1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo cuối kỳ tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại bắc ninh

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 9,22 MB

Nội dung

Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịchỞ Việt Nam có những địa phương đã thực hiện thành công đưa văn hóa trởthành sản phẩm du lịch và bên cạnh đó cũng gìn giữ bảo tồn di sản văn hóa du lịc

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-BÁO CÁO CUỐI KỲ MÔN: DU LỊCH VĂN HÓA

CHỦ ĐỀ: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN

HÓA TẠI BẮC NINH

GVHD: THS ĐÀO THỊ BÍCH DƯƠNG NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Trang 2

MỤC LỤC

TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA 4

Tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong hoạt động du lịch Bắc Ninh 8

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI

Trang 4

2.7 Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Bắc Ninh 27

Trang 5

I TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA

1 Các khái niệm cơ bản

1.1 Khái niệm du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hoạt động, một nhu cầu không thể thiếuđược trong đời sống văn hóa – xã hội không chỉ ở các nước phát triển mà ở cả cácnước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Theo Luật Du lịch năm 2017 thì du lịch

là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thườngxuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đíchhợp pháp khác

1.2 Du lịch văn hóa

Du lịch văn hóa là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trịvăn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trịvăn hóa mới của nhân loại (Theo Luật du lịch năm 2017)

1.3 Tài nguyên du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cáchmạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian vàcác giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sửdụng cho mục đích du lịch (Theo Luật du lịch năm 2017)

1.4 Sản phẩm du lịch văn hóa

Văn hóa bao gồm tất cả những gì liên quan đến đời sống vật chất và tinh thầncủa con người, là mọi khía cạnh trong sự tiến hóa cũng như phát triển qua hàng ngànnăm Là kết quả sáng tạo, sự biến hóa, thích nghi của xã hội loài người Và trong vănhóa, thế giới thống nhất chia ra 2 loại hình

1.4.1 Văn hóa vật thể

Là kết quả của hoạt động sinh hoạt, sáng tạo, thiết kế, tạo ra những tác phẩm vàgiá trị mang tính hiện hữu, vật chất Các sản phẩm của văn hóa vật thể có thể kể đếnnhư những tác phẩm tranh ảnh, nghệ thuật, văn học, dụng cụ

Có thể ví dụ một điển hình là Trống đồng Đông Sơn, tượng trưng cho một nền vănhóa có bề dày lịch sử, mang những giá trị nghệ thuật trân quý

1.4.2 Văn hóa phi vật thể

Trái ngược với văn hóa vật thể Văn hóa phi vật thể là tất cả những giá trị vănhóa về mặt tinh thần, hay còn gọi là vô hình, là những thứ không cầm nắm được, làđời sống tâm linh của con người

Ví dụ như ca dao tục ngữ, các câu chuyện thần thoại trong dân gian, các hình thứcdiễn xướng, ca hát, làn điệu nghệ thuật, …

1.5 Điểm đến du lịch văn hóa

Điểm đến du lịch văn hoá là nơi có truyền thống văn hóa sôi động thu hútkhách du lịch Du khách có thể tham quan tìm hiểu các nền văn hoá khác chẳng hạnnhư đi du lịch nước ngoài Các điểm đến khác bao gồm các nơi di tích lịch sử lâu đời,

Trang 6

hội chợ ẩm thực, lễ hội văn hóa, hệ sinh thái tự nhiên, các đô thị hiện đại, các địa điểm

du lịch tâm linh Để có được điểm đến du lịch thu hút sự quan tâm của du khách thì tại

đó phải có tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc trưng hấp dẫn, sau đó mới đến nhữngvấn đề khác

Một số điểm du lịch văn hóa tại Việt Nam có truyền thống văn hóa lâu đờiđược thế giới công nhận và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế như là: Đềnthờ Nam Phương Linh Từ, Quần thể di tích cố đô Huế, Nhà hát lớn Sài Gòn, DinhĐộc Lập (Sài Gòn), Phố cổ Hội An, Văn miếu quốc tử giám, Phố cổ Hà Nội, …

1.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa

Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch văn hóa có thể hiểu là các phương tiện vật chất

kĩ thuật để khai thác hoạt động du lịch do các tổ chức du lịch sử dụng để tạo ra sảnphẩm và hàng hóa của du lịch văn hóa nhằm th•a mãn nhu cầu của du khách

Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa bao gồm các cơ sở vật chất thuộc

sở hữu của các điểm du lịch văn hóa, các tuyến điểm du lịch văn hóa, các doanhnghiệp kinh doanh về du lịch văn hóa như là các cơ sở vật chất điện tử, mạng lướiquản lý, phương tiện giao thông vận tải, hệ thống công trình cung cấp điện nước, cơ

sở lưu trú, cơ sở ăn uống với mục đích phục vụ cho hoạt động du lịch văn hóa

1.7 Khách du lịch văn hóa

Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đihọc, thực hiện công việc để nhận thu nhập ở địa điểm đến (Theo luật du lịch năm2017)

Từ định nghĩa trên có thể hiểu rằng khách du lịch văn hóa là những người đi dulịch từ nơi này đến nơi khác với mục đích chi tiền cho hoạt động du lịch để nhân đượcgiá trị tinh thần cũng như vật chất từ các sản phẩm du lịch văn hóa của một cộng đồng

xã hội Giống với các loại hình du lịch khác khách du lịch văn hóa có thể đi du lịchvới mục đích là nghỉ ngơi, hồi phục tâm lý, du lịch kết hợp hội nghị hoặc là tìm hiểucác nền văn hóa khác tùy vào mục đích khác nhau của mỗi người mà chọn loại hình

du lịch để th•a mãn nhu cầu của du khách

1.8 Nhân lực trong du lịch văn hóa.

Nhân lực trong lĩnh vực du lịch văn hóa còn có thể bao gồm có nguồn nhân lựcquản lý nhà nước về du lịch văn hóa là người chịu trách nhiệm về tài nguyên văn hóa,

di sản văn hóa các tỉnh thành, nguồn nhân lực trong các cơ sở kinh doanh du lịch như

là quản lý, điều hành về du lịch và về văn hóa, thuyết minh viên tại điểm, các nhânviên, cán bộ bảo tồn văn hóa, nhân viên trông coi di tích , nguồn nhân lực cư dân địaphương trực tiếp tham gia tại các cơ sở lưu trú, hướng dẫn viên, phục vụ ăn uống, vậnchuyển khách, hay tham gia cung ứng sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, an ninh an toàn,

vệ sinh môi trường…

Bộ phận nhân lực cũng giống như nhân lực du lịch nói chung Điểm khác biệt

là về trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn phẩm chất, năng lực của người phục vụ du lịchthiên về lĩnh vực văn hóa du lịch Điều mà các nhân lực du lịch văn hóa cần là kiếnthức và nghiệp vụ phục vụ cho việc khai thác tài nguyên sản phẩm du lịch đặc thù của

Trang 7

du lịch văn hóa, phải có khả năng lĩnh hội và trình bày được những nét riêng của tàinguyên văn hóa đối với du khách trong và ngoài nước Đối tượng hoạt động tại điểm

du lịch văn hóa là tại đó là nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch văn hóa Đa số cáchoạt động du lịch hay các chương trình du lịch đều sử dụng dịch vụ du lịch văn hóanhư là các dịch vụ thuyết minh, ăn uống, vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí…, nênnhân lực du lịch văn hóa chiếm phần không nh• trong nguồn nhân lực du lịch.Văn hóa trong hoạt động du lịch đóng vai trò quan trọng thu hút khách du lịch

vì thế nguồn nhân lực du lịch văn hóa cũng đóng vai trò không kém Các yếu tố quyếtđịnh tính chất công việc của nguồn nhân lực du lịch văn hóa là sản phẩm du lịch vănhóa, nhu cầu cung ứng sản phẩm du lịch văn hóa của du khách

1.9 Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa.

