1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc môn học môn trở thành công dân số phát triển trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh cách mạng 4 0 và thời đại số

55 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh cách mạng 4.0 và thời đại số
Tác giả Liễu Hồng Thiên Kim
Người hướng dẫn ThS Trần Nguyệt Anh
Trường học Trường Đại học Gia Định, Khoa Khoa học Xã hội – Ngôn ngữ
Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh
Thể loại Tiểu luận kết thúc môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,37 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (5)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (5)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (6)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (6)
  • 5. Bố cục (6)
  • CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (0)
    • 1. Khái niệm về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) (7)
    • 2. Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 (10)
      • 2.1 Ở cấp độ toàn cầu (0)
      • 2.2 Đối với Việt Nam (0)
    • 3. Xu hướng phát triển công nghệ nổi bật trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (17)
  • CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – AI (21)
    • 1. Khái niệm về trí tuệ nhân tạo AI (21)
    • 2. Lịch sử phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (22)
    • 3. Phân loại trí tuệ nhân tạo (23)
    • 4. Ưu điểm và nhược điểm của trí tuệ nhân tạo (0)
    • 5. Ứng dụng và thành tựu của công nghệ AI trong một số lĩnh vực (0)
  • CHƯƠNG III: TẦM QUAN TRỌNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI (0)
    • 1. Thực trạng phát triển trí tuệ nhân tạo hiện nay trên thế giới (31)
    • 2. Tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo trên thế giới (0)
    • 3. Xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo trên thế giới (0)
  • CHƯƠNG IV: PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM (0)
    • 1. Thực trạng phát triển trí tuệ nhân tạo AI ở Việt Nam hiện nay (38)
    • 2. Phương hướng phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam (0)
    • 3. Một số trao đổi về biện pháp phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam (49)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (55)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

Khái quát được tầm quan trọng và xu hướng phát triển của tuệ nhân tạo AI trên thế giới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay

Thực trạng và tiềm năng phát triển ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo của Việt Nam

Phương hướng và biện pháp phát triển ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo ViệtNam

Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp luận, thu thập và tổng kết các nội dung có liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Cùng với đó sử dụng phương pháp phân loại và hệ thống các nghiên cứu để đúc kết và đưa ra những số liệu cho sự phát triển của ngành công nghệ AI.

Bố cục

Ngoài phần danh mục hình ảnh, danh mục bảng, mục lục, phần mở đầu và tổng kết thì nội dung của bài tiểu luận bao gồm:

Chương I: Khái quát về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chương II: Khái quát về công nghệ trí tuệ nhân tạo – ai

Chương III: Tầm quan trọng và xu hướng phát triển của trí tuệ nhân tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trên thế giới

Chương IV: Phát triển trí tuệ nhân tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở việt nam

KHÁI QUÁT VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Khái niệm về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0)

Khái niệm Công nghiệp 4.0 hay nhà máy thông minh lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ công nghiệp Hannover tại Cộng hòa Liên bang Đức vào năm 2011. Công nghiệp 4.0 nhằm thông minh hóa quá trình sản xuất và quản lý trong ngành công nghiệp chế tạo Sự ra đời của Công nghiệp 4.0 tại Đức đã thúc đẩy các nước tiên tiến khác như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ thúc đẩy phát triển các chương trình tương tự nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh của mình.

Năm 2013, một từ khóa mới là "Công nghiệp 4.0" (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ với chủ đề “Cuộc CMCN lần thứ 4” Cụ thể, đây là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS) Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,

Cuộc CMCN lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thông minh và được kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều Đồng thời là các làn sóng của những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử.

Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các "nhà máy thông minh" hay “nhà máy số” Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.

Nhìn lại các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử

 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:

Nổ ra vào khoảng năm 1784 Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784 Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.

 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2:

Từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I Về tư tưởng kinh tế – xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.

 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3:

Xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990) Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện tiết kiện các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông - lâm - thủy sản), II(công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này

Hình 1.1: Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp

Tác động của cách mạng công nghiệp 4.0

2.1 Ở cấp độ to愃n cầu a Tác động tới an ninh - chính trị

Các công nghệ đột phá do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại đã tạo điều kiện để các quốc gia ứng phó và xử lý hiệu quả hơn với nhiều thách thức,rủi ro an ninh, như dịch bệnh, khủng bố quốc tế, thảm họa tự nhiên, Trong cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thời gian qua, nhờ sự phát triển của lĩnh vực công nghệ sinh học mà thế giới đã nhanh chóng nghiên cứu, phát triển được các loại vắc-xin ngăn ngừa sự lây lan nhanh chóng của vi-rút cũng như các biến thể của vi-rút, hạn chế tối đa những bất ổn ảnh hưởng đối với an ninh - chính trị toàn cầu.Bên cạnh đó, những công nghệ đột phá trong lĩnh vực AI cùng với sự hỗ trợ của mạng 5G cũng góp phần tạo ra những công cụ hiệu quả để nhận diện và ứng phó với các rủi ro an ninh mạng toàn cầu, các thảm họa tự nhiên, như sóng thần, bão lũ,hạn hán, cùng với các vấn đề xuyên quốc gia khác như nguy cơ khủng bố

Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra một cuộc tranh đua về công nghệ hết sức khốc liệt giữa các quốc gia, gây hệ lụy bất ổn đối với an ninh - chính trị toàn cầu và thúc đẩy cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc Để có thể giành được vị trí dẫn đầu trong cuộc chiến công nghệ này, các quốc gia không chỉ cố gắng đưa ra các chiến lược, chính sách thúc đẩy khoa học - công nghệ, tăng cường đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, mà còn dùng mọi biện pháp để kiềm chế, kìm hãm sự vươn lên của các đối thủ trong cuộc tranh đua này. Cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là một minh chứng Trong gần một thập niên vừa qua, Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ và thu hẹp khoảng cách về lĩnh vực khoa học - công nghệ so với Mỹ Thậm chí, ở một số lĩnh vực, Trung Quốc được cho là đã bắt kịp và sẽ sớm vượt qua Mỹ như công nghệ AI, nắm ưu thế dẫn đầu trong một số công nghệ như mạng 5G, công nghệ nhận diện khuôn mặt, với sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn công nghệ Trung Quốc như ZTE, Huawei, Alibaba, Tencent, Baidu, Điều này khiến Trung Quốc trở thành thách thức chiến lược lớn nhất đối với Mỹ Ngoài ra, cuộc cạnh tranh này cũng tạo nên sức ép cho các quốc gia nhỏ hơn trong việc “chọn bên” Rõ ràng, các hành động leo thang trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc về công nghệ đã tạo ra những rủi ro và bất ổn đối với an ninh - chính trị toàn cầu.

Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự gia tăng kết nối thông qua internet cũng đặt ra hàng loạt vấn đề về bảo đảm an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin đối với các quốc gia và khu vực Trong thời gian qua, vấn đề an ninh mạng trở thành một trong những thách thức nghiêm trọng khi mà các cuộc tấn công mạng ngày càng đa dạng về hình thức cũng như mức độ ảnh hưởng Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (EC), số lượng các cuộc tấn công mạng ở châu Âu tăng 75% (năm 2020), với 756 sự cố an ninh mạng đã được ghi nhận, chủ yếu nhằm vào hệ thống chăm sóc sức khỏe, tài chính, năng lượng và các kết cấu hạ tầng khác. Hay căng thẳng diễn ra giữa Mỹ và Tập đoàn Huawei khi Mỹ cho rằng, công nghệ mạng 5G của Trung Quốc có thể tạo ra nền tảng trợ giúp các hoạt động gián điệp.

Vì thế, Mỹ đã cấm sử dụng thiết bị của Tập đoàn Huawei trong các mạng nội địa,đồng thời gây sức ép với các quốc gia đồng minh áp dụng các biện pháp tương tự để bảo đảm an ninh quốc gia Có thể thấy, vấn đề an ninh mạng trong thời đại công nghệ 4.0 cũng là nguyên nhân khiến các mối quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng.

Một thách thức khác đối với an ninh - chính trị thế giới đó là khả năng xảy ra cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ mới và vũ khí sinh học Trong thời gian gần đây, nhiều quốc gia trên thế giới đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ AI trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, như chế tạo rô-bốt, tên lửa hành trình, tàu ngầm, máy bay không người lái, Bên cạnh đó, sự phát triển của lĩnh vực công nghệ sinh học thời gian gần đây cũng tạo ra nhiều lợi thế cho những quốc gia đã ứng dụng thành công công nghệ này Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát chặt chẽ, các loại công nghệ này có nguy cơ trở thành thảm họa đối với nhân loại. b Tác động tới kinh tế

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư làm thay đổi nền tảng, thúc đẩy các nền kinh tế truyền thống chuyển đổi sang kinh tế tri thức và đổi mới sáng tạo Thực tiễn cho thấy, các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trước đều góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Theo nghiên cứu của Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới Pricewaterhouse Coopers (PwC), công nghệ AI có thể làm tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới tăng 14% (tương đương 15,7 nghìn tỷ USD) vào năm

2030 Bên cạnh đó, đổi mới công nghệ cũng làm gia tăng các yếu tố sản xuất - kinh doanh, kéo theo tăng thu nhập và dẫn đến sự gia tăng tiêu dùng dân cư, tăng đầu tư cho cả nền kinh tế và tăng năng suất lao động Cùng với đó, nhờ ứng dụng công nghệ, chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, các chi phí thương mại được giảm bớt Tất cả những yếu tố trên góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư toàn cầu.

Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa các quốc gia và định hình lại bản đồ kinh tế thế giới Trong đó,các nền kinh tế phát triển dựa trên nền tảng công nghệ sẽ chiếm ưu thế, trong khi các nền kinh tế “thâm dụng” tài nguyên khoáng sản hay “thâm dụng” lao động thì dần trở nên mất lợi thế(6) Nói cách khác, các quốc gia đang phát triển sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu khi mất đi những lợi thế cạnh tranh cũng như cơ hội mang lại từ cuộc chiến công nghệ này Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển vốn đã có lợi thế tài chính và nhân lực chất lượng cao, lại biết tận dụng tốt cơ hội sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ và ổn định hơn Điều này khiến cục diện kinh tế thế giới ngày càng trở nên mất cân bằng và nhiều rủi ro hơn. c Tác động tới xã hội

Các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay đã tạo ra những xáo trộn và thay đổi về mặt xã hội trên quy mô toàn cầu, nhưng kết quả đều làm gia tăng năng suất lao động, của cải vật chất, cải thiện sức khỏe và đời sống tinh thần của mọi người dân, hay nói cách khác, các cuộc cách mạng công nghiệp đều góp phần phát triển phúc lợi xã hội cho nhân loại. Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp đều tạo ra hàng loạt cải cách, điều chỉnh lớn về chính trị cũng như thể chế xã hội, như cách mạng dân chủ, quyền lợi công đoàn hay những thay đổi về luật thuế, an sinh xã hội Đặc biệt, với những tiến bộ đột phá gần đây, thế giới đã có thể ứng phó tốt hơn với các thách thức toàn cầu, như trong lĩnh vực môi trường, công nghệ sinh học được ứng dụng vào xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường Trong lĩnh vực y dược, công nghệ sinh học cũng được ứng dụng để nghiên cứu, phát triển sản xuất các vắc-xin thiết yếu, vắc-xin thế hệ mới, chế phẩm chẩn đoán và thuốc chữa bệnh Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, việc sản xuất nhanh chóng các loại vắc-xin phòng, chống dịch bệnh cho thấy rõ vai trò hết sức quan trọng của ngành công nghệ sinh học Ngoài ra, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, tạo ra những thay đổi về việc làm, cả về cơ cấu lẫn bản chất công việc với sự xuất hiện ngày càng đông đảo các tầng lớp sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, thiết kế, văn hóa, nghệ thuật, giải trí, truyền thông, giáo dục, y tế

Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là vấn đề bất bình đẳng và chênh lệch phát triển, Theo nhà kinh tế học En-gớt Đi-tơn (Angus Deaton), mọi cuộc cách mạng công nghiệp đều dẫn đến một giai đoạn phân kỳ, gia tăng khoảng cách phát triển rất lớn giữa các quốc gia(7) Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang thúc đẩy phân công lao động theo hướng các ngành, nghề đòi hỏi khả năng đổi mới sáng tạo cùng với đó, giảm thiểu các công việc chân tay có thu nhập thấp và các công việc có tính chất lặp đi, lặp lại Nhiều lĩnh vực có khả năng tự động hóa cao, như chế tạo, điện thoại viên, người khai thuế, giám định bảo hiểm và một số ngành, nghề khác đã được thay thế một phần hoặc hoàn toàn Trong một số công đoạn của ngành bảo hiểm có thể không cần sự can thiệp của con người, hầu hết truy vấn khách hàng đều được trả lời tự động Đã có một số rô-bốt tư vấn xuất hiện trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Hệ quả là, một bộ phận người lao động đang làm các công việc này sẽ phải nghỉ việc hoặc tìm một công việc khác thay thế, có thể thất nghiệp trong một thời gian dài.

2.2 Đối với Việt Nam a Tác động tới an ninh - chính trị

Việt Nam được cho là một trong những quốc gia có khả năng thích ứng tương đối tốt với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhờ sự chủ động tạo dựng môi trường phát triển công nghệ với nguồn nhân lực chất lượng cao về ngành công nghệ Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác các cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại Trong thời gian qua, tỷ lệ ứng dụng thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày càng gia tăng, nhiều sản phẩm được đưa vào trang bị trong các ngành, nghề Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đang tạo ra nhiều thách thức đối với việc bảo đảm an ninh - chính trị của Việt Nam Sự tăng trưởng năng động của Việt Nam cùng với sự bùng nổ của các công nghệ hiện đại khiến tỷ lệ tham gia internet của các cơ quan chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp và người dân ngày càng nhiều và trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng Thời gian gần đây, số lượng các cuộc tấn công các trang mạng của các cơ quan chính phủ, hệ thống tài chính, ngân hàng, hạ tầng thông tin trọng yếu, doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm đánh cắp thông tin, bí mật nhà nước, đánh cắp thành tựu khoa học - công nghệ, sở hữu trí tuệ ngày càng gia tăng Theo thống kê của nhà sản xuất phần mềm bảo mật Kaspersky, Việt

Nam có số lượng máy tính điều khiển hệ thống công nghiệp bị tấn công mạng nhiều nhất trên thế giới, với tỷ lệ gần 70%(10) Trong khi đó, nền tảng kết cấu hạ tầng mạng của Việt Nam còn nhiều lỗ hổng bảo mật, chưa được kiểm tra, đánh giá thường xuyên Thực trạng này không chỉ đặt ra thách thức đối với an toàn của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp mà còn tiềm ẩn các hoạt động lợi dụng không gian mạng để kích động biểu tình, phát tán thông tin xấu, độc, sai sự thật nhằm tiến hành các hoạt động khủng bố, tuyên truyền chống phá chế độ Điều này tác động trực tiếp tới vấn đề ổn định chính trị - an ninh của Việt Nam. b Tác động tới kinh tế

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam Nhờ tiềm năng to lớn của chuyển đổi số và sự cải thiện đáng kể của các trụ cột chính để tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, như hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và thể chế thời gian qua chính là điều kiện để Việt Nam có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại Nhiều lĩnh vực sẽ được hưởng lợi từ cuộc cách mạng này nếu có chiến lược phát triển đúng hướng, như thương mại điện tử, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, giáo dục, y tế, chính phủ điện tử Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, quy mô lớn và chất lượng cao, như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA), sẽ tạo điều kiện tiếp cận thành tựu công nghệ sản xuất mới để tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu, tạo cơ sở để Việt Nam có thể đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tăng năng suất lao động, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới Theo dự báo, tới năm 2030, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam từ 28,5 tỷ USD - 62,1 tỷ USD, tương đương 7% - 16% GDP(11).

Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng tạo ra sức ép lớn đối với một số ngành, nhóm ngành, như năng lượng, công nghiệp chế tạo, dệt may, điện tử trong trung hạn Một số chuyên gia kinh tế nhận định, trong khi thế giới đang tiến vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn tương ứng với trình độ cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ hai với công nghệ lạc hậu, thâm dụng lao động và chủ yếu tham gia chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu ở một số khâu đơn giản, giá trị gia tăng thấp như gia công, lắp ráp Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam là các MSME phải đối mặt với nhiều rào cản trong quá trình chuyển đổi số Trong báo cáo của Tập đoàn Cisco năm 2018 về chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, các rào cản của MSME Việt Nam bao gồm thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%) c Tác động tới xã hội Đối với Việt Nam, 86% lao động trong các ngành dệt may và giày dép ở Việt Nam có nguy cơ cao mất việc làm dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Con số này sẽ còn lớn hơn vì dệt may và giày dép lại là các ngành đang tạo việc làm cho nhiều lao động nhất (ngành dệt may khoảng gần 2,3 triệu người, trong đó 78% là lao động nữ; ngành giày dép khoảng gần 0,98 triệu người, trong đó có khoảng 74% là lao động nữ) Trong số đó, có nhiều lao động ít kỹ năng (với 17% và 26% lao động trong ngành dệt may và giày dép chỉ có trình độ tiểu học) và một tỷ lệ đáng kể không còn trẻ, từ 36 tuổi trở lên: 35,84% đối với ngành dệt may và 25,37% đối với ngành giày dép(13).

Có thể thấy rằng, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho các nước, nhất là các quốc gia khu vực Đông Nam Á như ViệtNam nhờ vào chuyển đổi kinh tế số để có thể rút ngắn khoảng cách phát triển Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Vì vậy, việc khéo léo lựa chọn con đường phát triển phù hợp là bước đi phù hợp để có thể vừa tránh được những rủi ro, vừa tận dụng tối đa các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại./.

Xu hướng phát triển công nghệ nổi bật trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đặc trưng bởi việc ứng dụng Internet vạn vật và Internet dịch vụ (Internet of Services, IoS) vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp, cho phép hệ thống sản xuất của doanh nghiệp được tích hợp đa chiều và trở nên “thông minh hơn” Sản xuất thông minh là quá trình sản xuất linh hoạt, thay thế cho quá trình sản xuất tự động hóa hiện nay nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Làn sóng tiến bộ công nghệ thứ tư được đặc trưng bởi sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số mới với 09 tiến bộ công nghệ nền tảng Trong giai đoạn chuyển đổi này, các cảm biến, máy móc và hệ thống công nghệ thông tin sẽ được kết nối dọc theo chuỗi giá trị của một doanh nghiệp.

