1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận kết thúc môn phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống

25 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Kết Thúc Môn Phong Tục, Tập Quán, Lễ Hội Truyền Thống
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Duyên
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Hoàng Phương
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Du Lịch Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 391,47 KB

Nội dung

Các sản phẩmnày xuất phát từ các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống của dân tộc ViệtNam ta.. Lễ hội Đền Hùng là một trong những lễ hội lớn của dân tộc ta, được tổchức hàng năm và t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA DU LỊCH HỌC -*** -

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN

PHONG TỤC, TẬP QUÁN,

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

Giảng viên : Th.S Nguyễn Hoàng Phương

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Mỹ Duyên

Trang 2

ĐỀ BÀI

Trên cơ sở nội dung bài giữa kỳ (hoặc bất kỳ chủ đề nào anh chị mong muốn),hãy giải thích cơ sở khoa học và thực tiễn của kế hoạch đã xây dựng (sản phẩm,chương trình du lịch) Từ kiến thức đã học và kinh nghiệm của bản thân, trongvai một doanh nghiệp du lịch, anh chị hãy thuyết phục một đối tượng kháchhàng mua và sử dụng sản phẩm, chương trình du lịch đó Hoặc trong vai mộthướng dẫn viên du lịch, anh chị hãy giới thiệu nét đặc sắc, độc đáo của phongtục tập quán, lễ hội trong chương trình, sản phẩm du lịch (4 điểm)

Vai trò và ý nghĩa của phong tục tập quán, lễ hội truyền thống Việt Nam trongphát triển du lịch Làm rõ bằng ví dụ cụ thể (từ phân tích một trong những nhómchủ để trên hoặc một phân tích tổng quát về các nhóm chủ đề trên) (5 điểm)Hình thức tiểu luận (1 điểm): đáp ứng quy cách trình bày

Trang 3

M C L C Ụ Ụ

ĐỀ BÀI 3

MỤC LỤC 4

TÓM TẮT 5

MỞ ĐẦU 6

NỘI DUNG 6

I CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1.1 Phong tục tập quán 6

1.2 Lễ hội truyền thống 7

1.3 Sản phẩm du lịch 9

II GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI ĐỀN HÙNG 9

2.1 Lịch sử của Lễ Hội Đền Hùng 9

2.2 Các hoạt động trong lễ hội 10

2.3 Ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng 13

III CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH LỄ HỘI ĐỀN HÙNG 14

3.1 Cơ sở khoa học của Chương trình du lịch Lễ hội Đền Hùng 14

3.1.1 Gía trị văn hóa của Lễ hội Đền Hùng 14

3.1.2 Tiềm năng khai thác du lịch của Lễ hội Đền Hùng 16

3.2 Cơ sở thực tiễn 17

3.2.1.Nhu cầu du lịch tăng 17

3.2.2 Hiện trạng khai thác du lịch của Lễ hội Đền Hùng 18

IV NÉT ĐỘC ĐÁO, HẤP DẪN CỦA CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH LỄ HỘI ĐỀN HÙNG 19

V VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA PHONG TỤC TẬP QUÁN, LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH 20

5.1 Vai trò và ý nghĩa của phong tục tập quán trong phát triển du lịch 20

5.2 Vai trò của lễ hội trong phát triển du lịch 21

5.3 Vai trò của phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống đối với phát triển du lịch ở thành phố Đồng Hới 23

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 4

TÓM TẮT

Hiện nay, đất nước ta đang thực hiện nền kinh tế mở cửa Việc này cũng

có nghĩa là mở rộng sự giao lưu hợp tác thương mại - văn hoá giữa các vùng,các nước trong khu vực và trên thế giới Sự giao lưu này không những góp phầnphát triển nền kinh tế nói chung mà còn thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịchnói riêng Mọi người, nhà nhà đều có nhu cầu du lịch Du lịch dần trở một ngànhkinh tế - xã hội có tính phổ quát toàn cầu

