1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tiểu Luận Xã Hội Học Kinh Tế Nguyên Nhân Mối Quan Hệ Giữa Phân Hóa Giàu Nghèo Và Sự Bất Đình Đẳng.pdf

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nguyên nhân mối quan hệ giữa phân hóa giàu nghèo và sự bất bình đẳng
Tác giả Đặng Xuân Thủy
Người hướng dẫn Vũ Thị Thùy Dung
Trường học Trường Đại Học Đà Lạt
Chuyên ngành Xã Hội Học Kinh Tế
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Lạt
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

Xã hội học kinh tế hiện đại có thể bao gồm các nghiên cứu về tất cả các khía cạnh xã hội hiện đại của các hiện tượng kinh tế; xã hội học kinh tế do đó có thể được coi là một lĩnh vực tro

Trang 1

Đà Lạt, ngày 29 tháng 12 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Phương pháp nghiên cứu 4

2 Lý thuyết sử dụng trong tiểu luận 4

CHƯƠNG I 5

LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO 5

1.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO 5

1.1.1.Khái niệm , "nghèo" và chuẩn mực "nghèo" 5

CHƯƠNG 2: 8

NGUYÊN NHÂN MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO VÀ SỰ BẤT ĐÌNH ĐẲNG 8

2.1 NGUYÊN NHÂN CỦA PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO 8

1.2.1.Nguyên nhân chủ quan 8

1.2.2 Nguyên nhân khách quan 10

2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO VÀ SỰ BẤT ĐÌNH ĐẲNG 12

2.2.1 "Phân hoá giàu nghèo" khái niệm và chỉ tiêu đánh giá: 12

2.2.2 Bất Bình Đẳng : 13

2.2.3 Phân hóa giàu nghèo và sự bất bình đẳng 15

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP LÀM GIẢM ĐỘ CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO 17

1.3.1: Cải thiện và thúc đẩy các yếu tố cơ bản 17

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 3

MỞ ĐẦU

Xã hội học kinh tế là lĩnh vực xã hội học chuyên nghiên cứu về các quy luật , tính quy luật, thuộc tính và đặc điểm của sự nảy sinh, vận động và phát triển mối quan hệ giữa con người , xã hội và kinh tế

Xã hội học kinh tế là việc nghiên cứu các nguyên nhân xã hội và tác động của hiện tượng kinh tế khác nhau Các lĩnh vực có thể được phân chia thành một giai đoạn cổ điển và một đương đại

Thời kỳ cổ điển đã được quan tâm đặc biệt với tính hiện đại và các khía cạnh cấu thành của nó là hợp lý, secularisation, đô thị hóa, sự phân tầng xã hội, và như vậy Như xã hội học phát sinh chủ yếu như là một phản ứng đối với sự hiện đại tư bản, kinh tế đóng một vai trò trong nhiều cuộc điều tra xã hội học kinh điển Các kỳ hạn

cụ thể "xã hội học kinh tế" lần đầu tiên được đặt ra bởi William Stanley Jevons vàonăm 1879, sau đó sẽ được sử dụng trong các công trình của Émile Durkheim, Max Weber và Georg Simmel giữa năm 1890 và năm 1920 Công việc của Weber về mối quan hệ giữa kinh tế và tôn giáo và văn hóa "tỉnh ngộ" của phương Tây hiện đại có lẽ mang tính biểu tượng nhất của phương pháp đặt ra trong thời kỳ cổ điển của xã hội học kinh tế

Xã hội học kinh tế hiện đại có thể bao gồm các nghiên cứu về tất cả các khía cạnh xã hội hiện đại của các hiện tượng kinh tế; xã hội học kinh tế do đó có thể được coi là một lĩnh vực trong các giao lộ của kinh tế học và xã hội học Khu vực thường xuyên của các cuộc điều tra xã hội học kinh tế đương đại bao gồm những hậu quả xã hội của giao lưu kinh tế, ý nghĩa xã hội mà họ tham gia và tương tác xã hội mà họ tạo điều kiện hoặc cản trở

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các chính sách theo đuổi trong ba thập kỷ qua đã giúp giảm tỷ lệ nghèo trên cả nước Nhưng khoảng cách giàu nghèo đang

Trang 4

ngày càng tăng, đòi hỏi những chính sách mới để đảm bảo không tăng bất bình đẳng lẫn nghèo.

