1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán của dântộc khơ me và ảnh hưởng của văn hoá phongtục tập quán lên sức khoẻ của người dân tộckhơ me

28 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Một bộ phận người Khơ Me phải trốnchạy sang Việt Nam, họ chọn vùng đất phía Nam làm nơi định cư chủ yếu vàphát triển văn hóa tộc người của mình, bên cạnh người dân bản địa.. Trong bối cả

lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC BÁO CÁO CHỦ ĐỀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HOÁ, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC KHƠ ME VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ PHONG TỤC TẬP QUÁN LÊN SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC KHƠ ME Học phần : Tính chuyên nghiệp Lớp : Y.K55A Nhóm : 04 Thái Nguyên, 25 tháng 10 năm 2023 1 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 THÀNH VIÊN NHÓM 4 1 Nguyễn Thái Hoàng MSV: DTY2257201010251 2 Nông Thị Phương Hồng MSV: DTY2257201010261 3 Trần Thị Khánh Huyền MSV: DTY2257201010311 4 Nông Văn Huyến MSV: DTY2257201010301 5 Lục Quốc Hưng MSV: DTY2257201010271 6 Đỗ Thu Hương MSV: DTY2257201010281 7 Ma Thị Thu Hường MSV: DTY2257201010291 8 Vy Thị Hoàng Lan MSV: DTY2257201010341 9 Lê Ngọc Lâm MSV: DTY2257201010331 2 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 MỤC LỤC MỤC LỤC .2 MỞ ĐẦU 3 Chương 1: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC KHƠ ME 4 1.1.Khái quát dân tộc Khơ Me: 4 1.2.Đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Khơ Me 4 1.2.1.Văn hóa mưu sinh .4 1.2.2.Văn hóa đời thường 8 1.2.3.Văn hóa tinh thần 18 Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA PHONG TỤC TẬP QUÁN LÊN SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI DÂN TỘC KHƠ ME 23 2.1.Tín ngưỡng và sức khỏe 23 2.2.Văn hóa giới và sức khỏe .23 2.3.Những tập tục và sức khỏe .23 2.3.1.Tập quán về ăn uống .23 2.3.2.Tập quán về vệ sinh 24 2.3.3.Tập quán về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em 24 2.3.4.Tập quán về cúng bái .25 KẾT LUẬN 27 3 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 MỞ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia Châu Á với những trang sử sách vang dội khắp năm châu bốn bể, đồng thời cũng là nước phương Đông với nền văn hóa đa dạng và độc đáo Một trong những lý do để Việt Nam sở hữu trong mình kho tàng văn hóa đồ sộ kia chính là do có sự hội nhập, dung hòa và phát triển của hơn 54 dân tộc trên mảnh đất hình chữ S này Người Khơ Me là một trong 54 dân tộc Việt Nam và là một trong các tộc người thiểu số có dân số đông nhất Việt Nam Tộc người thuộc hệ ngôn ngữ Môn – Khơ Me có nguồn gốc xa xưa bắt nguồn từ quốc gia láng giềng Campuchia, sau sự hưng thịnh của vương triều Angkor, đế quốc Chân Lạp bước vào thời kỳ suy yếu bởi những cuộc tranh chấp bên trong nội bộ và sự đe dọa của phong kiến Xiêm La láng giềng Một bộ phận người Khơ Me phải trốn chạy sang Việt Nam, họ chọn vùng đất phía Nam làm nơi định cư chủ yếu và phát triển văn hóa tộc người của mình, bên cạnh người dân bản địa Chủ yếu, người Khơ Me sống tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long Họ thường sống trên những giồng đất cao nơi thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp Ở miền Tây Nam Bộ người Khơ Me sống tập trung nhiều ở các tỉnh như: Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, và phân bố rải rác ở các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu Người Khơ Me có văn hóa truyền thống phong phú và đa dạng góp phần tạo nên nét văn hóa đặc trưng, giúp nền văn hóa chung của Việt Nam trở nên đa dạng hơn Nét văn hóa đặc sắc của người Khơ Me không chỉ đơn thuần nằm ở đời sống sinh hoạt vật chất mà còn thể hiện rõ nét trong đời sống tinh thần, qua các phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng Trong bối cảnh của xã hội đương đại, vấn đề đặt ra là cần có những phương cách lưu giữ, phát huy những yếu tố tích cực của tín ngưỡng, góp phần thúc đẩy xã hội, loại bỏ dần những hủ tục, mê tín tiêu cực, không phù hợp thậm chí là kìm hãm sự tiến bộ xã hội hiện nay để góp phần bảo tồn văn hóa, phong tục tập quán, chú trọng đến sức khỏe của đồng bào dân tộc, từ đó tạo nên sự phát triển bền vững của một tộc người Vì vậy nhóm chúng em chọn đề tài: “Đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Khơ Me và ảnh hưởng của văn hóa phong tục tập quán lên sức khỏe của con người dân tộc Khơ Me” cho đề tài báo cáo của mình Trong bài báo cáo này, chúng em sẽ đi sâu vào tìm hiểu đặc điểm văn hóa mưu sinh, văn hóa đời thường và văn hóa tinh thần của dân tộc Khơ Me, cùng với những ảnh hưởng của chính những văn hóa đó lên sức khỏe của người dân 4 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Chương 1: ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA, PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC KHƠ ME 1.1.Khái quát dân tộc Khơ Me: Tên gọi khác: Cur, Cul, Cu Thổ, Việt gốc Miên, Khơ Me K’rôm Dân số: 1.319.652 người, (Theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 01/4/ 2019) Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, dân số của tộc người này là 1.329.562 người, phân bố ở nhiều tỉnh thành thuộc Nam Bộ nhưng tập trung đông đúc tại đồng bằng sông Cửu Long Tỉnh có nhiều người Khơ Me cư trú là: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu… Theo cuốn Người Khơ Me ở Nam Bộ, Việt Nam (nhà xuất bản Thông tấn, năm 2011), tổ tiên của người Khơ Me Nam Bộ là lớp cư dân cổ ở Đông Nam Á cư ngụ tại vùng hạ Lào, đông bắc Campuchia ngày nay Tộc người này từ thế kỷ 5-6 đã tạo dựng được một quốc gia với tên gọi Bhavapura Đến thế kỷ 12 khi biển rút dần làm nổi lên những giồng đất cao màu mỡ ở vùng Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp Mười , thu hút cư dân Khơ Me đến đây cư trú Cuối thế kỷ 15 đầu thế kỷ 16, người Khơ Me lập thành 3 vùng dân cư tập trung lớn là: Sóc Trăng -Bạc Liêu, An Giang - Kiên Giang và Trà Vinh Người Khơ Me ở Nam Bộ Việt Nam và người Khơ Me ở Campuchia do đó có chung nguồn gốc lịch sử tộc người, chung tiếng nói, nét tương đồng trong văn hóa Từ thế kỷ 17, những lớp dân cư dưới thời chúa Nguyễn đến vùng đất Nam Bộ khai hoang khiến cho nơi đây phát triển nhanh chóng Năm 1698, nhà Nguyễn đã thiết lập một hệ thống chính quyền nhà nước Năm 1757, công cuộc khai khẩn vùng đất phương Nam của người Việt được hoàn thành Người Khơ Me Nam bộ trở thành bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam từ đấy 1.2.Đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Khơ Me 1.2.1.Văn hóa mưu sinh 1.2.1.1 Nông nghiệp Nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm chủ yếu cho đời sống con người, cho chăn nuôi và trao đổi hàng hóa của người Khơ Me Ngay từ khi định cư và khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long, người Khơ Me nước ta đã sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp Đó là kỹ thuật gieo trồng lúa nước (Orysa Sativa) và các cây lương thực, hoa màu Bên cạnh đó, qua quá trình chung sống với người Việt, người Khơ Me đã tiếp thu thêm một số kinh nghiệm gieo trồng của nông dân Việt, làm phong phú thêm vốn sản xuất nông nghiệp của mình Trong sản xuất nông nghiệp, người Khơ Me đồng bằng sông Cửu Long đã biết phân biệt các loại ruộng đất để gieo trồng, lựa chọn các loại giống thích hợp và tiến hành nhiều biện pháp, kỹ thuật canh tác, thủy lợi…để đem lại hiệu quả trong sản xuất – Các loại ruộng và đất Người nông dân Khơ Me phân chia đất đai gieo trồng thành hai loại: ruộng và đất rẫy Căn cứ và việc gieo trồng cây lúa nước hay hoa màu mà nông dân Khơ Me gọi là đất ruộng (srê) hay đất rẫy (chămka) Ruộng dành để trồng các loại lúa nước (kể cả nếp), còn rẫy trồng hoa màu, cây lương thực phụ (một vài nơi trồng lúa rẫy) Có nơi cùng mảnh đất đó vụ này trồng lúa gọi là “srê”, nhưng vụ tiếp theo trồng dưa hấu, rau đậu thì gọi là “chămka” – Các vụ mùa và giống lúa 5 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Vụ mùa của người Khơ Me thường bắt đầu từ tháng 4 hàng năm là thời gian khởi đầu của mùa mưa ở đồng bằng sông Cửu Long Tùy theo điều kiện thổ nhưỡng, thủy lợi, thời tiết…của từng địa phương cư trú, mà người Khơ Me có các vụ mùa như: + Lúa mùa (Sơrâu rơđâu): đây là vụ lúa chính của nông dân Khơ Me và phổ biến ở hầu hết các vùng có người Khơ Me tụ cư ở đồng bằng sông Cửu Long Từ sau tết Chol Thnam Thmei (Tết mừng năm mới) cùng với những cơn mưa đầu mùa, nông dân Khơ Me bắt tay vào làm đất, gieo mạ…Vụ mùa kéo dài suốt từ đầu mùa mưa cho đến đầu mùa khô, tức là từ giữa tháng 4 đến tháng 12 và tháng Giêng năm sau Lúc vụ mùa có năng suất cao, chất lượng thơm ngon + Lúa sớm (sơrâu sơral): ở một số nơi, nông dân Khơ Me còn gọi vụ lúa này là sơrâu prapei (lúa nhẹ) Vụ lúa sơrâu sơral thường gieo trên các ruộng gò (srê toul), và gieo vào khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3 dương lịch, thu hoạch vào khoảng tháng 6, tháng 7 trong năm + Lúa muộn (sơrâu thơuôl): các giống lúa dùng cho vụ sơrâu thơuôl có thời gian sinh trưởng kéo dài và cho năng suất cao Sơrâu thơuôl được gieo cấy trên những ruộng bưng (srê chumrơn) là những cánh đồng ngập nước kéo dài, nhiều mùn, cho nên cây lúa phát triển rất thuận lợi + Lúa nổi (Sơrâu lơntưk): đây là vụ lúa duy nhất trong năm được gieo sạ trên các cánh đồng ở tứ giác Long Xuyên Lúa được gieo vào cuối tháng 6, sơrâu lơntưk thu hoạch vào đầu tháng 11 khi nước bắt đầu rút Hình 1.1.Hình ảnh các nông cụ của người Khơ Me – Vài nét về kỹ thuật canh tác Cũng như nhiều cư dân nông nghiệp ở nước ta, người Khơ Me đồng bằng sông Cửu Long từ sớm đã hình thành nên một hệ thống kỹ thuật canh tác lúa nước thích hợp với điều kiện tự nhiên vùng đồng bằng sông Cửu Long và cũng