1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triền thương mại điện tử thông qua nền tảng tiktok của các doanh nghiệp tại việt nam trong thời đại số hóa

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Mục tiêu nghiên cứu- Xác định mục tiêu chính của nghiên cứu, nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nền tảng TikTok để phát triển thương mại điện tử cho các doanh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

PHÁT TRIỀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÔNG QUA NỀNTẢNG TIKTOK CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

TRONG THỜI ĐẠI SỐ HÓA

Hà Nội - 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

PHÁT TRIỀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÔNG QUA NỀNTẢNG TIKTOK CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

TRONG THỜI ĐẠI SỐ HÓA

Giảng viên hướng dẫn:

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 3

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

3.1 Đối tượng nghiên cứu 5

3.2 Phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu: 5

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THÔNG QUA NỀN TẢNG TIKTOK CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 7

1.1 Tổng quan về thương mại điện tử 7

1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử 7

1.1.2 Khái niệm sàn thương mại điện tử tiktok shop 7

1.1.3 Sự ra đời và phát triển của sàn thương mại điện tử tiktok shop 8

1.1.4 Mô hình vận hành của tiktok shop 8

1.2 Vai trò và nội dung của vấn đề nghiên cứu 8

1.2.1 Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp 8

1.2.2 Nội dung vấn đề nghiên cứu 9

1.2.3 Các dịch vụ Tiktok cung cấp ( Truyền thông,Tiktok Shop, Affliate marketing,…) 10

1.2.5 Chính sách và mô hình kinh doanh của Tiktok ( Mô hình về doanh thu về phí đăng ký, phí giao dịch, chi phí bán hàng, phương thức thanh toán đối với người tiêu dùng, ) 11

1.2.6 Lợi ích của của việc phát triển thương mại điện tử thông qua nền tảng Tiktok 12

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THÔNG QUA NỀN TẢNG TIKTOK TẠI VIỆT NAM 13

2.1 Tổng quan về thị trường Tiktok 2024 13

Trang 4

2.2 Thực trạng ứng dụng nền tảng Tiktok vào việc phát triển thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại số hóa ( Vinamilk, lazada, shopee,

2.2.1 Khảo sát về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam 13

2.2.2 Một số bài học kinh nghiệm 17

2.2.3 Kết quả nghiên cứu 17

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phát triển thương mại điện tử của các doanh nghiệp thông qua nền tảng tiktok tại Việt Nam 18

2.3.1 Nội dung của video 18

2.3.2 Chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp 19

2.3.3 Thương hiệu của doanh nghiệp 19

2.3.4 Tần suất hoạt động trên Tiktok 20

2.3.5 Chi phí sử dụng trong việc sử dụng các dịch vụ của Tiktok 20

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC ỨNG DỤNG TIKTOK VÀO PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 22

3.1 Giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng tiktok vào phát triển thương mại điện tử của các doanh nghiệp tại Việt Nam 22

3.2 Đề xuất kế hoạch để phát triển thương mại điện tử thông qua nền tảng

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Trường Đại học Thương Mại, Khoa Kinh tế, cùng các thầy, cô giáo khác trong trường Chính những kiến thức và phương pháp được tiếp thu trong quá trình học tập và nghiên cứu là hành trang quý báu giúp cho nhóm nghiên cứu hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này Tuy việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn còn nhiều khó khăn và hạn chế nhưng được tham gia vào dự án nghiên cứu khoa học này, sinh viên chúng em có cơ hội được trau dồi, học hỏi thêm nhiều kiến thức mới nhờ đó nâng cao trình độ và tích lũy kinh nghiệm làm việc

Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn TS Vũ Tam Hòa - giảng viên hướng dẫn đã dẫn dắt nhóm trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này Sự hướng dẫn tận tình, sát sao của thầy đã giúp nhóm có điều kiện hoàn thành tốt nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các doanh nghiệp, cơ quan, các sinh viên trường Đại học Thương Mại và sinh viên các trường đại học khác đã hỗ trợ nhóm trong việc điều tra, khảo sát dữ liệu cho bài nghiên cứu

