1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn đầu tư quốc tế đề tài greenfield hay ma trong đầu tư quốc tế và hoạt động m a xuyên biên giới ở việt nam và quốc tế

33 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Greenfield Hay M&A Trong Đầu Tư Quốc Tế Và Hoạt Động M&A Xuyên Biên Giới Ở Việt Nam Và Quốc Tế
Tác giả Lê Thị Thu Phương, Dương Phạm Diệu Anh, Cao Thùy Linh, Huỳnh Diệu My, Lý Quốc Khánh, Nguyễn Hoàng Mai Phương, Nguyễn Quốc Tiến, Đinh Thái Hải Lý, Lê Thị Ngọc Yến
Người hướng dẫn Nguyễn Hạ Liên Chi
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương Cơ Sở II Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Đầu Tư Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,68 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GREENFIELD VÀ M&A TRONG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ (7)
    • 1.1. Khái niệm (7)
    • 1.2. So sánh Greenfield và M&A (7)
    • 1.3. Lựa chọn Greenfield và M&A trong đầu tư quốc tế (9)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A XUYÊN BIÊN GIỚI TRÊN THẾ GIỚI (13)
    • 2.1. Quá trình hình thành và phát triển hoạt động M&A xuyên biên giới trên thế giới (13)
      • 2.1.1. Giai đoạn 1990 - 1999 (13)
      • 2.1.2. Giai đoạn 2000 - 2009 (13)
      • 2.1.3. Giai đoạn 2010 - 2019 (14)
      • 2.1.4. Giai đoạn 2020 đến nay (14)
    • 2.2. Các thương vụ M&A xuyên biên giới (15)
      • 2.2.1. Thương vụ AstraZeneca (Anh, Thụy Điển) mua lại Alexion Pharmaceuticals (Mỹ) (16)
      • 2.2.2. Thương vụ Microsoft (Mỹ) mua lại Nokia (Phần Lan) (16)
    • 2.3. Dự đoán và đánh giá xu hướng phát triển của hoạt động M&A trên thế giới (17)
      • 2.3.1. Về thị trường tiềm năng năm 2023 (18)
      • 2.3.2. Về xu hướng phát triển năm 2023 (18)
    • 3.1. Quá trình hình thành, phát triển và xu hướng hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam (20)
      • 3.1.1. Sự hình thành hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam (20)
      • 3.1.2. Quá trình phát triển và xu hướng hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam (21)
    • 3.2. Thực trạng các chính sách, quy định ảnh hưởng đến hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam (25)
    • 3.3. Đánh giá hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam (27)
      • 3.3.1. Cơ hội (27)
      • 3.3.2. Thách thức (28)
    • 3.4. Đề xuất cho hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam (28)
  • KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 25 (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 26 (31)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu ngày càng sâu rộng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đầu tư quốc tế đã và đang đóng vai trò then chốt tron

TỔNG QUAN VỀ GREENFIELD VÀ M&A TRONG ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Khái niệm

Đầu tư mới (Greenfield investment): là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây dựng một cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước nhận đầu tư.

Sáp nhập và Mua lại qua biên giới (Cross-border Merger and Acquisition): là hoạt động chủ đầu tư nước ngoài giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức mua lại hoặc sáp nhập một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có ở nước nhận đầu tư.

+ Sáp nhập (Merger): thể hiện cho sự “hấp thụ” một công ty bởi một công ty khác Nghĩa là, một trong những công ty vẫn duy trì và các công ty khác không còn tồn tại như một thực thể riêng biệt Thông thường, công ty nhỏ hơn trong hai thực thể được hợp nhất vào công ty lớn hơn, nhưng không phải luôn luôn là như vậy

+ Mua lại (Acquisition): mua một phần của một công ty bởi một công ty khác Việc mua lại có thể kể đến việc mua lại tài sản từ một công ty khác, mua lại một phân khúc xác định của một thực thể khác, chẳng hạn như một công ty con, hoặc mua lại toàn bộ công ty, trong trường hợp này mua lại sẽ được gọi là sáp nhập.

So sánh Greenfield và M&A

- Toàn quyền kiểm soát dự án đầu tư thuộc về công ty mẹ và xây dựng một công ty con theo mong muốn.

- Các quốc gia chủ nhà rất khuyến khích hình thức đầu đầu tư này bằng nhiều chính sách ưu đãi.

- Giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường: tận dụng triệt để hệ thống bán hàng, thương hiệu, quan hệ khách hàng, đội ngũ nhân viên sẵn có của công ty mục tiêu.

- Thích hợp khi có nhiều rào cản lớn đối với đầu tư mới hoàn toàn ở nước nhận đầu tư.

- Thích hợp với những quốc gia có rào cản gia nhập thị trường đối với MNCs thấp.

- Bổ sung nhanh chóng nguồn vốn cho nước nhận đầu tư.

- Giải quyết vấn đề việc làm cho người dân nước chủ nhà

- Tăng doanh thu và hiệu quả sử dụng vốn thông qua lợi thế kinh tế theo quy mô, giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng thị phần.

- Tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn nhờ thu hút đầu tư, được chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính.

- Tận dụng triệt để công nghệ được chuyển giao. Điểm yếu

- Tốn nguồn chi phí lớn chi trả cho nghiên cứu thị trường, marketing, quảng bá… khi gia nhập vào thị trường mới.

- Vì hoạt động ở môi trường quốc tế nên yêu cầu về kinh nghiệm quản lý cao.

- Khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực, đôi khi gặp khó khăn với lao động địa phương.

- Những công ty tiến hành mua lại phải có nguồn vốn lớn.

- Một số công ty thực hiện M&A để tối ưu hóa hoạt động và giảm chi phí nên có thể cắt giảm lượng lớn nhân viên, gây ra tình trạng thất nghiệp.

Cơ hội - Giảm được chi phí đào tạo nhân viên mới đối với những công ty công nghệ cao, yêu cầu nguồn lực công nhân tay nghề cao.

- Công ty gia nhập thị trường nhanh chóng do giảm bớt được thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng từ ban đầu, đồng thời giảm được rủi ro bị công ty đối thủ chiếm lĩnh thị trường.

- Giảm thiểu tối đa việc phải đối diện với các khác biệt về văn hóa kinh doanh trong nội bộ công ty.

- Loại bỏ bớt đối thủ địa phương cạnh tranh trong cùng lĩnh vực đầu tư.

- Tăng khả năng cạnh tranh độc quyền sản phẩm.

- Tiêu tốn thời gian dài xây dựng, khả năng sinh lời lâu dẫn đến lợi nhuận không chắc chắn, kèm theo là rủi ro chính trị làm khả năng thất bại cao hơn.

