1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích phương thức thâm nhập thị trường của một doanh nghiệp kinh doanh quốc tế tập đoàn trung nguyên

35 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nhờ vào việc tiếp cận và thích nghi với yêu cầu của các thị trường nước ngoài, Cà phê Trung Nguyên đã nhanh chóng vươn ra quốc tế và nhận được sự ưa chuộng từ khách hàng toàn cầu.. Lựa c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-

ĐỀ TÀI : PHÂN TÍCH PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG CỦA MỘT DOANH NGHIỆP KINH DOANH QUỐC TẾ : ‘TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN’ GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY : LÊ THỊ VIỆT NGA

LÊ HOÀNG QUỲNH MÃ HỌC PHẦN: 232_ITOM1311_01

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 6

MÔN HỌC: KINH DOANH QUỐC TẾ

Trang 2

I Thâm nhập thị trường thông qua xuất khẩu thường 7

1 Định nghĩa về xuất khẩu cà phê 7

2 Các hình thức xuất khẩu 10

3 Ưu nhược điểm của từng hình thức 13

4 Chiến lược xuất khẩu cà phê của tập đoàn Trung Nguyên .16

II Thâm nhập thị trường thông qua nhượng quyền kinh doanh 22

1 Giới thiệu về nhượng quyền thương mại và cơ chế hoạt động của nó .22

1.1 Giới thiệu về nhượng quyền thương mại .22

1.2 Cơ chế hoạt động của nhượng quyền thương mại .23

Trang 3

2 Ưu nhược điểm của việc áp dụng nhượng quyền đối với tập

đoàn Trung Nguyên .24

3 Chiến lược sử dụng nhượng quyền kinh doanh của tập đoàn .26

PHẦN IV : ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 27

I Điểm mạnh của phương thức xuất khẩu cà phê 27

II Điểm mạnh của phương thức nhượng quyền kinh doanh 28

III Điểm yếu, cơ hội và thách thức của cả hai phương thức 29

IV So sánh hiệu quả giữa các phương thức 31

PHẦN V : KẾT LUẬN 32

I Tóm tắt những điểm chính trong bài 33

II Đánh giá hiệu quả 33

III Lời khuyên cho tập đoàn Trung Nguyên khi xâm nhập thị trường mới 34

PHẦN VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

DANH SÁCH PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 1 Nguyễn Thị Hương 21D170303 K57N5 Word

2 Đinh Trung Kiên 20D170201 K56N4 Thuyết trình

Trang 4

3 Nguyễn Trung Kiên 19D200021 K56P1 Phần 3

5 Đoàn Phương Linh 21D170019 K57N2 Powerpoint 6 Phạm Mai Linh 21D170020 K57N3 Thuyết trình

Chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Toàn cầu hóa và hiện đại hóa đã trở thành xu hướng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, từ giáo dục đến kinh tế và xã hội Cùng với những cơ hội, toàn cầu hóa cũng mang lại những thách thức đối với cả tầm vĩ mô và vi mô

Trong bối cảnh này, việc thâm nhập thị trường quốc tế trở nên vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế như tập đoàn Trung Nguyên Toàn cầu hóa và hiện đại hóa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp phát triển và tạo ra giá trị mới cho xã hội Tuy nhiên, để khai thác được những cơ hội này và đối phó với những thách thức, các doanh nghiệp cần phải xác định phương thức thâm nhập thị trường phù hợp

Trong ngành cà phê, Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam Tuy nhiên, để duy trì và phát triển, việc mở rộng thị trường quốc tế là bước đi cần thiết Đã có những nỗ lực và thành công nhất định của Cà phê Trung Nguyên trên các thị trường quốc tế Do đó, phân tích phương thức thâm nhập thị trường của họ thông qua các phương thức như xuất khẩu và nhượng quyền thương mại là một đề tài đáng quan tâm và có ý nghĩa

Trang 5

PHẦN II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN CÀ PHÊ

● Năm 1998: Xuất hiện ở TPHCM bằng khẩu hiệu “Mang nguồn cảm hứng mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên

● Năm 2001: Nhượng quyền thành công tại Nhật Bản, Singapore Công bố khẩu hiệu: “Khơi nguồn Sáng tạo”

● Năm 2003: Sản phẩm cà phê hòa tan G7 ra đời bằng sự kiện “Ngày hội cà phê hòa tan G7” tại dinh Thống Nhất

