1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận học phần chuyên đề du lịch phát triển du lịch cộng đồng tại măng đen

19 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Măng Đen
Tác giả Đặng Xuân Đôn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Phúc Hùng
Trường học Trường Đại Học Hùng Vương
Chuyên ngành Du Lịch
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

Tại Việt Nam, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển bền vững nhất cho bản địa, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TO

TRƯỜNG ĐI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

CHUYÊN ĐỀ DU LỊCH

TÊN ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TI MĂNG ĐEN

Lớp: DL05A

GVHD: TS NGUYỄN PHÚC HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TO

TRƯỜNG ĐI HỌC HÙNG VƯƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

CHUYÊN ĐỀ DU LỊCH

TÊN ĐỀ TÀI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TI MĂNG ĐEN

Sinh viên: ĐẶNG XUÂN ĐÔN

Lớp: DL05A

MSSV: 2105DL0018

GVHD: TS NGUYỄN PHÚC HÙNG

Thành phố Hồ Chí Minh 2023

Trang 3

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Mục đích nghiên cứu: 1

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 2

4 Phương pháp nghiên cứu: 2

5 Ý nghĩa nghiên cứu 2

B NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1 LỰA CHỌN VÀ TRÌNH BÀY TIỀM NĂNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG: 3

1 Tổng quan chung về lợi thế, tiềm năng phát triển Vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen: 3

1.1 Đặc điểm kinh tế: 4

1.2 Đặc điểm văn hoá: 5

1.3 Đặc điểm xã hội: 5

2 Cơ sở vật chất và hạ tầng tại Măng Đen: 5

2.1 Cơ sở vật chất: 5

2.2 Cơ sở hạ tầng: 6

3 Cơ sở dịch vụ của địa phương: 6

3.1 Dịch vụ lưu trú: 6

3.2 Dịch vụ ăn uống: 7

3.3 Cách di chuyển đến Măng Đen: 8

4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức: 8

4.1 Điểm mạnh 8

4.2 Điểm yếu 10

4.3 Cơ hội 11

4.4 Thách thức 11

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN DU LỊCH MĂNG ĐEN 12

Phương pháp tiếp cận 1: Hiểu biết về địa phương và người dân sinh sống tại địa phương: 12

Phương pháp tiếp cận 2: Kết bạn và mở rộng mạng lưới: 12

Phương pháp tiếp cận 3: Tìm hiểu và trau chuốt các báu vật tại địa phương: 12

Phương pháp tiếp cận 4: Truyền Thông và Quảng bá địa phương: 13

Phương pháp tiếp cận 5 Cơ chế tiếp nhận khách du lịch 13 :

Phương pháp tiếp cận 6 : Giám sát địa phương: 13

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, trên toàn thể giới, thuật ngữ “du lịch” đã trở nên thân thuộc với mọi người ở mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp, mọi thành phần Không chi bởi một mối quan

hệ giao lưu quốc tế mà ngày càng cho phép các dân tộc xích lại gần nhau, tìm hiểu giá tri văn hóa, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn bởi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế để cho phép con người giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi

Du lịch từ dó mà ngày càng phát triển, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có nước ta Do nhu cầu du lịch tăng, các hình thức đi du dịch cũng ngày một trở nên đa dạng Trong hoàn cảnh thế giới ngày một phát triến, các đô thị sầm uất, nơi mà con người cần mẫn làm việc và nghi ngơi đi du lịch là một trong những diều để học cân bằng cuộc sống Từ đó con người lại càng muốn hòa mình vào thiên nhiên, cộng thêm yếu tố luôn muốn khám phá những điều mới lạ, họ tìm đến thiên nhiên và con người ở những vùng đất mới Đặc biệt là họ muốn tìm về các cộng đồng dân tộc sống giữa thiên nhiên mây ngàn muốn tới để cùng nghe họ kể về các câu chuyên thú vị về lịch sử hào hùng, về đời sống thường nhật, ăn thử các món ăn đặc sản của họ, hiểu thêm về các giá trị văn hóa của họ, làm cùng ho, nấu ăn và ở cùng với họ dó là du lịch cộng đồng, hình thức được du khách trong và ngoài nước hết sức yêu thích đặc biệt là du khách quốc tế

