Phong tục có thể chia thành nhiều loại: Hệ thống phong tục theo phân tầng xã hội như phong tục dân gian, bác học, quan phường, chính thống,… Hệ thống phong tục theo không gian văn hóa nh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Đề tài: Giới thiệu về nét đặc sắc, độc đáo của phong tục tập quán, lễ hội trong chương
trình, sản phẩm du lịch Vai trò và ý nghĩa của phong tục tập quán, lễ hội truyền thống
Việt Nam trong phát triển du lịch
Hà Nội, năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
NỘI DUNG 5
I CÁC KHÁI NIỆM 5
1.1 Khái niệm phong tục, tập quán 5
1.2 Khái niệm lễ hội 6
II NÉT ĐẶC SẮC, ĐỘC ĐÁO CỦA LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ 7
2.1 Quá trình ra đời của lễ cấp sắc 7
2.2 Thông tin về lễ cấp sắc 8
2.3 Ý nghĩa của lễ cấp sắc 12
III PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM 13
3.1 Khái quát chung về đất nước Việt Nam 13
3.1.1 Lãnh thổ 13
3.1.2 Dân cư 13
3.1.3 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 14
3.2 Một số phong tục tập quán đặc trưng của Việt Nam 15
3.2.1 Tục ăn trầu 15
3.2.2 Tết Nguyên đán 16
3.2.3 Tết Thanh minh 17
3.2.4 Gói bánh chưng ngày Tết 18
3.2.5 Tết trung thu 19
3.3 Một số lễ hội truyền thống ở Việt Nam 20
3.3.1 Lễ hội đền Hùng 20
3.3.2 Lễ hội đền Trần Thái Bình 20
3.3.3 Hội Lim 21
3.3.4 Hội chùa Hương 22
3.3.5 Lễ hội Hoa Lư Ninh Bình 23
IV VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 24
4.1 Góp phần phát triển thị trường du lịch 24
4.2 Góp phần phát triển tài nguyên du lịch 24
Trang 34.3 Góp phần phát triển dịch vụ du lịch 25
4.4 Góp phần phát triển du lịch đặc thù 25
4.5 Góp phần phát triển các thương hiệu, hình ảnh du lịch 26
4.6 Góp phần thể hiện bản sắc văn hóa Việt trong du lịch 26
4.7 Góp phần phát triển các điểm, tuyến du lịch 27
4.8 Góp phần vào quy hoạch phát triển du lịch 27
V KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
Trang 4MỞ ĐẦU
Phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống là các yếu tố quan trọng trọng trong đời sống con người, nó tạo nên sự riêng biệt, độc đáo trong nền văn hóa các dân tộc khác nhau
Du lịch phát triển, kéo theo nhiều loại hình du lịch phát triển Trong đó, tại các nước đang phát triển thì du lịch văn hóa được nhiều ưa chuộng nhất Trong cuốn Văn hóa du
lịch của Nguyễn Phạm Hùng, “du lịch văn hóa là hoạt động đa dạng của du khách rời
khỏi nơi cư trú của mình trong một không gian và thời gian nhất định, nhằm thưởng thức, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ và khác biệt về văn hóa.”
Mỗi vùng miền, dân tộc đều có một nền văn hóa riêng biệt, mang bản sắc dân tộc riêng Những phong tục tập quán, lễ hội truyền thống mới lạ đã kích thích sự tò mòcủa du khách khiến cho họ muốn được trải nghiệm và tìm hiểu
Chính vì vậy, cần nhận thức đúng về thực trạng các phong tục tập quán và lễ hộitruyền thống ở Việt Nam và đánh giá chính xác vai trò của chúng để có thể đưa ra những kế hoạch khai thác hợp lý mà vẫn có thể thúc đẩy được sự phát triển của du lịchnhưng vẫn giữ được những giá trị văn hóa tốt đẹp
Trang 5NỘI DUNG
I.1 Khái niệm phong tục, tập quán
Phong tục, tập quán được coi như là một nét đẹp, điểm nhấn của mỗi nền văn hóa dân tộc, quốc gia Phong tục, tập quán của mỗi nền văn hóa dân tộc, quốc gia mang những ý nghĩa, màu sắc riêng biệt khác nhau Vậy phong tục, tập quán là gì?