- Đối diện với vấn đề khác biệt về văn hoá kinh doanh ở nước nhận đầu tư.

- Khả năng thị trường bị chiếm trước bởi các đối thủ cạnh tranh toàn cầu hung hăng.

- Đối mặt với các quy định, chính sách do Chính phủ nước chủ nhà đề ra.

- Sự khác nhau của trong triết lý quản lý và văn hóa giữa công ty tiến hành mua lại và công ty bị mua lại có thể làm chậm tiến trình hội nhập hoạt động.

- Sự sàng lọc trước khi tiến hành mua lại nếu không kỹ càng sẽ dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh về sau.

- Một vài công ty mẹ gặp phải trường hợp không có toàn quyền kiểm soát với công ty con, dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình kinh doanh.

Lựa chọn Greenfield và M&A trong đầu tư quốc tế

Việc lựa chọn hình thức thâm nhập thị trường Greenfield hay M&A cần cân nhắc dựa trên tình hình hoạt động và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp Ngoài ra, đặc điểm thị trường quốc gia cũng ảnh hưởng đến quá trình này, bao gồm thể chế chính trị, mức độ mở của nền kinh tế và các chính sách ưu đãi.

Khi thị trường nước ngoài đã tồn tại sẵn các đối thủ cùng ngành, để doanh nghiệp có thể nhanh chóng tạo sự hiện diện và cạnh tranh kịp thời với các thương hiệu sẵn có thì M&A là phương thức nên được cân nhắc lựa chọn Ví dụ điển hình cho trường hợp này là thương vụ mua lại của công ty nước giải khát Coca-Cola với công ty nước giải khát Vitamin

Việc sáp nhập và mua lại (M&A) có thể là một chiến lược mở rộng hiệu quả, như trường hợp của thương vụ giữa Coca-Cola và Water of America Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa rủi ro, như vụ sáp nhập giữa DaimlerChrysler, vốn đã dẫn đến những thách thức về văn hóa, thị trường và pháp lý, cuối cùng khiến công ty phải bán Chrysler vào năm 2007 Do đó, khi cân nhắc một vụ M&A xuyên biên giới, điều quan trọng là phải đánh giá cẩn thận khả năng thành công của thương vụ, bao gồm cả những yếu tố như sự khác biệt về văn hóa, biến động thị trường và các thay đổi trong quy định.

Những chính sách, định hướng phát triển của chính quyền địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp thâm nhập Ví dụ, vào tháng 6/2022,

SK E&S (công ty con về năng lượng thuộc SK Group - Hàn Quốc) đã ký hợp đồng mua lại 99,99% cổ phần của Công ty Cổ phần năng lượng tái tạo mới số 1 (một công ty con thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Điện Gia Lai của Việt Nam) với giá khoảng 50 tỷ won (khoảng 929,3 tỷ đồng) Thương vụ mua lại này cho thấy động thái mở rộng danh mục đầu tư, từ kinh doanh năng lượng tái tạo từ năng lượng Mặt Trời sang năng lượng gió tại Việt Nam của SK E&S trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam công bố sẽ tăng quy mô sản xuất điện gió lên 12 gigawatt (GW) vào năm 2025 (theo Quy hoạch điện VIII) M&A được xem là bước đi khôn ngoan của SK E&S khi tận dụng những nền tảng kinh doanh sẵn có của doanh nghiệp Việt Nam, tránh được những vướng mắc pháp lý có thể phát sinh, đặc biệt là trong ngành công nghiệp năng lượng, một ngành khá nhạy cảm đối với chính phủ Việt Nam. Mặt khác, với những trường hợp chủ đầu tư yêu cầu tính mới mẻ và linh hoạt trong xây dựng và thiết kế, cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu của dự án và mang lại hiệu quả cao, nhất là các dự án về nhà máy hay chuỗi sản xuất thành phẩm thì hình thức Greenfield là lựa chọn phù hợp Đồng thời, Greenfield này phù hợp hơn với các tập đoàn, tổ chức đã có những hiểu biết nhất định và kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế cũng như về nước được nhận đầu tư vì hình thức này đòi hỏi nguồn vốn lớn Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng sẽ ưu tiên hình thức Greenfield hơn nếu họ tính toán được rằng việc thuê hoặc mua lại một cơ sở kinh doanh đòi hỏi tu sửa, nâng cấp tốn kém hơn việc xây mới Ngoài ra, nếu lợi thế cạnh tranh của công ty là năng lực cốt lõi, sự khác biệt về cơ cấu tổ chức bao gồm cả kỹ năng của nhân sự, thói quen hàng ngày và văn hóa doanh nghiệp, thì công ty vẫn nên tiến hành thành lập một công ty mới hoàn toàn thay vì chia sẻ những năng lực này với đối tác khi tiến hành M&A để tiếp tục tận dụng, phát huy những lợi thế cạnh tranh vốn có, nâng cao vị thế thương hiệu hơn nữa Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn đạt toàn quyền kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ của công ty, cũng như tỷ lệ sản xuất, toàn quyền sở hữu công ty con thì phương án Greenfield nên được ưu tiên hơn vì nó cho phép công ty được tự do quyết định những chiến lược kinh doanh mình muốn mà không phải thông qua một bên đối tác nào khác

Một minh chứng rõ ràng nhất là Samsung, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam Năm 1996, Samsung bước chân vào Việt Nam dưới hình thức một công ty liên doanh (Công ty TNHH điện tử Samsung Vina (SAVINA)) do chính sách của Việt Nam lúc bấy giờ là thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhưng doanh nghiệp nước ngoài phải thành lập liên doanh với doanh nghiệp bản địa Tuy nhiên sau này, khi sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp nước ngoài không còn phải chịu những ràng buộc chính sách như thời gian trước thì hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài vẫn đem lại lợi ích tối ưu hơn Nhờ vị trí vô cùng vững chắc trên thị trường Việt Nam sau hơn 20 năm

Sau khi "đổ bộ" vào Việt Nam và nhận được sự ưu đãi, khuyến khích từ Chính phủ, Samsung đã quyết định đầu tư Greenfield với tổng vốn đầu tư lên tới 20 tỷ đô la và nắm toàn quyền kiểm soát, để thống nhất cơ chế quản lý Hiện nay, Samsung có 6 nhà máy và một Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) tại Việt Nam, trong đó SEV (Bắc Ninh) và SEVT (Thái Nguyên) là hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất toàn cầu, SEHC (TP Hồ Chí Minh) là nhà máy sản xuất điện tử gia dụng lớn nhất Đông Nam Á, còn SVMC là Trung tâm R&D lớn nhất của Samsung tại ASEAN.

