1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hãy Phân Tích Vai Trò, Ý Nghĩa Của Mục Tiêu Dạy Học Trong Triển Khai Dạy Học Hiệu Quả.pdf

12 19 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích vai trò, ý nghĩa của mục tiêu dạy học trong triển khai dạy học hiệu quả?

1 Khái niệm

Mục tiêu dạy học là trạng thái phát triển nhân cách được dự kiến trước của người học sau một quá trình đào tạo dựa trên yêu cầu phát triển của một ngành nghề nhất định

Mục tiêu dạy học là những nhiệm vụ, công việc mà học viên phải làm được sau mộtquá trình học tập mà trước đó họ chưa làm được.

Quá trình đào tạo trong nhà trường là tổng hòa của nhiều hoạt động khách nhau: quátrình dạy học, quá trình giáo dục, quá trình rèn luyện… Quá trình dạy học có thể là quá trình dạy học toàn khóa, một môn học, một bài học Như vậy, mục tiêu học xác định những kết quả cần đạt được ở người học.

Mục tiêu dạy học được chia thành 3 mức độ khác nhau là mục tiêu cơ bản, mục tiêungắn hạn, mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu cơ bản/cuối cùng: được xem là mục đích/ mục tiêu chung của giáo dục,không quan sát được trong bối cảnh lớp học Ví dụ: học sinh có thói quen tốt trongquá trình học tập, rèn luyện.

Mục tiêu ngắn hạn: để có thể đánh giá mục tiêu cơ bản/cuối cùng, chúng ta phải lậpra các mục tiêu ngắn hạn Các mục tiêu này có thể đo lường được, quan sát được Vídụ mục tiêu ngắn hạn là học sinh tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chung của lớp.Mục tiêu chung giống như mục tiêu cơ bản/mục tiêu cuối cùng, nhưng thường cómột vài điểm so sánh và lập lại ở mức độ cao hơn theo cấp độ lớp học Mục tiêuchung thường có tính duy nhất, không lặp lại đối với từng khóa/lớp học khác nhauvà thường được phát biểu dưới dạng kết quả đầu ra mà chúng ta mong đợi học sinhphải đạt được.

2 Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu dạy học.2.1 Đối với chất lượng đào tạo

Mục tiêu dạy học nói chung và bài giảng nói riêng có một ý nghĩa hết sức quantrọng, nó định hướnggiúp lập kế hoạch cho các hoạt động dạy học và khi thựchiện sẽ quyết định thành công của kế hoạch này; nó còn định hướng cho việc tìm tài

Trang| 2

Trang 3

liệu dạy học; là cơ sở xác định các kết quả học tập cần đạt, để kiểm tra, đánh giángười học, người dạy cũng như giá trị của một bài giảng, một chương trình đào tạo.

2.2 Đối với giáo viên

Một mục tiêu được xác định rõ ràng, đầy đủ, cụ thể và chính xác giúp giáo viên lựachọn và sắp xếp nội dung bài giảng cho phù hợp.

Mục tiêu bài giảng định hướng cho các bước tiếp theo trong kế hoạch bài dạy; dựatrên mục tiêu mà lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đểbài giảng có kết quả tốt nhất

Mục tiêu bài giảng là cơ sở để giáo viên xây dựng các câu hỏi, bài kiểm tra và cáchình thức kiểm tra để đánh giá được tình trạng nhận thức của người học, đo lườngnăng lực của học sinh sau tiết giảng hay học phần môn học; là căn cứ để giáo viênđánh giá được sự tiến bộ của học sinh đến mức nào theo chuẩn đã định.

Tạo niềm say mê, hứng thú nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm trong quá trìnhdạy học.

2.3 Đối với người học

Người học nắm được mục tiêu bài giảng mà giáo viên đặt ra sẽ tự xác định cái đíchmà mình cần hướng tới trong quá trình học môn học, bài học, tiết học,…Từ đó,người học biết lựa chọn tài liệu học tập, cách học, tự tổ chức quá trình học tập củabản thân theo một định hướng rõ rang nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.Người học biết được cái chuẩn để tự so sánh, đánh giá được sự tiến bộ của bản thântrong việc học tập.