Các hệ thống được kết nối này có thể tương tác với nhau bằng các chuẩn giao thức dựa trên Internet và phân tích dữ liệu để dự đoán lỗi, tự cấu hình và thích ứng với thay đổi Công nghiệp 4.0 sẽ giúp thu thập và phân tích dữ liệu trên máy, cho phép các quy trình nhanh hơn, linh hoạt hơn và hiệu quả hơn để sản xuất hàng hóa chất lượng cao hơn với chi phí giảm Điều này đến lượt nó sẽ tăng năng suất sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp và thay đổi lực lượng lao động Thay đổi cuối cùng là nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp.

09 xu hướng công nghệ trong Công nghiệp 4.0 và lợi ích kinh tế, tiềm năng kỹ thuật đối với các nhà sản xuất và nhà cung cấp thiết bị sản xuất đã và đang được nghiên cứu trong những năm gần đây.

 Xu hướng thứ 1: Phân tích dữ liệu lớn

Phân tích dựa trên các tập dữ liệu lớn chỉ mới xuất hiện gần đây trong sản xuất Phân tích dữ liệu lớn tối ưu hóa chất lượng sản xuất, tiết kiệm năng lượng và cải thiện dịch vụ Trong bối cảnh Công nghiệp 4.0, việc thu thập và đánh giá toàn diện dữ liệu từ nhiều nguồn thiết bị và hệ thống sản xuất khác nhau cũng như hệ thống quản lý doanh nghiệp và quản lý khách hàng sẽ trở thành tiêu chuẩn để hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực.

 Xu hướng thứ 2: Robot tự động

Các nhà sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp từ lâu đã sử dụng robot để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp, nhưng robot đang phát triển để có được nhiều tiện ích lớn hơn Robot đang trở nên tự chủ, linh hoạt và hợp tác hơn Trong tương lai, robot sẽ tương tác với nhau và làm việc an toàn bên cạnh con người Những robot này sẽ có giá thấp hơn và phạm vi hoạt động, chức năng nhiều hơn so với những robot được sử dụng trong sản xuất ngày nay.

 Xu hướng thứ 3: Mô phỏng

Trong giai đoạn kỹ thuật, các mô phỏng 3D của sản phẩm, vật liệu và quy trình sản xuất đã được sử dụng, nhưng trong tương lai, mô phỏng cũng sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong các hoạt động của nhà máy Những mô phỏng này sẽ tận dụng dữ liệu thời gian thực để phản ánh thế giới thực trong một mô hình ảo, có thể bao gồm máy móc, sản phẩm và con người Điều này cho phép các nhà sản xuất kiểm tra và tối ưu hóa thông số cài đặt máy cho sản phẩm tiếp theo trong thế giới ảo trước khi thay đổi từ thế giới thực, từ đó tăng chất lượng và giảm thời gian thiết lập hệ thống nhà máy.

 Xu hướng thứ 4: Tích hợp hệ thống

Hầu hết hệ thống công nghệ thông tin ngày nay không được tích hợp đầy đủ. Các doanh nghiệp, nhà cung cấp và khách hàng ít khi được liên kết chặt chẽ Các bộ phận như kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ cũng không được trao đổi thông tin thường xuyên Các chức năng từ cấp doanh nghiệp đến cấp phân xưởng cũng không được tích hợp đầy đủ Nhưng với Công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp, phòng ban, chức năng sẽ trở nên gắn kết hơn nhiều, phát triển các mạng tích hợp dữ liệu phổ biến và cho phép các chuỗi giá trị thực sự tự động liên kết chặt chẽ với nhau.

 Xu hướng thứ 5: Internet vạn vật

Ngày nay, chỉ có một số cảm biến và máy móc của nhà sản xuất được nối mạng và sử dụng điện toán Các cảm biến và thiết bị hiện trường với bộ điều khiển tự động được đưa vào hệ thống điều khiển quá trình sản xuất Nhưng với Internet vạn vật công nghiệp, nhiều thiết bị hơn, bao gồm cả những sản phẩm còn dang dở, sẽ được nhúng với máy tính và được kết nối bằng các tiêu chuẩn Điều này cho phép các thiết bị hiện trường giao tiếp và tương tác cả với nhau và với các bộ điều khiển tập trung hơn, khi cần thiết Internet vạn vật cũng phân cấp phân tích và ra quyết định, cho phép phản hồi theo thời gian thực.

 Xu hướng thứ 6: An ninh mạng

Nhiều doanh nghiệp vẫn dựa vào hệ thống quản lý và sản xuất “đóng”, không được kết nối Với sự kết nối và sử dụng các chuẩn giao thức truyền thông đi kèm với Công nghiệp 4.0, nhu cầu bảo vệ các hệ thống công nghiệp và dây chuyền sản xuất quan trọng khỏi các mối đe dọa an ninh mạng tăng lên đáng kể Do đó, thông tin liên lạc an toàn, đáng tin cậy cũng như quản lý truy cập và nhận dạng tinh vi của máy móc và người dùng là rất cần thiết.

 Xu hướng thứ 7: Công nghệ đám mây

Các doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm dựa trên đám mây cho một số phân tích và ứng dụng doanh nghiệp Nhưng với Công nghiệp 4.0, các cam kết liên quan đến sản xuất sẽ yêu cầu chia sẻ dữ liệu tăng lên Đồng thời, hiệu suất của các công nghệ đám mây sẽ được cải thiện, đạt được thời gian phản ứng chỉ trong vài mili giây Do đó, dữ liệu và chức năng của máy sẽ được triển khai lên đám mây nhiều hơn, cho phép nhiều dịch vụ điều khiển dữ liệu hơn cho các hệ thống sản xuất. Ngay cả hệ thống giám sát và kiểm soát các quá trình có thể trở thành dựa trên đám mây.

 Xu hướng thứ 8: Công nghệ In 3D

Các doanh nghiệp mới bắt đầu áp dụng sản xuất bồi đắp, chẳng hạn như in 3D, mà họ sử dụng chủ yếu để tạo nguyên mẫu và sản xuất các thành phần riêng lẻ Với Công nghiệp 4.0, các phương pháp sản xuất bồi đắp này sẽ được sử dụng rộng rãi để sản xuất các lô sản phẩm tùy chỉnh nhỏ, chẳng hạn như thiết kế phức tạp, nhẹ.Các hệ thống sản xuất bồi đắp phi tập trung, hiệu suất cao sẽ giảm khoảng cách vận chuyển và tồn kho.

 Xu hướng thứ 9: Hệ thống thực tế ảo

“Hệ thống thực ảo” cung cấp cái nhìn tổng quan về sản xuất thông minh đối với vòng đời của một sản phẩm, bắt đầu từ giai đoạn thiết kế sản phẩm, sản xuất, kinh doanh, bảo trì và khai thác sản phẩm đó thông qua hoạt động tái chế.

“Hệ thống thực ảo” cho phép tối ưu hóa quá trình trao đổi thông tin cần thiết để sản xuất, đồng thời kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất dựa trên nền tảng IoT (Hình 2) Thông qua “hệ thống sản xuất ảo” với sự tích hợp của hạ tầng công nghệ thông tin và các phần mềm ứng dụng, “hệ thống thực ảo” được kích hoạt bởi sự tham gia của con người, máy móc, thiết bị.

Hay nói cách khác, con người không chỉ tham gia trực tiếp vào quản lý và kiểm soát hệ thống sản xuất thông minh; con người (bao gồm: nhà sản xuất, người tiêu dùng…) được “nhúng” vào trong hệ thống sản xuất thông minh thành một thể thống nhất Trái ngược với các hệ thống sản xuất thông thường hiện nay, “hệ thống thực ảo” có thể được coi là hệ thống của các hệ thống với sự tham gia của nhiều lĩnh vực khác như: kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, khoa học máy tính…

Hình 1.2: Hệ thống “thực ảo” trong sản xuất thông minh

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO – AI

Khái niệm về trí tuệ nhân tạo AI

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science) Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.

Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.

Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như:

 Hệ thống hành động như người.

 Hệ thống có thể suy nghĩ như người

 Hệ thống có thể suy nghĩ hợp lý

 Hệ thống hành động hợp lý

Trong số các định nghĩa trên, nhóm thứ hai và ba quan tâm tới quá trình suy nghĩ và tư duy, trong khi nhóm thứ nhất và thứ tư quan tâm chủ yếu tới hành vi.Ngoài ra, hai nhóm định nghĩa đầu xác định mức độ thông minh hay mức độ trí tuệ bằng cách so sánh với khả năng suy nghĩ và hành động của con người, trong khi hai nhóm định nghĩa sau dựa trên khái niệm suy nghĩ hợp lý và hành động hợp lý

Lịch sử phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo

Hình 2.1: Tóm tắt quá trình tiến hóa của trí tuệ nhân tạo Mỗi giai đoạn có danh sách các nhà trí tuệ nhân tạo tiêu biểu

Hình 3 tóm tắt quá trình tiến hóa trí tuệ nhân tạo qua mười giai đoạn kể từ năm

1943 tới nay, được S Russell và P Norvig tổng hợp Sự mở rộng của TTNT, đi quá xa so với khởi nguồn ban đầu cũng làm cho một số người sáng lập TTNT (JohnMcCarthy, Marvin Minsky, v.v.) bất bình, do họ cho rằng TTNT cần tập trung vào mục tiêu nguyên thủy là tạo ra “máy nghĩ, học và sáng tạo” Tuy nhiên, thực tiễn đã minh chứng sự mở rộng này, đặc biệt là TTNT với dữ liệu lớn, đã tạo nên các công nghệ và nền tảng công nghiệp TTNT phát triển theo hàm mũ trong giai đoạn hiện nay.