Đầu tiên, phong tục là gì?
Trong từ điển Tiếng Việt, phong tục được giải thích là thói quen đã có từ lâu đời, đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo
Phong tục là toàn bộ những hoạt động trong sinh hoạt của con người được hình thành và tạo lập trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Phong tục không mang tính bắt buộc và được vận dụng linh hoạt nhưng cũng không tùy tiện, nhất thời như các hoạt động sống hàng ngày
Phong tục có thể chia thành nhiều loại: Hệ thống phong tục theo phân tầng xã hội như phong tục dân gian, bác học, quan phường, chính thống,… Hệ thống phong tục theo không gian văn hóa như nhà, làng, nước,… Hệ thống phong tục theo lĩnh vực đời sống xã hội như ăn – mặc - ở - đi lại – tiêu dùng – lao động xã hội
Phong tục là một bộ phận của văn hóa, có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một dân tộc, một địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế địnhnhiều ứng xử của cá nhân trong cộng đồng
Tiếp theo, tập quán là gì?
Trong từ điển Tiếng Việt, tập quán được giải thích là thói quen hình thành từ lâu
và đã trở thành nếp trong đời sống của một cộng đồng dân cư, được mọi người công nhận và làm theo
Hiểu một cách đơn giản, tập quán là những phương thức cư xử giữa người vưới người mà nó đã được định hình và được xem giống như một dấu ấn, một điểm nhấn
Trang 6tạo thành nề nếp, trật tự trong lối sống của các chủ thể là những cá nhân trong quan hệ nhiều mặt tại một cộng đồng dân cư cụ thể nào đó.
Trong Bộ luật Dân sự 2015 tại khoản 1 Điều 5, tập quán được định nghĩa là quytắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự
Trong cuốn Văn hóa du lịch, GS Nguyễn Phạm Hùng đã định nghĩa: “ Phong tục tập quán là những thói quen văn hóa có tính dân tộc và tính lịch sử được hình thành trong đời sống của con người, trở thành những chuẩn mực văn hóa được mọi người thừa nhận và tuân theo Những chuẩn mực văn hóa đó có thể là những quy phạm xã hội mang tính xã hội bắt buộc, hay cũng có thể là nhữung quy ước văn hóa mang tính tự nguyện đối với các thành viên trong cộng đồng xã hội Đó là nhữung ứng
xử văn hóa của con người đối với tự nhiên, đối với xã hội và đối với chính bản thân mình đã trở thành quen thuộc có tính chuẩn mực được lưu truyền lâu dài trong một cộng đồng xã hội
Từ nhữung khái niệm trên, có thể hiểu rằng: Phong tục tập quán chính là toàn
bộ thói quen mà những thói quen đó thuộc về đời sống của con người, các thói quen này được hình thành từ lâu đời và được công nhận bởi một cộng đồng, quần thể và họ đều coi đó giống như một nếp sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Ví dụ: cưới hỏi, ma chay, giỗ, lễ, Tết,…
I.2 Khái niệm lễ hội
Khi nghiên cứu về đặc tính và ý nghĩa “Lễ hội ”ở nước Nga, Bachie cho rằng:
“Lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình thức tế lễ và trò biểu diễn, đó là cuộc sống chiến đấu của cộng đồng cư dân Tuy nhiên bản thân cuộc sống không thể thành
lễ hội được nếu chính nó không được thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới tâm linh, tư tưởng của các biểu tượng,vượt lên trên thế giới của những phương tiện và điều kiện tất yếu Đó là thế giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiện, đạt tới hiện thực lý tưởng mà ở đó, mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả”
