1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài nguyên lý tôn trọng quyền tự chủ về đạo đức y học

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Những nguyên lý cơ bản về đạo đức y học là một phần không thể thiếu trong việccung cấp kiến thức cho các sinh viên ngành Y Dược trong giao tiếp ứng xử của NVYTkhi tiếp xúc với người bệnh

Trang 1

+BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG

TIỂU LUẬN

Học phần: TÂM LÝ Y HỌC – ĐẠO ĐỨC Y HỌC Đề tài: NGUYÊN LÝ TÔN TRỌNG QUYỀN TỰ

CHỦ VỀ ĐẠO ĐỨC Y HỌC Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nga

Lớp: ĐH KTPHCN 09Nhóm thực hiện: Nhóm 1 1 Nguyễn Trịnh Văn Chiến2 Nguyễn Lê Bảo Hân3 Mai Nguyên Khánh Linh4 Huỳnh Thanh Nga5 Nguyễn Thị Ngọc Mai

6 Văn Phú Quý 7 Triệu Thanh Thùy8 Trần Thị Vân Thư9 Siu H’ Trang

Đà Nẵng, 01/2024

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PHCN Phục hồi chức năng

Trang 3

1 Giới thiệu chung 9

2 Khái niệm về tôn trọng quyền tự chủ 10

3 Cơ sở phát triển của nguyên lý 10

4 Nội dung của nguyên lý Tôn trọng quyền tự chủ 10

4.1 Tôn trọng quyền lợi tốt nhất của bệnh nhân 10

4.2 Tôn trọng quyền tự quyết định của bệnh nhân 11

4.3 Bảo mật thông tin của bệnh nhân 12

4.4 Trung thực Không được lừa dối bệnh nhân 12

4.5 Thể hiện khả năng giao tiếp tốt với bệnh nhân 13

4.6 Biết lắng nghe tích cực 13

4.7 Cung cấp cho bệnh nhân thông tin mà họ quan tâm và muốn nghe 14

4.8 Tìm kiếm sự đồng ý, sự lựa chọn của bệnh nhân 14

4.9 Tôn trọng quyền bệnh nhân, quyền từ chối điều trị 15

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

LỜI CẢM ƠN 17

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Đạo đức là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với nhóm ngành sức khỏe Y đức làphẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệmcao, tận tụy phục vụ, hết lòng thương yêu chăm sóc người bệnh, coi họ đau đớn nhưmình đau đớn Y đức xác định trách nhiệm, lương tâm, danh dự và niềm hạnh phúc củangười CBYT

Những nguyên lý cơ bản về đạo đức y học là một phần không thể thiếu trong việccung cấp kiến thức cho các sinh viên ngành Y Dược trong giao tiếp ứng xử của NVYTkhi tiếp xúc với người bệnh, người nhà người bệnh, đồng nghiệp và các thành viênkhác trong cộng đồng, giúp sinh viên hình thành một số phẩm chất đạo đức phù hợp,phấn đấu trở thành những NVYT “Sáng y đức, sâu y lý, giỏi y thuật”, nâng cao chấtlượng khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Tôn trọng quyền tự chủ là một trong bốn nguyên lý cơ bản về đạo đức y họcmà sinh viên cần tìm hiểu.

2 Mục đích

Tìm hiểu rõ hơn được nội dung của nguyên lý Tôn trọng quyền tự chủ để từ đóhiểu được các quyền của người bệnh và nhiệm vụ của NVYT đối với người bệnh.

Trang 5

NỘI DUNG1 Giới thiệu chung

Đạo đức y học là một bộ phận của đạo đức nghề nghiệp, là yêu cầu đặc biệt cóliên quan đến việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại sức khỏe cho con người.[1]

Là các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực của ngành y tế, nhờ đó mà mọi thành viêny tế (từ hộ lý đến bộ trưởng,…) phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phùhượp với lợi ích và tiến bộ của ngành y tế [1]

Có 4 nguyên lý cơ bản về đạo đức y học: - Tôn trọng quyền tự chủ

- Có lòng nhân ái- Không làm việc có hại- Công bằng

2 Khái niệm về tôn trọng quyền tự chủ

Quyền tự chủ của một người là quyền được đưa ra quyết định dựa trên sự thunhận thông tin, hiểu biết kiến thức một cách đầy đủ và đủ năng lực tự chịu trách nhiệm.[1]

Khi có quyền tự chủ, chúng ta có thể tự đưa ra các quyết định của mình dựa trênsự cân nhắc kỹ lưỡng [1]

Tôn trọng quyền tự chủ của bệnh nhân là nguyên lý có tính chất quyết định, chiphối tất cả các nguyên lý khác [1]