Thực hiện được mục tiêu bài giảng sẽ phát triển ở người học các năng lực trí tuệ,các phẩm chất tư duy, các kĩ năng hành động, hình thành thái độ và cả niềm say mêđối với môn học

3 Ý nghĩa của mục tiêu dạy học trong triển khai dạy học hiệu quả3.1 Ý nghĩa định hướng:

Giáo viên dạy học lấy mục tiêu dạy học làm tiền đề cho việc lựa chọn, thiết kế nộidung và phương tiện dạy học, đồng thời thực hiện hoạt động dạy học Còn học sinhý thức được mục tiêu dạy học để điều chỉnh hoạt động học tập của mình

3.2 Mang chức năng kiểm tra:

Trang| 3

Trang 4

Căn cứ vào mục tiêu dạy học, giảng viên đánh giá thành tích học tập của sinh viên.Việc đánh giá có hệ thống và thường xuyên cung cấp thông giúp người dạy điềuchỉnh phương cách dạy học.

3.3 Mang ý nghĩa động cơ học tập

Về giáo dưỡng chỉ cho người học thấy mình đã tiếp thu điều mình vừa học đến mứcnào, còn thiếu sót nào cần bổ khuyết.

Về phát triển năng lực nhận thức giúp học sinh có điều kiện tiến hành các hoạt độngtrí tuệ như ghi nhớ, khái quát hóa kiến thức, hệ thống hóa kiến thức giúp cho sinhviên phát triển tư duy sáng tạo, linh hoạt trong giải quyết các tình huống thực tế.Về mặt giáo dục học sinh có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập, có ý chí vươnlên đạt kết quả cao hơn, củng cố niềm tin vào chính bản thân mình, nâng cao ý thứctự giác, khắc phục tính chủ quan.

4 Kỹ thuật đặt mục tiêu bài học

Theo Oliva (1997), để xác định mục tiêu dạy học cần phải trả lời các câu hỏi nhưsau:

Sau khi kết thúc giảng dạy môn học, sinh viên cần đạt được những mục tiêugì?

Để đạt được những mục tiêu môn học, nội dung bài giảng và phương pháphọc được thiết kế như thế nào nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình học tập củangười học?

Đánh giá kết quả học tập chia theo mấy giai đoạn? Hình thức đánh giá là gì?Bất cứ hoạt động lập kế hoạch giảng dạy nào cũng nên bao gồm việc xác định mụctiêu chung và mục tiêu giảng dạy, lựa chọn các chiến lược giảng dạy và chọn cácphương pháp để đánh giá kết quả học tập.

Mục tiêu bài giảng bao gồm: Kiến thức, kỹ năng, thái độ Mục tiêu bài giảng cần.

được viết dựa vào nhu cầu học tập và trình độ thực tế của người học, nên sử dụngcác động từ có thể đo đếm được và rõ ràng để bảo đảm người học hiểu được sau khihọc xong mình cần đạt được những cấp độ nào của việc nắm vững và sử dụng kiếnthức đã học.

4.1 Kiến thức

Trang| 4

Trang 5

Là “Thông tin được chứa trong não” Các thông tin này có thể bao gồm: Sự kiệnthực tế; khái niệm; nguyên lý; quy trình; quá trình; cấu trúc v.v…Mục tiêu bài giảng

theo B.J.Bloom đề xuất như sau: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng

hợp, đánh giá Từ đó khi viết mục tiêu về kiến thức có thể sử dụng các động từ phù

hợp với từng mức độ về kiến thức như sau

1 Biết Nhận biết được các tri thứcqua quá trình tri giác, hìnhthành biểu tượng, các kháiniệm ban đầu

Nhắc lại, ghi chép lại, liệt kê, nhớlại, gọi tên

Ví dụ: nhắc lại được các bước phântích ngữ âm

2 Thônghiểu

Trình bày được nội dung,tính chất của các sự vật, sựkiện

Mô tả, giải thích, diễn đạt, báo cáo,sắp xếp, tính toán…

Ví dụ: mô tả lại được đặt cấu trúccâu.

3 Vận dụng

Vận dụng được kiến thức đểgiải quyết tình huống cụ thểhoặc tìm hiểu các kiến thứcsâu hơn

Thể hiện, ứng dụng, trình diễn,minh hoạ, bố trí.