Du lịch cộng đồng hiện nay đang là xu thế phát triển không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch hấp dẫn du khách bởi các giá trị văn hóa truyền thống mà chính cộng đồng địa phương đem lại Tại Việt Nam, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển bền vững nhất cho bản địa, góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân tại nhiều địa phương, đồng thời góp phần phát huy thế mạnh văn hóa bản địa Một trong những nơi có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại nước ta, một điểm đến du lịch cộng đồng mới lạ đó là Măng Đen

Đa số các công ty dịch vụ lữ hành khi làm du lịch cộng đồng tại đây đều cho khách ở khách sạn và các homestay tự phát và nằm ngoài cộng đồng địa phương Vài năm trở lại đây, Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông đã hỗ trợ người dân của làng đã tổ chức phục vụ, tiếp khách tham quan, du lịch theo hình thức ở homestay tại làng, nhưng chưa có kế hoạch cụ thê, chất lượng chưa cao và không níu chân du khách Chính vi lý do như thế nên tôi lựa chọn để tài "Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Măng Đen" làm đề tài nghiên cứu cuối kỳ

2 Mục đích nghiên cứu:

Từ việc nghiên cứu, tìm hiểu tình hình du lịch tại thị trấn Măng đen - huyện Kon Plông - tỉnh Kon Tum Từ đó, đánh giá thực trạng tại thị trấn Mãng Đen thuộc huyện Kon Plông, tinh Kon Tum để đề xuất các sản phẩm du lịch mới, độc đáo và từ

đó xây dựng chiến lược marketing cụ thể dựa trên tài nguyên du lịch của địa phương

Trang 5

Góp phần mang lại thu nhập cho người dân tại đây và tạo ra lợi nhuận cho các bên liên quan, đưa du lịch cộng động đồng thành loại hình du lịch gần gũi và hấp dẫn với

du khách

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Thị trần Măng Đen của huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Khách thể nghiên cứu: Những hoạt động làm du lịch cộng đồng của người dân tại thị trấn Măng Đen thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ một số bài báo, tạp chí khoa học, tài liệu của cơ quan cấp tinh, ngành du lịch và các tài liệu khác có liên quan Các tài liệu này luôn được bổ sung và cập nhật thường xuyên làm cơ sở cho mục đích nghiên cứu của luận văn

Sử dụng phương pháp 5P trong marketing là mô hình marketing bao gồm 5 yếu

tố cơ bản: Product (sản phẩm), Price (giá), Promotion (khuyến mãi), Place (kênh phân phối), People ( khách hàng)

5 Ý nghĩa nghiên cứu

Ý nghĩa thực tiễn: Từ việc năm bắt được thực trạng du lịch cộng đồng tại thị trấn Măng đen, nhìn ra các thuận lợi, khó khăn để đưa ra định hướng phát triển Xây dựng các sản phẩm phù hợp, xác định khách hàng mục tiêu và giá trị cốt lõi Từ đó quảng bá du lịch cộng đồng một cách hợp lý tại nơi đây vừa đảm bảo ngân sách và lan toả rộng rãi đến mọi du khách Đưa ra sản phẩm thu hút đông đảo du khách và mang lại sự hài lòng của họ, giúp du lịch cộng đồng được phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch hiện có Từ đó đưa ra được các biện pháp, các định hướng giúp du lịch cộng đồng ngày càng phát triển bền vững, mang lại nguồn lợi nhuận cho cộng đồng địa phương, các bên liên quan (DMOs) Tăng thu nhập cho người dân cộng đồng địa phương và các bên liên quan, nâng cao nhận thức của người dân, quảng bá du lịch đến mọi người, gin giữ giá trị văn hóa tinh hoa dân tộc

Ý nghĩa lý luận: Để nắm rõ được thực trạng phát triển của du lịch cộng đồng thị trấn Mãng Đen, thông qua việc tìm hiểu, sẽ đưa ra những thảo luận, đề xuất để xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng thu hút vốn đầu và khách du lịch để phát triển kinh tế du lịch tại thị trấn Măng Đen

Trang 6

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1 LỰA CHỌN VÀ TRÌNH BÀY TIỀM NĂNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG:

1 Tổng quan chung về lợi thế, tiềm năng phát triển Vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen:

Vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen thuộc huyện KonPlông, tỉnh Kon Tum, là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Kon Tum, với diện tích tự nhiên 137.124ha, trong đó, đất nông nghiệp là 124.761ha (đất sản xuất 11.283ha, đất lâm nghiệp 113.469ha, đất nuôi trồng thủy sản 8,59ha) Huyện có 9 xã với 89 thôn, 117 làng

Dân số toàn huyện (tính đến cuối năm 2016) 6.543 hộ với tổng số khẩu 26.685 khẩu, hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 5.614 hộ với tổng số khẩu là 21.529 khẩu (chủ yếu là người dân tộc Xê đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hre) chiếm trên 80 % dân số toàn huyện với nhiều nét văn hoá đặc trưng

Trung tâm huyện cách thành phố Kon Tum 54 km về phía Đông - Bắc đi theo quốc lộ 24; cách các bãi biển du lịch của Quảng Ngãi 120 đến 150 km và các trung tâm du lịch Đà Nẵng, Hội An, Quảng Nam khoảng 250-300 km theo đường quốc lộ

24 - Đường Hồ Chí Minh Có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế đặc biệt là vị trí trung chuyển của các tỉnh Duyên hải miền Trung trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y Thông qua cửa khẩu này, khách du lịch có thể tới các khu du lịch tại Tây Nguyên, miền Trung Việt Nam, Nam Lào, Đông - Bắc Campuchia, Đông - Bắc Thái Lan

Măng Đen nằm ở độ cao trung bình 1.000m - 1.500m so với mực nước biển, có khí hậu ôn đới, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 16-200C, độ ẩm trung bình 82-84%, có rừng nguyên sinh bao bọc xung quanh, với nhiều danh lam thắng cảnh, rừng có độ che phủ hơn 80% diện tích tự nhiên; có nhiều hồ thác, suối đá và cảnh quan thiên nhiên, văn hóa bản địa độc đáo; đây là tiềm năng thuận lợi để phát triển trở thành trung tâm du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cấp quốc gia; có nhiều hệ động vật, thực vật quý hiếm sinh sống; nhiều hồ thác như: (Đăk Ke,

Pa sỹ, Lô Ba), hồ (Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô)…thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học

Tây Nguyên được xác định là một trong 7 vùng du lịch đặc thù của Việt Nam trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Khu Du lịch Sinh Thái Măng Đen là một trong 31 khu vực có quy mô và tiềm năng du lịch đặc biệt nổi trội ở Việt Nam được Nhà nước ưu tiên đầu tư để phát triển thành khu du lịch quốc gia Khi nói đến vùng văn hóa - du lịch Tây Nguyên là chúng ta nghĩ ngay đến không gian văn hóa cồng chiêng, kho tàng sử thi, đến kiến trúc nhà rông, đến cà phê Buôn Mê Thuật

và các ca khúc sôi động, giàu sức sống

Trang 7

Măng Đen có thuận lợi gì:

Măng Đen có vẻ đẹp hoang sơ và thuần khiết giống như hình ảnh của cô gái thôn quê mới lớn: Dung dị, mộc mạc và hồn nhiên Bởi vậy, nghỉ dưỡng sinh thái là thế mạnh chủ đạo của Măng Đen Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm mát mẻ, với bạt ngàn rừng thông, với cảnh quan hữu tình của hồ, thác, với

hệ sinh thái nhân văn của các dân tộc thiểu số như: Xê Đăng, Ka Dong, Mơ Nâm, tạo cho Măng Đen khoác trên mình một chiếc áo đẹp nhiều màu sắc