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 2021, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung Năm 2021, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam vẫn giữ tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 16%, doanh thu bán lẻ đạt 13,7 tỷ USD năm 2021; tỷ trọng doanh thu bán lẻ TMĐT trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước đạt 7%, tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020 Năm 2022, TMĐT tiếp tục phát triển và tạo ra những xu hướng tiêu dùng mới Nếu như năm 2016, doanh thu TMĐT giữa các doanh nghiệp (DN) với người tiêu dùng (B2C) đạt 5 tỷ USD, đến năm 2019, đã tăng gấp đôi, đạt hơn 10 tỷ USD Theo sách trắng năm 2022 do Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) công bố cho thấy, quy mô thị trường bán lẻ TMĐT của Việt Nam tăng trưởng ở mức 20% trong năm 2022, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước Ước tính có khoảng 57 - 60 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua sắm bình quân đầu người 260 - 285 USD Bên cạnh những lợi ích mà TMĐT mang đến như giúp DN mở rộng thị trường, giảm chi phí, tăng lợi nhuận, thanh toán nhanh thì vẫn còn nhiều hạn chế trong việc mua bán trên thị trường trực tuyến như vấn nạn hàng giả, hàng lậu, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các sàn giao dịch TMĐT và mạng xã hội; hoạt động TMĐT có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức; tranh chấp với đối tác trong TMĐT, đặc biệt các mạng xã hội đang nổi lên là một phương thức giao dịch TMĐT phổ biến nhưng chưa được điều chỉnh… Các hành vi vi phạm trong TMĐT diễn ra ngày càng phức tạp khiến người tiêu dùng còn nhiều lo ngại.”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định mục tiêu chính của nghiên cứu, nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nền tảng TikTok để phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

- Các mục tiêu cụ thể có thể bao gồm: nghiên cứu về tiềm năng thị trường, xác định các yếu tố thành công và thách thức, đề xuất các giải pháp phát triển và tăng cường hiệu quả thương mại điện tử trên TikTok

Trang 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Sàn thương mại điện tử Tiktok và nhóm doanh nghiệp có liên quan 3.2 Phạm vi nghiên cứu

a Phạm vi không gian: Việt Nam và vận dụng kinh nghiệm ở một số các quốc gia trên thế giới

b Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các dữ liệu, số liệu được thu thập và thống kê từ năm 2019 đến 2023

4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Nhóm đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp kết hợp phương pháp phân tích, tổng hợp Dữ liệu thứ cấp bao gồm: sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu được xuất bản; các tài liệu, số liệu được Nhà nước thống kê qua từng năm, các công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp trường và các chính sách liên quan

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học

Đóng góp kiến thức: Nghiên cứu này đóng góp kiến thức về cách phát triển thương mại điện tử trên nền tảng TikTok, đặc biệt là trong ngữ cảnh Việt Nam Nó giúp mở rộng hiểu biết về cách thức sử dụng TikTok như một công cụ kinh doanh và tận dụng tiềm năng thương mại của nó.

Hiểu rõ hơn về mô hình kinh doanh của TikTok: Nghiên cứu tập trung vào phân tích mô hình kinh doanh của TikTok và giải thích cách các doanh nghiệp có thể tận dụng nền tảng này để phát triển thương mại điện tử Điều này giúp cung cấp cái nhìn sâu hơn về cơ chế hoạt động của TikTok và tạo ra kiến thức cụ thể để áp dụng trong thực tế.