S Russell và P Norvig nhận định rằng TTNT đã trải qua các chu kỳ thành công, có thể đưa đến sự lạc quan thái quá dẫn tới tình trạng giảm sút nhiệt tình và tài trợ, nhưng đồng thời, cũng có các chu kỳ với tiếp cận sáng tạo mới, để có được những thành tựu lớn hơn S Russell và P Norvig liệt kê các chủ đề TTNT hiện tại là ô-tô tự lái, đoán nhận tiếng nói, lên kế hoạch và lập lịch tự trị, máy chơi trò chơi, chống rác, lập kế hoạch hậu cần, người máy, dịch máy.

Quá trình tiến hóa của TTNT chỉ ra rằng thành tựu của mỗi giai đoạn sau là kết quả của sự thừa kế, phát huy các bộ phận phù hợp và sự rút gọn, hiệu chỉnh các bộ phận không phù hợp từ các giai đoạn trước đó Một khía cạnh của TTNT có sự thay đổi về chất nhận thức được thì sự thay đổi như vậy là kết quả của một quá trình thay đổi về lượng.

Phân loại trí tuệ nhân tạo

 Loại 1: Công nghệ AI phản ứng.

Công nghệ AI phản ứng có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính mình và của đối thủ, từ đó, đưa ra được giải pháp tối ưu nhất

Một ví dụ điển hình của công nghệ AI phản ứng là Deep Blue Đây là một chương trình chơi cờ vua tự động, được tạo ra bởi IBM, với khả năng xác định các nước cờ đồng thời dự đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ Thông qua đó, Deep Blue đưa ra những nước đi thích hợp nhất

 Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế Đặc điểm của công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế là khả năng sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra những quyết định trong tương lai Công nghệ

AI này thường kết hợp với cảm biến môi trường xung quanh nhằm mục đích dự đoán những trường hợp có thể xảy ra và đưa ra quyết định tốt nhất cho thiết bị Ví dụ như đối với xe không người lái, nhiều cảm biến được trang bị xung quanh xe và ở đầu xe để tính toán khoảng cách với các xe phía trước, công nghệ AI sẽ dự đoán khả năng xảy ra va chạm, từ đó điều chỉnh tốc độ xe phù hợp để giữ an toàn cho xe.

 Loại 3: Lý thuyết trí tuệ nhân tạo

Công nghệ AI này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ, sau đó áp dụng những gì học được để thực hiện một việc cụ thể Hiện nay, công nghệ AI này vẫn chưa trở thành một phương án khả thi.

Công nghệ AI này có khả năng tự nhận thức về bản thân, có ý thức và hành xử như con người Thậm chí, chúng còn có thể bộc lộ cảm xúc cũng như hiểu được những cảm xúc của con người Đây được xem là bước phát triển cao nhất của công nghệ AI và đến thời điểm hiện tại, công nghệ này vẫn chưa khả thi.

4 Ưu điểm v愃 nhược điểm của trí tuệ nhân tạo:

Ngày nay Trí tuệ nhân tạo đang dần được tiếp cận phổ biến và ứng dụng trong mọi lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội Tầm quan trọng của nó ngày càng được khẳng định bởi những lợi ích to lớn mà Trí tuệ nhân tạo đem lại cho việc phát triển của xã hội hiện đại và tiềm năng phát triển lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đối với thế giới, nhưng bên cạnh đó trí tuệ nhân tạo cũng tồn tại song song những mặt đáng lo ngại đối với cuộc sống và nền văn minh của con người. a Ưu điểm của trí tuệ nhân tạo AI:

Trí thông minh: Chúng ta đều biết, AI là một loại trí tuệ nhân tạo biểu hiện trí tuệ thông qua máy móc Chúng có khả năng biểu đạt mọi suy nghĩ, hành động, nhận thức như một con người thực sự.Sau khi trải qua hàng loạt các quá trình nghiên cứu và phát triển, giờ đây, trí tuệ nhân tạo dường như có thể sánh ngang với con người. Chỉ cần để Artificial Intelligence trong một lĩnh vực nào đó, Chúng có khả năng bắt chước và thực hiện lại một cách thành thạo.Sự thông minh của trí tuệ nhân tạo AI đã quá rõ ràng Ngay từ năm 1997 đại kiện tướng cờ vua người Nga – GarryKasparov đã thu dưới “tay” của Deep Blue Sự kiện này đã khiến cả giới chơi cờ lẫn thế giới chấn động.

Tự động hóa: Có vẻ như con người luôn phải làm tất cả mọi việc Dù từ nông nghiệp cho đến công nghiệp, không đâu là không thấy dấu ấn của con người Tuy nhiên, khi AI xuất hiện lại hoàn toàn khác Trí tuệ nhân tạo có thể được “học tập” một lĩnh vực như đã lập trình Sau đó, nó có thể tự điều hành mọi công việc AI điều khiển các robot, người máy khác làm việc mà không cần sự điều hành của con người Mọi thứ đều được tự động hóa.

Tính nhanh chóng và chuẩn xác: Như đã nói ở trên, một trong những ưu điểm của AI là tự động hóa Đương nhiên, đi kèm với tự động hóa chính là sự nhanh nhạy.Nhờ vào những lập trình sẵn có của mình, trí tuệ nhân tạo có khả năng điều khiển các người máy khác làm việc một cách nhanh chóng và đảm bảo chính xác. Bởi người máy thì không cần nghỉ ngơi như con người.Mạng lưới thần kinh nhân tạo và công nghệ trí tuệ nhân tạo với khả năng học tập sâu đang phát triển nhanh chóng, AI xử lý được lượng lớn dữ liệu nhanh hơn nhiều và đưa ra dự đoán chính xác hơn khả năng của con người b Nhược điểm:

Trí tuệ nhân tạo chính là việc áp dụng khoa học, kĩ thuật vào máy móc giúp chúng có suy nghĩ, có khả năng học tập và lý luận Máy móc sẽ giúp thay thế con người thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, giảm thiểu rủi ro cho cuộc sống con người Đi kèm với những lợi ích còn có những mặt trái mà chúng ta cần lưu tâm, sau đây là một số nhược điểm của việc áp dụng trí tuệ nhân tạo.

Chi phí cao: Việc tạo ra trí thông minh nhân tạo đòi hỏi chi phí rất lớn với những loại máy móc phức tạp Việc sửa chữa và bảo trì cũng đòi hỏi chi phí cao. Những chương trình cần được phân cấp thường xuyên để đáp ứng nhu cầu cho sự thay đổi của môi trường và những yêu cầu cải tiến máy móc Không chỉ vậy, trong trường hợp có hỏng hóc nghiêm trọng, thủ tục khôi phục lại các mã và tái kích hoạt hệ thống cũng đòi hỏi một khoảng thời gian lớn và chi phí đắt đỏ.

Không có tính linh hoạt: Trí thông minh là do tạo hóa mang lại cho mỗi người.Máy móc thì không có bất kỳ cảm xúc hay tính đạo đức nào Máy móc chỉ thực hiện những gì được lập trình sẵn và không thể đưa ra phán quyết đúng hay sai, thậm chí không thể đưa ra quyết định thực hiện nhiệm vụ nếu gặp phải những tình huống không quen thuộc Khi đó chúng có thể hoạt động không đúng so với những gì được

Không cải thiện nhờ vào kinh nghiệm: Không giống như con người, trí tuệ nhân tạo không thể được cải thiện bằng việc rút ra kinh nghiệm Qua thời gian nó còn có thể bị hao mòn Tuy lưu trữ khối lượng lớn dữ liệu nhưng cách chúng có thể được sử dụng rất khác với con người Máy móc khó có thể thay đổi phản ứng của chúng trước những sự thay đổi của môi trường Trong thế giới của trí tuệ nhân tạo không có sự kết nối giữa trái tim với trái tim Việc chăm sóc, quan tâm cũng không thể tìm thấy ở đây Máy thong minh cũng không thể thay thế cho y tá bệnh viện chăm sóc bệnh nhân hay tiếng nói đầy hứa hẹn của bác sĩ.

Không có sáng tạo ban đầu: Sáng tạo hay trí tưởng tượng không phải sở trường của trí tuệ nhân tạo Con người là trí thức với độ nhạy cảm cao Ta có thể thấy, nghe, suy nghĩ và cảm nhận Suy nghĩ của con người được hướng dẫn bởi những cảm xúc cái mà hoàn toàn thiếu với máy móc Các khả năng trực quan vốn có của cong người khó có thể được nhân rộng.