Như vậy, để có thể lựa chọn hình thức thâm nhập phù hợp nhất, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, sàng lọc cẩn thận về mọi mặt Các khía cạnh này bao gồm môi trường đầu tư, văn hóa hoạt động của doanh nghiệp nhận đầu tư, mục tiêu của doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài, những lợi ích cũng như bất lợi khi đưa ra quyết định lựa chọn một hình thức thâm nhập và cân nhắc sự được mất khi lựa chọn giữa các hình thức.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A XUYÊN BIÊN GIỚI TRÊN THẾ GIỚI

Quá trình hình thành và phát triển hoạt động M&A xuyên biên giới trên thế giới

Hình 2-1: Giá trị M&A xuyên biên giới 1990 - 2022

Nguồn: Cơ sở dữ liệu của UNCTAD Làn sóng M&A đầu tiên xuất hiện từ thập niên 1880, nhưng cho đến đầu những năm

1990 các hoạt động M&A xuyên biên giới mới bắt đầu phổ biến.

Những năm 1990 là thời kỳ bùng nổ của các thương vụ sáp nhập và mua lại (M&A) xuyên biên giới do quá trình toàn cầu hóa kinh tế Giá trị của các thương vụ M&A xuyên biên giới tăng từ 100 tỷ đô la (1990) lên 460 tỷ đô la (1999), với ngành thông tin và truyền thông có giá trị cao nhất Tuy nhiên, hoạt động M&A xuyên biên giới cũng đối mặt với nhiều thách thức như khác biệt văn hóa kinh doanh, rủi ro pháp lý và tài chính, cùng rào cản về ngôn ngữ và tiền tệ.

Giai đoạn này, các động lực thúc đẩy M&A xuyên biên giới là các thị trường mới nổi, hội nhập kinh tế toàn cầu và gia tăng các quỹ đầu tư, công ty tài chính Thị trường đã ghi nhận những con số ấn tượng, đặc biệt năm 2007 thực hiện hơn 12.000 thương vụ và đạt giá trị 1032 tỷ USD Các lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, tài chính, y tế trở thành mục tiêu được các nhà đầu tư quan tâm Có được mức tăng trưởng này là nhờ nguồn vốn dồi dào của các quỹ đầu tư tư nhân và các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán, cùng xu hướng cổ phần hoá và tư nhân hoá ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển Ngoài ra, mức lãi suất thấp kỷ lục của các đồng tiền mạnh tạo động lực cho các nhà đầu tư chọn nắm giữ cổ phần thay vì thu lãi từ tiền gửi ngân hàng Tuy nhiên, cuộc suy thoái kinh tế (năm 2000) và cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu (cuối 2007-2012) làm giá trị các cuộc giao dịch M&A xuyên biên giới sụt giảm mạnh.

Trong những năm 2010, M&A xuyên biên giới phát triển mạnh mẽ khi các công ty tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở các lĩnh vực mới và thị trường đang phát triển Mặc dù phải đối diện với những khó khăn trong nền kinh tế thế giới, nhưng không có sự suy giảm trong nhu cầu M&A xuyên biên giới Song, do doanh nghiệp gặp trở ngại trong vấn đề tài chính nên số lượng các giao dịch giá trị lớn rất ít

Năm 2016, lần đầu M&A xuyên biên giới ghi nhận mức giá trị hơn 800 triệu USD sau 8 năm kể từ cuộc suy thoái Thời kỳ phục hồi này cho phép các doanh nghiệp kêu gọi nguồn tài chính để tiến hành các giao dịch giá trị lớn Đây cũng là cơ hội cho các tập đoàn mạnh mua lại các doanh nghiệp có nhiều lợi thế nhưng hạn chế về năng lực tài chính và quản lý Sự tập trung giai đoạn này dồn về các ngành công nghiệp bao gồm công nghệ thông tin, y tế và tài chính Và hoạt động có sự dịch chuyển sang khu vực Châu Á do sự phát triển nhanh chóng và đầy tiềm năng phát triển của nền kinh tế ở khu vực này, đặc biệt là sự phát triển của các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam

Sau đó, hoạt động thị trường trở nên phức tạp và khó khăn hơn do các yếu tố như sự biến động của thị trường chứng khoán, sự ảnh hưởng của các chính sách thương mại, chiến tranh thương mại, các quy định kiểm soát thắt chặt vốn và tình hình chính trị không ổn định ở Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Đông và Vịnh Ba Tư.

Những năm gần đây, thị trường M&A xuyên biên giới đã gia tăng đáng kể Hoạt động kinh doanh toàn cầu phụ thuộc phần lớn vào M&A Tuy nhiên, các thay đổi chính trị và kinh tế bất lợi, cùng với đại dịch COVID-19, đã khiến số lượng giao dịch giảm đáng kể Năm 2020, số lượng giao dịch chỉ còn 6201, với giá trị giảm kỷ lục xuống 475 tỷ đô la Sự bất ổn định này gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi phải đối mặt với sự không chắc chắn về tiềm năng phát triển kinh doanh trong tương lai.

Tuy nhiên, năm 2021 đánh dấu sự quay lại ngoạn mục của M&A xuyên biên giới khi đạt giá trị 737 tỷ USD (tăng 55% so với năm trước), 8571 giao dịch được thực hiện COVID-19 cũng đã thúc đẩy nhu cầu của những nhà đầu tư đối với các lĩnh vực khác như công nghệ, y tế và truyền thông Các doanh nghiệp cũng chủ động thích nghi bằng việc chuyển đổi sang các hoạt động trực tuyến và áp dụng công nghệ thông tin Ngoài ra, châu Á trở thành một trong những thị trường quan trọng khi các thương vụ giá trị lớn được thực hiện bởi các quốc gia chủ chốt như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc Hoạt động M&A xuyên biên giới im ắng hơn vào năm 2022 do các điều kiện tài chính thắt chặt và sự bất ổn của nền kinh tế Theo UNCTAD, tổng giá trị các thương vụ chỉ đạt mức 697 tỷ USD, giảm cả về giá trị và số lượng so với năm trước đó Đặc biệt nửa cuối năm 2022, sự leo thang của lãi suất, bất ổn chính trị và gián đoạn chuỗi cung ứng do xung đột Nga - Ukraine khiến các nhà đầu tư ưu tiên mở rộng hoạt động sản xuất và lựa chọn các giao dịch tài chính biên phí thấp hơn, thay vì thực hiện chiến lược mở rộng toàn cầu thuần túy Sự mất an ninh năng lượng và gián đoạn chuỗi cung ứng còn gây cản trở cho một số ngành công nghiệp, bao gồm ô tô và sản xuất các nguyên liệu đầu vào thiết yếu Chi phí tài trợ M&A cũng bị đội lên do các ngân hàng trung ương lớn tăng lãi suất.