Văn hóa và sản phẩm văn hóa là một phần gắn liền không thể thiếu trong

du lịch Các sản phẩm văn hóa giúp kích cầu du lịch và ngành du lịch cũng gópphần đẩy mạnh phát triển, bảo tồn các sản phẩm văn hóa Hiện nay, việc đưa cácsản phẩm văn hóa, cụ thể là phong tục tập quán, lễ hội đang rất được chú trọng ởViệt Nam Song, cũng tồn tại nhiều thách thức, khó khăn trong việc tổ chức,khai thác tiềm năng du lịch của các phong tục tập quán, lễ hội cũng như việc bảotồn để chúng không bị mai một hay bị “vấy bẩn”

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong cuốn Văn hóa du lịch, PGS.TS Nguyễn Phạm Hùng cũng nhậnđịnh: Du lịch là ngành “công nghiệp không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng”,hay ngành “xuất khẩu tại chỗ” đem lại nhiều của cải cho quốc gia Theo thống

kê, năm 2015, du lịch Việt Nam đón khoảng 7,9 triệu lượt khách quốc tế, phục

vụ 57 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch ước đạt 338.000 tỷ đồng ướctính đóng góp khoảng 6% GDP Có thể nói, du lịch đóng góp không nhỏ vào sựphát triển kinh tế nước nhà

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch Việt Nam, nhiềusản phẩm du lịch, đặc biệt là sản phẩm du lịch văn hóa xuất hiện Các sản phẩmnày xuất phát từ các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống của dân tộc ViệtNam ta Lễ hội Đền Hùng là một trong những lễ hội lớn của dân tộc ta, được tổchức hàng năm và thu hút rất nhiều bạn bè quốc tế Do đó, việc khai thác tiềmnăng du lịch và sáng tạo các sản phẩm du lịch liên quan đến nó là rất cần thiết

di sản văn hóa, các nguồn tài nguyên du lịch văn hóa và của sản phẩm du lịchvăn hóa của các quốc gia khác nhau

Có nhiều quan niệm khác nhau về phong tục, tập quán Chúng ta có thểlựa chọn cho mình những quan niệm phù hợp để nhận thúc đối tượng Thôngthường, chúng ta có thể dựa vào ý nghĩa tử điển của khái niệm này Theo Từđiển Hán – Việt", phong tục tập quản được hiểu như sau: phong là thói, lề thói;tục là thói quen, sự tiếp nối; tập là tiếp nối; quán là cái từng quen thuộc Từđiển này giải thích “phong tục” là “thói quen xã hội”, “tập quán" là "theo thóiquen mà thành ra vững chắc”, “Tập tục" là "thói quen được tiếp nối” Chúng tacũng cần chú ý tới một cách giải thích khác về “phong tục”, từ câu “Thượng sởhoá viết phong, hạ sở tập viết tục” (Người trên cảm hoá người dưới thì làphong, người dưới tập nhiễm theo thì gọi là tục) Phong là sự việc người trênxướng lên, kẻ dưới nổi theo rồi thành thói quen, như vật theo gió cuốn đi hoànhịp điệu mà không biết; tục là thói của người dưới bắt chuộc người trên lâu dânhoá thành quen thuộc Nói gọn lại, người trên cảm hoá người dưới thì thànhphong, người dưới tập nhiễm người trên thì gọi là tục Đây là cách giải thích rấtquan trọng giúp chúng ta biết rõ về phong tục tập tục cổ truyền, cũng như phongtục tập tục hiện đại Từ điển tiếng Việt lại giải thích: Phong tục Thói quen đã ăn

Trang 6

sâu vào đời sống vì hội, được mọi người công nhận và làm theo ; Tập quán:Thời đã thành nếp trong đời sống xã hội trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày,được mọi người công nhận và làm theo".

