1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1 Thực Tế Công Tác Quản Trị Chất Lượng Sản Xuất Tại Phước Tân Pro Windows.pdf

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

(Trang bìa ngoài)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠTKHOA KINH TẾ - QTKD

NGÀNH QTKD 

NGUYỄN PHƯƠNG NAM

THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢNXUẤT TẠI PHƯỚC TÂN PRO WINDOWS

BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP THỰC TẾ 2 LỚP QTK44C

(Lâm Đồng), năm 2024

(Trang bìa lót)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠTKHOA KINH TẾ - QTKD

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô trong Khoa KT-QTKD củatrường Đại học Đà Lạt Em chân thành cảm ân vì những kiến thức quý báu mà quýthầy cô đã truyền đạt và sự dẫn dắt tận tâm trong suốt thời gian qua.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám đốc, lãnh đạo công ty vàtoàn thể các anh chị đã tạo điều kiện và cung cấp cho em một cơ hội thực tập tuyệtvời tại Công ty TNHH Phước tân Pro Windows.

Cuối cùng, em muốn bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến cô Nguyễn Phan hồngNgọc, người đã dành thời gian để hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện bàibáo cáo này

Mặc dù em còn ít kinh nghiệm trong việc viết bài, nhưng em đã cố gắng hếtsức để hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do kiến thức của em còn hạn chế,bài tiểu luận có thể không tránh khỏi một số sai sót Vì vậy, em rất mong nhận đượcsự nhận xét, ý kiến và góp ý của cô để em có cơ hội nâng cao kiến thức của mình.Em chân thành mong nhận được sự đóng góp từ phía cô.

Trân trọng!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phương Nam

i

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em cam đoan rằng Báo cáo thực tập này được thực hiện bởi chính em, và emxin khẳng định rằng không vi phạm bất kỳ quy tắc nào về đạo đức trong nghiên cứukhoa học Em đã tuân thủ và áp dụng những nguyên tắc đạo đức cơ bản trong quátrình thực hiện báo cáo thực tập này, đồng thời tuân thủ các quy định và quy tắc củatổ chức hoặc trường đào tạo.

Trước hết, em cam kết rằng tất cả các thông tin, kết quả nghiên cứu, và tàiliệu tham khảo được sử dụng trong báo cáo này đều được trích dẫn và tham khảomột cách chính xác và đầy đủ Em không sao chép, trích dẫn hay sử dụng những ýtưởng, công trình của người khác mà không ghi nguồn.

Thứ hai, em cam đoan rằng em đã thực hiện các thí nghiệm và quá trìnhnghiên cứu một cách trung thực và trung thực Tất cả các kết quả được trình bàytrong báo cáo đều là kết quả thực tế và không bị thay đổi hoặc sửa đổi để tạo ra cáckết quả không chính xác hoặc đánh lừa.

Thứ ba, em xác nhận rằng em đã đọc, hiểu và tuân thủ các quy định về đạođức nghiên cứu khoa học, bao gồm việc không gian lận, không gian cướp ý tưởng,không tham gia vào bất kỳ hành vi gian lận hoặc bất hợp pháp nào liên quan đếnquá trình nghiên cứu khoa học.

Cuối cùng, em xin khẳng định rằng em sẽ chịu trách nhiệm với bất kỳ viphạm nào về đạo đức nghiên cứu khoa học có thể phát hiện trong báo cáo này Emsẽ chấp nhận các hình phạt hoặc biện pháp phê bình mà tổ chức hoặc trường có thểáp dụng nếu vi phạm được phát hiện.

Em cam đoan rằng mọi thông tin trong Báo cáo thực tập này là trung thựcvà không vi phạm các quy tắc về đạo đức trong nghiên cứu khoa học.

Tp Đà Lạt, ngày … tháng … năm 20…Sinh viên thực hiện(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập – Tự Do - Hạnh Phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Đơn vị/Cơ quan/Doanh nghiệp………

NHẬN XÉTHọ và tên sinh viên

……… ngày…… tháng…… năm 20….

Giám đốc/Lãnh đạo phòng/Ban của đơn vị được thừa ủy quyền

(Ký ghi rõ Họ và tên và dấu tròn đỏ)

iii

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 6

Mbc lbc

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1

1.1 Quản Trị Chất Lượng Trong Sản Xuất 1

1.1.1 Khái niệm 1

1.1.2 Vai trò của quản trị chất lượng 3

1.1.3 Các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO 9001, ISO 14001) 4

1.1.4 Mô hình PDCA (Plan-Do-Check-Act) trong quản trị chất lượng 6

1.2 Công Nghệ Và Tiến Bộ Trong Sản Xuất Cửa Nhựa Lõi Thép Và Cửa Nhôm Hiện Nay 10

1.2.1 Lịch sử của cửa nhựa lõi thép và cửa nhôm 10

1.2.2 Công nghệ mới và xu hướng tiến bộ trong sản xuất cửa nhựa lõi thép và cửa nhôm 10

1.2.3 Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa trong quy trình sản xuất 11

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY 12

2.1 Lược Sử Công Ty 12

2.1.1 Lịch sử hình thành 12

2.1.2 Thành tựu 13

2.2 Mô Tả Quy Trình Sản Xuất Hiện Tại 14

2.2.1 Chọn Nguyên Liệu và Chuẩn Bị 14

2.2.2 Sản Xuất Cửa Nhôm và Cửa nhựa lõi thép 19

2.2.3 Kiểm Soát Chất Lượng Trong Quá Trình Sản Xuất 24

2.3.3 Ghi Chú và Báo Cáo Chất Lượng 26

2.4 TỔNG KẾT 27

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY 283.1 Sơ Bộ Về Công Tác Quản Trị Chất Lượng Hiện Tại 28