Các thương vụ M&A xuyên biên giới

Làn sóng M&A xuyên biên giới đã trở lại đầy mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 với nhiều thương vụ trị giá bạc tỷ, mang lại không ít cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp cũng như lợi nhuận khủng cho các chủ đầu tư, góp phần phục hồi nhanh chóng nền kinh tế thế giới sau đại dịch Dưới đây là một số thương vụ M&A xuyên biên giới nổi bật tại thị trường thế giới và cả thị trường Việt Nam

2.2.1 Thương vụ AstraZeneca (Anh, Thụy Điển) mua lại Alexion

Tháng 12 năm 2020, AstraZeneca, một công ty dược phẩm sinh học toàn cầu tập trung phát minh, phát triển các loại thuốc đặc trị (trong các lĩnh vực như ung thư, tim mạch, thận, chuyển hóa, hô hấp và miễn dịch) đã chi 39 tỷ USD cho thương vụ mua lại công ty công nghệ sinh học Alexion Pharmaceuticals của Mỹ, một công ty dược phẩm nổi tiếng trong việc phát triển các loại thuốc dùng để điều trị các rối loạn hiếm gặp.

Việc hoàn tất thương vụ AstraZeneca mua lại Alexion đánh dấu việc công ty này tham gia vào lĩnh vực thuốc điều trị các bệnh hiếm gặp và mở ra một chương mới cho AstraZeneca AstraZeneca hiện đã có trong tay khoa học tiên tiến trong lĩnh vực miễn dịch học, thông qua nền tảng sinh học bổ sung sáng tạo và hệ thống mạnh mẽ của Alexion, sẽ tiếp tục đi tiên phong trong việc khám phá và phát triển các loại thuốc cho bệnh nhân mắc các bệnh hiếm gặp

Sự hợp nhất của hai công ty này sẽ mang lại sự kết hợp tuyệt vời giữa các nền tảng công nghệ, thúc đẩy đổi mới và cung cấp các loại thuốc tiên tiến Với sự đa dạng về chuyên môn và phạm vi tiếp cận rộng khắp, công ty kết hợp sẽ có khả năng tác động lớn hơn trên toàn cầu, nâng cao tiêu chuẩn chăm sóc và cải thiện sức khỏe cho hàng triệu người trên thế giới.

2.2.2.Thương vụ Microsoft (Mỹ) mua lại Nokia (Phần Lan)

Vào thời điểm 2013, thị trường máy tính bảng, điện thoại thông minh và các thiết bị cầm tay đang dần nổi lên như một xu thế mới trong tương lai Để nhanh chóng gia nhập và tăng cường sức mạnh trong thị trường di động, nơi mà họ đã gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ như Apple và Samsung, Microsoft đã quyết định mua lại Nokia với mức giá 7 tỷ USD khi tập đoàn Nokia đang đứng trên bờ vực phá sản Thời điểm đó, Nokia là hãng sản xuất các dòng điện thoại chạy hệ điều hành Windows Phone của Microsoft Việc mua lại Nokia này với mong muốn có thể nổ lực khiến người dùng sử dụng phần mềm trong hệ điều hành Windows Phone, sớm hồi sinh mảng kinh doanh vốn đã sa sút này của Microsoft.

Mặc dù đã mua lại Nokia, Microsoft vẫn không đạt được thành công như mong đợi Thị phần Windows Phone không tăng cao, ngược lại, Microsoft phải gánh khoản lỗ lên đến 7,6 tỷ đô la vào cuối năm 2015 Hệ điều hành Windows Phone không được đón nhận rộng rãi, các sản phẩm Windows Phone của Nokia cũng thất bại Microsoft buộc phải sa thải hơn 15.000 nhân viên Nokia trên toàn thế giới.

14 tháng trước gần như bị xóa sạch hoàn toàn Để chính thức chấm dứt mối lương duyên với mảng kinh doanh điện thoại phổ thông Nokia, Microsoft đã bán lại Nokia cho FIH – một chi nhánh của tập đoàn Foxconn Đài Loan và HMD Global - một công ty Phần Lan với mức giá 350 triệu USD.

M&A luôn là một bức tranh nhiều màu sắc với nhiều cơ hội tăng trưởng cho các nhà đầu tư, nhưng cũng tiềm ẩn đó những nguy cơ, những rủi ro thua lỗ khổng lồ, thứ khiến các nhà đầu tư phải luôn cẩn trọng trong mọi quyết định của mình khi tham gia vào lĩnh vực mua bán và sáp nhập Microsoft mua Nokia rồi phải bán lại với giá bèo chính là một điển hình cho một thương vụ thất bại nặng nề, có thể nói rằng đây là một “sai lầm” không thể chối cãi của hãng phần mềm lớn nhất thế giới.

Dự đoán và đánh giá xu hướng phát triển của hoạt động M&A trên thế giới

Năm 2023 được dự đoán là một năm với triển vọng tích cực cho hoạt động M&A xuyên biên giới vì nhiều CEO mong muốn hoàn tất được nhiều thương vụ hơn bất chấp tình trạng kinh tế không ổn định Ngoài ra, việc theo đuổi sự ổn định và khả năng dự đoán có khả năng chuyển hướng các giao dịch sang “kết bạn” có chọn lọc hơn.

Nửa đầu năm 2023, triển vọng kinh tế ngắn hạn chưa rõ ràng do lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu và lãi suất tăng Nhà đầu tư e ngại trước sự sụt giảm định giá chứng khoán toàn cầu, căng thẳng chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng và sự giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Chỉ đến nửa cuối năm 2023, hoạt động mua bán sáp nhập xuyên biên giới mới có khả năng gia tăng khi các nhà đầu tư và giám đốc điều hành tìm cách cân bằng rủi ro ngắn hạn với chiến lược chuyển đổi kinh doanh dài hạn.

2.3.1 Về thị trường tiềm năng năm 2023

Trong quý 3 năm 2022, Mergermarket đã phỏng vấn 150 giám đốc điều hành cấp cao liên quan đến hoạt động M&A xuyên biên giới Có hai phần ba số người ngoài Bắc Mỹ được phỏng vấn cho rằng Mỹ là thị trường hấp dẫn nhất, tuy nhiên, gần một nửa số người

Mỹ và Canada xác định Đông Âu là thị trường triển vọng do công nghệ phát triển trong những năm gần đây Trong khi đó, Trung Quốc lại được đánh giá trái ngược: 40% người được hỏi cho rằng Trung Quốc là quốc gia kém hấp dẫn, nhưng 43% lại đánh giá đây là thị trường quan trọng Dù vậy, Mỹ, Đông Âu và Trung Quốc vẫn được xem là những thị trường tiềm năng đối với các nhà đầu tư trong năm 2023.