1 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và dựa trên phương pháp logic,phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu giữa các số liệu có liên quan

2 Lý thuyết sử dụng trong tiểu luận

Lí thuyết trao đổi xã hội trong tiếng Anh gọi là: Social exchange theory.

Lí thuyết trao đổi xã hội là những tương tác xã hội trong đó các cá nhân tin rằng

họ sẽ có được những lợi ích nhất định từ các hành vi trao đổi (Blau, 1964) Mục đích của thuyết trao đổi xã hội của P Blau là lí giải và thấu hiểu các cấu trúc xã hộitrên cơ sở phân tích các quá trình xã hội điều tiết các quan hệ giữa con người cũng như các nhóm xã hội với nhau Để đạt tới múc đích đó, trước tiên phải nghiên cứu những tương tác xã hội trực tiếp giữa các cá nhân trong các nhóm xã hội vi mô, trên cơ sở đó xây dựng nền móng cho nghiên cứu xã hội ở cấp độ vĩ mô, tức nghiên cứu mối quan hệ xã hội diễn ra trong và giữa các nhóm xã hội rộng lớn.Trong bài tiểu luận này sẽ tập trung vào hai nhóm xã hội là nhóm giàu và nhómnghèo Để có thể giải thích được giữa hai nhóm này đã có những lợi thế gì và trao đổi như thế nào để có thể đạt được những mục đích nhất định

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO

1.1 CÁC KHÁI NIỆM VỀ SỰ PHÂN HOÁ GIÀU NGHÈO

1.1.1.Khái niệm , "nghèo" và chuẩn mực "nghèo"

Trang 5

Khái niệm “ nghèo”: Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn nhiều phương tiện để đảmbảo mức sống tối thiểu.

Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩntối thiểu nhất định

Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổitùy theo địa phương và theo thời gian Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèotheo thu nhập Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửamức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) củaquốc gia

Nghèo tuyệt đối

Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển Robert, McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèotuyệt đối Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độtuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại Những người nghèo tuyệtđối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trongtình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn củacảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."

Nghèo tương đối

Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó

Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn

Trang 6

tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng.

Trong một thời gian dài, các nhà kinh tế và nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩagiàu nghèo theo quan điểm định lượng, tức là đưa ra một chỉ số để đo lường chủyếu nhằm đơn giản hoá việc hoạch định chính sách

Một số quan điểm về "nghèo":

Chính phủ đã ban hành Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định chuẩn nghèo đachiều giai đoạn 2021 - 2025 Cụ thể, về chuẩn hộ nghèo, ở khu vực nông thôn là

hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1,5 triệu đồng trở xuống vàthiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt DVXH cơ bản trở lên

Xác định giàu nghèo là một việc khó vì nó gắn với từng thời điểm, từng quốc gia,

và được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau Ở nước ta, từ khi có chủ trương xoáđói giảm nghèo, các cơ quan trong nước và quốc tế đã đưa ra những chuẩn mực đểxác định tình hình đói nghèo Đó là: chuẩn mực của bộ lao động thương binh xãhội, chuẩn mực của Tổng cục Thống Kê, chuẩn mực đánh giá của Ngân Hàng ThếGiới để có cơ sở xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo phù hợp với tập quán

và mức sống ở nước ta hiện nay

Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025:

- Tiêu chí thu nhập: Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng; khu vựcthành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng

- Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, gồm:

(1) Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở;nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin

Trang 7

(2) Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm:việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độgiáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tíchnhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụngdịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

(3) Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơbản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số07/2021/NĐ-CP

Xã nghèo là xã có trên 40% tổng số hộ nghèo đói, không có hoặc có rất ít những

cơ sở hạ tầng thiết yếu, trình độ dân trí theo tỉ lệ mù chữ cao

Còn đối với thế giới, để đánh giá tương đối đúng đắn về sự phát triển, sự tiến bộcủa mỗi quốc gia, Liên Hợp Quốc đưa ra chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội(GDP) vàchỉ số phát triển con người (HDI)

CHƯƠNG 2:

NGUYÊN NHÂN MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO VÀ

SỰ BẤT ĐÌNH ĐẲNG 2.1 NGUYÊN NHÂN CỦA PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO.

Nguyên nhân nghèo :

Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấuchính trị (thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không côngbằng), cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ công quánhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được),thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ dẫn đến khó phát triển kinh tế, tụt hậu về

Trang 8

giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh không thể kiểm soátđược và không có bình đẳng nam nữ.

Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm.Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập quá mất cân bằng,thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính

1.2.1.Nguyên nhân chủ quan

Có thể nói rằng vấn đề giàu cụ thể ở nước ta thế nào vẫn chưa được rõ vì thiếu sốliệu chính thức Đó là do chúng ta chưa có chủ trương kê khai tài sản và thu nhập.Kết quả do công chúng tự khai báo, nhưng thực tế thì ít người khai báo đúng thunhập của mình, người giàu khai báo ít đi để trốn thuế thu nhập, người nghèo khaibáo ít hơn để được hưởng trợ cấp từ chính sách nhà nước Tuy nhiên qua điều tracũng thấy được nguyên nhân cơ bản để không ít hộ giàu lên đó là:

+ Ở nông thôn, người giàu hiện nay chủ yếu do khả năng thích ứng nhanh với sảnxuất kinh doanh Họ không chỉ làm nông nghiệp mà còn làm thêm các nghề khác( làm dịch vụ, làm thủ công nghiệp, công nghiệp nhỏ, chế biến, xay xát ) Đối vớicác hộ giàu, phần thu từ sản xuất nông nghiệp thường dùng cho chi tiêu sinh hoạthàng ngày, còn phần thu từ các ngành nghề khác thì dùng cho việc mua sắm tài sản

cố định để nâng cao mức sống hoặc để tích luỹ mở rộng sản xuất kinh doanh Một

bộ phận nhỏ các gia đình giàu lên nhờ có người thân sống và làm việc ở nướcngoài Bằng nguồn tài trợ không ít gia đình có điều kiện để nâng cao mức sốnghoặc đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập Ngoài ra có một số hộgiàu vì có người thân tham gia công tác quản lý, lãnh đạo các cấp Trong số hộnày, không loại trừ những hộ giàu lên nhờ khôn khéo hợp thức hoá những ngườithu nhập bất chính dưới đủ loại bổng lộc

Trang 9

+ Ở thành phố, phần lớn người giàu là ở lĩnh vực buôn bán và dịch vụ trong lĩnhvực sản xuất, số hộ giàu rất ít Trong số hộ giàu lên nhờ buôn bán, có không ítngười đã lợi dụng các kẽ hở của pháp luật để trốn thuế hoặc lẩn tránh các khoảnnộp khác ở đây phải kể đến trốn thuế hoặc lẩn tránh các khoản nộp khác ở đâyphải kể đến một bộ phận không nhỏ các viên chức Nhà nước làm" dịch vụ tổnghợp" tại các công ty trách nhiệm hữu hạn, các trung tâm tư vấn Ngoài ra là cáchành vi buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, tham nhũng cực kỳ nguy hiểm cũng tạonên một bộ phận cán bộ, viên chức giàu lên rất nhanh

+ Về tay nghề, tính chất công việc, vị trí quyền lực:

Tay nghề cao, quyền lực càng lớn thì thu nhập càng lớn Tất nhiên tay nghề vàtính chất công việc ( đòi hỏi là lao động chân tay, trí óc nhiều, hay độ phức tạp củacông việc ) đều đòi hỏi trình độ, tri thức của người lao động được tích luỹ lâu dàimới có được và những người sở hữu chúng có thu nhập cao là đúng Tuy nhiên địa

vị xã hội hay uy tín có thể xuất phát từ tiềm lực kinh tế và hiện tượng người lạmdụng để làm giàu một cách bất chính thì sẽ làm cho sự phân hóa giàu nghèo ngàycàng tăng vì thực sự dựa trên dựa trên quyền lực và địa vị xã hội, tiềm lực kinh tế

để làm giàu chính là bóc lột giá trị của những người khác

Còn nguyên nhân cơ bản của nghèo là: thiếu kiến thức làm ăn, thiếu vốn hoặckhông có vốn, đông con, neo đơn thiếu sức lao động.Bên cạnh đó thì:

+ Đối với thành thị: nguyên nhân nghèo là do có thể bị phá sản, đông con,thiếu sức lao động, ốm đau, lười nhác, mắc các tệ nạn xã hội, thiếu tri thức, trình

độ dân trí thấp

+ Đối với nông thôn: ngoài thiếu kiến thức làm ăn, không có vốn, nghèo còn dođông con, không có điều kiện làm việc (thiếu ruộng, vuờn, không đủ phương tiệnsản xuất ), không có kinh nghiệm

