1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

áp dụng một trong các phương pháp quản trị chất lượng để phân tích thực trạng công tác quản trị chất lượng tại một tổ chức doanh nghiệp cụ thể

21 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng một trong các phương pháp quản trị chất lượng để phân tích thực trạng công tác quản trị chất lượng tại một tổ chức/doanh nghiệp cụ thể
Tác giả Kiều Minh Ngọc
Trường học Học viện Phụ nữ Việt Nam
Chuyên ngành Quản trị Chất lượng
Thể loại Tiểu luận học phần
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

+SEISO sạch sẽ: là vệ sinh mọi chỗ tại nơi làm việc để không còn rác thải trên nền nhà, máy móc và thiết bị sạch sẽ.+ SEIKETSU săn sóc: là luôn săn sóc, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc bằng

Trang 1

HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

TIỂU LUẬNHỌC PHẦN: Quản Trị Chất Lượng

ĐỀ BÀI:

Câu 1: So sánh 5S và Kaizen

Câu 2: Tại sao nói “ Quản trị chất lượng là cho không”

Câu 3: Nêu các quan điểm hiện hành về chất lượng và chỉ ra bản chất của các quan điểm

Câu 4: Áp dụng một trong các phương pháp quản trị chất lượng để phân tích thực trạng công tác quản trị chất lượng tại một tổ chức/doanh nghiệp cụ thể.

Họ và tên: Kiều Minh Ngọc

Lớp: QTDL A

Mã số sinh viên: 1978130166

Hà Nội, tháng 07 năm 2021

Trang 2

+ SEITION (sắp xếp): là sắp xếp mọi thứ theo trật tự đúng chỗ của nó để có thể tiện lợikhi sử dụng Mục đích là để người dùng không mất thời gian tìm kiếm khi muốn sử dụng.+SEISO (sạch sẽ): là vệ sinh mọi chỗ tại nơi làm việc để không còn rác thải trên nền nhà,máy móc và thiết bị sạch sẽ.

+ SEIKETSU (săn sóc): là luôn săn sóc, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc bằng việc thực hiệnliên tục: sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ

+ SHITSUKE (sẵn sàng): là tạo cho mọi người thói quen tự giác làm việc tốt và luôn tuânthủ nghiêm ngặt nơi làm việc

5S là một chương trình nâng cao năng suất, chất lượng được áp dụng phổ biến ở Nhật Bản

và đã dần phổ biến trên nhiều nước bởi những lợi ích sau:

+ Nơi làm việc trở nên ngăn nắp, sạch sẽ hơn

Trang 3

+ Tăng cường phát huy sáng kiến.

+ Mọi người trở nên kỷ luật hơn

+ Chỗ làm việc trở nên thuận tiện và an toàn hơn

+ Cán bộ và công nhân tự hào về nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp của minh

+ Góp phần: nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí, giao hàng đúng hạn, đảm bảo

Khi áp đụng ở nơi làm việc, Kaizen nghĩa là đổi mới liên tục và nó đòi hỏi sự cam kết và

nỗ lực liên tục của mọi người, các cán bộ quản lý cũng như các nhân viên Kaizen lànhững bước cải tiến nhỏ thực hiện trong khoảng thời gian dài Thực tế, các công tythường chú trọng thực hiện Kaizen hoặc chương trình có sự tham gia của nhân viên.Kaizen ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lương công việc,nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và giảm chi phí hoạt động,

Kaizen được tiếp cận theo quá trình, khi các quá trình được cải tiến thì kết quả sẽ được cảitiến Khi kết quả không đạt được đó là lỗi sái của quá trình

* Quan điểm cơ bản của Kaizen:

Trang 4

+ Những hoạt động hiện tại luôn có nhiều cơ hội để cải tiến.

