1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc môn học triết học tư tưởng giải thoát trong triết học ấn độ cổ đại

23 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ đại
Tác giả Nguyễn Phạm Minh Trang
Trường học Trường Đại học Tài chính - Marketing
Chuyên ngành Triết học
Thể loại Tiểu luận kết thúc môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

Tư tưởng giải thoát trong trong trường phái Phi chính thống ở triết học Ấn Độ cổ đại...11 o Không thừa nhận uy thế tối cao có tính thiên khải của kinh Veda và Upanishad,...12 o Phê phán

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng.

Người thực hiện: Nguyễn Phạm Minh Trang.

Email:

Số điện thoại:

TP Hồ Chí Minh, 05/2023

Trang 2

MỤC LỤC:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING 1

MỤC LỤC: 1

I MỞ ĐẦU 4

I.1 Tính cấp thiết, lý do chọn đề tài nghiên cứu 4

I.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

I.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

I.3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn 5

I.3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn 6

I.4 Phương pháp nghiên cứu 6

I.5 Kết cấu của tiểu luận 6

II NỘI DUNG 7

II.1 Khái quát điều kiện kinh tế, lịch sử, xã hội hình thành học thuyết triết học Ấn Độ cổ đại 7

II.1.1 Điều kiện tự nhiện và lịch sử - kinh tế với quá trình hình thành, phát triển của triết học ấn độ cổ 7

II.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 7

II.1.1.2 Điều kiện lịch sử - kinh tế 8

II.1.2 Sự phát triển và các thành tựu về văn hóa, khoa học Ấn Độ cổ với quá trình hình thành, phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại 9

II.1.2.1 Mặt văn hóa 9

II.1.2.2 Mặt khoa học - kỹ thuật 10

Trang 3

II.1.2.3 Mặt kiến trúc - nghệ thuật 11

II.2 Tư tưởng giải thoát trong trong trường phái Phi chính thống ở triết học Ấn Độ cổ đại 11

o Không thừa nhận uy thế tối cao có tính thiên khải của kinh Veda và Upanishad, 12

o Phê phán giáo lý của đạo Bàlamôn, 12

o Đả phá, lên án chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, gọi là nas’tika, gồm: Phật giáo, trường phái Jaina và các môn phái “Lục sư ngoại đạo”… trong đó nổi bật là trường phái triết học duy vật vô thần Lokàyata 12

II.2.2 Giải thoát 12

II.2.2.1 Khái niệm giải thoát 12

II.2.2.2 Vai trò của tư tưởng giải thoát 13

a Về đạo đức 13

b Về tư duy 13

c Về lối sống 14

d Về văn hóa 15

II.2.3 Nội dung của tư tưởng giải thoát trong trường phái Phi chính thống trong triết học Ấn Độ cổ đại 15

II.2.3.1 Trường phái Kỳ Nà 15

II.2.3.2 Trường phái Phật giáo 16

II.2.3.3 Trường phái Carvaka 16

II.3 Giải pháp vận dụng tư tưởng giải thoát vào xây dựng đời sống tinh thần của người dân Việt Nam 17

II.3.1 Giải pháp lý luận 17

II.3.1.1 Vai trò quản lý của nhà nước 17

II.3.1.2 Nâng cao dân trí của người dân 18

II.3.2 Giải pháp thực tiễn 18

Trang 4

II.3.2.1 Bài trừ, ngăn chặn các hành vi lợi dụng tư tưởng giải thoátnhằm mục đích phá hoại đất nước 18II.3.2.2 Khuyến khích các tôn giáo có sự đoàn kết, kết hợp vớinhau 18II.3.2.3 Tạo thêm nhiều điều kiện để người dân chung tay thựchiện tư tưởng giải thoát theo chiều hướng tích cực để phòng chống thamnhũng 19III KẾT LUẬN 20TÀI LIỆU THAM KHẢO: 21

Trang 5

I. MỞ ĐẦU.

I.1.Tính cấp thiết, lý do chọn đề tài nghiên cứu.

