Bà Triệu là công trình văn hóa, lịch sử được xây dựng đểtưởng nhớ công lao to lớn của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, người có côngđánh đuổi quân xâm lược Đông Ngô vào giữa thế kỷ thứ 3 Đây là một trongnhững di tích lịch sử lâu đời nhất ở tỉnh Thanh Hóa Lúc khởi dựng vào thế kỷ thứ6, đền chỉ có 3 gian nhà gỗ lợp tranh, bên trong có một bệ thờ Bà Triệu Qua cáctriều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, đền nhiều lần được tôn tạo, tu sửa, được ban sắcphong và tổ chức tế lễ.

Toàn bộ khu đền thờ Bà Triệu hiện nay là một quần thể kiến trúc rộng gần 4héc ha, nằm trên núi Gai, sát quốc lộ 1A, thuộc địa phận làng Phú Điền, xã TriệuLộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa Nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật nguyênbản quý hiếm như tượng Bà Triệu bằng đồng, 65 đạo sắc phong qua các triều đạiphong kiến Việt Nam, 10 cuốn thần phả viết bằng chữ Hán, cùng với một khotàng các sự tích, huyền thoại, ca dao, tục ngữ gắn liền với cuộc đời Bà Triệu.

Năm 1979, Khu di tích đền Bà Triệu được công nhận là di tích lịch sử vănhóa cấp quốc gia; đến năm 2014, được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặcbiệt Sự vinh danh này thêm một lần nữa khẳng định các giá trị to lớn về mặt lịchsử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật và cảnh quan của quần thể di sản đền Bà Triệu, gồm đền, lăng mộ và đình làng Phú Điền.

Lễ hội đền Bà Triệu cũng được duy trì suốt nhiều thế kỷ cho đến tận ngàynay Chính hội diễn ra vào ngày 22 tháng 2 âm lịch hằng năm, cũng là ngày giỗ BàTriệu Vì làng Phú Điền tôn thờ Bà Triệu là Thành hoàng làng, nên lễ hội được tổchức ở đền, đình và lăng mộ, đồng thời các nghi thức tế lễ cũng diễn ra ở ba địađiểm này.

Bên cạnh các nghi thức trang trọng của lễ tế, một trong những điểm nhấn hấp dẫn,thu hút nhất của lễ hội đền Bà Triệu là lễ rước bóng Vua Bà (tức rước kiệu) Rướcbóng là nghi thức đặc biệt quan trọng và linh thiêng trong lễ hội đền Bà Triệu, cósự tham gia của hầu hết quan viên, chức sắc, kỳ lão và nhân dân trong làng, trongvùng Họ nối nhau theo hành trình đám rước từ đền, đến lăng, về đình Sau khi cửhành các nghi lễ, đoàn rước kiệu sẽ quay trở lại đền và làm lễ yên vị.

Cùng với lễ rước kiệu là màn diễn Ngô, Triệu giao quân, tái hiện không khíxuất trận và chiến thắng của nghĩa quân Bà Triệu thuở nào Bên cạnh đó, còn cóhát chầu văn, một hình thức âm nhạc truyền thống, phổ biến trong nghi lễ tínngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Trang 13

Ngoài các nghi thức trên còn có lễ Mộc Dục diễn ra tại đền và đình Bà Triệuvào các ngày 18 và 19 tháng 2 âm lịch, do các ông từ chịu trách nhiệm thực hiện.Tiếp đó là tế Phụng nghinh, rất trang nghiêm và linh thiêng với thời gian tế kéo dàinửa ngày.

Sáng 11-3 (tức 20-2 âm lịch), tại đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện HậuLộc), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023,kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và đón nhận Di sảnvăn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội Đền Bà Triệu.

1.2.1.4 Di tích đền thờ Lê Hoàn:

Đền Lê Hoàn ở làng Trung Lập, xã Xuân lập, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa)là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Được ví là ngôi đền thờ cổ nhất xứ Thanh, đềnthờ Lê Hoàn – vị Hoàng đế sáng lập nhà Tiền Lê, nước Đại Cồ Việt, phá Tống bìnhChiêm, mở mang bờ cõi xây dựng đất nước hưng thịnh, tương truyền được xâydựng trên nền nhà cũ của vua từ thời Lý

Sau khi vua Lê Đại Hành mất, để tưởng nhớ công lao của Người, nhân dânđã lập đền thờ ngay trên mảnh đất mẹ con Vua đã ở Lúc đầu đền còn hoang sơ,nhưng đến thời Hồng Đức triều vua Lê Thánh Tông cho xây dựng lại đền, cấp cho67 mẫu ruộng dùng cho việc thờ cúng.

Trải qua bao biến cố của lịch sử, sự khắc nghiệt của thiên nhiên, ngôi đền đãnhiều lần trùng tu tôn tạo nhưng vẫn giữ nguyên được kiến trúc cổ kính xưa Đềnthờ vua Lê có phong cách kiến trúc hình chữ Công mái xối theo kiểu đền thờtruyền thống của người Việt Mường cổ, hệ vì kèo đặc trưng gồm giá chiêng, chồngrường, con nhị, theo lối dầm đỡ chống nóc tạo sự liên kết vững chắc cho ngôiđền cùng những bức chạm thủng, chạm nổi, thể hiện tư duy thẩm mỹ cao củangười xưa.