Măng Đen có vị trí quan trọng về giao lưu kinh tế, đặc biệt là vị trí trung chuyển nằm trên tuyến quốc lộ 24 nối liền tỉnh Kon Tum với các tỉnh duyên hải miền Trung; nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y đi qua quốc lộ 24 tới các khu du lịch ven biển miền Trung Thông qua cửa khẩu này, khách

du lịch có thể tới các khu du lịch tại Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) trong đó có Măng Đen của Kon Tum, miền Trung Việt Nam (Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ngãi), Nam Lào, Đông - Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan

Măng Đen có vị trí rất đặc biệt, nằm giữa 2 ngọn đèo lớn là đèo Măng Đen và đèo Viôlắk (Quảng Ngãi), khu vực Măng Đen hầu như còn nguyên sinh, diện tích rừng chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, có trên 4.000 ha rừng thông tạo thêm tính đa dạng và có nét tương đồng với Đà Lạt Măng Đen nằm ở độ cao trên 1.000 m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình dao động18-20 độ C Dân tộc thiểu số chiếm gần 90% tổng dân số

Xuất phát từ việc coi trọng giá trị nguyên sơ, hoang dã là "của quý" không chỉ riêng của Măng Đen, của Tây Nguyên, của Việt Nam mà là sự "hiếm có" của thế giới trong bối cảnh đô thị hóa và toàn cầu hóa hiện nay Xuất phát từ nhu cầu du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới, tỉnh Kon Tum đã và đang hướng đến xây dựng Măng Đen thành một vùng nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quan, giải trí đúng với ý nghĩa đích thực của du lịch sinh thái Quan điểm phát triển đối với khu du lịch sinh thái Măng Đen là mong muốn có một sản phẩm đặc thù, một thương hiệu độc đáo và hình ảnh riêng biệt cho Măng Đen, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch hiện đại.ảnh, ngôn ngữ và âm thanh đó tạo nên một Tây nguyên mạnh mẽ, đầy sức lối cuốn

1.1 Đặc điểm kinh tế:

Tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) thực hiện trong năm 2016 ước đạt 842,66 tỷ đồng, tăng 15,83% so với năm trước, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 13,10%, Công nghiệp - xây dựng tăng 14,10%, Thương mại - Dịch vụ tăng 23,37%

Cơ cấu kinh tế Nông, lâm, thủy sản: 24,26 %; Công nghiệp - Xây dựng: 49,49 %; Thương mại - dịch vụ: 26,25 % Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 18,28 triệu đồng/người/năm đạt 92,42% so với KH Ngành công nghiệp trên địa bàn huyện chủ

Trang 8

yếu là khai thác cát, đá, sỏi; điện thương phẩm với quy hoạch phát triển thuỷ điện trên địa bàn 08 dự án, sản xuất rượu sim

1.2 Đặc điểm văn hoá:

Văn hoá của các dân tộc với môi trường sống còn lưu giữ được nét sinh hoạt, văn hóa truyền thống bản địa, với những nhạc cụ dân dang lâu đời như: đàn, nhị, sáo dọc, trống, chiêng, cồng, tì và, ống gõ, giàn ống hoạt động nhờ sức nước; trang phục bản địa của người Xê Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hrê; văn hóa kiến trúc nhà rông, nhà dài gắn với không gian núi rừng thiên nhiên là tiềm năng rất lớn để khai thác để tạo thành các điểm du lịch cộng đồng mang đậm nét đặc sắc bản địa núi rừng Măng Đen

1.3 Đặc điểm xã hội:

Với những tiềm năng về sinh thái, tự nhiên, lịch sử văn hóa và vị trí quan trọng, miền đất xanh Kon Plông đã được đưa vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; ngày 22/01/2013 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại quyết định số 201/QĐ-TTg và Quyết định số: 298/2013/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ Tướng Chính phủ về quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị KonPlông

Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: Gồm hệ thống nhà hàng, khách sạn chất lượng cao, khu khám chữa bệnh, khu chăm sóc sức khoẻ; vật lý trị liệu; các khu resort; Spa

Du lịch văn hoá cộng đồng: Phát triển các làng văn hoá đồng bào các dân tộc Tây nguyên; thưởng thức các lễ hội truyền thống; khu làng nghề truyền thống; trải nghiệm các nghề nghiệp bản địa

