Phạm Hồng LongSinh viên: Bùi Thị NguyênLớp: QH-2022-X-QTKS Trang 2 CHỦ ĐỀ:TƯƠNG LAI VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAMTÓM TẮT Bất cứ một lĩnh vực nào khi được bàn luận cũng sẽ gắ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
_
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
NHẬP MÔN DU LỊCH
CHỦ ĐỀ:
TƯƠNG LAI VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
Giảng viên: PGS TS Phạm Hồng Long Sinh viên: Bùi Thị Nguyên
Lớp: QH-2022-X-QTKS
Hà Nội, 04 tháng 02 năm 2023
Trang 2CHỦ ĐỀ:
TƯƠNG LAI VÀ TRIỂN VỌNG CỦA NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM
TÓM TẮT
Bất cứ một lĩnh vực nào khi được bàn luận cũng sẽ gắn liền với 3 mốc thời gian quá khứ -hiện tại – tương lai Ngành Du lịch Việt Nam không những vậy lại được đặc biệt chú ý tới tương lai Bởi vì mục tiêu của ngành Du lịch là sự phát triển bền vững Mục tiêu hướng tới không đơn thuần là nâng cao giá trị kinh tế mà còn cần chú ý tới các vấn đề khác như môi trường, giá trị di sản văn hóa, màu sắc bản địa, Chỉ khi có khả năng kết hợp hài hòa các yếu
tố truyền thống cùng các chiến lược truyền thông thì một tương lai bền vững mới thực sự được hiện ra
Đi từ cái nhìn trong quá khứ tới hiện tại để có thể nhìn nhận được những điều được và mất trong lĩnh vực Du lịch là cách hữu hiệu để có thể tìm kiếm một phương hướng hay chí ít là một cái nhìn rõ ràng hơn về tương lai của ngành Du lịch
Các nhân tố liên quan đến khách du lịch cũng là một phần không thể thiếu khi nhắc tới triển vọng của ngành Du lịch Bởi có cung ắt phải có cầu Nếu không mọi sự nỗ lực thay đổi
và phát triển đều không có giá trị Hơn nữa, để tận dụng được nguồn cầu một cách triệt để thì phải hiểu được cũng như đáp ứng được mọi nhu cầu Chính vì thế ở phần “Một số điểm nhìn
về tương lai và triển vọng của ngành Du lịch Việt Nam” vấn đề về khách du lịch được nhắc tới là chủ yếu
Trang 3TỪ KHÓA: Du lịch, Tương lai và triển vọng của ngành du lịch Việt Nam, du lịch
Việt, Điểm nhìn du lịch 2023
I MỞ ĐẦU:
Du lịch là lĩnh vực dịch vụ liên quan đến mọi vấn đề trong xã hội Giống như sự thay đổi của môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội thậm chí là phong cách sống của con người cũng có khả năng điều khiển hoặc thay đổi du lịch Điều này có thể xảy ra theo hai chiều tác động lẫn nhau Vậy liệu có thay đổi nào dành cho sự tồn tại trong tương lai của ngành du lịch không? Sẽ có khả năng phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố bên ngoài? Liệu tương lai và triển vọng của ngành du lịch có phải là một biên giới dài vô tận giống như lời gặng hỏi tại sao con người lại xuất hiện, sự sống thực sự
có ý nghĩa như thế nào?