1.9.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch văn hóa

Xây dựng và tổ chức quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch vănhóa, định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch văn hóa

Bên cạnh đó tổ chức điều tra tổng hợp các tài nguyên du lịch văn hóa để xây dựng kếhoạch phát triển du lịch văn hóa, ưu tiên các tuyến du lịch văn hóa, điểm du lịch vănhóa có tiềm năng và khai thác có hiệu quả

Tổ chức hợp tác quốc tế, xúc tiến, quảng bá du lịch văn hóa trong và ngoàinước Cấp giấy chứng nhận về hoạt động du lịch văn hóa để các cơ sở kinh doanh dulịch được nhận đặc quyền về hoạt động du lịch văn hóa Kiểm tra, giải quyết khiếunại, xử lý chế tài và thu hồi giấy phép hoạt động kinh doanh du lịch đối với các trườnghợp vi phạm pháp luật trong hoạt động du lịch văn hóa Chính sách phát triển văn hóa

du lịch phải thực tế với địa phương tạo ra điểm đến du lịch văn hóa an toàn về an ninhtrật tự, vệ sinh môi trường tại các tuyến du lịch văn hóa, điểm du lịch văn hóa1.9.2 Đối với cơ sở kinh doanh du lịch văn hóa

Tuân thủ các quy định của nhà nước hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý của

cơ quan nhà nước về du lịch tại địa phương đó

1.10 Bảo tồn di sản văn hóa trong du lịch

Ở Việt Nam có những địa phương đã thực hiện thành công đưa văn hóa trởthành sản phẩm du lịch và bên cạnh đó cũng gìn giữ bảo tồn di sản văn hóa du lịch,đặc biệt trong đó có tỉnh Bắc Ninh đã cam kết với UNESCO về việc bảo tồn và pháthuy giá trị di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại - Dân ca Quan họ BắcNinh nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của Dân ca Quan họ Bắc Ninh Có thể nói, tỉnhBắc Ninh quan tâm đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đặcbiệt là Dân ca Quan họ Các chính sách được đề ra và trong đó tiêu biểu là chính sáchtôn vinh, đãi ngộ các nghệ nhân, nghệ sĩ chuyên nghiệp những người đã gắn bó lưugiữ các giá trị văn hóa; hỗ trợ kinh phí cho các làng Quan họ gốc, các CLB và cáclàng Quan họ thực hành Và đó là sự khích lệ to lớn đối với các nghệ sĩ, nghệ nhân

để củng cố tinh thần hăng say tâm huyết trong nghề, bên cạnh đó họ cũng là ngườithầy khích lệ tầng lớp nghệ nhân kế cận (những người trẻ) tích cực tham gia, cốnghiến trong việc bảo tồn giá trị di sản văn hóa nói chung và Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Trang 8

nói riêng.

2 Phát triển du lịch văn hóa ở Việt Nam

Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều quốc gia và rất phù hợp với bối cảnhphát triển của Việt Nam Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia vô cùng tiềm năng

để phát triển du lịch văn hóa Một số loại hình du lịch văn hóa đã và đang phát triển ởViệt Nam như: du lịch lễ hội, du lịch bảo tàng, du lịch di sản, du lịch

ẩm thực, …

Với bề dày lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, nền văn hóa Việt Nammang đậm bản sắc dân tộc đã phát triển rất nhiều giá trị to lớn Việt Nam có 54 dântộc với những phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng khác nhau, đâychính là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú Không những thế, Việt Namcòn có hơn 44.000 danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, trong đó hơn 3000 địa danh

là di sản cấp quốc gia, hơn 5000 địa danh di sản cấp tỉnh và 7 di sản văn hóa đượcUNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Có 117 bảo tàng ở Việt Nam, nơi cóthể bảo tồn, trưng bày và tái hiện chân thực lịch sử phát triển của Việt Nam Nhữngnghề thủ công dân gian mang bản sắc dân tộc của Việt Nam, như nghệ thuật múa rốinước, tiếp tục thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới

Trong đời sống xã hội, Việt Nam có tới 8.000 lễ hội, 90% là lễ hội dân gian vànhiều lễ hội cấp quốc gia Có thể kể đến một số lễ hội nổi tiếng như Lễ hội văn hóaTây Bắc (Tham quan Điện Biên Phủ), Lễ hội dân gian đồng bằng Nam Bộ (Lễ hội đấtphương Nam) và Lễ hội dân gian kết hợp với sự kiện chính trị kỷ niệm 50 năm chiếnthắng Điện Biên Phủ Di sản đã được UNESCO công nhận (Con đường di sản miềnTrung), kết hợp với tham quan Festival Huế

Về mặt tâm linh, có rất nhiều anh hùng dân tộc trong lịch sử cổ đại của ViệtNam có công với dân với nước nên gắn với tín ngưỡng thờ cúng Và người Việt Namtheo nhiều tôn giáo khác nhau như Thiên chúa giáo và Tin lành, và Phật giáo chiếm90% thời gian Du lịch văn hóa được xác định là một trong bốn dòng sản phẩm chủlực của du lịch Việt Nam Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam đã đánhgiá cao giá trị của các di sản văn hóa như cố đô Huế, thành phố cổ Hội An, di tích MỹSơn, pháo đài Thăng Long để phát triển du lịch Trong đó, các di tích lịch sử như Vịnh

Hạ Long, Thành phố cổ Hội An, Cố đô Huế và Quần thể danh thắng Tràng An lànhững điểm thu hút khách du lịch lớn ở Việt Nam Vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An vàvườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng cũng đã góp phần đưa Việt Nam được nhắc đến vàghi tên vào bản đồ du lịch thế giới với nhiều giải thưởng danh giá và bình chọn từ cáctrang du lịch uy tín …

Các giải thưởng Du lịch thế giới bình chọn là “Điểm đến văn hóa hàng đầuchâu Á” đã góp phần rất lớn vào việc xác định sức hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóađại diện của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế Đồng thời là minh chứng cho nhữngthành tựu của Việt Nam trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của Việt Nam, giá

Trang 9

trị văn hóa dân tộc Đây là cơ hội có một không hai để tiếp tục củng cố thương hiệuđiểm đến của đất nước, nâng cao vị thế của du lịch Việt Nam và quảng bá toàn diệntiềm năng, thế mạnh độc đáo của du lịch Việt Nam trên thế giới Theo Tổng cục Dulịch Việt Nam, trong giai đoạn 2015-2019 trước khi bùng phát Covid-19, du lịch ViệtNam đã có một cột mốc ấn tượng với mức tăng trưởng bình quân 22,7% lượt khách /năm và 20,7% doanh thu / thành tích/ năm Đặc biệt, năm 2019, lượng khách du lịchnước ngoài đến Việt Nam tăng 16% so với năm 2018, đạt 18 triệu lượt Lượng khách

du lịch nội địa đạt 85 triệu lượt Tổng thu từ khách du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng,chiếm 9,2% GDP cả nước Du lịch văn hóa góp phần không nh• vào kết quả ấn tượngnày

Có nhiều lợi thế phát triển du lịch văn hóa sáng tạo đồng nghĩa với việc ViệtNam đã đa dạng hóa hệ thống sản phẩm du lịch, nâng tầm giá trị sản phẩm du lịch vănhóa truyền thống, phát triển thương hiệu du lịch độc đáo, thu hút thêm dòng khác từtrung cấp đến cao cấp từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam

3 Tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong hoạt động du lịch Bắc Ninh.

Được biết đến là một địa điểm du lịch nổi tiếng với hành trình khám phá nhữngvùng di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam, Bắc Ninh mỗi năm đón một lượng kháchtương đối lớn Chủ yếu là khách tham quan các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, nhànghiên cứu, đền tháp tập trung nhiều nhất vào mùa lễ hội Đánh giá của ngành du lịchtỉnh nhà, nhu cầu du khách đến Bắc Ninh ngày càng tăng trong những năm gần đây,chủ yếu là tìm hiểu và thưởng thức di sản Dân ca Quan họ, hội thảo, tọa đàm, nghiêncứu thị trường, mở rộng đầu tư, tìm kiếm đối tác kết hợp tham quan, du lịch trảinghiệm di sản văn hóa