● Năm 2010: Sản phẩm cà phê Trung Nguyên được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, tiêu biểu như Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản,

Trung Quốc, Asean…

● Năm 2012: Thương hiệu được yêu thích nhất, đạt 11/17 triệu hộ gia đình Việt Nam mua các sản phẩm cà phê Trung Nguyên

● Năm 2013: G7 kỷ niệm 10 năm ra đời, đánh dấu mốc 3 năm dẫn đầu thị phần và được yêu thích nhất

● Năm 2016: Kỷ niệm 20 năm Hành trình Phụng sự, công bố Danh xưng, Tầm nhìn, Sứ mạng mới Ra mắt không gian Trung Nguyên Legend Café – The Energy Coffee

That Changes Life, trở thành chuỗi quán cà phê lớn nhất Đông Nam Á

● Năm 2017: Trung Nguyên Legend chính thức khai trương văn phòng đại diện tại Thượng Hải (Trung Quốc), một trong những trung tâm thương mại, tài chính bậc nhất thế

giới

● Năm 2018: Khánh thành Bảo tàng Thế Giới Cà Phê tại “Thủ phủ cà phê toàn cầu” Buôn Ma Thuột Ra mắt bộ tuyệt phẩm cà phê năng lượng Trung Nguyên

Trang 6

tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá

và chinh phục ● Sứ mạng

Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn

hóa Việt

● Giá trị cốt lõi

- Khơi nguồn sáng tạo

- Phát triển và bảo vệ thương hiệu - Lấy người tiêu dùng làm tâm - Gầy dựng thành công cùng đối tác - Phát triển nguồn nhân lực mạnh - Lấy hiệu quả làm nền tảng - Góp phần xây dựng cộng đồng

1.1.3 Một số sản phẩm

Tập đoàn Trung Nguyên từ khi xây dựng và phát triển lớn mạnh như hiện nay đã cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm cà phê khác nhau cho phục vụ mọi tầng lớp khách

hàng Trong đó, những dòng sản phẩm tiêu biểu của Trung Nguyên gồm: ● Cà phê Trung Nguyên cao cấp

- Cà phê chồn Weasel - Cà phê chồn Legendee - Sáng tạo 8

● Cà phê rang xay

- Nhóm sản phẩm rang xay phổ thông - Nhóm sản phẩm chế phin 1,2,3,4,5 - Nhóm sản phẩm sáng tạo 1,2,3,4,5 ● Cà phê hạt nguyên chất

- Cà phê Arabica - Cà phê Culi Robusta ● Cà phê hòa tan G7 - G7 3in1

- G7 2in1 (đen đá)

- G7 Hòa tan đen (không đường) - G7 Gu mạnh X2

Trang 7

- G7 Cappuccino - G7 Passiona - G7 White coffee ● Cà phê tươi

1.1.4: Tầm ảnh hưởng của tập đoàn trên thị trường nội địa và quốc tế

Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên đã đạt được tầm ảnh hưởng đáng kể trên cả thị trường nội địa và quốc tế Trên thị trường nội địa, sản phẩm cà phê của tập đoàn đã chiếm được vị thế hàng đầu và được người tiêu dùng tin dùng nhờ vào sự đa dạng và chất lượng cao Với hệ thống phân phối rộng khắp và chiến lược tiếp thị hiệu quả, Cà phê Trung Nguyên đã giữ vững và mở rộng thị phần của mình trên thị trường trong nhiều năm qua Trên thị trường quốc tế, tập đoàn cũng đã có những bước phát triển ấn tượng Việc xuất khẩu sản phẩm cà phê đã mở ra cơ hội tiếp cận các thị trường mới và mở rộng kinh doanh quốc tế Nhờ vào việc tiếp cận và thích nghi với yêu cầu của các thị trường nước ngoài, Cà phê Trung Nguyên đã nhanh chóng vươn ra quốc tế và nhận được sự ưa chuộng từ khách hàng toàn cầu Tóm lại, tầm ảnh hưởng của tập đoàn trên cả thị trường nội địa và quốc tế đã tạo ra một dấu ấn đáng kể trong ngành công nghiệp cà phê và cũng là một ví dụ điển hình cho sự thành công của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế

PHẦN III : PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG THỨC THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG

I Thâm nhập thị trường thông qua xuất khẩu thường 1 Định nghĩa về xuất khẩu cà phê

Cà phê là loại thức uống có màu đen, có chứa chất caffein và được sử dụng phổ

biến trên thế giới Khởi nguồn từ hạt cà phê chín mọng, sau khi thu hoạch, chúng được tách vỏ và phơi khô Cuối cùng được rang lên tạo nên hương vị cà phê thơm, “kích thích” như cách chúng ta thưởng thức thức uống này hiện nay Tại Việt Nam, cà phê được trồng chủ yếu ở các vùng Tây Nguyên như: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk…với diện tích lớn Đông Nam Bộ có diện tích cà phê nhỏ hơn

Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại số 36/2005/QH11 ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005 quy định như sau:

“Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật; nhập khầu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa

Trang 8

vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ một

quốc gia hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia đó nơi được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Đây là loại hình thức kinh doanh quốc tế cơ bản được các doanh nghiệp lựa chọn nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ ra bên ngoài thị trường nội địa, giúp tăng doanh số bán hàng, đồng thời khai thác được tính kinh tế theo quy mô khi thị trường được mở rộng Lựa chọn phương thức này giúp doanh nghiệp có thể bước đầu tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế bằng việc đưa hàng hóa, sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài nhưng không phải đối diện với nhiều rủi ro và đầu tư chi phí ban đầu lớn

Biểu đồ 1: Sơ đồ mô tả quá trình xuất khẩu hàng hóa

Thực trạng về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam:

Sau khi đạt kỷ lục hơn 4 tỷ USD vào năm 2023, xuất khẩu cà phê duy trì đà tăng trong hai tháng đầu năm 2024 Theo số liệu từ Tổng Cục Hải quan, trong hai tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 398.819 tấn cà phê, trị giá hơn 1,2 tỷ USD, tăng 16,4% về khối lượng nhưng tăng tới 68% về giá trị nhờ giá duy trì ở mức cao Cụ thể, giá xuất khẩu trung bình trong 2 tháng qua đạt 3.146 USD/tấn, tăng 44% so cùng thời điểm năm ngoái

Trang 9

Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam bắt đầu đà tăng mạnh kể từ tháng 10 năm 2023 trong bối cảnh nguồn cung trong nước khan hiếm do ảnh hưởng bởi thời tiết bất lợi

Trang 10

Điều này đồng thời khiến giá trong nước và giá xuất khẩu đều tăng mạnh Tính đến ngày 11/3/ 2024, giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên trung bình quanh mốc 91.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi so với thời điểm cách đây một năm

Dựa trên những số liệu thống kê và đánh giá của các chuyên gia kinh tế Cách đây 10 năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê chỉ đạt 2 tỷ USD, nhưng đến năm 2023 đã đạt kỷ lục hơn 4 tỷ USD và trong năm 2024 này có thể chinh phục mốc 5 tỷ USD Như vậy, tương lai của thị trường xuất khẩu cà phê ở Việt Nam đang rất có triển vọng và đầy hứa hẹn

2 Các hình thức xuất khẩu: trực tiếp, thông qua đối tác, qua thương mại điện tử, v.v

2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động theo đó doanh nghiệp sản xuất hoặc thu mua hàng hóa ở thị trường trong nước rồi trực tiếp bán cho người mua ở thị trường nước ngoài mà không sử dụng các trung gian thương mại

2.1 Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hóa khi nhà xuất khẩu không làm việc trực tiếp với người nhập khẩu ở nước ngoài mà sẽ thông qua một bên thứ ba thường được gọi là trung gian thương mại để thực hiện các phần công việc liên quan Để bán và phân phối các sản phẩm của mình ở thị trường nước ngoài, người sản xuất sử dụng các bên trung gian thương mại là những người có chức năng xuất khẩu thực hiện cho mình Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sản xuất hay nhà

Trang 11

xuất khẩu trong nước sẽ không thực sự tham gia vào hoạt động tiếp thị và bán hàng ở thị trường nước ngoài Trong thực tế, phương thức xuất khẩu gián tiếp thường được lựa chọn bởi các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện để trực tiếp thực hiện hoạt động xuất khẩu, hoặc coi phần lợi nhuận đem lại từ hoạt động xuất khẩu chỉ là phần phụ trong tổng toàn bộ lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp Ngoài ra, đây cũng là phương thức được một số doanh nghiệp lựa chọn khi muốn từng bước xâm nhập thị trường quốc tế hoặc thử nghiệm thị trường mới trước khi chuyển sang các dạng thức khác đòi hỏi mức độ đầu tư nguồn lực và mức độ gắn kết với thị trường cao hơn