2.3.2 Về xu hướng phát triển năm 2023

Thứ nhất, những ngành công nghiệp mới nổi như công nghệ thông tin, dược phẩm và năng lượng tái tạo trở thành điểm sáng trong hoạt động M&A xuyên biên giới Đặc biệt, quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ là ưu tiên chính của các nhà đầu tư vào năm 2023 Sự tập trung tăng cao ở an ninh nguồn cung, đặc biệt là năng lượng, năng lượng tái tạo và khoáng sản, như một động lực quan trọng đối với các nhóm quản lý trong cả lĩnh vực EU&R và các doanh nghiệp công nghiệp Ngoài ra, tài chính và ngân hàng, bất động sản tiếp tục được dự đoán là những lĩnh vực trọng yếu

Thứ hai, một số lĩnh vực khác của thị trường M&A đang gặp khó khăn, đặc biệt là trong các lĩnh vực bao gồm bán lẻ, khách sạn và du lịch do niềm tin của người tiêu dùng giảm sút, đặc biệt khi lạm phát đã lên đến hai con số

Nhu cầu chuyển đổi số gia tăng khi các công ty tìm kiếm cách tận dụng các công nghệ mới như AI, blockchain và IoT để tăng cường năng lực cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng M&A là phương pháp nhanh nhất để các doanh nghiệp chuyển đổi và thích ứng với thế giới thay đổi nhanh chóng hiện nay, thông qua việc áp dụng công nghệ, tiếp cận thị trường mới và thu hút nhân tài mới.

Thứ tư, các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trở thành mối quan tâm chính trong các thương vụ M&A xuyên biên giới và được coi là một yếu tố quan trọng để đánh giá và quản lý các rủi ro và tác động liên quan khi đánh giá các thương vụ tiềm năng Các công ty sẽ được đánh giá dựa trên việc thực hiện các tiêu chuẩn quản trị hiệu quả, khả năng quản lý rủi ro, và khả năng thích ứng với thị trường mới Những công ty có trách nhiệm xã hội tốt và có khả năng đáp ứng các yêu cầu ESG sẽ có lợi thế.

Thứ năm, những tác động kéo dài của đại dịch COVID-19 năm 2022 và cuộc chiến Nga - Ukraine đã khiến nhiều công ty chuyển ưu tiên từ tăng trưởng toàn cầu sang phục hồi chuỗi cung ứng Xu hướng này được dự đoán sẽ tiếp tục vào năm 2023 khi các công ty xem xét các giao dịch M&A để tăng cường khả năng phục hồi hoạt động của họ

Thứ sáu, các giao dịch tách ra, tách riêng của công ty để tạo thanh khoản và củng cố bảng cân đối kế toán đã gia tăng mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2022 Trong hoạt động M&A xuyên biên giới, các giao dịch này phổ biến nhất dưới dạng bán tài sản và thực hiện bởi bên bán để chuyển sang hoạt động tinh gọn và tập trung vào các sản phẩm cốt lõi Năm 2023 được kỳ vọng sẽ tiếp tục chứng kiến xu hướng “ít hơn là nhiều hơn” này.

Thứ bảy, người mua ngày càng tập trung vào các giao dịch nhỏ hơn, vì nỗi sợ suy thoái kinh tế gây ra “hiệu ứng son môi” (Hiệu ứng son môi là khi người tiêu dùng vẫn chi tiền cho những khoản chi tiêu nhỏ thuộc về sở thích trong thời kỳ suy thoái kinh tế hoặc khi cá nhân họ có ít tiền mặt) Lần đầu tiên sau hơn ba năm, không có giao dịch lớn nào (trị giá trên 10 tỷ USD) được chốt trong Quý 3 năm 2022 và các giao dịch lớn (trị giá trên 1 tỷ USD) đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2021.

Thứ tám, năm 2023 được dự đoán là một năm tiếp nối những hành động rà soát chống độc quyền đối với các giao dịch bằng cách kéo dài thời hạn và thực thi nhiều hành động hơn Các cơ quan quản lý ở các quốc gia khác nhau đang tiếp tục hợp tác và trao đổi thông tin khi xem xét các giao dịch Vì vậy, năm 2023 là năm mong đợi sự liên kết quốc tế lớn hơn trong việc xử lý các giao dịch trong tương lai.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A XUYÊN BIÊN GIỚI TẠI

Quá trình hình thành, phát triển và xu hướng hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam

3.1.1 Sự hình thành hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam

Trước những năm 1990, Việt Nam mới bắt đầu đổi mới kinh tế và chưa có chính sách đầu tư nước ngoài cụ thể, vì thế các hoạt động M&A xuyên biên giới rất hiếm hoi, chủ yếu là các thương vụ mua bán và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản, nhà máy, công nghiệp dầu khí, Một trong những thương vụ M&A xuyên biên giới đầu tiên lúc này là Tập đoàn Dầu khí Pháp (Total) đã mua lại 60% cổ phần của Công ty Dầu khí Phú Khánh (Việt Nam) vào năm 1989. Để thực hiện quá trình đổi mới nền kinh tế, từ năm 1990, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước khác, hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam cũng bước đầu xuất hiện Tuy nhiên, đến đầu những năm 2000, thị trường M&A xuyên biên giới ở Việt Nam mới bắt đầu nổi lên khi chính chủ Việt Nam ban hành Luật doanh nghiệp (1999) và Luật đầu tư nước ngoài

(2000), nhưng giá trị các thương vụ lúc này chỉ khoảng vài trăm triệu USD/năm, tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp chính như dầu khí, khoáng sản, ngân hàng và bất động sản đến từ các nhà đầu tư Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore Đến năm 2005, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu khởi sắc kéo theo sự sôi động của thị trường M&A xuyên biên giới, nhưng số lượng các thương vụ với giá trị trên 100 tỷ USD vẫn chiếm tỷ lệ thấp

Thị trường M&A xuyên biên giới tại Việt Nam không ngừng phát triển với tốc độ ấn tượng trong những năm gần đây Yếu tố chủ quan, khách quan từ cả thị trường trong và ngoài nước liên tục tác động, thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường này Năm 2017, M&A xuyên biên giới đạt 31%, tăng đáng kể so với mức 20% của năm 2016 Điều này khẳng định tiềm năng to lớn của thị trường M&A tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

