Chẳng hạn như theo TrườngĐại học British Columbia của Canada: “HDVDL là cá nhân làm việc trên các tuyến dulịch trực tiếp hoặc di chuyển cùng cá nhân hoặc đoàn khách theo chương trình du
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
-TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
PHÁP LUẬT DU LỊCH
Chủ đề 10: Chế độ pháp lý đối với hướng dẫn viên du lịch
Giảng viên : PGS.TS Phạm Hồng Long
Sinh viên : Nguyễn Thu Phương
Mã sinh viên : 20030129
Trang 2Hà Nội, tháng 5 năm 2022
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HDVDL 2
1.1 Khái niệm về HDVDL 2
1.2 Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về HDVDL 3
Chương 2 THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HDVDL VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 3
2.1 Thực trạng chế độ pháp lý đối với HDVDL 3
2.1.2 Quy định về thẻ hướng dẫn viên 4
2.1.3 Quyền và nghĩa vụ của HDVDL, trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên 6
2.2 Đánh giá thực tiễn thi hành chế độ pháp lý về HDVDL 7
2.2.1 Những kết quả đã đạt được 7
2.2.2 Những bất cập còn tồn tại 9
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT 10
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
PHỤ LỤC 13
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
4 VHTT&DL : Văn hóa Thể thao và Du lịch
1
Trang 5MỞ ĐẦU
Thuở sơ khai, du lịch được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, du lịch phát triển như một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam, ngành du lịch được đánh giá đang phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm lực lớn, hàng năm thu hút nhiều khách du lịch trong và
ngoài nước Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh thì chúng ta vẫn bị đánh giá “là đất
nước giàu tài nghuyên nhưng nghèo sản phẩm du lịch” Nguyên nhân một phần xuất phát
từ đội ngũ hướng dẫn viên chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp và sức sáng tạo Nhận thức được tầm quan trọng của hướng dẫn viên, thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về hướng dẫn viên nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho nghề hướng dẫn, từ đó đảm cho cho hoạt động du lịch phát triển bền vững Luật Du lịch 2017 ra đời trên cơ sở kế thừa và phát triển những quy định cũ đã có những sửa đổi, bổ sung mới về quy định đối với hướng dẫn viên du lịch (sau đây viết tắt là HDVDL), khắc phục những hạn chế trước đây Với mục đích nghiên cứu và tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành chế định về hướng dân viên du lịch, để từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
pháp luật, em xin lựa chọn đề tài: “Chế độ pháp lý đối với hướng dẫn viên du lịch” cho
bài tiểu luận của mình
NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HDVDL 1.1 Khái niệm về HDVDL
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về HDVDL Chẳng hạn như theo Trường
Đại học British Columbia của Canada: “HDVDL là cá nhân làm việc trên các tuyến du
lịch trực tiếp hoặc di chuyển cùng cá nhân hoặc đoàn khách theo chương trình du lịch, nhằm thực hiện chương trình du lịch theo đúng kế hoạch, cung cấp các lời thuyến minh tại điểm tham quan nhằm tạo ra các ấn tượng tích cực cho khách được gọi là hướng dẫn
du lịch hay là HDVDL”1
Dưới góc độ pháp lý, Luật Du lịch 2017 đưa ra khái niệm về HDVDL là “người
lịch là yêu cầu bắt buộc đối với hướng dẫn viên để thực hiện “hoạt động cung cấp thông
1 Đại học British Columbia (1999), Sách du lịch Đại học British Columbia,
2 Khoản 11 Điều 3 Luật Du lịch 2017
2
Trang 6tin, kết nối dịch vụ, dẫn khác du lịch, hỗ trợ khách du lịch sử dụng các dịch vụ theo chương trình du lịch.”3
1.2 Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về HDVDL