Ấn Độ là một trong những trung tâm văn hóa của nền văn minh Phương Đông

cổ đại Vì là nơi sản sinh ra Hindu giáo, Phật giáo, Jaina giáo,… nên nền triết học của Ấn Độ cũng mang nặng những tư tưởng từ các nền tôn giáo trên Do đó, khi nghiên cứu về triết học Ấn Độ cổ, ta không thể tách rời khỏi hiện thực rằng triết học

Ấn Độ tồn tại và phát triển song hành với sự phát triển của tôn giáo Tuy nhiên, không như các tôn giáo Phương Tây, tôn giáo Ấn Độ cổ chú trọng vào lý giải nhữngvấn đề về nhân sinh quan, về cái bên trong của mỗi con người, từ đó đi đến sự “giải thoát” của mỗi cá thể

“Giải thoát” trong triết học Ấn Độ cổ đại được sử dụng nhằm mục đích phát huynhững giá trị tích cực trong mỗi cá nhân, giúp mỗi cá nhân giải quyết những bất cập, khó khăn, xóa bỏ mâu thuẫn và xây dựng cuộc sống thêm phần tốt đẹp hơn.Thêm vào đó, dấu ấn Ấn Độ trong giao thoa văn hóa ở Việt Nam qua lăng kính tôn giáo đã, đang và sẽ luôn hiện hữu trong lịch sử, trong đời sống của người dân dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ văn hóa, hội họa, nghệ thuật, kiến trúc, tôn giáo,

… cho đến thương mại, kĩ nghệ, kinh tế,… Dấu ấn đó sẽ được tiếp biến, phát triển

và giao thoa văn hóa dưới quan hệ hôn nhân, huyết thống, cạnh tranh cùng tồn tại trong mối quan hệ đa chiều, đa cực cũng như sự tương đồng văn hóa trong tiến trìnhhội nhập toàn cầu giữa hai dân tộc Việt Nam – Ấn Độ.1

1 “Dấu ấn Ấn Độ trong giao thoa văn hóa ở Việt Nam qua lăng kinh tôn giáo”, TS Nguyễn ThịBích Thủy (ĐH Hải Phòng), Ths Nguyễn Minh Hiếu (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)

Trang 6

Thế nên, nghiên cứu về tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học Ấn Độ cổ đại

là cần thiết Khi đã hiểu được bản chất của nó, chúng ta sẽ tìm ra được cách nhìn, cách đánh giá khách quan đa chiều, hạn chế tiêu cực và phát huy những điều tích cực trong cuộc sống Vì vậy, tôi xin phép chọn nghiên cứu về tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ cổ đại là chủ đề cho luận văn này

I.2.Nhiệm vụ nghiên cứu.

Trong luận văn này, tôi sẽ làm rõ về tư tưởng giải thoát trong các trường phái triết học phi chính thống; nêu ra những yếu tố, giá trị tích cực cũng như tiêu cực củacác trường phái phi chính thống của triết học Ấn Độ cổ đại; áp dụng vào tình hình thực tiễn đời sống của con người Việt Nam hiện nay để đưa ra những đề xuất giúp xây dựng đời sống tinh thần của người Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn Tôi xin tóm tắt các nhiệm vụ trên như sau:

o Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội của Ấn Độ cổ đại đến sự hình thành của triết học Ấn Độ cổ

o Phân tích về tư tưởng giải thoát trong hệ thống Phi chính thống của triết học Ấn Độ cổ

o Vận dụng tư tưởng giải thoát vào xây dựng đời sống tinh thần của người dân Việt Nam

I.3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

I.3.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn.

o Các nội dung cơ bản của học thuyết triết học Ấn Độ cổ đại và tư tưởng giải thoát trong hệ thống Phi chính thống

o Các trường phái tôn giáo xuất phát và hình thành trong thời kỳ Ấn Độ

cổ đại như Phật giáo, Kỳ Nà giáo, Hindu giáo,…

Trang 7

o Các nghiên cứu về đời sống sinh hoạt xã hội về con người Việt Nam trong các thời kỳ.