Ngành Du lịch tại Việt Nam trở thành một trong những ngành nghề có sức hút đối với một bộ phận giới trẻ Không chỉ vì tính linh hoạt, tự do và chủ động mà còn bởi tính ổn định về mặt kinh tế Minh chứng rằng nó đang từng bước trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn của Việt Nam Tuy nhiên, sự xuất hiện của đại dịch Covid 19 đã làm chững lại hệ thống Du lịch trên toàn thế giới, Du lịch Việt Nam cũng không tránh khỏi việc gánh chịu những tổn thất nặng nề Những sự thay đổi đều mang lại ý nghĩa nhất định, đối với Du lịch Việt Nam ngoài những mục tiêu đề ra cần phải xem xét lại chiến lược phát triển cũng như nhìn về viễn cảnh tương lai của toàn ngành sẽ tiến tới là gì? Bài tiểu luận dưới đây sẽ đề cập đến vấn đề: “Tương lai và triển vọng của ngành Du lịch Việt Nam” dưới góc nhìn của cá nhân
II TÌNH HÌNH DU LỊCH VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Giai đoạn 2015 – 2019:
Tổng thư ký UNWTO, ông Zurab Pololikashvili từng phát biểu: “Trên khắp thế giới, tại các quốc gia ở mọi cấp độ phát triển, hàng triệu việc làm và doanh nghiệp phụ thuộc vào ngành du lịch phát triển mạnh mẽ Du lịch cũng là một động lực trong việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên, bảo tồn chúng cho các thế hệ tương lai thưởng thức" Việt Nam, một quốc gia đang trên đà phát triển cũng lấy ngành du lịch và dịch
vụ làm mũi nhọn đề phát triển, kết quả là ngành du lịch đã phát huy được thế mạnh của mình trở thành ngành góp tỷ trọng GDP lớn cho đất nước, đồng thời khai thác hiệu quả
và bền vững tài nguyên du lịch Việt Nam Dưới đây là biểu đồ thể hiện được sự thay đổi và phát triển của ngành du lịch những năm 2015, 2016, 2017, 2018 và 2019
Biểu đồ 1 Biểu đồ thể hiện mối quan hệ của lượt khách du lịch và tổng doanh thu ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019.
Trang 4Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
0
10
20
30
40
50
60
70
80
0 100 200 300 400 500 600 700 800
Lượt khách nội địa Lượt khách quốc tế Tổng doanh thu
Xây dựng trên cơ sở dữ liệu 4 Bản báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2015 – 2019
Năm 2015, ngành Du lịch đã có rất nhiều nỗ lực nhằm lấy lại đà tăng trưởng cho khách Bởi vì, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong khoảng thời gian từ 6/2014 đến 6/2015 lượng du khách giảm liên tiếp 13 tháng do những tác động vừa mang tình chủ quan lẫn khách quan Việt Nam luôn luôn hướng tới sự phát triển toàn diện và đó cũng là lý do năm 2015, ngành Du lịch đã trở lại được đường đua tăng trường của mình với lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng 0,9% so với năm 2014, đạt 7,94 triệu lượt; khách nội địa đạt 57 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 355,5 nghìn tỷ đồng Năm 2015 cũng là năm có những chính sách tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành Du lịch trong năm 2016 như những chính sách về miễn thị thực cho một số thị trường trọng điểm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, cải thiện môi trường du lịch, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao nhận thức của
xã hội về du lịch Cùng với đó là sự vươn lên của các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú, tổ hợp vui chơi giải trí cao cấp đã góp phần tạo bước đột phá, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của Du lịch Việt Nam
