1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tiểu luận kết thúc môn học tâm lý học quản lý

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 201,56 KB

Nội dung

Nhân cách là một hệ thống bền vững các đặc điểm có ý nghĩa xã hội đặc trưngcho cá nhân với tư cách là một thành viên của xã hội hay một cộng đồng nào đó.Nhân cách người lãnh đạo, quản lý

lOMoARcPSD|39107117 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ (Học kỳ I, Năm học 2022-2023) GVHD : TS Nguyễn Hồng Phan Họ và tên sinh viên : Trần Ngọc Điệp Mã số sinh viên : 2156250031 Tp Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2022 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Mục Lục CÂU 1: Hãy nêu và phân tích nhân cách của người lãnh đạo, quản lý (hoặc phong cách lãnh đạo)? Từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho người lãnh đạo, quản lý trong nhà trong nhà trường hiện nay? CÂU 2: Hãy nêu và phân tích động cơ làm việc (hoặc các hiện tượng tâm lý xã hội cơ bản) của người lao động (Giáo viên, giảng viên, nhân viên, )? Từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho người lãnh đạo, quản lý trong nhà trường hiện nay? 2 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 CÂU 1: Hãy nêu và phân tích nhân cách của người lãnh đạo, quản lý (hoặc phong cách lãnh đạo)? Từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho người lãnh đạo, quản lý trong nhà trong nhà trường hiện nay? Người lãnh đạo, quản lý trong thời buổi thị trường phát triển hiện nay không chỉ đơn giản là biết cách sắp xếp, quản lý quy trình hay là biết cách đối xử với cấp dưới của mình sao cho phù hợp mà nhân cách của người quản lý còn được đề cao lên trên cả Nhân cách là một hệ thống bền vững các đặc điểm có ý nghĩa xã hội đặc trưng cho cá nhân với tư cách là một thành viên của xã hội hay một cộng đồng nào đó Nhân cách người lãnh đạo, quản lý là toàn bộ những đặc điểm, phẩm chất tâm lý cá nhân quy định giá trị, địa vị xã hội và hành vi quan hệ xã hội của người lãnh đạo, quản lý Nhân cách của người lãnh đạo, quản lý không những mẫu mực hoàn thiện hơn người dưới quyền mà họ còn phải thể hiện rõ vai trò định hướng, gương mẫu, có ưu thế ảnh hưởng tác động về nhiều mặt, biết tổ chức, tập hợp, lôi cuốn và thúc đẩy mọi người cùng hoàn thành nhiệm vụ Một số đặc điểm nhân cách của người lãnh đạo như: Tính thống nhất và bản chất xã hội của nhân cách người lãnh đạo, quản lý: là sự thống nhất giữa lý trí và tình cảm, giữa đạo đức và tài, giữa bản lĩnh và sự thích ứng, giữa hành vi bản năng và hành vi xã hội, giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân, giữa chủ thể lãnh đạo và đối tượng lãnh đạo Tính ổn định và phát triển của nhân cách người lãnh đạo, quản lý: Tính ổn định gắn liền với toàn bộ cuộc đời hoặc từng giai đoạn phát triển của con người, các phẩm chất của nhân cách, các kiểu hành vi phong cách ứng xử, hoạt động được hình thành trong một thời gian dài thường ổn định với các quan hệ xã hội, nếp sống, chế độ sinh hoạt, làm việc ổn định Tính tích cực và chủ động: Nhân cách của người lãnh đạo quản lý càng phải thể hiện rõ tính tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức, cải tạo xã hội Tính giao lưu và tự chủ: Trong hoạt động tập thể và giao lưu, mẫu hình nhân cách của người lãnh đạo, quản lý càng được mọi người chú ý thì tính tự chủ gương mẫu càng có ý nghĩa