Trang 8

Đề xuất chiến lược và phương pháp tiếp cận: Nghiên cứu đề xuất các chiến lược và phương pháp tiếp cận để các doanh nghiệp tận dụng TikTok trong hoạt động thương mại điện tử Những đề xuất này có thể mang lại giá trị lớn cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử

o Ý nghĩa thực tiễn

Hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tiềm năng của TikTok: Nghiên cứu này cung cấp thông tin và kiến thức để các doanh nghiệp tại Việt Nam hiểu rõ hơn về cách sử dụng TikTok để phát triển thương mại điện tử Nó có thể giúp các doanh nghiệp tạo ra các chiến lược hiệu quả để tiếp cận khách hàng và tăng cường doanh thu thông qua nền tảng này.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh trực tuyến: Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, đặc biệt là trong bối cảnh dịch COVID-19, nghiên cứu này cung cấp những gợi ý và phương pháp để cải thiện hiệu quả kinh doanh trực tuyến thông qua TikTok Điều này hỗ trợ các doanh nghiệp gia tăng khả năng cạnh tranh và thích ứng với môi trường kinh doanh hiện đại.

Thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam: Việt Nam đang trở thành một thị trường thương mại điện tử tiềm năng, và nghiên cứu này đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển của lĩnh vực này Bằng cách khám phá tiềm năng của TikTok và đề xuất các phương pháp áp dụng, nghiên cứu này có thể tạo ra sự lan tỏa và khuyến khích các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia vào thương mại điện tử tại Việt Nam

6 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu thì đề tài được kết cấu bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thương mại điện tử thông qua nền tảng Tiktok của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Chương 2: Tình hình phát triển thương mại điện tử của các doanh nghiệp thông qua nền tảng tiktok tại Việt Nam

Trang 9

Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng tiktok vào phát triển thương mại điện tử của các doanh nghiệp tại Việt Nam

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬTHÔNG QUA NỀN TẢNG TIKTOK CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT

NAM.1.1 Tổng quan về thương mại điện tử

1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử

Khái niệm về thương mại điện tử ngày nay được khái niệm khá đa dạng và phong phú như: Thương mại điện tử được định nghĩa là việc giao hàng hóa, dịch vụ, thông tinvà thanh toán thông qua mạng máy tính hoặc qua thiết bị điện tử khác (Turban etal.,2006).Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việcsản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa:“Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet” Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện tử Theo Ủy ban châu Âu: “Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến) Thật ngữ bao gồm việc đặt hàngvà dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công.”

1.1.2 Khái niệm sàn thương mại điện tử tiktok shop

TikTok Shop là một gian hàng được tích hợp trên nền tảng của TikTok, hoạt độnggiống như một sàn TMĐT Khi người dùng xem video sẽ hiện trực tiếp link mua hàngtrên đó Người dùng chỉ cần click là có thể mua hàng mà không cần phải thoát ra khỏiứng dụng Các sản phẩm của người bán được giới thiê Žu cho người dùng TikTok thôngqua video, livestream và Tab giới thiệu sản phẩm nổi bâ Žt trong trang hồ sơ của họ.5

Người mua sẽ tìm thấy đầy đủ thông tin chi tiết của sản phẩm như các sàn TMĐT về giá,lượt đánh giá, lượt mua v.v Đây là E-commerce platform mới tích hợp

Trang 10

vào ứng dụngTikTok dành cho tất cả người dùng, những người đã đang và sẽ dùng TikTok

1.1.3 Sự ra đời và phát triển của sàn thương mại điện tử tiktok shop

TikTok ra mắt TikTok Shop đầu tiên trên Douyin Đến nay đã hoạt động cực kỳ hiệuquả và trở thành nguồn doanh thu quan trọng bậc nhất của nền tảng này tại Trung Quốc.Sau đó, Tik Tok Shop được mở tại Indonesia vào 15/4/2021 Indo là thị trường lớnnhất Đông Nam Á và cũng thường là nơi thử nghiệm tính mới trước khi triển khai trêntoàn bộ Đông Nam Á Nối tiếp bước thử nghiệm, Tik Tok Shop tại thị trường US/UKđược mở vào tháng 9/2021, được kết nối với Shopify – một nền tảng TMĐT rất phổ biếntại đây để giúp chủ doanh nghiệp quản lý bán hàng hiệu quả: quản lý kho, đơn hàng, sảnphẩm, kênh bán hàng… Mô hình liên kết này rất có thể sẽ không phù hợp với thị trườngViệt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung Khả năng cao là Tiktok ShopViệt Nam sẽ đi theo mô hình Indo/ Trung Quốc