Đặc biệt, đền còn bảo tồn được những tài liệu, hiện vật cổ như, bia ký, sắcphong, lệnh chỉ, câu đối, hoành phi, hương án, khám thờ, tượng pháp, gốm sứ thờiLý, Trần, thời Minh và chiếc đĩa đá tương truyền là của vua Tống tặng vua Lê.

Di tích kiến trúc nghệ thuật Lê Hoàn nằm trong hệ thống di tích Quốc gia làmột quần thể những công trình kiến trúc thờ tự tưởng nhớ liên quan đến Lê Hoànvà những bậc sinh thành, có công nuôi dưỡng, bao gồm nền Sinh thánh, lăng Quốcmẫu, lăng Hoàng Khảo, lăng mộ Lê Đột

Tại đền thờ hiện nay còn 2 tấm bia được xây dựng vào những năm đầu thếkỷ XVII Tấm bia thứ nhất được dựng vào năm Hoàng Định thứ 2 (năm 1602)Triều vua Lê Kính Tông, bia cao 1,22m, rộng 0,79m, dày 0,22m, đế bia vuông dày0,28m, bốn mặt chạm cánh sen Bia do Thượng thư Tế tửu Quốc tử giám Mai lĩnhhầu Phùng Khắc Khoan soạn Nói về việc năm Hồng Đức thứ 15 (1484), vua Lê

Trang 14

Thánh Tông cấp cho làng Trung Lập 67 mẫu ruộng dùng trong việc thờ cúng ở đềnthờ vua Lê Đại Hành.

Bia thứ hai, được dựng vào năm Vĩnh Tộ thứ 8 (1626), nhân dịp trùng tuđền, theo đề nghị của dân bản xã, Lễ bộ Tả thị lang Phương lan hầu Nguyễn Thựcsoạn văn bia Bia cao 1,65m x 1,17m dày 0,21m, đế bia hình chữ nhật dày 0,28mchạm xoáy nước Trán bia khắc 8 chữ to “Lê Đại Hành Hoàng đế điện miếu bia.”

Văn bia gồm hai phần: Phần “tự” và phần “minh” Phần tự nhắc về truyềnthuyết bà Đặng Thị mộng hoa sen sinh ra đức Vua và việc lên ngôi của vua Lê làthuận lẽ trời và hợp lòng người, ghi lại những chiến công của vua Lê phá Tốngbình Chiêm, xây dựng nước Đại Cồ Việt độc lập, tự chủ và hùng mạnh, buộc nhàTống phải công nhận vương triều nhà Tiền Lê Phần Minh có đoạn:

"Dân thờ phụng, nước tế tựCầu thì cảm, ứng thì thôngChống tai dẹp họaLàm cho dân mạnh của giàuNgầm giúp phúc cho nướcMãi mãi khôn cùng".

Năm 1990 đền thờ Lê Hoàn được công nhận là Di tích cấp quốc gia; năm2018 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.

1.2.1.5 Cầu Hàm Rồng:

Cầu Hàm Rồng lịch sử nằm trên tuyến đường Bắc – Nam của vùng đất xứThanh “địa linh nhân kiệt”, sơn thủy hữu tình bắc qua sông Mã, với lối kiến trúcđộc đáo, gắn liền với lịch sử phát triển của mảnh đất Xứ Thanh hào hùng, ý chíquật cường của người Thanh Hóa.

Cầu Hàm Rồng là cây đầu tiên được bắc ngang qua dòng sông Mã ở ThanhHóa, cách trung tâm Thành phố Thanh Hóa gần 5km về phía Bắc Đây cũng làcây cầu đường sắt duy nhất đi qua dòng sông Mã do Pháp xây dựng năm 1904 theokiểu cầu vòm thép không có trụ, hiện đại nhất Đông Dương thời bấy giờ Năm1946, cầu bị phá hủy theo chủ trương tiêu thổ kháng chiến của Việt Minh nhằmngăn chặn bước tiến của quân xâm lược Năm 1963, cầu được các chuyên gia LiênXô và Trung Quốc giúp đỡ thiết kế và thi công khôi phục lại, trở thành cầu có trụnhư hiện nay, với chiều rộng 17 m (gần gấp đôi cầu cũ là 9 m), gồm 2 nhịp dầmthép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộđược khánh thành đúng dịp sinh nhật lần thứ 74 (19/5/1964) của Chủ tịch Hồ ChíMinh Dù nhiều lần bị đánh phá, cầu Hàm Rồng vẫn hiên ngang đứng vững, tựavào núi Hàm Rồng, soi bóng trên dòng sông Mã, trở thành nhân chứng lịch

Trang 15

sử quan trọng cho ý chí kiên cường, bất khuất và lòng yêu nước của quân dân xứThanh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở thế kỷ XX.