và mỗi người nhận ra mình, tự hoàn thiện mình theo những chuẩn mực của xã hội quy định Nhân cách chỉ có thể được hình thành thông qua quá trình giao lưu, giao tiếp trong một xã hội cụ thể 3 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Nghiên cứu “Giáo trình tâm lý học quản lý” - PGS TS Vũ Dũng cho ta những phẩm chất và năng lực cần thiết của người lãnh đạo, quản lý bao gồm: Thể lực khỏe mạnh và tinh thần minh mẫn: Chúng ta đều biết điều kiện sức khỏe ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc của con người Người quản lý cũng vậy, hoạt động lãnh đạo, quản lý là hoạt động sử dụng nhiều đến lao động trí óc vì vậy người quản lý phải có một sức khỏe dồi dào, cường tráng sẽ làm cho người lãnh đạo làm việc với một tâm trạng tích cực, sảng khoái Từ đó, hiệu quả cong việc sẽ cao và hiệu quả hơn Năng lực xác định mục tiêu và định hướng hoạt động của tổ chức: đối với bất cứ người lãnh đạo giỏi nào đều phải xác định được mục tiêu và phương hướng hoạt động của tổ chức Người lãnh đạo là người hiểu rõ hơn ai hết và hiểu ở mức sâu sắc là mình cần phải làm gì, cần phải đi đến đâu? Người lãnh đạo cần phải biết lựa chọn, xác định chính xác đối tượng, mục tiêu hay nhiệm vụ mà tổ chức của mình phải thực hiện Trí tuệ năng động: Trí tuệ giúp người lãnh đạo có khả năng phân tích tình huống một cách chính xác, khả năng giải quyết các tình huống xuất hiện một cách kịp thời, cũng như khả năng thích nghi với sự biến đổi của xã hội Lòng nhiệt tình: Lòng nhiệt tình giúp các cá nhân có thể chịu đựng được những gian khổ, có quyết tâm vượt qua những khó khăn, trở ngại và đặc biệt đối với người lãnh đạo, lòng nhiệt tình có thể lan truyền và ảnh hưởng đến những người dưới quyền Năng lực quan sát: Đây là phẩm chất mang lại cho người lãnh đạo, quản lý cái nhìn tổng quát, toàn diện và khi có cái nhìn tổng quát người lãnh đạo có thể: Đưa ra chiến lược, phương hướng và kế hoạch phát triển tổ chức mang tính dài hạn hơn, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội; Thấy được những mặt mạnh và mặt yếu của các bộ phận, cũng như mỗi cá nhân trong tập thể của mình từ đó có những biện pháp khắc phục mặt yếu và phát huy những ưu điểm của họ; Gần mọi người hơn, sâu sát mọi người hơn và khi đó tiếng nói của anh ta sẽ có hiệu quả hơn vì nó phù hợp với các thành viên trong tập thể, nó không quan liêu và duy ý chí; Nhìn thấy những kết quả mà những người thừa hành sẽ đạt được, cũng như những hậu quả có thể xảy ra; Giúp người quản lý nhìn nhận được tổng thể sự vận hành của các bộ phận trong tổ chức, những mắc xích yếu nhất trong sự vận hành đó có thể điều chỉnh và khắc phục; Thấy được những mâu thuẫn nảy sinh hoặc có thể nảy sinh trong tổ chức 4 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Tính quyết đoán: Thể hiện qua những quyết định quản lý, giúp người quản lý ra những quyết định kịp thời trong thời điểm cần thiết Người lãnh đạo quyết đoán là người không chùn bước trước mọi khó khăn, gian khổ Nó giúp người lãnh đạo thực hiện các quyết định đến cùng, nhất là các quyết định quản lí có ý nghĩa đối với chiến lược phát triển của tổ chức, đối với việc giải quyết những vấn đề quan trọng hay những vấn đề mang tính thời cơ của tổ chức Thành thạo về chuyên môn: Ở đây không chỉ nói tới sự am hiểu chuyên môn bình thường mà sự am hiểu sâu sắc về chuyên môn Đó là một yêu cầu đối với