Giai đoạn 2011-2020, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh tăng trưởng 18,9% /năm Doanh thu du lịch có xu hướng tăng nhanh, đạt 589 tỷ đồng năm 2016 và gần 1,1nghìn tỷ đồng năm 2019 Theo kết quả điều tra, mức chi tiêu bình quân của khách dulịch tại các danh lam thắng cảnh và khách sạn trong địa bàn tỉnh là 2,1 triệu đồng /người / ngày đối với khách nước ngoài và trong nước là khoảng 530.000 đồng /ngày Điều đó khẳng định di sản văn hóa là nguồn lực có sức hấp dẫn mạnh mẽ,được du khách trong và ngoài nước đến tham quan ngày càng nhiều và trở thànhnguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương

II TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI BẮC NINH

1 Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tại Bắc Ninh

Trang 10

Dương ở phía đông nam, Hưng Yên ở phía nam và thủ đô Hà Nội ở phía tây Theo sốliệu thống kê năm 2010, tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên khoảng 823km2 và tổngdân số là 1.038.229 người.

Vùng đất màu mỡ nơi đây từng được mệnh danh là “Vùng đất Kinh Bắc” vànổi tiếng với vô số làng nghề thủ công mỹ nghệ và các lễ hội dân gian phong phúđược tổ chức hàng năm Bắc Ninh có vị trí thuận lợi về đường bộ và đường hàngkhông Các trục đường chính: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 18, Quốc lộ 38,đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Quảng Ninh, nối Bắc Ninh với trung tâm kinh

tế, văn hóa, thương mại tại khu vực phía Bắc Việt Nam, với sân bay quốc tế Nội Bàiđược kết nối với hệ thống quốc lộ dẫn đến các vùng miền của đất nước

Bắc Ninh tuy không giàu về tài nguyên khoáng sản và ít tài nguyên rừng,nhưng tài nguyên nhân văn thì vô cùng phong phú Bắc Ninh là được xem là vùng

“địa linh nhân kiệt”, là một trong những nơi hội tụ nhiều nhất di tích lịch sử, văn hóa.Điển hình là chùa, đền, đình, miếu, đồng thời là nơi có các loại hình nghệ thuật dângian gắn với các lễ hội cũng như các làng nghề truyền thống Điều đặc biệt là có cáclàn điệu dân ca quan họ, đã trở thành di sản văn hóa của cả nước và vươn ra cả thếgiới, được bạn bè quốc tế biết đến

1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Được biết đến với các công trình đình, chùa, làng nghề và các lễ hội truyềnthống, Bắc Ninh là một trong những tỉnh có số lượng di tích văn hóa lớn nhất cả nước.Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số 1589 di tích văn hóa, trong đó có 643 di tíchvăn hóa cấp quốc gia (04 di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia, 204 di tích văn hóa cấpquốc gia và 435 di tích văn hóa cấp tỉnh); 14 hiện vật, di tích văn hóa được công nhận

là báu vật quốc gia Cùng với hệ thống di sản là 547 lễ hội truyền thống quy mô cấpvùng kết tinh và t•a sáng với bề dày văn hóa lịch sử, dân tộc Hàng năm, nơi đây thuhút hàng nghìn lượt khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan và tìm hiểu.1.2.1 Các di tích tiêu biểu ở Bắc Ninh

1.2.1.1 Chùa Bút Tháp

Chùa Bút Tháp hay còn gọi là Ninh Phúc Tự, nằm ở bờ Nam sông Đuống, tọalạc tại xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành Là ngôi chùa cổ có quy mô kiến trúc lớn vàđộc đáo ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, được bảo tồn khá tốt đến ngày nay Chùa BútTháp được xây dựng từ thời Trần Thánh Tông (1258 - 1278) và đã trùng tu tôn tạodưới thời Nhà Lê

Khi đến với chùa Bút Tháp, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một hệ thốngtượng Phật đồ sộ và có giá trị nghệ thuật đặc sắc như: bộ tượng Tam thế, tượng Quan

âm nghìn mắt nghìn tay Cùng với đó là hệ thống các mảng chạm khắc đẹp và độc đáotrên chùa, được thể hiện và trang trí ở hầu khắp các công trình kiến trúc và trên các đồthờ tự Đặc biệt là những mảng chạm khắc trên tòa “Cửu phẩm liên hoa” gồm 9 tầngrất đặc sắc bằng gỗ Chùa Bút Tháp ngày nay là điểm đến thường xuyên nhiều khách

du lịch trong nước và cả quốc tế, thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, tìm hiểu

Trang 11

về văn hóa, lịch sử của vùng văn hiến Kinh Bắc Chùa Bút Tháp được Nhà nước xếphạng là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013.

1.2.1.2 Chùa Dâu

Chùa Dâu là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Việt Nam, tọa lạc ở xãThanh Khương, huyện Thuận Thành Chùa Dâu còn là trung tâm Phật giáo lớn, cổ xưanhất Việt Nam và mang trong mình nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc, điêu khắc nổi bật.Được khởi dựng vào thế kỉ thứ 2 sau Công nguyên Với kiến trúc đặc sắc, sân chùa cótháp Hòa Phong 3 tầng, cao khoảng 17 mét Bên trong tháp có chuông lớn đúc dướithời Cảnh Thịnh (năm 1793) Bên cạnh đó, có tượng Bà Pháp vàng, tượng Kim ĐồngNgọc Nữ Chùa Dâu gắn với huyền tích về Phật mẫu Man Nương, là kết tinh của sựdung hòa của Phật giáo Ấn Độ được du nhập vào nước ta với các tín ngưỡng bản địacủa người Việt cổ từ đó đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng tôn giáo đậm bản sắc dântộc Việt Nam Với các giá trị nổi bật và đặc sắc, chùa Dâu đã được Nhà nước xếp hạng

là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013

1.2.1.3 Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích có tên chữ là Vạn Phúc Tự, tọa lạc trên núi Phật Tích thuộc xãPhật Tích, huyện Tiên Du Là ngôi cổ tự có kiến trúc cũng như nghệ thuật chạm khắcrất độc đáo Chùa Phật Tích là trung tâm Phật giáo lớn của cả nước vào thời nhà Lý vànhà Trần và cũng chính là nơi đào tạo ra nhiều hiền tài cho Đại Việt Là nơi lưu giữ 2bảo vật quốc gia là: đại tượng Phật A Di và hàng tượng 10 linh thú trước cửa tamquan Qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Phật tích vinh dự được Nhà nước côngnhận là di tích quốc gia đặc biệt

1.2.1.4 Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho là một trong các di tích cổ lâu đời gắn liền với hàng ngànnăm lịch sử, văn hiến của vùng quê hương Kinh Bắc Ngôi đền cổ này là nơi thực hiệntín ngưỡng dân gian vô cùng linh thiêng đó “cầu tài cầu lộc" cũng như là điểm nhấntâm linh tín ngưỡng của người dân cả nước Từ năm 1989 đến nay, đền Bà Chúa Khođược người dân địa phương trùng tu và mở rộng với quy mô lớn Với các công trìnhkiến trúc như: cổng Tam môn, Tiền tế, cung Đệ tam, cung Đệ nhị, cung Thượng (cung

Bà Chúa), tòa Sơn Trang, lầu Cô, lầu Cậu, và ban thờ “Cửu trùng thiên” cùng với cáccông trình phụ trợ khác Các hạng mục công trình phần lớn được khôi phục, tôn tạovới dáng vẻ truyền thống làm tôn vinh giá trị của ngôi đền