TẦM QUAN TRỌNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRÊN THẾ GIỚI

Thực trạng phát triển trí tuệ nhân tạo hiện nay trên thế giới

Mỹ được xếp hạng là quốc gia hàng đầu với nhiều công ty nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo nhất thế giới Với hơn 1.000 công ty và 10 tỷ USD vốn đầu tư,

Mỹ có khả năng trở thành siêu cường về trí tuệ nhân tạo Các công ty như IBM, Microsoft, Google, Facebook và Amazon không chỉ xuất bản một số lượng lớn những nghiên cứu mà còn đầu tư mạnh vào phát triển trí tuệ nhân tạo.

Việc kết hợp giữa kiến thức khoa học vô biên và sức mạnh về kinh tế là yếu tố để đưa Mỹ lên đỉnh cao của trí tuệ nhân tạo Trong những năm gần đây, những hãng công nghệ lớn như Apple, Facebook và Tesla đã đầu tư hàng tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo Microsoft vẫn là công ty hàng đầu về nghiên cứu và sản xuất những sản phẩm công nghệ có giá trị cao, Google và IBM cũng luôn khẳng định được tên tuổi của mình trong lĩnh vực này Xét về số lượng báo cáo nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo đã công bố, Mỹ đứng thứ hai thế giới, xếp sau Trung Quốc Trong giai đoạn năm 2011-2015, Mỹ đã xuất bản gần 25,5 nghìn bài báo về lĩnh vực này.

Tại châu Á, Trung Quốc là quốc gia thể hiện tham vọng cao về phát triển trí tuệ nhân tạo Chính phủ Trung Quốc có nhiều biện pháp để thúc đẩy lĩnh vực này Năm 2017, Quốc vụ Viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã công bố một kế hoạch, trong đó vạch ra mục tiêu trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo, với tổng trị giá 150 tỷ USD vào năm 2030 Theo đánh giá của trường Đại học Công nghệ MIT- Mỹ, Trung Quốc đã xuất bản hầu hết các báo cáo nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này trong những năm gần đây Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2011-2015, Trung Quốc đã xuất bản hơn 41.000 bài báo nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, con số này gấp đôi Mỹ Chính phủ Trung Quốc luôn chú trọng đầu tư phát triển công nghệ với ý định trở thành “trung tâm thế giới về trí tuệ nhân tạo”.Hiện, Trung Quốc đang sở hữu những công ty hàng đầu về trí tuệ nhân tạo như:

Tencent, Alibaba, Baidu Từ thương mại điện tử đến chế tạo xe tự lái hay công cụ tìm kiếm, trí tuệ nhân tạo sẽ đóng vai trò cơ bản trong thành công của quốc gia này Trên thực tế, với lợi thế từ nguồn cung dữ liệu khổng lồ được tạo ra từ khoảng 750 triệu người dân sử dụng internet, việc Trung Quốc sẽ thống trị thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo trong một tương lai gần là rất có khả năng

Nhật Bản được xếp ở vị trí thứ 3 về các bài báo được công bố, với khoảng 11,7 nghìn bài Trí tuệ nhân tạo sẽ đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Nhật Bản Khi mà nước này đang phải trải qua giai đoạn dân số già, lực lượng lao động giảm nên rất chú trọng đến phát triển trí tuệ nhân tạo nhằm phục vụ lao động cho con người Hiện nay, khoảng 55% công việc ở Nhật Bản có thể được tự động hóa và trong vài năm tới, tỷ lệ này có thể lên đến 71% trong vài năm tới. Với số lượng lớn nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, lực lượng lao động giảm và tiềm năng tự động hóa cao, Nhật Bản có khả năng tiếp tục duy trì ở top những quốc gia hàng đầu trong phát triển trí tuệ nhân tạo Nhật Bản cũng đang có kế hoạch phát triển lâu dài khi đầu tư vào công nghệ này

Tại châu Âu, Đức nổi tiếng với những bí quyết trong lĩnh vực công nghiệp và hiệu quả lao động cao Theo báo cáo về Công nghệ châu Âu, Berlin hiện là trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu của khu vực châu Âu và Đức có nhiều khả năng trở thành quốc gia dẫn đầu về phát triển xe tự lái, robot và điện toán lượng tử Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, Đức đã xuất bản gần 8 nghìn bài báo nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo Thung lũng Cyber Valley của Đức đang thu hút nhiều sự quan tâm của quốc tế Khu vực này được thành lập vào năm

2016 thông qua sự hợp tác giữa cộng đồng Max Planck, một trường đại học và các công ty lớn như: Porsche, Daimler, Bosch và cả Facebook Bên cạnh đó, thung lũng Cyber còn nhận được sự hỗ trợ từ Amazon do công ty này có kế hoạch mở một phòng thí nghiệm tại đây Thung lũng Cyber được xây dựng để trở thành trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Đức với hy vọng tạo ra những cơ hội hợp tác mới giữa các học giả và các doanh nghiệp chú trọng về trí tuệ nhân tạo.Giống như Nhật Bản, Đức đang trải qua giai đoạn suy giảm dân số trong độ tuổi lao động Tuy nhiên, Đức có tiềm năng về tự động hóa cao, chiếm 47,9% Vì vậy, khả năng phát triển công nghiệp mạnh mẽ, sự kết hợp có giá trị cao giữa các công ty cùng hệ thống giáo dục tốt là những yếu tố giúp Đức trở thành một mảnh đất màu mỡ cho trí tuệ nhân tạo phát triển Một quốc gia khác ở châu Âu là Anh cũng nằm trong top đầu thế giới về phát triển trí tuệ nhân tạo

Năm 2018 đánh dấu giai đoạn trí tuệ nhân tạo được áp dụng rộng rãi ở Anh với khoảng 30% số công việc ở quốc gia này có thể được thay thế bằng công nghệ Hãng công nghệ DeepMind của Anh được thành lập năm 2010, hiện nay hãng này đã trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo DeepMind có 250 nhà nghiên cứu từ các nhà toán học đến các nhà thần kinh học đang làm việc tại đây.

2 Tầm quan tr漃⌀ng v愃 sức 愃ऀnh hưởng của trí tuệ nhân tạo trên thế giới:

Biểu đồ 3.1: Lợi ích thu được từ AI vào năm 2030 của các khu vực trên thế giới

Theo PwC (Pricewaterhouse Coopers) ước tính và được thừa nhận rộng rãi, lợi ích thu được từ AI của thế giới vào năm 2030 khoảng 15.700 tỷ USD; trong đó có 6.900 tỷ USD đóng góp do tăng năng suất và 9.100 tỷ USD do tác động bổ sung; và đóng góp 14% vào GDP danh nghĩa (nominal gross domestic product) toàn cầu.

Bảng 3.2: Uớc tính về nhu cầu và quy mô thị trường

Bảng 1 trình bày số liệu ước tính về nhu cầu và quy mô AI trong các ngành công nghiệp trên thế giới vào 5 năm từ 2017-2022 Như vậy theo ước tính, vốn sở hữu khởi nghiệp toàn cầu xấp xỉ hàng chục tỷ USD; trong đó riêng khu vực công và xã hội, con số này là trên một tỷ USD. Đến năm 2022, AI sẽ tác động nhiều nhất tới các hoạt động tiếp xúc khách hàng như tự động hóa tiếp thị, hỗ trợ và dịch vụ công nghệ thông tin bổ sung và quản lý chuỗi cung ứng; đồng thời đóng góp tích cực vào quản lý nhu cầu, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, hệ thống quản lý đơn hàng phân tán hiệu quả hơn và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp để hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới AI sẽ được doanh nghiệp sử dụng rộng rãi trong việc cải tiến dịch vụ khách hàng, tự động hóa một số mảng công việc, tối ưu hóa hậu cần, tăng sản lượng và hiệu quả sản xuất, ngăn chặn sự cố ngừng hoạt động, dự đoán hiệu năng, dự đoán hành vi, quản lý và phân tích dữ liệu, cải tiến tiếp thị và quảng cáo…

3 Xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo trên thế giới:

 Sự bùng nổ các trợ lý “ảo”:

Các hãng công nghệ trong năm 2018 vừa qua đã chứng kiến sự đua nhau về phát triển công cụ trợ lý “ảo” Các thiết bị tích hợp trợ lý “ảo” và được điều hành thông qua giọng nói đã có một vị trí lớn trong xu hướng trí tuệ nhân tạo năm 2018.

Những thương hiệu đình đám như Apple, Samsung, Google, Microsoft hay thậm chí là Amazon - “ông hoàng” của ngành bán lẻ toàn cầu cũng gia nhập cuộc đua về công nghệ này Amazon đang đẩy mạnh khả năng phát video trên các thiết bị của họ, trong khi Google và Apple đang cạnh tranh về chất lượng âm thanh và các tính năng khác tập trung vào người tiêu dùng Các hãng này đều tập trung đầu tư nhiều về mặt ngoại hình, mỗi thương hiệu đều đưa ra những phiên bản có nhiều màu sắc, kích cỡ, tính năng và khả năng khác nhau.