3 Cơ sở phát triển của nguyên lý

Nguyên lý tôn trọng quyền tự chủ được phát triển trên cơ sở đạo đức chung là conngười có quyền không bị can thiệp khi đưa ra những quyết định về chính bản thân họ.Nguyên lý này nói lên việc tôn trọng quyền con người và tôn trọng quan điểm sống, ýkiến của từng cá nhân [1]

4 Nội dung của nguyên lý Tôn trọng quyền tự chủ

4.1 Tôn trọng quyền lợi tốt nhất của bệnh nhân

Trang 6

Quyền lợi tốt nhất của bệnh nhân là lợi ích lớn nhất cho người bệnh hiện tại vàtrong tương lai, thường sẽ trả lời cho các câu hỏi sau: [2]

 Kế hoạch chăm sóc này có thực sự phù hợp với bệnh nhân không? Thực hiện y lệnh thuốc cho bệnh nhân đã chính xác chưa?

 Những thay đổi của bệnh nhân mới xuất hiện đã được báo cáo với bác sĩ chưa? Thu xếp các trị liệu và thăm dò cho bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ đã tốt

 Liệu bệnh nhân có hài lòng với chăm sóc điều dưỡng không? Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sau điều trị như thế nào?Quyền lợi tốt nhất của bệnh nhân có 3 mức độ: [2]

Mức 1:

 Chữa khỏi bệnh Trở lại cuộc sống

Ví dụ: Bệnh nhân nữ, 45 tuổi, bị nứt xương chậu cánh phải do bị trượt té, cấp cứungoại khoa và được bác sĩ chỉ định phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp khung ngoài.Bệnh nhân nội trú tại khoa Ngoại chấn thương 1 tuần rồi được chuyển xuống khoaPHCN để điểu trị Quyền lợi tốt nhất của bệnh nhân từ thấp đến cao ở hiện tại là:

- Hạn chế tình trạng bệnh nhân bị teo cơ, cứng khớp- Tránh bị nứt lại xương chậu cánh phải

- Điều trị khỏi bệnh

Trang 7

- Đi lại được bình thường…

4.2 Tôn trọng quyền tự quyết định của bệnh nhđn

Người bệnh có quyền chọn lựa chọn, quyết định hoặc từ chối bằng ý muốn củachính mình về việc xĩt nghiệm vă phương phâp điều trị, v.v sau khi được nghe giảithích vă cung cấp thông tin đầy đủ Ngoăi ra, cho dù có từ chối cũng hoăn toăn khôngbị bất lợi gì.

Ví dụ: Khi đi khâm sỏi thận văo năm 2003, Steve Jobs được phât hiện mắc bệnh ung thư tuyến tụy Tuy nhiín, loại ung thư của ông nằm trong số 5% trường hợp phâttriển chậm, có thể chữa trị nếu phẫu thuật Do vậy, câc bâc sĩ đê khuyín ông đi phẫuthuật căng sớm căng tốt Dù vậy, Jobs đê trì hoên việc phẫu thuật trong 9 thâng vă cốgắng tìm câch điều trị khâc như ăn chay, chđm cứu, thảo dược… Câc bâc sĩ tôn trọngquyết định của Steve Jobs vă không can thiệp hay ý kiến đến phương phâp điều trị mẵng đê chọn.

4.3 Bảo mật thông tin của bệnh nhđn

Bệnh nhđn được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh ân vă thông tin khâc về đờitư mă người bệnh đê cung cấp cho người hănh nghề trong quâ trình khâm bệnh, chữabệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin [3]

NVYT chỉ chia sẻ thông tin trong nhóm nhđn viín chăm sóc bệnh nhđn vă tuđnthủ nguyín tắc “Mở thông tin cần biết ở mức tối thiểu” [2]

Ví dụ: Một ca sĩ nổi tiếng bị bắt gặp đi văo một cơ sở khâm bệnh phụ khoa, khiđược phóng viện hỏi về tình trạng sức khỏe của cô ca sĩ thì nhđn viín y tế đê khâm chocô ấy không được tiết lộ bất kì thông tin năo.

4.4 Trung thực Không được lừa dối bệnh nhđn

Câc NVYT có trâch nhiệm: [3], [4], [5]

- Phải trung thực khi thanh toân câc chi phí khâm bệnh, chữa bệnh.

Trang 8

- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗicho đồng nghiệp, cho tuyến trước.

- Không được tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin vớitrách nhiệm khám, chữa bệnh.

- Tuyệt đối trung thành với bệnh nhân Bất cứ khi nào phương pháp điều trị hayxét nghiệm ngoài khả năng của mình, người thầy thuốc phải giới thiệu đến mộtchuyên gia khác.