chịu ảnh hưởng kỹ thuật trồng lúa nước của người Việt Một số khâu kỹ thuật gieo trồng lúa nước của người Khơ Me được tiến hành như sau: + Làm đất: kỹ thuật làm đất chiếm một vị trí quan trọng trong việc gieo cấy lúa và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng Khâu làm đất bao gồm: làm đất mạ, dọn ruộng cấy và dọn ruộng sạ Sau những ngày vui tết Chol Thnam Thmei, nông dân Khơ Me bắt tay vào công việc cày bừa dọn đất Nông dân Khơ Me sử dụng một loại cày (nolkal) tương đối thô sơ nhưng có phần chắc chắn hơn cày của người Khơ Me ở Campuchia, thích hợp với đất đai đồng bằng sông Cửu Long ít pha cát và nhiều đất thịt Ruộng được cày vỡ sau khi đã phát bờ, sửa chữa bờ ruộng chu đáo, tránh sụt lỡ, rò rỉ nước Đất cày lần đầu được để một thời gian ngắn cho khô và ải, sau đó mới bừa vỡ ra Người nông dân Khơ Me không chỉ cày bừa một lần mà thường nhiều lần 6 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 + Làm mạ: cũng giống như người Việt, ruộng (hoặc đất) gieo mạ của nông dân Khơ Me thường là mảnh đất chuyên dụng, ở gần phum sóc, thuận tiện nước tới (để đưa nước vào và ra) Ruộng mạ đòi hỏi phải thật bằng phẳng, tránh lồi lõm để đừng có nơi đọng nước hoặc khô nước Đất gieo mạ được dọn trước khi dọn ruộng gieo cây, thường là sau khi ăn Tết Chol Thnam Thmei Thóc giống để cách vụ được ngâm nước và ủ cho nẩy mầm trên các nong, hoặc liếp đan bằng tre Vào hôm gieo mạ, ruộng mạ được tháo cạn nước, chỉ còn lớp bùn mỏng trên mặt ruộng, hạt thóc gieo xuống vùi nông vào lớp bùn đó Vài hôm sau, khi rễ mầm bén xuống mặt ruộng, nhân dân Khơ Me lại tháo nước lấp xấp giữ cho hạt mầm phát triển bình thường Phải khoảng một tuần, sau khi cây mạ cao hơn đốt ngón tay, ruộng mạ mới được tháo thêm nước cho ngập chân mạ Cứ như vậy cho đến khi mạ trưởng thành, nước luôn luôn ngập chân mạ + Cấy lúa: đất ruộng cấy đã được dọn sẵn, và mạ cũng đã đến tuổi Mạ được nhổ lên, rủ sạch bùn đất và bó thành từng bó nhỏ Đầu ngọn mạ được cắt bằng, sau đó rễ mạ được dầm vào các vũng nước phân trâu qua một đêm trước khi đưa ra ruộng cấy Thường mạ chỉ để qua đêm là cấy ngay, kéo dài, mạ sẽ úa vàng và hạn chế sức phát triển của cây lúa về sau + Chăm sóc: trong quá khứ, người Khơ Me không biết dùng phân bón và làm cỏ lúa, việc chăm sóc lúa chủ yếu là giữ nước và ngăn không cho chuột bọ, sâu rày phá lúa Hệ thống thủy lợi của người Khơ Me đã được nhiều người biết đến, tuy nhiên đến nay hầu như đã bị quên lãng và không còn tác dụng Một vài nơi gần sông, người Khơ Me biết sử dụng các bờ đập (thnôp) để giữ nước hoặc tiêu nước, chủ yếu là để cải tạo đất và giữ nước làm mùa Nguồn nước làm mùa của người Khơ Me chủ yếu là nước mưa + Thu hoạch: vào khoảng cuối mùa thu, đầu mùa khô, tức cuối tháng 11-12 đến đầu tháng Giêng năm sau, những cánh đồng lúa ở vùng nông thôn Khơ Me đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu chín vàng, rộ nhất là vào giữa tháng 12, đó cũng là vào mùa thu hoạch lúa của nông dân Khơ Me Việc gieo trồng cây lúa chiếm vị trí chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp của người Khơ Me ở Nam bộ Ngoài ra việc canh tác các loại cây lương thực như khoai, sắn, ngô (bắp),… và các loại rau đậu, hoa màu cũng được chú ý Việc gieo trồng các loại cây này được tiến hành rộng rãi trên các đất “chăm ka”, hoặc xen canh trên ruộng giữa các vụ lúa Phổ biến ở các vùng Khơ Me là việc trồng bắp, khoai lang, khoai mì, các loại rau đậu… có một số ít vùng chuyên canh hoa màu của người Khơ Me Tại những vùng chuyên canh, nông dân Khơ Me đã nắm vững kỹ thuật gieo trồng các loại đặc sản như việc chọn giống, để giống, tưới nước, dùng phân bón hữu cơ Nguồn nước tưới cho các rẫy chuyên canh một phần dựa vào nước mua, một phần do các giếng của người Khơ Me đào tại nơi ruộng rẫy 1.2.1.2 Chăn nuôi Chăn nuôi ở vùng Khơ Me ở đồng bằng sông Cửu Long chưa tách hẳn khỏi nông nghiệp, vẫn còn mang tính chất gia đình và nhằm tận dụng nguồn nông sản dư thừa, vương vãi Hầu hết các gia đình nông dân Khơ Me đều có chăn nuôi trâu, bò, heo, gà, vịt… 1.2.1.3 Thủ công nghiệp Hoạt động thủ công nghiệp của người Khơ Me chủ yếu là cung cấp những vật dụng sinh hoạt trong gia đình như đan lát, chế tạo các đồ dùng, bằng tre, bằng mây… như các loại thùng múng, rổ rá, bàn ghế, nông cụ (cày, bừa, cối xay…) Nghề thủ công 7 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 được thực hiện trong những lúc rảnh rỗi công việc đồng áng và gắn với những sinh hoạt gia đình Mọi người, mọi lứa tuổi, đều có thể tham gia công việc Nghề dệt chiếu phát triển rộng rãi ở Vĩnh Châu (Hậu Giang) Ở Tri Tôn (An Giang), Sóc Xoài (Kiên Giang) có nghề làm gốm, đặc biệt là nồi đất và cà ràng được người Khơ Me đánh giá cao, có thời sản phẩm bán sang tận Campuchia Nghề chăn tằm dệt lụa và dệt sợi bông cũng từng có thời phát triển ở vùng nông thôn Khơ Me như Cầu Kè, Cầu