Các cách giải thích trên cho chúng ta những gợi ý để có thể đưa ra quanniệm chung về phong tục, tập quan như sau: Phong tục tập quán là những thóiquen văn hóa có tính dân tộc và tính lịch sử được hình thành trong đời sống củacon người, trở thành những chuẩn mực văn hóa được mọi người thừa nhận vàtuân theo Những chuẩn mực văn hóa đó có thể là những quy phạm xã hội mangtỉnh bắt buộc, hay cũng có thể là những quy ước văn hóa mang tỉnh tự nguyệnđối với các thành viên trong một cộng đồng xã hội Đó là những ứng xử văn hoácủa con người đối với tự nhiên, đối với xã hội và đối với chính bản thân mình đãtrở thành quen thuộc có tính chuẩn mực được lưu truyền lâu dài trong một cộngđồng xã hội

Theo Từ điển tiếng Việt, lễ được hiểu là “nghi thức tiến hành nhằm đánhdấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đỏ"; hội là "cuộc vuichung cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt" Từ cáchgiải nghĩa này, chúng ta có thể hiểu lễ hội là một hoạt động được tổ chức để thựchiện những nghi lễ nhằm tôn vinh thần linh, tôn giáo hay kỷ niệm những sự kiệnchính trị, tiến hoá, xã hội có tính chất thiêng liêng của một cộng đồng xã hội,diễn ra trong một không gian và thời gian cụ thể Cũng như các lĩnh vực văn hóakhác, lễ hội có tính dân tộc và tính lịch sử

Trang 7

Lễ hội là một hoạt động văn hóa đặc sắc của tất cả các dân tộc Nếu như phongtục, tập quán có diện hoạt động phổ dụng rộng nhất trong đời sống con người,diễn ra trong mọi không gian và thời gian, thì lễ hội lại có diện hoạt động và phổdụng được xem là hẹp nhất trong đời sống con người, nên nói tới lễ hội là nói tớiđiểm văn hóa, chứ không phải diện văn hóa như phong tục, tập quán Nó chỉdiễn ra trong những không gian và thời gian nhất định, có tính chu kỳ, lặp lại Lễhội là sự tích tụ cô đọng nhất văn hóa của một dân tộc, một vùng miền Xét trênmột phương diện nhất định, lễ hội là những hoạt động cộng đồng đông đảo cótính tôn giáo, tín ngưỡng thiêng liêng, trang trọng, được diễn ra trong nhữngkhông gian và thời gian cố định, mang tính lịch sử và tính dân tộc rõ rệt.

Quan hệ giữa lễ hội với phong tục, tập quán

Lễ hội trong quá trình tồn tại và phát triển trở thành một thói quen, một quy ước,một loại phong tục, tập quán quan trọng của đời sống con người Lễ hội là bộphận sống động nhất của đời sống văn hóa Nó vừa là biểu hiện của phong tục,tập quán, vừa là một hoạt động xã hội rộng lớn, đa dạng có khả năng phá vỡ các

cũ để tạo nên những quy ước mới khi điều kiện cho phép Nó vừa những thờiquen, lại vừa là những thử nghiệm môn trong những hoàn cảnh mới Vì thế, lễhội góp phần phát triển và đổi món phong Độc lập quan Nhưng lễ hội có đờisống riêng, có tính độc lập đại với phong tục, tập quán

Quan hệ giữa lễ hội với tôn giáo, tín ngưỡng

Lễ hội có quan hệ mật thiết với tôn giáo, tín ngưỡng từng dân ốc bởi lễ hội cónguồn gốc từ tôn giáo, tín ngưỡng Lễ hội gồm hai phân chính, lễ và hội Banđầu, chỉ có phân lẻ, sau mở rộng thêm phân hội Phần lễ chính là các nghi lễ tôngiáo, tín ngưỡng Ban đầu, lễ hội là một hoạt động thực hành tôn giáo, tínngưỡng là sự thực hành các nghi lễ thiêng liêng Mặt khác, tôn giáo, tín ngưỡngtạo ra các nghi lễ, các ngày hội, tạo ra lễ hội Lễ hội là sự thể hiện sinh động củatôn giáo, tín ngưỡng trong những không gian và thời gian cụ thể Về sau này, lễhội có đời sống riêng, nó vừa mang tính tôn giáo, tín ngưỡng, vừa có tính độclập đối với tôn giáo, tín ngưỡng