3.2 Phân Tích Và Đánh Giá Đề Xuất 30

3.2.1 Cải Tiến Quy Trình Sản Xuất 30

3.2.2 Đào Tạo và Nâng Cao Năng Lực Nhân Viên 31

3.2.3 Áp Dụng Công Nghệ và Thiết Bị Hiện Đại: 32

3.2.4 Quản Lý Nguyên Liệu và Nguyên Vật Liệu: 32

3.2.7 Xây Dựng Văn Hóa Chất Lượng 33

3.3 Dự Kiến Kết Quả Và Đánh Giá Hiệu Suất 34

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU1.Lý do lựa chọn đề tài

Trong ngành sản xuất hiện nay, quản lý chất lượng đóng vai trò cực kỳ quantrọng và không thể phủ nhận Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm không chỉ là yếutố quyết định sự thành công của một doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín,danh tiếng và sự tin tưởng từ phía khách hàng Các doanh nghiệp đang ngày càngnhận ra rằng việc áp dụng các quy trình quản lý chất lượng kỹ lưỡng không chỉ giúphọ tối ưu hóa quy trình sản xuất mà còn tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứngđược nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.

Một ví dụ điển hình là công ty Phước Tân Pro Windows, một trong nhữngdoanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất cửa nhựa và nhôm Công ty này đãnhận thức rõ tầm quan trọng của quản lý chất lượng trong hoạt động sản xuất củamình Bằng việc thiết lập và duy trì các quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ từkhâu lựa chọn nguyên liệu đến giai đoạn kiểm tra cuối cùng trước khi sản phẩm rakhỏi nhà máy, Phước Tân Pro Windows đã tạo ra những sản phẩm chất lượng, đápứng được tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe từ phía khách hàng Đó cũng chính là lí domà em chọn đề tài “THỰC TẾ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢNXUẤT TẠI PHƯỚC TÂN PRO WINDOWS” làm đề tài nghiên cứu.

Sự cam kết và đầu tư vào quản lý chất lượng không chỉ giúp công ty này duy trìvà mở rộng thị phần mà còn đem lại sự hài lòng và niềm tin từ phía khách hàng.Điều này chứng tỏ rằng quản lý chất lượng không chỉ là một yếu tố quan trọng màcòn là chìa khóa cho sự thành công và phát triển bền vững của mọi doanh nghiệptrong ngành sản xuất.

2.Mbc tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét thực trạng của công tác quản trị chấtlượng sản xuất tại công ty Phước Tân Pro Windows Đầu tiên, em sẽ tiến hành đánhgiá tổng quan về cách thức quản lý chất lượng hiện tại của công ty, từ quy trình sảnxuất cho đến kiểm soát chất lượng sản phẩm cuối cùng Sau đó, em sẽ phân tích cácđiểm mạnh và điểm yếu trong hệ thống quản lý chất lượng hiện tại của công ty,nhằm nhận biết những khía cạnh cần được cải thiện và tối ưu hóa Dựa trên nhữngphân tích này, em sẽ đề xuất các biện pháp cải thiện cụ thể nhằm nâng cao chấtlượng sản phẩm và hiệu suất sản xuất của công ty.

Trang 8

3.Phương pháp nghiên cứu

Để có thể hoàn thành tốt, bài báo cáo thực tập này không chỉ dựa trên các cơ sởlý thuyết đã được học trên ghế nhà trường mà còn phải dựa trên quá trình tiếp cậnnhờ việc tiếp cận thực tế thông qua các giai đoạn thực tập tại công ty TNHH PhướcTân Pro Windows

Trang 9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT1.1 Quản Trị Chất Lượng Trong Sản Xuất

1.1.1 Khái niệm

Quản trị chất lượng là một khía cạnh quan trọng của quản lý doanh nghiệp, tậptrung vào việc đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được yêu cầu chấtlượng đã đặt ra Đối với nhiều doanh nghiệp, quản trị chất lượng không chỉ là mộtquá trình kiểm soát sau cùng mà còn là một chiến lược toàn diện để tăng cường hiệusuất và sự hài lòng của khách hàng Để hiểu rõ được quản trị chất lượng là gì, ta cầnhiểu được sản phẩm và chất lượng sản phẩm là gì

a sản phẩm

Theo ISO 9000:2000, trong phần thuật ngữ thì sản phẩm được định nghĩa là“kết quả của các hoạt động hay quá trình” Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ tất cảmọi hoạt động bao gồm cả những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất cụ thê vàcác dịch vụ Tất cả các tổ chức hoạt động, trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốcdân đều có thể tạo ra và cung cấp sản phẩm của mình cho xã hội Mặt khác, bất kỳmột yếu tố vật chất nào hoặc một hoạt động do tổ chức nào cung cấp nhằm đáp ứngnhững yêu cầu bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp đều có thể được gọi là sảnphẩm

Ngô, P H (2010) Giáo trình Quản lý chất lượng NXB Tài Chính.b chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là một khái niệm tương đối lâu đời, nó được áp dụng rộngrãi trong hầu hết mọi lĩnh vực trong hoạt động thường ngày con người, đặt ra tháchthức trong việc định nghĩa rõ ý nghĩa của nó

Về phạm trù này, nó tương đối phức tạp, phản ánh sự hòa quyện giữa các yếu tốkỹ thuật, kinh tế và xã hội Tùy thuộc vào góc nhìn và mục đích sử dụng, quan điểmvề chất lượng có thể xuất phát từ chính sản phẩm, người sản xuất, người mua & bánhoặc thậm chí là nhu cầu thị trường.