1.1.4 Mô hình vận hành của tiktok shop

- Về người bán: Bạn cần đăng ký kinh doanh hoặc chủ hộ kinh doanh cá thể - Về vấn đề đăng sản phẩm: Bạn đăng sản phẩm với ảnh và mô tả tương tự như trêncác sàn TMĐT khác Hệ thống TikTok Seller Center đã cập nhật tương đối đầy đủ các chức năng và đang tiếp tục bổ sung các công cụ hữu ích khác trong tương lai - Về thanh toán: Với tính chất thu phí dựa trên đơn hàng thành công, TikTok không chấp nhận thanh toán khi nhận hàng (thanh toán COD) Khi muốn mua hàng, người phải cần chuyển tiền vào hệ thống của TikTok trước và sau khi bị trừ đi các khoản phí thì số tiền cuối cùng mới có thể chuyển tới người bán Hiểu được việc không cho phép thanh toán COD sẽ tạo ra bất lợi lớn khi tiếp cận khách hàng tại Việt Nam, TikTok đã cố gắng bổ sung thêm nhiều phương thức thanh toán thay thế như trả qua thẻ, sử dụng ví điện tử,

- Về vận chuyển: Tương tự như các sàn TMĐT, các đối tác vận chuyển sẽ tới kho của nhà bán hàng để lấy hàng và giao tới người mua Đơn vị vận chuyển đang hỗ trợ chính cho TikTok Shop tại Việt Nam là J&T Express.Nền tảng TikTok đóng vai trò là đơn vị trung gian điều phối hoạt động giao nhận của người mua, người bán Chính vì thế, TikTok sẽ thu phí nền tảng tính vào số tiền thanh toán của khách hàng Hiện tại, phần trăm phí nền tảng ban đầu của TikTok Shoptại Việt Nam là 1%

1.2 Vai trò và nội dung của vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

1.2.1.1 Mở rộng quy mô thị trường

Trang 11

Tác động lớn nhất của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp là giúp công ty tiếp cận thị trường dễ hơn Khi kinh doanh thương mại điện tử, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng mở rộng thị trường tại nhiều khu vực khác nhau mà không cần tốn chi phí, nguồn lực để xây dựng các văn phòng, cửa hàng kinh doanh như thương mại truyền thống Hơn nữa, thời gian để mở rộng sang các thị trường mới cũng nhanh hơn Thay vì phải mất nhiều thời gian để tìm nguồn lực, xây dựng văn phòng mới thì công ty có thể xây dựng và nâng cấp cửa hàng online nhắm đến các đối tượng đó.

1.2.1.2 Tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và giúp doanh nghiệp đễ dàng tiếp cận khách hàng

Khi kinh doanh thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiết kiệm các loại chi phí như Marketing, sản xuất, phân phối, lưu kho, chi phí giao dịch

Ngoài ra, công ty có thể kết nối với khách hàng thường xuyên, nâng cao và củng cố quan hệ khách hàng, cập nhật thông tin sản phẩm và doanh nghiệp nhanh chóng Hơn nữa, doanh nghiệp cũng dễ trao đổi và giao dịch các sản phẩm âm nhạc, hình ảnh dưới dạng số hóa.

Với thương mại điện tử, doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua website và các hình thức marketing online khác như chạy quảng cáo, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO),… Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tăng doanh thu

1.2.2 Nội dung vấn đề nghiên cứu

a Mục tiêu

Đối với người bán: Mục tiêu của TikTok là cung cấp một nền tảng quảng cáo mạnh mẽ và hiệu quả để các nhãn hàng và doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng TikTok mong muốn giúp người bán xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng cường doanh số bán hàng và tạo sự kết nối sâu hơn với khách hàng.