Gắn bó giữa lễ hội với các di tích lịch sử văn hóa

Lễ hội và các di tích lịch sử văn hóa là hai loại di sản văn hóa luôn luôn tồn tạitrong sự gắn bó chặt chẽ, hòa hợp với nhau Có di tích lịch sử - văn hóa thìthường có lễ hội cổ truyền, và lễ hội cổ truyền thường gắn với những di tích lịch

sử - văn hóa cụ thể Thậm chí, sự gắn bó đó thể hiện ra ở ngay tên gọi của lễ hội,khi lễ hội được mang tên của chính di tích lịch sử văn hóa nơi nó diễn ra, như lễhội Đề Hùng lễ hội Đền mẫu Âu Cơ, lễ hội Đền bà Chúa Kho, lễ hội Yên Tử, lễhội Chùa Hương Phần lớn các lễ hội của người Việt được diễn ra tại những địađiểm có di tích lịch sử, văn hóa Một số lễ hội không gắn với di tích lịch sử vănhóa thường là của đồng báo các dân tộc vùng cao Tây Bắc Việt Bắc, TâyNguyên Điều này lý giải vì sao, du lịch văn hóa ở Việt Nam phổ biến nhất và

Trang 8

luôn song hành với nhau là hai hình thức du lịch lễ hội và du lịch tham quan ditích, danh thắng.

1.3 Sản phẩm du lịch

Sản phẩm là bất cứ thứ gì được sản xuất ra và đưa vào thị trường thu hút sự chú

ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng nhằm thỏa mãn được nhu cầu hay ước muốncủa người dùng sản phẩm Sản phẩm có thể là những vật thể hữu hình hoặc cácdịch vụ, con người, địa điểm, sự kiện, ý tưởng,…Tương tự như vậy “sản phẩm

du lịch” chính là những vật thể hữu hình hoặc các dịch vụ mà một tổ chức làm

về du lịch đưa ra thị trường nhằm phục vụ, thỏa mãn nhu cầu khách hàng Dotính đặc thù phức tạp về văn hóa xã hội, sản phẩm du lịch là những sản phẩm vôcùng độc đáo, phong phú và luôn không ngừng thay đổi theo thời gian, theo nhucầu của khách du lịch và sự phát triển kinh tế của cả quốc gia,… Để tạo nên mộtsản phẩm du lịch cần sự khai thác kì công các nguồn lực về tự nhiên xã hội; sửdụng các nguồn lực như lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị… của một địađiểm, một vùng hoặc một quốc gia nhất định Nói tóm lại, sản phẩm du lịch baogồm: Tài nguyên du lịch và Các dịch vụ & hàng hóa du lịch

II GIỚI THIỆU VỀ LỄ HỘI ĐỀN HÙNG

2.1 Lịch sử của Lễ Hội Đền Hùng

Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằmtưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vuađầu tiên của dân tộc Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mồng 10-3 âmlịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ Trước đó hàng tuần, lễ hội đãdiễn ra với nhiều hoạt đô ̣ng văn hóa dân gian và kết thúc vào ngày 10-3 âm lịchvới Lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng

Từ xa xưa, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã có vị thế đặc biệt trong tâm thứccủa người Việt Bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông

và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép đóng dấu kiềm để tại Đền Hùng,nói rằng: “ Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại tabây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng TrungNghĩa Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn khôngthay đổi” Như vậy, có thể hiểu từ thời Hậu Lê trở về trước các triều đại đềuquản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa,cúng bái, làm Giỗ Tổ ngày 10-3 âm lịch Bù lại họ được miễn nộp thuế 500 mẫuruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu đi lính

Đến đời nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ

Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định ngày 10-3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc

tế (Quốc lễ, Quốc giỗ) Điều này được tấm bia Hùng Vương từ khảo do Tham triBùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũngđang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận: “Trước đây, ngày Quốc tế lấy

Trang 9

vào mùa thu làm định kỳ Đến năm Khải Định thứ hai (dương lịch là năm 1917),Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng10-3 hằng năm làm ngày Quốc lễ, tức trước ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đời thứ

18 một ngày Còn ngày giỗ (11-3) do dân sở tại làm lễ” Kể từ đây, Giỗ Tổ HùngVương ngày 10-3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp Saucách mạng tháng Tám (1945) Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng,Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đã về thămviếng tại đây Kế tục truyền thống cao đẹp của cha ông, nhất là đạo đức “uốngnước nhớ nguồn”, ngay sau cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kýSắc lệnh của Chủ tịch nước số 22/SL-CTN ngày 18- 2-1946 cho công chức nghỉngày 10-3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động Giỗ Tổ HùngVương - hướng về cội nguồn dân tộc