người lãnh đạo của một tổ chức Ở đây không chỉ nói tới sự am hiểu chuyên môn bình thường mà sự am hiểu sâu sắc về chuyên môn Đó là một yêu cầu đối với người lãnh đạo của một tổ chức Lòng nhân ái đối với mọi người: Lòng nhân ái của người lãnh đạo thường dễ thể hiện trong các nhóm nhỏ, trong phạm vi hẹp Đối với các tổ chức có quy mô càng lớn thì lòng nhân ái và tình yêu thương với cấp dưới của người lãnh đạo càng khó thể hiện, khó có điều kiện bộc lộ lòng nhân ái thể hiện ở chỗ người lãnh đạo biết nhìn nhận các vấn đề, trước hết là các khiếm khuyết của những người dưới quyền với lòng vị tha, độ lượng Lòng vị tha, độ lượng của người lãnh đạo sẽ làm cho cấp dưới khâm phục, tự suy nghĩ, hối hận và từ đó quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, tận tụy làm việc tốt hơn hay trung thành hơn với người lãnh đạo hơn Lòng nhân ái, sự quan tâm đến mọi người là cơ sở của quyền lực của người lãnh đạo Điều đó có nghĩa là khi cá nhân đối xử nhân hậu, quan tâm, yêu thương người khác thì anh ta sẽ có quyền lực và sự ảnh hưởng đến những người này Tính trung thực: Người lãnh đạo bao giờ cũng mong muốn những người cấp dưới trung thực, trung thành, người cấp dưới cũng vậy luôn mong muốn và yêu cầu người lãnh đạo của mình trung thực Khi có tính trung thực, người lãnh đạo yên tâm hơn khi giao nhiệm vụ, quyền hành cho người cấp dưới, người cấp dưới thì tin tưởng vào cấp trên và quyền lợi của bản thân mình được đảm bảo trong tay người lãnh đạo Tính trung thực còn đảm bảo sự trung thành của người lãnh đạo với tập thể và của tập thể với cá nhân Vì vậy đây là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi Biết lắng nghe những người dưới quyền: Một người lãnh đạo không chỉ biết giao quyền hay sắp xếp chỉ đạo mọi thứ mà về giao tiếp, truyền đạt và thu nhận thông tin cũng là một kỹ năng cần được trau dồi Người lãnh đạo khi truyền đạt các chỉ thị, mệnh lệnh hay quyết định nào đó cũng cần phải quan tâm đến thái độ, phản ứng và 5 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 mức độ thực thi các chỉ thị, mệnh lệnh đó của họ Người lãnh đạo khi nhận được thông tin từ cấp dưới của mình cũng quan trọng không kém vì từ đó biết được tâm tư, nguyện vọng, thái độ, phản ứng của cấp dưới Một người lãnh đạo biết lắng nghe và nhìn thấu được những điều người dưới quyền muốn nói ra là một người lãnh đạo tâm lý và luôn được cấp dưới của mình yêu mến Kiên nhẫn và biết thuyết phục: Người xưa có dạy: “Dục tốc bất đạt”, một người lãnh đạo thì phải có trong mình đức tính kiên nhẫn và không quá khi nói đó là chìa khóa của sự thành công, “quân tử trả thù 10 năm chưa muộn”, một vị quân tử dành ra tận 10 năm để đạt được thành công đó không phải là phí thời gian, mà trong 10 năm đó vị quân tử đó kiên nhẫn học tập những điều mà mình còn thiếu sót để quay trở lại với một sự chuẩn bị tốt nhất để đánh bại kẻ thù, người lãnh đạo cũng vậy, làm gì cũng cần có sự suy tính kỹ càng, làm gì cũng phải kiên nhẫn chờ đợi, xem xét đầy đủ các khía cạnh khác nhau để đưa ra quyết định một cách chính xác chứ không bộp chộp đặc biệt là trong những tình huống giải quyết mâu thuẫn, xung đột Đặc biệt, trong giao tiếp với người dưới quyền thì khả năng thuyết phục cũng là một phẩm chất không thể thiếu Quản lý là một nghệ thuật, người quản lý là một nghệ nhân, người nghệ nhân này phải có trong tay kỹ năng thuyết phục, lôi kéo những cá thể khác nhau làm thành một tập thể cùng chung một mục đích, mục tiêu Người nghệ nhân này phải biết gắn kết những mảnh ghép khác biệt, những điểm nổi trội của mỗi cá thể lại với nhau để thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất Đánh giá khách quan và công bằng những người dưới quyền: Sự đánh giá của người lãnh đạo đối với những người dưới quyền là một công việc phức tạp và rất khó khăn Bởi vì, trong khi người lãnh đạo đánh giá về người khác thì anh ta luôn luôn bị các yếu tố tâm lý như yếu tố tri giác (nhìn nhận về người khác), cảm xúc, tình cảm cá nhân, định kiến cá nhân chen lấn vào làm cho sự đánh giá của 108 người lãnh đạo trở nên thiếu khách quan, méo mó và thiên vị Những yếu tố tâm lý cá nhân này thường xuất phát từ những quan hệ mang tính chất cá nhân giữa người lãnh đạo và những người dưới quyền Có thể nói đánh giá của người lãnh đạo đối với những người dưới quyền là một nghệ thuật - một nghệ thuật vì nó phải đảm bảo được sự khách quan, công bằng, vừa giữ được những tình cảm tự nhiên trong quan hệ người - người Sự đánh giá của người lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tâm trạng, thái độ, hành vi của những người dưới quyền và qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, đến bầu không khí tâm lý của tập thể Khi người lãnh đạo đánh giá công minh thì những người được đánh giá phấn khởi, tập thể đoàn kết thống nhất Khi con người 6 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 phấn khởi thì làm việc không biết mệt mỏi, có năng suất và hiệu quả cao Khi tập thể đoàn kết, thống nhất thì những khó khăn dễ dàng được khắc phục, mọi người sẽ làm việc với nhiều sáng kiến hơn Nghệ thuật sử dụng lời khen đối với cấp dưới: Không thể phủ nhận rằng lời khen chính là một liều thuốc tinh thần cực mạnh đối với mỗi người nhưng để sử dụng lời khen như nào cho hợp lý, không bị mất đi giá trị của nó thì đó lại là một nghệ thuật đối với người lãnh đạo Lời khen ngợi một cách chân thành của người lãnh đạo sẽ có tác dụng động viên, khuyến khích những người dưới quyền phấn khởi, làm việc hăng hái hơn, và giảm đi những khuyết điểm của họ Để thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, quản lý đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng, hình thành và hoàn thiện nhân cách của người quản lý Xuất phát từ vai trò, nhiệm vụ và đặc thù môi trường làm việc, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở phải là người hội đủ cả tài và đức Nhân cách càng phát triển thì phản ánh giá trị xã hội của cá nhân càng cao Để thực hiện tốt nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý cần tích cực hoàn thiện nhân cách để hội đủ các yếu tố cần thiết về đức và tài, phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội hiện nay 7 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 CÂU 2: Hãy nêu và phân tích động cơ làm việc (hoặc các hiện tượng tâm lý xã hội cơ bản) của người lao động (Giáo viên, giảng viên, nhân viên, )? Từ đó rút ra những kết luận cần thiết cho người lãnh đạo, quản lý trong nhà trường hiện nay? Động cơ là cái thúc đẩy hành động, gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu của người lao động, động cơ còn là nguyên nhân, cơ sở của sự lựa chọn hành động của các các nhân, tổ chức Động cơ có vai trò quan trọng, thúc đẩy người lao động tích cực và đạt kết quả