Sản phẩm du lịch vẫn chưa thực sự hấp dẫn, khả năng cạnh tranh chưa cao; chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu… Có nhiều nguyên nhân được đưa ra, song chủ yếu vẫn là do các cấp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - DU LỊCH & QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ LỮ HÀNH
-
-TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN LUẬT DU LỊCH
-CHỦ ĐỀ:
PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
Giảng viên Hướng dẫn : Nguyễn Thị Mai
Sinh Viên Biên Soạn: Nguyễn Trung Dũng
Mã số Sinh Viên : 12108074 Khóa học: 2021- 2024
Tháng 6 - 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC YERSIN ĐÀ LẠT
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH - DU LỊCH & QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ LỮ HÀNH
-
-TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN LUẬT DU LỊCH
-CHỦ ĐỀ:
PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỀ DU LỊCH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ
DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG.
Giảng viên Hướng dẫn : Nguyễn Thị Mai
Sinh Viên Biên Soạn: Nguyễn Trung Dũng
Mã số Sinh Viên : 12108074 Khóa học: 2021- 2024
Tháng 6 - 2022
Trang 3TRANG NHẬN XÉT CỦA SINH VIÊN:
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhiều tổ chức, cá nhân Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô, đến nay em
đã có thể hoàn thành tiểu luận này
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Giảng viên Trần Thị Mai
đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn này trong thời gian qua
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên, tiểu luận này không thể tránh những thiếu sót Em rất mong nhận được
sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện được nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn cho việc học sau này
Em xin chân thành cảm ơn! Lâm Đồng, 09 tháng 6, năm 2022
Sinh viên Nguyễn Trung Dũng
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn đang là yêu cầu tất yếu đối với nhiều quốc gia Tuy nhiên, bên cạnh phát triển du lịch cần có những giải pháp tối ưu để hạn chế những tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội Chính vì vậy, Pháp luật về du lịch đóng vai trò vô cùng quan trọng Nhà nước thông qua những công cụ quản lý nhất định nhằm tác động tích cực vào các hoạt động du lịch, tạo dựng môi trường pháp
lý lành mạnh, giúp ngành Du lịch phát triển theo đúng định hướng và hiệu quả
Thời gian qua, du lịch Việt Nam được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và sự kỳ vọng của xã hội Sản phẩm du lịch vẫn chưa thực sự hấp dẫn, khả năng cạnh tranh chưa cao; chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu cầu… Có nhiều nguyên nhân được đưa ra, song chủ yếu vẫn là do các cấp, các ngành chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên ngành, liên vùng, xã hội hóa và hội nhập quốc tế cao; thiếu chính sách quốc gia phù hợp để du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế vận hành theo quy luật thị trường Sự phối hợp liên ngành, liên vùng hiệu quả còn thấp; công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch chưa được quan tâm đúng mức
Nhiều trường hợp những hạn chế trong cơ chế luật pháp trong du lịch còn xuất phát từ việc chưa nhận thức đầy đủ về mặt lý luận Mọi lý luận chân chính đều bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn Do đó, những cơ sở lý luận đúng đắn là rất quan trọng, rất cần thiết trong việc góp phần hình thành nên những giải pháp thực thi và phù hợp
Trang 6Vì vậy, em xin phép chọn làm đề tài Phân tích vai trò của Pháp luật trong Du lịch và từ dựa vào đó đánh giá tỉnh Lâm Đồng
Trang 7PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG DU LỊCH
1.1 Khái niệm về du lịch
Là thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách: khách du lịch
là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn sinh họat cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế Nhìn từ góc độ thay đổi
về không gian cuả du khách: du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghĩ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác Theo Bản chất du lịch Nhìn từ góc độ nhu cầu của du khách: Du lịch là một sản phẩm tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người đến một giai đoạn phát triển nhất định chỉ trong hoàn cảnh kinh tế thị trường phát triển, gia tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng thời gian rỗi do tiến bộ cuả khoa học - công nghệ, phương tiện giao thông và thông tin ngày càng phát triển, làm phát sinh nhu cầu nghĩ ngơi, tham quan du lịch cuả con người Bản chất đích thực của du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tính văn hoá cao Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch: Dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược phát triển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn lựa chọn các
Trang 8sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguốn nguyên liệu trên, đồng thời xác định phương hướng qui hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ
sở hạ tầng dịch vụ du lịch tương 8 ứng Xét từ góc độ sản phẩm du lịch: sản phẩm đặc trưng cuả du lịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu cuả nó là sự liên kết những di tích lịch sử, di tích văn hoá và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ sở vật chất - kỹ thuật như cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển Xét từ góc độ thị trường du lịch: Mục đích chủ yếu của các nhà tiếp thị du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu cuả du khách để “ mua chương trình du lịch”
1.2 Khái niệm về khách du lịch
Là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên, là đối tượng của các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch
Để trở thành một khách du lịch, con người cần phải có các điều kiện như: có thời gian rỗi, có khả năng thanh toán và có nhu cầu cần được thỏa mãn Theo luật Du lịch Việt Nam, khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
1.3 Khái niệm hoạt động du lịch
Là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch
1.4 Khái niệm về đặc điểm và vai trò của pháp luật về du lịch
1.4.1 Khái niệm
Pháp luật là một hiện tượng xã hội khách quan, đặc biệt quan trọng nhưng cũng vô cùng phức tạp chính vì vậy mà từ xưa đến nay đã có không ít những quan niệm, nhận thức khác nhau về pháp luật Trên bình diện phổ quát, căn bản nhất và vận dụng vào điều kiện kinh tế xã hội đương đại, có thể nêu định nghĩa pháp luật như sau: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử
Trang 9sự có tính bắt buộc chung do nhà anh đặt ra hoặc thỏm nhân, thể hiện 3 chi nhà nước của giai cấp thống trị trên khi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn
xã hội, được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hút với mục đích trút tư và các định thôi vì sự phát triển bản vững của xã hội”
Pháp luật là hiện tượng của kiến trúc thượng tầng, vừa phản ảnh trình
độ phát triển kinh tế - xã hội vừa có củ trị bảo đảm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội Pháp luật là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý và điều chỉnh các quan hệ xã bội Nhà nước không thể tồn tại nếu thiều pháp luật và ngược là pháp luật chỉ có the phát huy hiểu lực, hiệu quả của mình nếu được bao làm bằng sức mạnh của bộ thủy nhà nước “Ý chỉ đó nếu có của Nhà nước thì phải được biểu hiện dưới hình thức một đạo luật do chính quyền đặt
ra, nếu không thì hai tiếng ý chí chỉ là sự rung động không khí do những âm thanh trống rỗng gây nên” Vì lẽ đó, pháp luật luôn thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực nhà nước
Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là công cụ cho sự phát triển xã hội Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì dân thì pháp luật phải là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Pháp luật là cơ sở để xây dựng “xã hội công dân” và là giá trị không thể thiếu trong nhà nước pháp quyền Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã khẳng định: “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân, do dân
và vì dân Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật"
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định: “ Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
Trang 10chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo … Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”
Từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước luôn coi việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật là mối quan tâm lớn, thường xuyên và quan trọng của đất nước Điều này thể hiện trong hầu hết các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa VII), Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết số 48 – NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005
Thực hiện chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cơ quan nhà nước quản lý về du lịch đã và đang nỗ lực xây dựng pháp luật trong lĩnh vực du lịch một cách đầy đủ và hiệu quả
Tuy được quy định tại hệ thống Luật trong Du lịch, và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành Ngoài ra còn có các quy định liên quan đến lĩnh vực du lịch nằm rải rác trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Giao thông vận tải, các quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh
Trang 11CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Trong điều kiện đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vai trò hàng đầu của pháp luật trong việc quản lý xã hội nói chung và quản lý nền kinh tế thị trường nói riêng Điểu 12 Hiến pháp 1992 quy định “Nhà nước quản lý
xã hội bằng pháp luật" Tiếp đó, Điều 26 Hiến pháp 1992 cũng quy định
"Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật" Và hiện nay, Điều 8 Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” Điều đó cho thấy, pháp luật luôn có vị trí quan trọng, là công cụ hàng đầu, công cụ không thể thay thế để nhà nước