Trang 7Ở Việt Nam, khái niệm Lễ hội mới chỉ xuất hiện cách đây không lâu Trước hết chỉ có khái niệm lễ hoặc hội Cả hai khái niệm này đều là từ gốc Hán được dùng để gọimột nhóm loại hình phong tục, chẳng hạn như: Lễ Thành Hoàng, lễ gia tiên…, cũng như vậy trong hội cũng có nhiều hội khác nhau như: Hội Gióng, Hội Lim, Hội chọi trâu,… Thêm chữ “Lễ” cho “hội”, thời nay mong muốn gắn hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng này có ít nhất hai yếu tố cũng là hai đặc trưng đi liền với nhau Trước hết là lễ bái, tế lễ thần linh, cầu phúc và sau là thăm thú vui chơi ở nơi đông đúc, vui
vẻ (hội)
Trong “Từ điển tiếng Việt” lại có định nghĩa về “ Lễ hội ” như sau: Lễ là hệ thống các hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân
họ chưa có khả năng thực hiện Hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật của cộngđồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng
họ, sự sinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụ niềm mơ ước chung vào bốn chữ “nhân khang, vật thịnh”
Trong cuốn “Hội hè Việt Nam” các tác giả cho rằng “Hội và lễ là một sinh hoạt văn hóa lâu đời của dân tộc Việt” Hội và lễ có sức hấp dẫn, lôi cuốc các tầng lớp trong
xã hội cũng tham gia để trở thành một nhu cầu, một khát vọng của nhân dân trong nhiều thập kỷ
Như vậy ta thấy “Lễ hội” là một thể thống nhất không thể tách rời Lễ là phần đạo đức tín ngưỡng, phần tâm linh sâu xa trong mỗi con người Hội là các trò diễn mang tính nghi thức, gồm các trò chơi dân gian phản ánh cuộc sống thường nhật của người dân và một phần đời sống cá nhân nhằm kỷ niệm một sự kiện quan trọng với cả cộng đồng
II NÉT ĐẶC SẮC, ĐỘC ĐÁO CỦA LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO ĐỎ
II.1 Quá trình ra đời của lễ cấp sắc
Tương truyền rằng trước kia, khi người Dao vẫn đang sinh sống yên bình nơi các triền núi thì bỗng dưng ma quỷ đua nhau xuất hiện và quấy rối Chúng không chỉ
Trang 8ăn thịt các loại vật nuôi, gia súc, phá hoại mùa màng mà còn giết hại bà con nữa Điều này đã khiến cho đời sống của người Dao rơi vào cảnh khốn cùng và nguy ngập
Không thể để yên cho lũ quỷ lộng hành chốn dương gian, Ngọc Hoàng đã sai quân lính nhà trời xuống trừ họa cho người Dao Đáng tiếc thay, quân trời cứ tiêu diệt
lũ quỷ ròng rã suốt ba tháng nhưng vẫn không thể đuổi hết chúng được Thấy vậy, ngọc Hoàng bèn sai các vị thần truyền phép thuật cho những người đàn ông trong buônlàng, cấp cho họ một đạo sắc để cùng quân binh nhà trời xuống trần gian diệt trừ ma quỷ
Nhờ có sự đoàn kết giữa quân binh nhà trời và người trần mà lũ quỷ đã bị tiêu diệt sạch sẽ Từ đó, để phòng lũ quỷ có ngày quay lại quấy phá, Ngọc Hoàng đã ban lệnh cấp sắc cho những người đàn ông làm chủ gia đình để họ có thể bảo vệ người thân và cả dòng tộc của mình Chính từ lúc ấy, Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ đã ra đời
và được bao thế hệ đồng bào dân tộc gìn giữ, lưu truyền cho đến tận ngày nay
II.2 Thông tin về lễ cấp sắc
Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ không được tổ chức cụ thể vào một ngay nào cả
và được tổ chức dành riêng cho một người mà thôi Đây là một nghi lễ quan trọng trong nếp sống sinh hoạt của xã hội người Dao nên sxe được tổ chức khi người đàn ông trong gia đình đến tuổi trưởng thành
Theo tiếng địa phương, cấp sắc được gọi là quá tang hay quá tăng Quá nghĩa làtừng trải hoặc qua thử thách; tang là đèn hoặc vật dụng dùng để soi sáng Bởi vậy, quá tang nghĩa là trải qua lễ soi đèn, xuất phát từ việc thắp đèn soi sáng người thụ lễ khi làm lễ cấp sắc Ngoài ra còn có các tên gọi khác như: say cháy, chay thầy xấy hay phùn voòng có nghĩa là soi đèn hay thụ đèn; tạt phat búa (lễ đặt pháp danh) hay chấu đàng (lễ cúng ông tổ người Dao); tẩu sai (lễ cấp chứng chỉ để làm thầy cúng); chẩu lung hìn (lễ cầu phúc cho dòng họ); mài sai tía (có thầy cúng đỡ đầu); chẩu tôm lung hìn (lễ cầu phúc lớn); lễ cấp tinh, lập tịch, cấp phép hay cấp pháp
Lễ cấp sắc thường tổ chức cho con trai từ 10 tuổi trở lên và thực hiện vào thời gian nông nhàn Để chuẩn bị lễ cấp sắc, gia đình phải nuôi lợn, tích lương thực, thực phẩm, vàng mã và các thứ khác để làm lễ và cỗ mời bà con, họ hàng
Trang 9Lễ cấp sắc của các ngành Dao thực hiện một số nghi lễ, như: lễ nhận thầy; lập ban thờ mới; mời thần linh nhà thầy cúng đi làm lễ; mời thần linh, tổ tiên nhà người được cấp sắc về làm lễ; lễ cấp đèn; lễ đặt tên; lễ dạy làm thầy/truyền phép…
Tham gia lễ cấp sắc gồm: người được cấp sắc, 02 thầy cúng chính, 01 thầy cúngphụ, 03 người đọc thơ, 03 nam và 03 nữ thanh niên hát, họ hàng nội, ngoại người đượccấp sắc, người giúp việc cho buổi lễ và người dân trong bản Gia đình tự chọn thầy cúng, mặc định thầy cả là người bên họ nhà ngoại, thầy hai là người bên họ nhà nội và thầy giúp việc
Về cơ bản, hầu như lễ Cấp Sắc đều được thực hiện theo các bước như sau:
- Lễ nhận thầy cả và thầy hai: trước làm lễ 7 ngày, người được Cấp sắc cùng bố tới nhà thầy cả và thầy hai làm lễ bái thầy Khi đi mang theo một gói muối (gói vào lá dong) đến nhà thầy đặt gói muối lên bàn thờ, xin phép được nhận thầy Trước khi đi làm lễ, thầy cúng thắp hương xin phép tổ tiên nhà mình, cầu phù
hộ và xin đưa thần linh đến nhà người thụ lễ để làm lễ cấp sắc Khi đi, hai thầy cúng mang theo tranh Tam Thanh, tranh múa, trang phục thầy cúng, bộ âm dương, gậy ma và có 3 người hát nữ đi cùng Đến nơi, thầy lập bàn thờ mới trong nhà của người được cấp sắc, đặt cạnh bàn thờ tổ tiên Trên ban đặt 02 mâm lễ của thầy cả và thầy hai Phía trên ban thờ thần linh treo tranh Tam Thanh và tranh múa của 2 thầy Hai thầy làm lễ tại bàn thờ tổ tiên của gia chủ, thông báo việc đến làm lễ, xin âm dương cho phép tiến hành lễ cấp sắc Người giúp việc dùng chổi quét từ trong nhà ra ngoài sân để đuổi cái xấu ra ngoài.Thầy cả và thầy hai mặc trang phục thầy cúng để làm lễ Người được cấp sắc đứng đối diện với thầy hai, bố của người cấp sắc thì đứng đối diện với thầy cả Hai thầy làm
lễ đuổi đi những cái xấu, mời rượu thần linh, chia tiền vàng để cảm tạ thần linh Tiếp theo, mọi người cùng múa xoè để mừng lễ cấp sắc
- Thầy cả làm lễ cấp đèn cho người được cấp sắc: Thầy cả đứng trước ban thờ khấn xin thầy của mình và thần linh cấp đèn cho người được cấp sắc, mời rượu thần linh, gieo quẻ xin âm dương, chia tiền cho thần linh Thầy làm lễ xua những điều xấu ra khỏi người được cấp sắc bằng cách cầm thanh kiếm đi vòng quanh người được cấp sắc, dùng kiếm hất mẩu giấy trên mũ ra rồi gieo quẻ âm dương, rồi cầm mẩu giấy, tay đặt lên đầu gối, chân co lên nhảy lò cò ra cửa, vứt
Trang 10mẩu giấy đó đi (vứt đi cái xấu xa) Trong lúc thầy cả xua đuổi điều xấu, thầy hailàm lễ đón điều tốt, điều thiện về cho người được cấp sắc.
- Thầy cả làm lễ cấp hương cho người được cấp sắc, cúng xin thần linh cho người đó sau này khi đi làm thầy có thể được thắp hương
Hai thầy làm lễ cấp đèn cho người được cấp sắc
- Thầy cả đứng trước ban thờ xin với tổ tiên và thần linh xin được lấy tên cho người được cấp sắc (tên do gia đình dự kiến trước) Thầy cúng xin âm dương tìm sự đồng ý của tổ tiên và uh thần linh cho tên mà gia đình chọn
- Đặt tên xong thầy cả làm lễ cấp phép cho người cấp sắc được phép sử dụng các
đồ nghề của thầy cúng như: khăn buộc, tranh múa, tranh Tam Thanh, trống, chiêng, tù và, chuông, que múa… Mỗi lần cấp phép, thầy cúng sẽ cầm 1 đồ nghề, đọc xong bài cúng, rồi trao đồ nghề đó cho người được cấp sắc
- Thầy cả làm lễ cấp phép cho người được cấp sắc từ nay có thể đi làm thầy Thầy
cả chia 2/3 gạo và tiền về phía mình, 1/3 về người được cấp sắc Sau đó, hai thầy trò mỗi người cầm một đầu tấm vải xé làm đôi, mỗi người một nửa Thầy
cả kiểm tra số mặt sấp ngửa của tiền rơi xuống, nếu ngửa nhiều là tốt Lấy tấm vải đó gói số gạo được chia lại và treo lên tường, để 7 ngày sau, người được cấpsắc và thầy cả phải mang phần gạo của mình nấu cơm và một mình phải ăn hết
số cơm đó cùng với rau và gừng (để cho tình thầy trò khăng khít như bố con và
từ giờ về sau người được cấp sắc sẽ gọi thầy của mình là bố)
- Lễ cho người được cấp sắc sau này có thể xem bói: Thầy cả thực hiện nghi lễ truyền nghề, để học trò sau này có thể xem bói
- Học múa: Thầy hai và người được cấp sắc mặc trang phục thầy cúng, đội mũ thầy cúng, 1 tay cầm que múa, 1 tay cầm chuông, đứng trước ban thờ, thầy hai đọc bài cúng xin thần linh về chứng giám Hai thầy trò cùng nhảy múa theo nhịp nhạc trống, chiêng, bài múa được lặp đi, lặp lại nhiều lần
- Múa tống thần đất và thần rừng: Người giúp việc cho thầy cả (thầy ba) làm lễ tiễn các thần ra về trước, rồi tiếp tục cúng, múa tiễn các vị thần linh khác
- Cúng thần linh cầu lộc, cầu tài cho người được cấp sắc: Thầy cả và thầy ba làm
lễ, sau mỗi bài cúng thầy lấy bánh đưa cho người giúp việc và đặt xuống, múc
Trang 11rượu đổ vào 2 bát (lặp lại 3 lần) Cúng xong người giúp việc lấy tiền vàng trên ban thờ xuống để làm lễ chia tiền vàng cho thần linh và mang hóa Thầy cả cầm
1 bát rượuwju uh trên bàn đưa cho bố và ông nội của người được cấp sắc mang đặt lên ban thờ, mời tổ tiên uống rượu Cúng xong các thầy cúng và người giúp việc lấy bánh nếp chia cho mọi người cùng hưởng lộc
- Lễ nhảy đồng: Thầy cả ngồi ở ghế dùng 2 mảnh âm dương gõ vào nhau theo điệu nhạc, thầy ba đứng lên múa theo nhạc trống, chiêng đến lúc nhập đồng Khi đó, gia đình phải cử một người đứng chặn ở cửa ra vào để thầy ba không nhảy ra ngoài, sau hay bị ốm đau
- Cúng cầu may mắn, sức khoẻ cho người được cấp sắc: Gia đình dọn dẹp ban thờ thần linh, chuẩn bị lễ gồm 2 con lợn khoảng hơn 100kg đã mổ, để sống, đặt nằm úp bụng xuống Ban thờ thần linh đặt một con lợn, 1 bát gạo, 7 cái chén (7 ông đại thần), 1 cây sáo, giấy lệ phí cho đại thần, 1 bát hương, 1 cái bánh nếp Một con đặt ở dưới ban thờ tổ tiên 3 người hát nam, 3 người hát nữ đứng đằng sau thầy cả cùng làm lễ Thầy cả đứng đọc bài cúng, hết một đoạn thầy hất tay
về phía trước và vãi gạo vào con lợn để cầu xin vận may, tài lộc cho người đượccấp sắc Thầy hai đứng trước ban thờ cúng tổ tiên cầu xin vận may, tài lộc cho người được cấp sắc, rồi làm lễ chia tiền vàng, múc rượu mời tổ tiên
- Đọc thơ ca truyện cổ, hát Páo dung: Ba người hát nữ đứng hát ở chỗ cây tre đanvào nhau được chuẩn bị sẵn, 3 người hát nam đứng ở góc nhà hát đối đáp Nhóm hát các trường đoạn từ khi con người được sinh ra, dạy dỗ đến khi
trưởng thành như thế nào, hát mừng cho tên mới của người được cấp sắc Trongkhi đó, gia chủ chuẩn bị một mâm cơm đặt ở giữa nhà Thầy cả làm lễ mượn thần linh những bài thơ ca, truyện cổ, xin phép tổ tiên, thần linh được đọc Những người đọc thơ (thường là những người già biết chữ Nôm Dao, biết lời cúng) và thầy cả, thầy hai và thầy ba ngồi vào mâm, rót rượu chúc nhau Lấy lá dong phủ lên mâm cơm đó Những người đọc thơ ca mang những quyển sách ghi chép thơ ca, truyện cổ đặt lên bàn, miệng đọc, tay cầm chuông lắc đều theo nhịp trong khoảng 2 - 3 giờ Sau đó, họ mời nhau uống rượu, ăn cơm
- Lễ xoá những kiêng kị: Gia chủ chuẩn bị một mâm lễ, bố của người được cấp sắc đặt 3 cái bánh nếp lên ban thờ của tổ tiên Thầy cả đọc bài cúng xin tổ tiên
Trang 12và thần linh xoá đi những cái kiêng kị cho người được cấp sắc Thầy cả đứng trước mâm lễ ở ban thờ thần linh để làm lễ hồi thơ ca Cúng xong thầy cả làm lễchia tiền vàng cho tổ tiên và thần linh, rồi mang tiền vàng đi hóa Ông nội của người được cấp sắc cúng mời tổ tiên về dùng bữa cùng gia đình Sau khi làm lễ này xong, người được cấp sắc quay trở lại cuộc sống bình thường, không phải kiêng kỵ nữa.