- Người chăm sóc sức khỏe luôn cho người bệnh và người nhà bệnh nhân biết vềtình trạng sức khỏe của họ

- Không được nói dối tình trạng bệnh của họ Không lợi dụng tình trạng bệnhcủa bệnh nhân để trục lợi cho mình

Ví dụ: Trong lúc phát thuốc cho bệnh nhân, điều dưỡng A đã đưa nhầm thuốc chomột bệnh nhân nam Khi uống xong, bệnh nhân bị mẫn đỏ, ngứa, mặt sưng dấu hiệucủa dị ứng thuốc, bác sĩ có mặt tại bệnh viện đã cấp cứu kịp thời không nguy hiểm đếntính mạng Điều dưỡng A đã thành thật khai báo sai phạm, gửi lời xin lỗi đến bệnhnhân và chịu hình phạt của bệnh viện bị đình chỉ làm việc trong 1 tháng, tự kiểm điểmlại bản thân.

4.5 Thể hiện khả năng giao tiếp tốt với bệnh nhân

Giao tiếp tốt là một phần quan trọng của quá trình chữa bệnh Giao tiếp hiệu quảcó thể giúp xây dựng mối quan hệ hài lòng với bệnh nhân để quản lý việc chăm sóc họmột cách tốt nhất Nó có thể củng cố mối quan hệ giữa bệnh nhân và NVYT, giúp cảithiện kết quả sức khỏe, giúp ngăn ngừa các sai sót y tế và tận dụng tối đa thời giantương tác cho phép.[6]

Cần tránh lời nói có tính phê phán về đạo đức Không cáu gắt, quát tháo bệnhnhân dù bất cứ lý do gì Ngôn ngữ luôn nhẹ nhàng, đúng mực

NVYT nên sử dụng câu hỏi mở để tạo điều kiện cho bệnh nhân kể lại hết nhữnggì gây khó chịu, những gì họ cảm thấy, đồng thời giúp họ tự nhiên hơn.

Trang 9

Ví dụ : NVYT có thể sử dụng câu hỏi: “Hãy kể tôi nghe về cơn đau đầu của bạn?” để khai thác thông tin về sức khỏe bệnh nhân thay vì hỏi nhiều câu hỏi: “Bạn thườngđau đầu ở vị trí nào? Lúc nào bạn cảm thấy đau nhiều nhất? Khi bị đau thì bạn có gặpphải khó khăn gì không? ”

4.6 Biết lắng nghe tích cực

Lắng nghe tích cực là thực hành chuẩn bị lắng nghe, quan sát những thông điệpbằng lời nói và phi ngôn ngữ đang được gửi đi, sau đó đưa ra phản hồi thích hợp nhằmthể hiện sự chú ý đến thông điệp được trình bày Lắng nghe tích cực là lắng nghe cómục đích.

- Tình huống xã hội (như hội thảo, hội chẩn,thảo luận…): Giúp hiểu rõ hơn vềquan điểm, ý kiến của người khác → giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.

Ví dụ: Khi nói chuyện với người bệnh, NVYT nên nhìn người bệnh, duy trì giaotiếp bằng mắt, hãy thường xuyên thể hiện sự lắng nghe, chẳng hạn như trả lời "tôi hiểu"và "uh-huh" Và từ đó giúp việc khai thác thông tin một cách tập trung và cho ngườibệnh biết rằng NVYT hiểu được điều họ quan tâm.

4.7 Cung cấp cho bệnh nhân thông tin mà họ quan tâm và muốn nghe

Người bệnh có quyền:

 Được cung cấp thông tin, giải thích về tình trạng sức khỏe; phương pháp, dịchvụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; được hướng dẫncách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến.[3]

Trang 10

 Được cung cấp thông tin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả,rủi ro có thể xảy ra để lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị.[7] Được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh[7] Được cung cấp thông tin tóm tắt về hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn

bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác [7]

Ví dụ: Bệnh nhân A, 56 tuổi do có các triệu chứng đau bụng nhiều bên trái kèmtheo sốt và buồn nôn nên quyết định đi khám bệnh Trong trường hợp này thì NVYTkhám rồi cung cấp kết quả về bệnh cho bệnh nhân, giải thích rõ về quá trình điều trịbệnh và cũng nên dặn dò về 1 số điều cần nên tránh đối với bệnh này,

4.8 Tìm kiếm sự đồng ý, sự lựa chọn của bệnh nhân

Người bệnh có quyền :

- Lựa chọn phương pháp khám bệnh, chữa bệnh sau khi được cung cấp thôngtin, giải thích, tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh, kết quả, rủi ro có thể xảy ra,trừ trường hợp người bệnh yêu cầu phương pháp khám bệnh, chữa bệnh khôngphù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật.[3]