Xu hướng phát triển của trí tuệ nhân tạo cho thấy, các hãng đang giúp cho trải nghiệm người dùng được nâng lên đáng kể Google đã cho mọi thứ trở nên thú vị hơn với Google Duplex - là nền tảng cho phép Google Assistant có thể gọi điện, trò chuyện với người thật hoàn hảo tới mức không thể hình dung là họ đang nói chuyện với máy Hay những cải tiến của Siri cho thấy, Apple luôn chămchút cho “công cụ” này khiến nó luônđượcgườidùng bất kỳ iDevice nào cũng cảm thấy có ích Hoặc những bản cập nhất mới nhất về Cortana, công cụ trợ lý ảo của Microsoft, một bước đột phá mới của hãng khi phát triển công cụ của mình phổ biến đến người dùng.Đây được xemlà bước độtphá khi các hãng công nghệ phát triển các tính năng của mình dựa trên trí tuệ nhân tạo, đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.

 Chiến lược trí tuệ nhân tạo cấp quốc gia:

Năm 2018 cũng được coi là năm của chiến lược trí tuệ nhân tạo cấp quốc gia. Khoảng một năm trước, Trung Quốc đã công bố chi tiết về lộ trình ba bước thể hiện mục tiêu muốn trở thành nước dẫn đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vào năm

PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Ở VIỆT NAM

Thực trạng phát triển trí tuệ nhân tạo AI ở Việt Nam hiện nay

a Thực tế và xu hướng phát triển AI:

Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế hội nhập, năng động, hấp dẫn đầu tư trong khu vực Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam xác định tập trung phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) - một mũi nhọn, được dự báo trở thành ngành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới.

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đi vào cuộc sống một cách mạnh mẽ, thay thế nhiều công việc thủ công, tốn sức lao động Trên thế giới, các cường quốc đều xây dựng chiến lược phát triển riêng cho AI, lấy công nghệ AI làm cốt lõi cho sự tăng tốc của nền kinh tế Tại Việt Nam, Chính phủ xác định công nghệ AI là sự đột phá, mũi nhọn cần được triển khai nghiên cứu Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung tham mưu, định hướng để thúc đẩy phát triển công nghệ, trong đó tập trung nguồn lực cho phát triển trí tuệ nhân tạo (AI); đồng thời tiếp tục phê duyệt chương trình khoa học trọng điểm, hỗ trợ nghiên cứu phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo, liên kết các nhà nghiên cứu, đầu tư, doanh nghiệp, thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

Năm 2018, lần đầu tiên, Việt Nam tổ chức sự kiện thường niên “Ngày hội Trí tuệ nhân tạo” do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì Từ đó đến nay, “Ngày hội Trí tuệ nhân tạo” đã trở thành một sự kiện khoa học tin cậy, thu hút sự quan tâm của đông đảo các cơ quan ban hành chính sách, quản lý, tập đoàn công nghệ, đơn vị nghiên cứu cùng chung tay thúc đẩy sự phát triển hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo tạiViệt Nam Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2117/QĐ-TTg, ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Ở lĩnh vực công nghệ số, danh mục công nghệ ưu tiên gồm: Trí tuệ nhân tạo; Internet vạn vật; công nghệ phân tích dữ liệu lớn; công nghệ chuỗi khối; điện toán đám mây… Trong số đó, Bộ Khoa học và Công nghệ xác định AI là công nghệ được ưu tiên hàng đầu. Đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg, ngày 26-1-2021, “Về Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030” Chiến lược này đưa ra mục tiêu cụ thể nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng, đưa trí tuệ nhân tạo trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và từng bước đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trong khu vực và trên thế giới. Để triển khai chiến lược quan trọng trên, ngày 23-6-2021, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định số 1678/QĐ-BKHCN, “Về việc Ban hành kế hoạch triển khai "Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030" Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung vào phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về AI ở Việt Nam, cũng như xây dựng kết cấu hạ tầng dữ liệu lớn theo chỉ đạo của Chính phủ Với các yếu tố trên, năm 2023 được kỳ vọng là năm phát triển mạnh mẽ của công nghệ AI tại Việt Nam.

Năm 2022, theo báo cáo "Chỉ số sẵn sàng AI của Chính phủ năm 2022" do Tổ chức Oxford Insights (Anh) công bố, hiện nay, Việt Nam xếp hạng 55/181 toàn cầu và xếp thứ 6/10 trong ASEAN về chỉ số sẵn sàng AI Việt Nam đang có các lợi thế như dân số trẻ, có kỹ năng kỹ thuật số cao, có khả năng thích nghi nhanh với các giải pháp kỹ thuật số…, là những điều kiện lý tưởng để phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo AI Nước ta hiện đã xuất hiện liên hiệp các cộng đồng AI ở Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc trên thế giới, gồm: Câu lạc bộ Khoa - Trường - Viện Công nghệ Thông tin - Truyền thông Việt Nam FISU; Cộng đồng nghiên cứu, triển khai và ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI4Life; Cộng đồng Chuyển đổi số - Digital Transformation; Cộng đồng Machine Learning cơ bản; Cộng đồng Google Developer; Cộng đồng Business Intelligence; Cộng đồng VietAI

- Trí tuệ nhân tạo Việt Đây là tiền đề tốt cho một chặng đường dài phát triển phía trước.

Năm 2023, hàng loạt doanh nghiệp công nghệ lớn của Việt Nam, như Viettel, FPT, Rikkei Soft bắt đầu có sự đầu tư rất lớn cho việc nghiên cứu, phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tương lai Theo đó, Tập đoàn Viettel đang tập trung nghiên cứu phát triển AI với 3 lĩnh vực chính: Xử lý tiếng nói và ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính và phân tích dữ liệu Ngoài ra, Viettel đang phát triển thêm lĩnh vực robotics và digital twin để mở rộng lĩnh vực AI Trong khi đó, Tập đoàn FPT đang ứng dụng công nghệ AI trong rất nhiều lĩnh vực, từ chăm sóc sức khỏe, đến giáo dục và giải quyết thủ tục hành chính Hiện nền tảng FPT.AI của FPT là hệ sinh thái của hơn 20 dịch vụ AI tiên tiến đang được triển khai tại 15 quốc gia, với 11 triệu người dùng và 200 triệu người giao tiếp Hãng Rikkeisoft cũng đã bước đầu tự chủ về công nghệ AI lõi, như camera thông minh, loa thông minh, robotics… Thời gian tới, Rikkeisoft đẩy mạnh việc tạo ra các sản phẩm ứng dụng nhờ công nghệ robot và áp dụng trong lĩnh vực thực tế, như khách sạn, resort và sân golf, cũng như phát triển các ứng dụng AI, tạo ra các ứng dụng cài đặt trên xe(5)…

Hiện nay, các doanh nghiệp của Việt Nam đang nỗ lực phát triển AI để không quá chậm chân so với thế giới Trí tuệ nhân tạo được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, sẽ là công nghệ chủ lực trong 10 năm tới, vì thế chúng ta cần xây dựng các chính sách phát triển AI dài hạn, trong đó tập trung cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đồng thời có những chính sách hỗ trợ về việc ứng dụng AI, tạo tiền đề quan trọng phát triển ngành công nghệ số của Việt Nam. b Tiềm năng phát triển AI tại Việt Nam:

Nền kinh tế số 4.0 là một trong những xu hướng phát triển hiện tại của Việt Nam Sự phát triển kinh tế số 4.0 tại Việt Nam đang được coi là chìa khóa cho nền tăng trưởng kinh tế trong tương lai

Sự kiện phát triển kinh tế số 4.0 tại Việt Nam có liên quan đến nhiều yếu tố như: sự hội nhập kinh tế toàn cầu, sự phát triển các công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng và cả ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) Trong đó hệ thống AI là yếu tố đóng vai trò cốt lõi Đối với Việt Nam, AI có tiềm năng phát triển rất lớn và đang được chính phủ và các doanh nghiệp quan tâm Việc ứng dụng AI vào các lĩnh vực như y tế, giáo dục, sản xuất, tài chính… sẽ giúp tăng cường hiệu quả cũng như giảm chi phí, tạo động lực kinh tế phát triển toàn diện Điển hình là ứng dụng công nghệ AI được sử dụng để tăng cường hiệu quả trong sản xuất, giảm thời gian sản xuất cũng như giảm chi phí Đặc biệt, AI còn được sử dụng để cải thiện trải nghiệm khách hàng, nhân viên bằng cách tạo ra các ứng dụng chatbot và trợ lý ảo để giải quyết các vấn đề: dịch vụ, chấm công, báo cáo dữ liệu tích hợp,… Ông Pablo Fuentes Nettel - chuyên gia tư vấn cấp cao tại Oxford Insights - phân tích bảng xếp hạng "Chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo của chính phủ" năm 2022. Chỉ số được đưa ra dựa vào phân tích 3 yếu tố: tầm nhìn của chính phủ về AI, các công nghệ hiện tại được áp dụng và mức độ cung cấp khả năng tiếp cận với cơ sở dữ liệu cho AI.

Theo đó, Việt Nam đang đứng thứ 55 trong số hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khảo sát Chỉ số sẵn sàng về trí tuệ nhân tạo của Chính phủ Việt Nam đạt 53,96 điểm, trên điểm trung bình của thế giới là 44,61. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam xếp hạng 6, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines Chuyên gia Pablo Fuentes Nettel cũng cho biết Việt Nam hiện là một trong số 60 nước trên thế giới đã đưa ra chiến lược quốc gia về phát triển trí tuệ nhân tạo "Sự ủng hộ rất lớn của Chính phủ Việt Nam cho phát triển AI là một lợi thế cho Việt Nam", ông Nettel nói.