Có 5 dạng thức chính liên quan đến xuất khẩu gián tiếp, gồm có:

- Đại lý thu mua xuất khẩu (export buying agent) Đơn vị này đóng vai trò là đại

diện cho những doanh nghiệp hoặc cá nhân ở nước ngoài đang có nhu cầu mua hàng Dựa trên nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ mà người mua ở nước ngoài đặt ra, những đại lý thu mua này sẽ sang nước của bên nhà sản xuất để tìm kiếm và thu mua hàng để đáp ứng các đơn hàng Vì hoạt động theo lợi ích của bên có nhu cầu mua hàng nên đại lý thu mua xuất khẩu sẽ nhận được hoa hồng từ bên đối tác nước ngoài Bên sản xuất hàng hóa ở trong nước không trực tiếp tham gia vào giao dịch giữa bên đại lý thu mua xuất khẩu và người mua ở nước ngoài, nhiệm vụ của họ lúc này đơn thuần là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người mua Có thể thấy đại lý thu mua xuất khẩu lúc này hoạt động như một người mua ở thị trường nội địa Nhiệm vụ của họ là tìm kiếm các nhà sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người mua Có thể thấy đại lý thu mua xuất khẩu lúc này hoạt động như một người mua ở thị trường nội địa Nhiệm vụ của họ là tìm kiếm các nhà sản xuất hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ có những sản phẩm đáp ứng với nhu cầu mà đối tác nước ngoài đang cần với giá bán hàng ở mức hợp lý nhất có thể

Trang 12

- Là cách thức đơn giản nhất để đưa hàng hóa và dịch vụ do mình sản xuất ra đến tay khách hàng và người tiêu dùng ở nước ngoài

- Nhà sản xuất sẽ phải đối mặt với ít rủi ro Bên đại lý thu mua xuất khẩu đảm trách toàn bộ các khâu bảo quản, vận chuyển, làm các thủ tục liên quan cũng của mình ở thị trường nước ngoài, không nắm bắt được những biến động về nhu cầu trên thị trường đó

- Doanh nghiệp bị phụ thuộc hoàn toàn vào bên đại lý thu mua, không nắm bắt được hành vi người tiêu dùng cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường

- Môi giới (broker) Một dạng thức trung gian khác là môi giới xuất khẩu Người

này đóng vai trò đứng giữa kết nối thông tin để bên bán hàng ở trong nước và bên mua hàng ở nước ngoài có thể tiếp xúc và giao dịch với nhau Người môi giới chịu trách nhiệm giúp các bên bán hàng và bên mua hàng kết nối để tiến tới ký kết hợp đồng và giao dịch hàng hóa, chứ không trực tiếp xử lý và sở hữu hàng hóa trong quá trình giao dịch mua bán Đổi lại người môi giới được nhận hoa hồng từ bên người mua, bên người bán, hoặc cả hai bên cho việc kết nối này Thông thường người môi giới thường chuyên sâu về một sản phẩm hoặc một chủng loại hàng hóa cụ thể Với kiến thức chuyên sâu về mỗi loại hàng hóa và am hiểu thị trường tiêu thụ các loại hàng hóa đó, người môi giới sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để giúp bên bán hàng và bên mua hàng đến từ các nước kết nối được với nhau, từ đó thỏa thuận tiến hành các giao dịch

- Công ty quản lý xuất khẩu (export management company) Đây là các công ty

chuyên trách nhận ủy thác và quản lý hoạt động xuất khẩu hàng hóa cho các doanh nghiệp sản xuất khác nhau Các công ty này có nhiều kinh nghiệm trong việc làm thủ tục xuất nhập khẩu và cung cấp các dịch vụ này cho những doanh nghiệp có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa Căn cứ hợp đồng ủy thác, mỗi thương vụ xuất khẩu thì công ty quản lý xuất khẩu sẽ thực hiện dưới danh nghĩa của công ty xuất khẩu Các công ty quản lý xuất khẩu này sẽ sử dụng những kinh nghiệm sẵn có và sự am hiểu tập quán kinh doanh cũng như các yêu cầu về thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa ở từng quốc gia để thay mặt bên ủy thác thức hiện các phần công việc liên quan đến xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài Việc làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa cho nhiều doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực sẽ giúp cho công ty quản lý xuất khẩu sử dụng hiệu quả chi phí quản lý, cũng như cắt giảm được các chi phí liên quan đến vận tải bởi tính kinh tế theo quy mô khi vận chuyển số lượng lớn hàng hóa cho nhiều