lao động cao hơn Động cơ làm việc của người lao động khá đa dạng và xuất phát từ những nhu cầu khác nhau của mỗi cá nhân Khi nhu cầu gặp đối tượng và có điều kiện thỏa mãn thì trở thành động cơ của chủ thể Theo Trần Thị Minh Hằng (2011) động cơ của người lao động là cái thúc đẩy con người hoạt động Có hai loại động cơ: Động cơ mang tính chất hiểu biết; động cơ mang tính chất hoạt động Coi trọng hai loại động cơ này, trong quản lý phải làm cho người lao động nhận thức được động cơ hoạt động Trong tâm lý học phân loại: Động cơ bên trong là nằm bản thân hoạt động; động cơ bên ngoài là nằm ngoài hoạt động Trong hoạt động quản lý phải biết cách kích thích các yếu tố nằm ngay bên trong hoạt động như vậy mới thúc đẩy hoạt động của người lao động Trong công tác quản lý phải nắm và xây dựng được các mức độ xã hội: quy tắc, luật lệ, đạo đức, thói quen, Những định mức này được thể hiện dưới dạng các khuôn mẫu hành vi và cách ứng xử giữa con người với con người và với các giá trị đang vận hành trong xã hội; Phải làm cho con người hiểu được khả năng đích thực của mình; Tác động đến mục tiêu của hành động bằng cách làm cho người lao động thấy được đích mà mình phải vươn tới, có trình độ đúng đắn với đích đó Còn theo tác giả Vũ Dũng (2017) Động cơ là yếu tố thúc đẩy người lao động làm việc Động cơ điều chỉnh hành vi của người lao động Người lao động sẽ làm việc tích cực hay không tích cực, hào hứng hay không hào hứng, có trách nhiệm hay không có trách nhiệm tuỳ thuộc vào 8 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 việc người lãnh đạo phát hiện và hiện thực hóa động cơ làm việc của người lao động như thế nào Việc tìm hiểu để nắm được động cơ làm việc của người lao động và tạo điều kiện hiện thực hóa những động cơ chính đáng của họ là một yêu cầu trong hoạt động quản lý của người lãnh đạo Khi tìm hiểu về động cơ làm việc của người lao động, người lãnh đạo cần chú ý một số điểm sau: Động cơ làm việc của người lao động trong tổ chức là vô cùng phong phú và phức tạp, vì động cơ xuất phát từ nhu cầu của người lao động Khi nhu cầu gặp đối tượng và điều kiện thực hiện thì trở thành động cơ, mà nhu cầu của con người thì luôn luôn thay đổi Khi một nhu cầu được thoả mãn thì lại xuất hiện những nhu cầu khác Hệ thống nhu cầu ở con người là vô tận Chính vì vậy, ở mỗi người lao động có những động cơ làm việc khác nhau và ở các thành viên khác nhau thì động cơ cũng khác nhau Có cá nhân thì động cơ làm việc là để có thu nhập tốt, đảm bảo đời sống gia đình Có cá nhân thì làm việc để được thăng tiến, để có những vị trí quản lí nhất định trong tổ chức, để có được quyền lực và khẳng định vị thế của mình trong tổ chức Có những cá nhân làm việc tốt vì lòng tự trọng, vì danh dự của mình Đối với người lao động, trong những thời điểm khác nhau thì động cơ làm việc cũng khác nhau Khi một cá nhân mới vào cơ quan thì người đó làm việc tốt để gây thiện cảm với người lãnh đạo và mọi người, để học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ, về các kĩ năng làm việc Sau đó anh ta cố gắng làm việc để có thu nhập cao hơn, đảm bảo cuộc sống gia đình tốt hơn và đối với một số người thì để có vị trí trong hệ thống quản lí của tổ chức, để có quyền lực với người khác Điều quan trọng đối với người lãnh đạo là phải phát hiện ra được những động cơ bức xúc, quan trọng nhất đối với người lao động