I.3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn.

Triết học Ấn Độ cổ đại có 2 hệ thống chính là hệ thống Chính thống

(Bà-La-Môn giáo) và hệ thống Phi chính thống( Phật giáo, Kỳ Nà giáo), phân cách nhaubởi sự thừa nhận về tính đúng đắn của kinh Vệ Đà Do hệ thống Chính thống ủng hộkinh Vệ Đà và tư tưởng phân biệt giai cấp xã hội nặng nề của Bà La Môn giáo, khácbiệt với sự giải thoát mà chúng ta cần tìm hiểu nên tôi sẽ chỉ nghiên cứu chủ yếutrong phạm vị hệ thống Phi chính thống của triết học Ấn Độ cổ đại, ở một số phầncũng sẽ có mặt của hệ thống Chính thống (như khi bàn về tình hình thực tế của xãhội Ấn Độ cổ đại)

I.4.Phương pháp nghiên cứu.

Luận văn này thực hiện dựa trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩaduy vật biện chứng Các nguyên tắc được sử dụng ở đây là khách quan, toàn diện,phát triển, thống nhất giữa cái trừu tượng và cái cụ thể cùng với sự thống nhất giữalogic và lịch sử

Ở đây, tôi sẽ sử dụng các phương pháp là phân tích, so sánh, tổng hợp để trìnhbày

I.5.Kết cấu của tiểu luận

Trừ phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn này bao gồm 13trang được kết cấu thành 3 mục

Mục 1: Khái quát điều kiện kinh tế, lịch sử, xã hội hình thành học thuyết triếthọc Ấn Độ cổ đại

Mục 2: Tư tưởng giải thoát trong trong trường phái Phi chính thống ở triết học

Ấn Độ cổ đại

Trang 8

Mục 3: Giải pháp vận dụng tư tưởng giải thoát vào xây dựng đời sống tinh thầncủa người dân Việt Nam.

II.1. Khái quát điều kiện kinh tế, lịch sử, xã hội hình thành học thuyết triết học Ấn Độ cổ đại.

II.1.1 Điều kiện tự nhiện và lịch sử - kinh tế với quá trình hình thành, phát triển của triết học ấn độ cổ.

II.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Ấn Độ là một bán đảo lớn nằm ở Nam Á, hai mặt Đông Nam và Tây Nam ngó ra

Ấn Độ Dương, phía bắc có dãy núi Himalaya hùng vĩ án ngữ, khiến cho vị trí địa lý của Ấn Độ thời cổ đại hầu như cách biệt với thế giới bên ngoài Chỉ ở phía Tây Bắc

có một số đèo tương đối thấp, dễ dàng qua lại là con đường bộ duy nhất thông thương với bên ngoài

Điều kiện thiên nhiên của Ấn Độ cổ đại khá phức tạp Địa hình có nhiều núi nontrùng điệp, có nhiều đồng bằng rộng lớn và trù phú, có những vùng ẩm thấp mưa nhiều, có những vùng sa mạc khô khan, nóng nực chứ không có một thể thời tiết thống nhất cho khu vực này

Trang 9

Nhìn chung về mặt địa lý, Ấn Độ có thể chia làm hai miền cách biệt nhau bởi dãy núi Vindhya Range: miền Bắc là lưu vực hai con sông Ấn và sông Hằng, một miền đồng bằng thấp và phì nhiêu bị dãy núi Aryavarta và sa mạc Thar phân chia thành hai phần Đông, Tây Đồng bằng phía Đông là lưu vực của sông Hằng, hàng năm cứ đến mùa tuyết tan, nước sông dâng lên cao để lại một lớp phù sa màu mỡ trên đồng ruộng Đồng bằng phía Tây là lưu vực của con sông Ấn do năm chi lưu lớn hợp thành, cho nên miền này cũng gọi là Punjab (có nghĩa là năm nhánh sông) Miền Nam Ấn Độ là cao nguyên Deccan rộng lớn, có nhiều rừng rú và khoáng sản, nằm ở giữa hai dãy núi Đông Ghats và Tây Ghats chạy dài dọc theo hai mặt Đông, Tây ven bờ biển Rất nhiều sông ngòi chảy qua cao nguyên Deccan đổ ra biển, nhưng mực nước các sông đó không ổn định, dòng nước chảy quá mạnh, nên khôngtiện cho việc sử dụng vào công tác thủy lợi.