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, chất lượng đóng vai trò quan trọng nhất trongviệc nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.Khái niệm chất lượng, phức tạp và đa chiều, thể hiện độ hiệu quả của mọi khía cạnh

Trang 10

hoạt động, từ chiến lược thiết kế, tổ chức sản xuất đến hoạt động tiếp thị Sản phẩmđược xem là thành phần quan trọng nhất của hệ thống chất lượng tổng thể.

Quan điểm siêu việt coi chất lượng như sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất Tuynhiên, quan điểm này mang tính trừu tượng, khiến cho việc định nghĩa rõ chấtlượng sản phẩm trở nên khó khăn.

Ngược lại, quan điểm xuất phát từ sản phẩm cho rằng chất lượng được thể hiệnqua các đặc tính riêng của sản phẩm Theo quan điểm của những nhà sản xuất, chấtlượng là sự hoàn hảo và phù hợp của sản phẩm/dịch vụ với các yêu cầu hoặc tiêuchuẩn đã được đặt ra trước đó Chất lượng là sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã đặtra trong môi trường kinh tế và xã hội cụ thể.

Ngày nay, khi nói về chất lượng thì thường sẽ bao gồm cả chất lượng sản phẩmvà dịch vụ.

Trong môi trường kinh tế thị trường, đã có hàng trăm định nghĩa về chất lượngsản phẩm từ nhiều tác giả khác nhau Những định nghĩa này liên quan chặt chẽ đếncác yếu tố cơ bản của thị trường như nhu cầu, cạnh tranh và giá cả Chúng có thểđược gọi chung là "quan niệm chất lượng hướng theo thị trường".

Quan niệm chất lượng hướng theo thị trường là một cách tiếp cận đối với kháiniệm chất lượng sản phẩm được định hình chủ yếu bởi những yếu tố thị trường vànhu cầu của khách hàng Theo quan niệm này, chất lượng của một sản phẩm hoặcdịch vụ được xác định chủ yếu bởi sự đáp ứng đối với mong đợi và yêu cầu của thịtrường.

Cụ thể, quan niệm chất lượng hướng theo thị trường thường chú trọng đếnnhững đặc điểm mà khách hàng đánh giá và đề xuất, thay vì chỉ dựa vào các tiêuchuẩn nội bộ hoặc quy định công nghiệp Nó đặt người tiêu dùng ở trung tâm củaquá trình xây dựng và đánh giá chất lượng.

Các yếu tố quan trọng bao gồm tính đa dạng của sản phẩm, tính sáng tạo, khảnăng đáp ứng một cách nhanh chóng với thay đổi của thị trường và sự linh hoạttrong việc thích ứng với mong đợi của khách hàng Quan niệm này thường coi trọngviệc thu thập phản hồi từ khách hàng và sử dụng thông tin này để liên tục cải tiếnsản phẩm hoặc dịch vụ.

2

Trang 11

Trong bối cảnh kinh doanh ngày nay, quan niệm chất lượng hướng theo thịtrường trở thành một phương pháp quan trọng để duy trì và phát triển doanh nghiệptrong sự cạnh tranh khốc liệt.

1.1.2 Vai trò của quản trị chất lượng

Quan điểm về chất lượng hướng thị trường là một phương pháp quan trọng đểđánh giá chất lượng sản phẩm, chủ yếu dựa vào yếu tố thị trường và nhu cầu củakhách hàng Theo quan niệm này, chất lượng sản phẩm được xác định chủ yếuthông qua việc đáp ứng mong đợi và yêu cầu của thị trường.

Điểm đặc biệt của quan điểm chất lượng hướng thị trường là tập trung vào cácđặc điểm mà khách hàng đánh giá và đề xuất, thay vì chỉ tuân theo các tiêu chuẩnnội bộ hoặc quy định của ngành công nghiệp Quan điểm này đặt người tiêu dùngvào trung tâm của quá trình xây dựng và đánh giá chất lượng.

Các yếu tố quan trọng bao gồm sự đa dạng của sản phẩm, tính sáng tạo, khảnăng đáp ứng nhanh chóng với sự thay đổi liên tục của thị trường và sự linh hoạttrong việc đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng Quan niệm này cũng đánhgiá cao việc thu thập phản hồi từ khách hàng và sử dụng nguồn thông tin này để liêntục cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ.

Trong môi trường kinh doanh ngày nay, quan điểm chất lượng hướng thị trườngđã trở thành một trong những chiến lược quan trọng để duy trì và phát triển doanhnghiệp trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay.

