1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC

29 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tiểu Luận Kết Thúc Môn Môn Học: Quản Trị Học
Tác giả Phan Thành Nhân
Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Hữu Nhuận
Trường học Đại học UEH
Chuyên ngành Quản trị học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 373,57 KB

Nội dung

Vì thế lãnh đạo trở nên rất cần thiết, cần phải tạo ra các giá trị, chia sẻ,truyền thông mục tiêu đến với mọi người, tạo cảm hứng đến nhân viên vớimong muốn họ sẽ thực hiện cơng việc với

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ-MARKETING

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN

Trang 2

ĐỀ BÀI:“Các em hãy giải thích ý nghĩa từng mục (mục lớn và mục nhỏ) và giải thích mỗi quan hệ giữa các mục (mục lớn và mục nhỏ) của các chương sau đây theo tài liệu quản trị học của tác giả Richard L Daft:”

“ Chương 1: Quản trị trong thời kì bất ổn ”

“ Chương 2: Sự phát triển của các tư tưởng quản trị ”

“ Chương 3: Văn hoá công ty và môi trường ”

“ Chương 5: Đạo đức và trách nhiệm xã hội ”

Trang 3

CHƯƠNG 1: QUẢN TRỊ TRONG THỜI KỲ BẤT ỔN

Là chương đầu tiên của sách quản trị học Ở chương này sẽ cho chúng ta biết thế nào làquản trị, các chức năng và vai trò của quản trị được thể hiện như thể nào trong tổ chức.Hơn nữa chương này còn đề cập tới sự quản trọng quản trị trong thời kì bất ổn: cuộcsống, xã hội – kinh tế luôn thay đổi không ngừng và nhanh chóng vì thế nhà quản trị phảiđặt những công cuộc đổi mới lên hàng đầu, vì không đổi mới doanh nghiệp sẽ không thểtồn tại Chương 1 gồm có 9 mục lớn, trong đó 7 mục đầu sẽ cung cấp những định nghĩa,những kiến thức lý thuyết; 2 mục cuối sẽ là những lưu ý thục tế để áp dụng những kiếnthức đã học một cách tốt nhất

1 “Bạn đã chuẩn bị để trở thành một nhà quản trị?”

Mở đầu chương là một bảng câu hỏi kiểm tra cách tư duy và hướng đi của từng ngườithông qua các yếu tố giả định để xác định xem bản thân đã sẵn sàng để trở thành một nhàquản trị chưa Qua đó tác giả cũng đưa ra một nhận định là “những nhà quản trị thànhcông sẽ biết rằng hơn phân nửa thời gian của họ sẽ được sử dụng cho việc thiết lập mạnglưới làm việc và xây dựng các mối quan hệ.”

2 “Tại sao đổi mới là một vấn đề quan trọng.”

Tại thời điểm hiện nay, thị trường và nhu cầu của con người rất lớn và luôn luôn thayđổi Việc đổi mới ngày càng trở nên quan trọng hơn, nó có thể là sự đổi mới về sản phẩm,dịch vụ, hệ thống quả lý, quy trình sản xuất, nhằm giữ cho công ty luôn tồn tại, tăngtrưởng và thịnh vượng Dẫu biết rằng đổi mới không đảm bảo thành công chắn chắn,nhưng nếu tổ chức không đổi mới trong thời đại này thì chắc chắn sẽ không thể tồn tạitheo thời gian Tác giả đã đưa ra hai ví dụ rất thành công trong việc đổi mới và tạo độtphá là Twitter và Square Điểm chung dẫn đến thành công của hai công ty trên đó là sựhiệu quả của quản trị đổi mới, chính Jack Dorsey đã trọng những sáng kiến mới và quyếtđoán trong việc áp dụng đổi mới nhằm phá vỡ những nền tảng cũ Qua đó ta nhận thấyrằng, nhà quản trị phải có trách nhiệm giúp cho tổ chức của họ đổi mới, tìm ra lối đi đúngtrong bối cảnh bất ổn, không có dự đoán trước Đổi mới như là một mệnh lệnh mới, phầnlớn những nhà quản trị cấp cao đều cho rằng: đổi mới quan trọng hơn việc cắt giảm chiphí để có thể đạt được sự thành công về phương diện dài hạn, và một nhà quả trị có nănglực tư duy và hành động đổi mới là điều tiên quyết

3 “Định nghĩa về quản trị”

Trước khi tìm hiểu về cách thức nhà quản trị đổi mới tổ chức của họ, chúng ta cần phảitìm hiểu về những điều cơ bản về định nghĩa quản trị, ta sẽ tìm hiểu quản trị dưới khíacạnh là động từ Theo Peter Drucker, các nhà quản trị cần phải thiết lập các mục tiêu, tổchức hoạt động, động viên và truyền thông, đo lường công việc thực hiện, và phát triểncon người Các nhiệm vụ trên của nhà quản trị sẽ được thực hiện thông qua 4 chức năng,

Trang 4

gọi là chức năng quản trị: Hoạch đinh, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát; để hướng tới việcđạt được các mục tiêu của tổ chức theo cách có hiệu quả và hiệu suất cao.