+ Các phương tiện và phương pháp hiện tại có thể luôn được cải tiến một nỗ lực nào đó.+ Tích lũy những cải tiến nhỏ sẽ tạo ra một sự biến đổi lớn

+ Lôi cuốn toàn thể công nhân viên

Lưu ý cần tránh những quan điểm sai về Kaizen: không còn động lực để đưa ra đề xuấtmới; chúng ta không còn ý tưởng nào nữa; chúng ta không còn ở giai đoạn Kaizen; chúng

ta đã cố gắng rất nhiều để đổi mới và chẳng có gì được thực hiện cả;

* Các đối tượng cải tiến Kaizen:

+ Cải tiến sản phẩm dịch vụ

+ Giảm sai hỏng, phế liệu và phế phẩm

+ Cải tiến các hoạt động, quy trình

+ Phương pháp và cách thức làm việc

+ Môi trường và điều kiện làm việc

+ Cải tiến năng suất và hiệu suất sử dụng nguồn lực

+ Quan hệ công việc

+ Tạo cơ hội kinh doanh mới

* Lợi ích của Kaizen:

- Lợi ích vô hình:

+ Tích lũy các cải tiến nhỏ trở thành những kết quả lớn

+ Giảm các lãng phí, tăng năng suất

Trang 5

- Lợi ích hữu hình:

+ Tạo động lực thúc đẩy cá nhân có các ý tưởng cải tiến

+ Tạo tinh thần làm việc tập, thể đoàn kết

+ Tạo ý thức luôn hướng tới giảm thiểu các lãng phí

+ Xây dựng nền văn hóa công ty

* Các bước triển khai:

Các bước thực hiện Kaizen tuân thử theo vòng PDCA, từ bước 1 đến bước 4 là P (kếhoạch), bước 5 là D (thực hiện), bước 6 là C (kiểm tra) và bước 7 là A (hành động khắcphục hoặc cải tiến) Các bước thực hiện Kaizen giúp giải quyết vấn đề dựa trên việc phântích dữ liệu được thực hiện như sau:

(1) Lực họn chủ đề

(2) Tìm hiểu tình trạng hiện tại và xác định mục tiêu

(3) Phân tích dữ liệu đã thu thập được để xác định nguyên nhân gốc rễ

(4) Xác định biện pháp thực hiện dữ trên cơ sở phân tích dữ liệu

(5) Thực hiện biện pháp

(6) Xác nhận kết quả thực hiện biện pháp

(7) Xây dựng hoặc sửa đổi các tiêu chuẩn để phòng ngừa tái diễn

(8) Xem xét các quá trình và dự án tiếp theo

Qua đó ta có thể thấy rằng:

+ Kaizen là một triết lý, một chiến lược cụ thể xuyên suốt quá trình hoạt động của mộtđơn vị bằng phương pháp liên tục cải tiến và sáng tạo nhằm đạt được mục tiêu giảm chi

Trang 6

phí sản xuất cho doanh nghiệp, tăng lợi nhuận đồng thời khiến cho quá trình làm việc củamỗi cá nhân trở lên đơn giản hơn, tiện ích và hiệu quả hơn.

+ 5S là một cách thức, công cụ trong các công cụ thuộc Kaizen 5S chú trọng vào mộtmảng nhất định đó là hướng tới sự gọn gang luôn tiện lợi nhất cho nơi làm việc Qua đógóp phần nâng cao năng suất cho tổ chức bằng cách thức tạo thêm nhiều diện tích lưu trữ,giảm thời gian kiếm tìm tài liệu…

* Sự giống nhau giữa Kaizen và 5S:

+ Cả hai đều tập trung vào việc cải thiện hiệu quả: Những giải thích đơn giản của mỗikhái niệm này cho thấy rằng cả hai đều chủ yếu được sử dụng để giúp nâng cao hiệu quảtrong một cơ sở Kaizen hoàn thành điều này bằng cách xác định các quy trình khác nhaudiễn ra và thực hiện các cải tiến 5S hoạt động bằng cách tìm kiếm đống lộn xộn và loại

bỏ chúng Mặc dù một công ty dường như phải lựa chọn một trong hai phương pháp này,nhưng chúng thực sự có thể hoạt động rất hiệu quả với nhau Khi một công ty thực hiệnđúng cả hai tiêu chuẩn này, họ có thể giải quyết tình trạng kém hiệu quả từ hai mục đíchkhác nhau nhưng bổ sung cho nhau Mục tiêu của cả hai hệ thống này là giúp loại bỏ lãngphí thời gian, năng lượng, thiết bị, hàng tồn kho và những thứ khác để cơ sở có thể hoạtđộng hiệu quả nhất có thể Loại bỏ lãng phí không chỉ giúp cải thiện lợi nhuận mà còn cóthể làm cho nơi làm việc an toàn hơn