Thứ nhất, việc điều chỉnh về pháp luật đối với HDVDL nhằm phát huy vai trò của hướng dẫn viên HDVDL hiện nay được coi là cầu nối giữa du khách với điểm du lịch, là người truyền tải những thông tin, hình ảnh, giá trị liên quan đến điểm du lịch đối với khách du lịch Hoạt động của HDVDL gắn liền với lợi ích của các doanh nghiệp và lợi ích của quốc gia Chính bởi vậy, cần thiết phải có những điều chỉnh về mặt pháp lý đối với HDVDL để họ có thể phát huy tốt vai trò của mình
Thứ hai, việc điều chỉnh về pháp luật đối với HDVDL góp phần hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động du lịch, đảm bảo cho du lịch phát triển bền vững, tăng tính đồng bộ giữa các văn bản pháp luật với nhau
Thứ ba, việc điều chỉnh về pháp luật đối với HDVDL nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay, phù hợp với pháp luật quốc tế và đưa Việt Nam hội nhập với toàn cầu
Chương 2 THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HDVDL VÀ THỰC TIỄN
THI HÀNH 2.1 Thực trạng chế độ pháp lý đối với HDVDL
Sau 10 năm thi hành trên thực tiễn, Luật Du lịch 2005 đã có những đóng góp đáng
kể trong việc điều chỉnh hoạt động đối với HDVDL, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của họ trong ngành du lịch nói riêng và lao động Việt Nam nói chung Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì Luật Du lịch 2005 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Chính bởi vậy, để khắc phục các bất cập này, Luật Du lịch 2017 đã có những sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện quy định về HDVDL bao gồm: điều kiện đối với hướng dẫn viên, thẻ hướng dẫn viên, quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên và quản lý đối với hướng dẫn viên
2.1.1 Quy định về điều kiện hành nghề HDVDL
Hiện nay, Luật Du lịch 2017 quy định HDVDL bao gồm ba đối tượng và phân định
- HDVDL quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc
tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;
3 Khoản 10 Điều 3 Luật Du lịch 2017
4 Khoản 1 và 2 Điều 58 Luật Du lịch 2017
3
Trang 7- HDVDL nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;
- HDVDL tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch
Về bản chất, HDVDL tại điểm là thuyết minh viên du lịch trước đây nhưng đã được thay đổi tên để phù hợp với điều ước, thông lệ quốc tế, tránh việc trùng lặp vớp thuyết minh viên làm việc tại bảo tang Hơn nữa sự sửa đổi này đã làm rõ bản chất và vai trò của HDVDL tại khu du lịch, điểm du lịch Bên cạnh đó, so với quy định trước đây, Luật Du lịch 2017 đã phân định phạm vi hoạt động của các hướng dẫn viên một cách cụ thể và rõ rang hơn, từ đó giúp cho các hướng dẫn viên xác định được phạm vi hành nghề của mình và các doanh nghiệp có thể dễ dàng trong việc sắp xếp nguồn nhân lực
Về điều kiện hành nghề hướng dẫn viên So với Luật Du lịch 2005, điều kiện
hành nghề hướng dẫn viên có nhiều thay đổi Quy định mới đã bổ sung và hoàn thiện các điều kiện này theo hướng tạo cho những người này có được sự tự do trong việc chọn đăng
ký với tổ chức quản lý Theo khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017, hướng dẫn viên chỉ cần
đáp ứng 3 điều kiện sau: “Có thẻ HDVDL; Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với HDVDL quốc tế và HDVDL nội địa; Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với HDVDL tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch”
Thực tế cho thấy, từ những năm 1994 đến nay, quy định về điều kiện hành nghề đối với hướng dẫn viên được phát triển theo hướng mở, tạo điều kiện cho hoạt động này phát triển, trong đó thẻ HDVDL là yếu tố tiên quyết để một người có thể trở thành HDVDL Tuy nhiên, dù quy định theo hướng mở nhưng các điều kiện này vẫn rất cụ thể và chi tiết, đảm bảo hiệu quả cho việc áp dụng trên thực tiễn
2.1.2 Quy định về thẻ hướng dẫn viên
Thứ nhất, về điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên Luật Du lịch 2017 quy định điều
kiện cấp thẻ riêng đối với từng loại HDVDL, trong đó có các điều kiện chung như sau:
“Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng chất ma túy”5 Bên cạnh đó, Luật Du lịch
5 Điểm a, b, c khoản 1 Điều 59 Luật Du lịch 2017
4
Trang 82017 tiếp tục quy định về điều kiện đối với HDVDL nội địa là phải tốt nghiệp trung cấp trử lên có chuyên ngành về hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch nội địa
Đối với điều kiện về HDVDL quốc tế, do phạm vi hành nghề rộng, cần trình độ văn hóa cao nên luật đã có sự điều chỉnh, yêu cầu hướng dẫn viên này phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành hướng dẫn du lịch; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ hướng dẫn du lịch quốc tế và sử dụng
chất lượng cao cho ngành HDVDL quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, đưa hình ảnh về con người, thiên nhiên Việt Nam đến gần hơn với bạn bè trên mọi châu lục Có thể nói HDVDL quốc tế là cầu nối, đại diện của Việt Nam để quảng bá hình ảnh đất nước cho khách du lịch quốc tế, thậm cho là khách du lịch nội địa
Đối với điều kiện về HDVDL tại điểm Do tính chất của loại hình hướng dẫn viên này nên điều kiện cấp thẻ bên cạnh những quy định chung thì chỉ cần đáp ứng yêu cầu kiểm tra vụ hướng dẫn du lịch tại điểm do cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ
Thứ hai, hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp thẻ HDVDL Hiện nay, pháp luật du lịch
quy định chi tiết về hồ sơ, thủ tục, trình tự cấp thẻ HDVDL đối với HDVDL quốc tế và nội địa tại Điều 60 và đối với HDVDL tại điểm theo Điều 61 Luật Du lịch 2017 Nhìn chung, quy định hiện nay khá cụ thể và rõ ràng trong việc hướng dẫn các đối tượng có nguyện vọng, đạt đủ tiêu chuẩn để cấp thẻ HDVDL Trong đó cá chủ thể này phải có:
“đơn đề nghị gửi đến Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã
nơi cứ trú, bản sao các chứng chỉ, bằng cấp, giấy chứng nhận sức khỏe và ảnh chân dung Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về
du lịch cấp tỉnh cấp thẻ HDVDL cho người đề nghị; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do Cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh tổ chức kiểm tra và cấp thẻ HDVDL tại điểm đối với người đã đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm tra.”
Thứ ba, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ HDVDL Trong đó, cấp đổi chỉ áp dụng đối
với HDVDL quốc tế và nội địa trong trường hợp thẻ hết hạn sử dụng Hồ sơ và trình tự cấp đổi được quy định chi tiết tại khoản 2 và 3 Điều 62 Luật Du lịch 2017 Cấp lại được
6 Khoản 2 Điều 59 Luật Du lịch 2017
7 Điểm b khoản 3 Điều 59 Luật Du lịch 2017
5
Trang 9áp dụng trong trường hợp thẻ của HDVDL bị mất, hỏng hoặc cần thay đổi thông tin Thời hạn của thẻ HDVDL được cấp lại bằng thời hạn còn lại của thẻ đã được cấp Trong một số trường hợp, thẻ HDVDL có thể bị thu hồi bởi cơ quan nhà nước và công khai trên trang điện tử quản lý của Tổng cục Du lịch và cơ quan thu hồi thẻ Theo đó, tại khoản 1 Điều 64
Luật Du lịch 2017, thẻ của hướng dẫn viên có thể bị thu hồi khi: “Làm phương hại đến
chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh; Cho cá nhân khác sử dụng thẻ HDVDL
để hành nghề; Không bảo đảm điều kiện hành nghề, điều kiện cấp thẻ HDVDL theo quy định của Luật này; Giả mạo hồ sơ cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ HDVDL”
2.1.3 Quyền và nghĩa vụ của HDVDL, trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên
Hiện nay, các quy định về HDVDL trong Luật Du lịch 2017 không chỉ thể hiện tinh thần nâng cao trình độ nghề nghiệp mà còn quy định rõ rang về quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên, trách nhiệm quản lý HDVDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành,
Thứ nhất, về quyền của HDVDL Để đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động hướng
dẫn cũng như các lợi ích chính đáng của mình, HDVDL có những quyền sau: “Tham gia
tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch; Nhận tiền lương và khoản thù lao khác theo hợp đồng; Tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề hướng dẫn du lịch;Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch”9 Đây đều là các quyền cơ bản, chính đáng và giúp cho hướng dẫn viên có thể thực hiện nghề này một cách lâu dài Theo đó, hướng dẫn là một nghề không bị pháp luật cấm, mọi người có thể tự do lựa chọn ngành nghề này khi đáp ứng đủ các điều kiện mà nó đặt ra
Về bản chất, một ngành nghề thì việc nhận lương là tất yếu, chế độ lương và thưởng sẽ theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp thuê và người lao động Ngoài ra, hướng dẫn viên còn
có quyền tham gia vào tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cụ thể là Hội HDVDL Việt Nam Hôi được thành lập vào ngày 3/11/2017 với mục đích là giúp đỡ, giới thiệu việc làm và hỗ trợ hoạt động của HDVDL Từ đó góp phần bảo vệ quyền lợi của hướng dẫn viên và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lý, nắm bắt hoạt động của lực lượng hướng dẫn viên
Thứ hai, quy định về nghĩa vụ đối với HDVDL Song song với quyền thì hướng dẫn viên cũng phải thực hiện các nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Du
8 Tổng Cục Du lịch (2017), Quy định mới về hướng dẫn viên trong Luật Du lịch 2017, link truy cập <
https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/25274 >, truy cập ngày 10/5/2022
9 Khoản 1 Điều 65 Luật Du lịch 2017
6
Trang 10lịch 2017 Chẳng hạn như: “hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo
hợp đồng hướng dẫn; Tuân thủ, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, pháp luật nơi đến du lịch, nội quy nơi đến tham quan; tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương; Thông tin cho khách du lịch về chương trình du lịch, dịch vụ và các quyền, lợi ích hợp pháp của khách du lịch;… Như vậy, đối chiếu quy định tại khoản 3 Điều 58 và quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Du lịch 2017, qụy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017 phục vụ công tác hậu kiểm, hướng dẫn viên không phải mang các giấy
tờ chứng minh điều kiện hành nghề quy định tại điểm b khoản 3 Điều 58 Luật Du lịch 2017”10
Thứ ba, về trách nhiệm quản lý hướng dẫn viên Hiện nay, công tác quản lý hướng dẫn viên cũng được Nhà nước quan tâm và xem trọng Trách nhiệm quản lý được quy định rõ từ cấp trung ương đến cấp địa phương Ở cấp TW, Bộ VHTT&DL thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động cấp thẻ HDVDL, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ hướng dẫn du lịch và hoạt động hướng dẫn du lịch trên phạm vi toàn quốc Ở cấp địa phương, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch và hoạt động hướng dẫn du lịch trên địa bàn Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch có trách nhiệm sau đây: Kiểm tra, giám sát hoạt động của HDVDL trong việc tuân thủ pháp luật và hợp đồng đã ký với doanh nghiệp; Bồi dưỡng
So với quy định trước đây trong Luật Du lịch 2005, trách nhiệm quản lý HDVDL trong Luật Du lịch 2017 đã có những sửa đổi cụ thể hơn rất nhiều, điều này cho thấy Nhà nước ngày càng quan tâm đến chất lượng và kiểm soát hoạt động của HDVDL, hạn chế tối đa các rủi ro, bất cập từ HDVDL kém chất lượng, không đáp ứng yêu cầu, làm ảnh hưởng chung đến ngành du lịch Việt Nam
2.2 Đánh giá thực tiễn thi hành chế độ pháp lý về HDVDL
2.2.1 Những kết quả đã đạt được
Nhờ sự ra đời của Luật Du lịch 2017 với những điểm mới đáng ghi nhận, HDVDL
ở Việt Nam đã có những thay đổi tích cực cả về số lượng và chất lượng Theo Tổng cục
Du lịch, “tính đến tháng 1 năm 2020, cả nước có 27.683 HDVDL, tăng 15% so với năm
10 Bộ VHTT&DL (2018), Nghĩa vụ của hướng dân viên khi hành nghề hướng dẫn du lịch, link truy cập <
https://bvhttdl.gov.vn/nghia-vu-cua-huong-dan-vien-khi-di-hanh-nghe-huong-dan-du-lich-620573.htm >, truy cập ngày 10/5/2022
11 Điều 66 Luật Du lịch 2017
7