1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề 3 phương thức thâm nhập thị trường hoa kỳ của gốm sứ minh long 1

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA THƯƠNG MẠI CHỦ ĐỀ 3: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA GỐM SỨ MINH LONG 1 Bộ môn: MARKETING THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI

CHỦ ĐỀ 3: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA GỐM SỨ MINH LONG 1

Bộ môn: MARKETING THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN THANH HÙNG

Sinh viên thực hiện: Lê Vĩnh Tâm - 2221002694

Phan Anh Toàn - 2221002739 Nguyễn Thị Ánh Tuyết – 2221002781 Dương Minh Thư - 2221002717 Nguyễn Ngô Quỳnh Như - 2221002644

Tp Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 03 năm 2024

Trang 2

CHỦ ĐỀ 3: PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA GỐM SỨ MINH LONG 1

Bộ môn: MARKETING THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN THANH HÙNG

Sinh viên thực hiện: Lê Vĩnh Tâm - 2221002694

Phan Anh Toàn - 2221002739 Nguyễn Thị Ánh Tuyết – 2221002781 Dương Minh Thư - 2221002717 Nguyễn Ngô Quỳnh Như - 2221002644

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC HÌNH ẢNH ii

PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GỐM SỨ MINH LONG 1

I Giới thiệu chung 1

II Quy mô doanh nghiệp 2

PHẦN B: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TỪ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC (XUẤT KHẨU TRỰC TIẾP) 3

I Các quyết định lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế 3

1 Thâm nhập vào thị trường nào? 3

2 Khi nào thâm nhập? 4

3 Thâm nhập quy mô nào? 4

II Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế 5

III.Công ty TNHH Minh Long 1 áp dụng phương thức thâm nhập tự sản xuất trong nước (thông qua xuất khẩu) vào thị trường Hoa Kỳ 5

1 Xuất khẩu trực tiếp 6

a Lập chi nhánh bán ở Hoa Kỳ 6

i

Trang 4

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Bình Long 3

Hình 2: Bộ gốm sứ Minh Long 4

Hình 3: Bộ đồ ăn 5

Hình 4:Bình trà 6

Hình 5: Ly sứ hoàng gia 7

Hình 6:Bộ tách trà 8

Hình 7: Bình sứ 8

Hình 19: Ông Lý Ngọc Minh - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Minh Long I nhận giải thưởng từ Ban tổ chức 10

Hình 20: Bộ pha trà nghệ thuật đạt Top 5 “Sản phẩm công nghệ tiêu biểu từ sáng chế”10

Trang 5

PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GỐM SỨ MINH LONG

I Giới thiệu chung

Công ty TNHH gốm sứ Minh Long I là một trong những công ty sản xuất gốm sứ cao cấp lâu đời tại Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng

Loại hình: Công ty TNHH

Thành lập: năm 1970

Trụ sở chính: 333, Hưng Lộc, Hưng Định, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam

Văn phòng: 17, bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Sản phẩm: Gốm sứ cao cấp

Website: http://www.minhlong.com

Email: sales@minhlong.com

Logo:

Tùy vào dòng sản phẩm mà Minh Long có những logo khác nhau:

Logo 1: dòng sản phẩm sử dụng công nghệ kỹ thuật mới

Logo 2: dành cho sản phẩm sứ gia dụng của Minh Long

Logo 3: dành cho sản phẩm nghệ thuật vẽ tay

Logo 4: dòng Sản phẩm Horeca dành riêng cho khách sạn và nhà hàng với giá sỉ Hay còn gọi là dòng trắng ngà

Logo 5: dành cho Dòng sản phẩm thiết kế riêng là sản phẩm cao cấp Hồn Việt

Logo 6: dành cho sản phẩm gốm Sơn Hà Cẩm Tú

Logo 7: dành cho sản phẩm Lạc Hồng

1

Trang 6

II Quy mô doanh nghiệp

Trụ sở: Bình Dương

Quy mô: 1.000-5.000 nhân viên

Thành lập: 1996

Được sản xuất trên dây chuyền tiêu chuẩn Châu Âu và trải qua quá trình kiểm định khắt khe Nhờ vậy những sản phẩm Minh Long đều đảm bảo tiêu chuẩn cao cấp về chất lượng Tệp khách hàng ở thị trường Hoa Kỳ: hộ gia đình; nhà hàng khách sạn, quán ăn

Các đối thủ cạnh tranh ở thị trường Hoa Kỳ: Bennington Potters, Health ceramics, Hfcoors

Doanh thu bán hàng và các dịch vụ năm 2022 1.123 tỉ đồng

Minh Long có hệ thống showroom, đại lý và nhà phân phối trải dài tại các tỉnh thành trên

cả nước

Trang 7

PHẦN B: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG HOA KỲ TỪ SẢN XUẤT TRONG NƯỚC (XUẤT KHẨU TRỰC

TIẾP)

I Các quyết định lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường quốc tế

1 Thâm nhập vào thị trường nào?

Quy mô thị trường : Hoa Kỳ là thị trường có quy mô lớn với dân số hớn 331 triệu người

và đa dạng về văn hóa, tuổi tác , sắc tộc Vì thế Hoa Kỳ được coi là thị trường mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, tạo nên một thị trường tiêu thụ rộng lớn và đa dạng

Sức mua của thị trường: Hoa Kỳ có sức mua lớn, người dân sẵn sàng bỏ tiền ra mua gốm

sứ chất lượng với mẫu mã đẹp mắt Theo thống kê, Năm 2023, quy mô Thị trường Bộ đồ ăn Gốm sứ Hoa Kỳ ước tính đạt 5,81 tỷ USD , ước tính đạt 6,20 tỷ USD vào năm 2024, thị trường bộ đồ ăn gốm sứ rất phát triển và dự kiến sẽ chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể trong những năm tới Hoa Kỳ là nước nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm bộ đồ ăn bằng gốm sứ trên thế giới Các sản phẩm bộ đồ ăn bằng gốm sứ đang chứng kiến nhu cầu ngày càng tăng về loại này tại thị trường Hoa Kỳ, do tính thẩm mỹ và tính năng hấp dẫn của chúng, chẳng hạn như

độ bền kéo dài hơn Do thiết kế độc đáo của đồ sành sứ thủ công, một số doanh nghiệp, nhà hàng , khách sạn, người dân trên khắp Hoa Kỳ đang có xu hướng sử dụng những sản phẩm như vậy thay cho bộ đồ ăn được sản xuất hàng loạt khác

Chi phí rủi ro liên quan:

Hệ thống kinh tế: Hệ thống kinh tế của Hoa Kỳ là một nền kinh tế thị trường phát triển, với

sự tham gia lớn từ doanh nghiệp tư nhân và một phần nhỏ từ các doanh nghiệp công và phi lợi nhuận Nền kinh tế Hoa Kỳ được xem là một trong những nền kinh tế lớn nhất và đa dạng nhất trên thế giới Thị trường kinh tế Hoa Kỳ có thể trải qua sự biến động do các yếu tố như tăng trưởng GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái và cung cầu hàng hóa Sự biến động này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu, gồm cả gốm sứ, và ảnh hưởng đến giá cả và lợi nhuận của doanh nghiệp

Hệ thống chính trị: Hệ thống chính trị của Hoa Kỳ là một hệ thống liên bang dân chủ, trong

đó quyền lực được phân chia giữa chính phủ liên bang và các chính phủ bang Đây là một chế

độ dân chủ đại diện, trong đó người dân bầu cử các đại diện của mình vào các cơ quan lập pháp liên bang và bang Tổng thống, người đứng đầu chính phủ liên bang, được bầu cử mỗi bốn năm một lần Các biến động trong chính trị Hoa Kỳ, bao gồm chính sách thương mại và quan hệ ngoại giao, có thể tạo ra không chắc chắn cho môi trường kinh doanh quốc tế Sự thay đổi trong các quy định và hợp đồng thương mại có thể ảnh hưởng đến quy định nhập khẩu, thuế và phí xuất nhập khẩu, tạo ra rủi ro về chi phí và thời gian cho doanh nghiệp

Tỷ lệ lạm phát: Tỷ lệ lạm phát tăng có thể làm tăng giá cả của hàng hóa và dịch vụ, từ đó làm giảm sức mua của người tiêu dùng Điều này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ gốm

sứ nhập khẩu và giá cả của sản phẩm, gây ra khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu

2 Khi nào thâm nhập?

Minh Long có chiến lược thâm nhập thị trường Hoa Kỳ muộn

3

Trang 8

Lợi ích của việc thâm nhập thị trường muộn

Hưởng lợi nhờ việc quan sát và học hỏi từ những sai lầm của các doanh nghiệp đi trước khi thâm nhập vào Hoa Kỳ Việc thâm nhập thị trường sau có thể cho phép Minh Long học hỏi từ những sai lầm và thành công của các đối thủ đã có mặt trước đó trên thị trường Mỹ Điều này

có thể giúp công ty tối ưu hóa chiến lược thâm nhập và giảm thiểu rủi ro Ví dụ như các hãng gốm sứ thâm nhập vào thị trường sớm như: CuisinArt, Mikasa, Meyer Corporation, Lifetime Brands, The Oneida Group, JARS CERAMISTES

Hưởng lợi là những khoản đầu tư vào công nghệ, hướng dẫn khách hàng, Của người đi trước Thâm nhập thị trường Mỹ muộn cũng có thể mang lại cơ hội cho Minh Long tiếp cận

và áp dụng công nghệ mới và các phương pháp sản xuất tiên tiến hơn từ các đối thủ đang hoạt động tại Mỹ Ứng dụng công nghệ nano trong quá trình sản xuất giúp Sứ Minh Long đạt đến mức hoàn hảo nhất: mặt men bền chắc, thân sứ siêu cứng, lớp men trắng, sáng bóng, khó bám bẩn và màu sắc rực rỡ nhất, hài hòa, trang nhã nhất Đây là công nghệ thân thiện môi trường, đảm bảo vệ sinh cho người tiêu dùng

Bất lợi của việc thâm nhập thị trường muộn

Phải đối đầu với những đối thủ cạnh tranh đã có chỗ đứng trong thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt

là các Doanh nghiệp tiên phong (chiến thị phần lớn trong miếng bánh thị phần Gốm sứ tại Hoa Kỳ) CuisinArt, Mikasa, Meyer Corporation, Lifetime Brands, The Oneida Group, JARS CERAMISTES

Chi phí cao: Việc thâm nhập thị trường Mỹ muộn có thể đòi hỏi chi phí đầu tư lớn để xây dựng mạng lưới phân phối, quảng cáo và tiếp thị để cạnh tranh với các đối thủ đã cố định trên thị trường

Thích ứng với yêu cầu văn hóa và pháp lý: Thị trường Mỹ có yêu cầu văn hóa và pháp lý khắt khe, điều này có thể đòi hỏi thời gian và nỗ lực lớn để Minh Long thích ứng và tuân thủ các quy định này

3 Thâm nhập quy mô nào?

Công ty TNHH Minh Long 1 sẽ thâm nhập thị trường Hoa Kỳ với quy mô nhỏ vì:

Lợi ích:

Thâm nhập vào quy mô nhỏ giúp Minh Long I hiểu rõ hơn về nhu cầu và ưu tiên của khách hàng ở từng khu vực cụ thể của Mỹ Điều này giúp cho công ty tinh chỉnh sản phẩm và dịch

vụ của mình để phản ánh những yêu cầu cụ thể của thị trường địa phương

Quy mô nhỏ cho phép Minh Long tương tác trực tiếp với khách hàng, cung cấp dịch vụ cá nhân hóa và tạo mối quan hệ chặt chẽ hơn với hoh Điều này giúp tạo ra lòng trung thành từ phía khách hàng và tạo ra sự khác biệt trong một thị trường cạnh tranh như Mỹ

Thâm nhập vào quy mô nhỏ cho phép Minh Long I thử nghiệm sản phẩm và chiến lược tiếp thị của mình một cách nhỏ gọn và hiệu quả hơn Công ty có thể đánh giá hiệu suất của mình

và điều chỉnh chiến lược dựa trên phản hồi từ thị trường

Thay vì đầu tư một lượng lớn tài nguyên vào việc mở rộng toàn diện, Minh Long I có thể giảm thiểu rủi ro tài chính bằng cách bắt đầu từ quy mô nhỏ Điều này cho phép công ty điều chỉnh chiến lược mở rộng của mình theo từng bước và tối ưu hóa hiệu suất tài chính

Trang 9

Thâm nhập vào quy mô nhỏ có thể giúp Minh Long I xây dựng một danh tiếng và thương hiệu mạnh mẽ trong cộng đồng địa phương Khi công ty có một cơ sở hỗ trợ vững chắc, họ có thể dễ dàng mở rộng và xây dựng sự hiện diện trong quy mô lớn hơn trong tương lai

Bất lợi:

Các doanh nghiệp quy mô nhỏ thường phải cạnh tranh với các doanh nghiệp địa phương đã

có mặt trong thị trường từ trước Điều này có thể làm tăng khó khăn cho Minh Long I trong việc thu hút và giữ chân khách hàng

Khi hoạt động ở quy mô nhỏ, công ty có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu và mong muốn của khách hàng một cách đầy đủ và kịp thời Điều này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của công ty