3.1.2 Quá trình phát triển và xu hướng hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam

3.1.2.1 Giai đoạn 1990 - 2004 Đây là giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế với khung pháp lý lỏng lẻo nên thị trường M&A xuyên biên giới ở Việt Nam còn khá mới mẻ và chưa phát triển Các giao dịch đầu tiên vào những năm đầu 1990 với quy mô nhỏ, điển hình là thương vụ M&A giữa Công ty TNHH MTV Sông Hậu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông sản và Tập đoàn Cargill (Mỹ) Thực tế chủ yếu ghi nhận các thương vụ thâu tóm doanh nghiệp thông qua liên doanh hay liên kết như Tập đoàn Carlsberg liên doanh với Công ty Bia Việt Hà (1993) và Công ty Bia Huế (1994), Colgate Palmolive liên doanh với Công ty Hoá mỹ phẩm Sonhai sở hữu kem đánh răng Dạ Lan (1995),

Việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) vào năm

2007 đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài và dấy lên nhiều làn sóng mạnh mẽ tại thị trường M&A xuyên biên giới ở Việt Nam Các văn bản pháp lý quan trọng được ra đời lần lượt là Luật Cạnh tranh (2004), Luật Doanh Nghiệp (2005), Luật Đầu tư (2005), Luật Chứng khoán (2006) cũng tạo khuôn khổ pháp lý cho thị trường này. Giai đoạn 2005 - 2007, số lượng các giao dịch M&A xuyên biên giới đã tăng đáng kể trong đa dạng lĩnh vực Đáng chú ý là làn sóng các tập đoàn ngân hàng, tài chính lớn trên thế giới mua lại cổ phần để trở thành cổ đông chiến lược của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (thay vì thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài) Điển hình như thương vụ Citigroup (Mỹ) đã mua 10% cổ phần ở Ngân hàng thương mại Đông Á (tháng 12/2006) Thông qua thương vụ này, Đông Á đã tăng vốn điều lệ, cải thiện năng lực tài chính và nâng cao thương hiệu của ngân hàng, đồng thời Citigroup cũng tăng cường mạng lưới kinh doanh của họ tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt tại thị trường đang phát triển như Việt Nam.

Giai đoạn 2008 - 2016 chứng kiến sự tăng trưởng cả về quy mô và số lượng các thương vụ đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam Mặc dù có sự sụt giảm trong giai đoạn 2011 - 2013 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng thị trường đã nhanh chóng phục hồi và tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm sau đó.

Hình 3-1: Hoạt động M&A Việt Nam 2006-2019

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, làn sóng M&A đầu tiên diễn ra khi thị trường chứng khoán sụt giảm, gây khó khăn cho việc huy động vốn Các nhà đầu tư nước ngoài thận trọng hơn, nhưng cũng nhìn thấy cơ hội trong việc chuyển vốn vào thị trường tiềm năng như Việt Nam, nơi không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng.

Giai đoạn 2014 - 2018 là thời điểm của “làn sóng thứ 2” với những cải thiện trong hệ thống khung pháp lý như sửa đổi Luật đầu tư (2014), Luật Doanh nghiệp (2014) Thêm vào đó, quan hệ ngoại giao cũng chuyển biến tích cực khi Việt Nam tham gia vào nhiều FTA như ASEAN+6, EVFTA, CPTPP, Chính vì thế, năm 2014, Việt Nam ghi nhận 313 thương vụ M&A với tổng giá trị 4,2 tỷ USD Các thương vụ nổi bật như Tập đoàn Masan của Việt Nam đã bán 10% cổ phần cho Tập đoàn đầu tư KKR của Mỹ với giá 359 triệu

Năm 2015, Tập đoàn dầu khí Royal Dutch Shell của Hà Lan đã thoái vốn 50% cổ phần tại Liên doanh dầu khí Bắc Biển (PVBS) với giá 150 triệu đô la Sau đó vào năm 2016, PVBS được Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) mua lại với số tiền tương tự Giao dịch này đánh dấu sự thay đổi trong thị trường dầu khí Việt Nam, khi một doanh nghiệp trong nước nắm quyền kiểm soát một liên doanh dầu khí lớn trước đây do nước ngoài quản lý.

Năm 2016, Việt Nam đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Hiệp định tự do song phương với EU, Hàn Quốc và một số nước, khu vực khác, đã đánh dấu các cột mốc quan trọng giúp mở ra nhiều cơ hội hợp tác quốc tế cho nước ta Giá trị các thương vụ M&A xuyên biên giới ở Việt Nam năm này đã đạt 5,1 tỷ USD Năm 2017 là năm sôi động của thị trường M&A Việt Nam với tổng giá trị đạt mức cao nhất 10,2 tỷ USD, có sự góp mặt của thương vụ lớn nhất 10 năm qua của ThaiBev khi mua lại 51% cổ phần Sabeco (tương đương 4,8 tỷ USD).

Trong giai đoạn này, đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến thị trường M&A xuyên biên giới ở Việt Nam, nhất là về khả năng di chuyển và hội nhập với các quốc gia Tuy nhiên, trong giai đoạn khó khăn ấy, đáng chú ý khi Việt Nam lọt vào top 10 quốc gia có tăng trưởng chỉ số đầu tư vào hoạt động M&A cao nhất thế, được biểu hiện tích cực ở một số lĩnh vực như bất động sản, hàng tiêu dùng và bán lẻ Đối với lĩnh vực bất động sản, phải kể đến sự xuất hiện của Tập đoàn Mitsubishi Corporation và Nomura Real Estate, thương vụ Haseko Corporation (Nhật Bản) mua 36% cổ phần của Ecoba Việt Nam Đối với lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng, Ardolis Investment Pte Ltd đã tăng sở hữu tại MSN từ 9,7% lên mức 13,03%

Trong năm 2020, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn là động lực chính cho hoạt động M&A tại Việt Nam, chiếm 81,3% tổng giá trị giao dịch trong năm, chủ yếu từ các đối tác Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản và Thái Lan Điều này chứng tỏ rằng mặc dù thị trường Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch song vẫn là một thị trường hấp dẫn, tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Hình 3-2: Bối cảnh thị trường M&A Việt Nam từ 2020 đến 10 tháng đầu năm 2022

Nguồn: CapitalIQ; KPMG nghiên cứu và phân tích Việt Nam cũng đang thực hiện nhiều biện pháp để ổn định kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là đồng bộ hóa các chính sách để tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới Trong bối cảnh thị trường M&A xuyên biên giới trên toàn cầu đang trải qua giai đoạn trầm lắng trong năm 2022, thị trường M&A ở Việt Nam cũng lắng lại so với hoạt động giai đoạn 2020 - 2021 Cụ thể, theo dữ liệu từ KPMG, trong 10 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị M&A đạt 5,7 tỷ USD, giảm 35,3% so với cùng kỳ năm trước Các lĩnh vực chính thu hút đầu tư là tiêu dùng (1,2 tỷ USD), bất động sản (gần 1 tỷ USD) và công nghiệp (800 triệu USD) Đặc biệt, ngành năng lượng trở thành ngành dẫn đầu trong năm 2022 với mức giá trị tăng trưởng đạt gần

Dòng vốn đầu tư vào năng lượng tái tạo tại Việt Nam đạt 600 triệu đô la trong 10 tháng đầu năm 2022, tăng khoảng 6 lần so với cả năm 2021 Các thương vụ lớn như EDPR Sunseap mua lại dự án điện mặt trời của Xuân Thiện với giá 284 triệu đô la và AC Energy mua 49% cổ phần của Solar NT với giá 165 triệu đô la cho thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực này Sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các nhà đầu tư nước ngoài, hứa hẹn trở thành trọng tâm của các giao dịch M&A xuyên biên giới trong thời gian tới.