để giúp họ thực hiện nếu động cơ đó phù hợp với lợi ích của tổ chức và xã hội Trên cơ sở kế thừa quan điểm của A Maslow, Clayton P Alderfer (1969) cho rằng tất cả mọi người đều có các nhu cầu cơ bản, nên các nhà lãnh đạo, quản lý có thể tạo động cơ cho nhân viên thỏa mãn nhu cầu cơ bản, nên các nhà lãnh đạo, quản lý có thể tạo động cơ cho nhân viên thỏa mãn nhu cầu cá nhân A Maslow phan chia nhu cầu con người theo các thang đo từ thấp đến cao gồm: nhu cầu cơ bản sinh học, nhu cầu an toàn, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu tôn trọng và nhu cầu khẳng định bản thân Ông nhấn mạnh nhu cầu cho dù được thỏa mãn hay không cũng chi phối hành vi 9 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 của con người, trở thành cái thúc đẩy hoặc làm thay đổi hành vi, thái độ của con người Như vậy, có thể quan niệm, động cơ làm việc của giáo viên là những yếu tố có tính cá nhân thúc đẩy mỗi giáo viên tích cực làm việc để đạt được kết quả giáo dục/ thành tích tốt hơn, có tác động tích cực đến kết quả giáo dục của nhà trường Ngoài ra thì động cơ làm việc được hình thành từ việc các nhà trường quan tâm tới xây dựng môi trường sư phạm với các giá trị như văn minh, có văn hoá, thân thiện và hiệu quả trong dạy và học cũng là những động cơ khá phổ biến thúc đẩy giáo viên làm việc Một số động cơ chủ yếu của giáo viên mà cán bộ quản lý có thể đề ra như: môi trường làm việc (môi trường sư phạm văn minh, văn hóa, nề nếp, kỷ luật, trình độ tri thức cao); đồng nghiệp (gần gũi, chân tình, cùng chuyên môn, ); nghề nghiệp an toàn (công việc ổn định, ít nguy cơ sa thải, an toàn về tính mạng, ); Thời gian (làm việc giờ hành chính, có thời gian chăm sóc, giáo dục con cái, ); Phúc lợi (bảo hiểm, lương hưu, ); được tôn trọng (xã hội tôn trọng, học sinh yêu mến, gia đình ủng hộ, ); trợ cấp cho sinh viên ngành sư phạm, Kết luận: Giáo viên đa số mong muốn gắn bó với nghề, với nhà trường, với học sinh, động cơ thúc đẩy giáo viên làm việc do sự thừa nhận của xã hội về vai trò quan trọng của nghề dạy học và giáo viên nhận thức được sứ mệnh giáo dục thế hệ trẻ của mình Người quản lý cần nắm bắt, nhìn nhận đâu là nhu cầu của nhân viên từ đó tạo động lực, kích thích, động viên người lao động Đặc biệt trong thời buổi hiện nay, những trường hợp giáo viên bị bạo hành bởi phụ huynh càng làm cho nhiều người giáo viên nản lòng với mức thu nhập mặc dù ổn định nhưng bèo bọt Từ đó, người quản lý phải biết nắm bắt tâm lý của người lao động, khiến họ gắn bó và yêu thích hơn với nghề 10 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com) lOMoARcPSD|39107117 Tài liệu tham khảo Nguyễn, H T (2017, October 14) Rèn luyện, phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở hiện nay Tạp chí Tổ chức Nhà Nước Retrieved December 28, 2022, from https://tcnn.vn/news/detail/38107/Ren_luyen_phat_trien_nhan_cach_nguoi_ca n_bo_lanh_dao_quan_ly_cap_co_so_hien_nayall.html Nguyễn, T (n.d.) THỰC TRẠNG ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ LẦN THỨ NHẤT VỀ ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN, 534 - 543 Trần, H T M (2011) GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM Vũ, D (2007) GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC QUẢN LÍ Nhà Xuất bản Đại học Sư Phạm 11 Downloaded by ANH TRAM (bachvan13@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w