Ví dụ: Viết được 1 đoạn tiểu luậnvề văn học Mỹ giai đoạn cận đại4 Phân

Phân tích nội dung thành cácbộ phận, chi tiết và tìm ra mốiquan hệ của chúng

Phân tích, phân hoá, phân loại,đánh giá, so sánh, tính toán…Ví dụ: phân tích được cấu trúc ngữpháp được sử dụng trong 1 chươngsách văn học Anh

5 Tổng hợp

Vận dụng các nguyên lý vàocác trường hợp riêng lẻ đểtrình bày 1 kết luận chunghoặc 1 giải pháp mới.

Soạn thảo, tổng kết, lập kế hoạch,thiết kế, bố trí, thiết lập…Ví dụ: ổng hợp các số liệu để viết Tmột báo cáo hoặc lập kế hoạch dựán phần mềm…

6 Đánh giá

Đánh giá hay nhận xét đượcmột nội dung nào đó

Đánh giá, xếp hạng, so sánh, chọnlựa, định giá, cho điểm.

Trang| 5

Trang 6

Ví dụ: đánh giá tính khả thi củaphần mềm

4.2 Kỹ năng

Là:”Hoạt động quan sát được và những phản ứng mà một người thực hiện nhằm đạtđược mục đích” Theo Harrow có 5 mức độ hình thành kĩ năng và cấu trúc gồm:“Điều kiện”, “Sự thực hiện”, “Tiêu chuẩn đánh giá” Cụ thể:

Trình độ Định nghĩa Sự thực hiện để đánh giá1 Bắt

Thực hiện các thao tác dựa trên sự quan sát.

Làm theo được Ví dụ: Làm được bài toán tìm kiếm số nguyên tố trong dãy số theo sự hướng dẫn của giáo viên hoặc giáo trình.

2 Làm được

Biết cách làm và tự làm được.

Hoàn thành được công việc nhưng với sai sót nhỏ, chuẩn thấp Ví dụ: Tự viết hàm kiểm tra một số có phải số nguyên tố hay không3 Chính

Thực hiện một cách chính xác

Hoàn thành được công việc không có sai sót, đạt chuẩn quy định Ví dụ: In được các số nguyên tố trong dãy số một cách chính xác4 Phối

Thực hiện một cách chính xác công việc và có phần sáng tạo.

Hoàn thành được công việc đạt chuẩn

5 Thuầnthục

Thực hiện công việc chính xác với tốc độ cao, thuần thục.

Hoàn thành công việc một cách thuần thục đạt vượt chuẩn.

Giáo viên cần xác định rõ người học đạt được các kỹ năng gì sau khi học xong bàigiảng Cần sử dụng các động từ để mô tả mức kỹ năng cần đạt được từ đơn giản đếnphức tạp.

4.3 Thái độ

Là “Cảm nhận của con người và ứng xử của họ đối với một công việc, những tháiđộ biểu hiện có thể có tính chất cá nhân (thói quen) hoặc hành vi liên cá nhân” Có2 loại thái độ: Thái độ không quan sát được và thái độ quan sát được.

Trang| 6

Trang 7

Trình độ Định nghĩa Sự thực hiện để đánh giá1.Tiếp

Lắng nghe Ví dụ: Lắng nghe về an toàn internet

2 Đáp ứng Lắng nghe và có phản ứng để hiểu rõ; chấp hành.

Ví dụ: Chấp hành về quy định văn hóa ứng xử trên internet

3 Đánh giáthừa nhận

Lắng nghe và có phản ứng với quan điểm của mình.

Ví dụ: Lắng nghe giảng về Bảo mật thông tin và an ninh mạng4 Tổ chức

thực hiện

Đưa ra các quan điểm về chính mình.

Ví dụ: Công nhận các kiến thức an toàn internet và cảm kết thực hiện5 Đặc

trưng hoá

Thực hiện tốt các đặc trưng thực tế với hoàn cảnh của chínhmình một cách tự giác.

Ví dụ: Thường xuyên có ý thức thực hiện trong điều kiện thực tế một cách đúng đắn.

Giáo viên cần xác định rõ người học có thái độ như thế nào sau khi học xong bàigiảng Cần sử dụng các cụm từ để diễn tả như: qua tiết giảng hình thành được đứctính cẩn thận, trung thực, kiên trì, ý thức trách nhiệm trong công việc, ý thức và đạođức nghề nghiệp, đoàn kết, nhận thức được, tôn trọng, chấp nhận, đồng tình, ủnghộ yêu thích, phê phán, bác bỏ, hợp tác, phán xử, tuân thủ, thay đổi, hợp nhất, sửađổi, tin tưởng, nghiêm túc, chủ động đề xuất, biết tiết kiệm, đảm bảo an toàn, phốihợp…

Mục tiêu càng cụ thể càng cho chúng ta biết được chính xác những gì cần theo đuổiđể đạt được mục tiêu đó Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, khi mục tiêu càng rõràng, tính khả thi của mục tiêu đó càng cao.

Trang| 7

Trang 8

Ví dụ: Một người đặt mục tiêu đọc 100 cuốn sách mỗi năm, tuy nhiên mục tiêu nhưvậy còn chung chung Một mục tiêu cụ thể hơn là một tuần, một tháng đọc baonhiêu cuốn mới đạt được 100 cuốn sách trong vòng 1 năm? Một ngày đọc bao nhiêugiờ? Đọc loại sách gì? Đọc sách ở đâu? Đọc như thế nào? Khi càng hình dung rõcác ý định thì càng dễ định hình được những việc cần làm để đạt được mục tiêu đó.

M = (Measure) Đo được trả lời cho câu hỏi: Mục tiêu đang nằm ở mức nào? Cần

đạt được mức bao nhiêu?

Nguyên tắc này liên quan tới những con số Một mục tiêu có thể cân đo đong đếmchắc chắn là một mục tiêu đã được chuẩn bị kỹ lưỡng để lên kế hoạch hoàn thành.Những con số mà chúng ta đặt ra cho mục tiêu giống như một bàn đạp tinh thầnvững chắc, chúng thúc đẩy và truyền động lực để thực hiện.

Ví dụ: Một người đặt mục tiêu là đọc thật nhiều sách, nhưng nhiều ở đây là baonhiêu cuốn sách, như thế nào là nhiều, đọc được nhiều sách hay lĩnh hội được nhiềuchân lý hay Do đó, cần đưa một con số cụ thể vào là bao nhiêu để có động lực đạttới, đừng đưa ra một cụm từ chung chung, không rõ ràng.

A = (Attainable/ Achievable) Đạt được trả lời cho câu hỏi: Liệu bản thân có đạt

được mục tiêu? Mục tiêu có khiến bản thân nản chí không? Có bỏ cuộc giữa chừng khi đang thực hiện không?

Achievable là tính khả thi, tức là mục tiêu đó phải có khả năng thực hiện, không xarời, phi thực tế Hãy hiểu về khả năng của bản thân trước khi đưa ra một mục tiêunào đó, nếu không sẽ rất dễ khiến chúng ta bỏ cuộc

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta chỉ nên đặt những mục tiêu đơn giảnvà tránh những thử thách Điều này có thể dẫn đến cảm giác không có gì thách thứcđể muốn chinh phục Thay vào đó, hãy cố gắng tìm được sự cân bằng giữa việc đặtnhững mục tiêu khả thi mà vẫn đòi hỏi những thử thách và khuyến khích chúng takhám phá tiềm năng tối đa của mình.

Ví dụ: Một người đặt mục tiêu đọc hết 2 cuốn sách Marketing mỗi ngày, đây là mộtmục tiêu hoàn toàn không khả thi Nếu đặt ra mục tiêu xa vời như vậy, người đó chỉsuốt ngày cầm sách đọc cho xong 2 cuốn, nhồi nhét kiến thức không hiệu quả vàđồng thời sẽ khó có thời gian để làm việc gì khác Việc này chắc chắn không thểkéo dài và khiến người đó dễ dàng bỏ cuộc.

Trang| 8

Trang 9

R = ( Relevant) Thực tế/Phù hợp trả lời cho câu hỏi bản thân có đủ điều kiện để

thực hiện mục tiêu không? Những gì của bản thân đang không phù hợp với tình hình thực tế?