4 “Các chức năng quản trị”

Với những kiến thức từ mục trước, ta biết được để thực hiện các nhiệm vụ quản trị, biếnnhững nguồn lực thành kết quả, nhà quản trị cần thông qua 4 chức năng quản trị là:Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát

o Hoạch định: là hoạt động lên kế hoạch của các nhà quản trị Các nhà quảntrị sẽ nhận dạng các mục tiêu thực hiện trong tương lai của tổ chức, quyếtđịnh công việc và sử dụng các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu

đề ra

o Tổ chức: sau khi hoàn thành hoạch định, kế hoạch và hướng đi của tổ chức

đã được định hướng, nhà quả trị sẽ tiếp tục với chức năng tổ chức Tổ chức

sẽ phản ánh cách thức, sự nỗ lực của tổ chức để hoàn thành kết hoạch thôngqua việc phân công các công việc, hợp nhóm các công việc và một bộ phận

và phân bổ các nguồn lực trong toàn bộ tổ chức một cách hợp lý nhất

o Lãnh đạo: là thể hiện việc sử dụng ảnh hưởng để động viên nhân viên đạtđược các mục tiêu của tổ chức, trong quá trình thực hiện kế hoạch sẽ gặpnhiều khó khăn, đặc biệt là sự nhiệt huyết và tinh thần làm việc của nhânviên Vì thế lãnh đạo trở nên rất cần thiết, cần phải tạo ra các giá trị, chia sẻ,truyền thông mục tiêu đến với mọi người, tạo cảm hứng đến nhân viên vớimong muốn họ sẽ thực hiện công việc với kết quả cao

o Kiểm soát: là chức năng cuối cùng của quản trị, là hoạt động giám sát hoạtđộng của nhân viên, tổ chức; xác định tổ chức có đi đúng hướng hay không;hay có cần phải điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết Các nhà quản trị có xuhướng đào tạo nhân viên và thực hiện hoạt động tự điều chỉnh

Cả 4 chức năng trên đều có sự liên kết rất chặt chẽ, các chức năng có thể được thựchiện tuần tự nhằm đạt được kết quả quản trị cao Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của

tổ chức, nhà quản trị luôn phải thực hiện cả 4 chức năng khi cần thiết để thay đổi và điềuhướng tổ chức dẫn đến thành công có hiệu quả và hiệu suất

5 “Thực hiện hoạt động của tổ chức”

5.1 Hiệu quả và hiệu suất của tổ chức

Từ định nghĩa của quản trị, là những hoạt động hướng tới việc đạt được các mục tiêucủa tổ chức theo cách thức hiệu quả và hiệu suất Đây là hai khía cạnh rất qua trọng vì nó

sẽ đánh giá sự thành công của nhà quản trị cũng như tổ chức đó Ngày nay thế giới ngàycàng đổi mới và phát triển, nhu cầu của con người càng cao vì thế các công việc khôngthể do một cá nhân thực hiện được mà cần phải thành lập những tổ chức để hoàn thànhnhững sứ mệnh đó Nhiệm vụ của tổ chức là rất lớn, trách nhiệm của nhà quả trị là lên kế

Trang 5

hoạch, điều khiển và phối hợp các nguồn lực của tổ chức để hoàn thành được các mụctiêu chung của tổ chức một cách hiệu quả và hiệu suất nhất

Hiệu quả của tổ chức thể hiện mức độ đạt được mục tiêu đã tuyên bố của tổ chức haymức độ thành công trong việc hoàn thành những gì mà tổ chức nỗ lực thực hiện Nó cóthể là những KPI sản xuất trong ngày của một nhà máy, hay sự đánh giá tốt của kháchhàng về sản phẩm của công ty là rất hữu dụng, đó chính là hiệu quả của tổ chức

Hiệu suất của tổ chức thể hiện mức độ nguồn lực đã sử dụng để đạt được mục tiêu của

tổ chức Nó được xác định dựa trên đo lường bao nhiêu lượng nguyên vật liệu, tiền bạc

và con người cần sử dụng để tạo ra sản lượng sản phẩm nhất định Ví dụ như những cảitiên mới giúp giảm thời gian tạo ra một đôi giày của nhà máy, hay các maketer tận dụng

sự sáng tạo của mình giúp công ty quả bá sản phẩm với chi phí thấp, hiệu suất mangtính cạnh trang rất cao giữa các tổ chức

Chi phí luôn là vấn đề của các nhà quản trị trong mọi tổ chức, việc cắt giảm chi phí cóthể là cho hiệu suất được tăng rất cao nhưng sẽ làm tổn hại để hiệu quả của tổ chức vàngày càng tệ hơn trong thời gian dài hạn Khi hiệu quả của tổ chức không được thực hiệnthì hiệu suất tổ chức cũng mất hết ý nghĩa, vì thế nhà quản trị luôn phải đảm bảo hiệu quảcủa tổ chức được hoành thành, song song với đó là không ngừng cải tiến, sáng tạo đểnâng cao hiệu suất Từ đó sẽ đạt được những mục tiêu của tổ chức theo hướng hiệu quả

và hiệu suất, từ đó đòi hỏi một nhà quản trị có kĩ năng tốt để có thể hoàn thành được tráchnhiệm lớn lao của mình

5.2 “Các kỹ năng quản trị”

Một nhà quản luôn đòi hỏi một loạt các kĩ năng vì tính chất công việc Tác giả đã gomcác kỹ năng đó thành 3 nhóm kĩ năng: kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan hệ con người và

kỹ năng chuyên môn Một nhà quản trị cần có đủ 3 nhóm kỹ năng trên để thực hiện được