- Sự đồng ý của bệnh nhân là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ can thiệp y tế nào.Các chuyên gia còn cần bàn bạc với người bệnh về những sự lựa chọn, nói rõvề bệnh tình của họ, trả lời các câu hỏi của họ, giúp họ cân nhắc…Bệnh nhânvà các chuyên gia cần chia sẻ việc đưa ra quyết định Những chuyên gia biết rõlợi hại của mỗi giải pháp chọn lựa, nên cần được cân nhắc tùy theo giá trị vàcác mục tiêu của bệnh nhân.[3]

- Chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học về khám bệnh, chữabệnh.[3]

- Được lựa chọn người đại diện để thực hiện và bảo vệ quyền, nghĩa vụ củamình trong khám bệnh, chữa bệnh.[3]

Ví dụ: Người bệnh suy thận giai đoạn 5 cần phải chạy thận nhân tạo hoặc lọcmàng bụng thường xuyên nhằm duy trì sự sống và cải thiện tình trạng bệnh Ghép thận

Trang 11

ở giai đoạn này sẽ là phương pháp điều trị hiệu quả, mang lại hy vọng sống lâu dài chongười bệnh Chuyên gia sẽ tư vấn 1 cách khách quan dựa theo tình trạng sức khỏe củabệnh nhân, mong muốn và điều kiện của gia đình, nêu rõ những lợi ích và hạn chế/ rủiro của từng phương pháp để bệnh nhân và người nhà bệnh lựa chọn phương pháp điềutrị tốt nhất.[8]

4.9 Tôn trọng quyền bệnh nhân, quyền từ chối điều trị

Người bệnh có quyền được từ chối khám bệnh, chữa bệnh và rời khỏi cơ sở khámbệnh, chữa bệnh.[3]

Người bệnh được từ chối khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải cam kết tự chịu tráchnhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình sau khi đã được người hành nghề tư vấn,trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật Khám chữabệnh năm 2023.[3]

Ví dụ : Một bệnh nhân nam phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm, được bác sĩtư vấn phẫu thuật xử lý khối u triệt căn, cơ hội khỏi bệnh 99% Tuy nhiên, ông từ chốivì "cảm thấy vẫn khỏe, không có biểu hiện gì" Dù bác sĩ đã cảnh báo về các nguy cơsức khỏe nhưng bệnh nhân đã quyết định từ chối điều trị thì bác sĩ cũng phải tôn trọngquyền từ chối điều trị của bệnh nhân.

Trang 12

KẾT LUẬN

Tóm lại, người làm trong lĩnh vực y tế cần biết giới hạn những can thiệp củamình đến những quyết định của bệnh nhân và không được can thiệp quá sâu vàonhững lựa chọn của bệnh nhân NVYT cần đứng ở vị trí trung gian khi cung cấpthông tin chuyên môn về bất kỳ một thăm dò hay trị liệu nào, yêu cầu phải có sựđồng ý của người khác (bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân,…) trước khi đưa ra quyếtđịnh hay làm một việc gì đó Bắt buộc phải có được sự chấp thuận của người bệnhtrước khi tiến hành một hoạt động chăm sóc y khoa nào cho họ.

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Khắc Minh (2018), Tâm lý y học – Đạo đức y học, trường Đại học Kỹthuật Y Dược Đà Nẵng

[2] Nguyễn Thành Trung, Nguyên lý cơ bản của đạo đức y học, Đại học Quốc gia HàNội, Trường Đại học Y Dược.

[3] Luật khám bệnh chữa bệnh số 15/2023/QH15

[4] Quy ước đạo đức ngành y, Hiệp hội Y khoa Thế giới – World Medical Association

[5] (International-Code-of-Medical-Ethics-1949.Pdf, n.d.-a)

[6] Talking With Your Older Patients, web: National Institute on Aging,

[7] Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 số 40/2009/QH12

[8] Laferton, Johannes, and Sven Benson “Optimized Informed Consent for

Psychotherapy: Protocol for a Randomized Controlled Trial.” NCBI, 30 September2022

Trang 14

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Kỹ thuật Y - DượcĐà Nẵng đã đưa môn học Tâm lý y học – Đạo đức y học vào giảng dạy Đây là mộtmôn học rất hay và cho chúng em nhiều kiến thức bổ ích Trong quá tình học môn họcnày, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của các thầy,cô thuộc khoa Y tế công cộng Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đếncô Nguyễn Thị Nga - người đã trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành bài tiểu luậnnày.

Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được và tìm tòi thêmnhiều thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do đây là lần đầu chúng emlàm và kiến thức còn hạn chế, không có nhiều kinh nghiệm trên thực tiễn nên khó tránhkhỏi những thiếu sót trong bài làm Rất kinh mong quý thầy, cô cho chúng em thêmnhững góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 27/06/2024, 18:53

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w