Trang 13

doanh nghiệp cùng một lúc Ở Việt Nam, các công ty quản lý xuất khẩu này thường được biết đến với tên gọi là công ty nhận ủy thác xuất khẩu và các công ty này thường thu một khoản phí tùy theo từng giá trị hợp đồng ủy thác giữa các công ty để chi trả cho phần công việc mà mình thực hiện

- Công ty thương mại (Trading company) Đây là các doanh nghiệp hoạt động như

nhà phân phối độc lập với chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với các công ty sản xuất và xuất khẩu trong nước để đưa các hàng hóa và dịch vụ đến với khách hàng ở thị trường nước ngoài Chức năng chính của các công ty thương mại là nhận diện các nhà cung cấp phù hợp, đàm phán và mua hàng hóa của họ để rồi thông qua các kênh phân phối để bán lại hàng hóa đó ở thị trường các nước Bên cạnh việc thực hiện các hoạt động liên quan trực tiếp đến xuất khẩu, các công ty chuyên doanh thương mại còn đóng vai trò quan trọng trong một loạt các lĩnh vực khác như vận tải, kho bãi, tài chính, chuyển giao công nghệ, tài trợ cho các dự án thương mại và đầu tư, bảo hiểm, bất động sản Về bản chất, công ty chuyên doanh thương mại sẽ đảm trách các dịch vụ xuất khẩu nhằm kết nối giữa các nhà sản xuất trong nước với người mua ở thị trường nước ngoài

- Hợp tác xuất khẩu (Piggyback) Đây là dạng thức công ty sản xuất dùng mạng lưới

phân phối của doanh nghiệp khác đề bán các sản phẩm của mình trên thị trường nước ngoài Theo đó, một công ty nhỏ và vừa chưa có kinh nghiệm xuất khẩu sẽ thương thảo với một doanh nghiệp lớn hơn có nhiều kinh nghiệm ở một số thị trường cụ thể để nhờ doanh nghiệp đó giúp phân phối hàng hóa trên kênh phân phối của họ Điều này sẽ đem lại lợi ích cho cả hai phía bởi công ty nhỏ có thể tiếp cận được thị trường quốc tế trong khi doanh nghiệp lớn hơn có thể khai thác tối đa hệ thống phân phối bán hàng mà mình đang có Doanh nghiệp lớn hơn có thể đóng vai trò là đại lý để phân phối hàng hóa ở thị trường quốc tế hoặc đơn giản là nhận hoa hồng từ việc bán hàng Các sản phẩm được phân phối ở đây thường là những sản phẩm có liên quan nhưng không cạnh tranh trực tiếp hoặc là các mặt hàng phụ trợ cho các sản phẩm mà doanh nghiệp lớn đang kinh doanh

3 Ưu nhược điểm của từng hình thức:

3.1 Ưu nhược điểm của xuất khẩu:

Trang 14

- Ít rủi ro và không tốn quá nhiều chi phí của doanh nghiệp

- Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp có thể đánh giá được nhu cầu của thị trường nước sở tại đối với sản phẩm mà mình cung cấp từ đó điều chỉnh được hoạt động sản xuất trong nước để đáp ứng được nhu cầu

- Giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và đa dạng hóa khách hàng, từ đó tăng doanh thu và giảm sự phụ thuộc vào thị trường trong nước, qua đó tiết giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị hàng hóa sản phẩm, giúp giảm giá thành từ đó nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường

- Thúc đẩy doanh nghiệp liên tục nghiên cứu để cải tiến và phát triển các sản phẩm của mình, đồng thời học hỏi các kỹ năng cần thiết để từng bước xây dựng kênh phân phối của mình ở thị trường nước ngoài

- Lựa chọn hình thức kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu gián tiếp có thể khiến doanh nghiệp không trực tiếp giao dịch được với khách hàng ở thị trường nước ngoài Việc thiếu sự hiện diện trực tiếp ở thị trường nước ngoài như vậy có thể khiến cho doanh nghiệp khó nắm bắt được phản hồi của khách hàng, cũng như không học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ hoạt động marketing và kinh doanh ở các thị trường đó

- Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể đối mặt với nguy cơ mất khả năng kiểm soát đối với việc phân phối hàng hóa ở thị trường nước ngoài khi quá phụ thuộc vào các đối tác là trung gian thương mại

