Về nguồn gốc lý luận, điều đó có nguyên nhân từ quan điểm duy tâm hoặc siêu hình về xã hội: Họ phủ nhận hoặc hạ thấp vai trò của quần chúng nhân dân hoặc cho rằng lịch sử phát triển của
VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ
KHÁI NIỆM QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
1 Quan niệm quần chúng nhân dân của các nhà triết học trước Mác
− Về căn bản, các nhà triết học trong lịch sử triết học trước Mác đều không nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong tiến trình phát triển của lịch sử Về nguồn gốc lý luận, điều đó có nguyên nhân từ quan điểm duy tâm hoặc siêu hình về xã hội:
Họ phủ nhận hoặc hạ thấp vai trò của quần chúng nhân dân hoặc cho rằng lịch sử phát triển của xã hội loài người là do lực lượng siêu nhiên quyết định. Tôn giáo cho rằng mọi sự thay đổi trong lịch sử là do ý chí của đấng tối cao, do mệnh trời tạo nên và trao quyền cho các cá nhân thực hiện
Chủ nghĩa duy tâm trong triết học đề cao, tuyệt đối hoá vai trò của các cá nhân lãnh tụ, còn quần chúng nhân dân chỉ là công cụ, là phương tiện để sai khiến Chủ nghĩa duy vật trước Mác vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm về xã hội khi cho rằng: nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội là tư tưởng, đạo đức của các vĩ nhân, và chỉ có họ mới sớm nhận thức được chân lý vĩnh cửu, dẫn dắt quần chúng
Có nhà tư tưởng lại đề cao vai trò của quần chúng nhân dân, phủ nhận vai trò của các vĩ nhân, hoặc không lý giải một cách khoa học vai trò của quần chúng nhân dân.
Ví dụ: Các tôn giáo đều cho rằng lịch sử vận động của xã hội là do Thượng đế, Chúa trời sắp đặt, các cá nhân buộc phải tuần thủ ý chí tối cao Số phận con người, sự hoạt động của họ là do các thần linh, Thượng đế, Đấng Tối cao quyết định.
− Các trào lưu duy tâm cho rằng lịch sử xã hội là do các bậc vua chúa, các vĩ nhân, những người đặc biệt có tài cao, sức lớn điều khiển, còn quần chúng nhân dân chỉ là những đám đông ô hợp, chịu sự điều khiển của các bậc vua chúa, các vĩ nhân, của những người đặc biệt đó Họ chỉ là phương tiện, “con rối” trong tay của những người này.
2 Quan niệm quần chúng nhân dân của các nhà triết học Mác - Lênin Đối lập với quan điểm của các nhà triết học trước Mác, triết học Mác - Lênin khẳng định, quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử, giữ vai trò quyết định đối với tiến trình lịch sử.
⇒ Bởi vì: Mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần chúng nhân dân Hơn nữa, tư tưởng xã hội không bao giờ là tư tưởng thuần tuý của một cá nhân mà là phản ánh
4 điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội dưới các dạng và trình độ khác nhau, được tổng hợp lại qua một số nhà tư tưởng nào đó Tư tưởng chỉ có tác dụng tích cực đến lịch sử khi nó phản ánh được nguyện vọng, lợi ích của quần chúng trong những giai đoạn lịch sử nhất định; và sức mạnh, tính chân lý của nó chỉ được chứng tỏ thông qua sự tiếp thu và hoạt động của quần chúng Mặt khác, tư tưởng tự nó không biến đổi được xã hội mà phải thông qua hoạt động cách mạng của quần chúng
Như vậy, chính quần chúng nhân dân mới là người kết hợp lý luận với thực tiễn cải tạo xã hội, hiện thực hoá những tư tưởng, quan điểm xã hội phù hợp với tiến trình phát triển xã hội Lãnh tụ dù uyên bác, tài giỏi nhưng không có uy tín, không được quần chúng ủng hộ, hoặc do tác phong quan liêu, hách dịch, coi khinh quần chúng thì bản thân lãnh tụ đó cũng sẽ đánh mất vai trò lãnh tụ của mình.