1.2.1.5 Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương

Khu di tích lăng và đền thờ Kinh Dương Vương ở Á Lữ huyện Thuận Thành.Khu di tích đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, cấp Bằng Di tíchLịch sử - Văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993 Lăng Kinh Dương Vương đã được xâytrên bãi đất cao ở bờ sông Đuống cùng những hàng cổ thụ to lớn Cùng với đó, còn cóhai ngôi đền đã được xây dựng để thờ Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - Âu Cơ.Gồm Đền Thượng gồm hai tòa: Tiền tế và Hậu đường với kiến trúc chạm tứ linh, bốnmái đao cong với hình lưỡng long chầu mặt trời và đền Hạ thì thờ Lạc Long Quân với

Âu cơ

Trang 12

1.2.1.6 Đền Đô

Được xây dựng vào thế kỷ 11 ở phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn Đền Đô lànơi thờ tám vị vua nhà Lý bao gồm: Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, LýNhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông Đền Đôđược dựng xây khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở về thăm quê Trải qua chiếntranh tàn phá, thì đền Đô đã được sửa chữa cũng như mở rộng nhưng vẫn theo đúngkiến trúc và hình dạng ban đầu Các công trình của khu đền đều được sắp xếp hài hòavới thiên nhiên với lối kiến trúc có sự kế thừa phong cách cung đình với dân gianđược kết hợp hài hòa, chạm khắc tinh xảo và khoáng đạt Với các giá trị lịch sử sâusắc, đền Đô được xem là một di tích lịch sử văn hóa và là điểm đến linh thiêng ở đấtKinh Bắc

1.2.1.8 Đình làng Đình Bảng

Đình làng Đình Bảng được khởi dựng năm 1700, nhằm để thờ các vị thànhhoàng làng Với lối kiến trúc độc đáo gồm có: gian chính điện và các vách gian haibên cao dần mục đích để tạo ra một không gian hội họp của người dân ở trong làng.Đặc biệt nơi đây có gần 500 bức phù điêu rồng phượng được đặt trong không gian yênbình, uy nghiêm

Đình làng Đình Bảng được xây dựng từ thời Hậu Lê và kéo dài đến năm 1736mới hoàn thành xong Người có công xây dựng là quan Nguyễn Thạc Lương, là ngườiĐình Bảng và vợ của ông là Nguyễn Thị Nguyên, ở Thanh Hóa Hai ông bà đã mua gỗlim, là một loại gỗ quý và bền sau đó đem về cúng để dựng ngôi đình này Đình gồmtòa đại đình rộng lớn nối với hậu cung ở phía sau theo dạng chữ Nho, là kiểu “chữĐinh” Tòa đại đình dài 20 mét, rộng 14 mét, cao 8 mét, với phần mái rủ xuống rấtđẹp, chiếm tới 5,5 mét tổng chiều cao Đình làng Đình Bảng đã được xếp hạng là Ditích cấp Quốc Gia năm 1961, được bảo tồn và gìn giữ đến ngày nay

Trang 13

nhiều lần, dấu ấn còn lại là từ thời vua Tự Đức Với kiến trúc chữ “Tam”, với 3 tòanhà nằm sát nhau, tạo thành kiểu “bình đầu bít đốc tay ngai”, ở đằng trước là hồ nước,

ở phía sau là vườn cây si, cây sưa cổ thụ cao lớn Đền bảo lưu đồ thờ tự như ngai, cácbài vị, hương án, các siêu đao, hoành phi, câu đối và nhiều bảo vật có giá trị khác.1.2.1.10 Đền thờ Cao Lỗ Vương

Đền thờ Cao Lỗ Vương nằm ven sông Đuống thuộc xã Cao Đức, huyện GiaBình, tỉnh Bắc Ninh, đây là nơi ghi dấu tưởng niệm và tôn vinh bậc thiên tài quân sựCao Lỗ Vương, là người đã có công giúp cho An Dương Vương chế tạo n• thần, xâydựng thành Cổ loa và đánh tan quân giặc của Triệu Đà, bảo vệ Nhà nước Âu Lạc.Qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Đền thờ Cao Lỗ Vương trải qua nhiều lần trùng tu

và tôn tạo nhưng vẫn giữ được dấu ấn kiến trúc điêu khắc đặc trưng của hai thời nhà

Lê và nhà Nguyễn với lối kiến trúc theo kiểu “tiền Công, hậu Quốc” Đền thờ Cao LỗVương đã được tỉnh Bắc Ninh xếp hạng vào năm 1988, cho đến năm 2005 thì đượcxếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia bởi Bộ Văn hóa - Thông tin

1.2.2 Lễ hội truyền thống

1.2.2.1 Hội Lim

Hội Lim chính là lễ hội đáng chú ý nhất tại Bắc Ninh vào dịp đầu năm, và làniềm tự hào của người dân địa phương nơi đây Chính hội được tổ chức vào ngày 13tháng 1 Âm lịch hàng năm tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Hội Lim gồm các nghi lễ trang nghiêm, nhằm t• lòng thành kính đối với vị tổcủa làn điệu dân ca quan họ, các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tín ngưỡng tâm linhphong phú Nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi như: đấu vật, đấu cờ, thi dệt cửi, nấu cơm,đánh đu, Đặc biệt là hoạt động hát quan họ, đây được coi là phần nổi bật nhất củahội Các liền anh, liền chị thay nhau thể hiện những làn điệu quan họ nồng nàn, đậmchất trữ tình trên chiếc thuyền có hình rồng ở hồ nước cạnh bên cánh đồng của làngLim Những người đến trẩy hội thường là các nam thanh, nữ tú, vì hội Lim được xem

là dịp để tìm bạn, tìm duyên

1.2.2.2 Lễ hội Đền Bà Chúa Kho

Lễ hội Đền Bà Chúa Kho diễn ra vào ngày 25 tháng 2 (tức ngày 12 tháng giêng

âm lịch), nhằm để tưởng niệm Ngày giỗ của Bà Chúa Kho (ngày 12 tháng giêng, nămĐinh Tỵ 1077 - 12 tháng giêng năm Canh Dần 2012), lễ hội được tổ chức ở tại đền BàChúa Kho, thuộc thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Mọi người đến đây để cầu an, cầu lộc, cầu mong có một năm dồi dào vốn liếng,làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió Với tâm lý “vay vốn” của người dân được bắtnguồn từ các huyền tích xưa, bên cạnh đó cũng được củng cố niềm tin thêm rằng

“ngôi đền này vẫn trụ vững dù cho đã trải qua các cuộc kháng chiến ác liệt”.Nghi thức tâm linh “vay vốn” được biểu hiện cũng rất rõ ràng, người dân ghitrong sớ đã vay bao nhiêu, để làm gì và thời hạn sẽ trả Thậm chí còn có người hứarằng là vay 1 sẽ trả 3, trả 10 Với quan niệm rằng đã vay thì phải trả nên dù rằng cólàm ăn thuận lợi hay không thì người dân vẫn giữ đúng lời hứa, nghĩa là sẽ tạ lễ cuốinăm tại đền Bà Chúa Kho

Trang 14

Trong thời gian lễ hội, chung quanh đền có hàng trăm hàng bán đồ cúng tế, tấpnập người vào ra Với mâm lễ thì được khách hành hương mua sắm tùy tâm, đơn giản

là thẻ hương, hoa với vài tập tiền âm phủ, còn cầu kỳ thì dâng con gà, đĩa xôi hay mộtmâm ngũ quả đủ đầy chủ yếu là thành tâm khấn cầu Mỗi năm, dù ngày 14 thángGiêng mới là ngày chính của lễ hội, nhưng nhiều năm trở lại đây ngay từ những ngàyđầu xuân và các ngày trong cả tháng Giêng, mọi người đã đến đền Bà Chúa Kho rấtđông

1.2.2.3 Lễ hội Đền Đô

Đền Đô ở tại làng Đình Bảng, xưa là hương Cổ Pháp, nay là thị xã Từ Sơn, tỉnhBắc Ninh Đền Đô là một trong những địa phương tiêu biểu đã đi vào lịch sử dân tộccủa quê hương Kinh Bắc