Trong chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc nước ta, Không quân Mỹ đãtập trung đánh phá cầu Hàm Rồng nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông quan trọng,ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường lớn miền Nam.Các máy bay do thám của Không quân Mỹ xác định: Từ Hà Nội vào đường mònHồ Chí Minh có 60 điểm tắc, trong đó Hàm Rồng được xem là một “điểm tắc lýtưởng”, là “đầu mút của khu vực cán xoong” Từ Nhà Trắng, Tổng thống MỹLydon B.Johnson tuyên bố: “Đã đến lúc Mỹ phải đánh tan ý chí của những mái đầubạc Hà Nội và đánh gãy xương sống Quân đội Việt Nam bằng cách đánh ngay vàochiếc cầu thép mang tên Hàm Rồng cách Hà Nội 75 dặm về phía Nam” Do vậy,việc đánh phá Hàm Rồng được Nhà Trắng và Lầu Năm Góc chọn là mục tiêu quantrọng nhất trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất Trong nhiều hộinghị, giới chỉ huy quân sự Mỹ đã đưa ra kế hoạch đánh phá cầu Hàm Rồng vàochương trình nghị sự được bàn tính kỹ lưỡng, trù tính mọi thủ đoạn tàn bạo nhất vàhuy động tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất để hủy diệt Hàm Rồng

Với âm mưu cắt đứt sự chi viện Bắc - Nam, cô lập Hàm Rồng và tập trungđánh dứt điểm Hàm Rồng, vào 8 giờ 45 phút ngày 3/4/1965, 16 chiếc máy bay đầutiên của Mỹ ném bom vào địa phận Thanh Hoá với một loạt địa điểm đánh phá nhưcầu Đò Lèn (Hà Trung), cầu Cun (Nông Cống), ga Văn Trai (Tĩnh Gia)

Chỉ trong 2 ngày 3 và 4/4/1965, quân Mỹ đã sử dụng 174 lần tốp, 454 lầnmáy bay; ném xuống địa bàn tỉnh Thanh Hoá 627 quả bom phá, 58 quả bom nổchậm (gồm các loại từ 500 đến 1.000kg), hàng trăm tên lửa, rốc-két vào các khuvực trọng điểm của Thanh Hoá Riêng khu vực Hàm Rồng - Nam Ngạn - Yên Vực,địch bổ nhào 85 lần, cắt bom bắn phá 80 lần, ném 350 quả bom, bắn 149 quả đạnrốc-két Có thể khẳng định, đây là lần đầu tiên kể từ khi mở cuộc chiến tranh pháhoại bằng không quân ra miền Bắc, đế quốc Mỹ tổ chức một trận đánh với quy môlớn nhất và mức độ ác liệt nhất.

Để bảo vệ cầu Hàm Rồng, về phía ta, trong buổi làm việc với Ban Thườngvụ Tỉnh ủy Thanh Hóa tháng 12 năm 1967, đồng chí Lê Duẩn khẳng định: “Nếunhư Quân khu IV là quan trọng thì Thanh Hóa là quan trọng nhất bởi vì Thanh Hóalà hậu phương trực tiếp của mặt trận Bình - Trị - Thiên và Lào” Tỉnh ủy ThanhHóa nhận định: “Trọng điểm đánh phá quân khu vào lúc này là Thanh Hóa, trọngđiểm Thanh Hóa là Hàm Rồng, bảo vệ cầu Hàm Rồng là góp phần bảo vệ giaothông thông suốt” Ban đầu, ta đã bố trí tại đây hai đại đội pháo phòng không57mm thuộc Trung đoàn 234, hai đại đội pháo 37mm của Quân khu 3, một đại độisúng máy cao xạ 14,5mm thuộc Sư đoàn Bộ binh 304 và lực lượng trên các tàu hải

Trang 16

quân đậu trên sông Mã Lực lượng phòng không chủ lực kết hợp với lực lượngphòng không tầm thấp của LLVT Thanh Hóa tạo thành lưới lửa phòng không nhiềutầng, nhiều lớp sẵn sàng đón máy bay địch Do vị trí đặc biệt quan trọng của cầuHàm Rồng là ở hai đầu Bắc vào Nam của cầu có hai ngọn núi, núi Ngọc và núiRồng có thể chắn được hầu hết bom rơi xuống đây nên khi rà soát lại phương ánđánh địch, đêm 1/4/1965, Quân chủng Phòng không - Không quân quyết định sửdụng lực lượng không quân tiêm kích phối hợp với lực lượng phòng không mặtđất, quyết tâm bảo vệ bằng được cầu Hàm Rồng.

Sau 2 ngày chiến đấu kiên cường, Thanh Hoá đã bắn rơi 47 máy bay giặcMỹ, bắt sống nhiều giặc lái, bảo vệ an toàn cầu Hàm Rồng điều này đã chứngminh đường lối chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự của Đảng và chủ nghĩaanh hùng cách mạng của nhân dân ta đã được thể hiện một cách sinh động nhất Từtrong khói lửa ác liệt của Hàm Rồng anh hùng, đã có nhiều tấm gương chiến đấukiên cường, anh dũng Giữa lúc bom đạn địch đang dội xuống dày đặc, dân quânYên Vực (Hoằng Long) vẫn chèo thuyền vượt sông Mã chở đạn dược cho bộ độicao xạ Nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển vượt đạn bom vác 98kg đạn, nặng gấp đôitrọng lượng cơ thể mình tiếp cho bộ đội Tổ cứu thương Lò Cao gồm 6 cô gái băngmình qua lửa đạn địch tới các khẩu đội pháo để băng bó vết thương cho thươngbinh, tiếp đạn, lau đạn Bất chấp máy bay địch gầm rú, ném bom đánh phá, dâncông làng Hạc Oa (Đông Cương) không quản hiểm nguy tiếp đạn, cứu thương chocác trận địa cao xạ đồi 75, C4, Quyết Thắng, Không Tên Hàng trăm các mẹ, cácchị trong làng Đông Sơn nấu cơm đưa ra từng trận địa cho bộ đội… đã đi vào lịchsử như một huyền thoại khiến dư luận nước Mỹ xôn xao, bạn bè yêu chuộng cônglý và hòa bình trên toàn thế giới khâm phục.