Du lịch mạo hiểm, thể thao và dã ngoại như: Tham quan suối, thác; du thuyền trên lòng hồ; cáp treo; leo núi; săn bắt thú nuôi; khu ngắm thiên văn; trại sáng tác, cắm trại, dã ngoại; chơi golf, tennis; khu luyện tập vận động viên quốc gia; đua xe địa hình; đua thuyền độc mộc

Du lịch văn hoá, tâm linh: Phát triển mở rộng khu du lịch đồi Đức mẹ; quần thể chùa Khánh lâm Măng Đen, tháp chuông, tượng đài các anh hùng giải phóng dân tộc gắn với di tích lịch sử Măng Đen

Khu hội thảo, hội nghị và lễ hội: Hình thành trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo cấp khu vực…

Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen: Măng Đen là vùng có rất nhiều tiềm năng về du lịch và có vị thế trở thành động lực phát triển phía Đông Bắc của tỉnh Kon Tum, việc lập quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen và đô thị Kon Plông nhằm bảo vệ và phát huy giá trị thiên nhiên của khu vực, xác định rõ các khu chức năng để quản lý đầu tư và xây dựng tại Măng Đen, làm tiền đề đưa Măng Đen thành vùng du lịch sinh thái quốc gia là cần thiết và cấp bách

2 Cơ sở vật chất và hạ tầng tại Măng Đen:

2.1 Cơ sở vật chất:

Trang 9

Giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh đã huy động được hơn 62.329 tỷ đồng vốn đầu

tư toàn xã hội để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đặc biệt là tại ba vùng kinh tế động lực

Từ nguồn vốn trên ,các dự án trọng điểm của tỉnh được đẩy mạnh thực hiện, nhất là hạ tầng giao thông; trong đó đã đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Kon Tum; đầu tư cải tạo, nâng cấp, sửa chữa một số tuyến và đoạn tuyến có nguy cơ mất an toàn cao như đèo Lò Xo, đèo Văn Rơi, đèo Măng Đen, Quốc

lộ 24, 14C, 40B; triển khai xây dựng tuyến tránh đường Hồ Chí Minh đoạn qua thành phố Kon Tum và đường giao thông kết nối đường Hồ Chí Minh đi Quốc lộ 24 Các tuyến giao thông nội tỉnh được đầu tư, nâng cấp; nhiều công trình, cụm công trình thủy lợi được đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, phục vụ tốt nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân

Sân bay Măng Đen dự kiến có quy mô cấp 4E (có thể đón được các loại máy bay thân rộng như Boeing 787, Airbus A350), diện tích đất khoảng 350 ha, công suất thiết kế từ 3 đến 5 triệu hành khách mỗi năm, đặt tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông Sân bay dự kiến thực hiện từ năm 2023 đến 2027

2.2 Cơ sở hạ tầng:

Hệ thống cấp nước sạch: Nhìn chung cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng Nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh an toàn, được xử lý trước khi đưa vào sử dụng

Y tế: Tình hình y tế ở huyện nhìn chung tương đối tốt và có xu hướng phát triển đảm bảo phục vụ tốt cho người dân địa phương cũng như khách du lịch

Biển chỉ đường khu vực Tây Nguyên này không được rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn

có rẽ vào địa điểm nào đó thì vẫn nên kiếm người dân địa phương để hỏi cho chắc Đường từ Kon Tum ra các khu vực xung quanh có những đoạn vẫn đang làm nên khá xấu, nếu trời mưa các bạn nên cẩn thận, tránh đi vào vũng nước vì có thể đó

là những ổ gà rất lớn Đường đi từ Kon Tum đến Măng Đen đã được làm mới nên chạy xe rất tốt và đường đèo khá đẹp Nhưng bạn không nên di chuyển vào ban đêm

vì không có nhiều đèn đường, việc di chuyển sẽ khó khăn và nguy hiểm Măng Đen, một vùng đất hoang sơ và bí ẩn, nằm giữa dãy Trường Sơn, thuộc tỉnh Kon Tum, Tây Nguyên, hứa hẹn mang đến trải nghiệm thú vị cho du khách