- Lễ tống đại thần ra về: Thầy cả đứng trước ban thờ tổ tiên, tay cầm mảnh âm dương đọc bài cúng xin tiễn thần linh (đại thần) Cúng xong thầy cả cầm bát hương và bát rượu mang ra ngoài cửa đổ đi Lễ cấp sắc kết thúc, 2 con lợn được
xẻ thịt chia phần cho những người giúp việc, riêng thầy cả và thầy hai mỗi người sẽ được 1 cái đầu và 1 đùi lợn để mang về nhà làm cơm mời mọi người trong bản dùng bữa mừng bản thân đi làm lễ thành công
Lễ cấp sắc thường sẽ diễn ra trong 3 ngày liên tục hầu như không ngừng nghỉ Ngày đầu tiên bắt đầu nhập lễ mọi người tham gia được phép ăn mặn nhưng từ ngày thứ 2 đến khi hết lễ các thành viên trong gia đình người được cấp sắc cùng với thầy pháp chỉ được phép ăn chay, người được cấp sắc hầu như 1 ngày chỉ được ăn 1 bát cơm trắng Trong quá trình thầy dùng bữa sẽ có người dâng nước và khăn mềm cho thầy rửa tay, lau tay trước và sau ăn Trong quá trình ăn cũng có người dâng rượu, dâng nước, dâng tăm, dâng trà thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo Trong lễ sẽ có những điệu múa xòe, múa cảm tạ, hát Páo dung, hát đối đáp, đọc thơ ca chuyện cổ, cùng những nhạc cụ như trống, chiêng, tù và, chuông, que múa, đều mang đậm phong tục tập quán của người dân tộc Dao
II.3 Ý nghĩa của lễ cấp sắc
Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao, nó đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với mỗi người đàn ông sống tại những bản làng nơi vùng cao Tây Bắc Đây là ngày họ được công nhận trưởng thành cả về mặt vật chất lẫn tinh thần nên rất được quan tâm
và coi trọng Theo quan niệm của người Dao Đỏ, đây là ngày lễ để người đàn ông của gia đình, dòng tộc nhận được sự công nhận của các vị thần linh và cả âm binh, đồng thời có thể bắt đầu theo nghiệp thầy cúng khi xong lễ
Trang 13Trong lễ cấp sắc, người được cấp sắc và những người tham dự có thể hiểu hơn
về lịch sử, cội nguồn của mình từ những bài cúng, tích truyện mà thầy cúng đọc, từ đó,nâng cao ý thức bảo tồn những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Dao Lễ cấp sắc phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người Dao, thể hiện qua các điệu múa, hát đối đáp - páo dung, tranh vẽ, hình cắt giấy… Các nghi thức, cư xử trong lễ cấp sắc củangười Dao đã thể hiện rất sinh động, biện chứng trong quan niệm nhân sinh, đồng thời,
nó cũng thể hiện cả những yếu tố tâm linh của người Dao và sự ứng xử giàu tính nhân văn trong cuộc sống cộng đồng từ xưa đến nay như tôn sư trọng đạo, kính trọng cha
mẹ, luôn làm điều thiện Lễ cấp sắc có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào Dao, giúp họ có thêm sức mạnh tinh thần vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hướng tới điều tốt đẹp trong tương lai
Ghi nhận giá trị tiêu biểu của di sản, Lễ cấp sắc của người Dao ở Sơn La được
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2016
III PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT
NAM
III.1 Khái quát chung về đất nước Việt Nam
III.1.1 Lãnh thổ
Việt Nam (Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là một dải đất hình chữ
S, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, ở phía đông bán đảo Đông Dương, phía bắcgiáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông vàThái Bình Dương Bờ biển Việt Nam dài 3 260 km, biên giới đất liền dài 4 510 km Trên đất liền, từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam (theo đường chim bay) dài 1 650km,
từ điểm cực Đông sang điểm cực Tây nơi rộng nhất 600km (Bắc bộ), 400 km (Nam bộ), nơi hẹp nhất 50km (Quảng Bình)
III.1.2 Dân cư
Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam với dân cư đông đúc và có một tốc
độ tăng trưởng cao Theo số liệu mới nhất, năm 2023 dân số hiện tại của Việt Nam là
và thứ 15 trên thế giới)
Trang 14Dân cư nước ta có sự phân bố không đồng đều: đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích nhưng lại chiếm ¾ dân số trong khi đó miền núi chiếm ¾ diện tích nhưng dân số lại chỉ có ¼ Ngoài ra, còn có sự không đồng đều giữa thành thị và nông thôn.
Việt Nam là một nước gồm có 54 dân tộc, do đó đã tạo nên bản sắc dân tộc phong phú, nhiều truyền thống văn hóa độc đáo Thế nhưng giữa các dân tộc có trình
độ phát triển không đồng đều nên mức sống và trình độ dân trí giữa các dân tộc không giống nhau và có sự chênh lệch khá lớn
III.1.3 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền Việt Nam tuy nhiên chủ yếu
là đồi núi thấp Đồi núi chiếm ¾ diện tích đất liền nước ta, đồng bằng chỉ chiếm ¼ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85% trên toàn diện tích lãnh thổ, còn địa hình trắc trở và đồi núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% Dãy núi cao nhất nước ta là dãy Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan – xi – pang cao 3143m
Đặc điểm chung của địa hình nước ta là có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân biệt rõ rệt theo độ cao Địa hình nước ta thấp dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng
Khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm Số giờ nắng trong năm
từ 1400- 3000 giờ Nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao trên 210C Nước ta có mùa đông lạnh khô với gió Đông Bắc, mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam Lượng mưa của năm lớn từ 1500 – 2000 mm/năm Độ ẩm không khí trên 80%, so với các nước cùng vĩ độ nước ta có 1 mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn Khí hậu nước ta có tính chất đa dạng và thất thường
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên trên 39 triệu ha Vị trí và địa hình đặc biệt làm cho thổ nhưỡng của nước ta có tính chất chung của vùng nhiệt đới ẩm nhưng rất
đa dạng và có sự phân hóa rõ ràng từ đồng bằng lên vùng núi cao
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2360 con sông, chiều dài trung bình mỗi con sông 10km, và cứ 20 km là có 1 cửa sông đổ ra biển Tổng lượng dòng chảy của tất cả các con sông qua lãnh thổ Việt Nam lên tới 853 km3, trong đó tổng lượng dòng chảy phát sinh trên nước ta chỉ có 317 km3 Nước ta có trữ lượng nước
Trang 15ngầm phong phú khoảng 163 triệu m3/ngày, đáp ứng tới 60% lượng nước ngọt của cả nước.
Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km, vùng lãnh thổ rộng tới 226000 km2 Các loài sinh vật biển rất đa dạng, có tới 2018 loài cá, 300 loài cua, 90 loài tôm, và nhiều thảm san hô ven biển
Nước ta có hệ thực vật và động vật rất đa dạng Về hệ thực vật, nước ta có khoảng 14.000 loài thực vật bậc cao, 600 loài nấm , 600 loài rong biển…Bên cạnh đó
hệ thực vật nước ta có nhiều loại quý hiếm như ba kích, gỗ đỏ, cẩm lai, pơ mu…Còn
về động vật có tới 273 loài thú, 349 loài bò sát và lưỡng cư…
Bên cạnh những tài nguyên thiên nhiên đã liệt kê trên nước ta còn rất nhiều tài nguyên phong phú và đa dạng như tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng,…
III.2 Một số phong tục tập quán đặc trưng của Việt Nam
III.2.1 Tục ăn trầu
Ăn trầu là một phong tục của người Việt có từ thời Hùng Vương Người xưa có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” nên miếng trầu thường đi đôi với lời chào, mọi người gặp nhau trao nhau miếng trầu để làm quen, giãi bày câu chuyện Miếng trầu xuất hiện nhiều trong đời sống sinh hoạt của người dân Việt Miếng trầu được dùng để mời khách đến chơi nhà, dùng trong mâm cỗ cúng gia tiên Miếng trầu, còn là tượng trưng cho tình yêu lứa đôi; miếng trầu đi đầu, tác hợp cho lứa đôi và là sợi dây kết chặtmối lương duyên trai, gái thành vợ thành chồng Để đưa mâm lễ sang thưa chuyện nhà gái, nhà trai không thể thiếu được lá trầu, quả cau Miếng trầu trong tiệc cưới để chia vui
Người xưa ăn trầu còn là để bảo vệ hàm răng của mình, chất chát của trầu cau làm cho lợi răng co lại ôm sát lấy chân răng, làm hàm răng cứng chặt lại không lung lay Còn trong y học cổ truyền người Việt Nam xưa đã dùng trầu cau như một thứ thuốc chống bệnh sốt rét rừng một khi vào rừng sâu săn bắn hoặc xuống biển mò ngọc trai, săn bắt đồi mồi…
Mời trầu khách Theo tục ăn trầu, khi khách đến nhà, trước tiên, chủ nhà phải mang một cái bát có đựng nước kèm theo một cái muỗng (môi) đặt trên một cái đài để khách súc miệng Sau đó, chủ nhà mang khay trầu ra tiếp đãi Trên khay có đĩa đựng