Do diện tích rộng lớn, kết hợp với việc trải dài qua một loạt hệ sinh thái, thế nên

ở Ấn Độ xưa và nay luôn có rất nhiều dân tộc, chủng tộc khác biệt nhau về màu da, ngôn ngữ Vì thế, mâu thuẫn giữa các chủng tộc, dân tộc cũng luôn xảy ra, đặc biệt

ở 2 dân tộc chính là Dravidian và Indo-Aryan lên các dân tộc thiểu số khác.Chính vì những điều trên, xã hội Ấn Độ cổ đại bị phân tách ra rất nhiều cộng đồng, từ đó tạo nên nhiều hệ tư tưởng khác nhau, thiếu tính thống nhất Từ đó, xã hội trì trệ, kém phát triển, đời sống người dân ở những tầng lớp trung bình và thấp thêm nhiều khó khăn, hướng họ tới việc đi tìm niềm tin ở những điều xa vời, những thế lực tâm linh, dẫn đến sự hình thành của nhiều tôn giáo phát triển

II.1.1.2 Điều kiện lịch sử - kinh tế.

Ta có thể nhận định rằng: kinh tế, chính trị và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tưtưởng giải thoát của hệ thống triết học phi chính thống Ấn Độ cổ đại

Trang 10

Về chính trị và xã hội, đặc điểm rõ nét nhất của Ấn Độ thời kỳ này là phân hóađẳng cấp trong xã hội vô cùng lớn Do chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ đạo Bà-La-Môn, xã hội Ấn Độ cổ đại phân chia thành 4 nhóm chính là: Brahmins, Kshatriyas,Vaishyas và Shudras và vẫn tồn tại phần nào đến ngày nay Chính vì sự phân chia ấy

mà kết cấu xã hội của Ấn Độ hết sức phức tạp Nó cũng chính là một trong nhữngcông cụ nhằm kìm hãm và cai trị của tầng lớp thượng tầng lên các tầng lớp khác

Về kinh tế, bất cứ một xã hội nào cũng rất cần phát triển kinh tế Kinh tế đóng vai trò không nhỏ trong việc định hướng tư tưởng của xã hội Đặc điểm chính của nền kinh tế Ấn Độ cổ đại là sự xuất hiện sớm nhưng khó thay đổi và phát triển của công xã nông thôn Trong chế độ này, nền kinh tế thường phát triển rất trì trệ, bị kìmhãm, của cải được sản xuất ra lại nằm hầu hết trong tay của các giai cấp phía trên như Brahmins và Kshatriyas,…i2

Chính vì thế nên xã hội Ấn Độ cổ đại bị kìm hãm bởi những mâu thuẫn do quan

hệ bất công cũng như sự bốc lột nặng nề của giai cấp quý tộc, tu sĩ, chủ nô lên giai cấp nô lệ, tôi tớ Chính điều này cũng tạo ra sự bất công và mâu thuẫn to lớn trong

xã hội Ấn Độ cổ đại, khiến người ta muốn được thoát ra khỏi sự phân cấp đó, muốn được sống một cuộc đời bình yên, các tôn giáo như Bà-La-Môn dần mất đi chỗ đứng độc tôn Do đó, Phật giáo và những tôn giáo có tư tưởng tương tự đã ra đời để giải quyết những mâu thuẫn nêu trên, đặc biệt là tư tưởng giải thoát

II.1.2 Sự phát triển và các thành tựu về văn hóa, khoa học Ấn Độ cổ với quá trình hình thành, phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại.