Mục tiêu sẽ khó có thể thực hiện được nếu thiếu đi tính thực tế Một người khôngđủ sức khỏe, thời gian, không gian sinh hoạt, phương tiện hỗ trợ, thì không thểlàm việc gì đó được Do đó, cần đảm bảo có đủ điều kiện thực tế để thực hiện mụctiêu

Cũng là ví dụ một người đặt mục tiêu đọc 2 cuốn sách Marketing mỗi ngày Tuynhiên nếu người đó đi làm văn phòng 1 ngày 8 tiếng, thêm thời gian dùng để sinhhoạt, ăn uống thì chắc chắn việc đọc được 2 cuốn sách mỗi ngày là hoàn toàn khôngthể thực hiện được.

T = (Time bond) Có điều kiện thời gian trả lời cho câu hỏi mục tiêu thực hiện trong

bao lâu? Mốc thời gian kết thúc? Thời gian như vậy đã phù hợp chưa?

Đặt mục tiêu trong một khung thời gian cụ thể giúp chúng ta có động lực hơn để đạtđược mục tiêu Trong quá trình thực hiện, ta có thể biết được mình đang ở đâu trongcuộc hành trình và kịp thời chấn chỉnh tiến độ nếu đang đi chậm hơn so với kếhoạch đề ra.

Mục tiêu bài giảng phải được diễn tả bằng một động từ dễ hiểu và hiểu 1 cách thốngnhất và tập trung vào kết quả:

- Kết quả mong đợi phải được diễn tả dưới dạng hành vi có thể quan sát được.- Xác định được hoàn cảnh hành vi sẽ diễn ra: điều kiện thực hiện, thời gian- Phải phù hợp với đối tượng người học.

Kết luận: Như vậy, mục tiêu dạy học giúp cho giảng viên thiết kế nội dung

giảng dạy, phương pháp học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp vớimục đích học tập của sinh viên cũng như bám sát vào yêu cầu của môn học.Việc xác định mục tiêu giảng dạy không đúng sẽ gây trở ngại cho quá trìnhgiảng dạy cũng như sự tiếp thu kiến thức của người học.

Trang| 9

Trang 10

Câu 2: Anh/Chị hãy chọn một nội dung chuyên ngành của mình và xác định

mục tiêu dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra – đánh giá theo định hướngphát triển năng lực của học viên khi dạy học nội dung đã chọn?

Đánh giá mục tiêu của chuyên ngành ngôn ngữ Anh A1 I Mục tiêu của học phần

1 Kiến thức

Học phần trang bị cho người học kiến thức từ vựng, kiến thức ngữ pháp ở trình độsơ cấp ngôn ngữ Anh để sinh viên có thể dùng thành thục trong việc diễn đạt ý dướidạng diễn đạt những câu đơn giản xoay quanh cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

2 Kỹ năng

Thông qua các hoạt động dạy và học, học phần giúp sinh viên rèn luyện và nâng caokĩ năng giao tiếp trong hội thoại hàng ngày, trau dồi và nâng cao kĩ năng làm việcđộc lập và làm việc theo nhóm

3 Thái độ

Thông qua các hoạt động dạy và học, học phần giúp sinh viên rèn luyện và củng cốphẩm chất ham học hỏi, xây dựng cho người học thái độ hứng thứ và yêu thích việchọc ngôn ngữ Anh

II Phương pháp dạy học

Tổ chức các hoạt động kết hợp học tập

Thông qua các hoạt động kết hợp học tập như: khởi động đầu giờ, đọc tài liệu, sáchgiáo khoa, chơi trò chơi, làm việc nhóm,… sinh viên có thể tự tìm tòi, nghiên cứu,ghi nhớ kiến thức tốt hơn và phát triển năng lực toàn diện Qua đây, người học rènluyện kỹ năng và hình thành thái độ học tập phù hợp Hơn thế nữa, khi môi trườnghọc tập trở nên sôi động và hào hứng, hoạt động dạy học trở nên chủ động và đạthiệu quả tiếp thu ở mức cao nhất.

Học tập dựa trên sự tương tác và hợp tác

Theo mô hình định hướng phát triển năng lực, giữa người dạy và người học có sựtương tác hai chiều trong hỏi – đáp, tranh luận – phản biện Từ đây, các bạn có thểtạo được sự tương tác và giúp đỡ, chia sẻ trong học tập Bên cạnh đó, mô hình nàysẽ góp phần thúc đẩy sự tự tin trong việc khai thác vấn đề của mỗi học sinh Giáo

Trang| 10

Ngày đăng: 27/06/2024, 15:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w