Bằng những bước đà được tạo từ năm 2015, năm 2016 ngành Du lịch Việt Nam tiếp tục tăng trưởng: Lượng khách quốc tế đến Việt Nam lần đầu tiên cán mốc 10 triệu lượt, tăng thêm 2 triệu lượt khách so với năm 2015, tương đương với mức tăng trưởng 26%; khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 417 nghìn tỷ đồng Kết quả đã minh chứng cho sức bật của ngành Du lịch sau sự phục hồi từ khó khăn, những nỗ lực thay đổi về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, các loại hình du lịch, cũng như thành quả của việc đào tạo nhân lực, chiến lược phát triển
Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Việt Nam xếp thứ 6 trong số 10 quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng khách du lịch hàng đầu thế giới năm 2017 Bên cạnh các giải
Trang 5thưởng dành cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội golf thế giới đã bình chọn Việt nam là “Điểm đến du lịch golf hấp dẫn nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2017”; Hiệp hội phóng viên du lịch Thái Bình Dương bình chọn Việt Nam
là “Điểm đến đang nổi đối với du lịch sang trọng” Những bước tiến đầu tiên đã đến với ngành Du lịch Việt bởi vào năm 2017, Đảng và Nhà nước cũng đã đón nhận những thành quả quan trọng: 12,92 triệu khách quốc tế, tăng 29,1% so với năm 2016, phục
vụ 73,2 triệu lượt khách nội địa, tăng 18,1% Tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 541.000 tỷ đồng, đóng góp trực tiếp của ngành Du lịch ước đạt 7,9% GDP
Năm 2019, với sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế và xã hội trên cả nước cũng như sự nỗ lực của toàn ngành, nền Du lịch Việt Nam tiếp tục có những thành tựu xuất sắc cũng như có được sự công nhận của ngành Du lịch thế giới Du lịch Việt Nam năm
2019 được vinh danh ở 5 hạng mục giải thưởng của tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới - World Travel Awards Việt Nam lần đầu tiên được xướng tên với các danh hiệu
“Điểm đến di sản hàng đầu thế giới”, “Điểm đến golf tốt nhất thế giới” và “Điểm đến
ẩm thực hàng đầu châu Á”; lần thứ 2 liên tiếp đạt “Điểm đến hàng đầu châu Á”;
“Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á” Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch 2019 của Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng của Việt Nam đã tăng lên vị trí 63/140 Việt Nam vượt qua In-đô-nê-xi-a để xếp thứ 4 trong khu vực về lượng khách quốc tế đến
2.2 Giai đoạn 2020 đến nay:
Nhìn vào biểu đồ cũng như những số liệu, ta nhận thấy ngành du lịch Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn Tuy nhiên, sự xuất hiện của Covid 19 vào năm 2020 đã trở thành nỗi ám ảnh cho nền kinh tế thế giới nói chung và ngành Du lịch Việt Nam nói riêng Suốt 2 năm 2020 và 2021, dịch bệnh làm gián đoạn và đứt gãy hệ thống vận hành của các ngành như nông nghiệp, thương nghiệp, lưu trú, doanh nghiệp du lịch lữ hành Từ đó, có những tác động trực tiếp và gián tiếp nên ngành Du lịch Có tới 95% doanh nghiệp lữ hành dừng hoạt động, 35% doanh nghiệp lữ hành xin rút giấy phép kinh doanh; 90% cơ sở lưu trú du lịch đóng cửa, công suất phòng trung bình năm của toàn bộ hệ thống cơ sở lưu trú du lịch chỉ đạt 5%; hàng triệu lao động du lịch bị mất việc làm, chật vật với cuộc sống mưu sinh chỉ riêng trong năm 2021
Sự trở lại của năm 2022 đã tạo ra một đường kiến tạo mới, những nét chấm phá cho một sự đi lên tích cực Dưới đây là hai biểu đồ thể hiện triển vọng tăng trở lại dưạ trên