ta quản lý xã hội, quản lý nền kinh tế thị trưởng theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Thực tế cho thấy, sau nhiều năm chúng ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, diện mạo ngành du lịch đã có nhiều chuyển biến tích cực Du lịch
từ chỗ là một bộ phận nhỏ, không đáng kể trong khu vực thương mại dịch vụ
đã trở thành một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, đang dần khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp đáng kể vào nền kinh tế quốc dân
Do lượng quốc tế đến nước ta ngày càng tăng, làm phát sinh nhiều quan hệ kinh tế mới trong lĩnh vực du lịch, dẫn đến hoạt động du lịch ngày càng có
xu thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, phấn đấu sớm trở đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết các nước” Để đạt được mục tiêu đó, nhất thiết phải có pháp luật – công cụ điều tiết vĩ mô với những vai trò quan trọng sau:
Trang 12Thứ nhất: Pháp luật về du lịch thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, phản ánh và xác lập cơ sở pháp lý an toàn cho hoạt động du lịch luôn được điều chính trong một trật tự nhất định Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ "Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước Tuân theo pháp luật là chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng" Các hoạt động du lịch trong nền kinh tế thị trường rất
đa dạng, phong phú, phức tạp Nhu cầu về tự do đi lại, tự do kinh doanh là nhu cầu tự nhiên của con người Tuy nhiên, tự do phải nằm trong giới hạn nhất định, giới hạn đó là pháp luật Pháp luật là phương tiện chứa đựng sự kết hợp giữa tự do và kỷ cương, giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa tập trung và dân chủ
Thứ hai: Pháp luật về du lịch vừa tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch, vừa bảo đảm cho hoạt động du lịch phát triển Pháp luật về du lịch tạo
ra sự ổn định để phát triển du lịch, kiểm soát hoạt động du lịch đồng thời ngăn chặn tác hại từ mặt trái của tiền kinh tế thị trưởng làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, đến định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc
tế Về mặt lý luận, pháp luật không chỉ thuần tùy phản ánh các quan hệ kinh
tế - xã hội đương đại mà còn có tinh dự báo các quan hệ kinh tế - xã hội tương lai Nếu pháp luật chi phản ánh chi thực tại thì sẽ thành chống lạc hậu
vì các quan hệ kinh tế - xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng Thứ ba: Pháp luật về du lịch bao dam cho sự mở cửa của hoạt động du lịch, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập Trong điều kiện hiện nay, đứng trước
xu hướng hội nhập này càng sâu và rộng, sự cạnh tranh và hội nhập đã trở thành vấn đề toàn cầu thì một hệ thống pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra tính thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật về du lịch Bảo đảm các văn bản được ban hành phải phù hợp với Hiến pháp và các văn bản
Trang 13cấp trên khác, thống nhất với các văn bản cùng cấp Hệ thống các văn bản pháp luật về du lịch nhằm điều chỉnh hoạt động du lịch, thiết lập một trật tự pháp luật với cơ chế điều chỉnh phù hợp, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức
và hoạt động du lịch phát triển Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI của Đảng về đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó một trong các nhiệm vụ chủ yếu là nâng cao năng lực quản lý và điều hành của nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương Vì vậy yêu cầu về hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch là tạo ra được cả một hệ thống pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động du lịch có sự đổi mới căn bản, có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ với các hình thức và thẩm quyền ban hành phù hợp, đồng bộ, thống nhất và có tính khả thi cao, thể chế hoá kịp thời đường lối, chính sách của Đảng về phát triển du lịch trong thời kỳ mới Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, đánh giá về hệ thống pháp luật hiện hành để thấy được những hạn chế trong bản thân các quy định pháp luật cũng như bất cập trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong thực tế, từ đó sửa đổi, bổ sung và thay thế các quy định đã lạc hậu, xây dựng các nội dung mới vào văn bản pháp luật hiện hành, huỷ bỏ các văn bản không còn phù hợp Do đó, đặc biệt chú trọng đến công tác tổng kết, khảo sát, đánh giá và dự báo về nhu cầu xã hội cần được pháp luật điều chỉnh, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành để có cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành mới Bên cạnh đó, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực du lịch không chỉ quan tâm đến các nhu cầu cơ bản của hoạt động
du lịch mà phải chú ý đến sự phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế
Về tính toàn diện: Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch cần đảm bảo những điểm