Thực trạng các chính sách, quy định ảnh hưởng đến hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam luôn đẩy mạnh hoạt động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài Trong đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý luôn được Chính phủ chú trọng trong thời gian qua khi thực tế, nước ta vẫn có nhiều chính sách, quy định liên quan đến đầu tư M&A xuyên biên giới còn nhiều rào cản, bất cập

Dưới đây là một số quy định của Nhà nước ảnh hưởng đến hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam:

Quy định về điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, Luật đầu tư 2020 quy định:

+ Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị hạn chế tiếp cận thị trường tại Việt Nam nếu không thuộc những trường hợp chưa được tiếp cận thị trường hoặc tiếp cận thị trường có điều kiện;

+ Chính phủ có trách nhiệm quy định rõ ràng danh mục ngành chưa được tiếp cận thị trường và tiếp cận thị trường có điều kiện;

+ Quy định cụ thể 05 loại điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Quy định này tạo sự rõ ràng và minh bạch hơn trong việc xác định các điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, giúp các nhà đầu tư được tiếp cận thông tin về thị trường Việt Nam nhanh chóng và chính xác, từ đó giúp các doanh nghiệp đầu tư có thể đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp với thực tế.

Luật Đầu Tư 2020 cũng đưa ra một số yêu cầu về về giấy tờ và thủ tục hành chính trong hoạt động M&A xuyên biên giới tại Việt Nam Quy định về giấy tờ bao gồm: Quyết định chuyển nhượng hoặc sáp nhập; Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các tổ chức và các doanh nghiệp; Bản sao giấy phép đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài; Bản sao của các tài liệu đối với tài sản có giá trị; Hợp đồng chuyển nhượng hoặc sáp nhập Quy định về thủ tục hành chính bao gồm: Thực hiện các thủ tục đăng ký thay đổi đối với các tổ chức và các doanh nghiệp được chuyển nhượng hoặc sáp nhập, Thực hiện các thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ sau khi thực hiện hoạt động M&A, Nhìn chung, các quy định này rất phức tạp và đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ, tốn nhiều chi phí như: chi phí về thuế, chi phí về tư vấn và đàm phán, và thời gian trong giai đoạn chuẩn bị thâm nhập trong việc thực hiện quy trình hành chính.

Nhằm đảm bảo về sự ổn định và an toàn cho hoạt động kinh doanh của các công ty tại Việt Nam, Luật Doanh Nghiệp 2020 đã điều chỉnh giảm điều kiện về tỷ lệ sở hữu cổ phần phổ thông từ 10% xuống 5% và bỏ đi điều kiện phải sở hữu liên tục ít nhất 6 tháng của cổ đông hoặc nhóm cổ đông Điểm sửa đổi này vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa giúp các nhà đầu tư chủ động và thuận tiện hơn trong việc quản lý và kiểm soát khoản đầu tư của mình tại Việt Nam.

Nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, Luật lao động Việt Nam 2019 có quy định về những điều kiện và thủ tục chuyển nhượng quyền lực quản lý, công việc, tài sản thuộc sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước Luật cũng quy định về việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, hỗ trợ họ trong thủ tục nhận việc tại tổ chức mới và bảo đảm chế độ, quyền lợi cho người lao động trong quá trình chuyển nhượng M&A Ngoài ra, theo Nghị định số 01/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc bảo vệ quyền lợi của người lao động sau khi công ty đã sáp nhập hay được chuyển nhượng, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động M&A phải bảo đảm người lao động sẽ được giữ nguyên công việc và các quyền lợi khi có chuyển nhượng hoặc sáp nhập, trừ trường hợp giải thể, phá sản hoặc không đáp ứng được điều kiện sau chuyển nhượng Tuy nhiên, các quy định này có thể gây khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu của đoàn thể đại diện cho người lao động và hoàn thành các thủ tục chuyển nhượng nhân sự, đặc biệt khi có các mâu thuẫn liên quan đến việc giải quyết các quyền lợi người lao động.

Quyền sở hữu về tài sản trí tuệ và bản quyền cũng cần được chú ý trong các giao dịch M&A Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các quyền sở hữu về tài sản trí tuệ và bản quyền bao gồm quyền sở hữu sáng chế, quyền độc quyền sản xuất và kinh doanh, quyền đăng ký nhãn hiệu, quyền tác giả trong quá trình thực hiện hoạt động phải được bảo vệ và chúng không bị mất đi hoặc bị vi phạm trong quá trình M&A Việc xử lý các quy định này đôi khi rất phức tạp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao.

Đánh giá hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam

Thị trường M&A xuyên biên giới ở Việt Nam ngày càng phát triển qua từng giai đoạn và được các nhà đầu tư tin tưởng đánh giá là thị trường an toàn, giàu tiềm năng Với tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế đạt nhiều thành tựu to lớn, nước ta thành công thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi tiêu cực, khó có thể dự đoán trong năm 2022 thì thị trường Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động, thách thức từ bên ngoài Tuy nhiên trong bối cảnh chung ấy, đáng chú ý khi tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã lập kỳ tích, đạt 8,02% vượt khá nhiều so với mục tiêu kế hoạch đề ra Đây là cơ hội ghi điểm trước các nhà đầu tư M&A để củng cố niềm tin khi bước vào thị trường Việt Nam trong bối cảnh thị trường chung biến động tiêu cực, khó lường. Đặc biệt, Việt Nam trong những năm gần đây đã thực hiện ký kết nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương có quy mô lớn giúp nâng cao vị thế, quan hệ kinh tế, thương mại Thông qua việc thực thi các cam kết FTA đã đặt ra những đòi hỏi buộc Chính phủ Việt Nam phải tăng cường trong việc rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng các chính sách, cơ chế mới để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước Điều này đồng thời nâng sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam trong chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, tạo động lực cho các nhà đầu tư khi bước vào thị trường mới là Việt Nam để sẵn sàng thực hiện các thương vụ M&A. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào cũng là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam so với các thị trường lao động trong khu vực Cụ thể, lực lượng lao động của chúng ta được đánh giá cao về tính siêng năng, dễ dàng đào tạo, huấn luyện và chi phí thấp Điều này giúp chia sẻ bớt những khó khăn, chi phí về nhân lực mà các nhà đầu tư phải đối mặt khi tiến hành các thương vụ M&A tại Việt Nam