4 chức năng quản trị, đảm bảo được công việc quản trị một cách hiệu quả

o Kỹ năng nhận thức: là thể hiện khả năng hiểu biết để xem xét tổ chức dướigóc nhìn tổng quát và các mối quan hệ giữa các bộ phận Kỹ năng nhậnthức rất cần thiết cho các nhà quản trị, đặc biệt là các nhà quả trị cấp cao

Vì phần lớn nhiệm vụ của họ sẽ là ra quyết định, phân bổ nguồn lực và địnhhướng đổi mới để tổ chức luôn phù hợp với thời đại, thị trường và cộngđồng Đó đều là những nhiệm vụ cần một tư duy ở tầm chiến lược, có quanđiểm tổng quát và dài hạn, phải nhận dạng, đánh gá và giải quyết các vấn

đề phức tạp

o Kỹ năng quan hệ con người: là khi nhà quản trị tiến hành công việc cùngvới và thông qua người khác để hoàn thành được công việc Kỹ năng đượcthể hiện qua cách thức mà nhà quản trị tương tác với người khác như độngviên, hỗ trợ, lãnh đạo, truyền thông và giải quyết các xung đột Ngày naytầm quan trọng của kỹ năng quan hệ con người ngày càng được đề cao ở

Trang 6

mọi cấp bậc quản trị vì xây dựng các tốt mối quan hệ với con người sẽ khơidậy được sức mạnh tiềm ẩn của tổ chức, vì con người chính là thành phầnchính của tổ chức.

o Kỹ năng chuyên môn: kỹ năng thể hiện sự thông hiểu và thành thạo trongviệc thực hiện các công việc Kỹ năng này bao gồm sự thông hiểu về kiếnthức chuyên biệt, khả năng phân tích và kĩ thuật phương pháp để giải quyếtvấn đề trong một lĩnh vực Kỹ năng thường được nhấn mạnh ở các nhàquản trị cấp cơ sở và sẽ giảm dần khi được đề bạt lên các cấp quản trị caohơn, khi những kỹ năng quan hệ con người và kỹ năng nhận thức sẽ cầnthiết đối với tính chất công việc của những nhà quản trị cấp cao hơn Việccan thiệp nhiều vào chuyên môn sẽ làm cho người nhân viên, những nhàquản trị cấp cơ sở có chuyên môn vững giảm hiệu quả trong công việc, hơnthế nữa những nhà quản trị cấp cao hơn sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ củamình nếu vẫn can thiệp nhiều vào chuyên môn

Nhà quản trị cần phải có đủ 3 nhóm kỹ năng trên, dù cho ở mỗi cấp quản trị đều nhấnmạnh vào nhóm kỹ năng khác nhưng không thể mất đi một kỹ nào Mỗi kỹ năng đều cầnthiết cho một nhà quản trị, vận dụng không tốt hay thiếu hụt ở một nhóm kỹ năng có thểdẫn tới những sai lầm, thất bại của việc quản trị

5.3 “Khi thất bại trong việc sử dụng các kỹ năng.”

Trách nhiệm của nhà quản trị rất lớn, luôn bị áp đè nặng và đứng trên sự chông chênh

Vì thế họ cần phải tận dụng tất cả các kĩ năng và năng lực của họ để đảm bảo tổ chức điđúng hướng và các quyền lợi của các đối tác hữu quan Những nghiên cứu gần đây chothấy đa số những thất bại trong quản trị đều từ việc không vận dụng tốt kỹ năng quan hệcon người, những nhà quản trị này không thể tạo ra các mối quan hệ tốt với nhân viên,hay khả năng tạo ra sự hợp tác và làm việc nhóm; không làm rõ được phương hướng và

kỳ vọng về kết quả vì truyền thông kém Đặc biệt trong bối cảnh bất ổn, những thay đổinhanh chóng của thế giới, những cuộc khủng hoảng luôn là mối đe doạ lớn sẽ nhanhchóng nhấn chìm tổ chức nếu nhà quản trị không lắng nghe nhân viên, khách hàng, tạocác mối quan hệ tốt trong tổ chức

6 “Phân loại nhà quản trị”

Quản trị là một công việc rất khó khăn và một tổ chức để hoạt động tốt thì một nhàquản trị không thể là được điều đó, vì thế cần có phải có một hệ thống quản trị gồm nhiềunhà quản trị và phân loại các nhà quản trị Đây cũng là một cách nâng cao công việc quảntrị cũng như hạn chế được các thất bại trong việc sử dụng các kỹ năng quản trị Mỗi côngviệc của các cấp quản trị là khác nhau, họ có trach nhiệm cho các nhiệm vụ ở các bộ phậnhay phòng ban khác nhau, từ đó việc sử dụng các kỹ năng quản trị để thực hiện các chứcnăng quản trị như hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát được thực hiện với các mức

độ khác nhau hay có thể gọi là chuyên môn hoá rõ ràng hơn, giúp cho việc quản trị tổchức được nâng cao

Trang 7

6.1 “Phân loại nhà quản trị theo chiều dọc”