Đối với người mua: Mục tiêu của TikTok là cung cấp cho người dùng một trải nghiệm mua sắm độc đáo và tương tác thông qua các nội dung sáng tạo TikTok mong muốn mang đến cho người mua cơ hội khám phá và mua sản phẩm từ các nhãn hàng,

Trang 12

doanh nghiệp và người bán trên nền tảng, tạo ra sự kết nối và cung cấp giá trị cho người dùng

b Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

TikTok muốn trở thành một nền tảng mạng xã hội hàng đầu, nơi mọi người có thể tạo, chia sẻ và khám phá nội dung sáng tạo TikTok mong muốn trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mọi người, mang đến niềm vui và sự kết nối trong cộng đồng toàn cầu.

Đối với người bán: Sứ mệnh của TikTok là giúp các nhãn hàng và doanh nghiệp xây dựng mạng lưới tiếp thị hiệu quả, tạo nội dung sáng tạo và tương tác với khách hàng một cách độc đáo và gần gũi.

Đối với người mua: Sứ mệnh của TikTok là cung cấp một trải nghiệm mua sắm tương tác, hấp dẫn và cá nhân hóa cho người dùng TikTok mong muốn mang đến niềm vui và sự khám phá thông qua việc tìm kiếm, khám phá và mua sắm các sản phẩm từ các người bán trên nền tảng

Giá trị cốt lõi:

-Sáng tạo: TikTok đề cao sự sáng tạo và khuyến khích người dùng tạo ra nội dung mới mẻ, độc đáo và gây chú ý để thu hút sự quan tâm của người khác.

-Kết nối: TikTok tạo ra một cộng đồng kết nối mạnh mẽ, cho phép người dùng giao tiếp, tương tác và chia sẻ với nhau thông qua nội dung và video.

-Giải trí: TikTok mang đến cho người dùng trải nghiệm giải trí thú vị và đa dạng thông qua các video ngắn, âm nhạc và nội dung gây cười.

-Khám phá: TikTok cung cấp cho người dùng cơ hội khám phá nội dung mới, xu hướng và sản phẩm từ các người dùng và người bán trên nền tảng.

Trang 13

1.2.3 Các dịch vụ Tiktok cung cấp ( Truyền thông,Tiktok Shop, Affliate marketing,…)

- Tạo và chia sẻ video ngắn: TikTok cho phép người dùng tạo và chia sẻ video ngắn với độ dài tối đa 60 giây Người dùng có thể thêm hiệu ứng âm nhạc, bộ lọc, sticker và các tính năng sáng tạo khác để tạo ra nội dung độc đáo và hấp dẫn.

- Khám phá và theo dõi nội dung: TikTok cung cấp cho người dùng khả năng khám phá và theo dõi nội dung từ các người dùng khác thông qua trang "For You" (Dành cho bạn) Hệ thống gợi ý của TikTok sẽ hiển thị video dựa trên sở thích và hành vi của người dùng.

- Livestreaming: TikTok cho phép người dùng thực hiện video trực tiếp trên nền tảng của họ Điều này cho phép người dùng kết nối và tương tác trực tiếp với khán giả của mình, gửi tin nhắn và nhận phản hồi trực tiếp trong quá trình truyền trực tiếp.

- Tạo và tham gia thử thách: TikTok thường xuất hiện với các thử thách và xu hướng nổi tiếng Người dùng có thể tạo và tham gia các thử thách, đóng vai và tạo nội dung sáng tạo liên quan đến các xu hướng hiện tại trên nền tảng.

- Mua sắm trực tuyến: TikTok đã mở rộng tính năng mua sắm trực tuyến trên nền tảng của họ Người dùng có thể khám phá và mua các sản phẩm từ các nhãn hàng và người bán trên TikTok, trực tiếp từ các video và quảng cáo liên quan.

- Quảng cáo và tiếp thị: TikTok cung cấp các dịch vụ quảng cáo và tiếp thị cho các nhãn hàng và doanh nghiệp Các nhãn hàng có thể chạy quảng cáo trên TikTok để tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng.