Không phải tất cả các doanh nghiệp quy mô nhỏ đều có khả năng mở rộng thành công ra quy mô lớn hơn Việc mở rộng hoạt động có thể đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức, bao gồm khả năng tài chính, quản lý và chiến lược

II Các phương thức thâm nhập thị trường quốc tế

Có ba nhóm phương thức

• Nhóm 1: Thâm nhập TTTG tự sản xuất trong nước (thông qua xuất khẩu)

• Nhóm 2: Thâm nhập TTTG tự sản xuất ở nước ngoài (không thông qua xuất khẩu)

• Nhóm 3: Thâm nhập TTTG tại khu kinh tế tự do

III Công ty TNHH Minh Long 1 áp dụng phương thức thâm nhập tự sản xuất trong nước (thông qua xuất khẩu) vào thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu (Exporting): việc bán hàng hóa - dịch vụ từ nước này sang nước khác

Có 2 hình thức để lựa chọn

• Xuất khẩu trực tiếp (Direct Exporting): doanh nghiệp bán hàng trực tiếp cho khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài (qua đại diện bán hàng)

• Xuất khẩu gián tiếp (Indirect Exporting): doanh nghiệp bán hàng ra thị trường nước ngoài thông các trung gian (đại lý, cộng ty quản lý xuất khẩu, công ty kinh doanh xuất khẩu)

• Ưu điểm của xuất khấu - ít rủi ro, chi phí thâm nhập thâp, giúp gia tăng nhanh chóng doanh sô bán, tận dụng công suât dư thừa, khai thác kinh tế quy mô, tích lũy kinh nghiệm kinh doanh quốc tế

• Nhươc điểm của xuất khẩu - Chi phí vận chuyển, rào cản thương mại, hạn chế kiểm soát bán hàng ở nước ngoài, tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng thấp nên khó khân trong việc đưa ra các biện pháp cạnh tranh (đặc biệt đối với phương thức xuất khẩu gián tiếp)

1 Xuất khẩu trực tiếp

• Áp dụng đối với doanh nghiệp thông thạo nghiệp vụ XNK, qui mô sản xuất lớn, kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống đã từng có mặt trên thị trường thế giới

Ưu và nhược điểm của nó là gì?

Ưu điểm:

5

Trang 10

o Trực tiếp tiếp xúc với thị trường nước ngoài, do vậy có thể nắm bắt được tình hình thị trường, thường xuyên cập nhật những nhu cầu mới và thị hiếu thay đổi của khách hàng

o Giảm được chi phí trung gian và lợi nhuận không bị chia sẻ như hình thức Xuất khẩu gián tiếp

o Có thể chủ động đối phó với những biến đổi trên thị trường nước ngoài

Nhược điểm:

o Dàn trải các nguồn lực của mình trên phạm vi thị trường rộng lớn phức tập, chấp nhận môi trường cạnh tranh quốc tế khốc liệt

o Mất nhiều thời gian, tốn nhiều nhân lực, sử dụng nhiều nguồn tài lực hơn xuất khẩu gián tiếp

o Đòi hỏi chi phí tốn kém, do vậy chỉ thực hiện khi có đủ số lượng hàng hóa lớn Hơn nữa, các hàng rào thuế quan hoặc chi phí vận chuyển cao cũng có thể làm cho việc xuất khẩu trở nên không kinh tế

Công ty phải thực hiện:

o Tổ chức xuất khẩu ở trong nước (1)

o Tổ chức kênh phân phối ở nước ngoài (2)

Công ty TNHH Minh Long 1 chọn thực hiện tổ chức kênh phân phối ở nước ngoài.

LẬP CHI NHÁNH BÁN HÀNG Ở HOA KỲ

a Lập chi nhánh bán ở Hoa Kỳ

TPK ENTERPRISES, LLC

80 Berkshire Road, West Hartford, CT 06107, USA

Đại lý Lotus

31952 Camino Capistrano, San Juan Capistrano CA 92675

Hơn thế nữa, Gốm sứ Minh Long còn được phân phối trực tuyến trên các trang web thương mại điện tử như Amazon, eBay hoặc các trang web chuyên cung cấp đồ độc đáo và nghệ thuật

Ngoài ra, cũng có thể kiểm tra các cửa hàng đồ gia dụng và cửa hàng nội thất chuyên nghiệp tại các khu vực có cộng đồng người Á Đông, các Quận, Thành Phố như San Francisco, Los Angeles,

Ngày đăng: 26/06/2024, 15:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w