Như vậy, chiến thắng Hàm Rồng ngày 3 và 4/4/1965 đã làm nức lòng quân,dân cả nước, trở thành động lực tiếp thêm niềm tin, ý chí để quân, dân cả nước tiếptục tiến lên đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ và tay sai, giành lại độc lập tự do,thống nhất đất nước Chiến thắng này đã khẳng định sức mạnh đại đoàn kết đượchun đúc từ ngàn đời của dân tộc Việt Nam Sức mạnh ấy đã được người Thanh Hóanhân lên tạo thành một thứ vũ khí phi thường đánh thắng kẻ thù ngay từ trận đầutiên Cùng với các lực lượng vũ trang bảo vệ Hàm Rồng nói chung, nhân dân khuvực Hàm Rồng - Yên Vực - Nam Ngạn nói riêng đã góp một phần đặc biệt quantrọng vào thành tích to lớn ấy Đó là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa quân đội vànhân dân, của thế trận chiến tranh nhân dân, của tinh thần đoàn kết, đồng sức, đồnglòng vì độc lập, tự do.

Năm tháng qua đi Cầu Hàm Rồng cùng hai chữ “Quyết Thắng” uy nghiêmtạc vào sườn núi như một biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa yêu nước và anh hùng

Trang 17

cách mạng của dân tộc Việt Nam Với mỗi người con Thanh Hóa, Hàm Rồng Sông Mã còn là hiện thân của quê hương, vừa gần gũi, thân thuộc, vừa rất đỗithiêng liêng, tự hào

-Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, chiến thắng Hàm Rồng đã đi vào lịch sử nhưmột mốc son sáng chói của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời đại Hồ Chí Minh Sau56 năm, những hố bom xưa nay đã liền miệng, trên đó là cây trái tốt tươi Bên cạnh cầuHàm Rồng xưa là cầu Hoàng Long bề thế, vững chãi Hàm Rồng ngày nay đã trở thànhđiểm nhấn về du lịch của tỉnh Thanh Hóa Bên dòng sông Mã, nhiều khu công nghiệp,khu đô thị sầm uất đang mọc lên, cùng với đó là các con đường mới mở nối Hàm Rồngvới Thành phố Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn, từ đó các khu du lịch sinh thái cũng đãhình thành Đền thờ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Tượng đài thanh niên xung phong cũng đã được xây dựng, tạo cho Hàm Rồng một dáng dấp mới, dáng dấp của sự pháttriển hiện đại bền vững.Hàm Rồng chiến thắng mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc nhưmột “thiên anh hùng ca chói lọi” của thế kỷ 20.

Hằng năm, người dân Mường trên địa bàn thường góp các lễ, hoa quả, cồngchiêng… họ tổ chức lễ hội Thanh Hóa Pôôn Pôông nhằm tạ ơn vua trời đã giúpcho dân chúng biết lao động, giúp cho các lương y có thể chữa bệnh cho nhân dân.

Tham quan lễ hội này, du khách cũng phần nào hiểu biết thêm về văn hóaThanh Hóa qua các phần tế lễ sùng kính, nhập đồng, diễn xướng… Bên cạnh đó,âm thanh rộn rã của tiếng Cồng, Trống cái… sẽ khiến cho bạn cảm thấy thích thú Điểm độc đáo nhất của lễ hội Thanh Hóa này đó chính là cây bông đủ màu sắcđược người Mường làm nên từ các chùm hoa gỗ, nông cụ sản xuất Hình ảnh nàytượng trưng cho vũ trụ bao la Tham gia lễ hội Thanh Hóa này, du khách có thểthưởng thức nhiều món ăn đậm hương vị núi rừng, nhâm nhi rượu cần hay vui chơicùng với các chàng trai, cô gái vùng cao trong điệu múa xường độc đáo

Trang 18

1.2.2.1.2 Lễ hội Phủ Na:

 Địa chỉ: xã Xuân Du, huyện Như Thanh, Thanh Hóa

 Thời gian tổ chức tham khảo: từ ngày mùng 1 đến ngày 16 tháng 2 âm lịch

và mùng 1 đến ngày 6 tháng 8 âm lịch

Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ Nằm dưới chân dãy ngàn nưathuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh Cách TP.Thanh Hóa 30km Nơi đây gắn liềnvới lịch sử bà Triệu Thị Trinh dấy binh đánh đuổi giặc ngoại xâm Đông Ngô (năm248) Phủ bao gồm: đền thờ Cô Ba; đền thờ Đức Ông (đệ nhất, đệ nhị, đệ tam); đềnthờ Nguyệt Nga Thánh Mẫu gồm ba toà nhà lợp ngói mũi hài liền thông với nhau;đền thờ Chúa Thượng và đền thờ cô Chín.