Từ đây, khái niệm về quần chúng nhân dân được xác định như sau:
− Quần chúng nhân dân là thuật ngữ chỉ tập hợp đông đảo những con người hoạt động trong một không gian và một thời gian xác định, bao gồm nhiều thành phần, tầng lớp xã hội và giai cấp đang hoạt động trong một xã hội xác định Đó có thể là toàn bộ quần chúng nhân dân của một quốc gia, một khu vực lãnh thổ xác định Họ có chung lợi ích cơ bản liên hiệp với nhau, chịu sự lãnh đạo của một tổ chức, một đảng phái, cá nhân xác định để thực hiện những mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa hay xã hội xác định của một thời kì lịch sử nhất định.
− Nội hàm của khái niệm quần chúng nhân dân bao gồm: Những người lao động sản xuất ra của cái vật chất và tinh thần là lực lượng căn bản, chủ chốt; toàn thể dân cư đang chống lại những kẻ áp bức, bóc lột thống trị và đối kháng với nhân dân; những người đang có các hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần vào sự biến đổi xã hội Với nội dung đó quần chúng nhân dân là một phạm trù lịch sử thay đổi tùy thuộc vào điều kiện lịch sử, xã hội cụ thể của các quốc gia, khu vực.
⇒ Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội Lênin đã từng khẳng định rằng: “Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.
VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
1 Quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
− Sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, mà quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản để tiến hành sản xuất vật chất,làm cho lực lượng sản xuất phát triển C.Mác viết: “Việc sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt vật chất trực tiếp… tạo ra một cơ sở, từ đó mà người ta phát triển các thể chế nhà nước, các quan điểm pháp quyền, nghệ thuật và thậm chí cả những quan niệm tôn giáo của con người ta” Thực tiễn lịch sử của xã hội loài người cho thấy,mọi quan hệ phức tạp của đời sống xã hội dù thể hiện trong bất kỳ lĩnh vực nào:
5 chính trị hay pháp quyền, nghệ thuật hay đạo đức, tôn giáo hay khoa học… tất cả đều hình thành và biến đổi trên cơ sở sự vận động của nền sản xuất vật chất.
− Quần chúng nhân dân được tạo nên từ những con người cụ thể, do đó sự tồn tại và phát triển của con người là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Song, con người muốn tồn tại, trước hết phải ăn, uống, mặc, ở…, mà để có những thứ đó, họ phải sản xuất và tái sản xuất Nghĩa là, quần chúng nhân dân bắt đầu làm nên lịch sử; bắt đầu từ việc chế tạo ra công cụ lao động, sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển Lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội là quần chúng nhân dân lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động trí óc Bằng hoạt động thực tiễn của mình, quần chúng nhân dân trực tiếp biến đường lối chính sách kinh tế thành hiện thực.
− Trong quá trình sản xuất vật chất đó, con người tất yếu phải liên kết lại với nhau theo những cách thức nhất định, đó chính là quan hệ sản xuất Trong Lao động làm thuê và tư bản, C.Mác viết: “Trong sản xuất, người ta không chỉ quan hệ với tự nhiên Người ta không thể sản xuất được nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau Muốn sản xuất được, người ta phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất, chỉ diễn ra trong khuôn khổ những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó”.
− Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện nay có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất Song, vai trò của khoa học chỉ có thể phát huy thông qua thực tiễn sản xuất của quần chúng nhân dân lao động, nhất là đội ngũ công nhân hiện đại và trí thức trong nền sản xuất xã hội, của thời đại kinh tế tri thức Nếu tách rời hoạt động sản xuất trực tiếp, khoa học sẽ trở thành giáo điều, vai trò của các nhà khoa học do đó sẽ bị hạn chế
− Như vậy, hoạt động sản xuất của quần chúng nhân dân là điều kiện cơ bản để quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội Khi nghiên cứu về xã hội loài người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, “điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vật may mắn lắm chỉ hái lượm, trong khi con người lại sản xuất” Khác với loài vật không sản xuất mà chỉ thích ứng với những biến đổi khách quan, tự phát của môi trường tự nhiên, loài người chủ động tiến hành sản xuất vật chất, cải biến môi trường tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu sinh tồn và phát triển của mình Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, con người ngày càng hiểu biết về giới tự nhiên, tích lũy kinh nghiệm, thói quen trong sản xuất, cải tiến và chế tạo công cụ ngày càng tinh xảo, đồng thời tri thức của con người không ngừng được nâng cao và lực lượng sản xuất cũng ngày càng phát triển
Ví dụ: Con người không ngừng sản xuất tạo ra các mặt hàng thiết yếu cho cuộc sống như gạo, rau và các loại thực phẩm khác Ngoài ra, con người ngày càng sáng tạo ra các phát minh tiên tiến giúp cho xã hội loài người ngày càng phát triển.
2 Quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội
− Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng, không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đảo của quần chúng nhân dân Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng, đóng vai trò quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng Trong các cuộc cách mạng làm chuyển biến xã hội từ hình thái kinh tế - xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác, nhân dân lao động là lực lượng đông đảo V.I.Lênin khẳng định: “Cuộc cách mạng chỉ thực sự là một cuộc cách mạng khi nào hàng chục triệu người đồng lòng hăng hái nổi dậy”, “Toàn bộ lịch sử các cuộc chiến tranh giải phóng đều chỉ cho chúng ta thấy rằng khi các cuộc chiến tranh đó được đông đảo quần chúng tham gia một cách chủ động thì công cuộc giải phóng được thực hiện một cách nhanh chóng”
− Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, để cách mạng thành công không chỉ cần lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, mà còn cần đến tính tích cực, sáng tạo của họ trong từng thời kỳ lịch sử Thời kỳ cách mạng là thời kỳ mà tính chủ động, sáng tạo của đông đảo quần chúng được phát huy cao độ Đó cũng là thời kỳ bộc lộ rõ nét nhất, sâu sắc nhất sức mạnh vô địch của quần chúng đứng lên lật đổ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Cuộc cách mạng xã hội càng triệt để bao nhiêu thì tính tích cực và sáng tạo của quần chúng càng sâu sắc bấy nhiêu.
− Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp đến nay, lịch sử xã hội là lịch sử đấu tranh giai cấp Đây là quá trình tất yếu khách quan của xã hội có áp bức giai cấp, không do một lý thuyết xã hội nào tạo ra Theo quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh giai cấp không phải là những cuộc bạo loạn, khủng bố, lật đổ, chỉ có ý nghĩa phá hoại, tiêu cực mà là những cuộc đấu tranh rộng khắp của quần chúng nhân dân lao động chống lại giai cấp thống trị bảo thủ Nguyên nhân khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp trong các xã hội có giai cấp đối kháng là do mâu thuẫn gay gắt giữa lực lượng sản xuất phát triển mang tính chất xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã trở nên lạc hậu so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
− Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng xã hội là bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, dẫn đến mâu thuẫn với quan hệ sản xuất lỗi thời lạc hậu, còn nguyên nhân trực tiếp là mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp Cuộc cách mạng đó tiêu diệt chế độ tư hữu, xóa bỏ chế độ người bóc lột người và đưa đến xã hội mới tiến bộ, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
− Cách mạng là ngày hội của quần chúng là sự nghiệp của quần chúng Bởi vậy, nhân dân lao động là chủ thể của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội, đóng vai trò là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội Thực tế đã chỉ rõ không có cuộc cách mạng xã hội nào mà chỉ có cá nhân lãnh tụ, không có quần chúng nhân dân.
Ví dụ: Chiến tranh toàn dân bảo vệ đất nước thời Tây Sơn được phát triển từ cuộc khởi nghĩa nông dân chống áp bức phong kiến thành cuộc chiến tranh toàn dân
7 bảo vệ Tổ quốc Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn này chính là cuộc khởi nghĩa của nhân dân, do nhân dân và từ nguyện vọng của nhân dân.
3 Quần chúng nhân dân là người giữ vai trò quyết định trong việc sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần
− Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác cho rằng, ngay từ buổi đầu của lịch sử, trong xã hội cộng sản nguyên thủy, bên cạnh những hoạt động sản xuất vật chất, con người đã có những hoạt động về tinh thần, về văn học, nghệ thuật, mặc dù những lĩnh vực này còn thô sơ, mộc mạc Có thể nói, từ khi loài người biết chế tạo và sử dụng công cụ để tiến hành sản xuất của cải vật chất, thì đồng thời họ cũng bắt đầu sản xuất ra những giá trị tinh thần.
VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ TRONG THỰC TIỄN Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÀY VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TÌNH HÌNH CÁCH MẠNG VIỆT NAM VỚI SỰ XUẤT HIỆN CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN
1 Quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển cách mạng Việt Nam.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định đến sự tồn vong của quốc gia dân tộc Đảng ta chỉ rõ: “Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; mọi mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng chỉ có thể được thực hiện bằng sự tham gia tích cực, bằng hành động sáng tạo của đông đảo quần chúng nhân dân, không có quần chúng nhân dân thì không có cách mạng.”
Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc, vai trò của quần chúng nhân dân quyết định đến sự ổn định chính trị của đất nước và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Công an có bao nhiêu người? Dù có vài ba nghìn hay năm bảy vạn đi nữa thì lực lượng ấy vẫn còn ít lắm bên cạnh lực lượng nhân dân, Phải làm sao có hàng chục triệu đôi bàn tay, hàng chục triệu cặp mắt và đôi tai mới được Muốn như vậy, phải dựa vào dân, không được xa rời dân Nếu không thể thì sẽ thất bại Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn.”
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, có cuộc vận động quần chúng nhân dân thực hiện "Ba không" (không nghe, không biết, không thấy) để bảo vệ bí mật, bảo vệ cách mạng, bảo vệ Đảng ở các tỉnh phía Bắc; phong trào
"Phòng gian bảo mật" ở Nam Bộ để giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ bí mật, bảo vệ cán bộ và tổ chức Nhân dân đã giúp đỡ lực lượng Công an đấu tranh ngăn chặn kịp thời nhiều âm mưu phá hoại của địch.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước có Cuộc vận động “Ba phòng”; phong trào “Bảo vệ trị an” ngoài xã hội và “Bảo mật phòng gian” trong cơ quan xí nghiệp. Qua đó huy động được sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân để giữ gìn an ninh trật tự, góp phần to lớn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
Phó Giáo sư, nhà sử học Lê Mậu Hãn trao đổi: “Ngay sau khi Nhật đảo chínhPháp, cao trào cách mạng càng lên cao, Cụ Hồ theo dõi sát sao cuộc vận động dân tộc chúng ta Trong quá trình vận động đoàn kết dân tộc đó, dưới ngọn cờ Mặt trận ViệtMinh, của Ðảng Cộng sản, từ đó đặt ra vấn đề cách mạng phải phát động toàn dân,nêu cao ngọn cờ dân tộc, huy động sức mạnh toàn dân, bất cứ công nhân, nông dân,trí thức, tiểu tư sản ai có tinh thần yêu nước đều được động viên tham gia các hoạt
10 động cứu quốc của Việt Minh Cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945 là một cuộc cách mạng nhân dân và nhân văn Cuộc cách mạng tập hợp được tuyệt đại bộ phận nhân dân cả nước, diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu.”
Tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, chúng ta được tiếp cận những tư liệu vô giá. Bảo tàng lưu giữ album ảnh đen trắng gồm 200 bức Album do nhà nghiên cứu sử học người Pháp là Phi-líp Ðờ vin-lê (Philippe Devillers) một trong những sử gia hàng đầu của Pháp cung cấp Ông là một nhà báo từng có mặt ở Hà Nội trong những ngày lịch sử tháng 8/1945 Album được gửi tới Hội Khoa học lịch sử Việt Nam thông qua Giáo sư Phan Huy Lê Hàng trăm bức ảnh về quần chúng nhân dân náo nức và quyết tâm chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa; hình ảnh biển người tập hợp dưới lá cờ đỏ sao vàng ngày 19/8 ở Hà Nội khởi động Tổng khởi nghĩa, vùng lên hưởng ứng lời hiệu triệu của cách mạng đập tan xiềng xích đế quốc, thực dân, phong kiến…
Khi ấy, Ðảng ta chỉ có 5.000 đảng viên, thông qua Mặt trận Việt Minh đã tập hợp hơn 20 triệu đồng bào làm cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử Nhờ gắn bó mật thiết với nhân dân, dựa vào dân, phát huy sức mạnh của dân, Ðảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công Nhân dân đã đẩy cách mạng đi tới thắng lợi Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
Bài học sâu sắc về tinh thần đoàn kết, lấy dân làm gốc của Cách mạng Tháng Tám đã được kế thừa và phát huy trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Tinh thần quật khởi và những bài học lịch sử vô giá của Cách mạng Tháng Tám trở thành động lực tinh thần to lớn, thôi thúc toàn dân tộc đoàn kết một lòng dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành các cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ trong suốt 30 năm Cả dân tộc chung sức đánh thắng các thế lực ngoại xâm, lập nên những chiến công hiển hách, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Trên cơ sở tổng kết 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, quan điểm của Đại hội XIII về vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước được thể hiện sâu sắc và toàn diện:
− Một là, quan điểm “dân là gốc” được Đảng, Nhà nước ta quán triệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng sâu sắc hơn.
− Hai là, phát huy hiệu quả vai trò của nhân dân là động lực và nguồn lực phát triển đất nước.
− Ba là, vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển kinh tế.
− Bốn là, vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người
− Năm là, vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ.
− Sáu là, vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam.
− Bảy là, vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược quản lý phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội.
− Tám là, vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và thành công của cách mạng chủ yếu phụ thuộc vào việc tập hợp được quần chúng, xây dựng được lực lượng cách mạng trong quần chúng Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định, xây dựng lực lượng cách mạng Việt Nam gồm các giai cấp : giai cấp công nhân và nông dân, các giai cấp, tầng lớp khác, như tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trí thức, địa chủ, phú nông, thậm chí cả các chức sắc tôn giáo Việt Nam,… Ở Việt Nam, độc lập dân tộc là lợi ích chung của toàn dân tộc và tất cả các giai tầng trong xã hội đều có khả năng tham gia phong trào giải phóng dân tộc Đó chính là cơ sở thực tiễn của quan điểm xây dựng lực lượng cách mạng trong tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội Xây dựng khối liên minh công - nông - trí thức làm lực lượng chủ lực của cách mạng là sự phát triển sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng cách mạng ở Việt Nam Ngày nay, các giai cấp công nhân, nông dân, trí thức vẫn là lực lượng đống vai trò to lớn cho cách mạng Việt Nam thời kỳ hiện đại:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN PHÁT
1 Những phương hướng để khắc phục hạn chế và tiếp tục phát triển a Giai cấp công nhân
Nghị quyết Trung ương đã xác định nhiệm vụ và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tập trung vào những vấn đề cơ bản và cấp bách, bức xúc đối với việc xây dựng giai cấp công nhân, những việc cần phải làm nhưng trước đây chưa làm tốt, chưa có quy định pháp luật, hoặc có quy định nhưng chưa đầy đủ, chưa xác định rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, của doanh nghiệp và các cấp, các ngành trong thực hiện, chưa có
20 chính sách đủ mạnh và khả thi để phát huy nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia.
Nội dung chủ yếu của những nhiệm vụ, giải pháp đó là:
− Nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động cho công nhân trong thời điểm hiện nay là việc làm rất cần thiết: Hệ thống hóa và hoàn thiện những luật có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của công nhân, như pháp luật lao động, tiền lương,… Các luật ban hành cần bảo đảm tính khả thi, dễ hiểu, quy định cụ thể để giảm bớt tình trạng chờ hướng dẫn mới thi hành Tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích, giáo dục pháp luật để công dân hiểu và tự giác chấp hành Các quy tắc pháp lý cần chú ý vấn đề dung hòa các lợi ích khác biệt Cải tiến phương pháp tuyên truyền, giáo dục, làm phong phú, sinh động các hình thức phổ biến pháp luật Vận dụng linh hoạt các hình thức như: phát hành tờ rơi, tổ chức tập huấn, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, thi tìm hiểu pháp luật, bảng tin, truyền thanh nội bộ, lồng ghép vào các chương trình truyền thanh, truyền hình… Nâng cao trách nhiệm của chủ doanh nghiệp trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật Người sử dụng lao động phối hợp với Công đoàn phổ biến pháp luật, phổ biến nội quy, quy chế của doanh nghiệp ngay khi mới vào làm việc tại doanh nghiệp để công nhân thực hiện nghiêm pháp luật Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật lao động trong doanh nghiệp Xử lý nghiêm minh tất cả những hành vi vi phạm pháp luật.
− Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về giai cấp công nhân trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế Cần đổi mới tổ chức, tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân, hướng vào giải đáp những vấn đề thực tiễn đặt ra, qua đó cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân phát triển toàn diện trong thời kỳ mới.
− Ðẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từng bước trí thức hóa giai cấp công nhân Ðây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong xây dựng giai cấp công nhân để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cần xây dựng và thực hiện hệ thống chính sách hướng nghiệp ở cấp học phổ thông để giúp cho thanh niên, học sinh định hướng đúng đắn việc chọn nghề và hiểu rõ được ý nghĩa của việc gia nhập đội ngũ công nhân; tạo điều kiện phát triển đội ngũ công nhân trẻ có trình độ cao, chuyển một bộ phận lớn nông dân thành công nhân Nhà nước xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển dạy nghề một cách đồng bộ, đổi mới hệ thống dạy nghề đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước và quốc tế; tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề Ban hành chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn đối với hoạt động đào tạo nghề, thu hút mạnh hơn các thành phần kinh tế tích cực tham gia vào lĩnh vực đào tạo nghề Bổ sung, sửa đổi, xây dựng chính sách đào tạo, đào tạo lại công nhân; có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho công nhân tự học tập nâng cao trình độ; xây dựng, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo nghề Ðiều chỉnh, bổ sung, quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề gắn với các ngành, các chương
21 trình, dự án lớn, các vùng kinh tế trọng điểm Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hằng năm dành kinh phí thích đáng và thời gian cho đào tạo, đào tạo lại công nhân; được tính vào giá trị đầu tư và hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp
− Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho giai cấp công nhân Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và hoạt động của tổ chức công đoàn, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với công tác tuyên truyền, giáo dục trong công nhân Nhà nước đầu tư và có chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này (được tính vào giá trị đầu tư và hạch toán vào chi phí sản xuất).
− Bổ sung, sửa đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân Rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm và đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao thể chất cho công nhân; tập trung trước hết vào những chính sách liên quan trực tiếp đến những vấn đề bức xúc đang đặt ra về việc làm và đời sống của công nhân Bổ sung, sửa đổi, xây dựng các chính sách để phát huy các nguồn lực và trách nhiệm của cả Nhà nước, người sử dụng lao động, các tổ chức chính trị - xã hội, của toàn xã hội và của công nhân trong việc chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân Nhà nước có chính sách đầu tư cho các tỉnh, thành phố để xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi công cộng cho công nhân Ðề cao trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chăm lo lợi ích, đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân; tính tự giác của người sử dụng lao động và của công nhân trong thực hiện chính sách, pháp luật Ðồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong doanh nghiệp; có chế tài xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm. b Giai cấp nông dân
− Thứ nhất, nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị các cấp, của toàn xã hội và chính người nông dân và về vị trí, vai trò của nông dân, nông nghiệp, nông thôn. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nông dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vai trò chủ thể trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, chủ thể xây dựng nông thôn mới; nhận thức được tính tất yếu, cơ hội và thách thức mà cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 mang lại cho nông nghiệp, nông dân; nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế.
− Thứ hai, xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững Để thực hiện chủ trương trên, cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, coi đây là giải pháp mang tính đột phá nhằm tạo ra sản lượng nông sản lớn, năng suất cao, chất lượng tốt và thân thiện với môi trường Người nông dân cần chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu, từ đó mở rộng quy mô sản xuất Nông nghiệp công nghệ cao còn giúp giảm giá thành sản phẩm, đa dạng hóa thương hiệu và tăng sức cạnh tranh trên thị trường
− Thứ ba, đổi mới thể chế, chính sách hỗ trợ cho nông dân tận dụng những cơ hội, hạn chế những rủi ro mà CMCN 4.0 đem lại Đổi mới thể chế, chính sách cần tập trung vào những vấn đề cốt lõi: vốn đầu tư, sở hữu đất đai, đào tạo nghề cho nông dân, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, thị trường tiêu thụ nông sản, an sinh xã hội của nông dân, hạ tầng cơ sở nông thôn…
− Thứ tư, bản thân người nông dân phải nỗ lực vươn lên, nâng cao trình độ văn hóa, trình độ ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, hình thành những phẩm chất cần thiết để thích ứng với CMCN 4.0 Trước hết, nông dân cần có sự đột phá về tư duy sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ mới, hiện đại, thân thiện với môi trường, sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị để làm tăng khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cho sản phẩm Bên cạnh đó, cần có sự đột phá trong công tác đào tạo và dạy nghề cho nông dân cả về nội dung và phương pháp đào tạo theo hướng thiết thực, hiệu quả, hiện đại.
− Thứ năm, tăng cường liên kết hỗ trợ giữa các chủ thể: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông Liên kết có chặt chẽ, bền vững thì nông dân mới được hưởng lợi ích thực sự và giảm thiểu rủi ro trước những biến động của thị trường và biến đổi khí hậu Mỗi “nhà” có vai trò đặc biệt, cần phát huy tối đa để mang lại hiệu quả liên kết Nhà doanh nghiệp được coi là “đầu tàu”, là động cơ của mối liên kết Doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng liên kết “3 nhà” còn lại để hình thành vùng nguyên liệu sản xuất; hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông dân; từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản Các nhà khoa học có vai trò quan trọng trong việc tạo “đầu vào” chất lượng cao, giảm giá thành sản phẩm nhờ cải tiến công nghệ , đặc biệt là liên kết với người nông dân để “xã hội hóa” các công nghệ hiệu quả Còn Nhà nước, là nhạc trưởng để tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp, bảo đảm cho sự liên kết “3 nhà” còn lại chặt chẽ và hiệu quả.
− Thứ sáu, đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng về nghề nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề để thu hút các nguồn lực đầu tư vào dạy nghề cho nông dân, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở dạy nghề hiện có Tăng cường đào tạo số giáo viên còn thiếu hụt, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quy mô đào tạo dạy nghề cho nông dân hiện nay, nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp và thị trường lao động trong nước và quốc tế Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm,chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới Có chính sách đãi ngộ và tôn vinh những người có tay nghề bậc cao, các nghệ nhân, nông dân, công nhân giỏi nghề.
Nhằm phát huy tốt hơn vai trò đội ngũ trí thức đã có, phát triển hơn nữa tầng lớp trí thức trong thập kỷ tới, để tiến hành CNH, HĐH đất nước, rút ngắn khoảng cách tụt hậu, xây dựng nền kinh tế tri thức, phát triển đất nước giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh trong những năm tới, tất yếu phải tích cực, quyết tâm thực hiện các việc sau đây:
− Trước hết, nâng cao hơn nữa nhận thức của toàn xã hội về vai trò của đội ngũ trí thức bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, tổ chức hội thi, hội thảo, … nhằm nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về vai trò đội ngũ trí thức trong giai đoạn hiện nay Trong đó, trọng tâm vẫn là công tác tuyên truyền, giáo dục Nâng cao nhận thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để phát huy có hiệu quả vai trò đội ngũ trí thức Bản thân đội ngũ trí thức cũng phải được nâng cao nhận thức về chính bản thân mình Nếu bản thân đội ngũ trí thức, như đã phân tích, không tự ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình đối với xã hội thì sẽ rơi vào trạng thái thụ động, trông chờ, ỷ lại sự trợ giúp bên ngoài, không thể vượt qua khó khăn, cản trở, không phát huy được sức mạnh trí tuệ nội lực để phát triển xã hội Khắc phục tình trạng nguồn nhân lực trình độ cao mà chất lượng không cao, trước hết phải đổi mới nhận thức của chính đội ngũ trí thức, của đội ngũ lãnh đạo, quản lý và sau đó là của xã hội.
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân và vai trò của các cá nhân đối với tiến trình phát triển của lịch sử đã mang ý nghĩa phương pháp luận khoa học quan trọng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn:
− Việc lý giải một cách khoa học về vai trò quyết định lịch sử của quần chúng nhân dân đã xóa bỏ được sai lầm của chủ nghĩa duy tâm đã từng thống trị lâu dài trong lịch sử nhận thức về động lực và lực lượng sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người. Đồng thời, đem lại một phương pháp luận khoa học trong việc nghiên cứu và nhận định lịch sử cũng như việc nghiên cứu và đánh giá vai trò của mỗi cá nhân, thủ lĩnh, vĩ nhân, lãnh tụ trong cộng đồng xã hội.
− Lý luận về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân đã cung cấp một phương pháp luận khoa học để các đảng cộng sản phân tích các lực lượng xã hội, tổ chức xây dựng lực lượng quần chúng nhân dân trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Đó là, sự liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, trên cơ sở đó tập hợp mọi lực lượng có thể nhằm tạo ra động lực to lớn trong sự nghiệp đưa cách mạng xã hội chủ nghĩa đi tới thắng lợi cuối cùng.