Đây là hệ thống cấp bậc quản trị truyền thống và cơ bản Gồm có 3 cấp: cấp đầu tiên làcác nhà quản trị cấp cơ sở, cấp tiếp theo là nhà quản trị cấp trung, và cao nhất là nhà quảntrị cấp cao:

o Nhà quản trị cấp cao: nằm trên đỉnh của hệ thống quản trị sẽ chịu tráchnhiệm về hoạt động của toàn bộ tổ chức Nhiệm vụ của các nhà quản trị cấpcao là thiết lập các mục tiêu, xác định các chiến lược để đạt được các mụctiêu đã đề ra, giám sát và giải thích môi trường bên ngoài và ra quyết địnhảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức Họ luôn có cái nhìn dài hạn và quan tâmđến khuynh hướng của môi trường tổng quát, mức độ sử dụng kĩ năng nhậnthức để thực hiện chức năng hoạch định là cao Nhà quản trị cấp cao sẽđịnh hình văn hoá và truyền đạt tầm nhìn phát triển cho mọi người trong tổchức, giúp tổ chức thực hiện đổi mới kịp thời với tốc độ thay đổi của thịtrường

o Nhà quản trị cấp trung: chịu trách nhiệm cho hoạt động của những đơn vịkinh doanh và các bộ phận chủ yếu Nhiệm vụ của họ là triển khai các chiếnlược của các nhà quản trị cấp cao đến với các phong ban Họ sẽ quan tâmđến các kế hoạch trong tương lai gần, thực hiện các công việc như liên kếcác nhóm và phân bổ nguồn lực cũng như giám sát các công việc đangđược thực hiện Vì thế chức năng tổ chức và kiểm soát của các nhà quản trịcấp trung sẽ được nhấn mạnh nhiều hơn các chức năng còn lại Ngày naynhiều tổ chức cắt giảm cấp quan trị trung gian này nhờ cải thiện được năngsuất quản trị cũng như sự phát triển trong công nghệ, việc rút gọn hệ thống

sẽ giúp cho thông tin từ nhà quản trị cấp cao xuống cấp cơ sở và ngược lạinhanh hơn, giúp tổ chức nâng cao được tốc độ đổi mới

o Nhà quản trị cấp cơ sở: sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động sản xuấthàng hoá và dịch vụ Công việc của họ là thực hiện các quy định và quytrình để nâng cao hiệu suất công việc, cung cấp hỗ trợ về chuyên môn vàđộng viên nhân việc thực hiện công việc Họ thường có tầm nhìn ngắn hạn

và tập trung hoàn thành các mục tiêu hàng ngày Là nhà quản trị gần vớinhân viên nhất nên công việc của họ sẽ bao gồm cả hướng dẫn và hỗ trợ cácnhân viên về chuyên môn, đảm bảo công việc đúng với chính sách của tổchức

6.2 “Phân loại nhà quả trị theo chiều ngang”

Kiểu phân loại sẽ hỗ trợ cho tính chặt chẽ của kiểu phân loại theo chiều dọc Phân loạinhà quản trị theo chiều ngang, sẽ có nhiều nhà quản trị chức năng đảm nhận thực hiệnmột chức năng đơn lẻ, gồm có 3 phân loại:

Trang 8

o Các nhà quản trị theo tuyến: sẽ chịu trách nhiệm cho bộ phận sản xuất vàmarketing để thực hiện hoạt động sản xuất và bán hàng cho một loại sảnphần hay dịch vụ.

o Các nhà quản trị tham mưu: chịu trách nhiệm về hoạt động của các bộ phậnnhư tài chính và nguồn nhân lực và họ sẽ hỗ trợ nhà quản trị theo tuyến

o Nhà quản trị điều hành: chịu trách nhiệm về hoạt động của nhiều bộ phậnthực hiện các chức năng khác nhau và chịu trách nhiệm cho toàn bộ tổchức

7 “Những đặc chưng của nhà quản trị”

Vị trí quản trị là một vị trí rất quan trọng trong tất cả các tổ chức, họ sẽ có những đặctrưng về công việc của họ Nhà quản trị sẽ phải là người có tính khái quát hoá và học tậpcách thức phối hợp các công việc đa dạng Mọi việc nhà quản trị được thực hiện thôngqua người khác Một nhà quản trị tốt sẽ là người xây dựng mạng lưới tương tác, và luônhoạt động trong bối cảnh sự phụ thuộc rất cao Tại sao lại có những đặc trưng này củanhà quản trị? Điều này xuất phát từ các hoạt động cũng như vai trò của nhà quản trị 7.1 “Các hoạt động của nhà quản trị”

Hoạt động cảu nhà quản trị đặc trưng bởi sự đa dạng, gián đoạn và ngắn gọn Đa dạngthể hiện ở việc họ không những phải làm việc suy nghĩ một mình mà còn phải tham giancác buổi họp, thảo luận ở nhiều nơi khác nhau và với nhiều người khác nhau trong vàngoài tổ chức Gián đoạn thể hiện các công việc của nhà quản trị thường đan xen lẫnnhau, khi họ đã thực hiện nhiệm vụ này thì một vấn đề khác xuất hiện cần phải giải quyết,

họ phải bỏ nhiệm vụ hiện tại để tập trung cho một vấn đề mới xuất hiện Ngắn gọn đượchình thành vì hai nhân tố đang dạ và gián đoạn, nhà quản trị thường rất quyết đoán vàthực hiện các hành động nhanh chóng, ngắn gọn vì họ sẽ còn rất nhiều việc khác cầnđược giải quyết

Lịch làm việc dày đặc thường được lên trước hàng tháng của nhà quản trị luôn phải đốimặt với những biến động không mong đợi hằng ngày cho thấy cuộc sống của nhà quản trịtheo vòng xoáy của tốc độ Nhà quản trị luôn thực hiện rất nhiều công việc với một tốc độkhông hề suy giảm