Trong ngày Giỗ Tổ năm Bính Tuất (1946) - năm đầu tiên của Chính phủmới được thành lập, cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng mô ̣ttấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và mô ̣t thanh gươm quý nhằm cáo với tổ tiên vềđất nước bị xâm lăng và cầu mong tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạthái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổcủa đất nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có hai lần về thăm Đền Hùng (19-9-1954

và 19-8-1962) Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có côngdựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” Người còn nhắc: “Phảichú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trangnghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến thamquan”

Năm 1995, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được Ban Bí thư ghi trong thôngbáo là ngày lễ lớn trong năm Ngành văn hóa thông tin - thể thao phối hợp vớicác ngành chức năng đã tổ chức lễ hội trong thời gian 10 ngày (từ ngày 1-3 đếnngày 10-3 âm lịch)

2.2 Các hoạt động trong lễ hội

Lễ hội đền Hùng được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nâng lênthành giỗ quốc Tổ Lễ hội được tổ chức lớn vào những năm chẵn Lễ hội ĐềnHùng được chia làm 2 phần: Phần lễ và phần hội

- Phần lễ: Có 2 lễ được cử hành cùng thời điểm ngày chính hội:

Lễ rước kiệu vua: Lễ vật gồm có hương hoa, bánh chưng, bánh giầy và các sảnvật địa phương Đội hình rước kiệu đi đầu là đội múa sư tử Đám rước kiệu,nhiều màu sắc của rất nhiều cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống xuấtphát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễdâng hương

Trang 10

Lễ dâng hương: Lễ dâng hương được khởi hành từ sân Trung tâm lễ hội để lênĐền Thượng Các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam là những người đi đầuđoàn hành lễ Tiếp đó, đoàn dâng hương, đội nhạc hành lễ, đội rước kiệu lễ vậtcũng xuất phát Các chiến sĩ rước Quốc kỳ, cờ hội và vòng hoa mang dòng chữ

“Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước” Đi sau là các thiếu nữmang hương, hoa, lễ vật Cùng với 100 thanh niên tượng trưng cho con Lạc,cháu Hồng Trong trang phục cổ, tay giương cao cờ hội, thể hiện sức sống mãnhliệt của dòng giống Tiên Rồng Đi cùng là đoàn rước kiệu dâng lễ vật hương,hoa, bánh chưng, bánh giầy gắn liền với những truyền thuyết về hoàng tử LangLiêu và quan niệm Trời tròn – Đất vuông của cha ông ta Đúng 6 giờ 30 phút, tạiđỉnh núi Nghĩa Lĩnh uy nghiêm, Lễ dâng hương bắt đầu tiến hành Mỗi ngườicầm một nén hương trên tay Khi tới đất Tổ nhờ làn khói thơm nói hộ nhữngđiều tâm niệm của mình Người hành hương tới đền Hùng chủ yếu vì nhu cầucủa đời sống tâm linh

- Phần hội

Về phần hội, có nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trong dịp Lễ lớn của dântộc này Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặcbiệt của Phú Thọ Ở ngã ba sông Bạch Hạc còn diễn ra những cuộc thi vật, thikéo co, hay thi bơi trải Đến đây, bạn có thể thoả sức tham gia các trò chơi dângian đầy thú vị và hấp dẫn Đây còn là nơi các vua Hùng luyện tập các đoànthủy binh luyện chiến

Chương trình du lịch Lễ hội Đề Hùng hiện nay là loại hình du lịch tâm linh thuhút khá nhiều khách du lịch Khu Di tích Lịch sử đền Hùng (đền Hùng) nằm trêndiện tích 1.030 ha tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ Nơi đây có 4 điểm tham quanchính: đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân trên núi Sim, đền thờ Tổ mẫu Âu Cơtrên núi Vặn, bảo tàng Hùng Vương và đền thờ các vua Hùng trên núi NghĩaLĩnh (núi Hùng)