Lúc xưa, Lễ hội đền Đô được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hằng nămtheo cổ lệ, kéo dài trong 4 ngày từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch Nay được tổchức gọn lại trong 3 ngày từ 14 đến ngày 16 tháng 3, phần chính hội là ngày 15 tháng

3 Tương truyền rằng đó là lễ hội để kỷ niệm ngày vua Lý Công Uẩn đăng quang (15tháng 3 năm Canh Tuất năm 1010)

Đó là ngày tốt lành, là chính Ngọ đắc tâm linh, Lý Công Uẩn làm lễ tế trời, vàđặt niên hiệu là Thuận Thiên cầu mong cho thiên hạ thái bình, và Ông ban Chiếu dời

đô Lễ hội đền Đô chính là một lễ hội truyền thống có từ thời xa xưa, đồng thời cũng

là một tục lệ hết sức quan trọng đối với người dân Đình Bảng Lễ hội sôi động cảvùng Kinh Bắc và đến cả vùng Thăng Long - Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận.1.2.2.4 Lễ hội chùa Dâu

Lễ hội chùa Dâu được tổ chức vào ngày 8 tháng 4, ngày sinh của Đức PhậtThích Ca Hội chùa Dâu là Hội của những cư dân nông nghiệp, ý nghĩa quan trọngnhất của Hội Dâu là cầu mong vạn sự như ý của cư dân nông nghiệp dù mưa haynắng

“Dù ai đi đâu về đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Tháng Tư ngày Tám thì về hội Dâu”

Lễ hội chùa Dâu từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa lễ hội vùng Kinh Bắc,nhằm ôn lại truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, đáp ứng nhu cầu văn hóa tâmlinh, khơi dậy tinh thần đoàn kết và xây dựng đời sống văn hóa cộng đồng, duy trì,bảo tồn và nâng cao giá trị di sản văn hóa cộng đồng

1.2.2.5 Lễ hội chùa Phật Tích

Lễ hội chùa Phật Tích được tổ chức theo phong tục tập quán của địa phươngtheo nghi thức truyền thống kết hợp với những hoạt động truyền thống, văn hóa và tròchơi dân gian đảm bảo không khí lành mạnh cho khách du lịch mạnh đến thăm chùa

và tham gia lễ hội

Hàng năm, lễ hội chùa Phật Tích được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 5 tháng

Trang 15

Giêng âm lịch, chính hội là ngày 4 Phần lễ tổ chức dâng hương ở các nơi thờ tự, tínngưỡng do nhà chùa và Hội Phật tử thực hiện, đêm ngày 5 sẽ diễn ra Pháp hội đại bicầu cho Quốc thái dân an và cầu an cho nhân dân và phật tử Song với phần lễ thìphần hội sẽ tổ chức với các hoạt động văn hóa và văn nghệ truyền thống, để phục vụcho du khách cũng như người dân trẩy hội.

1.2.2.6 Lễ hội chùa Bút Tháp

Là một lễ hội truyền thống, lễ hội chùa Bút Tháp được tổ chức hàng năm vàongày 23, 24 tháng 3 âm lịch tại chùa Bút Tháp thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh BắcNinh.Với những hoạt động đặc sắc đậm nét văn hóa truyền thống, lễ hội đã góp phầnvào việc giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Lễ hội bao gồm 2 phần:

Về phần Lễ, được diễn ra chủ yếu ở khu nội tự với những nghi lễ truyền thốngnhư: lễ cúng Phật, lễ dâng hương, lễ cúng đàn trần tế cầu phúc, lễ cúng Tổ…cùng với

sự tham gia của đông đảo người dân địa phương và du khách từ mọi miền

Sau phần Lễ là phần Hội, diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thaonhư: cờ tướng, bóng bàn và thi thả chim bồ câu đồng thời biểu diễn nghệ thuật Chèo,

…Những hoạt động này thu hút người dân trong tỉnh và sự tham gia, giao lưu củanhiều đoàn văn nghệ, thể thao của các tỉnh khác như Hải Dương, Hưng Yên,… 1.2.3 Các làng nghề truyền thống

1.2.3.1 Làng gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ

Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ nằm ở xã Đồng Quang thuộc huyện Từ Sơn, tỉnhBắc Ninh Cách Thành phố Hà Nội gần 25 km Làng Đồng Kỵ từ lâu đã nổi tiếng vớinghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ gỗ Bắt đầu khởi động từ nhữngnăm 1960 và làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở Đồng Kỵ bắt đầu phát triển mạnh từ năm

1980 đến nay nổi tiếng với những sản phẩm bàn ghế, tủ đứng, tủ chè và nhiều vậtdụng từ gỗ khắc theo phong cách cổ và hiện đại hiện đang có mặt mọi miền cả nướcbằng nhiều nhãn hiệu khác nhau Song song với sự phát triển của tỉnh Bắc Ninh, trongnhững năm gần đây, bộ mặt của Đồng Kỵ cũng đã có nhiều sự biến đổi với sự xuấthiện của nhiều nhà xưởng, từ quy mô làng cổ đã được mở rộng lớn và trực thuộc vàokhu công nghiệp Từ Sơn

Những sản phẩm của làng nghề Phù Khê là chạm khắc Rồng, các đồ thờ cúngđến các đồ gia dụng, Làng nghề mộc Phù Khê không những có từ lâu đời mà cònphong phú và đa dạng, đạt đến trình độ tinh xảo đồng thời có giá trị nghệ thuật cao

Từ năm 1990 đến nay, nghề mộc, chạm khắc Phù Khê phát triển rực rỡ Các sản phẩm

Trang 16

không chỉ dừng lại ở trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài Từ xưa, cáchtruyền nghề của Làng nghề Phù Khê là hình thức kiểu "cha truyền con nối", nhưnghiện nay những nghệ nhân nơi đây sẵn sàng truyền nghề cho tất cả những ai có tâmhuyết đối với nghề này.

1.2.3.3 Làng nghề gò, đúc Đồng ở Đại Bái

Làng nghề gò, đúc Đồng ở Đại Bái, hay còn được gọi là làng Bưởi Nồi, nằm ở

xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 35 km Làng nằm ởtrên một dải đất cao bên bờ sông Bái Giang (là một nhánh của dòng sông Thiên Đứccũ) Nổi tiếng với các sản phẩm được đúc từ đồng như: Tượng đồng, các đỉnh đồng, lưhương, bên cạnh đó còn có các lọ hoa, bức tranh và câu đối làm bằng đồng Với nghềđúc đồng truyền thống, thì từ xưa làng đã chuyên sản xuất đồ đồng để phục vụ cácdụng cụ gia đình, cho đến đầu thế kỷ 11 thì được phát triển mạnh nhờ công lao củaông Nguyễn Công Truyền đã lo tổ chức sản xuất cũng như tạo mẫu mã, người dântrong làng tôn ông là "Tiền tiên sư"

Nghề đúc đồng Đại Bái trải qua nhiều năm thăng trầm cũng như với sự pháttriển của công nghệ đã không ngừng phát triển, không dừng lại ở trình độ thủ côngban đầu, mà phát triển và mở rộng sang các loại hình đòi h•i cần phải có trình độ cao,

tỉ mỉ như chạm khắc thủ công mỹ nghệ Người dân Đại Bái sáng tạo, năng động đãlàm ra một loạt các hàng trang trí và gia dụng bằng đồng mạ bạc như các bình hoa,những bộ đồ trà, rượu đặc biệt là tranh gò đồng nổi,…

1.2.3.4 Làng tranh dân gian Đông Hồ

Tranh Đông Hồ với tên gọi đầy đủ là Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, chính

là một dòng tranh dân gian Việt Nam Với xuất xứ từ làng Đông Hồ ở xã Song Hồ,huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Được in trên giấy Điệp với các đường nét và màusắc tuy đơn giản mà lại đặc biệt Hình ảnh tranh dân gian Đông Hồ với con sôngĐuống đã khá quen thuộc, gần gũi đối với người dân Việt Nam, hình ảnh của nó đãđược đưa vào trong văn thơ, vào trong chương trình dạy học hiện nay