Trang 10

Tất cả những nguyên nhân chủ quan trên đã làm những người nghèo ngày càngnghèo thêm và những người giàu thì giàu thêm và tạo ra hố ngăn giữa người giàu

và người nghèo ngày càng rộng Bên cạnh đó, những nguyên nhân khách quancàng làm cho sự PHGN ngày càng tăng thêm và con người muốn điều chỉnh cũngkhó được

1.2.2 Nguyên nhân khách quan

+ Nguyên nhân nổi bật là do nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng kém pháttriển, thu nhập bình quân theo đầu người quá thấp, lại bị ảnh hưởng bởi những hậuquả nặng nề của mấy chục năm chiến tranh liên miên tàn phá đất nước Vị trí địa lícủa nước ta bên cạnh mặt thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng gây nhiều khó khăn

do hình thế trải dài, gây nên sự cách biệt chênh lệch về phát triển kinh tế giữa cácvùng lãnh thổ trong lịch sử Nước ta lại bị ảnh hưởng lớn bởi điều kiện tự nhiênkhắc nghiệt: thiên tai, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, mất mùa, đất đai cằn cỗi, diện tíchcanh tác ít, địa hình phức tạp ( sở hữu ruộng chua, mặn ) xa xôi hẻo lánh, giaothông đi lại không thuận tiện, cơ sở hạ tầng kém.luôn đe dọa và tước đi nhữngthành quả lao động, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp

+ Mặt khác, trong các yếu tố mang tính tính lịch sử, truyền thống thì cũng có mặttiêu cực, và tích cực ảnh hưởng đến sự phân hoá giàu nghèo Đó chính là sự đènặng của những truyền thống cổ hủ, lạc hậu, cá nhân bị hoà lẫn vào cộng đồngđược duy trì theo cộng đồng cùng với quan niệm như "ai giàu ba họ, ai khó bađời","an bần lạc đạo" hay câu "con vua rồi lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét láđa " là triết lí một thời để an ủi người ta cam chịu đói nghèo, coi đó là sự thật hiểnnhiên không thể thay đổi được Chính vì vậy nó làm người dân trở nên nhụt trí,cam chịu trước số phận của mình, và làm kìm hãm sự phát triển của đất nứơc Nótạo ra sự trì trệ nghèo nàn lạc hậu của nước ta nói chung, đặc biệt là người nghèonói riêng

Trang 11

+ Nguyên nhân thứ ba là khi chúng ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêubao cấp sang cơ chế thị trường thì những di chứng của chế độ bao cấp như: bìnhquân, vừa đặc quyền, vừa đặc lợi vẫn sót lại trong ý thức con người, làm cho conngười trở nên lười lao động, suy nghĩ không sáng tạo, năng động trong sản xuất.+ Môi trường pháp lý: hiện nay nhà nước ta đang trong giai đoạn hoàn thiện hệthống pháp luật theo định hướng xã hội chủ nghĩa chính vì vậy dễ nhận thấy sự bất

ổn định và nhiều khiếm khuyết Nhiều đạo luật còn thiếu đang được bổ sung.Những cái đó cũng cần được sửa đổi, hoàn thiện Tính khả thi của nhiều đạo luật

và văn kiện dưới luật vẫn còn yếu Điều này dẫn đến còn nhiều khe hở tạo ra cơhội, là mảnh đất cho các hành động theo đúng pháp luật, làm giàu bất chính Đây làmột trong những vấn đề gay cấn nhất, có tác dụng tiêu cực, đẩy hiện tượng phânhoá giàu nghèo đôi khi trở thành không bình thường, thái quá trong giai đoạn hiệnnay

+ Bên cạnh đó, đối với cả ở nông thôn hay thành thị, có một số hộ gia đình giàulên nhờ được thừa kế một số vốn lớn, hay có đất nằm trong khu quy hoạch, gầnđường xá

+ Do cơ chế chính sách chưa thoả đáng: trung ương cũng như địa phương chưa

có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng thoả đáng, nhất là các vùng núi cao, vùng sâu,vùng căn cứ kháng chiến cũ, thiếu các chính sách đồng bộ như: chính sách ưu đãi,khuyến khích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cung cấp dịch vụ y tế, giáo dụcđào tạo, văn hoá cũng như chuyển giao công nghệ, tổ chức chưa tốt việc chăm locủa cộng đồng xã hội đối với người nghèo

Tóm lại, hiện nay ta có thể thấy hàng loạt những nguyên nhân dẫn đến sự phânhóa giàu nghèo Có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, nguyên nhân chủquan, khách quan và chúng tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên vận may, cơ hội

Ngày đăng: 27/06/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w