Đền Hùng tập hợp nhiều giá trị tinh hoa và đặc sắc của dân tộc, trở thành mộtphần đặc biệt không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam.Ngay cả trong ca dao, câu hò, chúng ta cũng nhớ đến:

“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng baKhắp miền truyền mãi câu caNước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Khu di tích lịch sử Đền Hùng cũng có nhiều điểm tham quan lý thú Đềnthờ vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh được xây trên núi có độ cao 175 m Tươngtruyền, núi Nghĩa Lĩnh là chiếc đầu rồng hướng về phía nam, mình rộng uốnkhúc thành núi Vặn, Trọc Núi Vặn cao 170 m, núi Trọc nằm giữa cao 145 m

Trang 11

Theo truyền thuyết, ba đỉnh được gọi là “tam sơm cấm địa”, được người dân coinhư ba đỉnh núi thiêng.

- Cổng đền: Trước khi lên đền, du khách phải đi qua cổng đền, đây chính làđiểm bắt đầu của chuyến hành hương về thăm vùng đất Tổ, nơi đất gốc phát tíchcủa dân tộc Việt Nam Cổng được trang trí theo lối kiến trúc mái vòm, trên nóc

có trang trí họa tiết lưỡng long chầu nguyệt Cổng gồm 2 tầng, cao 8,5m rộng4,5m Chính giữa cổng đền trên cao là bức đại tự gồm 4 chữ Hán: Cao sơn cảnhhành (Núi cao đường lớn)

- Đền Hạ: Đền được xây dựng từ thế kỷ 17 đến 18, trải qua nhiều đợt trùng tu(gần nhất năm 2011) nhưng vẫn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu Ngôi nhà có

2 tòa, phía trước là nhà tiền tế và tòa phía sau là hậu cung Hậu cung là nơi đặtthờ các long ngai bài vị thờ thần núi, thờ các vua Hùng và công chúa Tiên Dung,Ngọc Hoa Đền Hạ tương truyền là nơi mẹ Âu Cơ hạ sinh bọc trăm trứng, sau nởthành 100 người con trai Vì gắn liền với truyền thuyết mẹ Âu Cơ nên về đền Hạngười dân thường cầu nguyện những điều may mắn, tốt đẹp về đường con cái vàgia đình, việc sinh nở được vẹn toàn vì quan niệm Mẫu là người bảo trợ cho mẹtròn con vuông Ngay chân Đền Hạ là Nhà bia với kiến trúc hình lục giác, có 6mái Trong nhà bia hiện nay đặt bia đá, nội dung ghi lời dặn của Chủ tịch HồChí Minh khi về thăm ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước.Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

- Giếng cổ: Ngay phía sau đền Hạ là giếng Cổ (giếng Rồng) Tương truyền đây

là nơi mẹ Âu cơ đã lấy nước tắm cho các con

- Chùa Thiên Quang: Tên chùa có nghĩa là ánh sáng từ trên trời chiếu rọi Tươngtruyền nơi đây khi Âu Cơ hạ sinh bọc trăm trứng, tại vị trí của chùa có luồngánh sáng chiếu thẳng từ trên trời xuống Chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ18-19, thời nhà Trần Chùa Thiên Quang thờ Phật theo phái Đại thừa Hiện trongchùa còn giữ 32 pho tượng Phật bằng gỗ được sơn son thiếp vàng Trước cửachùa có cây vạn tuế ba ngọn khoảng 800 tuổi Ba ngọn tỏa ra 3 hướng tượngtrưng cho 3 miền Bắc – Trung- Nam Ngày 19/9/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minhngồi tại gốc cây vạn tuế đó để nghe đồng chí Thanh Quảng, Chánh văn phòngQuân ủy TW và Song Hà, Chính ủy đại đoàn quân tiên phong báo cáo tình hìnhcũng như kế hoạch tiếp quản Hà Nội