3 Cơ sở dịch vụ của địa phương:

3.1 Dịch vụ lưu trú:

Hiện nay, tại Măng Đen đã có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, các khách sạn và nhà nghỉ phù hợp với nhiều đối tượng du khách

Tuy vậy, hệ thống lưu trú theo hình thức homestay còn ít và chưa mang lại cho

du khách những trải nghiệm văn hóa bản địa thực sự rõ nét Trong thời gian tới cần tổ chức tập huấn, rèn luyện kỹ năng và nâng cao nghiệp vụ làm du lịch cho các chủ homestay để họ phục vụ khách tốt hơn Hệ thống farmstay đã xuất hiện song nhìn

Trang 10

chung vẫn mang yếu tố tự phát, cần có sự kiểm soát chặt chẽ của các đơn vị chức năng

và nâng cao tính chuyên nghiệp trong phục vụ khách…

Một số địa điểm lưu trú tại Măng Đen:

- Khách sạn Golden Boutique Măng Đen

Địa chỉ: Lô biệt thự 26, đường Nguyễn Du, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Kon Tum

- Sum Villa Homestay Măng Đen

Địa chỉ: Đường du lịch số 1, Măng Đen, Konplng, Kon Tum, Việt Nam

- Khách sạn Hoa Sim Măng Đen

Địa chỉ: Thôn Măng Đen, xã Đăk Long, huyện kon Plong, Kon Tum

- Hnam Chang Ngeh Hospitality Training Center – homestay Măng Đen Địa chỉ: 16A Nguyễn Trãi, Thống Nhất, Kon Tum

3.2 Dịch vụ ăn uống:

Có những món ăn đặc trưng:

Thịt hun khói Măng Đen: Nếu như Gia Lai vốn nổi tiếng với món bò một nắng muối kiến Thì nếu đến Măng Đen Kon Tum, bạn sẽ được biết về món thịt hun khói hay còn gọi là thịt gác bếp của người Tây Bắc Từ ngàn xưa món thịt gác bếp được người dân tộc thiểu số xem như là một đặc sản chỉ dành riêng cho khách quý Từng thanh thịt được lọc cẩn thận, tẩm ướp với các gia vị đặc trưng được lấy từ núi rừng Trên bếp than hồng, từng thớ thịt săn lại, xé ra tiêu rừng thơm ngây ngất cùng với mùi

sả Lào, vị mằn mặn của bột rễ tranh, thoảng qua đã nức lòng

Cá tầm Măng Đen: ‘ Măng Đen nên ăn món gì? Do đăc thù khí hâ ““ u quanh năm mát lạnh mà cá Tầm ở đây ngọt hơn các vùng khác Bạn có thể yêu cầu nhà hàng làm các món nướng, lẩu hay bất cứ món nào hợp khẩu vị của bạn Tuy nhiên, theo kinh nghiê “m du lịch phượt Măng Đen bạn hãy nếm thử món cá này theo đúng kiểu của nhà hàng địa phương để nghiền ngẫm cái dư vị đă “c biê “t trong món ăn này

Địa điểm ăn uống ngon ở Măng Đen:

Tiệm gà nướng cô Sinh: Đây là một tiệm gà nướng có từ lâu đời Cô từ đầu bếp của một nhà hàng, sau đó mở 1 tiệm riêng trên đường chính số 24 dẫn ra thị trấn Măng Đen Tiệm bán các món chính gà nướng cơm lam, heo làng quay, gỏi chuối rừng Những món ăn làm nên thương hiệu đặc trưng ở đây Đặc biệt món cơm lam và gà nướng thường được cho lá tiêu nướng kèm nên có mùi thơm và ăn rất đã

- Mức giá:

Gà nướng: 200.000/con (Có bán nửa con)

Thịt heo quay: 25.000đ/cân

Cơm lam: 10.000đ/phần (Đủ 2 người ăn)

Nước ngọt: 10.000đ/lon

- Giờ mở cửa 9h00 – 18h00 (Có thể đóng sớm nếu hết đồ ăn).:

- Địa chỉ: AH132, Đắk Long, Kon Plông, Kon Tum, Việt Nam

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN