Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA DU LỊCH HỌC ---***--- TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: PHONG TỤC, TẬP QUÁN, LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Đề bài: Anh chị hãy
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-*** -
Đề bài: Anh (chị) hãy phân tích vai trò của phong tục, tập quán và lễ hội truy ền thống vùng Đồng bằng sông Hồng trong phát triển du lịch Làm rõ
b ằng ví dụ cụ thể
Gi ảng viên: Nguyễn Hoàng Phương
H ọ và tên: Nguyễn Thị Hoàng Diệu
Mã sinh viên: 19031625 Ngành: Qu ản trị khách sạn
L ớp: TOU1154 2
Hà N ội, tháng 5 năm 2022
Trang 2PHÂN TÍCH VAI TRÒ C ỦA PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI
Nguy ễn Thị Hoàng Diệu Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Tóm t ắt: Đồng bằng sông Hồng là cái nôi của những phong tục, tập quán, lễ hội truyền
đồng bằng sông Hồng vô cùng đa dạng và phản ánh đậm nét nhân sinh quan, bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam Những loại hình tín ngưỡng phong phú và đa dạng của khu vực này đang được phục hồi và phát triển theo dòng chảy của thời đại và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, trong đó phải nhắc đến ngành du lịch Điều này cho thấy sự đặc sắc và phong phú của phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống của đồng bằng sông Hồng có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Chính nhờ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa
đã góp phần tạo nên một khu du lịch tại vùng đồng bằng sông Hồng đầy hấp dẫn và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam Hiện nay, nhờ sự đầu tư và khai thác tốt các tài nguyên văn hóa, đồng bằng sông Hồng đã thu hút được lượng lớn khách du lịch tham quan hàng năm, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển du lịch
T ừ khóa: văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, đồng bằng sông Hồng, du lịch,
du lịch văn hóa
Trang 3M ỤC LỤC
M Ở ĐẦU 1
N ỘI DUNG 2
I Các khái ni ệm liên quan 2
1.1 Khái ni ệm về phong tục, tập quán 2
1.2 Khái ni ệm lễ hội 3
1.3 Khái ni ệm du lịch văn hóa 4
II Đặc điểm phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống tại đồng bằng sông Hồng 5
2.1 T ổng quan về khu vực đồng bằng sông Hồng 5
2.2 Đặc trưng văn hóa của vùng đồng bằng sông Hồng 6
2.2.1 Phong t ục, tập quán, tín ngưỡng của vùng đồng bằng sông Hồng 6
2.2.2 L ễ hội 10
III Vai trò c ủa phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống vùng đồng bằng sông H ồng trong quá trình phát triển du lịch 15
3.1 Đối với phong tục, tập quán 15
3.2 Đối với lễ hội 16
IV Ví d ụ cụ thể về vài trò của phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống trong quá trình phát tri ển du lịch 18
4.1 T ổng quan du lịch văn hóa tại vùng đồng bằng sông Hồng 18
4.2 Vai trò c ủa phong tục, tập quán, lễ hội trong quá trình phát triển du lịch Hà N ội 19
4.2.1 T ổng quan du lịch văn hóa Hà Nội 19
4.2.2 S ự tác động của phong tục, tập quán, lễ hội trong quá trình phát triển du l ịch Hà Nội 20
K ẾT LUẬN 24
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 25
Trang 4M Ở ĐẦU
Nền văn minh sông Hồng đã được hình thành từ thuở xa xưa, tuy không sớm và
có sức lan tỏa rộng như những nền văn minh khác nhưng nó lại chứa đựng nhiều giá trị và nét đặc trưng riêng biệt Trong sinh hoạt tinh thần của người dân đồng bằng sông Hồng hiện nay, những phong tục, tập quán, lễ hội đã trở thành một phần cuộc sống họ, nó được
phong tục, tập quán là những thói quen văn hóa được hình thành lâu đời trong đời sống con người, thể hiện những chuẩn mực văn hóa thì lễ hội là hoạt động liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo nằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần và nâng cao giá trị đạo đức, lối sống của nhân dân Tuy nhiên, theo dòng chảy thời gian, một số phong tục, tập quán, lễ hội đang dần biến đổi để trở nên phù hợp với tư tưởng, suy nghĩ của xã hội hiện đại
sống tinh thần của con người, mà nó còn đóng góp cho sự phát triển của kinh tế -xã hội của đồng bằng sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung, trong đó có ngành du lịch.Văn hóa là một yếu tố không thể thiếu để hình thành loại hình du lịch văn hóa, góp phần tạo nên một loại hình du lịch riêng biệt, độc nhất và không bao giờ trùng lặp với một quốc gia nào
Đối với sự phát triển kinh tế tại Việt Nam, du lịch ngày cảng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành đóng góp GDP rất lớn cho kinh tế nước nhà Đối với du lịch Việt Nam, du lịch văn hóa có nhiều lợi thế làm bệ đỡ cho một nền công nghiệp du lịch chuyên nghiệp trong tương lai Bên cạnh những loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch khám chữa bệnh, du lịch giáo dục, thì du lịch văn hóa được xem là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách quốc tế
Chính vì vậy, cần có sự nhận diện đúng về thực trạng của phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống tại khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng và của Việt Nam nói chung
và đánh giá chính xác vai trò của nó để có những chính sách, phương pháp khai thác chính xác, vẫn có thể thúc đẩy quá trong quá trình phát triển du lịch nhưng cũng giữ gìn, bảo lưu những giá trị tốt đẹp mà văn hóa mang lại
Trang 5N ỘI DUNG
I Các khái ni ệm liên quan:
1.1 Khái ni ệm về phong tục, tập quán:
Phong tục tập quán là nét đẹp, điểm nhấn trong nền văn hóa của mỗi dân tộc, quốc gia Phong tục tập quán của mỗi nơi lại mang màu sắc riêng biệt, cùng những ý nghĩa truyền thống khác nhau Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến về khái niệm của phong tục tập quán
Đầu tiên, phong tục tập quán là gì?
Theo từ điển tiếng Việt giải thích: “ Phong tục là thói quen đã ăn sâu vào đời sống
xã hội, được mọi người công nhận và làm theo”
Phong tục được hiểu là những hoạt động sống của con người, được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử và ổn định thành nề nếp, được mọi thành viên trong cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng nhất định
Phong tục được vận dụng linh hoạt và nó không phải là một nguyên tắc bắt buộc, nhưng phong tục không thể tuỳ tiện, nhất thời và thay đổi mạnh mẽ như các quan hệ đời thường
Phong tục có thể chia thành nhiều loại: Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời của con người, như phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên lão… Hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con người, mà với cư dân nông nghiệp là từ đất gieo hạt, cấy hái đến thu hoạch, với ngư dân là theo mùa đánh bắt cá,… Hệ thống các phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ thời tiết trong năm như phong tục mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông
Phong tục là một bộ phận của văn hóa,có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một dân tộc, một địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng xử của cá nhân trong cộng đồng
T ập quán là gì?
Từ điển Tiếng Việt giải thích: “ Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, được mọi người công nhận và làm theo.”
Xét về mặt dân tộc và văn hoá – xã hội thì tập quán được hiểu dựa trên những nét
cơ bản là những phương thức ứng xử giữa người với người đã được định hình và được xem như một dấu ấn, một điểm nhấn tạo thành nề nếp, trật tự trong lối sống của cá nhân trong quan hệ nhiều mặt tại một cộng đồng dân cư nhất định
Trong khi đó, tại Khoản 1 Điều 5 Bộ luật dân sự 2015 đưa ra khái niệm tập quán như sau: “Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của
cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều
Trang 6lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự”
Giáo sư Nguyễn Phạm Hùng đã đề cập trong cuốn Văn hóa du lịch rằng:
“ Phong tục tập quán là những thói quen văn hóa có tính dân tộc và tính lịch sử được hình thành trong đời sống của con người, trở thành những chuẩn mực văn hóa được
phạm xã hội mang tính bắt buộc, hay cũng có thể là những quy ước văn hóa mang tính tự nguyện đối với các thành viên trong một cộng đồng xã hội Đó là những ứng xử văn hóa của con người đối với tự nhiên, đối với xã hội và đối với chính bản thân mình đã trở thành quen thuộc có tính chuẩn mực được lưu truyền lâu dài trong một cộng đồng xã hội.”
Từ các khái niệm trên có thể hiểu, phong tục tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định thuộc về đời sống của con người được công
Ví dụ: Phong tục lễ hội, văn hoá, sinh hoạt, cưới xin, ma chay, tục ăn trầu, giỗ tết…
1.2 Khái ni ệm lễ hội:
Lễ hội là một bộ phận của văn hóa, đã hình thành từ rất lâu và nó luôn gắn liền với đời sống của người dân bản địa hoặc các điều kiện tự nhiên, xã hội và con người bản địa chi phối, tạo thành Nhắc đến lễ hội, nhiều người đã đưa ra những nhận định và ý kiến khác nhau dưới nhiều góc độ để rút ra khái niệm của nó
Ở Việt Nam, khái niệm Lễ hội mới chỉ xuất hiện cách đây không lâu Trước hết chỉ có khái niệm lễ hoặc hội Cả hai khái niệm này đều là từ gốc Hán được dùng để gọi một nhóm loại hình phong tục, chẳng hạn như: Lễ Thành Hoàng, lễ gia tiên…, cũng như vậy trong hội cũng có nhiều hội khác nhau như: Hội Gióng, Hội Lim, Hội chọi trâu,… Thêm chữ “ Lễ” cho “hội”, thời nay mong muốn gắn hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng này có ít nhất hai yếu tố cũng là hai đặc trưng đi liền với nhau Trước hết là lễ bái, tế
lễ thần linh, cầu phúc và sau là thăm thú vui chơi ở nơi đông đúc, vui vẻ (hội)
Trong “Từ điển tiếng Việt” lại có định nghĩa về “ Lễ hội ” như sau: Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa
có khả năng thực hiện Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng
cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sự sinh sôi nảy
nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh”
Trong cuốn “ Hội hè Việt Nam ” các tác giả cho rằng “ Hội và lễ là một sinh hoạt văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Hội và lễ có sức hấp dẫn, lôi cuốc các tầng lớp trong xã hội cũng tham gia để trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thập
kỷ
Trang 7Trong cuốn “ Lễ hội cổ truyền” – Phan Đăng Nhật cho rằng “ Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vố số những phong tục, tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật và
cả các sự kiện xã hội – lịch sử quan trọng của dân tộc……… Lễ hội còn là nơi bảo tồn, tích tụ văn hóa (theo nghĩa rộng) của nhiều thời kỳ lịch sử trong quá khứ dồn nén lại cho tương lai”
tụ cô đọng nhất văn hóa của một dân tộc, vùng miền Xét trên một phương diện nhất định,
lễ hội là những hoạt động cộng đồng đông đảo có tính tôn giáo, tín ngưỡng thiêng liên, trang trọng, được diễn ra trong những không gian và thời gian cố định, mang tính lịch sử
và tính dân tộc rõ rệt”
Như vậy ta thấy “Lễ hội” là một thể thống nhất không thể tách rời Lễ là phần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người Hội là các trò diễn mang tính
một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng với cả cộng đồng
1.3 Khái ni ệm du lịch văn hóa
Có thể hiểu, du lịch văn hoá là một loại du lịch mà mục đích chính là nâng cao hiểu biết cho cá nhân các giá trị văn hóa nhân văn khi họ trải nghiệm ở những vùng đất mới, cộng đồng mới Đó có thể là những di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuât, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư nơi mà du khách đặt chân đến Xu thế quốc tế hoá trong sinh hoạt văn hoá giữa cộng đồng và các dân tộc trên thế giới được mở rộng, dẫn tới việc giao lưu văn hoá, tìm kiếm những giá trị về nền văn hoá nhân loại, về những miền đất lạ
đã trở thành một nhu cầu cho nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội Du lịch không còn hoàn toàn là nghỉ ngơi giải trí đơn thuần, mà còn là hình thức nghỉ ngơi tích cực có tác dụng bổ sung tri thức, làm phong phú đời sống tinh thần của con người Đó chính là nội hàm của khái niệm du lịch văn hoá
Du lịch văn hoá vừa là phương tiện, vừa là mục đích của kinh doanh du lịch Du lịch văn hoá nhằm chuyển hoá các giá trị văn hoá, các giá trị vật chất cũng như tinh thần cho hoạt động du lịch Tuỳ theo các tiêu thức khác nhau mà người ta có thể phân chia du lịch văn hoá ra nhiều loại:
- Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hoá: khách đi tìm hiểu các nền văn hoá là chủ yếu mục đích chuyến đi mang tính chất khảo cứu, nghiên cứu Đối tượng khách chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên - đó là các chương trình du lịch dã ngoại đến các làng dân tộc ít người thuộc các tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, để khách tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống văn hoá của các dân tộc đó Khách sẽ đi bộ khi tham quan các bản làng và thường nghỉ qua đêm tại các bản làng đó
- Du lịch tham quan văn hoá: Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất Du khách thường kết hợp giữa tham quan với nghiên cứu tìm hiểu văn hoá trong một chuyến đi Đối tượng tham gia vào loại hình du lịch này rất phong phú, bên cạnh những khách vừa kết hợp đi để tham quan, vừa để nghiên cứu còn có những khách chỉ để chiêm ngưỡng để biết, để thoả mãn sự tò mò, Do vậy, trong một chuyến du lịch, du khách thường đi đến nhiều điểm du lịch, trong đó vừa có những điểm du lịch văn hoá, vừa có những điểm du
Trang 8lịch núi, du lịch biển, du lịch dã ngoại, Đối tượng khách là những người ưa mạo hiểm, thích tìm cảm giác mới và chủ yếu là những người trẻ tuổi
- Du lịch kết hợp giữa tham quan văn hoá với các mục đích khác: mục đích chính của khách là trong chuyến đi nhằm thực hiện công tác hoặc nghề nghiệp nào đó và có kết hợp với tham quan văn hoá Đối tượng của loại hình này là những người đi tham dự hội
trình độ phục vụ hiện đại, phong phú, có chất lượng cao, qui trình phục vụ đồng bộ, chính xác, họ có khả năng thanh toán cao nhưng nói chung thời gian dành cho du lịch của họ rất
ít Thể loại du lịch cụ thể của loại hình du lịch này là du lịch công vụ
II Đặc điểm phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống tại đồng bằng sông
H ồng:
2.1 T ổng quan về khu vực đồng bằng sông Hồng:
Đồng bằng sông Hồng là vùng đất mang nhiều nét truyền thống của văn hóa Việt Nam Đây được coi là cái nôi của văn hoá-lịch sử dân tộc Đồng bằng sông Hồng (hay Châu thổ Bắc Bộ) là khu vực hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình thuộc Bắc Bộ Việt Nam Đồng bằng sông Hồng bao gồm 10 tỉnh thành, trong đó có 2 thành phố trực thuộc trung ương, 8 tỉnh và 12 thành phố thuộc tỉnh Các tỉnh thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng gồm: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,
Hà Nam, Thái Bình , Nam Định, Ninh Bình Về vị trí địa lý, đồng bằng sông Hồng là cầu nối giữa vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong cả nước và mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một
số tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng Nhờ có thủ
đô Hà Nội nên đồng bằng sông Hồng giữ vị trí trung tâm kinh tế, khoa học kĩ thuật và văn hoá của cả nước Sân bay Nội Bài, cảng Hải Phòng là cửa ngõ mở ra khu vực và thế giới
Vì thế đồng bằng sông Hồng có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh
tế – xã hội của đất nước Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thutinh hoa văn hóa nhân loại
Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 – 15m giảm dần đến độ cao mặt biển Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh), có núi Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng thấp nhưngvẫn
có núi như Chương Sơn, núi Đọi v.v…
Mặt khác, khí hậu vùng Bắc Bộ thật độc đáo, khác hẳn những đồng bằng khác.Đồng bằng Bắc Bộ có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18độ, do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét, khiến vùng này cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác Hơn nữa, khí hậu vùng này lại rất thất thường, gió mùa đông bắc vừa lạnh vừa ẩm, rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm
Một đặc điểm nữa là môi trường nước, đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 – l,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sôngThái
Trang 9Bình, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa nên thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hồng cũng cóhai mùa rõ rệt: mùa cạn, dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục Ngoài khơi, thủy triều vịnh Bắc Bộ theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú,
minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo của mình
2 2 Đặc trưng văn hóa của vùng đồng bằng sông Hồng:
2.2.1 Phong t ục, tập quán, tín ngưỡng của vùng đồng bằng sông Hồng:
T ập quán cư trú theo làng mạc
Như chúng ta đã biết Việt Nam là một thuộc vùng văn minh lúa nước Đông Nam
Á Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và vùng đồng bằng bắc bộ cũng mang đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp Do cuộc sống phụ thuộc nhiều vào tự nhiên làm cho mọi người phải đoàn kết lại, cùng nhau chia sẻ, cùng giup đỡ nhau chống chọi lại thiên nhiên Chính
vì vậy tập quán cư trú theo làng mạc được hình thành, đây là nguồn gốc hình thành lên tính cách của người Việt nói chung và người vùng bắc bộ nói riêng
Làng là đơn vị xã hội cơ sở của nông thôn Bắc Bộ, tế bào sống của xã hội Việt
Nó là kết quả của các công tác xã thị tộc nguyên thủy sang công xã nông thôn Các vương triều phong kiến đã chụp xuống công xã nông thôn ấy tổ chức hành chính của mình và nó trở thành các làng xã Làng ở vùng Bắc Bộ được hình thành từ nhiều cách tổ chức khác nhau dựa trên cơ sở quan hệ gia đình, thị tộc, địa bàn cư trú, theo nghề nghiệp Chính do đặc điểm hình thành như vậy nên làng vùng bắc bộ có tính tự trị rất cao Khi đến một làng vùng bắc bộ điều đầu tiên mà chúng ta thường bắt gặp đó là những luỹ tre bao quanh làng
Nó thể hiện sự tách bạch giữa các làng với nhau Mỗi làng đều có hương ước luật lệ riêng Dân gian ta có câu: “phép vua thua lệ làng’’ Nhưng tính tự trị đó lại được xuất phát từ tính cộng đồng, đặc trưng văn hoá nổi bật của người Việt Trong một làng mọi người sống hoà đồng, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở dân chủ , bình đẳng Các hoạt động cộng đồng diễn ra thường xuyên đặc biệt hội làng, đây là nét tiêu biểu của làng quê Việt Nam Biểu tượng cho tính cộng đồng là cây đa, bến nước, sân đình – những trung tâm văn hoá của một làng quê
T ập quán Ăn – Mặc
Ngoài ra, tập quán của người đồng bằng sông Hồng còn được thể hiện rõ ràng qua những phương thức sinh hoạt trong đời sống, nó như một thói quen, nếp sống đặc trưng, thể hiện tinh thần, văn hóa của người dân đồng bằng sông Hồng Điển hình là:
Ăn uống của cư dân Việt trên vùng đồng bằng sông Hồng vẫn như mô hình bữa
ăn của người Việt trên các vùng khác: Cơm + Rau + Cá, nhưng thành phần cá ở đây chủ yếu hướng tới các làng ven biển, còn các làng ở vùng đồng bằng, hải sản không phải là thức ăn chiếm ưu thế Để thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc bộ, người Việt Bắc Bộ có
Trang 10chú ý tăng phần thịt và phần mỡ, nhất là vào mùa đông lạnh để giữ nhiệt cho cơ thể Các gia vị có tính chất cay, chua, đắng, quen thuộc với cư dân Trung Bộ, Nam Bộ lại không
có mặt trong bữa ăn của người Việt Bắc bộ nhiều lắm
Cách ăn mặc của người dân đồng bằng sông Hồng nói riêng và người dân Bắc bộ nói chung cũng là một sự lựa chọn để thức ứng với điều kiện tự nhiên nơi đây Vào thời
người Việt cổ Bắc Bộ ăn mặc ngày càng đẹp hơn Nữ thường mặc váy, loại ngắn hoặc dài, đôi lúc có khâu thêm một mảnh vải vuông vắn có trang trí hoa văn ở trước bụng; phụ nữ thường mặc yếm; áo cánh hoặc áo chui đầu Ngày lễ hội, họ mặc váy xoè, cắm thêm lông chim hoặc cả lá cây Tóc ít khi để oax mà thường được búi lên ở đỉnh đầu hoặc tết theo nhiều kiểu khác nhau Có lúc họ buộc một tấm khăn cởi trần, mặc khố, đầu cạo trọc Dân sống ven sông thường có tục vẽ mình để tránh “giao long” làm hại Các lạc hầu,
tiên, người Việt cổ thích trang sức các dây chuyền bằng vỏ ốc, hạt đá hoặc đeo hoa tai, vòng tay bằng đá Thời phong kiến, đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá tọa, áo cánh màu nâu sồng Đàn bà cũng chiệc váy thâm, chiếc váy nâu khi đi làm Ngày hội hè,
lễ tết thì trang phục này có khác hơn: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen
T ập quán làm việc – Làng nghề truyền thống
Khi nói về nét đẹp văn hoá vùng châu thổ Bắc Bộ, người ta không thể không nhắc đến những làng nghề thủ công đã có lịch sử phát triển cách đây hàng trăm năm Đầu thế
kỷ 20, nhà nghiên cứu Piere Gourou đã đếm được 108 nghề thủ công ở 7000 làng thuộc vùng châu thổ sông Hồng ở đây có tới 500 làng nghề, tập trung nhiều nhất ở Nam Định,
Hà tây, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Nội Đặc biệt, Thăng Long - Hà Nội là nơi “đát lành chim đậu”, hội tụ tài hoa,thu hút những thợ cả, thợ giỏi từ mọi miền đến sinh cơ lập nghiệp
Hà Nội có Ngũ Xã Tràng, nổi tiếng với nghề đúc đồng, do dân năm làng gốc ở huyện Siêu Loại, xứ Kinh Bắc lập nên từ thế kỷ XVII, là tác giả của những pho tượng đồng vào loại quý giá nhấtnước Nam Đó là tượng Trấn Vũ bằng đồng đen cao 4m, nặng
4 tấn được đúc năm 1681, là quả chuông đồng cao gần 1,5m treo ở tam quan đền, là tượng
Di Đà cao 3,95m, nặng10 tấn với toà sen đặt tượng nặng 1,6 tấn đồng Hà Nội có làng gốm sứ Bát Tràng có lịch sử 500 năm, do những người thợ gốm tài ba từ Thanh Hoá
ra gây dựng từ cuối thế kỷ XV Và tất nhiên, nhắc tới Hà Nội, người ta cũng không quên một làng giấy phía Nam Hồ Tây, đã rất nổi tiếng trong câu ca dau “Mịt mù khói toả ngàn sương, Nhịn chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ”, làng Thậm Thình, có truyền thống lịch
sử 500 năm Từ Hà Nội ngược về phía Đông Bắc, ta đến với miền đất trù phú “bên kia sông Đuống”, với làng tranh Đông Hồ Tranh Đông Hồ, từ chất liệu đếnđề tài, tư tưởng, phong cách nghệ thuật đều rất dân gian và đậm đà màu sắc dân tộc Đề tài tranh Đông Hồ rất đỗi bình dị, phản ánh đời sống lao động, sinh hoạt thường ngày củangười dân quê Việt Nam, tiêu biểu là tranh “đánh ghen”, “hứng dừa”, “đám cưới chuột” Xuôi về phía Nam,
ta đến với các làng nghề lụa Hà Đông (Hà Tây), đũi Nam Cao (Thái Bình), Muôn bàn tay khéo léo tài hoa đã hội tụ lại trên mảnh đất châu thổ trù phú này, thời nào cũng thế, đã
Trang 11vun đắp làm đẹp cho đời, làm phong phú cuộc sống, giàu có tâm hồn, nối tiếp truyền thống của nền văn minh sông Hồng, văn minh Đại Việt, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến vào thiên niên kỷ thứ ba
Phong t ục, tập quán văn hóa dân gian
Bên cạnh đó, vùng châu thổ Bắc Bộ, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng có
vật thể đa dạng và phong phú: là nguồn ca dao, ngạn ngữ, huyền thoại, truyện cổ tích, truyện cười, giai thoại, , là các lễ hội truyền thống lâu đời đặc sắc, là cái nôi của ca nhạc dân gian, trò diễn, Có thể nói Bắc Bộ là mảnh đất màu mỡ cho văn hoá nghệ thuật của dân tộc Việt ươm chồi, nảy lộc Trên đất nước Việt Nam, đất nước của ca dao, thần thoại, văn học dân gian Bắc Bộ là một trong những viên ngọc quý giá nhất, mang nhiều nét đặc trưng, đúng như GS Trần Quốc Vượng đã nhận xét: “Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ
không nhưng ngọt ngào, đằm thắm mà còn thấm thía ân tình Xứ Bắc có một kho tàng đồ
sộ những tích truyện, truyện cổ dân gian, truyền thuyết, truyện cười với những hình ảnh ông bụt, cô Tấm, những chàng Sơn tinh, Thuỷ Tinh đã đi vào tâm khảm người Việt hàng thế kỷ qua Đặc biệt, Bắc Bộ có truyện thần thoại - thể loại văn học dân gian mà không vùng miền khác nào có được Khác với các vùng khác, truyện Trạng của vùng thường thiên về nói chữ, chơi chữ, thể hiện trí tuệ vượt bậc của người xưa Ở đây, các thể loại thuộc nghệ thuật sân khấu dân gian cũng khá đa dạng và mang sắc thái vùng đậm nét, bao gồm hát chèo, hát chầu văn, hát quan họ, múa rối,
Vùng đồng bằng sông Hồng còn có những phong tục hết sức đặc biệt và đa dạng, đặc biệt là hệ thống những lễ hội và lễ tết Do cuộc sống sản xuất nông nghiệp rất vả và
có tính thời vụ cao cho nên vào những lúc nông nhàn người dân tự thưởng cho mình những ngày vui chơi, vì thế các ngày lễ tết, lễ hội diễn ra tương đối nhiều trong một năm Trong một năm có nhiều ngày lễ tết gồm những ngày lễ cúng tổ tiên và những khoảng trống theo lịch thời vụ như: tết nguyên tiêu (rằm tháng riêng), tết hàn thực (3/3 âm lịch), tết đoan ngọ ( 5/5 âm lịch ), tết ông công, ông táo (23 tháng chạp) … nhưng quan trọng nhất là tết Nguyên Đán Nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người Việt Ngày này có sự sum họp của gia đình, gia tiên, gia thần Con cháu dù đi làm ăn ở đâu ngày tết cũng cố gắng về ăn tết cùng gia đình Hương hồn ông bà tổ tiên các thế hệ cũng
về gặp mặt, các thần chăm lo đến gia đình cũng được chăm lo cúng bái Ngoài lễ tết ra thì một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần là lễ hội Vùng đồng bằng bắc bộ là vùng có nhiều ngày hội đặc sắc giàu truyền thống nhất cả nước
Lý giải về tín ngưỡng, trong cuốn “Hán - Việt từ điển”, Giáo sư Đào Duy Anh đã viết: Tín ngưỡng là “lòng ngưỡng mộ, mê tín đối với một tôn giáo hoặc một chủ nghĩa”.Có thể nói tín ngưỡng là một nhân tố văn hoá không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nếu nhìn trên lát cắt đồng đại của tiến trình lịch sử, “tín ngưỡng” đã lắng đọng ở đây những nét văn hóa
Trang 12Nhìn vào đời sống văn hoá của vùng đồng bằng sông Hồng, ta thấy rõ được tính