− Phê phán những quan điểm duy tâm, siêu hình về vai trò quần chúng nhân dân, vĩ nhân, lãnh tụ đối với sự phát triển của lịch sử Quán triệt quan điểm lấy dân làm gốc trong sự nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta Thấm nhuần bài học “Lấy dân làm gốc” để thấy rằng, tệ sùng bái cá nhân, thần thánh hoá cá nhân người lãnh đạo sẽ dẫn đến tuyệt đối hoá cá nhân kiệt xuất, tuyệt đối hoá vai trò người lãnh đạo mà xem nhẹ vai trò của tập thể lãnh đạo và của quần chúng nhân dân Căn bệnh trên dẫn đến hạn chế hoặc tước bỏ quyền làm chủ của nhân dân, làm cho nhân dân thiếu tin tưởng vào chính bản thân họ, dẫn đến thái độ phục tùng mù quáng, tiêu cực, tức không phát huy được tính năng động, sáng tạo chủ quan của mình.
− Từ khi có được nhận thức đúng về vai trò của quần chúng và nhận thức ấy được ăn sâu vào hàng triệu con người thì lịch sử biến chuyển nhanh chóng lạ thường,tính tích cực và sáng tạo cách mạng của quần chúng được biểu lộ vô cùng mạnh mẽ,thời gian phát triển lịch sử được rút ngắn, nhất là những thời kỳ cách mạng Có thể khẳng định rằng, so với những quan niệm khác trong lịch sử về vai trò của quần chúng nhân dân, quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề này đã thể hiện sự vượt trội hơn hẳn cả từ góc độ lý luận lẫn thực tiễn V.I Lênin đã đánh giá cao quan điểm duy vật lịch sử của C Mác về vai trò của quần chúng nhân dân: “Những lý luận trước kia đã không nói đến chính ngay hành động của quần chúng nhân dân, còn chủ nghĩa duy vật lịch sử, lần đầu tiên, đã giúp ta nghiên cứu một cách chính xác, như
27 khoa học tự nhiên, những điều kiện xã hội của đời sống quần chúng và những biến đổi của những điều kiện ấy”.
− Hiểu được vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, từ đó xây dựng quan điểm quần chúng: tôn trọng và tin tưởng vào sức mạnh và khả năng to lớn của quần chúng, dựa vào quần chúng, phát huy nguồn sức mạnh tiềm tàng của quần chúng. Hiểu được quan điểm của Hồ Chủ tịch và Đảng ta: coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, người cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân.
− Hiểu được vai trò to lớn của lãnh tụ, lựa chọn lãnh tụ có đủ tài đức để lãnh đạo phong trào Tôn kính lãnh tụ, nhưng không được sùng bái cá nhân lãnh tụ Tôn kính lãnh tụ là tình cảm đạo đức đúng đắn, xuất phát từ chỗ hiểu biết tài năng, phẩm chất và cống hiến của lãnh tụ Trái lại, sùng bái cá nhân lãnh tụ xuất phát từ sự ngu dốt và mê tín, coi lãnh tụ là thần thánh, làm cho lãnh tụ xa rời quần chúng, phạm sai lầm không khắc phục được.
Qua những phân tích trên, dựa vào những lí thuyết về vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự phát triển của lịch sử cùng việc nghiên cứu vấn đề này đối với Cách mạng Việt Nam, bài viết đã làm rõ hơn về một trong những chủ đề quan trọng nhất mà Triết học Mác-Lênin nghiên cứu.
Trong quá trình tham gia thảo luận và nghiên cứu, nhóm 5 chúng em đã có thêm sự hiểu biết về các vấn đề mà bộ môn Triết học Mác-Lênin hướng tới và qua đó được ý thức được tầm quan trong của quần chúng nhân dân đối với Đảng, đối với đất nước. Chúng em xin chân thành tỏ lòng biết ơn tới cô Phạm Thị Hương đã dùng tâm huyết của mình để chỉ dạy, hướng dẫn chúng em qua từng buổi học vừa qua Những lời dạy của cô chính là cơ sở cốt yếu để chúng em hoàn thành bài thảo luận theo đúng hướng và đầy đủ nhất.
Bài thảo luận được chúng em thực hiện khi là những tân sinh viên với kinh nghiệm còn non nớt, vốn kiến thức có hạn nên trong bài thảo luận không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong những ý kiến đóng góp, chỉnh sửa từ cô và các bạn để bài thảo luận của nhóm chúng em được hoàn thiện hơn.