Ngang (Cửu Long), An Giang Hình 1.2 Khung dệt 1.2.1.4.Nghề đánh bắt cá, hái lượm Vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi cư trú của người Khơ Me nhiều kênh rạch, ven bờ biển như các huyện Vĩnh Châu, Trà Cú, Bạc Liêu, ven các sông lớn như sông Tiền, sông Hậu, là nơi có nhiều cá tôm, thủy sản Người Khơ Me đã sớm biết được các kỹ thuật đánh bắt cá nước ngọt, nước lợ và ven biển Hình 1.3.Dụng cụ đánh bắt cá của dân tộc Khơ Me 1.2.1.5.Thương nghiệp Số người Khơ Me sống bằng buôn bán rất ít, phần nhiều là những người sống ở tỉnh lỵ, thị trấn và có quan hệ hôn nhân với người Hoa Trong lĩnh vực buôn bán, hầu hết người Khơ Me buôn bán nhỏ, với các cửa hiệu tạp hóa, dịch vụ vụn vặt, vừa ít vốn lại ít hàng Hàng hóa của người Khơ Me buôn bán bao gồm các nhu yếu phẩm trong đời sống, một số sản phẩm thủ công, thực phẩm…Một số gia đình Khơ Me buôn bán tuy có cửa hàng ở thị trấn, thị tứ nhưng nguồn sống lại trông vào sản phẩm nông nghiệp, họ vừa buôn bán vừa làm ruộng 8 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Hình 1.4.Khung dệt chiếu của dân tộc Khơ Me 1.2.2.Văn hóa đời thường 1.2.2.1.Ẩm thực Văn hóa ẩm thực của người Khơ Me hết sức phong phú và đa dạng Từ các món ăn trong sinh hoạt thường ngày, đến các món ăn trong các dịp lễ Tết, giỗ chạp của người Khơ Me đều thể hiện được sự ứng xử của con người đối với môi trường thiên nhiên Họ lựa chọn các thức ăn có nguồn gốc từ tự nhiên, chế biến và sáng tạo ra nhiều món ăn khác nhau Đến nay, đồng bào Khơ Me đã có được một danh sách dài về các món ăn đặc trưng.Trong đó, có các món tiêu biểu như: mắm bò hóc, canh som lo, bún nước lèo, cốm dẹp, bánh thốt nốt, nước thốt nốt,v.v Nói về điểm riêng biệt, người dân Khơ Me Nam Bộ khá ưa thích vị chua cay và sử dụng nước cốt dừa trong nhiều món ăn Hình 1.5 Món bún nước lèo (tứksamlo) là một món ăn đặc biệt được đồng bào ưa thích, và không thể thiếu vào ngày mồng một tết ở chùa 1.2.2.2.Trang phục Trang phục của người Khơ Me khá cầu kỳ với nhiều chi tiết, hoa văn tinh xảo được điểm xuyến bằn những hạt cườm, kim sa lấp lánh vô cùng công phu và độc đáo Lụa và tơ tằm là loại vải chủ yếu dùng để may trang phục của người Khơ Me Trang phục được chia làm 2 loại: Trang phục thường ngày và trang phục lễ hội, ngày cưới Trang phục thường ngày: Hiện nay hầu hết phụ nữ Khơ Me đều mặc như phụ nữ người Kinh Hình ảnh người phụ nữ Khơ Me trong bộ quần áo bà ba nhuộm đen cùng với chiếc khăn rằn đội đầu đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống thường nhật Đàn ông Khơ Me mặc quần áo bà ba màu đen, hoặc trắng Họ quấn khăn rằn quanh đầu và chít hai đầu khăn lại ở phía trước trán, hoặc chỉ quấn khăn quanh cổ 9 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Hình 1.6.Trang phục thường ngày của dân tộc Khơ Me Trang phục lễ hội, ngày cưới: cô dâu người Khơ Me đa số vẫn còn duy trì trang phục truyền thống Thông thường cô dâu hay mặc chiếc xăm pốt hôl, mặc áo dài tầm pông, quàng khăn ngang người và đội mũ ; loại mũ hình tháp nhọn nhiều tầng, bằng kim loại hoặc bằng giấy bồi, được trang trí bằng cánh con kim quýt màu xanh biếc.Trang phục trong ngày cưới của chú rể người Khơ Me là bộ xà rông và áo ngắn bỏ ngoài màuđỏ, cổ đứng, xẻ đằng trước và cài khuy Ngoài ra, chú rể còn quàng thêm loại khăn truyền thống lên vai trái Hình 1.7 Trang phục ngày lễ của dân tộc Khơ Me 1.2.2.3.Tính chất làng, xã: Trong đời sống của các dân tộc Khơ Me vùng đồng bằng sông Cửu Long, phum là đơn vị cư trú thường bao gồm từ 5 – 7 gia đình, sống quây quần trong một khoảnh đất nhất định, trên những dải đất cao (được gọi là những “giồng đất, giồng cát”) Xung quanh phum thường trồng tre gai (loài tre có gai) bao quanh thay cho việc làm tường bao để bảo vệ các gia đình trong phum “Lập phum, người ta chọn nơi đất tốt, cao ráo, xác định khuôn viên, trồng tre xung quanh để làm rào khép kín, quay mặt ra đường cái, có cổng ra vào, bên trong ngăn nắp, nhà ở theo thứ tự, từng hộ có nơi làm chuồng trâu, bò, heo, nơi chất rơm khô Phum rộng còn có chút đất ở phía sau để mỗi hộ có thể trồng trọt chút ít rau, đậu, hành, ớt…” Các gia đình trong phum hầu hết đều có quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân với nhau Thông thường gồm gia đình của cha mẹ, gia đình của các con gái và con rễ Ngoài ra, có thể còn thêm một vài gia đình không có quan hệ huyết thống, kể cả gia đình người Hoa và người Kinh Quản lý và điều hành phum do một người lớn tuổi có uy tín trong đồng bào đảm nhận, bất kể là đàn ông hay đàn bà và thường được gọi là “Mê phum” (trong tiếng Khơ Me me-ftech nghĩa là mẹ, là người cai quản gia đình Về sau mở rộng ra nghĩa là 10 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 hướng Đông - Tây cùng 7 hoặc 9 cửa sổ ở hướng Nam và Bắc Kết cấu kiến trúc chính điện là hỗn hợp gỗ, gạch ngói, hai hàng cột cái bằng gỗ quý dựng cao ở giữa, các lực đều dồn lên 2 hàng cột này và áp vào các đầu trụ trốn đặt trên xà ngang nối giữa hai đầu cột cái, tạo thành bộ mái ở giữa chính điện cao vút Từ đầu các cột cái, các kèo và xà vách nối ra tường xây xung quanh tạo lớp mái thứ hai và lớp mái thứ ba ra đầu cột hiên, che kín hành lang Nhìn những chánh điện chùa Khơ Me với bộ mái ba lớp, các góc đầu đao đuôi rồng cao vút uốn lượn cho ta cảm giác mềm uyển chuyển, tạo thông thoáng nhiều ánh sáng bên trong chùa Hình 1.11 Hình tượng chim thần Krud nâng đỡ mái chùa Người Khơ Me quan niệm hình tam giác mang ý nghĩa biểu trưng của con số 3 như: Phật – pháp – tăng; Quá khứ - hiện tại - tương lai, Không những thế, các cửa sổ và cột chùa là những con số 3 – 5 – 7 – 9 Trên bàn thờ Phật có lọng 3 tầng biểu hiện tam bảo, 5 tầng biểu hiện 5 hoá thân của Phật, 7 tầng là phải qua 7 kiếp người mới chết, số 9 là số không gian nhà chùa Như vậy tổng thể ngôi chùa được quy vào một tam giác cân như một quy ước có tính tượng trưng triết học Trong hình tam giác làm cho ngôi chùa thêm phần cứng cáp và chắc chắn được kết hợp với những môtíp trang trí hoa văn tỉ mỉ, tinh tế, đa dạng và phong phú, tạo thành một tổ hợp lớn không tách rời nhau giữa trang trí và kiến trúc Các vách tường bên trong gian chánh điện, nghệ nhân vẽ kín những bức tranh kể về cuộc đời của Đức Phật từ lúc sơ sinh cho đến khi tu thành Phật Trên trần nóc chánh điện cũng được vẽ tả về cảnh giao đấu giữa các Tiên nữ và Chằn hoặc cảnh Tiên làm lễ, cảnh Ápsara dâng hoa Ở vị trí bệ thờ tượng Phật Thích Ca, có bệ tượng tòa sen chia thành nhiều cấp, trang trí rất tỉ mỉ, kỷ lưỡng Trên tòa sen là tượng Phật đặt ở chính giữa Về mô típ tượng Phật, được thờ phổ biến nhất là lúc Phật đắc đạo ngồi tham thiền (đất chúng giám) Mô típ được dùng để thờ phổ biến thứ hai là tượng Phật trong tư thế đứng thẳng, cứu độ chúng sinh Tượng mặc áo cà sa buông thõng, phủ kín lưng Tay phải của Phật buông xuôi bên hông, tay trái đưa về phía trước ngực, lòng bàn tay hướng ra, các ngón tròn, dài thẳng hướng lên trên Trong lòng bàn tay thường có một đường xoắn ốc là quí tướng của Phật Ở những ngôi chùa Khơ Me Nam Bộ, việc điêu khắc – trang trí rất được chú trọng và được dùng khắp mọi chỗ như góc mái, cột, diềm mái Ở mặt tường ngoài và các cột của chánh điện được đắp nổi đắp nổi, tượng tròn hoặc chạm khắc, thể hiện các hình tượng Reahu (Hổ phù), Tiên nữ, chim thần Kâyno, Chằn (Yeak) Đặc biệt nhất trong những hình tượng này là mô típ trang trí Reahu và mô típ Chằn Reahu được thể hiện là mặt một quái vật hung dữ với đôi mắt trợn trừng, đe dọa, vành miệng rộng, nhe hai hàm răng nhọn lởm chởm, đang nuốt mặt trăng Reahu được trang trí ở nhiều nơi như trên cổng vào chùa, trên vòm mặt tiền ngôi chính điện, trên vòm cửa ra vào và thậm chí ở ngay cả bệ tượng Phật Mô típ Chằn cũng là đại 14 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 biểu lực lượng tà, phá hoại Phật Pháp Chằn được thể hiện dưới dạng một người to lớn, khoẻ mạnh, vẻ mặt dữ tợn, mình mặc giáp trụ, tay cầm chày vồ đứng gác ở cổng chùa Đưa hai mô típ Reahu và Chằn vào trang trí nơi cửa Phật với ngụ ý muốn tôn lên ý nghĩa sâu sa của triết lý nhân đạo cao cả Phật Giáo: cái xấu, cái ác cũng không phải là một lực lượng đáng sợ, đáng loại trừ Với quyền năng tuyệt đối, vô biên, với tấm lòng nhân đạo cao cả của Đức Phật thì cái xấu, cái ác cũng vẫn được cải biến, để trở về phục vụ cho cái thiện, cái có ích Nhìn vào các hình tượng trang trí này, chúng ta sẽ nhận ra nét đặc trưng về tín ngưỡng dân gian và Bàlamôn là những tín ngưỡng và tôn giáo có trước đạo Phật trong đời sống tâm linh của người Khơ Me Hình 1.12.Bên trong chính điện Quan sát từ mái chùa nhìn xuống, với những góc 60 độ, 120 độ kết hợp với hàng cột hiên thanh thoát vuông góc với mặt nền chùa Sức nặng của mái chùa được giảm nhẹ bằng lối xử lý hai cấp mái, kết hợp với hàng cột hiên, tam cấp nền chắc chắn và tỉnh liên hoàn với nhau Có thể nói tổng thể kiến trúc ngôi chùa như một tác phẩm điêu khắc Với ba phần cơ bản là: mái, cột - thân chùa - nền, tam cấp là ba phần khối: thực- hư - thực hoặc đặc - loãng - đặc, khối: dương - âm và dương Riêng phần đỉnh nóc ngôi chánh điện, mỗi đỉnh góc mái thường được đắp một khúc đuôi rắn dài, cong vút, uốn mềm mại Hai khoảng trống ở hai đầu hồi được bịt bằng hai tấm gỗ hình tam giác, được chạm khắc rất công phu người Khơ Me gọi là “Hô cheang” Trên các bờ dãy giáp mi của các nếp mái thường được đắp các tượng rồng (rồng Khơ Me), đầu rồng ở dạng kép nằm ở ngay vị trí các góc đao của mái, thân rồng nằm xoãi dài theo bờ dãy với hàng vi lưng được tỉa rõ từng cái, uốn cong ngược lên như những ngọn lửa Sự kết hợp giữa đầu, thân và đuôi rồng tạo nên hình ảnh những chiếc thuyền đua bơi Hình 1.13 Hỉnh ảnh kiến trúc ngoài chùa 15 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Trong kinh Phật, người Khơ Me tin rằng rồng là con vật thiên tự biến thành thuyền đưa Phật vượt sông đi giảng kinh cứu độ chúng sinh Đưa rồng lên mái chùa, người Khơ Me cầu mong Đức Phật dừng chân lại ở ngôi chùa của họ để ban phúc cho mọi người Ở một số chùa, trên chính giữa nóc chùa còn dựng thêm một tháp nóc Tháp nóc hình quả chuông úp, gồm nhiều tầng, trên đỉnh đặt tượng đầu thần bốn mặt (Mahaprum) Đó là vị thần đại biểu cho sự thông minh, bốn mặt nhìn ra bốn phía để biết hết mọi việc trên đời Trên đầu tượng là một tháp nhọn, cao vút như một mũi tên cắm vào không trung Tất cả đã tạo nên một vẻ đẹp riêng rất độc đáo của ngôi chánh điện Một dáng vẻ đồ sộ, lộng lẫy, nhưng không nặng nề mà như một sự vươn cao, thanh thoát Có thể nói chùa Khơ Me Nam bộ là một khối tổng thể của sự độc đáo, giàu giá trị nghệ thuật, tạo nên nét đặc thù riêng 1.2.2.5.Ngôn ngữ Qua nhiều thế kỷ, tiếng nói và chữ viết của người Khơ Me được hình thành, trở thành nét văn hóa riêng và luôn được bà con Khơ Me cố gắng gìn giữ và phát triển Chữ Khơ Me xuất phát từ chữ Pallava, một biến thể của chữ Grantha mà nguyên thủy là chữ Brahmi ở Ấn Độ Lối chữ ngày nay đã thay đổi ít nhiều so với dạng chữ cổ điển ở phế tích Angkor Wa Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập về văn hóa, việc bảo tồn ngôn ngữ Khơ Me đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức, cần sự quan tâm sâu sát hơn từ phía các ban ngành liên quan để sớm đưa ra những giải pháp hữu hiệu, nhằm bảo tồn và phát huy ngôn ngữ của dân tộc đồng bào Khơ Me 1.2.2.6.Cưới xin Hôn nhân một vợ, một chồng là nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng gia đình Đối với đồng bào Khơ Me, mùa cưới bắt đầu khi đã thu hoạch xong mùa màng và trước Tết Chol Chnam Thmei Việc cưới xin là vấn đề quan trọng của cả đời người Người Khơ Me cho rằng, mùa màng trúng, thất (được mùa hay mất mùa) có năm nhưng cưới hỏi “sai 1 li đi 1 dặm” Chính vì thế, muốn dựng vợ gả chồng cho con cái phải “xem kỹ” phẩm hạnh, đạo đức của chàng rễ, nàng dâu và cả gia đình của họ Hôn nhân thường do cha mẹ xếp đặt, có sự thoả thuận của con cái Hôn nhân thường trải qua 3 bước: làm mối, dạm hỏi và lễ cưới thường được tổ chức ở bên nhà gái Sau khi cưới, người con trai phải ở bên nhà vợ một thời gian Trải qua vài năm hoặc khi có con, họ ra ở riêng nhưng vẫn cư trú bên ngoại (http) Trai gái Khơ Me khi đến tuổi trưởng thành được tự do yêu đương Gia đình có con trưởng thành, họ tự tìm hiểu yêu nhau hoặc do mai mối Nếu được cha mẹ đồng ý thì tiến hành làm lễ cưới Theo quan niệm của người Khơ Me, đó là ngày gối đôi Dân gian thường gọi là ngày “Pi-pea” hay “Apea Piea” Ngày nay, cộng đồng người Khơ Me ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn giữ được phong tục lễ cưới giàu bản sắc văn hoá dân tộc Xưa nay, người Khơ Me luôn cho rằng cưới xin là nét sinh hoạt truyền thống thuộc lĩnh vực văn hóa dân gian gắn liền với phong tục tập quán của cộng đồng Đám cưới của người Khơ Me với nhiều nghi thức bắt nguồn từ truyền thuyết, truyện cổ tích 1.2.2.7.Ma chay 16 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Tang ma của người Khơ Me có phần khác so với cộng đồng cùng sinh sống Họ không để tang người chết Người Khơ Me đồng bằng sông Cửu Long quan niệm rằng, cái chết chưa phải là chấm dứt cuộc sống mà vẫn “sống” ở một thế giới khác Chính vì thế, người thân trong gia đình chuẩn bị tiễn đưa người chết với nhiều nghi thức phức tạp và con cháu thường xuyên “làm phước”, mang nhiều lễ vật cúng cho chùa và sư sãi Đồng bào Khơ Me tin rằng, những lễ vật ấy sẽ theo khói nhang và tiếng kệ lời kinh đến được với cha mẹ cũng như ông bà của họ ở thế giới bên kia Tùy theo con cháu “trên này” làm phước ít hay nhiều thì cuộc sống “bên kia” của họ sung sướng hay chật vật Người Khơ Me chịu ảnh hưởng khá sâu sắc triết lý nhà Phật “nhân quả luân hồi” Chính vì thế, họ quan niệm lúc sống phải sống tốt (thường xuyên làm phước, làm nhiều điều tốt, giúp đỡ mọi người,…) sẽ gặp phước và đến lúc chết sẽ được đến “nơi tốt” Tục ngữ Khơ Me có câu: “Ruốt ôi kop – ngop ôi kua” Có nghĩa là: Sống xứng đáng – chết để tiếng Hoặc: “Kòm slắp munh rus – Kom rus munh sláp” Có nghĩa là: Đừng sống trước chết – đừng chết trước sống Hay còn có nghĩa: Trước khi chết đừng để tiếng xấu cho con cháu Hình 1.14 Các tháp “Pì chét đẩy” Đối với người Khơ Me, tục hỏa thiêu đã có từ lâu Sau khi thiêu, tro được giữ trong tháp "Pì chét đẩy" xây cạnh ngôi chính điện trong chùa Tuy nhiên, những người chết bất đắc kỳ tử như chết đuối, chết dịch bệnh hoặc ít tuổi (trẻ con) đem chôn nơi xa với hòm vỏ như tập tục người Việt (Thạc Nhân, 1966, 62) Đối với đồng bào Khơ Me, khi trong nhà có người lâm bệnh gần “hấp hối” người thân trong gia đình mời sư sãi về tụng kinh Lúc lâm chung, tất cả bà con trong họ hàng thân tộc cũng như láng giềng trong phum sóc đều đến để tụng kinh và giúp đỡ Họ tắm cho người vừa qua đời, thay quần áo và cho xác chết vào quan tài Sau đó, gia đình nhờ nhà sư xem ngày giờ hỏa táng và làm lễ đưa xác đến hỏa đàn Lúc đưa quan tài đến hỏa đàn, con cháu theo sau quan tài choàng trên đầu chiếc khăn trắng (người Khơ Me không để tang như người Việt) khóc lóc kể lể Đám tang đi cũng có cờ phướn (vải trắng), phu xe… Đến hỏa đàn, nhà sư làm lễ cầu cho linh hồn người chết cùng bà con đi theo linh cữu rồi để quan tài lên hỏa đàn và phát lửa Thiêu xong, lấy tro xương cho vào tháp nhỏ (chất liệu của tháp tùy thuộc vào khả năng kinh tế của từng gia đình) sau đó để vào tháp lớn ở chùa Theo phong tục của người Khơ Me, xem ngày thiêu xác phải cẩn thận (nhất là ngày thứ 3 trong tuần thì không được lập giàn hỏa) Nếu lập ngày đó, con cháu về sau làm ăn không tốt Trường hợp đang tiến hành lễ hỏa táng, nếu trời mưa người Khơ Me 17 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 cũng tin rằng đó là điềm không lành sẽ mang đến những bất hạnh cho gia chủ và con cháu 1.2.3.Văn hóa tinh thần 1.2.3.1.Tín ngưỡng, tôn giáo Đối với đồng bào Khơ Me, họ luôn quan niệm rằng “vạn vật hữu linh” Chính vì thế, thần mưa, thần sông, thần rừng,… luôn ngự trị trong tâm thức của người Khơ Me đồng bằng sông Cửu Long Tín ngưỡng thờ Arak và Neak-ta rất phổ biến Trước đây, mỗi dòng họ của người Khơ Me có một Arak hoặc nhiều Arak Arak được thờ bởi nhiều dòng họ (Arak chua bua: của dòng họ) Các Arak thường thừa kế theo dòng nữ Những gia đình cùng một bà tổ tính theo phía mẹ đều thờ chung Arak Khi cúng Arak, điều kiện cần là phải có một người nữ làm rub arak (rub có nghĩa là xác) để cho Arak “nhập” linh hồn (thần nhập xác) Theo đồng bào Khơ Me, người đóng vai trò “xác” thường là người không bình thường (thông thường là những người có vấn đề về thần kinh) Người này làm “cầu nối” giữa thế giới thần linh với những người bằng xương bằng thịt (Nguyễn Xuân Nghĩa 1979, 43) Arak không chỉ là thần bảo hộ dòng họ mà theo quan niệm của người Khơ Me đồng bằng sông Cửu Long, Arak còn là thần bảo hộ nhà cửa (Arak pteh), thần bảo hộ gia đình (Arak phta), thần bảo hộ đất đai nơi cư trú (Arak phum)… Arak đi khắp nơi trong phum không cố định chỗ ở như Neak Tà Arak rất thích màu sắc và sẽ quở phạt những người trong phum không tôn trọng mình bằng những lời nói hoặc hành động vô lễ Hình phạt đối với những người này là làm cho họ không khỏe mạnh Trong nhà có người bệnh, người thân thường đi xem bói Nếu thầy bói cho rằng người bệnh bị Arak quở, gia đình thường nhờ thầy bói xem ngài “ngự” ở đâu và mang lễ vật đến nơi đó cúng vái cầu xin hết bệnh Neak Tà là vị thần bảo hộ của một khu vực đất đai của đồng bào Khơ Me Tuy nhiên, nguồn gốc của hình thái tín ngưỡng này về nét dị biệt của nó theo địa phương vẫn chưa được thống nhất Thực chất, thuật ngữ “tà” dùng để chỉ một người đàn ông lớn tuổi Ông Tà của đồng bào Khơ Me được ẩn dưới nhiều hình thức: Neak Tà trông coi phum sóc, Neak Tà canh giữ chùa, Neak Tà canh giữ đất đai Ngoài ra còn có những ông Tà “quan sát” ngã 3 ngã 4 sông Thông thường, ông Tà hay “ẩn thân” dưới dạng những hòn đá Người Việt gốc Miên rất tôn sùng ông Tà Họ tin rằng những thiên tai như nắng hạn, ngập lụt, bệnh dịch ở thú vật, tai họa đến cho người do sự bất kính của người đối với ông Tà Vì thế họ tin rằng mỗi khi có chuyện không may xảy đến thì họ phải cúng ông Tà để cầu xin ông bớt giận hoặc che chở cho họ (Lê Hương, 1969, 70) Đối với ông Tà, người Khơ Me không dám nói những lời thất kính sợ bị “quở phạt” Do quan niệm vạn vật hữu linh, người Khơ Me cũng giống như người Việt đều cho rằng có nhiều ma, quỷ sống lẫn lộn với con người Người Khơ Me cho rằng ma quỷ có 2 loại: một là những người chết trẻ, chết bất đắc kỳ tử…; một loại do con người tạo ra để làm những việc đen tối, hại người Hiện tượng xem bói, lên đồng trong đồng bào Khơ Me cũng khá phổ với nhiều hình thức công khai và lén lúc Tuy nhiên, chính quyền địa phương cũng biết được những vấn đề này nhưng vẫn cho qua Phật giáo đóng vai trò quan trọng và có vị trí cao nhất trong mọi lĩnh vực của đời sống người Khơ Me ở đồng bằng sông Cửu Long Đa số, họ là Phật tử của Phật giáo Nam tông Nói cách khác, người Khơ Me vừa là thành viên của phum sóc (Kon sóc) đồng thời họ cũng là “con Phật” ngay từ lúc họ mới ra đời Hầu hết, sóc của đồng 18 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 bào Khơ Me đều có chùa (mỗi sóc có ít nhất một ngôi chùa Phật giáo) Tuổi thọ của nhiều ngôi chùa lên đến hàng trăm năm tuổi Ngôi chùa của người Khơ Me được xây dựng ở vị trí trung tâm của sóc, vừa rộng rãi vừa cao ráo với dáng vẻ sừng sững, nguy nga và tráng lệ Đó là một quần thể kiến trúc và tiêu biểu cho nghệ thuật văn hóa truyền thống của người Khơ Me (Nguyễn Xuân Nghĩa, 1984) Ngôi chùa chính là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của mỗi sóc Khơ Me Đây là nơi tu hành của các vị sư sãi, đồng thời còn là nơi những người dân trong sóc đến để nghe các vị sư giảng về kinh Phật Ngoài ra, bà con trong bổn sóc đến chùa để xin những lời khuyên của các vị sư sãi khi họ bắt đầu một công việc mới cũng như những vấn đề xảy ra trong cuộc sống thường ngày Đồng bào Khơ Me tự nguyện đến chùa để làm công quả góp phần xây dựng và tu tạo ngôi chùa Chùa Khơ Me còn là nơi tổ chức những lễ hội lớn trong năm của người Khơ Me như: lễ mừng năm mới Chol Chnam Thmei, lễ cúng ông bà tổ tiên (Đôn ta) và những nghi lễ Phật giáo Trong chùa còn có trường học dạy chữ Khơ Me cho con em người dân Khơ Me trong sóc Chùa dạy chữ Pali cho các vị sư sãi để đọc kinh Phật Nhiều ngôi chùa Khơ Me còn có thư viện, lưu giữ nhiều sách Kinh Phật và các sách vở về văn hóa truyền thống của người Khơ Me Những vị khách quý của phum, sóc sẽ được đón tiếp, chào mừng ngay ở chùa Khơ Me Những cuộc hội họp về công việc chung của các thành viên trong sóc cũng thường được tổ chức tại ngôi chùa Có thể nói, chùa Khơ Me vừa là trung tâm tôn giáo, trung tâm văn hóa, giáo dục và xã hội của mỗi sóc, phum Người Khơ Me đã bỏ nhiều công sức, vật chất để xây dựng ngôi chùa của sóc khang trang và họ tự hào về ngôi chùa của mình Nghệ thuật và kiến trúc chùa tháp được coi là di sản đặc sắc nhất của văn hoá Khơ Me Trong các ngôi chùa Khơ Me của Phật giáo Nam tông (Thérévada), ngoài tượng Ðức Phật Thích Ca được thờ duy nhất và chiếm vị trí trung tâm khu chính điện, vẫn tồn tại một hệ thống phong phú linh thần, linh thú - những dấu vết tàn dư còn lại 1.2.3.2.Nghệ thuật Âm nhạc: Âm nhạc dân gian Khơ Me có nhiều loại hình khác nhau như dàn nhạc ngũ âm, dàn nhạc Mhôry, múa trống Sa dam, hát À day, Chầm riêng Chà pây, đồng dao, hát ru đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khơ Me bao đời nay Chỉ riêng dòng nhạc Chầm riêng Chà pây là hình thức độc diễn độc đáo, người diễn vừa hát vừa đàn bằng nhạc cụ Chà pây Hát Chầm riêng Chà pây mang tính kể chuyện, thỉnh thoảng pha chút hài hước gây hào hứng Nội dung thường là những câu chuyện cổ tích, thần thoại, dân gian, các mẩu chuyện tốt xấu để răn dạy con người Nghệ thuật Chầm riêng Chà pây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể cấp quốc gia Còn dòng nhạc À day với hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ, phổ biến nhất là song ca, đôi khi có tam ca, tứ ca phục vụ cuộc vui, dịp lễ, tết… Hát À day có tính hài hước và mang tính thời sự với những câu chuyện hiện thực trong cuộc sống được người hát đối đáp theo lối ứng khẩu thành thơ, rất nhạy bén để thu hút người nghe Dòng nhạc lễ, nhạc Mhôry… cũng có những đặc trưng, độc đáo riêng Các điệu múa dân gian tiêu biểu của đồng bào Khơ Me Nam bộ, có các động tác khá đơn giản nên mọi người dễ bắt chước để có thể hoà nhập được ngay Vào những dịp lễ tết truyền thống của dân tộc, khi tiếng trống hoặc nhạc Ngũ âm vang lên, từng đôi trai gái, già trẻ cùng uyển chuyển hòa mình vào những điệu múa tập thể rất mềm mại và duyên dáng Mỗi người Khơ Me từ nhỏ đã thấm nhuần trong máu những 19 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 điệu múa dân gian do ông bà chỉ dạy như Răm vông, Lăm leo, Saravan Những điệu múa này hầu như người Khơ Me nào cũng biết Theo thời gian, loại hình nghệ thuật này luôn được bà con Khơ Me trân trọng, nâng niu và giữ gìn như một tài sản tinh thần vô giá mà ông cha đã dành tặng.Trải qua hàng trăm năm tồn tại, dù hiện nay có nhiều loại hình giải trí hiện đại ra đời, song các điệu múa Khơ Me vẫn được nhiều người yêu thích Người Khơ Me có thể tổ chức múa ở mọi nơi từ sân khấu rực rỡ, sân chùa hay sân nhà vào những dịp lễ, tết, ngày vui Hầu hết các điệu múa truyền thống đều có tính vui nhộn được thể hiện qua sự phối hợp nhịp nhàng, sinh động của các động tác tay chân theo từng điệu nhạc Các điệu múa của đồng bào Khơ Me có thể múa thành vòng tròn hoặc múa thành hàng và không giới hạn số người tham gia Hình 1.15.Nhạc cụ ngũ âm Nhạc cụ: Người Khơ Me có một kho tàng nhạc cụ phong phú và đặc sắc Nhạc cụ ngũ âm (Phlêng Pinpeat) là dàn nhạc truyền thống tiêu biểu của người Khơ Me Nam bộ Nó có âm lượng lớn và thường được dùng trong các nghi lễ quan trọng tại các chùa Khơ Me và trong các ngày lễ hội Trước đây, do đời sống còn khó khăn nên việc mua sắm một dàn nhạc ngũ âm chỉ những gia đình và chùa Khơ Me khá giả mới làm được Vì thế, việc phổ biến nhạc ngũ âm cũng rất khó khăn, số người biết sử dụng chúng cũng không nhiều Ngày nay, do kinh tế được cải thiện, dàn nhạc ngũ âm đã trở nên phổ biến hơn, thành bạn đồng hành trong các sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tinh thần ngày một tăng của người Khơ Me và các tộc người khác (Việt, Hoa, Chăm…) trong vùng 20 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w