1.2.5 Chính sách và mô hình kinh doanh của Tiktok ( Mô hình về doanh thu về phí đăng ký, phí giao dịch, chi phí bán hàng, phương thức thanh toán đối với người tiêu dùng, )

Quảng cáo và tiếp thị:

TikTok cung cấp các dịch vụ quảng cáo trên nền tảng của họ cho các nhãn hàng và doanh nghiệp Các nhãn hàng có thể chạy quảng cáo trên TikTok thông qua các hình thức như quảng cáo video, quảng cáo banner, quảng cáo bổ sung và quảng cáo thương hiệu.

Trang 14

Đối với quảng cáo, TikTok sử dụng mô hình trả phí dựa trên hiệu suất, ví dụ như trả theo số lượt tương tác (như lượt xem, lượt tương tác, lượt chia sẻ) hoặc trả phí dựa trên thời lượng quảng cáo (như trả theo giây hoặc trả theo chu kỳ quảng cáo).

Giao dịch thương mại điện tử:

TikTok đã mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cách cung cấp tính năng mua sắm trực tuyến trên nền tảng của họ Người bán có thể tạo cửa hàng trên TikTok và bán sản phẩm của mình trực tiếp cho người dùng.

TikTok có thể thu phí hoặc tính phí một phần doanh thu từ các giao dịch thương mại trên nền tảng của họ Điều này có thể bao gồm phí giao dịch, phí bán hàng hoặc phí đăng ký cho các dịch vụ và tính năng liên quan đến bán hàng.

Đối tác và hợp tác:

TikTok có thể hợp tác với các đối tác ở nhiều lĩnh vực, bao gồm cả nhãn hàng, nghệ sĩ, ngôi sao và nội dung sáng tạo Hợp tác này có thể bao gồm các giao kèo quảng cáo, các sự kiện tài trợ và các hoạt động tiếp thị khác.

TikTok có thể thu phí hoặc chia sẻ doanh thu từ các hoạt động hợp tác như quảng cáo tài trợ, giao kèo quảng cáo và các dịch vụ liên quan đến hợp tác.

Phương thức thanh toán đối với người tiêu dùng:

TikTok hỗ trợ các phương thức thanh toán trực tuyến thông qua ví điện tử và các dịch vụ thanh toán trực tuyến khác Các phương thức thanh toán thông thường có thể bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử và các phương thức thanh toán trực tuyến khác.

1.2.6 Lợi ích của của việc phát triển thương mại điện tử thông qua nền tảng Tiktok

- Mở rộng khả năng tiếp cận thị trường: TikTok có một cộng đồng người dùng rộng lớn, cho phép các doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng - Tăng cường tương tác và tương tác cá nhân: TikTok cung cấp các tính năng tương tác độc đáo, giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng và xây dựng quan hệ cá nhân.

- Quảng cáo sáng tạo và thu hút: TikTok cung cấp các công cụ và tính năng quảng cáo sáng tạo, giúp doanh nghiệp nổi bật và thu hút sự chú ý của người dùng.

- Tạo ra trải nghiệm mua sắm tương tác: TikTok Shop cho phép người dùng mua sắm trực tuyến trên nền tảng, tạo ra trải nghiệm mua sắm thuận tiện và tương tác - Tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ: TikTok là một nền tảng phổ biến đối với các nhóm khách hàng trẻ tuổi, cho phép các doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với đối tượng này.

Trang 15

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁCDOANH NGHIỆP THÔNG QUA NỀN TẢNG TIKTOK TẠI VIỆT NAM2.1 Tổng quan về thị trường Tiktok 2024

Năm 2023 đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của TikTok và TikTok Shop Theo báo cáo của We are Social và Meltwater về Digital 2023, TikTok có 49,86 triệu người dùng từ 18 tuổi trở lên tại Việt Nam vào đầu năm 2023 Quảng cáo TikTok đã tiếp cận 68,9% tổng số người lớn từ 18 tuổi trở lên Theo Metric, quý 1-2023, TikTok Shop chỉ kém Lazada 3,5% doanh thu Và đến quý 2-2023, TikTok Shop vươn lên vị trí thứ 2 chỉ sau Shopee với mức doanh thu 16.300 tỷ đồng và 117 triệu sản phẩm bán ra.

Theo dữ liệu thống kê toàn cầu, Gen Z hiện đang sử dụng TikTok thường xuyên hơn TikTok là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất vào năm 2023 với 3.5 tỷ lượt tải xuống Vượt xa ứng dụng đứng thứ hai là Instagram với 1.47 tỷ lượt tải xuống Đứng thứ ba là Facebook với 1 tỷ lượt tải xuống Trung bình một tháng TikTok có hơn 1 tỷ người sử dụng.

Thời gian hoạt động cao nhất: Tuy không phải là ứng dụng được sử dụng nhiều nhất Nhưng TikTok là ứng dụng có thời gian sử dụng trung bình hàng ngày cao nhất Cụ thể, trung bình lượng thời gian hoạt động của người dùng trên TikTok đạt 54 phút mỗi ngày Có thể thấy, TikTok gần gấp hai lần Facebook với 31 phút/ngày và hơn hai lần Twitter với 34 phút/ngày.

Với lợi thế là nội dung video ngắn và nối tiếp nhau, TikTok vô cùng thành công trong việc giữ chân người dùng hoạt động liên tục trên ứng dụng Ở góc độ của người làm marketing, đây là một lợi thế vì khi người dùng hoạt động càng lâu, tần suất tiếp cận được tới quảng cáo càng tăng cao.

2/3 Thời lượng sử dụng điện thoại của người dùng Việt chỉ dành cho 5 ứng dụng là Facebook, Zalo, TikTok, Messenger và YouTube Trong đó, ứng dụng TikTok đứng vị trí thứ 5 trong danh sách các ứng dụng đang được người Việt Nam ưa chuộng nhất.

Trang 16

2.2 Thực trạng ứng dụng nền tảng Tiktok vào việc phát triển thương mại điện tửcủa các doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại số hóa ( Vinamilk, lazada, shopee, samsung,

2.2.1 Khảo sát về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam

a Vingroup

1 Tạo nội dung sáng tạo và thu hút:

Vingroup tạo ra các video ngắn, vui nhộn và phù hợp với thị hiếu của người dùng TikTok.

Các video thường có nội dung về các sản phẩm, dịch vụ của Vingroup, hoặc các hoạt động của tập đoàn.

Vingroup cũng hợp tác với các influencer trên TikTok để tạo ra các video quảng bá thương hiệu.

2 Sử dụng các hashtag challenge:

Vingroup tổ chức các hashtag challenge để khuyến khích người dùng TikTok tham gia và tạo ra nội dung về thương hiệu.

Các hashtag challenge thường có giải thưởng hấp dẫn để thu hút người tham gia.

Ví dụ, Vingroup đã tổ chức hashtag challenge #VinFastPresident với giải thưởng là một chiếc xe VinFast President.

3 Quảng cáo trên TikTok:

Vingroup sử dụng các công cụ quảng cáo của TikTok để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Các quảng cáo của Vingroup thường được hiển thị ở đầu trang chủ hoặc trong luồng video của người dùng.

Vingroup cũng sử dụng các quảng cáo dạng influencer để tăng độ tin cậy và thu hút người dùng.

4 Livestream trên TikTok:

Vingroup tổ chức các buổi livestream để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc các hoạt động của tập đoàn.

Các buổi livestream thường có sự tham gia của các influencer hoặc người nổi tiếng.

Livestream giúp Vingroup tương tác trực tiếp với khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.

Kết quả:

- Nhờ sử dụng TikTok hiệu quả, Vingroup đã đạt được những kết quả ấn tượng:

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:37

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w