Sự phát triển của triết học Ấn Độ cổ đại không chỉ được thể hiện qua điều kiện

tự nhiên và kinh tế xã hội của các nền văn minh Ấn Độ cổ đại, mà còn qua sự pháttriển của các khía cạnh văn hóa, khoa học

2 “Nghiên cứu của Các Mác về công xã nông thôn ở Ấn Độ”, Lê Văn Yên (Nhà xuất bản Chínhtrị quốc gia sự thật) và Bùi Đức Khánh (Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), 24/04/2020

Trang 11

Các phát minh và các thành tựu đạt được trong lĩnh vực khoa học và văn hóakhông chỉ thúc đẩy phát triển trình độ tư duy của người Ấn Độ, nhằm khám phá,phát hiện bí mật của thế giới xung quanh, góp phần vào việc nhận thức và giải thíchthế giới một cách khoa học, phục vụ cho nhu cầu của đời sống con người, mà còn lànhững tiền đề để triết học khái quát nên thành những quan điểm có tính chất thế giớiquan và nhân sinh quan khá phong phú nhưng không kém phần đặc sắc và độc đáocủa người Ấn Độ

II.1.2.1 Mặt văn hóa.

Chữ viết:

Các cư dân cổ đại ở Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, thời đại Harappa -Mohenjo Daro ở miền Bắc Ấn Độ xuất hiện chữ cổ Hiện nay người ta lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những ký hiệu tượng hình

Tới thế kỷ VII trước công nguyên đã xuất hiện chữ Brami, đến nay còn khoảng

30 bảng đá khắc loại chữ cổ này Thế kỷ thứ V trước công nguyên, xuất hiện một loại chữ mang tên Sanskrit (hay chữ Phạn), là cơ sở của các loại chữ viết ở Ấn Độ

và Đông Nam Á sau này

Lĩnh vực văn học:

Ấn độ có nền văn học phong phú với rất nhiều thể loại, đặc biệt là sử thi với hai

bộ sử thi nổi tiếng là Mahabharata và Ramayana có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở giai đoạn sau

Mahabharata là tác phẩm có 220.000 câu thơ nói về cuộc chiến Kurukshetra trong dòng họ Bharata, đây được coi là "bộ bách khoa toàn thư" phản ánh đời sống

xã hội Ấn Độ thời cổ đại

Ramayana là bộ sử thi dài 48.000 câu thơ, miêu tả cuộc tình của hoàng tử Rama

và công chúa Sita

Bên cạnh đó thời cổ đại ở Ấn Độ có tập ngụ ngôn năm phương pháp chứa rất nhiều tư tưởng được lặp lại trong các tác phẩm ngụ ngôn của một số dân tộc thuộc

hệ ngôn ngữ Ấn - Âu

Trang 12

II.1.2.2 Mặt khoa học - kỹ thuật.

Lịch pháp:

Về thiên văn, cư dân Ấn Độ đã biết làm ra lịch: cuốn lịch chia một năm có 12tháng, mỗi tháng có ba mươi ngày cứ sau năm năm lại có thêm một tháng nhuận.Toán học:

Người Ấn Độ cổ đã sáng tạo ra các con số đang được sử dụng ở ngày nay gọi là

số Ả rập Thêm vào đó, họ đã phát minh ra số 0 và hệ thập phân, chính nhờ sự những sáng tạo này đã giúp toán học trở lên đơn giản, ngắn gọn hơn Ngoài ra họ đãbiết tính căn bậc hai và căn bậc ba, có sự hiểu biết nhất định về cấp số, biết đến quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác

đã để lại hai quyển sách là "Y học toát yếu" và "Luận khảo về trị liệu" 3

II.1.2.3 Mặt kiến trúc - nghệ thuật.