3.2 Ưu nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp:

Trang 15

- Có thể trực tiếp kiểm soát hoạt động phân phối, xây dựng nhãn hiệu, cũng như định giá các sản phẩm do mình cung cấp

- Trực tiếp đàm phán, thỏa thuận để đưa ra được mức giá phù hợp và lựa chọn được phương thức thanh toán phù hợp

- Giảm được các khoản chi phí trung gian, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thị trường và khách hàng để hiểu được rõ nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của họ cũng như nhanh chóng nắm bắt được những cơ hội mới

- Cần chi phí thực hiện cao hơn - Tiềm ẩn các rủi ro và sai sót làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hàng hóa khoảng cách địa lý xa, có những rủi ro khó có thể lường trước

- Khối lượng hàng khi tham gia giao dịch phải đủ lớn để bù đắp chi phí trong giao dịch

- Gây khó khăn cho những doanh nghiệp nhỏ có kinh nghiệm và nguồn lực hạn chế

3.3 Ưu nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp:

- Các thủ tục về việc xuất khẩu hàng hóa, thanh toán đã được bên thứ ba xử lý, không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong các việc về thủ tục

- Không yêu cầu kinh nghiệm về kiến thức xuất khẩu

- Các đơn vị dịch vụ có thể khai thác được các mối quan hệ hiện có, giúp người bán mở rộng được thị trường và nâng cao doanh thu

- Không cần phải tìm kiếm khách hàng, tiết kiệm được thời gian và ngân sách

- Doanh nghiệp sẽ bị hạn chế về quyền kiểm soát giá cả và thương hiệu sản phẩm trên toàn thế giới

- Sở hữu ít lợi nhuận, 1 phần lợi nhuận sẽ được chia cho bên thứ ba

- Cản trở hoạt động xuất khẩu và mua bán vì bị phụ thuộc vào các cam kết giữa bên thứ ba

- Lựa chọn sai đơn vị trung gian sẽ làm ảnh hưởng đến thương hiệu, sản phẩm và doanh thu Làm cản trở việc xuất khẩu của doanh nghiệp

- Không kiểm soát được các mối quan hệ với khách hàng và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng

- Không cập nhật được các xu hướng thị trường và người tiêu dùng

Trang 16

4 Chiến lược xuất khẩu cà phê của tập đoàn Trung Nguyên

4.1 Thị trường tiêu thụ:

Thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như sự quan tâm yêu mến của bạn bè quốc tế Trong tổng số 4,23 tỷ kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2023, Trung Nguyên Legend đã đóng góp tới hơn 100 triệu USD (tương đương với hơn 2.300 tỷ đồng)

Trong những năm qua số lượng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm cà phê của công ty đã tăng lên con số 60 thị trường và khu vực lãnh thổ trên toàn thế giới Cơ cấu thị trường của Công ty cũng đã tương đối đa dạng cả về khu vực phân phối, nhu cầu khách hàng và loại hình thị trường Các thị trường hiện tại đều là thị trường tiềm năng và có với toàn ngành cà phê Việt Nam nói chung, bao gồm:

Khu vực Tây Bắc Âu và Nam Âu với các thị trường Pháp, Ý, Bỉ, Hà Lan, Đức, Anh, Thụy Sỹ, Hy Lạp, Tây Ban Nha Đây là khu vực thị trường truyền thống và lớn nhất của Công ty với kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm vào khoảng từ 3 đến 4 triệu Đôla Mỹ chiếm hơn một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của toàn Cong ty Trong số những nước kể trên có hai thị trường moi la: Hy lap va Thuy s Hai thị trường nay Cong ty mới chi co quan he trong năm 1998 vua qua nen kim ngach va sản lượng xuất khẩu chưa cao, chưa có vai trò rõ rệt trong cơ cấu thị trường của Công ty Hiện tại, tỷ lệ tăng trưởng thị trường ở khu vực này vẫn còn thấp và chậm nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà kim ngạch và sản lượng xuất khẩu sang một số thị trường chính của khu vực

Khu vực Bắc Mỹ với hai thị trường lớn là Canada và Mỹ Đây là khu vực thị trường mới của Công ty nhưng tỷ lệ tăng trưởng đạt được khá cao Hiện nay, khu vực này đã chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu thị trường của Công ty chi đứng sau khu vực Tây Bắc Âu và Nam Âu

Khu vực thị trường Châu Á: Với các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và thị trường các nước ASEAN Đây là những thị trường có triển vọng lớn trong tương lai cũng như có ý nghĩa rất quan trọng với Công ty do gần về vị trí địa lý và được hưởng nhiều ưu đãi, đặc biệt là khu vực thị trường các nước ASEAN Hiện tại, đa số các thị trường này, từ thị trường Singapore, đều là những thị trường mới, kim ngạch thị trường xuất khẩu chưa cao, khách hàng trong giai đoạn đầu mới dừng lại ở một hai hợp đồng nhỏ nên chưa thể có kết luận gì về tăng trưởng thị trường Vấn đề lúc này là tiếp tục thâm nhập, tạo quan hệ tốt với các bạn hàng để có một chỗ đứng vững chắc hơn

Các thị trường con lại gom co :Khu vực thị trường Nga và các nước Đông Âu như Balan, Séc, Slovenia, Romania; khu vực thị trường Châu Đại Dương với hai nước

Trang 17

Australia, New Zealand Những khu vực thị trường này là những khu vực quen thuộc đối với các sản phẩm xuất khẩu của Công ty Tuy nhiên cho den nay chi moi co hai thị trường Balan ở Đông Âu và thị trường Australia ở Châu Đại Dương la hai thị trường đạt được kim ngạch xuất khẩu cao và đều đặn hàng năm, các thị trường còn lại đều là những thị trường mới hoặc đang trong giai đoạn khó khăn như thị trường Nga và một số nước Đông Âu khác

Trong số 28 thị trường tại các khu vực địa lý kể trên có khoảng 10 thị trường lớn có kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm với công ty đạt tới hàng trăm ngàn Đôla Mỹ Các thị trường này là thị trường chính cho các sản phẩm cá phê của công ty về kim ngạch và sản phẩm xuất khẩu cũng như về triển vọng phát triển trong tương lai Trung Nguyên đang dần khẳng định mình la một "ông lớn" trên thị trường cà phê thế giới gần đây cũng với sự phát triển của mình, Trung Nguyên đang có những bước tiến đáng kể trên con đường đưa thương hiệu của mình ra toàn cầu Với dự án thủ phủ cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột hay làng cà phê Trung Nguyên đã “lôi kéo” nhiều nhà khoa học theo mình Một phần vì những lý do đó phần những sản phẩm của Trung Nguyên luôn được chế biến bằng công nghệ tiên tiến nhất, với đội ngũ nhân viên có trình độ tay nghề cao và các dòng sản phẩm độc đáo và duy nhất chỉ có ở Trung nguyên: Cà phê chồn, cà phê dành riêng cho phái nữ và đặc biệt thương hiệu cà phê hòa tan G7 đang dần khẳng định vị thế của mình Trung Nguyên đã không ngại một thị trường nào kể cả Mỹ hay Nhật hoặc EU - là những khách hàng kỹ tính nhất Những năm tới Trung Nguyên sẽ tập trung khai thác các thị trường hấp dẫn như: Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, cho chien lược của mình Doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên phát triển theo quy mô rộng lớn vươn ra thị trường quốc tế hiện có 3 thị trường lớn mà Trung Nguyên hướng đến là Mỹ, Trung Quốc, Singapore Lý do cho việc lựa chọn thị trường mục tiêu là 3 quốc gia trên, Trung Nguyên đã thể hiện được tầm nhìn chiến lược của họ Chúng ta có thể thấy đây là ba cửa ngõ của thế giới, có nền kinh tế phát triển và ổn định Như Mỹ là trung tâm chính trị, thông tin, kinh tế của thế giới Còn Trung Quốc là công xưởng của thế giới cũng là láng giềng gần với Việt Nam thuận tiện cho việc vận chuyển cũng vì à nước có đông dân nhất thế giới cùng với nền kinh tế phát triển Singapore trung tâm tài chính, trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất trong khu vực Hải cảng sầm uất vào hạng nhất trên thế giới và là địa điểm hàng đầu cho việc đầu tư, Singapore nối kết với tất cả các nơi trên thế giới một cách dễ dàng qua đường biển, đường hàng không và các phương tiện viễn thông

Tính đến tháng 9 năm 2023, Trung Nguyên có tổng cộng hơn 3.000 cửa hàng trên toàn thế giới, bao gồm:

Ngày đăng: 01/05/2024, 08:28

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w