Việc sở hữu đường bờ biển dài và nhiều cảng biển nước sâu đem lại lợi thế về vị trí địa lý cho Việt Nam, giúp kết nối với các tuyến giao thương quốc tế Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trong bối cảnh sự phát triển bền vững tập trung vào các yếu tố ESG và chuyển đổi số thì Chính phủ Việt Nam cũng đưa ra những cam kết mạnh mẽ về phát triển bền vững tại hội nghị COP26 và được tái khẳng định tại COP27 Hành động này đã gây sự chú ý đặc biệt đến cộng đồng đầu tư, tạo tiền đề cho làn sóng M&A mới lạ trong những năm tiếp theo ở Việt Nam.

Nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ của làn sóng suy thoái dần lan rộng, căng thẳng địa chính trị, lạm phát tăng cao khiến cho nguồn vốn đầu tư từ các nước phát triển vào thị trường mới nổi suy giảm Việt Nam cũng khó tránh khỏi những tác động tiêu cực này do khi niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài giảm dần cùng với tâm lý lo sợ chi phối nhiều đến việc thực hiện các thương vụ

Ngoài ra, pháp luật và thủ tục giấy tờ tại Việt Nam còn nhiều phức tạp, chồng chéo, chưa có sự nhất quán, thiếu rõ ràng, minh bạch, khiến nhà đầu tư nước ngoài gặp không ít trở ngại Điển hình có thể kể đến sự phức tạp trong quy trình pháp lý và thủ tục cấp phép làm mất nhiều thời gian Bên cạnh đó, quy định về vốn điều lệ tối thiểu của một công ty ở Việt Nam là 50 triệu đồng (khoảng 2,2 nghìn USD) cũng tạo nên rào cản cho các doanh nghiệp mới hoặc nhỏ vào thị trường Việt Nam Hơn nữa, việc đầu tư vào một số ngành nghề như ngành dầu khí, bảo hiểm, ngân hàng, truyền thông, công nghệ thông tin và y tế cũng bị hạn chế hoặc cần có sự cho phép đặc biệt của cơ quan chức năng. Đồng thời, sự khác biệt về văn hoá và thực tiễn kinh doanh giữa các quốc gia cũng là một khó khăn với các nhà đầu tư nước ngoài Cùng với đó, thông tin bất cân xứng khiến các nhà đầu tư không có đầy đủ và chính xác thông tin về doanh nghiệp hoặc thị trường địa phương nhắm đến, dẫn đến nhiều thương vụ M&A chưa đạt được hiệu quả.

Đề xuất cho hoạt động M&A xuyên biên giới ở Việt Nam

Thứ nhất, Việt Nam cần hoàn thiện thiện thể chế kinh tế thị trường, tạo ra nhu cầu nội tại và sự cạnh tranh trong thị trường Khi đó sẽ có doanh nghiệp tồn tại, phát triển vững mạnh, cũng có doanh nghiệp bị phá sản, thâu tóm Môi trường này sẽ hình thành nhu cầu mua, bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết để các doanh nghiệp lớn mạnh hơn, nâng cao lợi thế cạnh tranh hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn

Thứ hai, Việt Nam cần tăng cường đầu tư nền tảng pháp lý bằng cách tối giản hóa các thủ tục và hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các vấn đề pháp lý, đặc biệt là trong việc xử lý các thủ tục giấy tờ, giải quyết tranh chấp pháp lý và đánh giá rủi ro pháp lý Các bên liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất để đưa ra giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất Bên cạnh đó, vấn đề liên quan đến người lao động cũng cần được đặc biệt quan tâm Nhà nước cần đưa ra các quy định và chính sách để bảo vệ quyền lợi của người lao động Thứ ba, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác đầu tư bằng cách thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để các doanh nghiệp nước ngoài có thể nắm bắt một cách chính xác, đầy đủ và nhanh chóng nhất Điều này giúp các nhà đầu tư dễ dàng đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, phù hợp mục tiêu và nguồn lực sẵn có Đồng thời, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các đơn vị như ngân hàng, quỹ đầu tư, các chuyên gia về thị trường và pháp lý tham gia hỗ trợ các hoạt động M&A xuyên biên giới để các nhà đầu tư nhanh chóng thực hiện các thương vụ với rủi ro được giảm thiểu tối đa.

Thứ tư, tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc phân tích, thẩm định các cơ hội hợp tác và đầu tư M&A xuyên biên giới, cụ thể:

Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn diện về hoạt động M&A xuyên biên giới cung cấp nền tảng thông tin quan trọng, bao gồm các số liệu về điều kiện đầu tư, quy trình đánh giá rủi ro, kết quả hoạt động, giải pháp thực hiện và quy định pháp lý Cơ sở dữ liệu này giúp đẩy nhanh quá trình đánh giá tài sản và rủi ro, tạo thuận lợi cho việc ra quyết định đầu tư thông minh và giảm thiểu rủi ro trong các thương vụ M&A xuyên biên giới.

+ Tổ chức các khóa đào tạo, tư vấn chuyên sâu về quản lý M&A, bao gồm phân tích giao dịch, định giá công ty, đàm phán và tư vấn trước và sau M&A; kết nối chuyên gia, luật sư với nhà đầu tư nước ngoài để cùng thảo luận, đưa ra những quyết định đầu tư M&A hiệu quả hơn

+ Hỗ trợ thẩm định kế hoạch kinh doanh và các dự án để giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn diện về tình hình kinh doanh mình đang quan tâm Đồng thời tích cực giúp đỡ các doanh nghiệp nâng cao khả năng kết nối trong cuộc giao dịch, từ việc kết nối với các nhà đầu tư phù hợp cho đến việc kết nối với các đối tác chuyên môn, luật sư và chuyên gia trong lĩnh vực M&A.

Ngày đăng: 09/05/2024, 16:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3-2: Bối cảnh thị trường M&A Việt Nam từ 2020 đến 10 tháng đầu năm 2022 - tiểu luận môn đầu tư quốc tế đề tài greenfield hay ma trong đầu tư quốc tế và hoạt động m a xuyên biên giới ở việt nam và quốc tế
Hình 3 2: Bối cảnh thị trường M&A Việt Nam từ 2020 đến 10 tháng đầu năm 2022 (Trang 24)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w