Ngày xưa, tranh được bán ra nhằm chủ yếu phục vụ cho người dân trong dịp lễ,dịp Tết Mọi người mua tranh về để dán lên tường, đến năm mới thì gỡ xuống và dántranh mới lên Dòng tranh nơi đây được tiêu thụ rất nhiều, người dân ở trong làng hầuhết ai cũng làm tranh

Ngày nay, với công nghệ phát triển, nên dòng tranh dân gian Đông Hồ khôngcòn được tiêu thụ nhiều như trước Còn người dân cũng không còn thói quen muatranh dán tường trong mỗi dịp tết đến, xuân về như trước nữa Những nghệ nhân còntheo nghề hiện cũng còn lại rất ít Mặc dù vậy, với những nỗ lực bảo tồn các giá trịvăn hóa dân gian truyền thống, làng tranh Đông Hồ đã được quy hoạch lại như mộtđiểm du lịch, với kiểu dáng cũng được làm mới để phù hợp với tình hình của thịtrường Tranh được in với nhiều kiểu khác nhau, được đóng khung, vì thế đã thu hútkhá đông du khách trong và ngoài nước đến mua tranh làm kỷ niệm hoặc là tặng bạn

bè, người thân Có một số nhà hàng, khách sạn cũng đã đặt làm các khổ tranh lớnnhằm trang trí cho phòng khách, nhà ăn,

Trang 17

Chất liệu của gốm Phù Lãng được tạo nên từ đất đ• hồng, được lấy từ vùngThống Vát, Cung Khiêm, tỉnh Bắc Giang Khi tới với Phù Lãng, ta sẽ được lạc vàomột không gian đậm chất của một làng gốm cổ Với những sản phẩm chủ yếu là:chum, lọ, bình,…Tuy không còn đông đúc người làm gốm như trước kia, nhưng cácnghệ nhân trẻ năng động không những sản xuất loại gốm cổ mà còn tìm đến vớinhững dòng gốm mỹ nghệ để bắt kịp thời đại Tuy vậy, giá trị cốt lõi, cái hồn của gốmPhù Lãng được tạo thành bởi vẻ mộc mạc của nước men da lươn thì trông vừa thanhnhã lại vừa bền đẹp Chính những nét dân dã, bình dị, hiếu khách nơi đây đã khiến choPhù Lãng là một trong những nơi nổi bật khiến du khách muốn trải nghiệm khi đếnvới Bắc Ninh du lịch đồng thời cũng thu hút, hấp dẫn khá nhiều khách là những bạntrẻ đến tham quan, tìm hiểu cũng như là lưu lại những bức ảnh phong cảnh làng quê.Ngoài các làng nghề trên tiêu biểu kể trên, ở Bắc Ninh còn một số các làng nghề kháccũng đang trên đà khôi phục và phát triển như: Làng nghề sắt thép Đa Hội, làng giấyPhong Khê, làng tre Xuân Lai,…

1.2.4 Ca múa nhạc

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một hình thức hát giao duyên giữa các người nam

và các người nữ Đây chính là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùngĐồng bằng sông Hồng

Nhìn chung, trong nghệ thuật hát Quan họ, người ta thường sẽ hát theo một đôi.Khi một đôi bên này hát thì bên kia cũng sẽ chuẩn bị một đôi để hát đối đáp lại Chính

vì thế mà hát Quan họ là một loại hát đối đáp, giao duyên Những người hát Quan họthường được gọi thân thương là liền anh, liền chị

Các liền anh trong trang phục truyền thống là khăn xếp, áo lụa, áo the, quần sớ,còn các liền chị thì duyên dáng trong bộ áo tứ thân, mớ ba, mớ bảy, cùng với thắt lưnghoa đào, đeo khuyên vàng, đầu thì đội nón thúng quai thao dầy lịch sự và duyên dáng.Hai bên cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc và đằm thắm, với cách hát theo lốitruyền thống, không cần nhạc đệm nhưng vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nên nét văn hóatinh tế của người hát Quan họ

Kết cấu của các điệu hát được hình thành từ những lễ kết nghĩa Lễ kết nghĩavới sự bắt đầu bằng những lời h•i thăm tận tình hay những lời thề thốt Sau đó, họ sẽ

có một buổi gặp nhau ở bên nam Tại nơi đây, họ có thể hát thâu đêm suốt sáng, từnhững lời ca đối đáp ấy mà thổ lộ với nhau về tình cảm

Căn cứ vào sự đồng nhất về giọng hát, cao độ, cũng như âm sắc mà họ xếp theotừng cặp: anh Cả - chị Cả, anh Hai - chị Hai, anh Ba - chị Ba, và các cặp tiếp theo…Những lời ca trong hát quan họ chủ yếu nói về tình cảm nam nữ và sự gắn bó thủy

Trang 18

chung Nhưng trên thực tế, họ không hề nghĩ đến chuyện yêu nhau mà chỉ là mối quan

hệ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau Các cặp hát gọi nhau bằng anh, bằngchị và xưng em hay tôi Địa điểm hát quan họ thường là trong sân nhà, ở trước cửađình, cửa chùa, hay là dưới gốc đa, ở bên sườn đồi, trong dịp lễ hội thì hát ở trênthuyền, bến nước,…

1.3 Cơ sở hạ tầng

Bắc Ninh với lợi thế là đô thị gần Thủ đô Hà Nội nhất và đặc biệt là nằm trongtam giác phát triển kinh tế trọng điểm là Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Trongnhững năm gần đây, hạ tầng giao thông của Bắc Ninh được đầu tư xây dựng quy mô

và bài bản, tạo cho Bắc Ninh lợi thế cạnh tranh về hạ tầng trong mắt các nhà đầu tư

Có thể kể đến như: cầu Hồ, cầu Bình Than, tỉnh lộ 295B, quốc lộ 17 (trước đây là tỉnh

lộ 282), tỉnh lộ 286, quốc lộ 1, quốc lộ 18, quốc lộ 38 nối Thủ đô Hà Nội, sân bay NộiBài, cửa khẩu Lạng Sơn, Cảng biển Quốc tế Hải Phòng, Quảng Ninh Kết cấu hạ tầnggiao thông đô thị của tỉnh Bắc Ninh được đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường, dự ánquan trọng, nối các khu công nghiệp, kết nối tỉnh với các tỉnh lân cận, như cầu BìnhThan, khu công nghiệp Yên Phong với quốc lộ 18, cầu vượt dân sinh qua quốc lộ 18,

…theo hướng hiện đại và có tính liên kết cao giữa các địa phương của tỉnh, với cáctỉnh ở phía bắc và đồng bằng sông Hồng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, pháttriển kinh tế của tỉnh, đóng góp vào việc mở rộng không gian đô thị, từ đó hình thành

hạ tầng khung đô thị Bắc Ninh

Trong quá trình phát triển về đô thị, Bắc Ninh đặc biệt chú trọng đến việc quyhoạch hành lang xanh dọc sông Đuống và sông Cầu, các khu đô thị được quy hoạchvới mục tiêu là khu đô thị xanh như: khu Tây Bắc Thành phố Bắc Ninh với diện tíchkhoảng 590 ha; khu du lịch Phật Tích, với diện tích gần 2,200 ha tại huyện Tiên Du;khu liên hợp thể thao tỉnh Bắc Ninh, diện tích gần 1,340 ha tại huyện Tiên Du và QuếVõ; bên cạnh đó còn có khu sinh thái, văn hóa và nghỉ dưỡng vui chơi, giải trí trên địabàn huyện Tiên Du thuộc thị xã Từ Sơn gần 1,400 ha Khu du lịch văn hóa, sinh tháinúi Dạm với diện tích khoảng 200 ha tại Thành phố Bắc Ninh; đặc biệt là khu tổ hợp

đô thị, du lịch văn hóa và vui chơi, giải trí có diện tích hơn 2,000 ha tại huyện ThuậnThành…Với mạng lưới giao thông có tính liên kết vùng cao, tạo tiền đề cho phát triểncông nghiệp và hoạt động du lịch