Trong bối cảnh kinh tế hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh trở nên quan trọng vàảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp bở lẽ cạnh tranh chínhlà động lực để phát triển Theo (M.E Porter), chiến lược cạnh tranh tập trung vào sựphân biệt hoá sản phẩm và chi phí thấp đang là hai chiến lược phổ biến nhất Chấtlượng sản phẩm trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất để tăngcường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chất lượng sản phẩm được coi là yếu tố tạo sức hấp dẫn, thu hút người mua vàtạo lợi thế cạnh tranh Mỗi sản phẩm có những đặc điểm riêng, và chất lượng sảnphẩm cao được xem là một trong những yếu tố quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh Với người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm là quan trọng để quyết định việc muasắm và đóng góp vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trang 12

Chất lượng sản phẩm không chỉ xây dựng uy tín và danh tiếng cho doanhnghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong quyết định của khách hàng khi chọnlựa sản phẩm Chất lượng cao cũng giúp duy trì và mở rộng thị trường, tạo ra sựphát triển lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp.

Nâng cao chất lượng sản phẩm không chỉ mang lại sự hài lòng cho khách hàngmà còn đóng góp vào tăng năng suất lao động xã hội, giảm phế thải trong quá trìnhsản xuất và giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm môi trường Đồng thời, việc này giúp tiếtkiệm chi phí và năng lực, tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm, doanh thu và lợinhuận, mang lại lợi ích cho cả khách hàng, doanh nghiệp và xã hội.

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, việc nâng cao chất lượng sản phẩmtrở thành cơ sở quan trọng để doanh nghiệp tham gia vào quá trình hội nhập, mởrộng trao đổi thương mại và duy trì sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế Hệ thốngchất lượng được xây dựng từ đặc điểm đặc thù của từng doanh nghiệp, đồng thờicần được tính toán để đảm bảo chi phí thấp nhất và chất lượng cao nhất.

Cuối cùng, bài văn nhấn mạnh vào văn hoá chất lượng của Nhật Bản, là một vídụ tiêu biểu về sự chú trọng vào việc nâng cao chất lượng, áp dụng các khái niệmkiểm soát chất lượng và quản lý chất lượng tổng hợp.

1.1.3 Các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO 9001, ISO 14001).

Các tiêu chuẩn chất lượng là các tài liệu hướng dẫn và nguyên tắc được thiết lậpđể đảm bảo rằng các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các yêu cầu chất lượng nhấtđịnh Các tiêu chuẩn này thường được phát triển bởi các tổ chức tiêu chuẩn hóaquốc gia hoặc quốc tế như Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (ISO) và có thể đượcáp dụng cho mọi loại tổ chức và ngành công nghiệp.

Một số tiêu chuẩn ISO phổ biến bao gồm:

ISO 9001: một trong những tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu trên thế giới, đã

đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ trênphạm vi toàn cầu Tiêu chuẩn này tập trung vào việc xây dựng, triển khai, và duy trìhệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo rằng tổ chức đáp ứng được mọi yêu cầucủa khách hàng và các bên liên quan Quy trình thực hiện theo ISO 9001 bao gồmviệc xác định các yêu cầu của khách hàng, thiết lập các quy trình và thủ tục làmviệc, kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ, vàliên tục đánh giá và cải thiện hiệu suất.

4

Trang 13

ISO 14001: Tiêu chuẩn này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản

lý môi trường ISO 14001 tập trung vào việc giảm tác động tiêu cực của hoạt độngcủa tổ chức đối với môi trường và khuyến khích các biện pháp bảo vệ môi trường.

ISO 45001: hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp, đặt ra yêu

cầu để bảo đảm môi trường làm việc an toàn và lành mạnh Việc thiết lập, triển khaivà duy trì một OHSMS giúp tổ chức giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và bảo vệsức khỏe của nhân viên.

ISO/IEC 27001: Tiêu chuẩn này đặt ra các yêu cầu để bảo vệ thông tin và dữ

liệu quan trọng Hệ thống quản lý An ninh thông tin giúp tổ chức ngăn chặn rủi rovề an ninh thông tin và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu.

AS9100: Đây là một biến thể của ISO 9001, là một tiêu chuẩn đặc biệt được

phát triển để đáp ứng các yêu cầu của ngành hàng không, không gian và quốcphòng.

Tất cả những tiêu chuẩn chất lượng này đóng góp vào việc tăng cường hiệusuất tổ chức, cải thiện quy trình làm việc, và đáp ứng các yêu cầu quy phạm và luậtlệ Sự tuân thủ và chứng nhận theo những tiêu chuẩn này không chỉ là dấu hiệu củasự cam kết vững chắc với chất lượng mà còn là một yếu tố quan trọng trong việcxây dựng uy tín và hình ảnh tích cực trên thị trường.

Hình 1.1: Tiêu Chuẩn ISO

Trang 14

ISO 9001 và ISO 14001 là hai tiêu chuẩn chất lượng quốc tế được phát triểnbởi Tổ chức Tiêu chuẩn Hóa Quốc tế (International Organization forStandardization - ISO)

Dưới đây là mô tả ngắn về cả hai tiêu chuẩn:

ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng

Mbc đích: ISO 9001 thiết lập các yêu cầu cho hệ thống quản lý chất lượng

trong một tổ chức Nó tập trung vào việc cung cấp các quy trình, chính sách, và thủtục để đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng được yêu cầu chất lượng củakhách hàng và các bên liên quan.

Ưu điểm: Cải thiện hiệu suất tổ chức, tăng sự hài lòng của khách hàng, giảm

rủi ro và lỗi, tăng cường quy trình nội bộ.

ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường

Mbc đích: ISO 14001 tập trung vào quản lý môi trường trong tổ chức Nó yêu

cầu tổ chức xác định và kiểm soát các ảnh hưởng của hoạt động của họ đối với môitrường, đồng thời cam kết vào việc liên tục cải thiện hiệu suất môi trường.

Ưu điểm: Giảm tác động tiêu cực đối với môi trường, cải thiện duy trì hình

ảnh công ty, đáp ứng các yêu cầu pháp luật và ngày càng tăng cường sự nhận thứcvề môi trường.

Cả hai tiêu chuẩn này đều có mục tiêu chung là cung cấp một cơ sở cho việcquản lý chất lượng và bảo vệ môi trường trong tổ chức Sự tuân thủ và chứng nhậntheo các tiêu chuẩn này thường xem là dấu hiệu của một tổ chức chủ động và camkết đối với chất lượng và môi trường.

1.1.4 Mô hình PDCA (Plan-Do-Check-Act) trong quản trị chất lượng.

Mô hình PDCA (Plan-Do-Check-Act) là một phương phápquản lý chất lượng và liên tục cải tiến, được phát triểnbởi nhà quản lý chất lượng người Mỹ Walter A.Shewhart và tiếp theo đó là W Edwards Deming.PDCA được sử dụng rộng rãi trong quản lý chấtlượng và các hệ thống quản lý để đạt được hiệusuất tốt và duy trì sự cải thiện liên tục Dưới đây là ýnghĩa và giai đoạn của mô hình PDCA:

6

Trang 15

Plan (Lập kế hoạch): Mục tiêu của quá trình quản lý chất lượng là xác định

và thiết kế một kế hoạch chi tiết để đạt được một mục tiêu cụ thể hoặc giải quyếtmột vấn đề Đầu tiên, chúng ta cần đặt ra câu hỏi cơ bản

Mục tiêu chính của chúng ta là gì? Mục tiêu này có thể là một mục

tiêu cụ thể như tăng cường sản xuất, giảm chi phí, cải thiện chất lượng sản phẩm,hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể mà tổ chức đang đối mặt.

Để đạt được mục tiêu này, chúng ta thực hiện một loạt các hoạt động khácnhau Đầu tiên, chúng ta thu thập thông tin liên quan đến mục tiêu hoặc vấn đề.Việc này bao gồm việc xác định và lựa chọn các nguồn dữ liệu, bao gồm cả dữ liệusố liệu và ý kiến của khách hàng, để có cái nhìn đầy đủ về tình hình.

Sau đó, chúng ta tiến hành phân tích chi tiết về vấn đề hoặc nhu cầu mà mụctiêu đặt ra Qua đó, chúng ta có thể nắm vững thông tin và hiểu rõ về các yếu tố liênquan đến mục tiêu Điều này bao gồm việc xác định nguyên nhân cụ thể hoặc cácyếu tố chính liên quan đến mục tiêu cụ thể mà chúng ta đang theo đuổi.

Tiếp theo, chúng ta tạo ra một kế hoạch chi tiết để giải quyết vấn đề hoặc đạtđược mục tiêu Kế hoạch này bao gồm các bước cụ thể và phương tiện để triển khainó, cũng như việc giao việc và trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm hoặc tổchức.

Cuối cùng, chúng ta đặt ra các mục tiêu đo lường để đánh giá sự thành côngcủa kế hoạch Các chỉ số và tiêu chí đo lường được xác định sao cho chúng có thểđánh giá được và có tính chất đo lường rõ ràng

Chúng ta cũng xác định các phương pháp kiểm soát để theo dõi và duy trì quátrình thực hiện kế hoạch Điều này bao gồm cách theo dõi và kiểm soát để đảm bảorằng quá trình diễn ra theo kế hoạch và mục tiêu được đạt được một cách hiệu quả.

Bằng cách này, thông qua quá trình lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và hànhđộng (PDCA), chúng ta có một khung làm việc mạnh mẽ để đạt được mục tiêu vàliên tục cải thiện.

Do (Thực hiện): Mục tiêu chính của giai đoạn này trong quá trình quản lýchất lượng là triển khai kế hoạch và thực hiện các biện pháp một cách hiệu quả,nhằm đạt được mục tiêu cụ thể hoặc giải quyết một vấn đề quan trọng Trong quá

Hình 1.2: mô hình PDCA

Trang 16

trình này, các hoạt động cụ thể được thực hiện để đảm bảo rằng mọi gì đã được lậpkế hoạch sẽ được thực hiện đúng cách và đạt được kết quả mong muốn.

Đầu tiên và quan trọng nhất, chúng ta thực hiện các biện pháp theo kế hoạchđã được lập Các bước và chiến lược đã được xác định trong kế hoạch được triểnkhai một cách tỷ mỉ, đảm bảo rằng quy trình được thực hiện đúng theo kế hoạch đãđề ra.

Đồng thời, nếu có các thay đổi trong quy trình làm việc hoặc đầu vào mớiđược áp dụng, việc đào tạo nhân viên là không thể thiếu Chúng ta đảm bảo rằngnhân viên được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện cácnhiệm vụ mới một cách hiệu quả.

Trong quá trình thực hiện, việc thu thập dữ liệu và thông tin liên tục được thựchiện để theo dõi tiến triển của quá trình Các thông số đo lường được kiểm tra và sosánh với mục tiêu đã đặt ra, cũng như đánh giá mức độ tuân thủ với các quy trình vàyêu cầu đã được xác định trước đó.