* Sự khác nhau giữa Kaizen và 5S

+ Tập trung vào các quy trình: Hầu hết các

cơ sở tiến hành một loạt các nhiệm vụ hoặc

quy trình cụ thể một cách thường xuyên

Đây có thể là bất cứ thứ gì, từ xây nhà đến

sản xuất máy hút bụi Quy trình tổng thể

được chia nhỏ thành các quy trình nhỏ hơn

Ví dụ, khi xây nhà, một quy trình nhỏ có

thể là đổ nền bê tông Tất nhiên, có nhiều

cách mà đội xây dựng có thể đổ nền bê

tông, nhưng chúng không mang lại hiệu quả

+ Tập trung vào cách thức tổ chức: Nếu bạnkhông có chiến lược cụ thể để khiến cơ sởđược tổ chức hợp lý, nó có thể nhanh chóngtrở thành một mớ hỗn độn Quay trở lại ví

dụ về việc xây dựng ngôi nhà, bạn có thểnhìn vào một không gian làm việc và thấyrằng mọi thứ không được sắp xếp theo đúngcách Nếu một đội cần đổ nền bê tông, bạn

sẽ muốn đảm bảo rằng tất cả các vật tư bêtông được đặt càng gần khu vực làm việc

Trang 7

giống nhau Ví dụ, đào khu vực làm móng

bằng xẻng gần như không hiệu quả bằng

việc sử dụng máy ủi hoặc máy móc hạng

nặng khác Mục tiêu của bất kỳ công ty nào

cũng là xác định cách lý tưởng nhất để hoàn

thành công việc với càng ít lãng phí càng

tốt Đây là nơi Kaizen có thể ứng dụng cực

kỳ hữu ích Kaizen giúp mọi người trong

công ty học cách làm mọi thứ một cách tốt

nhất, sau đó chuẩn hóa quy trình để mọi

người đều tận dụng được lợi thế của quá

trình cải tiến Mặt khác, 5S sẽ không được

sử dụng để xác định cách thức hoạt động

của một quá trình hoặc làm sao để quy trình

được cải thiện hơn

càng tốt Điều này sẽ cho phép mọi ngườilấy và sử dụng mà không mất thời gian đi

bộ đến nhà kho hoặc khu vực khác Ngoài

ra, việc giữ cho các dụng cụ dùng để đánhkem nền luôn sạch sẽ là điều rất quan trọng.Nếu bạn không làm sạch chúng trực tiếpsau khi sử dụng, bê tông có thể đông cứnglại, gây khó khăn (hoặc thậm chí là khôngthể) làm cho chúng hữu dụng trở lại Tất cảnhững điều này đều được đề cập trongphương pháp 5S, nhưng không nằm trong

hệ thống Kaizen Bất cứ lúc nào bạn đangtìm cách sắp xếp mọi thứ hợp lý, sạch sẽ vàduy trì sự tiến bộ này, bạn đang sử dụng hệthống 5S

Câu 2: Tại sao nói “ Quản trị chất lượng là cho không”

Bài làm

Quan điểm “Chất lượng là thứ cho không”, hàm ý rằng:

Năm 1979, PHILIP B CROSBY đã cho xuất bản cuốn sách “Quality is free” được dịch là

“ Chất lượng là cái cho không” Trong tác phẩm này, PHILIP B CROSBY nhấn mạnh đếnchi phí do chất lượng kém gây ra (SCP) hay chính là cái giá phải trả cho sự không phù hợp Theo triết lý của CROSBY, chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu và thước đo của chất lượng chính là cái giá của sự không phù hợp Theo ông, để không có tổn thất do sự không phù hợp với yêu cầu gây ra thì công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp cần chú trọng đến phòng ngừa là chính và thực hiện nguyên tắc không lỗi ( zero defect).Còn đối với nước ta, trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các mặt hàng đều ở trạng thái cung lớn hơn cầu, dẫn đến các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau bằng việc phải thỏa

Trang 8

mãn ngày càng tốt những nhu cầu của người mua Do đó các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng cao những nhu cầu mà khách hàng mong đợi.