Bên cạnh đó, nền kinh tế năng động và dân số trẻ có tay nghề cao của Việt Nam đặt nền tảng cho cơ hội to lớn trong lĩnh vực AI Hiện Việt Nam đang sở hữu

2 kỳ lân công nghệ, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN.

Hình 4.1: Vị trí sẵn sàng trí tuệ nhân tạo của Việt Nam so với các quốc gia và vùng lãnh thỗ trong khu vực

Theo nghiên cứu Thundermark Capital, lần đầu tiên, Việt Nam xếp thứ 26 trên toàn thế giới về năng lực nghiên cứu AI, vượt qua cả UAE, đồng thời là một trong hai quốc gia Đông Nam Á góp mặt trong bảng xếp hạng này Việt Nam đang dần trở thành trung tâm của sự phát triển AI (trí tuệ nhân tạo) ở khu vực Đông Nam Á. Thị trường AI tại Việt Nam đang nhận được sự quan tâm lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời có những chính sách và giải pháp hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp AI

Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng giúp tăng khả năng tăng trưởng gấp đôi của AI tại Việt Nam đó là đào tạo nguồn nhân lực Hiện tại, ViệtNam đang có những bước tiến mạnh mẽ trong lĩnh vực này Trong những năm qua, các trường đại học và trung tâm nghiên cứu AI đã được thành lập trong nước, cung cấp cho các sinh viên một lượng kiến thức và kỹ năng cần thiết Điều này giúp đảm bảo rằng Việt Nam có đủ người có trình độ, kỹ năng và sự hiểu biết về AI để có thể tham gia vào việc phát triển AI trong nước và quốc tế

Thứ hai, chính phủ đang tạo ra các chính sách, quy định hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển các giải pháp AI trong nền kinh tế, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế đầu tư vào AI tại Việt Nam Ngoài ra, các hoạt động hợp tác giữa doanh nghiệp địa phương và quốc tế được khuyến khích, dự kiến phát triển những nghiên cứu công nghệ mang tính đột phá cũng như nâng cao tiềm năng của thị trường AI tại Việt Nam

Thứ ba, AI đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại Việt Nam Các doanh nghiệp và tổ chức áp dụng giải pháp AI cho các sản phẩm và dịch vụ của họ, nâng cao năng suất và hiệu quả, tạo ra giá trị cho khách hàng Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, AI giúp nhiều doanh nghiệp giải quyết thuận lợi và nhanh chóng các vấn đề liên quan đến sản xuất, dịch vụ và tiếp cận khách hàng.

Nếu các hoạt động kinh doanh và chính sách hỗ trợ tiếp tục được cân nhắc thực hiện, thị trường AI tại Việt Nam có thể tăng trưởng gấp đôi vào năm 2025. Khả năng tăng trưởng thị trường AI tại Việt Nam có thể dẫn đến sự bùng nổ lớn của các ngành doanh nghiệp, cũng như tạo sức hút đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước c Sự khởi sắc của cộng đồng khoa học và công nghệ tại Việt Nam:

Một số trao đổi về biện pháp phát triển trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam

Trong bối cảnh của Việt Nam, cần thiết phải xác định rõ ràng bối cảnh, mục tiêu và các biện pháp hướng mục tiêu trong một chiến lược TTNT quốc gia như vậy Dưới đây là một số trao đổi liên quan.

Thứ nhất, cần xác định đúng quy mô thị trường TTNT Việt Nam hiện thời và theo kỳ vọng chiến lược của một quốc gia xếp hạng 29 vào năm 2030, xếp hạng 20 vào năm 2050 tính theo GDP ngang giá sức mua trên thế giới Tránh kỳ vọng chiến lược bị phóng đại hoặc bị hạ thấp quá mức Hiện chưa xuất hiện một báo cáo khảo sát chính thức về quy mô thị trường TTNT Việt Nam; các báo cáo về thị trườngTTNT thế giới và khu vực của các công ty khảo sát có uy tín trên thế giới chưa cho thông tin về Việt Nam Đó là các chỉ dấu cho thấy thị trường TTNT Việt Nam hiện còn rất nhỏ và độ cam kết của các doanh nghiệp Việt Nam đóng góp vào thị trườngTTNT chưa rõ ràng Như vậy, một mặt, Việt Nam có lợi thế về vị trí địa lý kề cận với một trung tâm TTNT là Đông Bắc Á (chiếm tới 50,32% lợi ích toàn cầu từTTNT năm 2030 theo dự báo), mặt khác, Việt Nam có hạn chế là thị trường TTNT hiện thời quá nhỏ bé Tìm ra các biện pháp để khắc phục được hạn chế và khai thác tốt lợi thế để làm tăng trưởng nhanh thị trường TTNT nội địa và xuất khẩu, gia công sản phẩm TTNT Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng (ví dụ, Việt Nam là đối tác NC-PT phần mềm bên ngoài (offshore) lớn thứ hai của Nhật Bản vào năm2016) Đối với thị trường TTNT nội địa, với vai trò vừa là người tiêu dùng lớn nhất vừa là tác nhân có trách nhiệm dẫn dắt phát triển nền kinh tế đất nước, Nhà nước ta cần là nhà đầu tư chiến lược vào những thành phần TTNT cốt lõi quốc gia, trước mắt là đầu tư xây dựng công phu một chiến lược TTNT quốc gia phù hợp nhất với

Việt Nam; chiến lược đó cần bao gồm việc xác định đúng quy mô thị trường TTNT Việt Nam theo kỳ vọng và xây dựng các chính sách tạo động lực tăng cường quy mô thị trường TTNT Việt Nam tới quy mô theo kỳ vọng

Thứ hai, cần xác định được chính xác các cơ hội và thách thức đối với sự phát triển TTNT Việt Nam Như đã được đề cập, TTNT là một lĩnh vực hội tụ nhiều ngành thuộc nhiều lĩnh vực cho nên nhận thức về TTNT cũng như về công nghệ TTNT là rất đa dạng Nghiên cứu của E Brynjolfsson và cộng sự [8] về “nghịch lý năng suất hiện đại” của công nghệ (nói riêng công nghệ TTNT) cho thấy xu hướng khác biệt giữa đánh giá lạc quan của giới công nghệ và đầu tư mạo hiểm với đánh giá bi quan của giới kinh tế, xã hội học, thống kê và quan chức chính quyền Nếu không dựa trên một khung nhìn khoa học trung thực, việc đánh giá cơ hội và thách thức đối với sự phát triển TTNT Việt Nam dễ rơi vào một trạng thái cực đoan theo một phía lạc quan hoặc bi quan trên đây.

Thứ ba, cần khảo sát, phân tích khoa học nội dung chiến lược TTNT quốc gia của các nước trên thế giới Chiến lược phát triển TTNT quốc gia của Việt Nam cần đặt NC-PT theo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp có mục tiêu ngắn hạn vào tổng thể nghiên cứu cơ bản theo mục tiêu chiến lược phát triển đất nước dài hạn của Nhà nước23 Nền tảng khoa học cơ bản là rất quan trọng trong xây dựng chiến lược TTNT quốc gia Chiến lược TTNT quốc gia cũng cần xây dựng được các chính sách thúc đẩy sự chung tay đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam cho một thị trường kinh tế số (nói chung) và thị trường TTNT (nói riêng) bền vững, đồng thời, cần giảm thiểu tác động từ cách tiếp cận theo mục tiêu kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp tới chiến lược quốc gia và chính sách Nhà nước Phát huy lợi thế ổn định chính trị vào việc giảm thiểu nhanh chóng tiến tới triệt tiêu bốn nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ của đất nước đã được Thủ tướng Chính phủ nhận diện (chưa tuân thủ đúng tinh thần kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; kỷ cương phép nước chưa nghiêm; tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm còn xảy ra trầm trọng, kéo dài; bệnh quan liêu, xa dân)24 và ngăn ngừa hiện tượng lạm dụng tiếp cận cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp vào hoạt động quản lý Nhà nước Trong mọi trường hợp, một nhận thức đúng đắn về TTNT, về công nghiệp TTNT, về điều kiện cụ thể của đất nước và bối cảnh quốc tế để hiểu biết đúng và phát huy thế mạnh, để giảm thiểu và khắc phục hạn chế là những yếu tố cốt lõi tiên quyết cho xây dựng và thực hiện thành công chiến lược phát triển TTNT quốc gia và nền kinh tế số Việt Nam.

Thứ tư, cần quan tâm tới năng lực hội nhập toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ Một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp Việt Nam chuyên cung cấp nguyên, vật liệu gốc trong các chuỗi cung ứng toàn cầu. Một chiến lược TTNT doanh nghiệp về phân tích dữ liệu hiệu quả nhằm làm giảm thiểu hoặc triệt tiêu tác động của hiệu ứng Bullwill (lỗi dự báo nhu cầu và yêu cầu người dùng bị khuyếch đại) và thực sự đưa doanh nghiệp Việt Nam trở thành một đối tác trong chuỗi (mạng) cung ứng toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh bền vững trong thời đại số ngày nay Về mặt quản lý, doanh nghiệp cần quan tâm tới ba thách thức

 Phát triển một hiểu biết trực tiếp về TTNT

 Cấu trúc tổ chức phù hợp với TTNT

 Đổi mới tư duy về bối cảnh cạnh tranh.