Chúng ta không chỉ giữ cho quá trình thực hiện được đánh giá đúng và đúngtheo kế hoạch, mà còn ghi lại thông tin và kinh nghiệm thu được từ quá trình này.Điều này giúp chúng ta xây dựng một kho kiến thức quý giá để học hỏi và cải thiệntrong tương lai.

Cuối cùng, nếu có bất kỳ điều gì cần điều chỉnh hoặc cải thiện, chúng ta thựchiện các điều chỉnh này một cách linh hoạt Những điều chỉnh này có thể bao gồmsự điều chỉnh của quy trình, việc cung cấp thêm đào tạo, hoặc bất kỳ biện pháp khắcphục nào khác để đảm bảo rằng mục tiêu được đạt được một cách hiệu quả nhất.Từ giai đoạn triển khai này, chúng ta hy vọng rút ra được những bài học quan trọngvà đảm bảo rằng mọi nỗ lực đều hướng vào việc đạt được chất lượng và hiệu suấttối ưu trong tổ chức.

Check (Kiểm tra): Mục tiêu chính của giai đoạn này là đánh giá kết quả của

các biện pháp đã được triển khai, nhằm xác định xem chúng đã đạt được mục tiêuđề ra hay không Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng những nỗ lực đã đầu tưvà các thay đổi đã thực hiện mang lại giá trị như mong đợi và đồng thời có thể cảithiện liên tục.

Trong quá trình này, các hoạt động chủ yếu bao gồm việc tiến hành các kiểmtra và đánh giá kết quả của quá trình thực hiện, sau đó so sánh chúng với mục tiêu

8

Trang 17

đã đặt ra từ trước Bằng cách này, chúng ta có cái nhìn rõ ràng về hiệu suất và độhiệu quả của những biện pháp đã thực hiện.

Việc xác định sự chênh lệch giữa kết quả thực tế và mục tiêu đề ra là quantrọng để hiểu rõ tình hình Phân tích này giúp chúng ta nhận biết những điểm mạnhvà điểm yếu của quá trình thực hiện Những điểm mạnh thường là những khía cạnhtích cực và thành công của chiến lược, trong khi những điểm yếu có thể là nhữngthách thức cần được giải quyết.

Bằng cách này, quá trình đánh giá không chỉ là một bước kiểm tra mục tiêu đãđạt được mà còn là cơ hội để học hỏi và phát triển Từ những kết quả này, tổ chứccó thể đưa ra quyết định cụ thể về việc duy trì chiến lược hiện tại hay điều chỉnh nóđể tối ưu hóa hiệu quả và đáp ứng một cách linh hoạt với thách thức và cơ hội đangdiễn ra trong môi trường làm việc.

Act (Hành động): Giai đoạn này trong chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Act)

là quãng thời gian quan trọng để đưa ra những điều chỉnh và cải thiện dựa trênnhững kinh nghiệm và kết quả từ giai đoạn kiểm tra và đánh giá trước đó Mục tiêucủa chu trình ở đây là tối ưu hóa hiệu suất của quá trình, đáp ứng một cách linh hoạtvới thách thức và cơ hội mới.

Đầu tiên, chúng ta tập trung vào việc tổng hợp kinh nghiệm từ quá trình kiểmtra và đánh giá Điều này bao gồm việc phân tích kết quả, đánh giá điểm mạnh vàđiểm yếu của quá trình thực hiện Chúng ta cần nhận biết những gì đã làm tốt đểduy trì, và những điểm cần cải thiện để tiến xa hơn.

Dựa trên những kinh nghiệm này, chúng ta tiến hành đề xuất các biện pháp cảithiện hoặc điều chỉnh kế hoạch Những biện pháp này cần được thiết kế để giảiquyết những vấn đề cụ thể, cải thiện hiệu suất và đảm bảo rằng tổ chức làm việctheo hướng quy định.

Sau đó, chúng ta triển khai các biện pháp cải thiện được đề xuất Điều này đòihỏi sự tổ chức và theo dõi đặc biệt để đảm bảo rằng mọi biện pháp đều được triểnkhai đúng cách và hiệu quả Các chỉ số đo lường được đặt ra để theo dõi tiến triểncủa các biện pháp và xác định mức độ thành công.

Cuối cùng, chúng ta chuẩn bị cho chu kỳ PDCA tiếp theo Điều này bao gồmviệc xác định rõ các bước cụ thể cho chu kỳ tiếp theo, mục tiêu mong muốn, vàcách tích hợp phản hồi và đổi mới Việc này tạo ra một môi trường linh hoạt và

Trang 18

sáng tạo, khuyến khích mọi người đóng góp vào quá trình cải tiến liên tục của tổchức.

Tóm lại, giai đoạn này không chỉ là cơ hội để sửa chữa những điều không hoạtđộng, mà còn là thời điểm để phát triển và tối ưu hóa quá trình theo hướng ngàycàng hoàn thiện Bằng cách này, PDCA trở thành một công cụ quan trọng, giúp tổchức không ngừng nâng cao và thích ứng với sự thay đổi trong môi trường làm việc.Mô hình PDCA tạo ra một chu trình liên tục của việc lập kế hoạch, thực hiện,kiểm tra và hành động để duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc quy trình.Nó được coi là một công cụ quan trọng để đạt được sự liên tục cải tiến trong quản lýchất lượng và quản lý tổ chức.

1.2 Công Nghệ Và Tiến Bộ Trong Sản Xuất Cửa Nhựa Lõi Thép Và Cửa NhômHiện Nay

Tiến bộ trong sản xuất cửa nhựa lõi thép và cửa nhôm đang là một phần quantrọng của ngành công nghiệp xây dựng, đặc biệt là với sự phổ cập và ưa chuộng củasản phẩm cửa uPVC Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về lịch sử, công nghệ mới,xu hướng tiến bộ và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) và tự động hóa trong quytrình sản xuất.

1.2.1 Lịch sử của cửa nhựa lõi thép và cửa nhôm.

Sự xuất hiện của cửa nhựa lõi thép và cửa nhôm không chỉ đánh dấu sự pháttriển của ngành công nghiệp xây dựng mà còn thể hiện sự chú trọng vào khả năngchịu lực và tính năng cách âm, cách nhiệt Tại châu Âu, sản phẩm cửa uPVC đãchiếm ưu thế trong thị trường khoảng 60 năm trước, và hiện nay đã trở thành lựachọn phổ biến với hơn 60% thị phần cửa ở các quốc gia này.

1.2.2 Công nghệ mới và xu hướng tiến bộ trong sản xuất cửa nhựa lõi thép và cửa nhôm.

Các công ty hàng đầu như Phước Tân pro windows đã đưa vào sử dụng nhữngcông nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm Sản phẩm cửa uPVC củaEurowindow được sản xuất từ thanh profile uPVC của hãng Koemmerling (CHLBĐức), một nhà sản xuất hàng đầu thế giới với hơn 100 năm kinh nghiệm Các thanhprofile được thiết kế với cấu trúc dạng hộp và lắp lõi thép gia cường, tăng khả năngchịu lực cho bộ cửa Hệ phụ kiện kim khí đồng bộ như chốt đa điểm, bản lề 3D, và

10

Trang 19

khóa chuyên dụng mang lại tính năng linh hoạt cho việc mở cửa theo nhiều chế độkhác nhau.

1.2.3 Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa trong quy trình sản xuất.

Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa đang ngày càng trở thành một phần không thểthiếu trong ngành sản xuất Trong quy trình sản xuất cửa nhựa lõi thép và cửanhôm, ứng dụng của trí tuệ nhân tạo có thể thấy qua việc tối ưu hóa quy trình sảnxuất, dự đoán và giảm thiểu lỗi sản xuất, cũng như tăng cường khả năng kiểm soátchất lượng.

Tự động hóa, từ việc cắt và gia công thanh profile đến lắp ráp và kiểm tra chấtlượng, đang giúp tăng cường năng suất và giảm chi phí lao động Các hệ thống tựđộng hóa cũng giúp đảm bảo tính đồng đều và chính xác trong sản xuất, từ đó nângcao hiệu suất toàn diện của quy trình.

Nhìn chung, sự kết hợp giữa công nghệ mới, xu hướng tiến bộ, và ứng dụng củatrí tuệ nhân tạo và tự động hóa đang làm cho sản xuất cửa nhựa lõi thép và cửanhôm ngày càng hiệu quả và chất lượng

Trang 20

CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG TẠICÔNG TY

2.1 Lược Sử Công Ty

2.1.1 Lịch sử hình thành

2008-2009: Bước Khởi Đầu

Năm 2008, ông Phan Thành Phước và bà Ngô Thị Thanh Thủy quyết địnhhợp tác để thành lập Công ty TNHH Phước Tân ProWindows với sứ mệnhsản xuất cửa nhựa lõi thép chất lượng cao.

Trải qua quá trình chuẩn bị và đầu tư cơ sở vật chất, công ty chính thức bắtđầu hoạt động vào năm 2009.

2010-2015: Mở Rộng Sản Xuất và Nâng Cao Chất Lượng

Công ty liên tục nỗ lực mở rộng dây chuyền sản xuất và áp dụng các côngnghệ hiện đại để tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Qua giai đoạn này, Công ty TNHH Phước Tân ProWindows tập trung vàoviệc nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng uy tín trong ngành.

2016-2020: Đa Dạng Hóa Sản Phẩm

Năng động và sáng tạo, công ty mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách đưavào thị trường thương hiệu đèn trang trí, đồ nội thất New Ways để đáp ứngnhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

Hình 2.1: Logo công ty

Trang 21

Đồng thời, công ty chú trọng vào nghiên cứu và phát triển để duy trì sự độcđáo và tính cạnh tranh của sản phẩm.

2.1.2 Thành tựu

Ngoài sản xuất cửa nhựa và cửanhôm chất lượng cao Công ty TNHHPhước Tân ProWindows còn là mộttrong những đơn vị hàng đầu tronglĩnh vực nội thất và đèn trang trí tạiđịa bàn tỉnh Lâm Đồng Với hơn 15năm hoạt động trong ngành, công tyđã góp phần tích cực vào sự pháttriển của ngành công nghiệp xâydựng và nội thất của tỉnh nhà ĐếnNăm 2023, Phước Tân pro windowscũng được công nhận trong danh sách"Top 10 Sao Vàng Thương Hiệu ViệtNam".

A Đa Dạng Sản Phẩm và Đội Ngũ Tư Vấn Chuyên Nghiệp

Hình 2.2: Top 10 Sao Vàng Thương Hiệu Việt Nam

Trang 22

Công ty TNHH Phước Tân ProWindows không chỉ đặt trọng điểm vào việc sảnxuất sản phẩm chất lượng mà còn tập trung vào việc mang đến cho khách hàngnhững trải nghiệm tư vấn chuyên nghiệp và đội ngũ chuyên gia hàng đầu trongngành Đội ngũ tư vấn của công ty không chỉ là những người bán hàng mà còn lànhững đồng đội đồng lòng, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọnnhững sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và mong muốn cá nhân.

Với sự đa dạng vượt trội trong danh mục sản phẩm, công ty tự hào mang đến chokhách hàng một sự lựa chọn phong phú từ cửa nhựa, cửa nhôm đến nội thất và đèntrang trí Điều này không chỉ mở ra những trải nghiệm mới mẻ mà còn phản ánhtầm nhìn đổi mới và cam kết mang đến giải pháp toàn diện cho không gian sống vàlàm việc của khách hàng.

B Chất Lượng và Uy Tín

Quy trình tư vấn của Công ty TNHH Phước Tân ProWindows không chỉ làbước đệm trong quá trình mua sắm, mà còn là hành trình thấu hiểu khách hàng vàđồng hành cùng họ trong việc xây dựng không gian lý tưởng Công ty tự hào về độingũ tư vấn chuyên nghiệp, những chuyên gia có kiến thức sâu rộng về ngành côngnghiệp xây dựng và nội thất.

Không chỉ tư vấn về việc lựa chọn sản phẩm, đội ngũ của công ty còn hỗ trợkhách hàng trong việc bố trí, lắp đặt và bảo dưỡng sản phẩm để đảm bảo sự hoànhảo và hiệu suất cao nhất Quý khách hàng không chỉ mua sắm sản phẩm, mà còntrải qua một trải nghiệm tư vấn chuyên sâu và tận tâm, giúp họ hiểu rõ hơn về cácgiải pháp và lợi ích mà công ty mang lại.

Với tiêu chuẩn chất lượng đỉnh cao và uy tín được xây dựng trên nền tảng củasự tận tâm và sáng tạo, Công ty TNHH Phước Tân ProWindows không chỉ là ngườibán hàng mà còn là đối tác đồng hành, mang lại sự an tâm và hài lòng tuyệt đối chokhách hàng.

2.2 Mô Tả Quy Trình Sản Xuất Hiện Tại

2.2.1 Chọn Nguyên Liệu và Chuẩn Bị

Quy trình sản xuất của Công ty TNHH Phước Tân ProWindows bắt đầu từ việcchọn lựa nguyên liệu và quy trình kiểm soát chất lượng đầu vào, tạo nên bước quantrọng để đảm bảo chất lượng và đồng nhất của sản phẩm cửa nhôm và cửa nhựa lõithép.

14

Trang 23

a Chuẩn bị nguyên liệu:

Xác Định Nguồn Cung Cấp Nguyên Liệu: Đội ngũ quản lý vật liệu của công

ty chủ động xác định và lựa chọn các nhà cung cấp nguyên liệu uy tín Việc nàyđảm bảo nguyên liệu đầu vào đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng cao và đồng đều.

Quy Trình Chuẩn Bị Nguyên Liệu: Ngay sau khi nguyên liệu đến nhà máy,

công nhân thực hiện bước chuẩn bị cẩn thận Từ bản vẽ sơ bộ mà bộ phận sale cungcấp, nhân viên chuẩn bị nguyên liệu dựa trên các yêu cầu kỹ thuật và thiết kế chitiết.

Kiểm Tra Chất Lượng Trước Khi Sử Dbng: Mỗi lô nguyên liệu trải qua quy

trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt theo chuẩn ISO 9001 Các thông số kíchthước, hình dạng và tính chất vật lý được kiểm tra để đảm bảo đồng nhất và chấtlượng cao của sản phẩm cuối cùng.

Một số công tác trước khi đưa vào sản xuất:

Thiết Kế Bản Vẽ Chính Thức Từ Bản Vẽ Sơ Bộ: Phòng thiết kế, dựa vào bản

vẽ sơ bộ hay còn gọi là bản vẽ gốc từ các saler gửi về rồi từ đó tiến hành tạo ra bảnvẽ chính thức Bản vẽ này không chỉ xác định loại cửa, kiểu cửa, và hướng mở cửamà còn thể hiện chất liệu cửa như nhựa, nhôm.

Quy trình vẽ gồm các bước sau:

Quá Trình Kiểm Tra gồm:

Kiểm Tra Kí Hiệu Bản Vẽ Cũ: Việc kiểm tra kí hiệu không chỉ dừng ở việc

kiểm tra thông tin trùng lặp mà còn là để tạo điều kiện thuận lợi trong việc sắp xếpcác file bản vẽ trong máy tính Những chi tiết như kí hiệu đặc biệt (mở vào, mở ra,hướng cửa…) của từng loại cửa phải được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo sự rõ ràngvà đồng nhất trong bản vẽ mới.

Xác Định Chính Xác Fix Cửa Sổ và Cửa Đi: Trong quá trình này, không chỉ

là vấn đề tránh trùng lặp thông tin, mà còn là việc đảm bảo fix (cửa thông gió) cửasổ và cửa đi được xác định chính xác Sự đồng nhất trong việc xác định fix giữa cửasổ và cửa đi giúp tạo ra các sản phẩm đồng đều về mặt thẩm mĩ và thuận tiện trong

Ngày đăng: 28/06/2024, 10:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w