Để làm được điều này, doanh nghiệp phải thực hiện tốt cả 3 mặt về: lợi ích đối với doanh nghiệp, lợi ích đối với người tiêu dùng và lợi ích xã hội

* Về lợi ích đối với doanh nghiệp:

Hội nhập nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng là một xu hướng khách quan trong quá trình phát triển Để có thể tồn tại và phát triển, các Doanh nghiệp phải biết nắm bắt, tận dụng triệt để các cơ hội, các lợi thế đồng thời có những thay đổi, điều chỉnh nhằm hạn chếtối đa những rủi ro, bất lợi mà quá trình hội nhập kinh tế đem lại; vì vậy doanh nghiệp phải thực hiện được các vấn đề sau:

- Đầu tiên, các doanh nghiệp phải nhận thức được các hạn chế, yếu kém đang tồn tại trongdoanh nghiệp mình như là quy mô nhỏ, thiếu vốn; công nghệ sản xuất kinh doanh lạc hậu;khả năng quản trị doanh nghiệp còn yếu kém mà có kế hoạch khắc phục các yếu kém

đó Phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh lâu dài có tính đến tác động của môi trường quốc tế; xác định vị trí của mình ở đâu trong chuỗi giá trị, trong mạng sản xuất toàn cầu và khu vực; cải tiến quy trình sản xuất bằng việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến để tăng chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, nhanh chóng tiếp cận những phương pháp quản lý tiên tiến, áp dụng các tiêu chuẩn quản lý quốc

tế được coi là biện pháp rất quan trọng góp phần tiết kiệm các loại chi phí có tỷ trọng lớn làm cơ sở hạ giá thành để giảm giá bán sản phẩm nâng cao cạnh tranh về giá; áp dụng cáctiêu chuẩn ISO, hoàn thiện phương thức kinh doanh; tạo ra bản sắc riêng có, những nét độc đáo riêng có của doanh nghiệp mình thông qua đó mà thu hút khách hàng, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu Có như vậy, doanh nghiệp mới đáp ứng được nhu cầu thỏa mãn của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp trong khi mức giá có thể vẫn như cũ và khi đó sản lượng tiêu thụ sẽ được tăng lên đáng kể Như vậy, khi chất lượng sản phẩm được tăng lên khi doanh nghiệp thực hiện các chiến lược trên thì sẽ làm tăng mức độ thỏa mãn của khách hàng, ngược lại khách hàng lại không phải trả thêm tiền cho khoản tăng thêm chất lượng đó của sản phẩm

- Năng suất-chất lượng là hai phạm trù, hai khái niệm có mối quan hệ tương hỗ với nhau, năng suất tác động đến chất lượng: Bởi năng suất được hiểu là thái độ nhằm tìm kiếm để cải tiến những gì đang tồn tại, nên khi năng suất nâng cao sẽ đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của khách hàng về số lượng, chủng loại, giá cả của sản phẩm Từ đó có

Trang 9

khả năng ảnh hưởng đến chất lượng, có thể làm cho chất lượng được nâng cao Ngược lại,chất lượng cũng tác động đến năng suất: Năng suất thường đồng nghĩa với hiệu suất, theo quan niệm hiện nay, năng suất bằng tỉ lệ giữa đầu ra và đầu vào Vì thế khi chất lượng cao

sẽ giảm số sản phẩm sai hỏng => đầu ra tăng lên với cùng một khối lượng đầu vào => Hiệu suất tăng lên Ngoài ra chất lượng cao còn làm tăng độ bền sản phẩm, kéo dài tuổi thọ Đối với những sản phẩm là các công cụ, phương tiện sản xuất hay tiêu dùng có sử dụng nguyên liệu, năng lượng trong quá trình tiêu dùng, thì chi phí trong vận hành khai thác sản phẩm là một thuộc tính chất lượng rất quan trọng Sản phẩm càng hoàn thiện, chất lượng càng cao thì mức độ tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng trong sử dụng càng ít =>góp phần nâng cao chất lượng lao động

Như vậy nếu sản phẩm có chất lượng thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn; tiết kiệm được chi phí, thời gian cho việc làm lại, sửa chữa, hay khắc phục sai hỏng; chi phí bảo hành hay những chi phí thu hồi lại sản phẩm không phù hợp, giải quyết khiếu nại của khách hàng …

Năng suất và chất lượng là hai khái niệm đồng hướng, chúng có mối quan hệ biện chứng,

bổ xung và tăng cường lẫn nhau

Giờ đây, năng suất không còn là sản xuất nhiều hơn khi sử dụng những nguồn lực như nhau hay sản xuất cùng sản phẩm nhưng sử dụng ít nguồn lực hơn mà điều thiết yếu là sản xuất ra đúng sản phẩm với giá cả cạnh tranh để luôn luôn đảm bảo sự thỏa mãn khách hàng ở mức cao nhất Về chất lượng, không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, ở kiểm tra chất lượng, chất lượng hiện nay được hiểu ở quy mô rộng hơn là chất lượng quá trình, chất lượng toàn diện Vì vậy để nâng cao sức cạnh tranh thì gia tăng và cải tiến năng suất-chất lượng là một yếu tố tiên quyết

- Chất lượng sản phẩm hàng hoá của một doanh nghiệp phải được định hướng bởi khách hàng, doanh nghiệp phải sản xuất, bán cái mà khách hàng cần chứ không phải cái mà doanh nghiệp có

* Về lợi ích đối với người tiêu dùng:

- Thông thường, người ta rất dễ chấp nhận ý tưởng cho rằng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm là phải tập trung cải tiến và nâng cao đặc tính kỹ thuật, sự hoàn thiện của sản phẩm Quan niệm này sẽ dẫn đến xu hướng đồng hóa việc đầu tư vào đổi mới dây chuyền sản xuất, công nghệ sản xuất là nâng cao chất lượng sản phẩm Trong nhiều trường hợp, quan niệm này tỏ ra đúng đắn, nhất là khi sản phẩm đang được sản xuất ra

Trang 10

với công nghệ quá lạc hậu Tuy nhiên, chất lượng đã vượt ra khỏi phạm vi của sản phẩm Doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và nhờ những sản phẩm tốt mà được khách hàng tín nhiệm Song muốn thật sự được người tiêu dùng tín nhiệm, thì cùng với sản phẩm tốt, doanh nghiệp còn phải thực hiện một loạt dịch vụ cần thiết khác như: bảo hành, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ và các dịch vụ phụ trợ khác.

- Chất lượng phải xuất phát từ thực tiễn, phải mang lại kết quả nhanh và phải nhận biết được các lợi ích thiết thực Khi doanh nghiệp có được yếu tố chất lượng cao thì thị phần tiêu dùng sản phẩm sẽ cao lên Vì chất lượng không chỉ là một đặc tính đơn lẻ mà toàn bộ tất cả các đặc tính quyết định mức độ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, cho nên ngườitiêu dùng luôn chọn mua những sản phẩm và dịch vụ mang lại giá trị cảm nhận cao nhất Điều này có nghĩa là họ luôn suy xét giữa những lợi ích nhận được và chi phí mà họ phải trả cho từng sản phẩm Họ không hoàn toàn chọn sản phẩm, thương hiệu có giá cả thấp nhất khi những lợi ích nó mang lại thì không nhiều Ngược lại, họ vui lòng chấp nhận mộtgiá cao để được sử dụng những sản phẩm uy tín nhiều thuộc tính với những khả năng có thể làm thỏa mãn nhu cầu của họ Giá trị người tiêu dùng nhận được chính là sự chênh lệch giữa tổng giá trị nhận được và tổng chi phí phải trả Tổng giá trị nhận được là những lợi ích mà người tiêu dùng mong đợi ở một sản phẩm hay dịch vụ Tổng chi phí là tất cả những chi phí mà người tiêu dùng phải trả trong việc so sánh, mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ

Như vậy, khi khách hàng đánh giá tốt về chất lượng sản phẩm, thì mối quan hệ giữa kháchhàng và sản phẩm thương hiệu đó trở nên gắn bó hơn Nếu khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm của một thương hiệu của công ty tốt thì họ sẽ có xu hướng đề cao công ty

đó, và quan trọng hơn là họ biểu lộ sự ưa thích của mình đối với công ty đó hơn những công ty có thương hiệu khác Vì vậy, họ sẽ mua lại, mua nhiều hơn, và có thể chấp nhận giá cao mà không chuyển sang các công ty có sản phẩm thương hiệu khác Và như thế, khách hàng sẽ tiêu tốn ít thời gian và công sức của họ cho việc phải lựa chọn sản phẩm cóchất lượng nhất là trong thời đại ngày nay điều này khách hàng phải được chú ý nhiều vì tâm trí, thời gian và công sức của họ không còn dư giả cho phép họ tham gia quá nhiều vềvấn đề đánh giá cho từng chất lượng sản phẩm thương hiệu Như vậy, trong chiến lược dàihạn điều này sẽ đem lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp so với chi phí phải bỏ ra để thực hiện chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm đó; hay nói cách khác, chất lượng được xem

là một trong những yếu tố tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty để thu hút khách hàng và gia tăng thị phần

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w