Mỗi doanh nghiệp cần tìm được một chiến lược TTNT riêng phù hợp nhất với mình Đối với Việt Nam, các nhà quản lý trong các khu vực khác nhau trong doanh nghiệp cần phải hiểu được các nguyên tắc cơ bản của công nghệ TTNT để có năng lực tiếp nhâ ̣n và sử dụng được hiê ̣u quả từ các đòn bẩy từ công nghệ TTNT tới viê ̣c ra quyết định tốt hơn trong mọi khu vực của doanh nghiệp là một điều kiện có tầm quan trọng đặc biệt Andrew Ng, nhà khoa học trưởng của Baidu Trung Quốc giai đoạn 2014 – 2017, nhận định rằng học sâu là nhiệm vụ của con người, không chỉ là của máy móc Như thế có nghĩa là, các nhà quản lý ở mọi khu vực kinh doanh của doanh nghiệp là chủ thể chính tiếp nhâ ̣n và sử dụng hiê ̣u quả đòn bẩy từ khoa học dữ liệu (và TTNT) để ra quyết định tốt hơn trong mọi khu vực của doanh nghiệp26.Điều này có nghĩa là chiến lược TTNT quốc gia của Việt Nam cần bao gồm hoạt động đào tạo và tự đào tạo nâng cao trình độ hiểu biết và ứng dụng TTNT của các nhà quản lý trong doanh nghiệp là một điều kiện có tầm quan trọng đặc biệt trong việc hình thành hệ sinh thái công nghiệp TTNT Việt Nam.

Thứ năm, nhân lực TTNT Việt Nam tài năng là một nhân tố cốt lõi đảm bảo sự thành công của phát triển TTNT và nền kinh tế số Việt Nam Mặc dù vị thế quốc tế của toán học Việt Nam không còn cao như thời kỳ chống Mỹ cứu nước, song tiềm năng NC-PT TTNT của lớp trẻ Việt Nam là khá khả quan Dù còn có nghi ngại về phương thức lấy mẫu, song kết quả đánh giá PISA hai đợt của Việt Nam (năm 2012 và năm 2015) được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (The Organisation for Economic Co-operation and Development: OECD) ghi nhận tích cực Về kỹ năng lập trình, từ 2007 tới nay, thường xuyên có các đội tuyển sinh viên Việt Nam vượt qua các vòng đấu loại quốc tế (có sự tham gia của hàng nghìn trường đại học trên thế giới) để được tham dự vòng chung kết toàn cầu cuộc thi lập trình sinh viên ACM/ICPC; ở khu vực Đông Nam Á chỉ có Singapore có được kết quả như vậy Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN), Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên (ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Bách khoa (ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học PFT là các trường đại học có các đội tuyển như vậy, trong đó dẫn đầu là Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) với bảy lần (2007 – 2009, 2015 – 2018) tham dự vòng thi chung kết toàn cầu ACM/ICPC và ở khu vực Đông Nam Á thì chỉ có Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore) có được thành công như vậy Hơn nữa, đội tuyển sinh viên của Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) nhiều năm đạt thứ hạng cao, sánh ngang với các trường đại học công nghệ hàng đầu thế giới, chẳng hạn, đội tuyển sinh viên của Trường Đại học Công nghệ (ĐHQGHN) đạt hạng 14 vào năm

201829 Trên cơ sở khai thác các tiềm năng về khoa học và lập trình của lớp trẻ Việt Nam, đầu tư phát triển tài năng TTNT Việt Nam có chuyên môn và đạo đức tốt không chỉ biết tạo sản phẩm TTNT mà còn đảm bảo sử dụng nó có lợi cho loài người30, thấm nhuần triết lý “TTNT cùng con người, TTNT vì nhân loại”cần là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển TTNT quốc gia của Việt Nam Đầu tư ưu tiên cho phát triển tài năng TTNT cần được coi là thành phần quan trọng nhất trong đầu tư chiến lược tăng cường quy mô thị trường TTNT của Nhà nước Cần tiến hành một nghiên cứu công phu về các khía cạnh con người, văn hóa, lịch sử, xã hội, đặc biệt là các khía cạnh chính sách và quản lý để tìm ra nguyên nhân làm cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam không đạt mức đặc biệt hiệu quả hơn hẳn hệ thống Bắc Mỹ ở một số phương diện của các hệ thống giáo dục đại học Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore dù có cùng một gốc rễ giáo dục dân tộc “nho giáo”[26] Xây dựng chương trình đào tạo chuyên TTNT và các chương trình đào tạo liên ngành có liên quan tới TTNT Chương trình đào tạo cần quan tâm tới các khối kiến thức toán học, khoa học máy tính, điều khiển học cùng một số kiến thức khoa học cơ bản khác (bao gồm kiến thức khoa học xã hội và nhân văn) để cung cấp một nền tảng khoa học cốt lõi phát triển các mô hình và thuật toán TTNT độc đáo Phân tích toán học để hiểu sâu hơn cơ chế nền tảng của mạng nơ-ron học sâu là rất quan trọng không chỉ để cải thiện hiệu năng của mạng mà quan trọng hơn là để đảm bảo triển khai một cách có trách nhiệm các ứng dụng có ảnh hưởng tới xã hội và điều đó cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của kiến thức khoa học cơ bản trong việc phát triển nhân lực TTNT tài năng

Trong thời đại số ngày nay, dù tiềm ẩn một số thách thức như làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng xã hội và đe dọa đời sống con người nhưng TTNT được coi là một công nghệ “người cầm lái” dẫn dắt năng suất quốc gia và mang tới các cơ hội lớn cho mọi người, mọi tổ chức và mọi quốc gia Theo số liệu dự báo đã được thừa nhận rộng rãi vào năm 2017 của PwC, lợi ích từ TTNT sẽ đóng góp tới 15.700 tỷ USD và chiếm 14% GDP danh nghĩa toàn cầu vào năm 2030.

Nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo theo triết lý “Trí tuệ nhân tạo cùng con người, trí tuệ nhân tạo vì nhân loại”, tập trung phát triển các khu vực TTNT có lợi thế là những đặc trưng cốt lõi của chiến lược TTNT quốc gia của nhiều nước trên thế giới Chú trọng phát triển đội ngũ nhân lực TTNT tài năng, tăng cường phát triển các công nghệ TTNT lõi (đặc biệt là các thuật toán học máy và công nghệ dữ liệu lớn), triển khai công nghệ TTNT phục vụ cộng đồng, mở rộng hệ sinh thái TTNT thương mại và nâng cao đạo đức TTNT là những nội dung nổi bật trong chiến lược TTNT quốc gia của không chỉ các nước siêu cường kinh tế mà còn các nước khác.

Phát huy lợi thế về ổn định chính trị, ưu tiên đầu tư phát triển nhân lực TTNT tài năng dựa trên việc phát huy tiềm năng nhân lực về khoa học và lập trình, khai thác lợi thế có vị trí địa lý kề cận một khu vực tiềm năng có lợi ích từ TTNT lớn nhất thế giới, khắc phục hạn chế về thị trường TTNT nội địa còn nhỏ bé cần là một số giải pháp trong một chiến lược TTNT quốc gia của Việt Nam

Chúng ta tin tưởng vào tương lai công nghiệp TTNT Việt Nam sẽ phát triển với tốc độ cao, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời đại số ngày nay.

Ngày đăng: 12/07/2024, 17:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp - tiểu luận kết thúc môn học môn trở thành công dân số phát triển trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh cách mạng 4 0 và thời đại số
Hình 1.1 Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp (Trang 10)
Hình 1.2: Hệ thống “thực ảo” trong sản xuất thông minh - tiểu luận kết thúc môn học môn trở thành công dân số phát triển trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh cách mạng 4 0 và thời đại số
Hình 1.2 Hệ thống “thực ảo” trong sản xuất thông minh (Trang 20)
Hình 2.1: Tóm tắt quá trình tiến hóa của trí tuệ nhân tạo. Mỗi giai đoạn - tiểu luận kết thúc môn học môn trở thành công dân số phát triển trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh cách mạng 4 0 và thời đại số
Hình 2.1 Tóm tắt quá trình tiến hóa của trí tuệ nhân tạo. Mỗi giai đoạn (Trang 22)
Bảng 3.2: Uớc tính về nhu cầu và quy mô thị trường - tiểu luận kết thúc môn học môn trở thành công dân số phát triển trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh cách mạng 4 0 và thời đại số
Bảng 3.2 Uớc tính về nhu cầu và quy mô thị trường (Trang 34)
Hình  4.1: Vị trí sẵn sàng trí tuệ nhân tạo của Việt Nam so với các quốc gia - tiểu luận kết thúc môn học môn trở thành công dân số phát triển trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh cách mạng 4 0 và thời đại số
nh 4.1: Vị trí sẵn sàng trí tuệ nhân tạo của Việt Nam so với các quốc gia (Trang 42)
Hình 4.2: Trí Nhân – Robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo - tiểu luận kết thúc môn học môn trở thành công dân số phát triển trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh cách mạng 4 0 và thời đại số
Hình 4.2 Trí Nhân – Robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w