- Đền Trung: Sau khi bước qua 159 bậc đá, du khách đến đền Trung nằm lưngchừng núi Đền Trung có tên chữ là “Hùng Vương tổ miếu” hay miếu thờ tổ vuaHùng Tương truyền đây là nơi các vua Hùng thường cùng với các lạc hầu, lạctướng bàn việc nước Vào đời Hùng Vương thứ 6, đây cũng là nơi diễn ra cuộcthi tìm người tài để trị vì đất nước Hoàng tử út Lang Liêu chiến thắng nhờ làm

ra món bánh chưng, bánh giày tượng trưng cho trời tròn đất vuông Vua Hùngkhen bánh ngon, ý hay nên đã truyền ngôi Lang Liêu thành Hùng Vương thứ 7

- Đền Thượng: Từ đền Trung, đi khoảng 100 bậc sẽ đến đền Thượng, nằm ở vịtrí cao nhất trên núi Đền có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện, nghĩa là điện thờ

Trang 12

trời trên núi Nghĩa Lĩnh Tương truyền, đây là nơi vua Hùng thường lập đàn tếtrời cầu quốc thái dân an Đây cũng là địa điểm chính diễn ra các nghi thức quantrọng nhất trong ngày giỗ Tổ.

- Cột đá thề: Nằm bên trái đền Thượng là cột đá thề Qua năm tháng, cột đá bịvùi lấp và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép phục dụng, để concháu hiểu được lời thề của tổ tiên Tương truyền vào đời Hùng Vương thứ 18,vua Hùng không có con nối dõi đã nghe theo lời khuyên của con rể Tản Viên,truyền ngôi cho người cháu họ là Thục Phán Thục Phán đã cho dựng cột đá, chỉtay lên trời thề rằng: Nước Nam sẽ trường tồn, miếu thờ Hùng Vương sẽ cònmãi Thục Phán sau khi lên ngôi lấy hiệu là An Dương Vương, đặt tên nước là

Âu Lạc, dời đô vào Cổ Loa

- Lăng Hùng Vương: Tương truyền đây là mộ của vua Hùng thứ 6, với lời căndặn rằng: “Khi ta mất hãy chôn ta trên đỉnh núi Cả để ta có thể trông coi bờ cõicho con cháu” Mộ được xây dựng ở thế đầu đội sơn chân đạp thủy Lăng Hùngvương tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc banđầu”: dựa vào sườn núi Hùng và trông ra ngã ba Bạch Hạc Trên mỗi mặt tườngđều đắp mặt hổ phù, thành bậc đắp kỳ lân, cửa chính của lăng có hai câu đối chữNôm nói lên lòng thành kính tri ân của con cháu đối với tổ tiên: “Lăng tẩm tựnăm nào, núi Tản sông Đà non nước vẫn quay về đất Tổ – Văn minh đươngbuổi mới, con Hồng cháu Lạc giống nòi còn biết nhớ mồ ông”

- Đền Giếng: Đi xuống khoảng 600 bậc theo hướng Đông Nam là đền Giếng thờhai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa Câu chuyện tình giữa công chúa TiênDung và Chử Đồng Tử phản ánh khát vọng về tự do yêu đương, tự do hôn nhân.Còn Ngọc Hoa – Sơn Tinh phản ánh về công cuộc trị thủy cũng như để lại mộtphong tục văn hóa của người Việt: thách cưới Đền nằm dưới chân núi Trên máiđắp tứ linh: long, lân, quy, phụng Chính giữa tiền sảnh là 3 bức đại tự “Ẩm thủy

tư nguyên” (Uống nước nhớ nguồn), “Nam quốc anh hoàng”, “Sơn thủy kimngọc” (ý nói núi sông quý báu như vàng ngọc)

2.3 Ý nghĩa của Lễ hội Đền Hùng

Ý nghĩa của lễ hội Đền Hùng chính là ngày Giỗ tổ Hùng Vương trở thànhngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã cócông đựng nước và giữ nước Đến hẹn lại lên, đến ngày là người dân khắp nơitrên mọi miền đất nước và cả những Kiều bào nước ngoài quy tụ về đây đểtưởng nhớ công ơn các vị vua đã có những chiến công lẫy lừng cho dân tộc

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là cácthủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng Thời kỳ Hùng Vương là mộtgiai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc Chính thời kỳ này đã xây dựngnên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyềnthống yêu nước Trải qua 18 đời vua Hùng với những biến cố lịch sử, những

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w