KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG
Cùng với sự phát triển của thị trường, người ta đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường, tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận, đánh giá, giác độ nghiên cứu của mỗi người.
Theo C.Mác thì sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm để trao đổi hoặc bán trên thị trường Khái niệm thị trường hoàn toàn không tách rời với kiểu tổ chức kinh tế sản xuất hàng hóa, chỉ khi có sự phân công lao động xã hội, có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất thì mới có sự mua bán hàng hóa và hình thành nên thị trường.
Theo kinh tế học vi mô thì thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, sự tương tác giữa cung và cầu hình thành giá và lượng cân bằng Từ khái niệm này ta thấy muốn hình thành thị trường thì cần phải có 3 điều kiện: đối tượng trao đổi là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; đối tượng tham gia trao đổi là người mua và người bán; sự thỏa thuận giữa người bán và người mua Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ.
Theo kinh tế học vĩ mô thì thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động mua và bán Hoạt động mua bán diễn ra đồng thời các quan hệ kinh tế nảy sinh, đó là quan hệ về cung cầu, giá cả, số lượng hàng hóa
Sự dịch chuyển của cung cầu sẽ làm cho giá cả và số lượng hàng hóa thay đổi theo.
Theo Marketing quốc tế, đứng trên giác độ doanh nghiệp thì “Thị trường là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó, tức là khách hàng đang mua hoặc có thể sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp đó”.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về thị trường nhưng tựu chung lại thì thị trường là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, nó ra đời và gắn liền với sản xuất hàng hóa Thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi và các quan hệ tiền tệ và thông qua thị trường các doanh nghiệp phải tìm cách trả lời được các câu hỏi: Doanh nghiệp sẽ sản xuất mặt hàng nào? Ai là khách hàng của doanh nghiệp? Và doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất như thế nào?
1.1.2 Vai trò của thị trường
Thị trường có một vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó là môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nó còn vừa là điều kiện vừa là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thị trường là nơi doanh nghiệp đưa các sản phẩm dịch vụ của mình ra tiêu thụ, bởi vậy nó là cái môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải nhanh chóng làm quen và nắm bắt được môi trường kinh doanh này Không những thế, khi doanh nghiệp muốn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành mua các yếu tố đầu vào cho mình trên thị trường bởi vậy nó là điều kiện cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp luôn cố gắng để bán được càng nhiều sản phẩm trên thị trường các tốt, sản phẩm càng được thị trường chấp nhận có nghĩa là doanh nghiệp đó đang hoạt động có hiệu quả, chính thị trường là động lực cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa, là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Mất thị trường có nghĩa là doanh nghiệp phá sản.
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC
Trong tiếng Hy Lạp, từ Strategy (chiến lược) xuất phát từ chữ Strategos, có nghĩa là “vị tướng” Từ strategos được dùng đầu tiên trong quân đội để chỉ vai trò lãnh đạo của các tướng lĩnh, về sau còn bao hàm luôn những cách hành động để chiến thắng quân thù Cho đến hôm nay, thuật ngữ này được dùng phổ biến trong kinh doanh và cũng có rất nhiều khái niệm khác nhau trong quá trình phát triển của lý thuyết về chiến lược.
Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự đã bước đầu xâm nhập sang lĩnh vực quản lý kinh tế và xã hội, dần được mô tả một cách chi tiết các nội hàm của nó, bao gồm cả nội dung và phương thức thực hiện Alfred Chandler (1962) định nghĩa: Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của tổ chức, lựa chọn các cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó Theo cách định nghĩa này, chiến lược là một quá trình với nội dung xác định mục tiêu và đảm bảo các nguồn lực cũng như những chính sách chủ yếu cần được tuân theo trong khi sử dụng các nguồn lực này để đạt được mục tiêu Về hình thức, chiến lược có thể được định ra như là kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát chỉ hướng cho tổ chức đi đến mục tiêu mong muốn.
Còn theo định nghĩa về chiến lược của Michael E Porter thì đầu tiên, chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt Cốt lõi của thiết lập vị thế chiến lược là việc lựa chọn các hoạt động khác với đối thủ cạnh tranh (cũng có thể là hoạt động khác biệt hoặc cách thực hiện hoạt động khác biệt). Thứ hai, chiến lược là sự chọn lựa, đánh đổi cạnh tranh Điểm cốt lõi là chọn những gì cần thực hiện và những gì không thực hiện Thứ ba, chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tấtcả các hoạt động của công ty Sự thành công của chiến lược phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các hoạt động và sự hội nhập, hợp nhất của chúng Theo ông, chiến lược là sự tạo ra vị thế độc đáo và có giá trị bao gồm sự khác biệt hóa (differentiation), sự lựa chọn mang tính đánh đổi nhằm tập trung nhất các nguồn lực (focus) để từ đó tạo ra ưu thế cho tổ chức (M.E Porter, What is Strategy, Harvard Business Review, Nov- Dec,1996).
+ Theo Mintzberg H (1995), định nghĩa về chiến lược được chia làm 5 khía cạnh với 5 chữ P: Plan (Kế hoạch): chuỗi các hành động được dự định một cách nhất quán Pattern (Mô thức): sự kiên định về hành vi ; Position (Vị thế): sự phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó; Perspective (Quan niệm); cách thức để nhận thức về thế giới; Ploy (Thủ thuật, mưu lược): con đường, kế sách, cách thức để đối phó với các đối thủ.
Qua đó, có thể rút ra kết luận rằng: Chiến lược được xem như một tập hợp những mục tiêu cơ bản lâu dài, xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và những các thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu đó một cách tốt nhất, làm cho phát huy hết mọi điểm mạnh, khắc phục lại được những điểm yếu của tổ chức, tiếp nhận được những cơ hội, giảm thiểu rủi ro thiệt hại gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp.
GIỚI THIỆU CÔNG TY
2.1.1 Một số thông tin cơ bản
Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN GARMEX SÀI GÒN
Tên quốc tế : GARMEX SAIGON COPORATION
Mã chứng khoán : GMC ( HOSE )
Trụ sở chính : 252 Nguyễn Văn Lượng, Phường 17 Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh
Vốn điều lệ: 330.002.590.000 đồng ( Báo cáo tài chính năm 2023 )
Vốn đầu tư chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2023: 392.378.063.139 đồng
Lĩnh vực: Hàng tiêu dùng
Hình 2 Logo công ty Garmex Sài Gòn.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1976 :Công ty được thành lập vào năm 1976 - một năm sau ngày đất nước thống nhất với tên gọi là Liên hiệp Các Xí nghiệp May Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị chủ quản quản lý một số các xí nghiệp may xuất khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trụ sở chính của Công ty đặt tại 213 Hồng Bàng, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Năm 1993: Liên hiệp Xí nghiệp May Thành phố Hồ Chí Mình được tổ chức lại thành Công ty Sản Xuất - Xuất nhập khẩu May Sài Gòn ("Garmex Saigon").
