Và trong các mặt hàng xuất khẩu, hạt điều luôn đứng đầu trong danh sách các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam.. Nhận thấy những tiềm năng của việc xuất khẩu hạt điều sang Đứ
Trang 2DANHSÁCHTHÀNHVIÊNNHÓM15
Trang 3MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 1
3 Phương pháp nghiên cứu 1
1.2.1 Lợi thế trong sản xuất mặt hàng hạt điều tại Việt Nam 6
1.2.2 Thách thức trong sản xuất mặt hàng hạt điều tại Việt Nam 7
II Phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh mặt hàng hạt điều tại Đức 8
2.1 Phân tích môi trường kinh doanh tại Đức 8
2.1.1 Môi trường chính trị, pháp luật 8
2.1.2 Môi trường kinh tế 8
2.1.3 Môi trường văn hóa xã hội 11
2.1.4 Môi trường cạnh tranh ở Đức 12
2.2 Thực trạng xuất khẩu hạt điều sang Đức 13
2.3 Điều kiện để sản phẩm tiếp cận thị trường Đức 14
2.3.1 Quy tắc xuất xứ (QTXX) 14
2.3.2 Thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong EVFTA 15
2.3.3 Cam kết về Hải quan và Thuận lợi hóa thương mại 15
2.3.4 Cam kết EVFTA về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) 16
2.3.5 Cam kết EVFTA về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) 17
2.3.6 Các cam kết EVFTA về phòng vệ thương mại 18
2.4 Đánh giá môi trường kinh doanh ở Đức 18
Trang 4III Phương thức thâm nhập thị trường Đức 19
3.1 Phân tích các phương thức thâm nhập thị trường 19
3.1.1 Xuất khẩu trực tiếp 19
3.1.2 Xuất khẩu gián tiếp 21
3.1.3 Liên doanh hợp tác quốc tế 22
3.2 Giải pháp, đề xuất kinh doanh cho doanh nghiệp hạt điều Việt Nam cho doanh nghiệp Việt Nam tại Đức 24
3.2.1 Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm 24
3.2.2 Tìm hiểu đặc thù của thị trường Đức 25
3.2.3 Tăng cường khoa học kĩ thuật trong sản xuất và quản lý hạt điều 26
3.3.4 Đóng gói, bảo quản trong quá trình vận chuyển 27
KẾT LUẬN 29
Trang 5MỞĐẦU1 Lýdochọnđềtài
Sau đại dịch Covid, thời gian gần đây thị trường thế giới đang mở ra nhiều triển vọng lớn, Nhà nước đã tạo điều kiện cho việc xuất khẩu các mặt hàng sang nước ngoài phát triển bằng cách ban hành nhiều chính sách mở cửa Và trong các mặt hàng xuất khẩu, hạt điều luôn đứng đầu trong danh sách các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam Trong khi đó một trong những nước nhập khẩu hạt điều Việt Nam nhiều nhất chính là Đức
Nhận thấy những tiềm năng của việc xuất khẩu hạt điều sang Đức đem lại là rất lớn, và làm làm thế nào có thể lựa chọn được phương thức thâm nhập thị trường hạt điều một cách phù hợp trước môi trường kinh doanh ở Đức Nhóm chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài: “Phân tích môi trường kinh doanh và lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường doanh nghiệp đối với hạt điều tại Đức”
2 Mụctiêunghiêncứu
Nghiên cứu tổng quan sản phẩm hạt điều và tình hình sản xuất hạt điều ở Việt Nam Tiếp đến là nghiên cứu về tình trạng tiêu thụ hạt điều Việt Nam tại Đức.
Tìm hiểu môi trường kinh doanh tại Đức, phân tích các phương thức thâm nhập thị trường và lựa chọn phương thức thâm nhập phù hợp cho doanh nghiệp Việt Nam.
3 Phươngphápnghiêncứu
Phương pháp tổng hợp, phân tích: Dựa trên việc tổng hợp các số liệu tìm kiếm được trên các website, bản báo cáo, dữ liệu của tổng cục thống kê và những nguồn thông tin đáng tin cậy, bài nghiên cứu sẽ phân tích tình hình sản xuất hạt điều của Việt Nam và môi trường kinh doanh ở Đức.
Phương pháp dự báo: Từ những số liệu và việc phân tích các yếu tố trên, bài nghiên cứu sẽ dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng tiêu thụ hạt điều ở Đức nhằm chọn phương thức thâm nhập thị trường hạt điều.
Trang 6NỘIDUNGI.Tổngquanvềmặthànghạtđiều
1.1.Tìnhhìnhsảnxuất1.1.1.Sảnlượng
Điều là cây công nghiệp quan trọng ở Việt Nam
Cây điều được trồng chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam Đặc biệt tỉnh Bình Phước là vùng trồng điều lớn nhất cả nước Với đất đỏ, đất bazan chiếm gần 60% diện tích toàn tỉnh Đây là những điều kiện thuận lợi cho cây điều phát triển tối ưu, mang lại năng suất rất cao
Hiện cả nước có khoảng 308.660 ha điều, trong đó diện tích thu hoạch là 290.482 ha, năng suất bình quân 11,9 tạ/ha, sản lượng 344.836 tấn Với diện tích 175.000 ha chiếm tới 60% diện tích điều Việt Nam, Bình Phước được coi là “thủ phủ” hạt điều của cả nước, đây cũng là vùng đất được coi là có chất lượng hạt điều tốt nhất thế giới.
Biểu đồ 1: Diện tích trồng điều ở các tỉnh Việt Nam (nguồn: Data of VietnamCashew Association)
Trang 7Tại tỉnh Bình Phước, liên kết sản xuất đang được triển khai đồng bộ ở các địa phương dưới hình thức câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã Toàn tỉnh có hơn 70 hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Trong đó, có các hợp tác xã hoạt động theo hình thức liên kết sản xuất điều theo tiêu chuẩn FLO và Organic để xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc Ngoài ra, các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh còn đảm bảo chất lượng cây giống cho sản xuất, giúp người dân nâng cao năng suất.
Tây Nguyên gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk có diện tích 85.265 ha Nơi đây nổi tiếng với đất đỏ bazan và khí hậu mát mẻ, thích hợp cho cây điều sinh trưởng
Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích 35.023 ha, còn lại là Đồng bằng sông Cửu Long
Năm 2022, Việt Nam sản xuất khoảng 335 nghìn tấn hạt điều, giảm so với năm trước Năm 2021 ghi nhận sản lượng hạt điều sản xuất cao nhất trong khoảng thời gian nhất định
Trang 8Biểu đồ 2: Sản lượng hạt điều sản xuất tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2022 (nguồn:statista)
Sản phẩm hạt điều chính của Việt Nam là hạt điều trắng nguyên hạt Tỷ lệ hạt điều nguyên hạt và tấm của ngành điều Việt Nam: 80% hạt nguyên hạt, 20% hạt vỡ Tỷ lệ hạt
điều nguyên hạt ở Việt Nam cao là kết quả của việc bóc vỏ bằng tay (tốn nhiều công sức,thực hiện bằng tay)
Hạt Điều Nguyên Hạt: 80% Hạt điều vỡ: 20%
Hạt điều nhân W320 là sản phẩm chủ lực của ngành điều Việt Nam Người ta ước tính khoảng 60% hạt điều được tiêu thụ dưới dạng đồ ăn nhẹ, chủ yếu là rang và muối 40% còn lại được sử dụng trong các sản phẩm bánh kẹo và bánh mì, thường thay thế cho đậu phộng và hạnh nhân Loại hạt điều W320 của Việt Nam là loại phổ biến nhất trong số các loại hạt điều nhân và có lượng sẵn có cao nhất Công ty hạt điều Việt Nam.
Các loại sản phẩm hạt điều xuất khẩu chính bao gồm
Hạt điều thô (RCN) : Hầu hết hạt điều thô của Việt Nam (RCN-loại hạt điều còn vỏ)
hầu như được các nhà máy sản xuất hạt điều địa phương ở Việt Nam sử dụng Một phần nhỏ hạt điều thô chất lượng cao còn lại xuất khẩu sang Ấn Độ, Trung Quốc…
Hạt điều nhân: Hạt điều nhân chất lượng cao như W240, W320, W450, WS, WB, SS BB… được xuất khẩu sang EU, Mỹ, Nga, Úc, UAE, Ấn Độ, Singapore, Nhật Bản…
Dầu điều (CNSL) : Dầu được chiết xuất từ lớp vỏ cứng bên ngoài của hạt điều rất hữu ích cho ngành công nghiệp nặng Thị trường chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia, Tây Ban Nha, Nhật Bản…
Vỏ hạt điều: Vỏ hạt điều (trước khi chiết xuất dầu) là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm dầu vỏ hạt điều Vỏ hạt điều được xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ, Lào để chiết xuất dầu CNSL.
Ở Việt Nam, mô hình trồng và sản xuất điều đang phát triển đa dạng.
Trang 9Mô hình hộ gia đình: Nhiều gia đình ở nông thôn tham gia trồng điều với quy mô nhỏ, sử dụng đất đai gia đình để sản xuất hạt điều, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ gia đình và thị trường địa phương
Hợp tác xã nông nghiệp: Mô hình hợp tác giữa các nông dân, doanh nghiệp và cơ quan chức năng nhằm tăng cường sức mạnh cộng đồng, chia sẻ tài nguyên và kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất.
Doanh nghiệp có quy mô lớn: Các doanh nghiệp và nhà máy chế biến thường áp dụng mô hình quy mô lớn với sự sử dụng kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, từ quy trình trồng đến chế biến và xuất khẩu.
Mô hình theo chuỗi giá trị: Nhiều nông dân và doanh nghiệp tập trung vào việc tối ưu hóa chuỗi giá trị, từ trồng, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm tăng giá trị gia tăng và cạnh tranh trên thị trường Các mô hình này thường phản ánh sự đa dạng của ngành sản xuất điều tại Việt Nam, với sự kết hợp của cả các hình thức truyền thống và các tiếp cận hiện đại.
Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hạt điều lớn nhất thế giới Hơn 65% lượng hạt điều xuất khẩu trên thế giới là của Việt Nam Hạt điều của Việt Nam được tiêu thụ tại 90 quốc gia trên thế giới, các thị trường chính là Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Úc, Canada, Đức Hồng Kông, Singapore, New Zealand và Trung Đông các nước phương Đông.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) và Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại dẫn số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho biết, tháng 10/2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam ghi nhận mức cao kỷ lục mới 64,32 nghìn tấn, trị giá 358,18 triệu USD, tăng 13,3% về lượng và tăng 15,5% về trị giá so với tháng 9/2023, tăng 47,7% về lượng và tăng 37,1% về trị giá so với tháng 10/2022.
Tính chung 10 tháng năm 2023, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt xấp xỉ 516,87 nghìn tấn, trị giá 2,95 tỷ USD, tăng 21,8% về lượng và tăng 15,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trang 10Biểu đồ 3: Lượng hạt điều xuất khẩu qua các tháng giai đoạn 2021 – 2023 (Nguồn:Tổng cục Hải quan)
Để trở thành nước sản xuất và xuất khẩu hạt điều hàng đầu thế giới Nước ta có nhiều lợi thế vượt trội trong nhiều mặt Có thể điểm qua những lợi thế sau:
Thứ nhất về điều kiện tự nhiên,Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt là ở các vùng miền như Bình Phước, Bình Dương, và Gia Lai, nơi có đất đai phù hợp và đủ nước để phát triển cây điều Điều kiện tự nhiên này làm cho Việt Nam trở thành một điểm đặc biệt thuận lợi cho việc trồng cây điều.
Thứ hai về diện tích đất trồng, Việt Nam có diện tích trồng cây điều lớn, đặc biệt là ở các tỉnh miền Nam và miền Trung Sự mở rộng diện tích này đã tăng cường khả năng cung ứng và xuất khẩu hạt điều.
Thứ ba về Năng suất cao và chất lượng sản phẩm, Ưu điểm lớn nhất của ngành điều Việt Nam là công nghệ chế biến do người Việt Nam sản xuất Nhiều nông dân và doanh
Trang 11nghiệp ở Việt Nam đã áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại để cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm Điều này đã giúp hạt điều Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, làm tăng giá trị thương hiệu xuất khẩu mạnh mẽ.
Cuối cùng là về chính sách hỗ trợ, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các chính sách hỗ trợ để khuyến khích sự phát triển của ngành sản xuất hạt điều, bao gồm cả việc cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho nông dân, cũng như thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trong ngành.
Mặc dù ngành sản xuất hạt điều ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng đối mặt với một số thách thức
Thứ nhất, biến động giá cả thế giới Giá hạt điều thế giới có thể biến động do nhiều yếu tố như thời tiết, chính trị, và thị trường toàn cầu Sự không ổn định này có thể ảnh hưởng đến thu nhập của các nông dân và doanh nghiệp sản xuất hạt điều tại Việt Nam.
Thứ hai, biến đổi khí hậu và thảm họa tự nhiên.Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với biến đổi khí hậu, và các thảm họa tự nhiên như hạn hán, mưa lớn, có thể gây tổn thất lớn đối với sản xuất hạt điều.
Thứ ba, cạnh tranh quốc tế.Các quốc gia khác cũng có năng lực sản xuất hạt điều cao và thường xuyên cạnh tranh với Việt Nam trên thị trường quốc tế Để duy trì và mở rộng thị trường, ngành sản xuất hạt điều ở Việt Nam phải liên tục cải tiến chất lượng và giảm chi phí sản xuất.
Thứ tư, chi phí lao động và nguồn nhân lực Tăng chi phí lao động có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất hạt điều Nguồn nhân lực chất lượng cũng là một thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh cần sự chuyên nghiệp trong quản lý và canh tác.
Thứ năm, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn xuất khẩu Thị trường quốc tế ngày càng đặt ra nhiều yêu cầu về an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng Doanh nghiệp sản xuất hạt điều cần duy trì và cải thiện các tiêu chuẩn này để đảm bảo tiếp cận các thị trường quốc tế.
Trang 12Và cuối cùng là quản lý tài nguyên và môi trường Sự phát triển bền vững là một thách thức quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh ngành sản xuất hạt điều cần duy trì sự cân bằng giữa sản xuất và bảo vệ môi trường.
Để vượt qua những thách thức này, ngành sản xuất hạt điều cần sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, áp dụng công nghệ tiên tiến, và hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp, và cộng đồng nông dân.
II.PhântíchvàđánhgiámôitrườngkinhdoanhmặthànghạtđiềutạiĐức2.1.PhântíchmôitrườngkinhdoanhtạiĐức
Môi trường chính trị
Đức là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu bao gồm 16 Bang trong đó có 3 Bang - thành phố (Berlin, BreMen, Hamburg) đều có các thẩm quyền riêng Đức theo chế độ nghị viện - liên bang Chế độ và hệ thống này giúp tạo sự cân bằng về chính trị, giảm thiểu xung đột về quyền lợi chính trị Môi trường chính trị của Đức ổn định và đa đảng, với các cuộc bầu cử được diễn ra định kỳ và được tổ chức một cách công bằng và minh bạch.
Môi trường pháp luật
Về hành pháp, lãnh đạo hành pháp bao gồm thủ tướng và tổng thống với quyền lực tập trung vào thủ tướng Hệ thống tư pháp của Đức bao gồm 7 nhánh: hiến pháp, phổ thông, hành chính, tài chính, lao động, xã hội và bản quyền Hệ thống tòa án phổ thông chia làm 4 bậc, từ tòa án địa phương, tòa án vùng, tòa án phúc thẩm cấp bang đến Tòa án Tư pháp Liên bang đứng đầu Hệ thống tòa án hành chính, lao động và xã hội cũng có tòa án liên bang đứng đầu Tòa án Tài chính Liên bang là tòa án tối cao trong hệ thống tòa án tài chính Cuối cùng, Tòa Chung của 5 tòa án tối cao: Tư pháp, Hành chính, Tài chính, Lao động và Xã hội đảm bảo tính đồng nhất trong các phán quyết của hệ thống tư pháp
Chính sách thương mại:
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU chính thức được phê chuẩn và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/08/2020 Hiệp định này đã thúc đẩy mạnh mẽ cách hoạt động kinh tế, thương mại, chính trị Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu Tính đến năm
Trang 132022, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 12,1 tỷ USD, chiếm 25,9% xuất khẩu chung sang EU, tăng 49,4% so với năm 2021 Trong đó, Đức là thị trường xuất khẩu đứng thứ 2 (chiếm 19,2%) trong các thị trường chính mà Việt Nam xuất khẩu sang.
Hai nước cũng đã ký một số Hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Hiệp định khuyến khích và bảo vệ đầu tư, và các hiệp định hàng hải hàng không khác.
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Đức:
Đức được xếp là một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Âu và đứng thứ 4 trên thế giới Theo Statista, tổng GDP của Đức năm 2022 của Đức đạt 4,085 tỷ USD (đứng sau Mỹ: 25,416 tỷ USD, Trung Quốc: 17,886 tỷ USD, và Nhật Bản: 4,24 tỷ USD)
Biểu đồ 4: Xếp hạng tổng GDP của 4 nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức năm 2022 (nguồn: Statistic)
GDP của Đức cao, thể hiện sức mua ở quốc gia này cũng rất cao, được đánh giá là một trong những thị trường có sức mua lớn nhất thế giới Tuy nhiên, GDP của Đức biến động không đồng đều và có phần giảm so với năm 2021 (4,281 tỷ USD) và tăng so với năm 2020 (3,884 tỷ USD) Sự biến động do nhiều nguyên nhân và phải kể đến là tác động của căng thẳng thương mại giữa nền kinh tế lớn (EU - Mỹ, Mỹ - Trung), và đặc biệt là năm 2020 với sự bùng nổ của đại dịch Covid-19.
Lạm phát
Tỷ lệ lạm phát của Đức luôn được quốc gia này duy trì ở mức thấp trong giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ lạm phát trung bình của Đức là 1,64%
Trang 14Theo số liệu thống kê gần đây cho thấy tỷ lệ lạm phát của Đức vào năm 2023 giảm so với năm 2022 (dưới 4%) nằm ở vùng lạm phát tự nhiên, tuy nhiên vẫn ghi nhận rằng lạm phát ở Đức đang tăng cao trong thời điểm này
Lãi xuất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế
Lãi suất của Đức được quyết định bới ngân hàng trung ương ECB châu Âu do đó bị hạn chế quyền tự chủ rất nhiều khi muốn chống lại lạm phát bằng con đường tăng lãi suất ECB đã tăng lãi suất lần thứ 10 liên tiếp để chống lại lạm phát cao dai dẳng ở Đức Theo đó, lãi suất tái cấp vốn tăng lên 4,25%, lãi suất tiền gửi lên 4% và lãi suất cho vay lên 4,5%.
Trong năm ngoái, Đức cũng đã tung ra nhiều gói hỗ trợ được thiết kế giảm chi phí sinh hoạt, ví dụ như tăng trợ cấp cho trẻ em, sinh viên và người đã về hưu.
Việc ECB có còn tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay và những năm tiếp theo không vẫn còn là một bài toán.
Biểu đồ 5: Lãi suất của Đức từ năm 2019 tới 2023 (nguồn: European Central Bank)