Từ hoạt động của nhà quản trị cho thấy được mẫu chốt của một nhà quản trị giỏi chính

là ở việc họ quản trị thời gian của mình rất tốt Họ cân nhắc làm những việc nào quantrọng hơn nên được ưu tiên từ đó công việc quản trị cũng sẽ hiệu quả hơn

7.2 “Vai trò của nhà quản trị”

Ta đã tìm hiểu về quản trị dưới góc độ động từ, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu quản trịvới góc độ danh từ thông qua các vai trò của nhà quản trị Ta có 3 nhóm vai trò: nhóm vaitrò thông tin, nhóm vai trò tương tác cá nhân, và nhóm vai trò quyết định

Trang 9

Nhóm vai trò thông tin mô tả hoạt động nhằm duy trì và phát triển mạng lưới thông tin.Vai trò người giám sát là tìm kiếm, thu nhập và sàng lọc thông tin từ nhiều nguồn khácnhau Người truyền tin là chuyển tiếp những thông tin đến các thành viên của tổ chức vàcác tổ chưc ngoài khác thông qua các cuộc gọi Người phát ngôn sẽ truyền tin cho các đốitác thông qua các bài phát biểu hay các báo cáo.

Nhóm vai trò tương tác cá nhân liên qua đến việc xây dự và duy trì các mối quan hệtrong và ngoài tổ chức, điều này tương tác đến kỹ năng nhân sự Người đại diện có tínhbiểu tượng sẽ thực hiện các nghi lễ tiếp khách, ký tên vào các văn bản mang tính pháp lý.Người lãnh đạo sẽ làm hoạt động chỉ đạo và động viên nhân viên; tư vấn và đào tạo cấpdưới Người liên kết sẽ duy trì các liên kết thông tin trong và ngoài tổ chức

Nhóm vai trò quyết định sẽ liên qua đến việc nhà quản trị cần phải tiến hành những sựlựa chọn và hành động, để phát huy tốt vai trò này nhà quản trị cần phải tận dụng tốt kỹnăng nhận thức và nhân sự Nhà quản trị đóng vai trò là những người khởi xướng kinhdoanh, xử lý các vướng mắc, phân bổ nguồn lực và thương thuyết

Việc nhấn mạnh vào vai trò nào tuỳ thuộc vào một số các yếu tố như vị trí của nhà quảntrị đó trong hệ thống, các khả năng bẩm sinh của nhà quản trị hay mục tiêu mà tổ chứcđang ưu tiên hướng đến hay loại tổ chức mà nhà quản trị đang làm việc cho Một yếu tốquan trọng khiến nhà quản trị phải thay đổi vai trò trong quản trị để điều chỉnh tổ chức điđúng hướng và phát triển hơn

8 “Quản trị doanh nghiệp nhỏ và các tổ chức phi lợi nhuận”

Ngày nay doanh nghiệp nhỏ rất nhiều và các nhà quản trị nơi đây có khuynh hướngnhấn mạnh đến các vai trò khác với các doanh nghiệp lớn Họ nhấn mạnh vào vai tròngười phát ngôn và người khởi xướng kinh doanh nhằm tăng trưởng doanh nghiệp củamình thật nhanh Đối với các tổ chức phi lợi nhuận, mục định của họ không phải là doanh

số bán hàng nên nhà quản trị của các tổ chức này sẽ ưu tiên thực hiện vai trò người phátngôn, người lãnh đạo và người phân bổ nguồn lực

9 “Năng lực quản trị hiện đại”

Những lý thuyết về quản trị vẫn được giữ nguyên, những gì ta cần là lưu ý vào nhưngtác nhân môi trường xung quanh trong thời điểm hiện tại Nơi mà sự phát triển của khoahọc công nghệ và việc thực hiện các công việc từ xa ngày càng phổ biến, cũng thay đổi

về kỳ vọng của nhân viên mà nhà quản trị phải thay đổi đổi cách tiếp cận khác nhằm phùhợp với thời đại và nâng cao hiệu suất Từ việc giám sát, kiểm soát người lao động sangtạo điều kiện cho nhân viên thể hiện hết năng lực của mình; Từ các công việc nhỏ hoànthành bởi các cá nhân sang thực hiện các công việc lớn hơn bởi các đội, nhóm; Nhà quảntrị ngày nay cần phải xây dựng các mối quan hệ tốt hơn với nhân viên thông những cuộctrao đổi, hợp tác và thể hiện sự tin tưởng đối với nhân viên; Và để nhân viên thực hiện tốthơn những năng lực của mình thì nhà quản trị cần phải phân quyền và trao quyền cho

Trang 10

nhân viên để họ cảm thấy giá trị của mình được tôn trọng và cống hiến hết mình cho tổchức; Cuối cùng là tư duy hướng về tương lai, nhà quản trị không nên mãi duy trì một hệthống ổn định, thị trường ngày nay biến đổi rất nhiều và kích thích, tạo điều kiện chonhững sáng tạo của nhân viên sẽ là chìa khoá để tổ chức luôn thịnh vượng, tránh quanniệm bảo thủ sợ mất vị trí làm ảnh hưởng đến tương lai của tổ chức và cộng đồng

CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ

Ở chương này sẽ xem xét lại lịch sử phát triển của các tư tưởng quản trị, là những lýthuyết, và triết lý quản trị đã góp phần để tạo nên các cách quản trị hiện nay Mô tả từngcách tiếp cận của các lý thuyết quản trị trong từng thời kỳ, từ đó xem xét đến những yếu

tố tác động để các tư tưởng quản trị phát triển đến ngày hôm nay Chương này sẽ gồm có

7 mục lớn, trong đó sẽ có 6 mục đầu là các lý thuyết và giải thích định nghĩa của các tưtưởng quản trị, mục cuối sẽ là những thay đổi và lưu ý của các quan niệm quản trị hiệnđại

1 “Bạn là nhà quản trị theo phong cách mới hay cũ”

Mở đầu chương là một bài kiểm tra nhỏ là bảng câu hỏi có sẵn, từ đó có thể đánh giábạn là người có lối quản trị theo phương pháp truyền thống hay thể hiện được phong cáchquản trị mới

2 “Quản trị và tổ chức”

Tại sao chúng ta cần phải tìm hiểu lại những tư tưởng quản trị trong lịch sử? Điều này

sẽ giúp cho những nhà quản trị hiểu được tại sao những tư tưởng quản trị luôn thay đổi vàthay đổi ra sao để có thể tìm ra được lối tư duy đúng đắn nhất với tổ chức của mình, cũngnhư sẽ giúp các nhà quản trị hiện đại không mắc phải những sai lầm của quá khứ Các lýthuyết về quản trị thực sự được hình thành từ đầu thế kỉ 20, trải qua một quá trình dài các

lý thuyết đã được phát triển thành những tư tưởng, và các tư tưởng đó thay đổi bởi nhữngtác động xã hội, chính trị và kinh tế

Các sự thay đổi trong thực tế và các quan niệm quản trị sẽ thay đổi theo các áp lực xãhội, chính trị, kinh tế Từng thời kỳ khác nhau sẽ có các cách tiếp cận quản trị có tác độngvới độ lớn khác nhau, nhưng những yếu tố hay của các cách tiếp cận trước đó sẽ được giữlại và làm cơ sở cho những quan niệm mới

3 “Quan niệm cổ điển”

Quan điểm cổ điển là các nghiên cứu đầu tiên về quản trị, xuất hiện vào cuối thế kỉ 19 –đầu thế kỉ 20 Sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra ở Anh, nhiều vướngmắc mới xuất hiện như, trang bị các công cụ nhà máy, đào tạo người lao động, lập trìnhđiều hành với hoạt động sản xuất tự động hoá, đã đòi hỏi cách thức mớ trong xử lýcông việc, các nhà quản trị chuyên nghiệp đã xuất hiện Quan điểm cổ điển được chia

Trang 11

thành 3 nhánh chính: quản trị theo khoa học, những nguyên tắc quản trị hành chính, và tổchức quan liêu những nguyên tắc quản trị hành chính

3.1 “Quản trị theo khoa học”

Quan trị theo khoa do Frederick Winslow Taylor khởi xướng Quản trị theo khoa họcluôn đề cao việc cải thiện năng lực lao động tối đa Để áp dụng cách tiếp cận này, nhàquản trị càn phải quy trình hoá các công việc, phát triển các phương pháp làm việc tối ưu,lựa chọn công nhân có năng lực phù hợp và một hệ thống khuyến khích bằng tiền Điểmyếu của các tiếp cận quản trị là phân biệt công việc của nhân viên và nhà quản trị, nhânviên không được can thiệp công việc nào của tổ chức, chỉ có đến nhà máy và thực hiệncác quy trình được lên sẵn dẫn đến nhân viên cảm thấy mình bị bóc lột

3.2 “Tổ chức quan liêu”

Đây là một cách tiếp cận có hệ thống, gọi là tổ chức quan liêu do Max Weber giới thiệu.Vào cuối thế kỉ 19, nhiều tổ chức quản trị theo cách cá nhân và gia định, trung thành vớimột cá nhân nào đó chứ không phải của tổ chức Nhận thấy điều này, Weber đã phác hoạt

tổ chức nên được kiểm soát tổ chức theo một cách phi cá nhân và hợp lý hoá hơn Tổchức quan liêu của Weber có 6 quy tắc: lựa chọn và đạo tạo lao động dựa trên chuyênmôn; các hành động và được quyết định bằng văn bản; các nhà quản trị là đối tượng củacác quy tắc – quy định để đảm bảo hành vi đáng tin và dự đoán được; chuyên môn hoálao động; các chức vị được sắp xếp theo hệ thống cấp bậc quyền lực; hệ thống quả trị táchrời với hệ thống sở hữu Tổ chức quan lưu thể hiện nhưng ưu điểm là hiệu quả công việcnâng cao, công bằng hơn và nhân viên sẽ cống hiến và trung thành với tổ chức Nhưngcách tiếp cận này cũng có những mặt tích cực, từ quy trình giải quyết bằng giấy tờ dẫnđến sự cứng nhắc và chậm trễ phần nào giảm đi năng suất của tổ chức

3.3 “Các nguyên tắc quản trị”

Cách tiếp cận các nguyên tắc quản trị nhấn mạnh vào toàn bộ tổ chức nội bộ HenryFayol trình bày những lý thuyết về các nguyên tắc quản trị dựa trên những kinh nghiệmcủa ông Những nguyên tắc này bao gồm:

o Thống nhất mệnh lệnh: Mỗi nhân viên chỉ thực hiện chỉ đạo từ một cấp trêntrực tiếp

o Phân công lao động: Công việc quản lý và kỹ thuật sản xuất phải đượcchuyên môn hoá nhằm nâng cao năng suất

o Thống nhất điều hành: Các hoạt động có tính chất gần nhau nên được tậphợp thành nhóm và giao trách nhiệm cho một nhà quản trị

o Chuỗi quyền lực đa hướng: Chuỗi quyền lực được mở rộng từ cao cấp đếncác nhân viên

Trang 12

Đây là một quan niệm quản trị mang hiệu suất cao, nó cung cấp những nền tảng mới đểtạo ra bộ máy quản trị hiệu quả và nâng cao năng suất của tổ chức.

4 “Quan niệm về con người”

Trong quan niệm quản trị cổ điển nhấn mạnh đến việc thiết kế công việc hiệu quả nhằmnâng cao năng suất là một hướng suy luận đúng và kết quả hoạt động thực tế đã chứngminh điều đó Quan niệm về quản trị nguồn nhân lực chỉ bổ sung thêm các lý thuyết vềđộng viên nhân viên, theo đó các công việc sẽ được thiết kế sao cho người lao động sẽkhông cảm thấy bị tổn hại quyền lợi, cũng như sẽ cho phép người lao động sáng tạo hơn

Quan điểm cổ điển luôn đặt yếu tố năng suất công việc lên hàng đầu và xem nhẹ yếu tốcon người, là nhân tố chính của mọi tổ chức Điều đó chính là sai sót lớn và là tiền đề chomột quan niệm quản trị khác là quan niệm về con người

Quan niệm con người nhấn mạnh tầm quan trọng của con người trong tổ chức Đượcthể hiện thông qua hành vi, nhu cầu, và quan trọng chính là quan hệ tương tác giữa các cánhân và các quy trình làm việc nhóm Quan niệm về con người có 3 nhánh chủ yếu: tràolưu về mối quan hệ con người; tiếp cận khoa học hành động; và quan niệm về nguồnnhân lực

1.1. “Những người khởi xướng ban đầu”

Hai học giả đặt nền móng cho quan niệm về con người là Mary Parker Follet và ChesterBarnard Cách tiếp cận quản trị của bà Follet nhấn mạnh vào tầm ảnh hưởng của conngười hơn là sự xem mạnh về kĩ thuật thiết kế, chuyên môn Bà luôn khuyến khích ngườilao động tự do và tạo cơ hội để người lao động nỗ lực hết mức có thể Cùng với sự ra đời

về sự trao quyền, ông Barnard và các cộng sự đã nghiên cứu và có những đóng góp tolớn, tiêu biểu là: khái niệm về tổ chức phi chính thức và khái niệm lý thuyết về sự chấpnhận quyền lực Ông cho rằng nhà quản trị nên cho phương pháp thích hợp để các mốiquan hệ trong tổ chức được liên kết tốt đẹp và những mục tiêu phải đáp ứng lợi ích tíchcực của người lao động mới có thể tạo ra năng suất cao cho tổ chức

1.2. “Trào lưu về mối quan hệ con người”

Với những lý thuyết sơ khai, nhiều cuộc nghiên cứu đã diễn ra Họ đã nhận ra một điều

là tiền bạc không phải là yếu tố quan trong để thúc đẩy năng suất của người lao động, họtin rằng sự gia tăng trong sản xuất đến từ các mối quan hệ con người Trong một tổ chứckhi nhà quản trị xây dựng mối quan với người lao động theo hướng tích cực hơn là sự ápbức, công nhân cảm nhận được tầm quan trọng và long tự hào khi đóng góp cho tổ chức

là những yếu tố chính giúp tổ chức gia tăng năng suất Từ đó trào lưu về mối quan hệ conngười diễn ra mạnh mẽ và tin răng đây sẽ là một nhân tố tốt nhất để tạo ra gia tăng hiệusuất và đúng đến thời điểm hiện nay

1.3. “Quan niệm về nguồn nhân lực”

Trang 13

và từ đó tận dụng được tất cả tiềm năng của người lao động Hai người đã có đóng góplớn trong quan niệm về nguồn nhân lực là: Abraham Maslow với thang bậc nhu cầu củacon người và Douglas McGregor với thuyết X và thuyết Y về người lao động Điểm nổibật chính là thuyết Y, thuyết Y cho rằng người lao động sẽ tự kiểm soát và đóng góp chocông việc cho mục tiêu của tổ chức khi họ được trao quyền, qua đó tổ chức sẽ tận dụngđược khả năng tư duy đổi mới và năng lực thật sự của mọi người lao động

4.1 “Tiếp cận theo khoa học hành vi”

Là cách tiếp cận áp dụng các biện pháp xử lý khoa học để phát triển các lý thuyết vềcách cư xử và sự tiếp xúc giữa mọi người trong bố cảnh tổ chức Cách tiếp cận này sẽgiúp nhà quản trị hiểu rõ hành vi của nhân viên mình, từ đó hiểu rõ bức tranh tổ thể của

tổ chức, việc này hỗ trợ rất nhiều cho các nhà quản trị đưa ra những cách thức quản trịphù hợp với tổ chức

5 “Khoa học quản trị”

Sau thế chiến II đã tạo ra nhiều xáo trộn cho thế giới, và trong quản trị cũng khôngngoại lệ Các vấn đề của tổ chức ngày càng lớn và tránh nhiệm của nhà quản trị nặng nềnay còn thêm khó khăn hơn, vì thế khoa học quản trị đã nhận được rất nhiều sự chú ý.Các nhà quản trị chú ý hơn vào việc tận dụng toán học, các thống kê để hỗ trợ các quyếtđịnh quản trị chính xác hơn Khoan học quản trị đã rất phát triển, một số phương phápphổ biến như: mô hình hàng tồn kho, hệ phương trình tuyến tính và phi tuyết tính, các môhình mô phỏng hay phân tích điểm hoà vốn Hay sự xuất hiện của công nghệ thông tingiúp các nhà quản trị giải quyết được các vấn đề phức tạp của tổ chức Khoa học quản trịmang lại rất nhiều điều tích cực nhưng việc áp dụng toán học, thông kê, hay nhánh mớinổi là công nghệ thông tin đều phức tạp và cần có chuyên môn cao, vì thế khó tiếp cậnđược với tất cả các tổ chức, nhất là các tổ chức nhỏ và trung

6 “Các khuynh hướng lịch sử gần đây”

Khoa học quản trị là cách tiếp cận đã xuất hiện và trở thành xu hướng mới tại thời điểm

đó, nhưng các quan niệm về con người vẫn thể hiện tầm quan trọng chiếm được sự quantâm lớn Các quan niệm, tư tưởng quản trị vẫn dần được phát triển, gần đây nổi lên baquan niệm mới đã được ra đời bao gồm những tư duy hệ thống, quản trị chất lượng toàndiện và quan điểm tình huống

Trang 14

gắng nâng cao năng suất của một bộ phận hay phân nhánh Thậm chí việc thành côngmạnh mẽ của một bộ phận hay phân hệ chưa chắc sẽ dẫn đến sự thành công của bộ phậnkhác hay thành công của tổ chức, nhiều thực tế cho thấy tổ chức còn hoạt động kém hiệuquả hơn

Vì vậy mối liên kết giữa các thành phần cấu thành nên hệ thống tổ chức mới là vấn đề

mà nhà quản trị quan tâm Một tư duy hệ thống của nhà quản trị đòi họ phải nhìn nhậnvấn đề dưới góc nhìn là toàn bộ tổ chức, sẽ luôn tìm kiếm cách thức, lý thuyết nhằm nângcao sự phối hợp nhịp điệu của các bộ phận, các quan hệ nhân-quả của các bộ phận có mốiquan hệ với nhau trong tổ chức, điều sẽ giúp hoàn thiện hơn tổ chức đó và giảm thiểu cácrủi ro

6.2 “Quan điểm tình huống”

Quan điểm tình huống được ra đời vì bối cảnh nhiều nhà quản trị đã áp dụng đúngnhững quan niệm quản trị những vẫn không đem lại sự hiệu quả Điều này là do các quanđiểm quản trị như quan điểm cổ điển mang tính phổ quát, nó có thể sẽ được áp dụng tốtđối với tổ chức này nhưng sẽ không phù hợp với tổ chức khác Nhà quản trị đã mở rộng

tư duy và hình thành nên quan điểm tình huống, mỗi vấn đề hay sự kiện được xem làkhác biệt và không thể áp dụng theo khuôn mẫu Theo quan điểm tình huống, không cómột quan điểm quản trị nào là chính xác toàn vẹn, những gì hiện hữu ở tổ chức này sẽkhác với tổ chức kia Nhà quản trị cần phải trang bị đầy dủ kiến thức cũng như nhận thứcnhạy bén tìm ra được những đặc trưng của tổ chức của họ, sau đó nghiên cứu và tìm cácgiải pháp quản trị phù hợp và đem là hiệu suất cao cho tổ chức

6.3 “Quản trị chất lượng toàn diện”

Trong các tư duy quản trị của các thời kì, họ luôn nhắm đến nâng cao hiệu suất, năngsuất cho tổ chức nhưng ít đề cập đến chất lượng Các quan điểm quản trị gần đây luôn đềcao vấn đề chất lượng Trong giai đoạn cuối thế kỉ 20, quản trị chất lượng toàn diện đãđược nhấn mạnh, quản điểm này cho rằng quản trị tổ chức để tạo ra những hàng hoá vàdịch vụ với mang lại giá trị cao cho cộng đồng, thậm chí chất lượng là yếu tốt quan trọngnhất trong cạnh tranh toàn cầu Quản trị chất lượng toàn diện có 4 thành phần quan trọnglà: sự gắn bó của nhân viên, tập trung vào khách hàng, đối chuẩn và cải tiến liên tục

7 “Tư duy quản trị đổi mới trong thế giớ đang thay đổi”

Một quá trinh lịch sử dài của các cách tiếp cận quản trị, các người đứng đầu tổ chức cóthể dựa vào quá khứ để có thêm ý tưởng quản trị cũng, cũng không được bỏ quên nhữngkhái niệm đổi mới, một thời kỳ bất ổn và nhiều thách thức hơn cho các nhà quản trị.7.1 “Các công cụ quản trị hiện đại”

Như chúng ta đã được được tìm hiểu ở chương 1, đổi mới rất quan trọng trong một thời

kỳ bất ổn, vì thế các nhà quản trị hiện nay dành sự quan tâm rất lớn đến khái niệm quản

Ngày đăng: 17/02/2024, 09:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w