Năm 2004: Garmex Saigon tiến hành cổ phần hóa và đăng ký doanh nghiệp
Công ty cổ phần lần đầu ngày 07/01/2004 với Tên là "Công ty cổ phần sản xuất Thương Mại May Sài Gòn" Cho đến thời điểm này, Garmex Saigon đang hoạt động với 4 chỉ nhánh hạch toán phụ thuộc: Mặt bằng 213 Hồng Bàng (nay là Trung Tâm Logistic Hồng Bàng), Nhà máy may An Nhơn (nay là Trung Tâm Logistic An Nhơn), Nhà Máy may An Phủ, Nhà máy may Bình Tiên Trụ sở chính của Công ty đặt tại 252 Nguyễn Văn Lượng, Phường 17, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Năm 2006: Garmex Saigon niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán là GMC theo Giấy phép Niêm yết số 101/UBCK-GPNY ngày 06/12/2006 của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Năm 2012
Năm 2012: Garmex Saigon được Columbia Sportswear (Mỹ) trao tặng Cúp
Performance Excellence cho những thành tích nổi bật về chất lượng, thời gian giao hàng, khả năng phát triển mẫu, và trách nhiệm với cộng đồng xã hội trong Hội nghị Thượng đỉnh thường niên tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2013: Garmex Saigon vinh dự nhận Huân Chương Lao Động Hạng 3 do những thành tíchđạt được trong hoạt động sản xuất kinh doanh và chăm lo đời sống củaNgười Lao Động Trongnăm, Garmex Saigon cũng vinh dự được Tạp chí Forbes Việt
Nam bình chọn là 1 trong 50 "Doanh Nghiệp Niêm Yết tại Việt Nam Cô Hoạt Động Tốt Nhất"
Năm 2014: Garmex Saigon lần thứ 2 được Columbia Sportswear (Mỹ) trao tặng
Cúp Performance Excellence cho những thành tích nổi trội về chất lượng, thời gian giao hàng, khả năng phát triển mẫu, và trách nhiệm với cộng đồng xã hội trong Hội nghị Thượng đỉnh thường niên tổ chức tại Hà Nội Garmex Saigon tiếp tục vinh dự được Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là 1 trong 50 “Doanh Nghiệp Niêm Yết tại Việt Nam Có Hoạt Động Tốt Nhất".
Năm 2018: Công ty đoạt giải: Top 5 bảo cáo thường niên tốt nhất nhóm vốn hóa nhỏ và Top 5 doanh nghiệp quân trị công ty tốt nhất nhóm vốn hóa nhỏ.
Năm 2019: Công ty tiếp tục đoạt giải: Top 5 báo cáo thường niên tốt nhất nhóm vẫn hóa nhỏ và Top 5 doanh nghiệp có báo cáo quản trị công ty tốt nhất nhóm vẫn hỏa nhỏ Ngày 03/05/2019, theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 ngày 25/04/2019 Công ty đổi tên từ “Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn" sang "Công ty Cổ phần Garmex Sài Gòn” và được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.
Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0300742387 thay đổi lần thứ 15 ngày 03/05/2019 Tháng 07/2019, Công ty tăng vốn điều lệ lên 178.809.280.000 đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2018.
Năm 2020 Công ty tiếp tục đoạt giải Top 5 Doanh nghiệp quản trị Công ty tốt nhất nhóm vốn hóa nhỏ.Ngày 14/01/2020, Công ty đã hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tăng Vẫn Điều lệ lên 267.963.650.000 đồng Ngày 31/08/2020, Công ty đã hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019, tăng vốn Điều lệ lên 300.052.800.000 đồng.
Năm 2021: Ngày 01/09/2021, Công ty đã hoàn thành đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho năm 2020, tăng Vẫn Điều lệ lên 330.002.590.000 đồng Ngày 20/10/2021, Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn là 49% theo công văn chấp thuận của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước số 6346/UBCK-PTTT ngày 15/10/2021.
Năm 2023: Ngày 22/06/2023, Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn là 0% theo công văn chấp thuận của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước số 3862/UBCK-PTTT ngày 20/06/2023.
2.1.3 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh: May trang phục (trừ trang phục từ da và lông thú):
May công nghiệp, sản phẩm chính là quần áo may sẵn các loại Sản xuất giường, tủ,bàn, ghế, Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế bằng vật liệu khác (May gia công từ vải) Địa bàn kinh doanh: Hàng may mặc ản phẩm của Công ty chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật Bàn và hàng tủ công nghiệp gia công cho khách hàng trong nước.
Khách hàng: Hàng may mặc: Decathlon (Pháp), Columbia (Mỹ), Cutter& Buck
(Mỹ), Nits (Nhật Bản) Hàng tử công nghiệp: Công ty GILIMEX
Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:
- Tiếp tục tiết giảm chi phí
- Tăng cường công tác bảo quản tài sản, xử lý và thanh lý nguyên phụ liệu tồn kho lâu năm.
- Tìm kiếm đối tác để khai thác các mặt bằng hiện có.
- Thanh lý tài sản không sử dụng.
- Thúc đẩy khách hàng để giao hàng.
- Triển khai kinh doanh nhà thuốc tại 213 Hồng Bàng.
- Theo dõi, thúc đẩy Công ty cổ phần Phú Mỹ hoàn thành Dự án nhà ở Phú Mỹ để bán sản phẩm nhằm thu hồi vốn đầu tư
Chiến lược phát triển trung và dài hạn:
Công ty xác định ngành may vẫn là ngành nghề chính Tuy nhiên, tình hình ngành may vẫn còn khó khăn về đơn hàng Các điều kiện về xanh hóa ngành may vẫn chưa chuyển đổi kịp Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu đầu tư các ngành mới theo xu thế để phát triển Công ty trong trung và dài hạn vì ngành truyền thống đang rất khó khăn.
Sử dụng các nguồn lực hiện có để khai thác, hợp tác sản xuất kinh doanh.
Các mục tiêu phát triển bền vững: Đối với môi trường: Công ty luôn ý thức bảo vệ môi trường thông qua công tác giám sát, cải tiến các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường, luôn tuân thủ, chấp hành các quy định pháp luật về môi trường
MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ
*Tình hình phát triển kinh tế
Năm 2023, kinh tế Trung Quốc bắt đầu quá trình phục hồi sau 3 năm đại dịch,GDP của Trung Quốc tăng trưởng mạnh so với năm trước, nhưng có sự biến động khá lớn theo từng quý; các chỉ số về tiêu dùng, dịch vụ và sản lượng công nghiệp cho thấy các phân khúc chủ chốt của nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi… Về tổng thể, “ổn định” là từ khóa chính cho nền kinh tế Trung Quốc năm 2023 và tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của năm 2024
Kinh tế Trung Quốc năm 2023 diễn ra trong bối cảnh thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều có mức tăng trưởng thấp do tổng cầu suy giảm; lạm phát đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt, nợ công toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn diến biến phức tạp, bất ổn địa chính trị, vấn đề an ninh lương thực, thiên tai, biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan… ngày càng nổi cộm Ở trong nước, sau khi dỡ bỏ các biện pháp hà khắc chống Covid-19 vào cuối năm 2022, các hoạt động kinh tế của Trung Quốc đã bắt đầu gia tăng và sôi động trở lại Tình hình kinh tế đã có sự khởi sắc nhưng quá trình phục hồi vẫn còn khá mong manh và vẫn phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức Tuy nhiên, với việc thực hiện nhiều chính sách để ổn định tăng trưởng, nỗ lực đổi mới công nghệ và những cải cách sâu rộng, sự phục hồi đã tạo đủ đà để kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng năm 2023 là 5,2%, cao hơn so với mục tiêu tăng trưởng mà Chính phủ Trung Quốc đặt ra là 5% Tăng trưởng trong quý 1 đạt 4,5% và trong quý 2 đạt 6,3% so với cùng kỳ năm 2022; nhưng đà tăng trưởng đã giảm tốc xuống mức 4,9% trong quý 3, sau đó lại tiếp tục phục hồi mạnh mẽ lên mức 5,2% trong quý 4.