Lễ hội Phủ Na được tổ chức hai lần trong năm Trong đó đầu năm ghé đềnĐộc Cước không thể không qua ghé vào Phủ Na tham gia lễ hội Lần tổ chức đầutiên này sẽ kéo dài từ tháng giêng đến hết tháng hai âm lịch Ngoài ra còn có lầnhai từ ngày 01 – 15/08 âm lịch.

Đây là lễ hội tín ngưỡng dân gian, các nghi thức cúng tế mang đặc điểm tínngưỡng thờ Mẫu được thể hiện đậm nét Đền thờ Nguyệt Nga Thánh Mẫu, cáchđền Đức Ông 50m là khu vực chính diễn ra lễ hội Trong những ngày diễn ra lễhội, rất đông khách thập phương về đây dâng hương, lễ bái, cầu tài, cầu lộc… Mộttrong những lễ hội nổi tiếng nhất xứ Thanh này là một nét sinh hoạt văn hóa tâmlinh của nhân dân Thanh Hóa, đặc biệt mỗi độ Tết đến xuân về.

Ngoài phần lễ, các hoạt động văn hoá văn nghệ, trò chơi trò diễn dân giancũng được tổ chức góp phần làm sinh động cho lễ hội.

Lễ hội này được tổ chức để người dân, du khách thập phương có thể dânghương tưởng nhớ đến những người có công, cầu cho mùa màng bội thu, gia đìnhkhỏe mạnh… Tham gia lễ hội, du khách được biết thêm về các hoạt động lễ tế, cáctrò chơi dân gian Lễ hội Phủ Na được xem là một trong những lễ hội Thanh Hóathể hiện rõ nét sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân địa phương nơi đây

1.2.2.1.3 Lễ hội đền Nưa:

 Địa điểm: xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa

 Thời gian tổ chức tham khảo: từ ngày 18 đến 20 tháng Giêng âm lịch hằng

năm

Xã Tân Ninh nơi tổ chức lễ hội đền Nưa vốn dĩ được hình thành với cái tênlà Kẻ Nứa Tên gọi này xuất phát từ ngọn núi lân cận có tên là dãy núi Nưa Vì đấtđai tại ngọn núi này vô cùng tươi tốt, chính vì vậy người dân quen gọi với cái tênlà núi Nứa.

Trang 19

Lễ hội đền Nưa được tổ chức để người dân địa phương thực hiện một sốnhững phong tục Thanh Hóa như dâng mâm sơn trang để tế lễ, dâng hương ghi nhớcông ơn của các vị tướng, vị vua…

Từ sau Tết, lễ hội đã được bà con dân làng hưởng ứng, tuy nhiên phần chínhcủa lễ hội này được tổ chức từ ngày 18 đến ngày 20 tháng Giêng âm lịch hằngnăm Đến với lễ hội Thanh Hóa dịp này, du khách sẽ được tham quan di tích AnTiêm với hoạt động khai hội vô cùng thích thú Bên cạnh đó, tại đền thờ Trần KhátChân, họa động của lễ hội cũng được khai mạc trọng thể và trang nghiêm

Lễ hội đền Nưa cũng là một trong những lễ hội Thanh Hóa được tổ chức kháhoành tráng với phần lễ và phần hội Du khách có thể tham gia một số hoạt độngnhư: trò chơi cờ người, đua thuyền, hát ví, đá bóng, cầu lông,…

1.2.2.1.4 Lễ hội đền Sòng:

 Địa chỉ: phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa

 Thời gian tổ chức tham khảo: từ ngày mùng 10 đến ngày 26 tháng 2 âm

lịch Ngày 25 là chính hội

Đền Sòng Sơn thuộc phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá Làmột trong những nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh – một trong Tứ bất tử của người ViệtNam từ xa xưa Hàng năm người dân xứ Thanh tổ chức ngày Thánh Mẫu hạ giới –lễ hội đền Sòng vào các ngày 10 – 26/02 âm lịch Trong đó ngày 25 là chính hội.Ngày chính hội diễn ra từ 5h sáng – khoảng 12 giờ trưa cùng ngày Điểm nhấn là lễrước Thánh Mẫu từ Đền Sòng đến Đền Chín Giếng và tế nữ quan Các lễ hội ởThanh Hóa luôn được bà con nhân dân chú trọng về hình thức, lễ nghi tổ chức Lễhội đền Sòng cũng là một trong những lễ hội Thanh Hóa được tổ chức hoành trángvới phần lễ và phần hội

Phần lễ chính là hoạt động rước Thánh Mẫu từ Đền Sòng đến đền ChínhGiếng và thực hiện nghi thức tế nữ quán Vật lễ được người dân chuẩn bị bao gồmrất nhiều đồ ăn thức uống như: Hoa quả Bánh kẹo, xôi gà, xôi thịt… Điều đặc biệtở lễ hội đền Sòng đó chính là hoạt động cúng lễ do phụ nữ đảm nhiệm, hay cònđược gọi là bà Đồng

Nếu có dịp ghé thăm Thanh Hóa vào thời điểm tổ chức lễ hội đền Sòng, dukhách cũng có thể tham gia vào các trò chơi độc đáo trong phần hội như: Võ công,đánh đô vật, thi hát đối chầu văn…

1.2.2.1.5 Lễ hội Cửa Đạt:

 Địa chỉ: đền Cửa Đặt, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa  Thời gian tổ chức tham khảo: đầu xuân, thường từ mùng 5 tháng Giêng

đến đầu tháng 2 âm lịch

Trang 20

Một trong những lễ hội tháng Giêng được nhiều du khách lựa chọn tham giatại Thanh Hóa đó chính là lễ hội Cửa Đặt Đây là một lễ hội truyền thống có từ rấtlâu của bà con huyện Thường Xuân nói riêng và bà con xứ Thanh nói chung

Lễ hội Thanh Hóa này được tổ chức để tưởng nhớ đến người đã giương caongọn cờ khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương lịch sử, đó là Cầm Bá Thước.Đây cũng là dịp để mọi người ôn lại lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc.

Du khách có thể tham quan các hoạt động, khám phá nét văn hóa sinh họacủa bà con tại đây Bên cạnh đó, các trò chơi dân gian như múa sạp, hát giaoduyên, tung còn… cũng được tổ chức nhằm kết nối mọi người đến gần nhau hơn

1.2.2.1.6 Lễ hội cầu phúc đền Độc Cước:

 Địa chỉ: đền Độc Cước, Sầm Sơn, Thanh Hóa

 Thời gian tổ chức tham khảo: 16/01 âm lịch hằng năm

Du lịch Thanh Hóa đầu năm, du khách thường tới 3 địa điểm: Cửa Đạt – PhủNa – Sầm Sơn Đặc biệt tới thăm “Mẹ Phủ Na, cha Độc Cước” Lễ hội cầu phúcđền Độc Cước là một trong những lễ hội Thanh Hóa được tổ chức tại Sầm Sơnnhằm mở đầu cho hoạt động du lịch tại địa phương này Đây cũng chính là mộttrong những lễ hội với đa dạng các phong tục như cầu Thánh – Thần – Trời Lễ hộiđược thực hiện nhằm cầu nguyện cho quốc thái dân an, người dân gặp nhiều thuậntiện, may mắn trong lao động, sản xuất.

Bắt đầu một trong những lễ hội nổi tiếng nhất xứ Thanh này, người dân thựchiện nghi lễ rước kiệu về sân đền Độc Cước, tiếp đó tiến hành làm lễ cầu phúc, lễtế tôn ty – vừa mang ý nghĩa biểu hiện tấm lòng thành kính đối với bậc tiền nhân,đồng thời thể hiện ước mong của người dân Sầm Sơn trong năm mới.

Phần hội diễn ra ngay sau đó với các hoạt động thể dục – thể thao, vui chơigiải trí như: thi vật dân tộc, đánh cờ người, hát múa dân gian….

Lễ hội góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, tôn vinh nét văn hóa tâmlinh, biểu thị sự trân trọng những giá trị văn hóa lịch sử truyền thống hàng ngànđời của ông cha ta để lại.

1.2.2.1.7 Lễ hội rước kiệu vua Bà - Phủ Tía:

 Địa chỉ: vùng Vân Cổn, xã Vân Sơn, Triệu Sơn, Thanh Hóa  Thời gian tổ chức tham khảo: tháng 2 âm lịch hằng năm

Lễ hội rước kiệu vua Bà - Phủ Tía được tổ chức vào đầu tháng 2 âm lịchhằng năm Hoạt động tại lễ hội vẫn giữ được những nét đặc trưng về văn hóaThanh Hóa từ xưa đến nay Cụ thể, lễ rước kiệu với sự góp mặt của 8 nam thanhniên và 12 nữ thanh niên Kiệu được rước từ đền chính cho đến đỉnh núi và sau đólại tiếp tục quay về đến chính.

Trang 21

Đây cũng là một trong những lễ hội Thanh Hóa vẫn còn lưu giữ nhiều tròchơi, phần hội mang đậm nét dân gian như: Chơi cờ tướng, kéo co,… Các hoạtđộng tại lễ hội rước kiệu vua Bà - Phủ Tía như tái hiện lại những hào khí chiến đấudưới thời vua Bà đánh bại quân Ngô

1.2.2.1.8 Lễ hội Bà Triệu:

 Địa chỉ: xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa

 Thời gian tổ chức tham khảo: ngày 20 - 23/02 âm lịch hằng năm

Được tổ chức tại xã Triệu Lộc – Hậu Lộc – Thanh hoá Lễ hội diễn ra nhằmtưởng nhớ tới vị anh hùng Triệu Thị Trinh – người có câu nói đầy khí phách: “Tôimuốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh đuổiquân Ngô, cởi ách nô lệ Chứ tôi không chịu khom lưng làm tì thiếp người” Lễ hộiBà Triệu được tổ chức hằng năm để người dân địa phương cũng như du khách códịp để tưởng nhớ tới vị anh hùng Triệu Thị Trinh Đây cũng là một trong những lễhội Thanh Hóa có quy mô tổ chức rộng lớn nhất, cụ thể được tổ chức theo quytrình đền, lăng, đình Đặc biệt là lễ Mộc dục – ngày tốt thường được chọn để hànhlễ là 18, 19/022 âm lịch ở cả 2 nơi đền và đình làng Tiếp đó là lễ tế Phụng Nghinhcó ý nghĩa mời vua Bà cùng lục bộ triều đình; hội đồng các quan; thánh tổ bách giavề trong ngày huý kỵ Vua Bà Riêng đình làng Phú Điền có tổ chức nghi thức hội“Ngô, Triệu giao quân”

Những lễ nghi tế tại lễ hội Bà Triệu được tổ chức một cách trang trọng tạicác đền và đình làng Điểm khác biệt của lễ hội này so với các lễ hội khác đó chínhlà phần hội thường không có trò chơi dân gian, thay vào đó là Hội trận giúp khơidậy, liên tưởng đến hào khí chống quân Ngô trong lịch sử

Người dân địa phương tổ chức lễ hội này với đầy đủ các nghi thức trangtrọng, họ cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, nhân dân khỏe mạnh, mùamàng thuận lợi Bắt đầu cho nghi thức lễ hội, họ rước thần cá từ suối Ngọc sau đóđưa về sân vận động của bản để làm lễ và đưa lên đền thờ để cúng tế

Tại lễ hội rước thần cá, du khách có thể cùng người dân địa phương tại đâytham gia một số những trò chơi dân gian như: Ném còn, chơi đu, đẩy gậy hay cáchoạt động thể thao như bóng chuyền, cầu lông

Trang 22

1.2.2.1.10 Lễ hội Lê Hoàn:

 Địa chỉ: thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa  Thời gian tổ chức tham khảo: ngày 7 – 9 tháng 3 âm lịch.

Lễ hội Lê Hoàn diễn ra hàng năm từ ngày 7 – 9/03 âm lịch Tại thôn TrungLập xã Xuân Lập – Thọ Xuân (Thanh Hoá) Lễ hội Lê Hoàn được tổ chức hoànhtráng, với quy mô cấp tỉnh, nhằm tưởng nhớ tới vua Lê Đại Hành – Người đã lãnhđạo nhân dân ta đánh tan quân xâm lược nhà Tống năm 981 Với một ý nghĩaxuyên suốt là “uống nước nhớ nguồn” Phần lễ bắt đầu bằng lễ dâng hương rướckiệu tưởng nhớ công đức của Lê Hoàn và các tướng lĩnh.

Sau lễ mít tinh kỷ niệm là màn nghệ thuật sân khấu hóa Nêu bật tài năng,đức độ và công lao to lớn của vua Lê Đại Hành trong việc dẹp nội loạn; chốngngoại xâm giữ yên bờ cõi; xây dựng nền an ninh – quốc phòng vững mạnh; pháttriển toàn diện kinh tế; văn hóa, xã hội… Những việc làm thuận lẽ trời, hợp lòngdân của nhà vua Lê Đại Hành đã góp phần làm rạng rỡ trang sử chống giặc ngoạixâm Xây dựng đất nước của dân tộc ta.

Đồng thời, đã tái hiện một trong những sự kiện có ý nghĩa hết sức quantrọng Đánh dấu giờ khắc lên ngôi của vị anh hùng dân tộc: Thái hậu Dương VânNga khoác Hoàng bào lên vai vị Thập đạo tướng quân tài ba Trong lễ hội “Trạibinh thời Lê Hoàn” sẽ được các làng văn hóa tiêu biểu huyện Thọ Xuân tái hiệnlại Ngoài ra, còn có diễn tích cày ruộn;, để ghi nhớ công ơn của vua Lê Đại Hànhvà nhiều trò chơi, trò diễn dân gian; hoạt động thể dục – thể thao khác, như thi đấuvật dân tộc; bóng chuyền, cờ tướng, kéo co…

1.2.2.1.11 Lễ hội Mường Xia:

 Địa chỉ: bản dân tộc Thái, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa  Thời gian tổ chức tham khảo: 10/2 âm lịch hằng năm.

Được xem là một trong những lễ hội Tết Thanh Hóa, được tổ chức vào đầunăm, lễ hội Mường Xia thu hút một lượng lớn người dân và du khách tham quan.Lễ hội Thanh Hóa này được tổ chức chính bởi người Thái huyện Quan Sơn, họthực hiện lễ hội với nhiều tín ngưỡng độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi gợitinh thần “uống nước nhớ nguồn” của người dân địa phương

Lễ hội Mường Xia cũng là dịp để người dân tưởng nhớ đến vị anh hùng tướngquân Tư Mã Hai Đảo – đây là người có công to lớn trong việc tiến quân lên vùngbiên viễn, diệt trừ quân xâm lược Lễ hội này có tới 5 điểm cúng với nhiều hoạtđộng rước kiệu, lễ bái, chính vì vậy du khách đến đây có thể thoải mái trải nghiệmvăn hóa sinh hoạt của bà con địa phương

1.2.2.1.12 Lễ hội Thành Hoàng - làng Quần Thanh:

 Địa chỉ: làng Quần Thanh, xã Khuyến Nông, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa

Trang 23

 Thời gian tổ chức tham khảo: ngày 10 tháng Giêng hằng năm

Lễ hội Thành Hoàng - làng Quần Thanh là một trong những lễ hội thángGiêng tại Thanh Hóa Lễ hội nà được tổ chức bao gồm phần lễ và phần hội, ngoàira còn có thêm các hoạt động như cúng tế, rước kiệu quanh làng Người dân địaphương tham gia lễ hội này nhằm tôn vinh, nhớ ơn đến thành hoàng làng QuầnThanh – người có công lao khai sinh lập nên xóm làng, dẫn dắt người dân làm ăn

Trước đêm diễn ra lễ hội, vào khoảng tối mùng 9 tháng Giêng hằng năm, dukhách sẽ được cùng bà con nhân dân tham gia các cuộc thi, xem biểu diễn vănnghệ, chơi các trò chơi dân gian Với nhiều người dân địa phương, đây cũng là lễhội Thanh Hóa góp phần gắn kết tình làng nghĩa xóm, khơi gợi tinh thần đạo lý tốtđẹp “uống nước nhớ nguồn”

Lễ hội Xuân Phả là một trong những lễ hội Thanh Hóa có quy mô khá lớn.Các hoạt động chính của lễ hội bao gồm: rước thánh thể, rước văn, rước sắc…Những ngày đầu năm, từ khắp nẻo đường của xã đã rộn ràng cờ hoa, mọi ngườiđều khác lại công việc, lựa chọn cho mình những bộ trang phục đẹp nhất để thamgia lễ hội.

Các làng sẽ chuẩn bị kiệu, cổ và tổ chức rước trong ngày hội, trở thành mộthoạt động mang đậm nét văn hóa sinh hoạt của bà con nơi đây Du khách có dịptham gia Lễ hội Xuân Phả đừng quên chiêm ngưỡng hoạt động múa trò Xuân Phả.Hoạt động này có 5 điệu múa dân gian đặc sắc mô phỏng các bộ tộc và nước lânbang Đây cũng là hoạt động được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấpQuốc gia

1.2.2.1.14 Lễ hội Làng cổ Đông Sơn:

 Địa chỉ: đền thờ Đức Thánh cả Lê Uy – Trần Khát Chân, phường Hàm

Trang 24

Bên cạnh hoạt động đội lễ, dân lễ, tế lễ, dâng hương, khuôn khổ của lễ hộinày còn có thêm các hoạt động như giao lưu văn nghệ, các trò chơi, trò diễn dângian Đây cũng là một trong những lễ hội Thanh Hóa góp phần bảo tồn và phát huyđược những giá trị lịch sử văn hóa của người dân địa phương nơi đây

1.2.2.1.15 Lễ hội Mường Khô:

 Địa chỉ: làng Muỗng Do, xã Điền Trung, Huyện Bá Thước, Thanh Hóa. Thời gian tổ chức tham khảo: mùng 10 tháng Giêng âm lịch

Lễ hội Mường Khô cũng được xem là một trong những lễ hội người Mườngtại Thanh Hóa Hoạt động của lễ hội nhằm tri ân đến Quận công Hà Công Tháicùng với các vị tướng của dòng họ đã có công trong việc dẹp loạn giặc biên giớiphía Tây tại Thanh Hóa Ngoài ra, bà con dân tộc còn tổ chức lễ hội này nhằm cầunguyện cho mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi nảy nở

Đồ lễ được chuẩn bị rất thịnh soạn với nhiều vật tế như: Trâu, lợn, gà, hoaquả… Những lễ vật này được sắp thành 18 mâm cỗ, sau đó người dân mới bắt đầutiến hành nghi lễ rước kiệu… Trong khuôn khổ lễ hội này, các hoạt động thể thaonhư đua thuyền, tung con, chọi gà… cũng được tổ chức rất nhộn nhịp.

1.2.2.2 Lễ hội Thanh Hóa từ tháng 5 đến tháng 8 âm lịch:1.2.2.2.1 Lễ hội đền Hàn:

 Địa chỉ: xã Hà Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa  Thời gian tổ chức tham khảo: tháng 6 âm lịch hằng năm.

Đền Hàn và đền cô Ba Bông Thanh Hóa là hai ngôi đền cổ tại xã Hà Sơnđược bà con địa phương, du khách muôn nơi đến chiêm bái nhằm cầu nguyện bìnhan, phước lành, mùa màng tươi tốt

Lễ hội đền Hàn được tổ chức tháng 6 âm lịch, nhưng ngày chính hội là ngày12 tháng 6 Trong ngày này, nhân dân địa phương sẽ tổ chức hoạt động rước kiệu –hoạt động này hết sức náo nhiệt, người dân muôn nơi đổ về tham gia lễ hội Đâycũng là một trong những lễ hội Thanh Hóa đón hàng trăm lượt du khách chiêm báihằng năm

1.2.2.2.2 Lễ hội Lam Kinh:

 Địa chỉ: khu vực Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa

 Thời gian tổ chức tham khảo: ngày 21-23 tháng 8 âm lịch hằng năm (ngày

giỗ của vua Lê Thái Tổ)

Lễ hội Lam Kinh được duy trì ngay sau khi vua Lê Thái Tổ băng hà và đượcan táng tại đất Lam Sơn Lễ hội Thanh Hóa này có địa điểm tổ chức là khu di tíchLam Sơn, xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân Xưa kia, theo định lệ, cứ ba năm mộtlần, vào ngày giỗ vua Lê Thái Tổ, các vua quan nhà Lê ở Ðông Kinh (Thăng Long)

Ngày đăng: 28/06/2024, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w