Ấn Độ là nơi nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ có ảnh hưởng lớn tới nhiềunước trong khu vực Đông Nam Á Các tác phẩm nghệ thuật đa số đều phục vụ chomột tôn giáo nhất định, thể hiện những nét đặc trưng của tôn giáo đó

Họ đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ độc đáo như: chùa hang Ajanta,dãy chùa được tạc vào vách núi với 29 gian chùa có hình vuông, trên vách hang cónhững bức tượng Phật và bích hoạ đẹp; cột Ashoka và đại bảo tháp Sanchi

3 “Charaka Samhita” và “Sushruta Samhita”

Trang 13

Các công trình kiến trúc Ấn Độ giáo được xây dựng ở nhiều nơi trên đất Ấn Độvào thế kỷ VII đến thế kỷ XI Một số công trình tiêu biểu như cụm đền thápKhajuraho ở Trung Ấn gồm 85 ngôi đền xen giữa những hồ nước và cánh đồng.

II.2. Tư tưởng giải thoát trong trong trường phái Phi chính thống ở triết học Ấn Độ cổ đại.

Trước khi nói về tư tưởng giải thoát trong triết học Phi chính thống của triết học

Ấn Độ cổ đại, hãy bàn trước về hệ thống Phi chính thống Hệ thống triết học Phi chính thống là hệ thống gồm các trường phái triết học, có những đặc điểm chung sau:

o Không thừa nhận uy thế tối cao có tính thiên khải của kinh Veda và Upanishad,

o Phê phán giáo lý của đạo Bàlamôn,

o Đả phá, lên án chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, gọi là nas’tika, gồm: Phật giáo, trường phái Jaina và các môn phái “Lục sư ngoại đạo”… trong đó nổi bật là trường phái triết học duy vật vô thần Lokàyata.

Phát triển trong thời kỳ hậu Vệ Đà, nó đi sâu vào lý giải những vấn đề cơ bản nhất của triết học, như những vấn đề về bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức nhân sinh, nhằm trả lời cho những câu hỏi mang tính triết lý sâu sắc như: Bản chất của con người là gì? Đâu là nguồn gốc nỗi khổ của con người? Và, làm thế nào để giải thoát con người ta khỏi nỗi khổ của cuộc đời? Từ đó, người ta dần dần hình thành tưtưởng “giải thoát”

Ở những phần sau, tôi sẽ phân tích về tư tưởng giải thoát và cơ sở tác động của

nó đến đời sống xã hội của người dân Việt Nam

II.2.2 Giải thoát.

Ngày đăng: 02/07/2024, 16:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Dấu ấn Ấn Độ trong giao thoa văn hóa ở Việt Nam qua lăng kinh tôn giáo”, TS. Nguyễn Thị Bích Thủy (ĐH Hải Phòng), Ths. Nguyễn Minh Hiếu (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dấu ấn Ấn Độ trong giao thoa văn hóa ở Việt Nam qua lăng kinh tôn giáo
Nhà XB: Nhàxuất bản Giáo dục Việt Nam)
2. “Nghiên cứu của Các Mác về công xã nông thôn ở Ấn Độ”, Lê Văn Yên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật) và Bùi Đức Khánh (Học viên Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), 24/04/2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu của Các Mác về công xã nông thôn ở Ấn Độ
Nhà XB: Nhàxuất bản Chính trị quốc gia sự thật) và Bùi Đức Khánh (Học viên Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh)
3. “Tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống của ấn độ cổ đại”, Luận văn thạc sĩ, Dương Thị Dung, 31/1/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng giải thoát trong hệ thống triết học phi chính thống của ấn độ cổ đại
4. Đỗ Nguyên Tuấn Anh, “Phật giáo góp phần hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam", trang web: dangcongsan.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phật giáo góp phần hình thành nền tư tưởng, văn hóadân tộc Việt Nam
5. “Triết học Ấn Độ cổ đại - Nội dung, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử”, luận văn tiến sĩ Triết học, bảo vệ tại Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2015, TS. Trịnh Thanh Tùng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học Ấn Độ cổ đại - Nội dung, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử
6. “Trí Tuệ Cổ Xưa - Tất Cả Các Loại Nghiệp”, TS. Eric Wu, Geshe Michael Roach, Yan Tang, dịch Trần Nữ Ái Hiền, NXB Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trí Tuệ Cổ Xưa - Tất Cả Các Loại Nghiệp
Nhà XB: NXB Công Thương

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN