Cũng trong năm 2019, lần lượt chương trình đào tạo Kỹ sư, Cử nhân lấy bằng doĐại học Công nghệ Swinburne Australia cấp thông qua việc liên kết và thành lập Đạihọc Công nghệ Swinburne tại
Trang 1MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 ĐÔI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC FPT (FPT EDU) 2
1.1 Thông tin cơ bản về doanh nghiệp 2
1.2 Lịch sử hình thành FPT Edu 2
1.3 Lĩnh vực kinh doanh 3
1.4 Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý giáo dục và văn hóa 4
1.4.1 Tầm nhìn 4
1.4.2 Sứ mệnh 4
1.4.3 Triết lý giáo dục 4
1.4.4 Văn hóa 4
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC& ĐÃI NGỘ LAO FPT EDU 5
2.1 Thực trạng công tác tạo động lực tại FPT Edu 5
2.1.1 Quy mô và kết cấu lực lượng bán hàng tại FPT Edu 5
2.1.2 Quy trình tạo động lực & đãi ngộ lao động của FPT Edu hiện nay 5
2.1.3 Hình thức đãi ngộ & tạo động lực lực tại FPT Edu 7
2.2 Đánh giá về thực trạng tạo động lực & đãi ngộ lao động cho lực lượng bán hàng tại doanh nghiệp 10
2.2.1 Kết quả kinh doanh của FPT Edu 10
2.2.2 Thành công 13
2.2.3 Hạn chế 14
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 16
Trang 2CHƯƠNG 1 ĐÔI NÉT SƠ LƯỢC VỀ TỔ CHỨC
GIÁO DỤC FPT (FPT EDU) 1.1 Thông tin cơ bản về doanh nghiệp
Tên đầy đủ doanh nghiệp: Công ty TNHH Giáo dục FPT
Tên viết tắt: FPT Edu
Trụ sở: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, Việt Nam
Loại hình doanh nghiệp: Tổ chức giáo dục tư nhân / Công ty trách nhiệm hữu hạn Năm thành lập: 1999
Website: https://fpt.edu.vn/about.html
1.2 Lịch sử hình thành FPT Edu
Tổ chức giáo dục FPT được thành lập vào năm 1999 và chính thức được định danh vào năm 2016 – là một trong các đơn vị thành viên, nắm giữ 1 trong 3 mảng cốt lõi của tập đoàn FPT, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam
Hình 1 1 FPT Edu là 1 trong 3 mảng cốt lõi của tập đoàn FPT
Trang 3Khởi đầu bằng việc thành lập chương trình đào tạo Lập trình viên quốc tế FPT Aptech vào năm 1999 và chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiên FPT Arena sau
đó 5 năm, tập đoàn FPT chính thức bước vào lĩnh vực giáo dục Hai năm sau, tập đoàn FPT bắt đầu đào tạo Kỹ sư, Cử nhân bậc đại học thông qua việc thành lập Trường Đại học FPT vào năm 2006, đây được xem là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực giáo dục của Tập đoàn FPT
Nhằm mở rộng mạng lưới và ngành nghề đào tạo, Tổ chức Giáo dục FPT (FPT Education) liên tiếp thành lập các đơn vị đào tạo hoặc liên kết với các trường đại học quốc tế mở cơ sở tại Việt Nam từ năm 2009 Đầu tiên là liên kết với Đại học Greenwich (Anh Quốc) mở chương trình FPT Greenwich (nay là Greenwich Việt Nam) đào tạo Kỹ
sư, Cử nhân lấy bằng do Đại học Greenwich (Anh Quốc) cấp Sau đó thành lập Viện Quản trị và Công nghệ FSB và đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và Công nghệ thông tin Trường Cao đẳng FPT Polytechnic thành lập năm 2010 đào tạo Kỹ sư, Cử nhân Cao đẳng thực hành, FPT Jetking (năm 2011) đào tạo Phần cứng Máy tính và Hệ thống mạng Bốn năm sau đó, chương trình đào tạo Kỹ sư Công nghệ thông tin theo hình thức trực tuyến (FUNiX) được mở từ 2015 đến 2020 Trong 4 năm từ 2016 đến 2019, FPT Education tham gia đào tạo chuyên sâu với chương trình đào tạo và cấp chứng chỉ quốc tế
về Digital Marketing với FPT Skillking, chứng chỉ quốc tế về Internet of Things với FPT Coking Cũng trong năm 2019, lần lượt chương trình đào tạo Kỹ sư, Cử nhân lấy bằng do Đại học Công nghệ Swinburne (Australia) cấp (thông qua việc liên kết và thành lập Đại học Công nghệ Swinburne tại Việt Nam) và sự gia nhập của Trường Cao đẳng Công nghệ
Hà Nội (HITECH) (hòa nhập vào mạng lưới trường Cao đẳng FPT Polytechnic vào năm 2020)
1.3 Lĩnh vực kinh doanh
FPT Edu tập trung chủ yếu vào giáo dục, ở đó, các thành viên trong tổ chức đều định hường triển khai những chương trình đào tạo quốc tế:
- Đào tạo theo hình thức liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, gắn đào tạo với thực tiễn và nghiên cứu - triển khai
Trang 4- Chú trọng kỹ năng ngoại ngữ.
- Tăng cường đào tạo quy trình tổ chức sản xuất, ky năng làm việc theo nhóm và các kỹ năng cá nhân khác
1.4 Tầm nhìn, sứ mệnh, triết lý giáo dục và văn hóa
1.4.1 Tầm nhìn
Tầm nhìn của Khối Gáo dục FPT là iGSM – [Industry Relevant – Global – Smart Education – Mega] Theo đó, FE sẽ là hệ thống Industry Relevant Education – hệ thống
đào tạo sinh ra trong lòng doanh nghiệp, đào tạo định hướng doanh nghiệp, và sản phẩm
là những gì xã hội cần, doanh nghiêp cần, công nghiệp cần Khối Giáo dục FPT đặt mục tiêu trở thành Mega University, triển khai Smart Education để nâng cao chất lượng cùng phương thức dạy và học, đến năm 2020 FPT sẽ có 100 ngàn học sinh – sinh viên, trong
đó sinh viên nước ngoài chiếm 15% và các khối đào tạo dựa trên công nghệ giáo dục tiến tiến
1.4.2 Sứ mệnh
Sứ mệnh của Khối Giáo dục FPT (FPT Education) là cung cấp năng lực cạnh tranh toàn cầu cho người học, góp phần mở mang bờ cõi trí tuệ đất nước
1.4.3 Triết lý giáo dục
Giáo dục đào tạo là tổ chức và quản trị việc tự học của người học
1.4.4 Văn hóa
Tương đồng với văn hóa của FPT, FPT Edu luôn đề cao tinh thần “Tôn, đổi, đồng, chí, gương, sáng” Trong đó:
- “TÔN ĐỔI ĐỒNG” nghĩa là “TÔN TRỌNG CÁ NHÂN - TINH THẦN ĐỔI
MỚI - TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI” là những giá trị mà tất cả người FPT đều chia sẻ.
Trang 5CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC& ĐÃI NGỘ LAO FPT EDU
2.1 Thực trạng công tác tạo động lực tại FPT Edu
2.1.1 Quy mô và kết cấu lực lượng bán hàng tại FPT Edu
Trong suốt chặng đường gần 25 năm, FPT Edu luôn chú trọng thu hút nhân tài, phát triển tiềm năng và tinh thần hợp tác của mọi thành viên Tính đến cuối năm 2022, tổng số Cán bộ, nhân viên lên tới hơn 4.000 người
Lực lượng bán hàng tại FPT Edu là bộ phận tuyển sinh tại mỗi cơ sở trường, có mặt tại 10 tỉnh/thành trên cả nước Mỗi bộ phận tuyển sinh có số lượng dao động từ 10 – 50 người tuỳ thuộc vào quy mô của đơn vị, bao gồm 3 bộ phận chính: phòng marketing, phòng telesales và phòng sự kiện
Hình 2 1 Cơ cấu bộ phận của 1 đơn vị sản phẩm
2.1.2 Quy trình tạo động lực & đãi ngộ lao động của FPT Edu hiện nay
Bước 1: Xác định nhu cầu
Trang 6Bộ phận nhân sự và người quản lý trực tiếp triển khai nắm bắt nhu cầu của lực lượng bán hàng thông qua hoạt động tuyển dụng và checkpoint cuối năm.Trên cơ sở đó xây dựng và triển khai chương trình tạo động lực Chương trình này được xây dựng đồng
bộ đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu theo thứ tự ưu tiên, người quản lý cần sâu sát
và liên tục nắm bắt các thông tin phản hồi từ phía lực lượng bán hàng để điều chỉnh chính sách cho phù hợp tránh thất thoát nhân sự Thông thường lực lượng bán hàng thường bao gồm các nhu cầu cơ bản sau:
- Thu nhập: thu nhập của lực lượng bán hàng thường tỷ lệ thuận với kết quả bán hàng nhằm khuyến khích lực lượng bán hàng gia tăng doanh số
- Môi trường làm việc: môi trường làm việc thân thiện, gắn bó với nhau, cùng chia
sẻ thành quả và cùng hướng đích
- Cách quản lý của người lãnh đạo: người lãnh đạo ứng dụng tốt lãnh đạo theo tình huống, chú trọng vai trò nhân viên, quan tâm đến huấn luyện, đào tạo, phát triển nhân viên Phương pháp lãnh đạo phổ biến trong bán hàng là quản trị theo mục tiêu
- Đối xử công bằng: đãi ngộ lực lượng bán hàng cần tuân thủ nguyên tắc: làm nhiều hưởng nhiều Cơ chế khen thưởng, kỉ luật, luân chuyển, đề bạt, phải công khai dân chủ
- Cơ hội thăng tiến: Doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng lộ trình công danh cho phép mỗi nhân viên bán hàng thấy được tiêu chuẩn, cơ hội và môi trường, các điều kiện cần thiết để phát triển bản thân
- Được đào tạo: Bán hàng trong bối cảnh mới đòi hỏi phải có nhiều kiến thức và kỹ năng Nhu cầu được đào tạo nhằm thỏa mãn hai nhu cầu thăng tiến và đạt được thành tích tốt
Bước 2: Phân loại nhu cầu
Từ việc xác định các nhu cầu của lực lượng bán hàng, người quản lý cần tiến hành phân loại, đánh giá mức độ quan trọng của từng nhu cầu với từng nhân viên, để từ đó xây dựng thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu Mỗi một nhân viên có một một mối quan tâm riêng, vì vậy thứ tự ưu tiên của họ cũng rất khác nhau Quản lý cần tìm hiểu nhu cầu nhân viên để xây dựng chính sách đãi ngộ cho hợp lý
Bước 3: Lập chương trình tạo động lực
Trang 7Chương trình này phải được xây dựng đồng bộ đảm bảo những nhu cầu thứ tự ưu tiên Bộ phận nhân sự FPT Edu thường sâu sát và liên tục nắm bắt các thông tin phản hồi
từ phía lực lượng bán hàng, người quản lý để điều chỉnh chính sách cho phù hợp tránh thất thoát nhân sự
Bước 4: Triển khai chương trình tạo động lực
Khi tiến hành triển khai chương trình tạo động lực FPT Edu thực hiện cân bằng giữa lợi ích cá nhân nhân viên và lợi ích công ty Trong quá trình thực hiện nếu xuất hiện nhiều hạn chế thì sẽ có điều chỉnh chính sách lại ngay cho phù hợp
Bước 5: Kiểm soát đánh giá quá trình tạo động lực
Sau mỗi chương trình tạo động lực tại FPT Edu đều có phiếu khảo sát thu thập ý kiến của người lao động Bên cạnh đó, FPT Edu có quy trình checkpoint mỗi năm nhằm đánh giá lại nhu cầu của lực lượng bán hàng và có những chính sách phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu đó
2.1.3 Hình thức đãi ngộ & tạo động lực lực tại FPT Edu
2.1.3.1 Tạo đãi ngộ & động lực thông qua công cụ tài chính
FPT Edu xác định con người là yếu tố cốt lõi của sự phát triển, là nguyên khí của
Tổ chức, chính vì vậy, FPT Edu rất chú trọng đến chính sách đãi ngộ và thăng tiến, quan tâm đến đời sống của CBNV, với phương châm tạo cho CBNV có một cuộc sống “đầy đủ
về vật chất và phong phú về tinh thần” Chính sách này được xây dựng căn cứ trên các tiêu chí:
- Tương xứng với kết quả công việc, giá trị đóng góp cho FPT Edu
- Cạnh tranh theo thị trường
- Khuyến khích tăng kết quả và chất lượng công việc
- Công bằng và minh bạch
Các nguyên tắc trên được thể hiện như: Hàng năm, dựa vào chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) do Nhà nước ban hành, FPT Edu sẽ tính toán để điều chỉnh thang lương cho nhân viên Bên cạnh đó, FPT Edu cũng mua các báo cáo điều tra thị trường lương của Mercer, Navigos để tham khảo, tính toán điều chỉnh cho chính sách lương của Công ty