đa dạng, phong phú của nó, trong đó, một trong những nét lớn là văn hoá tín ngưỡng.Văn hoá tín ngưỡng ở vùng văn hoá Bắc Bộ là một hình thức văn hoá đặc thù bao chứa nhiều nội dung như: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, tín Ngưỡng thờ thành Hoàng làng, tín ngưỡng thờ ông tổ nghề và tín ngưỡng lễ hội, :
Tín ngưỡng thờ tổ tiên
Tục thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời của người Việt Gia đình nào dùnghèo hay giàu cũng đều có bàn thờ tổ tiên và hàng năm cúng giỗ cha mẹ, ông bà Concháu xa nhà đến ngày giỗ ông bà, cha mẹ đều nhớ về quê Những dòng họ lớn, có họcthức thường soạn gia phả để giáo dục các thế hệ kế tiếp giữ gìn truyền thống tốt đẹp củagia đình
Tín ngưỡng phồn thực
và người dân vùng văn hoá đồng bằng sông Hồng nói riêng hình thành tâm lý tín ngưỡng phồn thực Tín ngưỡng phồn thực, thực chất là khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người vàtạo vật, lấy các biểu tượng sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng
Có thề thấy văn hoá tín ngưỡng phồn thực của vùng văn hoá Bắc Bộ trên các tượng bằng đất nung (di tích Mã Đồng - Hà Tây); một số hình điêu khắc ở những ngôi đình như Đông Viên (Ba Vì), Đình Phùng (Đan Phượng), đình Thổ Tang (Phú Thọ), ĐệTứ (Nam Định) Trong một số bức tranh Đông Hồ (Hứng Dừa, Đánh ghen) cũng phảng phất văn hóa tín ngưỡng phồn thực Ngoài ra, cư dân Bắc Bộ còn thể hiện văn hoá tín ngưỡng này qua những trò chơi trong các lễ hội cổ truyền: trò múa mo Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Tây), trò chen lễ hội làng Nga Hoàng (Bắc Giang)
Tín ngưỡng phồn thực thể hiện đậm đà, đa dạng và độc đáo, quán xuyến đời sốngtâm linh của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ Tư chất, tâm lý, tính cách của họ được in hình rõ nét qua văn hoá tín ngưỡng phồn thực
Tín ngưỡng thờ thành hoàng
Đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ là sống quần xã, hình thành nên cácđơn vị làng xã Do vậy, tục thờ thành hoàng làng được xem là điều không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân vùng văn hoá Bắc Bộ
Tất cả những làng xã ở vùng Bắc Bộ đều có một vị thành hoàng làng riêng cho làng mình Vị Thành Hoàng đó được xem như là một vị thánh của làng, là người mà đương thời có công lớn đối với quê hương, đất nước Với những người dân vùng văn hoá Bắc Bộ, thành hoàng là chỗ dựa tinh thần, là nơi gửi gắm niềm tin cho cuộc sống cókhông
ít khó khăn sóng gió của họ Và việc thờ thành hoàng là một nét đẹp trong văn hoátín ngưỡng của cư dân Bắc Bộ
Tín ngưỡng thờ mẫu
Đây cũng được xem là một nét văn hoá tín ngưỡng lớn của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ Gắn bó với tín ngưỡng thờ mẫu là hệ thống các huyền thoại, thần tích, các bàivăn
Trang 13chầu, truyện thơ Nôm, các bài giáng bút, câu đối, đại tự, hát xướng, hát chầu văn, lên đồng, múa bóng Những thần ngưỡng của tín ngưỡng thờ Mẫu gồm các nhiên thần, nhân thần, trong đó có khá nhiều các nhân vật lịch sử anh hùng như Trần Hưng Đạo (Vị vua cha) Nhân vật của tín ngưỡng thờ Mẫu được thờ trong những điện, đền, phủ mà những
di tích nàynằm rải rác rất nhiều ở vùng văn hoá Bắc Bộ
Tín ngưỡng thờ cụ tổ nghề
Ngoài ngành kinh tế nông nghiệp thuần nông thì các ngành nghề thù công rất phổ biến ở các làng trong vùng văn hoá Bắc Bộ Những làng quê đó dần được phát triển thành những làng nghề chuyên nghiệp Do đó, việc thờ các ông tổ nghề (dệt, gốm, đúc
đồng ) là nét không thể thiếu trong văn hoá tín ngưỡng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ
2.2.2 L ễ hội
Khi nói đến tín ngưỡng thì không thể không nhắc đến lễ hội, bởi lễ hội chính là phương thức thể hiện, giao lưu tín ngưỡng của người dân Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá lớn, nó bao chứa các hình thức tín ngưỡng khác, hay nói cách khác là những hình thức này tiềmẩn, tồn tại trong lễ hội
Như đã nói ở trên, đặc trưng của cư dân vùng văn hoá Bắc Bộ là sống bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước Vòng quay tự nhiên tạo ra tính chất mùa vụ và hình thức lễ hội ra đời trong thời gian đó Ban đầu, nó đơn thuần chỉ là hính thức văn hoá giải trí Dần
dà, qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, nó lắng đọng lại và trở thành văn hoá tín ngưỡng ở đồng bằng Bắc Bộ, lễ hội rất phong phú, đa dạng, rực rỡ về thời gian, số lượng, mật độ, nội dung Theo thời gian, có thể chia lễ hội làm nhiều loại: Lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu Theo không gian địa lý, lễ hội được phân làm những dạng: Lễ làng, lễ hội vùng, lễ hội cả nước Tuy vậy, dù vào thời gian nào hay ở địa phương nào, lễ hội ở vùng văn hoá Bắc Bộ đều có đặc điểm chung là mang tính chất lễ hội nông nghiệp Điều này thể hiện rõ trong các hình thức lế hội như thờ mẹ lúa, thờ thần mặt trời, cầu mưa
Lễ hội ở vùng văn hoá Bắc Bộ không chỉ là những nét phác thảo về văn hoá mà còn mang đậm tính chất tín ngưỡng tôn giáo Những lễ hội thường được đồng nhất với lễ chùa chiền, miếu mạo Nếu xét trong phạm vi hẹp nhất định.Ta có thể thấy nhiều lễ hội truyền thống: Hội chùa Hương (Hà Tây), hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Gióng (Hà Tây), hội lim (Bắc Ninh) những lễ hội ấy là kết quả củanhững tinh hoa văn hoá dân tộc được
kế thừa, chọn lọc, kết tinh và lắng đọng qua cácthời kỳ lịch sử, là kết quả của quá trình tiếp diễn văn hoá mà đã được đánh giá là “diễn ralâu dài và nội dung phong phú hơn cả” (Đinh Gia Khánh - Cù Huy Cận “Các vùng văn hoá Việt Nam - Nxb văn học) Theo GS Đinh Gia Khánh, “Đây là một sinh hoạt tập thể long trọng thường đem lại niềm phấn chấn cho tất cả mọi người, cho mỗi một con người Nhưng quy cách và những nghi thức trong
lễ hội mà mỗi người phải tuân thủ theo tạo nên niềm thông cảm của toàn thể cộng đồng, làm cho mỗi người gắn bó chặt chẽ hơn vớicộng đồng và do đó, thấy mình vươn lên ở những tầm vóc cao hơn với một sức mạnh lớnhơn” (Trên đường tìm hiểu văn hoá Việt Nam - Nxb KHXH-Hà Nội)
Trang 14Sau đây là một số lễ hội nổi tiếng tại cùng đồng bằng sông Hồng Các lễ hội chủ yếu diễn ra vào tháng Giêng, khoảng thời gian đón chào năm mới và là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội nhất trong năm
Hằng năm, cứ vào ngày mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên đán, khi hai làng Bích Đại và Đồng Vệ vào đám, nhân dân Đại Đồng lại háo hức đón chờ trò trình diễn trâu rơm,
bò rạ Tương truyền, sau khi dẹp xong giặc Ân, Đinh Thiên Tích đem quân về làng Bích Đại mổ trâu ăn mừng Đáp lại mong muốn của dân làng "làm cho làng mỗi ngày một thêm đông người, nhiều của", vị tướng giỏi của vua Hùng đã bày ra phép rước cầu, mọi người mặc áo xanh, đỏ vác cày và bện trâu bằng rơm, nam đóng giả nữ, nữ đóng giả nam đem theo những mủng trấu để tung khắp cánh đồng, tượng trưng cho ngày hội toàn dân xuống đồng
Theo lời kể của các cụ già trong làng, vào ngày mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên đán, mỗi nhà có trâu và "sạch bụi" không có tang đều phải "sắm" một con trâu, bò bằng rơm, rạ đem ra sân đình làm lễ Rơm rạ đã được chuẩn bị từ mùa gặt năm trước và bện thành trâu, bò vào dịp cuối năm Trâu rơm, bò rạ này được buộc theo một cái cày đã tháo lưỡi; một người đàn ông đóng vai trâu, bò, một người đàn ông khác cầm cày Với mục đích là trình bày, giới thiệu về nghề canh nông - một nghề chính và lâu đời của làng, trò trình diễn trâu rơm bò rạ thể hiện nguyện vọng của người dân Đại Đồng: cầu mong sự bảo trợ, phù hộ của thần linh, thành hoàng để cây cối tốt tươi, gia súc, gia cầm không ngừng sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu Khi tiếng trống, chiêng vang lên, những con trâu do người dân hóa thân đi cày, còn các chàng trai giả gái tung trấu, gieo mạ
Không chỉ trình diễn trâu rơm bò rạ, vào ngày hội làng, hai làng Bích Đại và Đồng Vệ còn có trò trình tứ dân chi nghệp với các vai: nông dân, thầy đồ và học trò, thợ mộc, lái buôn tượng trưng cho bốn tầng lớp trong xã hội: sĩ, nông, công, thương cùng nhiều lễ rước như rước kiệu, rước kén tằm, tục rước "ông bô" và cướp con… Chính vì vậy, ngày hội làng thường thu hút rất đông khách thập phương đến dự
Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mùng 5 Tết tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội
Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của
Trong ngày hội có nhiều trò chơi vui khoẻ, thể hiện rõ tinh thần thượng võ Trong đó, trò rước Rồng lửa Thăng Long là độc đáo nhất
Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội Đây là lễ hội thu hút
sự chú ý nhiều nhất của nhân dân cả nước mỗi dịp Tết đến xuân về và cũng là lễ hội dài nhất cả nước Lễ hội Chùa Hương bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch Tuy nhiên, không đợi đến ngày khai hội, vào ngày mùng 2 Tết Âm lịch rất nhiều người dân tứ phương đến trẩy hội từ sớm