*Yếu tố địa kinh tế
Trung Quốc là quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, tiếp giáp với 14 nước và có chung biên giới biển với Brunei, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Đài Loan Diện tích Trung Quốc rộng hơn 9,5 triệu km2 xếp thứ ba thế giới sau Nga và Canada Là quốc gia rộng lớn, Trung Quốc có khí hậu đa dạng trong đó khí hậu nhiệt đới ở phía Nam và ôn đới ở phía Bắc, tài nguyên thiên nhiên phong phú và trữ lượng lớn Trung Quốc giàu tài nguyên về dầu mỏ, than đá, khí đốt đồng thời là nhà sản xuất hàng đầu về nhôm, chì, kẽm, đất hiếm, Với địa hình bao gồm nhiều ngọn núi cao và sông lớn, Trung Quốc có nhiều tiềm năng đầu tư vào năng lượng thủy điện Ngoài ra, với đường bờ biển dài 1800km, Trung Quốc có nhiều lợi thế trong đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Đặc biệt, Trung Quốc đã triển khai sáng kiến “Vành đai và con đường” kết nối quốc gian này với các khu vực Đông Á, Trung Đông, Trung Á, Đông Phi và châu Âu nhằm mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, dân chủ và văn minh vào năm 2049 Sáng kiến bao gồm việc xây dựng “ Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” (SREB) để kết nối Á- Âu và phát triển các hành lang kinh tế với Nga,Mông Cổ, Trung Á và Đông Nam Á Ngoài ra, sáng kiến bao gồm triển khai “ Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XXI” (MSR) nhằm thiết lập hành lang kinh tế qua Ấn ĐộDương, kết nối Trung Quốc với Nam Á, châu Phi, Trung Đông và Địa Trung Hải(Phạm Thanh Hằng, 2021) Như vậy, Trung Quốc đã tận dụng lợi thế về địa lý tiếp giáp với nhiều quốc gia cả trên đất liền và chung biên giới biển để triển khai các kế hoạch kết nối Trung Quốc với các châu lục trên thế giới Đây cũng là một cơ hội lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi có thể tận dụng mạng lưới kết nối thị trường rộng lớn của Trung Quốc
Một số chỉ số đánh giá môi trường kinh tế Môi trường kinh tế có thể được đánh giá thông qua năng lực cạnh tranh toàn cầu và chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh (Business Climate Index, BCI) do Ngân hàng Thế giới (World Bank, WB) công bố. Theo xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu 2021 của Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD), Trung Quốc xếp vị trí thứ 16 tăng 4 bậc so với năm 2020 So với Mỹ xếp hạng thứ 10 trong hai năm 2020 và 2021, năng lực cạnh tranh của Trung Quốc đã gần bắt kịp với quốc gia này Theo xếp hạng của World Bank về chỉ số thuận lợi kinh doanh (The Ease of Doing Business), Trung Quốc đã có sự cải thiện vượt bậc khi vươn lên thứ hạng 31/190 vào năm 2020, tăng 15 bậc so với năm 2019 khi chỉ xếp thứ 46/190. Trung Quốc là một trong số 10 nước có mức độ cải thiện môi trường kinh doanh ấn tượng trong năm 2020 Thứ hạng trên là kết quả của việc Trung Quốc đã có các chính sách nhằm tăng hiệu quả của các quy trình kinh doanh như cắt giảm thuế quan, gỡ bỏ các rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài, hợp lý hóa các thủ tục hải quan và triển khai hệ thống nộp đơn trực tuyến để quản lý FDI Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số yếu tố cản trở các nhà đầu tư nước ngoài như mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thấp, chính phủ có các chính sách nhằm bảo hộ các doanh nghiệp địa phương,
Quan hệ thương mại trong khu vực và thế giới
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã chủ động tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại và đầu tư, bao gồm 107 hiệp định đầu tư song phương và tham gia đàm phán với 24 hiệp định thương mại, trong đó có 16 hiệp định đã có hiệu lực Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nội địa và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời mở ra cơ hội hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi về thuế quan và gỡ bỏ rào cản xuất khẩu Đặc biệt, các thỏa thuận này cũng cung cấp quy tắc bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ đầu tư vào Trung Quốc.
Trong 20 năm qua, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với vai trò là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ hai Chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam vào ngày 12 và 13 tháng 12 năm 2023 vừa qua đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
3.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật
Trung Quốc đặc trưng bởi Nhà nước thống nhất do duy nhất một đảng chính trị lãnh đạo là Đảng Cộng sản Trung Quốc và được đánh giá là quốc gia có nền chính trị tương đối ổn định (Santander, 2022) Theo xếp hạng của World Bank về chỉ số Hiệu quả Chính phủ (Government effectiveness index), năm 2020, Trung Quốc xếp thứ 47/192 quốc gia tham gia vào bảng xếp hạng với 0,65 điểm (World Bank, 2021) Chỉ số này đo lường chất lượng các dịch vụ công, chất lượng xây dựng và thực thi chính sách và độ tin cậy của cam kết chính phủ với các chính sách đã đề ra Xếp hạng về chỉ số Hòa bình Toàn cầu (Global Peace Index, GPI) ở mức 100/163 quốc gia vào năm
2021 theo Viện Kinh tế và Hoà Bình (Institute of Economics and Peace, IEP) và điểm chỉ số Nhận thức Tham nhũng (Corruption Perceptions Index, CPI) theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) đạt 45/100 vào năm 2021, xếp thứ 66 trên
180 quốc gia Ngoài ra, mức độ ổn định chính trị của một quốc gia được đánh giá thông qua chỉ số ổn định chính trị (Political Stability Index) Theo xếp hạng của World Bank, chỉ số ổn định chính trị của Trung Quốc năm 2020 xếp thứ 114/194 quốc gia Thứ hạng này được cải thiện 27 bậc so với 10 năm trước chỉ xếp thứ 141/194 vào năm 2010
Dựa trên một số các chỉ số đánh giá tình hình chính trị Trung Quốc như Chỉ số nhận thức tham nhũng, Hiệu quả Chính phủ trong xây dựng và thực thi chính sách, Chỉ số ổn định chính trị cho thấy Trung Quốc là quốc gia có môi trường chính trị ổn định, ít biến động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc với kết cấu chặt chẽ và thống nhất Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đầu tư vào thị trường Trung Quốc
Ngày 15/3/2019, Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc khóa XIII đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài của nước Công hòa nhân dân Trung Quốc. Luật Đầu tư nước ngoài ra đời khi Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong quan hệ quốc tế, nổi bật là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ở vào giai đoạn gay cấn Đầu tư và thương mại quốc tế có quan hệ hữu cơ với nhau, hình thành mối quan hệ kinh tế đối ngoại chủ yếu giữa hai quốc gia Chiến lược đầu tư và thương mại của các nước lớn thay đổi tùy thuộc vào tương quan sức mạnh kinh tế giữa các quốc gia trong từng giai đoạn Từ khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới thì quan hệ Mỹ - Trung về thương mại và đầu tư đóng vai trò quan trọng nhất, chi phối xu hướng phát triển kinh tế thế giới
Bên cạnh đó, Trung Quốc có chủ trương khuyến khích các hoạt động thương mại, họ tích cực tham gia vào hoạt động kinh tế cũng như khu vực Từ khi thực hiện đổi mới mở cửa nền kinh tế, quốc gia này đã có nhiều chính sách nới lỏng thương mại tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư Đó là nhân tố giúp tạo nên sự ổn định trong môi trường kinh tế, là yếu tố ưu tiên hàng đầu khi doanh nghiệp quyết định thâm nhập vào thị trường quốc tế
Cần phải hết sức lưu ý đến Luật Quản lý đầu tư đưa ra Danh sách hạn chế gồm các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài bị cấm (National Development and Reform Commission, 2021) Do đó, các nhà đầu tư nước ngoài trước khi quyết định đầu tư vào Trung Quốc chỉ cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng Luật Đầu tư nước ngoài thay vì phải nghiên cứu cả ba bộ Luật như trước đây, từ đó khai thác được những chính sách ưu đãi và tuân thủ các yêu cầu hạn chế mà Trung Quốc đề ra.
3.1.3 Môi trường văn hóa - xã hội
3.1.3.1 Tôn giáo Ở Trung Quốc, công dân “được hưởng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo” theo Điều 36 của Hiến pháp Trung Quốc Một số tôn giáo phổ biến ở đất nước này là Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo, Công giáo Tôn giáo ở Trung Quốc rất đa dạng và điều này phản ánh được sự đa nguyên cũng như sự đa dạng văn hóa ở quốc gia này Tính đến năm 2020, có 51,8% dân số Trung Quốc không tham gia tôn giáo nào và 18,3% tham gia vào Phật giáo (Global Religious Futures, 2022) Tôn giáo ảnh hưởng rất lớn tới niềm tin, thói quen, lối sống của con người, vì vậy khi các nhà đầu tư muốn thâm nhập vào thị trường đa tôn giáo Trung Quốc cần phải rất thận trọng trong các hoạt động, quảng bá sản phẩm sao cho phù hợp với tôn giáo từng vùng và với truyền thống tôn giáo chung nhằm tạo thiện cảm với các đối tác và người dân địa phương
Theo thông tin từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), năm 2020,Trung Quốc có hệ thống giáo dục lớn nhất thế giới, với 270 triệu học sinh và 16 triệu giáo viên tại hơn 500.000 trường học Họ đã đề ra kế hoạch Hiện đại hóa giáo dục tới năm 2035 từ năm 2019, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục từ mầm non đến đại học, bao gồm giáo dục nghề nghiệp Trung Quốc cũng đang phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp lớn nhất thế giới, với 11.500 trường và khoảng 29 triệu học sinh vào cuối năm 2020 Đồng thời, họ mở rộng hoạt động trao đổi và hợp tác quốc tế trong giáo dục, như gửi cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác và mời chuyên gia nước ngoài đến dạy tại các trường Điều này giúp nâng cao chất lượng và số lượng nguồn lao động, phù hợp với tiến triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ
MÔI TRƯỜNG VI MÔ
Nguyên vật liệu chính trong sản xuất hàng may mặc của công ty là vải và một số phụ liệu khác như nút áo,chỉ, Nhà cung cấp vải: Ho Guom Textile, Phong Phu International, TNG Investment and Trading JSC Nhà cung cấp phụ liệu: YKK, Coats, Avery Dennison Sau thời gian đình trệ do dịch bệnh Covid -19 bùng phát năm 2021 các doanh nghiệp may đã nhanh chóng quay trở lại nhịp độ sản xuất vào các tháng cuối năm, đồng thời chuẩn bị cho sự phục hồi trong năm 2022 Các Hiệp định CPTPP và FTA được ký kết mở ra công đường hội nhập cho doanh nghiệp Việt Nam, là bàn đạp cho ngành dệt may phát triển ra thị trường quốc tế Tuy nhiên, theo quy tắc xuất xứ của Hiệp định Quốc tế từ sợi, vải, phần lớn doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được do nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc chưa đáp ứng quy tắc Công ty đã có nhiều biện pháp tích cực cực nhằm chủ động nguồn nguyên liệu và giảm rủi ro biến động về giá đầu vào như duy trì các mối quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp Công ty cũng áp dụng các biện pháp quả lý chặt chẻ theo dõi thông tin và tình hình diễn biến giá cả về nguyên vật liệu trên thị trường.
3.2.2 Các đối thủ tiềm ẩn
Các mặt hàng may mặc là một trong ngành hàng chủ lực của Việt Nam, mặt hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao với tốc độ phát triển nhanh cùng với thị trường tiêu thụ rộng lớn Song song đó, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chương trình ưu đãi những chính sách khuyến khích đầu tư công nghệ trang thiết bị vào ngành may mặc. Hiện nay trên toàn quốc có hơn 6000 doanh nghiệp may đang hoạt dộng Garmex Saigon sẽ không tránh khỏi việc gia nhập ngành với những trang thiết bị công cụ tiên tiến Điều này, có thể dẫn đến công ty bị thu hẹp thị phần kinh doanh, giảm doanh thu dẫn dến lợi nhuận giảm.
Khách hàng của Garmex Sài Gòn có sức mạnh đàm phán cao, đặc biệt là các nhà bán lẻ lớn hoặc các công ty mua sỉ Nếu khách hàng có nhiều sự lựa chọn và sức mạnh đàm phán cao, họ có thể áp đặt áp lực giảm giá hoặc yêu cầu các điều kiện hợp đồng khắt khe Do đó, Garmex Sài Gòn cần đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của họ đáp ứng được nhu cầu và mong đợi của khách hàng để giữ chân và thu hút khách hàng mới.
Mặt hàng may mặc vô cùng đa dạng về mẫu mã, giá cả chất lượng cũng có nhiều mức giá khác nhau, khách hàng dễ dàng cho lựa sản phẩm phù hợp với nhu cầu cũng như sở thích của bản thân mình Vì vậy, khả năng thay thế là vô cùng lớn người mua dễ dàng tìm thấy các sản phẩm thay thế có cùng mẫu mã, chất lượng, giá cả Đây chính là áp lực đối với hầu hết mọi doanh nghiệp khi kinh doanh tại bất kỳ thị trường nào Công ty Gamrex Saigon phải nên nắm bắt được xu hướng tiêu dụng hiện nay, có những chính sách tốt về giá mẫu mã giá cả chất lượng cũng như tính khác biệt trong từng sản phẩm sản xuất, cần phải xây dựng thương hiệu để giữ lấy đối tượng khách hàng trung thành Có nhiều cửa hàng và công ty có thể có sản phẩm thay thế cho công ty Garmex Sài Gòn trong ngành may mặc và sản phẩm thời trang Khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm thay thế từ các thương hiệu quốc dân như sau : Uniqlo: Uniqlo là một thương hiệu thời trang Nhật Bản, nổi tiếng với các sản phẩm may mặc chất lượng cao và thiết kế đơn giản ; H&M: H&M là một chuỗi cửa hàng thời trang toàn cầu, chuyên cung cấp các sản phẩm may mặc và phụ kiện thời trang; Zara: Zara là một thương hiệu thời trang Tây Ban Nha với mạng lưới cửa hàng rộng khắp thế giới, cung cấp các sản phẩm thời trang và phụ kiện;
Ngành công nghiệp may mặc đang phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh ác liệt, khi có nhiều đối thủ cung cấp các sản phẩm tương tự như Garmex Sài Gòn trên thị trường Các yếu tố như giá cả, chất lượng, thương hiệu và khả năng tạo ra giá trị cho khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức độ cạnh tranh của ngành này. Để duy trì và phát triển, Garmex Sài Gòn cần phải có một chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ và linh hoạt Điều này đòi hỏi công ty phải theo dõi và đánh giá kỹ lưỡng sự cạnh tranh từ các đối thủ, từ các công ty cùng quy mô và thị phần như Vinatex, May
10, Thanh Cong Textile Garment Investment Trading JSC, đến các thương hiệu thời trang quốc tế như Nike, Adidas, Gap, H&M, và Uniqlo Mỗi đối thủ đều đặt ra một thách thức riêng với Garmex Sài Gòn, tạo ra áp lực cạnh tranh không nhỏ.
Sự cạnh tranh trong ngành có thể có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận và sự tồn tại của Garmex Sài Gòn Với mức độ cạnh tranh cao như hiện nay, công ty cần phải tìm cách tăng cường sự khác biệt và linh hoạt để đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu đa dạng của thị trường Tuy nhiên, điều này cũng có thể tạo ra áp lực giảm giá và hạn chế khả năng tăng giá sản phẩm của công ty, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng trở nên càng khó tính và thông minh hơn Điều này yêu cầu Garmex Sài Gòn phải duy trì sự linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh chóng với biến động của thị trường, cùng việc liên tục cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ vững và phát triển thương hiệu của mình.
MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ
3.3.1 Tình hình nguồn nhân lực
STT Phân loại Số lượng cuối kỳ Tỷ trọng
II Theo hợp đồng lao động 35 100%
Không xác định thời hạn 34 97,1%
III Theo trình độ: 35 100% Đại học 15 42,9%
(Dữ liệu được lấy từ Báo cáo thường niên năm 2023 công ty Garmex Saigon)
Hình 7 Số lượng nhân sự của công ty qua các năm
Tổng số lao động của công ty 2.101 người thể tính đến 31/12/2022 (giảm 1.679 lao động so với năm 2021) Tổng số lao động công ty 35 người ( Số lao động tính đến 31/12/2023 giảm 2.066 lao động so với năm 2022) Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy tình hình nhân sự của công ty đang trong gia đoạn cắt giảm nhân sự, tạm ngưng sản xuất từ tháng 05/2023 Nguyên nhân chính là do công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn hàng, doanh thu không đủ đắp chi phí Nếu tiếp tục sản xuất công ty sẽ lỗ rất nhiều nên công ty đã thực hiện tối ưu chi phí, tối ưu hóa nguồn lực hiện có Dù trong giai đoạn khó khăn công ty cũng thực hiện đầy đủ chính sách theo quy định của luật và hỗ trợ đầy đủ khoản phúc lợi cho người lao động khi nghỉ việc Ban lãnh đạo luôn quan tâm, động viên bảo đảm đời sống và môi trường làm việc người lao động.
Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm, năm 2023 là một năm hết sức khó khăn với hầu hết mọi doanh nghiệp trên toàn thế giới, những xung đột chính trị, cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina đang làm tăng giá các mặt hàng năng lượng dẫn đến chi phí sản xuất duy trì cũng tăng theo Nhằm giảm thiểu những thiệt hại về tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí bao gồm: tạm ngưng sản xuất, cắt giảm lao động; Trước tình trạng thiếu hụt đơn hàng quốc tế những tháng đầu năm, Công ty vẫn đang tìm kiếm đơn hàng trong nước thay thế Tiến hành các thủ tục đa dạng hóa ngành nghề, tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác mới cho Công ty ;Tăng cường công tác bảo quản tài sản, phòng chống chảy nổ trong thời hạn tạm ngưng sản xuất từ tháng 05/2023 ; Xử lý và thanh lý nguyên phụ liệu tồn kho lâu năm ; Tìm kiếm đối tác để khai thác các mặt bằng hiện có; Thanh lý tài sản không sử dụng; Thúc đẩy khách hàng giải quyết hàng tồn kho. Tiến hành các thủ tục đa dạng hóa ngành nghề, tìm kiếm thêm các cơ hội hợp tác mới cho Công ty
3.3.3 Tình hình nghiên cứu và phát triển
Các hoạt động nghiên cứu đầu tư và phát triển Công ty không triển khai dự án nào Hầu hết các khoản đầu tư và phát triển tài chính vẫn duy trì Tuy nhiên, Công ty có đầu tư tăng vốn góp vào Công ty cổ phần Phú Mỹ (là công ty liên kết của Công ty
Cổ Phần Garmex Sài Gòn) để Công ty cổ phần Phú Mỹ thực hiện Dự án Nhà ở thương mại Phú Mỹ, giá trị vốn góp của Công ty tại Công ty cổ phần Phú Mỹ ngày 31/12/2023 là 23.914.030.000 VNĐ - Tỷ lệ sở hữu: 32,47% Vốn điều lệ của Công ty cổ phần Phú Mỹ.
3.3.4 Tình hình về trách nhiệm cộng đồng, môi trường và xã hội
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Garmex Saigon luôn nhận thức được vai trò của việc giữ gìn bảo vệ môi trường và đóng góp cho cộng đồng trong chiến lược phát triển bền vững của Công ty Thời gian qua, Công ty đã liên tục thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện môi trường, tuân thủ pháp luật về môi trường cũng như đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội tại địa phương như: Chú trọng công tác đảm bảo an toàn đối với người lao động, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn chất lượng về môi trường Hệ thống xử lý chất thải cũng được Công ty quan tâm xem xét, đảm bảo xử lý tốt chất thải trong quá trình sản xuất trước khi thải ra môi trường, trong đó các loại chất thải được phân loại trước khi tiến hành xử lý, đưa ra môi trường Hệ thống xử lý nguồn cấp nước tại Công ty được tách bỏ tạp chất, bảo đảm có thể uống ngay từ bất kỳ vòi nước nào tại Công ty Các nhà ăn tại các nhà máy thuộc Công ty đều do các nhà máy tự vận hành và quản lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người lao động
3.4 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
Qua phân tích môi trường kinh doanh ở chương 2 tác giả rút ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa dọa (SWOT) của công ty Việc phân tích dựa trên lập luận cho rằng cỏc nỗ lực chiến lược phải hướng ủến việc tạo ra sự phự hợp tốt nhất giữa cỏc khả năng nguồn lực của cụng ty và tỡnh thế bờn ngoài Tuy vậy, vấn ủề cú tầm quan trọng thiết yếu chớnh là làm cỏch nào ủể cụng ty cú thể tạo dựng lợi thế cạnh tranh và duy trì nó một cách bền vững
O1 Nhu cầu may mặc thị trường Trung Quốc không ngừng tăng
O3 Chính sách thuế ưu đãi cho xuất nhập khẩu
O4 Sự hỗ trợ của các hiệp hội trong và ngoài nước
O5 Mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các cường quốc đang phát triển
O6 Đẩy mạnh chuyển dịch nội địa hóa nguyên phụ liệu hoặc ở các nước nội khối TPP
T1 Chi phí đầu vào phụ thuộc nhiều vào chi phí nhân công, suy thoái kinh tế.
T2 Sản phẩm thay thế có sự đa dạng, phù hợp xu hướng tiêu dùng
T3 Cạnh tranh gay gắt thị trường trong nước và thị trường quốc tế mới Bangladesh,Pakistan.
T4 Xu hướng tiêu dùng “xanh hóa” phát triển.
T5 Thủ tục hải quan còn nhiều hạn chế,phức tạp
S1 Thương hiệu lâu năm có bề dày trong việc kinh doanh và xuất khẩu nhiều thị trường
S2 Sản phẩm được nhiều thị trường khó tính chấp nhận EU, Mỹ
S3 Xây dựng được mối quan hệ với nhiều nhà nhập khẩu, tập đoàn lớn trên thế giới
S4 May móc vận hành hiện đại
S5 Sản phẩm có sự chuyên biệt, có tính cạnh tranh cao
S1,S2,S3,S4+O1,O2,O3,O4,O5 Chiến lược xuất khẩu trực tiếp mở rộng sang thị trường Trung Quốc.
S1,S2,S4, + O1,O2,O4,O5 Chiến lược thâm nhập thị trường Trung Quốc qua hình thức liên doanh
S1,S2,S3,S5 + T1,T2,T3,T4 Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng
W1 Chưa chú trọng những kế hoạch
W2 Hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm và ODM còn yếu.
W3 May xuất khẩu phần lớn theo phương thức gia công
W4 Bị động trong quá trình cung ứng nguyên phụ liệu
Chiến lược xuất khẩu gián tiếp mở rộng sang thị trường Trung Quốc.