1.4 Cơ chế chính sách

Bên cạnh tiềm năng sẵn có, tỉnh Bắc Ninh cũng đã đưa ra nhiều cơ chế, chínhsách thúc đẩy du lịch phát triển như chủ động đầu tư kinh phí để bảo vệ các di tích đãxuống cấp, khuyến khích đầu tư khách sạn, cơ sở du lịch Quảng bá văn hóa, du lịch,bảo tồn và phát triển nghề truyền thống Ngoài ra, các điểm, làng nghề nổi tiếng trênđịa bàn tỉnh Bắc Ninh đều có nhân viên thuyết minh, đón tiếp, hướng dẫn du kháchđến thắp hương, lễ bái theo phong tục, tín ngưỡng Hoạt động bán hàng được lập kếhoạch theo các phân khúc và dành riêng cho chất lượng của tổ chức Tỉnh đã quy

Trang 19

hoạch các điểm du lịch, xây dựng cơ sở vật chất, đường giao thông, tạo điểm kết nối

di tích cho du khách tham quan

2 Thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại Bắc Ninh

Nhìn chung, du lịch văn hóa tại tỉnh Bắc Ninh chiếm một vị trí quan trọngtrong tổng thể đường lối, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói riêng và ViệtNam nói chung Nhận thấy được những tiềm năng vốn có , trong những năm qua tỉnhBắc Ninh luôn ưu tiên phát triển du lịch văn hóa và đạt được những thành tựu nhấtđịnh Những nỗ lực ấy được chứng minh rõ qua thực trạng phát triển du lịch văn hóatại tỉnh Bắc Ninh thông qua các chỉ báo: khai thác các giá trị văn hóa vùng miền, xâydựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng, nguồn nhân lực, số lượng khách, hiện trạng pháttriển và đầu tư, các tác động tiêu cực và tích cực đến các di sản văn hóa…

2.1 Thực trạng khai thác du lịch tại các di tích lịch văn hóa tại Bắc Ninh

2.1.1 Khai thác di tích tại Chùa

Bắc Ninh được xem là xứ sở của đình, chùa, hội,… hiện nay tỉnh có trên 1.259

di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 191 di tích quốc gia Các di tích đó đóng vai trò làyếu tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa Bắc Ninh, hàm chứa những giá trị lịch sử-văn hóa đặc trưng của dân tộc qua các thời kỳ

2.1.1.1 Khai thác tại Chùa Dâu

Chùa Dâu (chùa Diên Ứng) thuộc xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnhBắc Ninh Đây là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của Việt Nam Theo thống kê củaPhòng văn hóa thông tin huyện Thuận Thành, những năm gần đây, lượng khách đếnvới chùa Dâu ngày càng tăng, đặc biệt là du khách quốc tế, tập trung vào các ngày lễ

và ngày hội đầu năm

Bảng 1: Tổng lượng khách du lịch đến chùa Dâu Quý I năm 2011

( Nguồn: Ban quản lý di tích Chùa Dâu )

Với những số liệu trên, có thể thấy, ngay từ những năm 2011, lượt khách ghéthăm chùa Dâu tại tỉnh đã đạt được số lượng đáng kể, nguyên nhân do nhu cầu du lịchtâm linh ngày càng tăng, trong đó tháng 2 có lượt khách đông nhất trong quí do tínhchất mùa lễ hội, dịp đầu năm mới trong tết cổ truyền Trong những năm gần đây, đểphát huy giá trị lịch sử văn hóa của chùa Dâu, tỉnh đã trùng tu, tôn tạo với kinh phíhơn 10 tỷ đồng (do bảo tàng Bắc Ninh làm chủ đầu tư, Quyết định 1063/QĐ - CT

Trang 20

ngày 7 - 10 -2002), đến nay, công trình đã hoàn thành được 25 hạng mục, hiện đangkhang trang, đẹp đẽ và sẵn sàng đón tiếp du khách Ngoài ra, chùa hiện đang mở nhàhàng hàng cơm chay phục vụ du khách và các tiệm bán đồ lưu niệm: tranh Đông Hồ,truyền thuyết Man Nương…

Tuy nhiên, chùa hiện vẫn có những hạn chế trong quá trình hoạt động như côngtác quản lý tại khu di tích còn khá yếu kém, vào các dịp lễ hội, lượng khách đổ vềchùa rất đông dẫn đến các vụ chặt chém, dịch vụ đổi tiền với chi phí đắt đ•: 100.000tiền chẵn sẽ đổi được 70.000 tiền lẻ, thực phẩm bị đôn giá gấp 2-3 lần nhưng khôngđảm bảo độ vệ sinh an toàn thực phẩm, …

2.1.1.2 Khai thác tại Chùa Bút Tháp

Nhắc đến Bắc Ninh không thể không nói về Chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự),một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất vùng Bắc Bộ Chùa hay nằm trong các tour

du lịch hấp dẫn Chùa Dâu-Chùa Bút Tháp-Đền Đô-Đình Bảng hay Đền Bà Chúa Chùa Dâu-Chùa Bút Tháp; lượng khách đến chùa rất đông đạt khoảng 65000 lượt/nămtrong đó khách quốc tế đạt khoảng 6000 khách/năm (theo thống kê sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh)

Kho-Bảng 2: Tổng lượt khách du lịch đến chùa Bút Tháp quý I năm 2011

2.1.1.3 Khai thác tại Chùa Phật Tích

Chùa Phật Tích (chùa Vạn Phúc), nằm ở sườn phía Nam núi Phật Tích, xã PhậtTích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Chùa nổi tiếng với tượng đức Phật bằng đá thờinhà Lý lớn nhất Việt Nam Chùa Phật Tích được xếp hạng Di tích Lịch sử- Văn hóa tạiQuyết định số 313/VH-VP, ngày 28 tháng 4 năm 1962 của Bộ Văn hóa và được Thủtướng Chính phủ công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt

Trang 21

tại Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2014.

Năm 2009, chùa Phật Tích đã tổ chức trưng bày tượng Phật ngọc lớn nhất thếgiới với hàng chục triệu người đến chiêm bái Tỉnh Bắc Ninh phát triển xây dựng 7tuyến đường nhánh vòng quanh khu du lịch Phật Tích với chiều dài 5km, kinh phí gần

11 tỷ đồng; triển khai hướng quy hoạch 4 xã: Phật Tích, Hiên Vân, Việt Đoàn, HoànSơn làm khu du lịch tâm linh, trong đó lấy Phật Tích làm trung tâm với tổng vốn đầu

tư dự kiến 1.000 tỷ đồng; hình thức đầu tư huy động 100% vốn đầu tư nước ngoàihoặc trong nước Hàng năm, lượt khách ghé thăm chùa trung bình ước đạt 28 - 30nghìn lượt/năm, dịp lễ hội (mùng 4 và 5 - 1 âm lịch) ước đạt 18 - 20.000 lượt (theothống kê Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh) Và tính đến năm 2019, các

di tích cấp quốc gia đặc biệt, có giá trị lịch sử, văn hóa như chùa Phật Tích thu hút dukhách với số lượng trên dưới 100.000 lượt khách/năm (tổng hợp của Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch) Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay do ảnh hưởng của dịch COVIDnên hoạt động đón tiếp khách tại đây cũng suy giảm, trầm lặng

2.1.2 Khai thác tại các di tích Đền

2.1.2.1 Khai thác tại Đền Đô

Đền Đô (Đền Lý Bát Đế) là một quần thể kiến trúc thờ tám vị vua đầu tiên củanhà Lý Theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa - Thông tin ngày 25 tháng 1 năm

1991 đền đã được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa Năm

2014, nơi đây cùng với khu lăng mộ các Vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốcgia đặc biệt