Trang 8Mục đích là tạo một mức lương cạnh tranh và theo thị trường, giúp cán bộ nhân viên bù đắp được trượt giá tiêu dùng
Hệ thống Chính sách Đãi ngộ của FPT Edu hiện nay được xây dựng theo hình thức thu nhập trọn gói, gồm các nhóm sau:
- Nhóm lương: Hàng năm, mỗi CBNV được hưởng 13 tháng lương tùy theo từng vị
trí công việc Chính sách lương của FPT Edu đảm bảo trang trải đầy đủ cuộc sống hàng ngày cho CBNV
FPT Edu phân cấp cán bộ thành 6 bậc (level) Trong mỗi bậc được chia làm 4 bậc nhỏ Cấp cán bộ được xác định khi tuyển dụng và sắp xếp vị trí công việc, sau khi đánh giá hoàn thành công việc (check-point) hoặc được bổ nhiệm/miễn nhiệm Định kỳ hằng năm, lãnh đạo đơn vị các cấp rà soát lại cấp cán bộ của đơn vị cấp dưới khi tiến hành tổng kết hoạt động nhân sự
Tương ứng với các cấp cán bộ, FPT Edu phân chia 4 ngạch công việc, gồm: Nhân viên thừa hành nghiệp vụ (CBNV có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc theo chuyên môn nghiệp vụ thừa hành theo quy trình có sẵn); Chuyên viên - Chuyên gia (CBNV có kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc phức tạp theo chuyên môn, có khả năng làm việc độc lập và giám sát nhân viên dưới quyền); Quản lý (Cán bộ quản lý
có kiến thức và kỹ năng để thực hiện nhiều công việc phức tạp, có khả năng làm việc độc lập cao, triển khai các chính sách quy định, giám sát được dự án quy mô); và Lãnh đạo (Cán bộ lãnh đạo có khả năng xây dựng chiến lược, kế hoạch ở quy mô các cấp, có khả năng triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách của công ty/đơn vị)
- Nhóm thưởng: FPT Edu xây dựng chính sách thưởng dựa trên kết quả đánh giá
công việc của mỗi CBNV và theo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty (Thưởng Hiệu quả kinh doanh và Thưởng thành tích theo dự án/công việc) Chính sách thưởng của FPT đảm bảo khuyến khích CBNV tăng năng xuất và chất lượng công việc, đóng góp hết mình cho sự phát triển của FPT
- Nhóm phụ cấp: FPT Edu xây dựng nhiều loại và mức phụ cấp khác nhau cho các
đối tượng và công việc đặc thù khác nhau như phụ cấp công nghệ, phụ cấp liên lạc, phụ cấp đi lại, phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
Trang 9- Nhóm phúc lợi: Như tiền nghỉ mát dành cho CBNV và người thân, bảo hiểm sức
khỏe cho CBNV FPT và người thân (FPT care); thưởng ngày 20/11; ưu đãi về giá cho người FPT Edu khi sử dụng, mua các sản phẩm, dịch vụ của FPT, FPT Edu Chính sách phúc lợi của FPT đảm bảo và thể hiện sự khác biệt về chính sách đãi ngộ so với các Tập đoàn, Công ty khác trên thị trường lao động Việt Nam
Trong hệ thống đãi ngộ này, thu nhập của CBNV được phân chia theo 3 nhóm gồm: Thu nhập theo khối lượng công việc (nhóm 1), Thu nhập theo kết quả công việc (nhóm 2)
và Thu nhập theo khối lượng sản phẩm khoán (nhóm 3) Tương ứng là các chính sách đãi ngộ tương đương
Cụ thể, thu nhập của CBNV nhóm 1 bao gồm Lương Sản xuất kinh doanh trả trước (lương cứng 12 tháng) và Lương Hiệu quả kinh doanh trả sau (lương mềm) Trong đó, lương mềm dự kiến chiếm từ 20 đến 30% Cá biệt trong nhóm này có thể một số vị trí có lương cứng chiếm 100% và không có lương mềm
Thu nhập của CBNV nhóm 2 gồm Lương Sản xuất kinh doanh trả trước (lương cứng 13 tháng) và Lương và Thưởng Hiệu quả kinh doanh Thu nhập của cán bộ nhóm này căn cứ theo vị trí công việc đảm nhận, mức độ hoàn thành kế hoạch của FPT Edu và các bộ phận cùng mức độ hoàn thành của cá nhân trong năm Tiền thưởng của cán bộ nhóm 2 được tính theo hệ số của các yếu tố trên
Thu nhập của CBNV nhóm 3 gồm Lương khoán sản phẩm, được tính theo khối lượng công việc giao khoán sản phẩm và có công thức tính riêng cho các loại hình khoán sản phẩm khác nhau ở các bộ phận
Kết quả khảo sát độ gắn kết (Employee Engagement Survey) của CBNV FPT Edu
từ năm 2008 đến nay cho thấy, điểm gắn kết của CBNV với FPT Edu năm sau luôn cao hơn năm trước, có được điều đó một phần là do FPT Edu đã chú trọng tới các chính sách quan tâm đến con người, luôn coi con người là Trung tâm của sự phát triển của FPT Edu
2.1.3.2 Tạo động lực thông qua công cụ phi tài chính
Tại sự kiện trao giải thưởng HR Asia Award 2018, FPT được vinh danh là một trong 28 công ty tại thị trường Việt Nam và là một trong 130 công ty tại khu vực châu Á
có môi trường làm việc tốt nhất trong khu vực này Giải thưởng do Tạp chí Nhân sự Châu
Trang 10Á (HR Asia Magazine) bầu chọn dựa trên khảo sát các công ty thuộc 24 lĩnh vực khác nhau tại khu vực Châu Á Các công ty được đánh giá dựa trên các tiêu chí môi trường làm việc, chính sách nhân sự, cam kết và mức độ hài lòng trong công việc
Về môi trường làm việc và chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của FPT, FPT luôn quan tâm, hài hoà 3 yếu tố (3P): Profit (lợi ích), People (cộng đồng), Planet (môi trường) trong chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn nói chung và FPT Edu nói riêng
*Chính sách đào tạo và phát triển
FPT Edu luôn có các chính sách tạo điều kiện về cơ hội, môi trường và chế độ cho các CBNV tiềm năng Một loạt chính sách phục vụ cho việc thăng tiến của CBNV tiềm năng được ban hành như: chính sách quy hoạch cán bộ nguồn (cán bộ cốt cán); chính sách giảm, tiến tới bỏ hẳn sự kiêm nhiệm nhiều vị trí của cán bộ lãnh đạo, tạo cơ hội cho các cán bộ lớp dưới; chính sách luân chuyển cán bộ lãnh đạo; chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm công bằng và minh bạch
Tất cả các CBNV FPT từ cấp 3 (level 3) trở lên đều phải tham gia học tập hàng năm theo chương trình đào tạo của Trường Đào tạo Cán bộ FPT quy định hoặc hoàn thành ít nhất 01 khóa học online trên MOOC (Massive Open Online Course)
Mỗi năm, FPT nói chung đầu tư mạnh mẽ cho các hoạt động đào tạo với ngân sách chi cho đào tạo lên tới gần 100 tỷ đồng
2.2 Đánh giá về thực trạng tạo động lực & đãi ngộ lao động cho lực lượng bán hàng tại doanh nghiệp
2.2.1 Kết quả kinh doanh của FPT Edu
Theo thống kê từ FPT, lượng học sinh chuyển đổi (tương ứng với số học sinh học
đủ cả năm học) năm 2020 đạt 52.005 học sinh, tăng 30,4% so với năm 2019 Doanh thu tính chung lĩnh vực giáo dục và đầu tư đạt 1.559 tỷ đồng, tăng 22% Lãi trước thuế 952 tỷ đồng, tăng gần 7,7%