dữ liệu phân tích của trang Google Destination Insights về lượng tìm kiếm của du khách bởi nó thể hiện nhu cầu mong muốn được đến Việt Nam của du khách
Trong tháng 10/2021, lượng tìm kiếm về hàng không tăng khoảng 15% so với cùng
kỳ năm 2020 Tuy nhiên sang đầu tháng 12 đã tăng 167% so với cùng kỳ, đến cuối tháng 12 tăng 282%
Trang 6Trong khi đó, lượng tìm kiếm về cơ sở lưu trú đầu tháng 12/2021 cũng bắt đầu cao hơn rõ rệt (+31%), thời gian cuối tháng 12 có lúc cao hơn 67% so với cùng kỳ và tiếp tục duy trì ở mức cao khi bước vào đầu năm 2022
Biểu đồ 2 Lượng tìm kiếm quốc tế về hàng không đến Việt Nam
Nguồn:https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn//images/2022/
bd1.googleinsightt11.png
Biểu đồ 3 Lượng tìm kiếm quốc tế về lưu trú tại Việt Nam
Nguồn:https://images.vietnamtourism.gov.vn/vn//images/2022/
bd2.googleinsightt11.png
Những dấu hiệu tích cực đó hẳn sẽ mang lại sự thành công rực rỡ cho ngành du lịch Việt Nam nhưng thực chất doanh thu từ khách quốc tế của Việt Nam chỉ đạt 42% dự kiến đạt được dù có lợi thế kiểm soát dịch Covid tốt và mở cửa khách sạn sớm Giống
Trang 7như giai đoạn 2014 bước sang 2015, Đảng và Chính phủ cần đề ra những biện pháp phù hợp với hoàn cảnh hiện nay
Vấn đề nhân lực phục vụ trong lĩnh vực dịch vụ đã trở thành một bài toán khó Khi dịch covid chặn đứng mọi hoạt động của doanh nghiệp lữ hành, các hoạt động của ngành dịch vụ khiến cho việc đóng cửa hoặc cắt giảm nhân sự diễn ra hết sức đáng lo ngại Hiện giờ, chính điều đó đã trở thành vấn đề cần được giải quyết nhất Ví như trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn quốc tế, nguồn nhân lực có đủ chuyên môn về kỹ năng nghiệp vụ lẫn khả năng giao tiếp với khách nước ngoài cần có một thời gian để phục hồi lại như trước đại dịch
Vấn đề tiếp theo đó chính là dấu ấn du lịch được tạo ra từ các sản phẩm du lịch Suốt quá trình đi trải nghiệm và thăm thú, khách chắc chắn muốn sở hữu một sản phẩm dịch vụ mang dấu ấn văn hóa tại địa điểm đó nhưng tại các điểm đến của Việt Nam lại vô cùng hạn chế và cần được nghiên cứu kỹ để mở rộng thêm các mặt hàng du lịch
Những chiến lược hoạch định về phương hướng phát triển cần quả quyết hơn để các hoạt động du lịch không chỉ dừng lại ở số lượng lượt khách mà còn ở khả năng chi trả của khách du lịch cho các dịch vụ tại điểm đến Đây là một dấu hiệu nhắc nhở toàn bộ các ngành Du lịch cần liên kết chặt chẽ với nhau để tạo ra cho du khách cảm giác “chi trả tương xứng” hơn nữa Sự thay đổi đó bao gồm tạo ra nhiều hơn các chính sách, chương trình du lịch hấp dẫn để thu hút ngày càng nhiều du khách quốc tế đến tham quan Giống như hoạt động của Thái Lan miễn visa du lịch cho 65 quốc gia, vùng lãnh thổ, còn Việt Nam chỉ miễn cho 24 nước và vùng lãnh thổ Thái Lan cho phép du khách lưu trú từ 30 ngày đến 45 ngày, thậm chí 90 ngày và được ra vào nhiều lần, còn Việt Nam phần lớn chỉ cho phép khách lưu trú 15 ngày và ra vào một lần
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thắc thức cần xóa nhòa những điểm nghẽn cản trở Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn vào những điểm lợi thế vốn có về tài nguyên thiên nhiên, địa điểm du lịch phong phú để có những hướng phát triển phù hợp nhất Vậy liệu tương lai nào sẽ dành cho ngành Du lịch Việt Nam?
III MỘT SỐ ĐIỂM NHÌN VỀ NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI
3.1 Nhu cầu của du khách:
Thế giới ngày càng được thu hẹp khoảng cách bởi sự phát triển của công nghệ 4.0 cũng như nảy sinh ra nhu cầu khám phá thế giới khi việc này trở nên dễ dàng và an toàn hơn trước Nhu cầu là những mong muốn của chủ thể đối với một sự vật hoặc sự việc Đối với các hoạt động du lịch, nhu cầu của du khách chính là điều cần thiết để xác nhận bước đầu rằng họ có thể tham gia vào các hoạt động du lịch
Trang 8Ngành du lịch Việt Nam hiện nay đã và đang từng bước đáp ứng được nhu cầu du lịch của khác du lịch Mục đích của những chuyến du lịch là tạm thời rời xa một nơi bản thân cảm thấy quen thuộc đến một nơi mới để thay đổi không khí Và họ đi với mục đích thuần túy nhằm nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh Tất nhiên, nhu cầu của mỗi người là khác nhau Có một số loại hình du lịch như sau: du lịch tham quan, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch giải trí, du lịch công vụ, du lịch khám phá,
Khi quan tâm đến nhu cầu khách hàng và tạo ra được các loại hình sản phẩm du lịch phù hợp tức là đã tiếp cận được tới giá trị mong đợi của khách hàng
3.2 Động cơ của du khách
Động cơ của khách du lịch được coi là phương tiện trung gian để biến nhu cầu du lịch trở thành hành vi du lịch Tại sao lại nói như vậy? Nếu nhu cầu du lịch thuộc về tính cá nhân là chủ yếu thì động cơ du lịch là những yếu tố bên ngoài tác động giúp phân loại các nhu cầu có khả năng thực hiện được với những nhu cầu chưa phù hợp để biến đổi thành hành vi
Những động cơ có thể là yếu tố nhân cách, lối sống cá nhân, kinh nghiệm trong quá khứ, đặc biệt là hoàn cảnh cá nhân Hoàn cảnh cá nhân có thể chi phối tới việc khách
du lịch có tìm tới hoạt động du lịch hay không? Các mối quan hệ gia đình không cho phép họ rời khỏi nhà dài ngày hay không có đủ kinh tế để chi trả cho việc đi du lịch Các yếu tố còn lại như nhân cách, lối sống hay kinh nghiệm thì thuộc một trường hợp khác Chủ thế khách du lịch ở trong thế chủ động và có quyền quyết định đi tới địa điểm nào Cũng giống như vậy, ngành Du lịch có thể điều chỉnh các loại hình du lịch
để có thể phù hợp với từng loại động cơ nhằm nâng cao sự hài lòng trong trải nghiệm của khách hàng
3.3 Hành vi của du khách
Phân tích và nắm bắt hành vi khách hàng là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng bởi
vì nó có thể đưa ra được các nguyên nhân, từ đó tạo ra phương án phát triển phù hợp cho hoạt động du lịch của công ty lữ hành, khách sạn, dịch vụ khác Hành vi khách hàng không phải là một chủ thể trong kinh doanh mà nó cũng giống như là nhu cầu hay động cơ du lịch Chúng mang tính chất bao quát và có tính ảnh hưởng tới toàn bộ ngành du lịch Nắm bắt được khách hàng chính là một nghệ thuật để có thể phát triển bền vững
Hành vi du lịch đã có từ cách đây 2000 năm trước gồm một số hình thức ban đầu của du lịch đại chúng như các cuộc hành hương của Cơ đốc giáo – nay trở thành những thị trường ngách chuyên biệt hoặc là một số hình thức du lịch hiện đại như du lịch sức khỏe là sự tiếp nối của một truyền thống từ thời La Mã,
Trang 9Các mô hình hiện tại về hành vi người tiêu dùng trong du lịch đơn giản hơn nhiều so với mặt bằng chung Tuy nhiên nó lại quá đơn giản khi so sánh với các khía cạnh đặc biệt và phức tạp của du lịch chính vì thế nghiên cứu về hành vi du lịch chưa bao giờ ngừng cập nhật và mở rộng
Hành vi du lịch phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố nhưng theo cách bao quát nhất được chia làm hai loại Các yếu tố mang tính cá nhân lại được chia làm 4 nhánh nhỏ là hoàn cảnh cá nhân, kiến thức kinh nghiệm, thái độ và nhận thức Về tính mở rộng thì
đề cập đến các vấn đề như quan điểm của bạn bè và gia đình, các hoạt động tiếp thị của ngành du lịch hay ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông
Bảng 1 Các yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới hành vi du lịch tại Việt Nam trong
tương lai
Trên đây là bảng thể hiện các yếu tố có khả năng ảnh hưởng tới hành vi du lịch tại Việt Nam trong tương lai Mỗi yếu tố đều có những mức độ ảnh hưởng nhất định vì ngành du lịch có liên quan đến mọi lĩnh vực trong cuộc sống
Yếu tố xã hội:
1.Sự thay đổi về nhân khẩu học
2.Thay đổi về phong cách hay xu hướng sống
Yếu tố chính trị:
1.Chính sách cấp thị thực
2.Chính sách trong du
lịch
3.Ngân sách nhà nước
cho cơ sở hạ tầng
Yếu tố kinh tế:
1.Thu nhập cá nhân
2 Bùng nổ hay suy thoái
kinh tế
3.Tỷ giá chênh lệch chuyển
đổi
Yếu tố công nghệ:
1.Hệ thống nền tảng online
2.Thực tế ảo
3.Công nghệ chuyển đổi
Yếu tố khác:
1.Kiến thức của khách hàng nhiều kinh nghiệm 2.Ảnh hưởng của truyền thông và internet
Hành vi
du lịch
Trang 10Đảng và chính phủ cần phối hợp với ban ngành một cách chặt chẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối các yếu tố với nhau Điều này giúp các hoạt động đôi bên cùng có lợi
Chúng ta có thể nhìn thấy tương lai ngành Du lịch sẽ có những thay đổi lớn nhờ vào một chuỗi các yếu tố bên cạnh phát triển theo Chúng ta suy nghĩ về thị trường nội địa
và quốc tế cũng như cách thức thực hiện chúng sẽ trở nên đa dạng và thú vị hơn Ở thời điểm hiện tại, du lịch Việt Nam nhìn chung đã có hệ thống phân loại kiểu hình du lịch dựa theo hành vi khách hàng khá phong phú như tiếp cận tài nguyên, tiếp cận xã hội, tiếp cận nhu cầu cá nhân Tuy nhiên tính chuẩn xác trong áp dụng chưa cao, lý thuyết chưa phổ rộng vì thiếu tính liên kết giữa cá nhân với cộng đồng du lịch
3.4 Vấn đề du lịch ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên
Du lịch là một ngành công nghiệp “không khói” – đây chính là câu nói hay được nhắc tới trong ngành Du lịch với ngụ ý rằng ngành Du lịch sẽ không đem tới những tác nhân ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên Nhưng với sự phát triển ồ ạt và mất kiểm soát tại Việt Nam thì hiện nay hệ quả của du lịch đến môi trường trong tình trạng rất đáng báo động
Các phương tiện giao thông hay trung chuyển hàng hóa trong ngành du lịch đã thải
ra lượng khí CO2 Ngoài ra còn tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, nhiệt độ và hiện tượng bụi mịn ở những nơi đông đúc, phát triển có ảnh hưởng tới sức khỏe của con người; đặc biệt hiện tượng ách tắc giao thông đã trở thành một “đặc trưng” của hệ thống giao thông Việt Nam Đây cũng là điều nhận được phản ánh không mấy tích cực từ du khách tới nước ta
Hệ thống xây dựng cơ sở hạ tầng của nước ta một số nơi rơi vào tình trạng thiếu quy hoạch dẫn đến một số vấn đề như ách tắc giao thông; phá vỡ hệ sinh thái, cảnh quan gây mất hài hòa với thiên nhiên, Những mặt trái này là đặc trưng hiển lộ nhất cho những điều cần giải quyết cấp bách của ngành du lịch Việt Nam
3.5 Vấn đề du lịch ảnh hưởng tới văn hóa
Phát triển về du lịch gắn liền với những giá trị văn hóa vốn có chính là một cái đích
mà mọi quốc gia đều hướng đến Bởi mục đích phát triển du lịch còn là phương tiện và cách thức giúp quảng bá hình ảnh đất nước đến với thế giới Nếu như bản sắc đó mất
đi, hòa tan, liệu du lịch có còn trọn vẹn ý nghĩa của nó?
Muốn phát triển loại hình du lịch văn hóa cần có những cơ sở tiền đề Đó chính là công tác quản lý di sản hoạt động đúng vai trò và trách nhiệm, hiệu quả sẽ trở thành yếu tố quyết định thành công của quá trình phát triển.Công tác quản lý đúng đắn, phù hợp giữ cho di sản văn hóa tồn tại lâu bền và sự tồn tại lâu bền của di sản văn hóa quyết định sự phát triển không ngừng của du lịch văn hóa Di sản văn hóa là tài sản