Chiến lược kế hợp về trước tăng quyền kiểm soát nhà phân phối
W5 Hoạt động phân phối giao nhận còn hạn chế.
W6 Nguồn nhân lực còn hạn chế
W7 Tình hình tài chính đang gặp khó khăn
Bảng 13 : Ma trận SWOT của công ty
PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
*Chiến lược SO: Chiến lược xuất khẩu trực tiếp mở rộng sang thị trường Trung Quốc
Nhưng cơ hội cũng những lợi thế về mặt kinh tế - chính trị - luật pháp cũng như bối cảnh quốc tế có nhiều chuyển biến thuận lợi cho các sản phẩm may mặc, nhu cầu về thị trường, thương hiệu có bề dày kinh nghiệm, sản phẩm đã từng đến tay những thị trường khó tính nhất như EU, cũng như cónhiều kinh nghiệm trong việc xuất khẩu các mặt hàng may mặc, sản phẩm có sự khác biệt hóa cũng như tính cạnh tranh cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty Garmex Sài Gòn dễ dàng phát triển cũng như mở rộng vào thị trường Trung Quốc.
*Chiến lược SO: Chiến lược thâm nhập thị trường qua hình thức liên doanh
Nhờ thương hiệu lâu năm, có uy tín công ty có thể liên hệ và liên doanh với các đối tác nước ngoài thông qua các thương nhân Qua đó có thể tận dụng được mạng lưới bán hàng có sẳn Cũng có thể giảm thiểu rủi ro người mua không thanh toán và giá cả phải chăng Vì vậy, sản phẩm bán ra sẽ được tăng lên
*Chiến lược ST: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm theo đơn xuất khẩu đặt hàng
Công ty có thể tận dụng lợi thế thương hiệu lâu năm và uy tín của mình, đã được biết đến rộng rãi và có uy tín trong nhiều thị trường, để dễ dàng tìm kiếm và thuyết phục các khách hàng đặt hàng Sản phẩm của công ty đã được chấp nhận bởi các thị trường khó tính như EU, Mỹ, cho thấy chất lượng sản phẩm cao và có thể cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế Việc sử dụng máy móc hiện đại không chỉ giúp công ty nâng cao năng suất sản xuất mà còn giúp đáp ứng nhanh chóng các đơn đặt hàng với số lượng lớn Công ty có thể tận dụng các cơ hội từ thị trường để đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu Điều này có thể bao gồm việc mở rộng dòng sản phẩm, tìm kiếm các thị trường mới, hoặc tận dụng các xu hướng tiêu dùng mới.
*Chiến lược WO: Chiến lược xuất khẩu gián tiếp mở rộng sang thị trường Trung Quốc.
Công ty đang trong gia đoạn gặp khó khăn về tài chính, về quá trình thiếu đơn hàng may mặc cũng như một vài điểm yếu của công ty hạn chế về các chiến lược tiếp thị, nguồn nhận lực hạn chế nhưng cơ hội trong ngành may mặc vô cùng lớn nên việc áp dụng chiến lược xuất khẩu gián tiếp qua một trung gian phân phối sẽ giúp cho Công ty hạn chế được một khoản chi phí để nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng Trung Quốc Điều này, sẽ được các đơn vị trung gian có kinh nghiệm trong việc phân phối quản lý
*Chiến lược WT: Chiến lược kế hợp về trước tăng quyền kiểm soát nhà phân phối
Quá trình vận tải, phân phối hàng hóa mình xuất sang thị trường EU,Mỹ, Công ty gặp nhiều một số hạn chế về thủ tủ hải quan bên gửi và bên nhận Công ty cần xem xét lại vấn đề này, thực hiện đẩy mạnh thị trường nổi địa không nên phụ thuộc quá vào thị trường quốc tế để tránh ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của công ty, giảm thiểu rủi ro khi xuất khẩu hàng hóa
3.5.2 Lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường Trung Quốc.
Hiện nay, CTCP Garmex Sài Gòn đã lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế bằng hình thức xuất khẩu trực tiếp qua các quốc gia tại Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản Việc lựa chọn hình thức xuất khẩu này giúp cho Công ty dễ dàng lựa chọn các đối tác cũng như trong việc tìm kiếm khách hàng mới, sỡ hữu được lượng khách hàng riêng mà không cần phải thông qua một trung gian nào, thu thập thêm nhiều kinh nghiệm trong việc xuất khẩu giúp tăng ngoại tệ cho đất nước Bên cạnh đó, nó cũng gặp phải một vài bất cập khi lựa chọn hình thức xuất khẩu trực tiếp bao gồm : khó có được mối quan hệ thân thiết với khách hàng do không thông qua trung gian doanh nghiệp khó khăn trong việc gia tăng mối quan hệ với khách hàng, cần nhiều chi phí để thực hiện các hoạt động quảng báo, xây dựng hình ảnh thương hiệu, nghiên cứu thị trường,v v.
Qua một vài chiến lược được đề xuất ở chương 3, tôi nhận thấy rằng không có chiến lược nào là tốt nhất chỉ có chiến lược phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty Mỗi công ty đều có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức riêng Chiến lược phù hợp sẽ phản ánh tài nguyên,mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp “Chiến lược xuất khẩu gián tiếp mở rộng sang thị trường Trung Quốc” của CTCP Garmex Sài
Gòn là một quyết định chiến lược mang tính chiến lược và tầm nhìn dài hạn Thay vì tiếp cận thị trường Trung Quốc trực tiếp, chúng ta sẽ hợp tác với các đối tác trung gian để tận dụng lợi thế và giảm rủi ro về lợi nhuận khi Công ty đang trải qua một giai đoạn khó khăn về tài chính trong việc thiếu các đơn hàng xuất khẩu quốc tế.
PHÂN TÍCH VÀ TRIỂN KHAI CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Trong những năm gần đây, nhu cầu về các sản phẩm may mặc ngày càng cao nhưng nhân tố đầu tiên của hàng hóa được chú ý đến là chất lượng Đây là nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu CTCP Garmex Sài Gòn cần hiểu rõ tầm quan trọng để nâng cao chất lượng hàng hóa đặc biệt các mặt hàng xuất khẩu thông qua việc tìm kiếm các nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, chất lượng vải chất lượng Bên cạnh đó, các sản phẩm may mặc còn được đánh giá thông qua các đường may, đường cắt do đó Công ty cần phải những quy trình kiểm tra các nhà xưởng thực hiện các khâu sản xuất sản phẩm Chỉ có việc đảm bảo sản phẩm có chắc lượng thì mới có thể nâng cao được uy tín doanh nghiệp và giúp cho doanh nghiệp canh tranh lâu dài với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Việc đa dạng hóa sản phẩm cũng như sản phẩm có sự khác biệt về mẫu mã chất lượng bao giờ cũng là tiêu chuẩn ưu tiên hàng đầu khi người tiêu dùng quyết định mua. Một trong những lợi thế không chỉ riêng của Công ty mà còn là lợi thế chung của các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh đến từ nhiều nước khác khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc đó chính là Việt Nam và Trung Quốc có những nét khá tương đồng về văn hóa, phong tục tạp quán cũng như phong cách ăn mặc vì thế đây chính là một trong những ưu điểm nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Bên cạnh đó, Công ty cũng phải đặc biệt chú ý đến các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của Trung Quốc bao gồm: các chứng nhận CCC (China Compulsory Certification) là chứng nhận bắt buộc đối với một số sản phẩm tiêu dùng nhất định, bao gồm cả một số mặt hàng may mặc Nó đảm bảo rằng sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng của Trung Quốc ; các tiêu chuẩn chất lượng GB Standards (Guobiao Standards); Đây là các tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc Đối với ngành may mặc, các tiêu chuẩn GB có liên quan Nhãn mác, sản phẩm phải đầy đủ thông tin, mã số sản phẩm,chất liệu, hướng dẫn giặc, kích thước, nơi sản xuất, thông tin liên hệ của nhà sản xuất,
Giá cả là một trong những công cụ quan trọng nhất để cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt tại Trung Quốc - một thị trường lớn với mức độ cạnh tranh khốc liệt.Giá cả của hàng nội địa Trung Quốc là một trong những trở ngại lớn nhất đối với các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn thâm nhập vào thị trường này Vì vậy, công ty cần có chiến lược giá nhắm vào đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, cụ thể là những người có thu nhập trung bình Để đạt được điều này, công ty cần thực hiện các bước sau: Định giá cạnh tranh: Đảm bảo giá cả sản phẩm phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng mục tiêu tại Trung Quốc Công ty cần nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng giá cả của các sản phẩm tương tự trên thị trường để định ra một mức giá hợp lý, cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận Mặt hàng may mặc không chỉ là một sản phẩm, mà còn là biểu tượng của phong cách và cái đẹp Mỗi người tiêu dùng đều có sở thích và quan điểm riêng về giá trị của sản phẩm này Vì vậy, việc áp dụng chính sách giá cần phải linh hoạt và cân nhắc Trong trường hợp các sản phẩm thời trang được ưa chuộng, công ty có thể xem xét định giá cao hơn để phản ánh giá trị và sự mong đợi từ phía khách hàng Trái lại, đối với những sản phẩm không còn được ưa chuộng, công ty có thể áp dụng chiến lược giảm giá để kích thích nhu cầu mua hàng Tuy nhiên, việc thay đổi giá cần phải được thực hiện một cách cẩn trọng để tránh gây hiểu lầm hoặc phản ứng tiêu cực từ phía người tiêu dùng Họ có thể hiểu những biến động giá cả khác nhau theo nhiều cách, từ việc coi giảm giá là dấu hiệu của hàng lỗi mốt đến việc nâng giá được hiểu là một cách tăng giá trị sản phẩm.
Hợp đồng cam kết với trung gian xuất khẩu: Thiết lập các hợp đồng cam kết với các đối tác trung gian xuất khẩu, đưa ra những chiến lược giá tốt nhất để đảm bảo lợi nhuận cho cả hai bên Điều này bao gồm việc thương lượng và thỏa thuận về giá cả sản phẩm sao cho phù hợp với cả thị trường và chi phí sản xuất.
Một số đề xuất cụ thể về chiến lược giá nhằm tạo ra mức giá cạnh tranh với các sản phẩm nội địa:
+ Đầu tư công nghệ vào sản xuất: Đẩy mạnh đầu tư công nghệ vào các khâu sản xuất sản phẩm, áp dụng các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất và giảm giá thành sản phẩm Việc sử dụng công nghệ hiện đại không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất mà còn giúp giảm chi phí, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá.
+ Kinh doanh nội địa và chuỗi cung ứng: Đẩy mạnh kinh doanh nội địa để cung cấp nguyên liệu cho đơn vị sản xuất hàng hóa dệt may Công ty nên xây dựng chuỗi cung ứng vững chắc bằng cách mua hàng từ các đơn vị này với giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh không có chuỗi cung ứng nội bộ Điều này sẽ giúp công ty đưa ra mức giá phù hợp hơn với các nhà trung gian nhập khẩu tại Trung Quốc.
+Hợp đồng và cam kết với đơn vị phân phối: Thiết lập các hợp đồng và cam kết với đơn vị trung gian phân phối để quyết định một mức giá phù hợp nhất, tránh tình trạng nhà phân phối đưa ra mức giá quá cao tại thị trường Trung Quốc Mức giá quá cao có thể khiến người tiêu dùng e ngại trong việc lựa chọn mua, dẫn đến giảm lợi
+Tối ưu hóa quy trình vận chuyển: Công ty cần có các chính sách và chiến lược hoàn thiện quy trình vận chuyển hàng hóa, giảm thiểu các chi phí không cần thiết trong quá trình xuất khẩu Việc này bao gồm việc tối ưu hóa lộ trình vận chuyển, lựa chọn các đối tác vận chuyển uy tín và hiệu quả, và sử dụng các giải pháp logistics tiên tiến để giảm chi phí.
+ Đảm bảo thời gian và chất lượng giao hàng: Công ty cần linh hoạt và nhanh chóng trong việc hoàn thành đúng thời gian hợp đồng giao hàng, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa Việc giao hàng đúng hạn và đảm bảo chất lượng không chỉ giúp duy trì uy tín với đối tác mà còn tạo niềm tin cho khách hàng, từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Hình 8 Sơ đồ hệ thống kênh phân phối
Trung Quốc được biết đến là một thị trường rộng lớn và đa dạng, vì thế việc mở rộng và đa dạng hóa kênh phân phối tại thị trường này được xem như một con đường tắt để tiếp cận đến nhiều khách hàng nhất có thể Để tận dụng tối đa cơ hội này, công ty cần triển khai chiến lược phân phối toàn diện và linh hoạt Ngoài việc lựa chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp thông qua các nhà trung gian nhập khẩu, công ty nên tiếp tục tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ với các đối tác phân phối tiềm năng Một cách hiệu quả để thực hiện điều này là tham gia các cuộc triển lãm thương mại Việt – Trung Tại
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NHÀ BUÔN NHÀ NHẬP KHẨU
CÔNG TY đây, công ty có thể gặp gỡ và kết nối với các nhà buôn, đại lý bán lẻ tiềm năng, tạo cơ hội cho các hợp tác lâu dài. Để thu hút thêm các đối tác, công ty nên áp dụng các chính sách ưu đãi và xây dựng các hợp đồng thương mại linh hoạt Mỗi đối tác sẽ có những điều kiện và yêu cầu riêng, vì thế việc tạo điều kiện thuận lợi thông qua các chính sách ưu đãi sẽ giúp gia tăng sức hấp dẫn của sản phẩm Điều này không chỉ giúp mở rộng mạng lưới phân phối mà còn xây dựng mối quan hệ kinh doanh bền vững Bên cạnh đó, công ty nên liên hệ và hợp tác với các sàn thương mại điện tử thịnh hành tại Trung Quốc như Taobao, Alibaba, 1688, để chào bán sản phẩm Thương mại điện tử tại Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ và là kênh mua sắm ưa thích của nhiều người tiêu dùng Việc hiện diện trên các nền tảng này không chỉ giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận với một lượng lớn khách hàng mà còn tăng cường nhận diện thương hiệu.
Hơn nữa, việc giao hàng đúng thời hạn như đã cam kết là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với hàng may mặc do tính thời vụ và yêu cầu về sự phù hợp với xu hướng thời trang Công ty cần đảm bảo quy trình logistics hiệu quả, từ việc sản xuất, đóng gói đến vận chuyển, để sản phẩm luôn đến tay khách hàng đúng lúc.
Ngoài ra, công ty nên có những kiến nghị cụ thể với các cơ quan nhà nước nhằm đơn giản hóa các thủ tục xuất khẩu và cải tiến quy trình hoàn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu Việc đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu và thuế quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình kinh doanh, giảm bớt gánh nặng hành chính và tối ưu hóa thời gian xử lý đơn hàng.
Thực chất của chiến lược xúc tiến là nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ làm cho khách hàng hiểu rõ được sản phẩm của doanh nghiệp và gây ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng theo hướng tích cực có lợi cho công ty.
Vì thế, Công ty nên có những chiến lược xúc tiến thương mại phù hợp tại thị trường Trung Quốc như sau:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ CHIẾN LƯỢC THÂM
NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ.
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG
Cùng với sự phát triển của thị trường, người ta đã đưa ra rất nhiều quan điểm khác nhau về thị trường, tùy thuộc vào góc độ nhìn nhận, đánh giá, giác độ nghiên cứu của mỗi người.
Theo C.Mác thì sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm để trao đổi hoặc bán trên thị trường Khái niệm thị trường hoàn toàn không tách rời với kiểu tổ chức kinh tế sản xuất hàng hóa, chỉ khi có sự phân công lao động xã hội, có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất thì mới có sự mua bán hàng hóa và hình thành nên thị trường.
Theo kinh tế học vi mô thì thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, sự tương tác giữa cung và cầu hình thành giá và lượng cân bằng Từ khái niệm này ta thấy muốn hình thành thị trường thì cần phải có 3 điều kiện: đối tượng trao đổi là sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; đối tượng tham gia trao đổi là người mua và người bán; sự thỏa thuận giữa người bán và người mua Số lượng người mua và người bán nhiều hay ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ.
Theo kinh tế học vĩ mô thì thị trường là tổng hợp các quan hệ kinh tế hình thành trong hoạt động mua và bán Hoạt động mua bán diễn ra đồng thời các quan hệ kinh tế nảy sinh, đó là quan hệ về cung cầu, giá cả, số lượng hàng hóa
Sự dịch chuyển của cung cầu sẽ làm cho giá cả và số lượng hàng hóa thay đổi theo.
Theo Marketing quốc tế, đứng trên giác độ doanh nghiệp thì “Thị trường là tập hợp những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó, tức là khách hàng đang mua hoặc có thể sẽ mua sản phẩm của doanh nghiệp đó”.
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về thị trường nhưng tựu chung lại thì thị trường là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, nó ra đời và gắn liền với sản xuất hàng hóa Thị trường luôn diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi và các quan hệ tiền tệ và thông qua thị trường các doanh nghiệp phải tìm cách trả lời được các câu hỏi: Doanh nghiệp sẽ sản xuất mặt hàng nào? Ai là khách hàng của doanh nghiệp? Và doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất như thế nào?
1.1.2 Vai trò của thị trường
Thị trường có một vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, nó là môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, nó còn vừa là điều kiện vừa là động lực của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thị trường là nơi doanh nghiệp đưa các sản phẩm dịch vụ của mình ra tiêu thụ, bởi vậy nó là cái môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải nhanh chóng làm quen và nắm bắt được môi trường kinh doanh này Không những thế, khi doanh nghiệp muốn tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải tiến hành mua các yếu tố đầu vào cho mình trên thị trường bởi vậy nó là điều kiện cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp luôn cố gắng để bán được càng nhiều sản phẩm trên thị trường các tốt, sản phẩm càng được thị trường chấp nhận có nghĩa là doanh nghiệp đó đang hoạt động có hiệu quả, chính thị trường là động lực cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa, là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Mất thị trường có nghĩa là doanh nghiệp phá sản.
1.2 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC.
Trong tiếng Hy Lạp, từ Strategy (chiến lược) xuất phát từ chữ Strategos, có nghĩa là “vị tướng” Từ strategos được dùng đầu tiên trong quân đội để chỉ vai trò lãnh đạo của các tướng lĩnh, về sau còn bao hàm luôn những cách hành động để chiến thắng quân thù Cho đến hôm nay, thuật ngữ này được dùng phổ biến trong kinh doanh và cũng có rất nhiều khái niệm khác nhau trong quá trình phát triển của lý thuyết về chiến lược.
Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa khoa học về hoạch định và điều khiển các hoạt động quân sự đã bước đầu xâm nhập sang lĩnh vực quản lý kinh tế và xã hội, dần được mô tả một cách chi tiết các nội hàm của nó, bao gồm cả nội dung và phương thức thực hiện Alfred Chandler (1962) định nghĩa: Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của tổ chức, lựa chọn các cách thức hoặc phương hướng hành động và phân bố các tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó Theo cách định nghĩa này, chiến lược là một quá trình với nội dung xác định mục tiêu và đảm bảo các nguồn lực cũng như những chính sách chủ yếu cần được tuân theo trong khi sử dụng các nguồn lực này để đạt được mục tiêu Về hình thức, chiến lược có thể được định ra như là kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát chỉ hướng cho tổ chức đi đến mục tiêu mong muốn.
Còn theo định nghĩa về chiến lược của Michael E Porter thì đầu tiên, chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt Cốt lõi của thiết lập vị thế chiến lược là việc lựa chọn các hoạt động khác với đối thủ cạnh tranh (cũng có thể là hoạt động khác biệt hoặc cách thực hiện hoạt động khác biệt). Thứ hai, chiến lược là sự chọn lựa, đánh đổi cạnh tranh Điểm cốt lõi là chọn những gì cần thực hiện và những gì không thực hiện Thứ ba, chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tấtcả các hoạt động của công ty Sự thành công của chiến lược phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các hoạt động và sự hội nhập, hợp nhất của chúng Theo ông, chiến lược là sự tạo ra vị thế độc đáo và có giá trị bao gồm sự khác biệt hóa (differentiation), sự lựa chọn mang tính đánh đổi nhằm tập trung nhất các nguồn lực (focus) để từ đó tạo ra ưu thế cho tổ chức (M.E Porter, What is Strategy, Harvard Business Review, Nov- Dec,1996).
+ Theo Mintzberg H (1995), định nghĩa về chiến lược được chia làm 5 khía cạnh với 5 chữ P: Plan (Kế hoạch): chuỗi các hành động được dự định một cách nhất quán Pattern (Mô thức): sự kiên định về hành vi ; Position (Vị thế): sự phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó; Perspective (Quan niệm); cách thức để nhận thức về thế giới; Ploy (Thủ thuật, mưu lược): con đường, kế sách, cách thức để đối phó với các đối thủ.
Qua đó, có thể rút ra kết luận rằng: Chiến lược được xem như một tập hợp những mục tiêu cơ bản lâu dài, xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ mạng của tổ chức và những các thức, phương tiện để đạt được những mục tiêu đó một cách tốt nhất, làm cho phát huy hết mọi điểm mạnh, khắc phục lại được những điểm yếu của tổ chức, tiếp nhận được những cơ hội, giảm thiểu rủi ro thiệt hại gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp.
1.3 KHÁI NIỆM CHUNG CHIẾN LƯỢC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG
1.3.1 Khái niệm về thâm nhập thị trường.
Xu hướng toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của hầu hết của tất cả quốc gia trên thế giới Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh toàn cầu giữa các công ty với nhau trở nên khóc liệt Để đứng vững trong thị trường cạnh tranh đầy rủi ro các doanh nghiệp cần phải có những định hướng phát triển rõ ràng để duy trì hoạt động cho doanh nghiệp, phát triển xây dựng thương hiệu và tăng lợi nhuận Vì vậy, việc thâm nhập thị trường vào đến các thị trường mới là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều hướng tới trong bối cảnh hiện nay.
Chiến lược thâm nhập thị trường (Market penetration strategy) là quá trình doanh nghiệp bán các sản phẩm/dịch vụ vào một thị trường mới, nơi mà họ chưa từng triển khai các hoạt động bán hàng trước đây Mức độ thâm nhập thị trường được đo theo tổng số lượng sản phẩm mà khách hàng sử dụng so với thị trường mục tiêu, điều này được áp dụng cho nhiều hình thức, lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả thị trường quốc tế