Đền Đô đã được trùng tu, tôn tạo với tổng kinh phí khoảng 30 tỷ đồng nhằmgìn giữ giá trị truyền thống của đền Đô Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Ninh phê duyệtQuyết định số 1345/QĐ – UBND ngày 1 tháng 10 năm 2010 thực hiện dự án đầu tưxây dựng tôn tạo khu di tích đền Đô gắn liền sông Tiêu Tương do Công ty cổ phầnđầu tư A.D.E.L phối hợp cùng công ty cổ phần Sông Đà 2 và Công ty cổ phần đầu tưxây dựng Trung Việt thực hiện

Tại đền có lễ hội Đền Đô, hoạt động này tại đền Đô khá phát triển, ngay từnhững năm 2010, doanh thu du lịch đã đạt trên 4,5 tỷ đồng Tính đến năm 2020, duychỉ trong ngày lễ chính 15/3, đền đã đón tiếp 2.000 người tham gia Đến năm 2020, do

sự ảnh hưởng của đại dịch COVID, Đền Đô buộc không tổ chức lễ hội Đền Đô nhằmđảm bảo an toàn cho du khách Khi đại dịch COVID có dấu hiệu lắng xuống vào năm

2022, không như mọi năm lễ hội diễn ra với quy mô vô cùng lớn, huy động đến 2.000người tham gia rước kiệu, năm 2022 chỉ triệu tập đoàn rước khoảng 600 người đủ đểphần lễ diễn ra vẫn đảm bảo được tính trang nghiêm nhưng không quá đông đúc dodịch bệnh

2.1.2.2 Khai thác tại Đền Bà Chúa Kho

Đền Bà Chúa Kho (Thương Tỉnh Linh Từ), nằm ở khu phố Điện Biên III,phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên Đây là một trong những di tích thuộcquần thể di tích cổ Phố Hiến, được xếp hạng là di tích lịch đặc biệt cấp quốc gia năm

2014

Trang 22

Nhằm phục vụ tốt nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân, tỉnh đã thực hiệnhàng loạt các dự án quy hoạch cho đền như dự án Khu du lịch văn hóa Quan họ Cổ

Mễ, quy mô đầu tư lên đến 1.000 tỷ đồng Dự án được thực hiện gắn liền với khu ditích Đền Bà Chúa Kho sẽ tạo điều kiện tốt về hạ tầng như giao thông, khu giải trí, khumua sắm trở thành điểm kết nối các di tích, thắng cảnh như chùa Dâu, chùa BútTháp, chùa Phật Tích trên địa bàn tỉnh Trung bình tại đây đạt 40.000-50.000 lượtkhách/năm Năm 2022, vào những ngày cuối tuần, lượt khách tham quan có khi hơn1.000 lượt khách mỗi ngày

2.2 Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch Lễ hội

2.2.1 Hội Lim

Hội Lim là một lễ hội lớn của tỉnh Bắc Ninh, được tổ chức vào ngày 13 thánggiêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Nhằm quy hoạch và pháttriển hội Lim, tỉnh đã xây dựng và đầu tư đầu tư trên 10 tỷ đồng nhằm xây dựng tường

kè, điện thắp sáng bảo vệ xung quanh đồi Lim, đầu tư gần 3 tỷ đồng để xây dựng hailán quan họ phục vụ du khách năm 2011, thành lập các gia đình nghệ nhân tại các thônthuộc thị trấn Lim nhằm phục vụ du khách thích nghe và hát giao lưu với các liền anh,liền chị Mỗi gia đình được hỗ trợ trên 1 triệu đồng để đun nước, pha trà mời khách

Cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ lễ hội cũng được chú trọng nhằm đáp ứng ngàycàng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của du khách

Hằng năm, lượng khách đến tham gia lễ hội vô cùng đông đúc, có hàng ngàn

du khách đổ về, nhưng vào năm 2020 đến năm 2022, do đại dịch COVID, tỉnh BắcNinh đã ngưng không tổ chức hội Lim nhằm đảm bảo an toàn trong mùa dịch Tại cácthời điểm trước năm 2019, do lượng khách đổ về quá đông, gây ra nhiều vấn đề tiêucực như tình trạng ùn tắc giao thông, sự chặt chém ở các điểm gửi xe, sự tăng giá độtngột của các cơ sở lưu trú, ăn uống Công tác quản lý lễ hội vẫn còn nhiều bất cập nhưviệc xuất hiện các tệ nạn xã hội: ăn xin, móc túi, chèo kéo khách, cờ bạc trá hình…2.2.2 Hội Diềm

Ở Bắc Ninh, sau hội Lim, lễ hội làng Diềm cũng được người dân và du kháchchờ đợi Đây là dịp để người dân thể hiện lòng nhớ ơn, sự tôn kính của dân làng đốivới đức Vua Bà - Thủy tổ dân ca Quan họ Bắc Ninh Lễ hội diễn ra ở thôn Viêm Xá,

xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, vào ngày 6/2 âm lịch

Để đẩy mạnh việc phát triển Hội Diềm UBND tỉnh Bắc Ninh đã triển khai dự

án khu Thủy tổ quan họ ở làng Viêm Xá, xã Hòa Long năm vào năm 2012 Đồng thời,các công ty du lịch cũng đã đưa hội Diềm vào chương trình du lịch của mình như công

ty du lịch Sen Vàng có chương trình du lịch 1 ngày: lễ hội đền Bà Chúa Kho - quan họlàng Diềm

Hàng năm, hội Diềm đón tiếp một lượng khách nhất định, tuy nhiên, doanh thuđạt được lễ hội rất ít bởi khách du lịch đến với lễ hội chủ yếu là khách đi lẻ, người dânđịa phương và một số địa phương lân cận Các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật,

cơ sở lưu trú tại đây chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách

Ngày đăng: 07/05/2024, 18:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Tổng lượng khách du lịch đến chùa Dâu Quý I năm 2011 ĐVT: Lượt người - báo cáo cuối kỳ tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại bắc ninh
Bảng 1 Tổng lượng khách du lịch đến chùa Dâu Quý I năm 2011 ĐVT: Lượt người (Trang 19)
Bảng 3: Số lượng cơ sở lưu trú tỉnh Bắc Ninh năm 2010-2014 ST - báo cáo cuối kỳ tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại bắc ninh
Bảng 3 Số lượng cơ sở lưu trú tỉnh Bắc Ninh năm 2010-2014 ST (Trang 24)
Bảng 4: Số lao động ngành du lịch phân theo trình độ giai đoạn 2010-2014 - báo cáo cuối kỳ tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại bắc ninh
Bảng 4 Số lao động ngành du lịch phân theo trình độ giai đoạn 2010-2014 (Trang 25)
Bảng 6: Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo mục đích chuyến đi giai đoạn 2010- 2010-2014 - báo cáo cuối kỳ tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại bắc ninh
Bảng 6 Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo mục đích chuyến đi giai đoạn 2010- 2010-2014 (Trang 26)
Bảng 7: doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2014 - báo cáo cuối kỳ tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại bắc ninh
Bảng 7 doanh thu du lịch tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2014 (Trang 27)
Hình 1: Chùa Bút Tháp - báo cáo cuối kỳ tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại bắc ninh
Hình 1 Chùa Bút Tháp (Trang 34)
Hình  5:   Lăng   và   Đền thờ   Kinh   Dương Vương - báo cáo cuối kỳ tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại bắc ninh
nh 5: Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương (Trang 35)
Hình 10: Đền thờ Cao Lỗ Vương - báo cáo cuối kỳ tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại bắc ninh
Hình 10 Đền thờ Cao Lỗ Vương (Trang 36)
Hình 15: Lễ hội Chùa Phật Tích - báo cáo cuối kỳ tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại bắc ninh
Hình 15 Lễ hội Chùa Phật Tích (Trang 37)
Hình   19:   Làng   nghề đúc đồng Đại Bái - báo cáo cuối kỳ tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại bắc ninh
nh 19: Làng nghề đúc đồng Đại Bái (Trang 38)
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN - báo cáo cuối kỳ tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tại bắc ninh
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w