1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

thực trạng công tác đãi ngộ nguồn nhân lực tại khối văn phòng tổng công ty thương mại hà nội ctcp

38 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI – CTCP (10)
    • 1. Tổng quan về công ty (10)
    • 2. Quá trình thành lập và phát triển của Tổng công ty (11)
    • 3. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty (13)
    • 4. Quy định cụ thể về trả lương cho người lao động (19)
    • 5. Quy trình tính trả lương, thưởng hàng tháng (20)
  • II. THỰC TRẠNG ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC TẠI KHỐI VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI – CTCP (21)
    • 1. Thực trạng đãi ngộ tài chính tại Tổng công ty (21)
    • 2. Thực trạng đãi ngộ phi tài chính tại Tổng công ty (29)
    • 3. Khái quát quá trình thực tập (31)
      • 3.1. Phạm vi thực tập (31)
      • 3.2. Công việc cụ thể được giao và kết quả công việc (31)
      • 3.3. Cách thức thực hiện công việc được (32)
  • III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (35)
    • 1. Đánh giá công việc được giao (35)
    • 2. Đánh giá chung về đãi ngộ nguồn nhân lực tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội – CTCP (36)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI – CTCP

Tổng quan về công ty

 Tên giao dịch: TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI – CTCP

 Tên giao dịch quốc tế: HANOI TRADE JOINT STOCK CORPORATION

 Địa chỉ trụ sở chính : Số 38 – 40 Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

 Trụ sở giao dịch: Số 11B phố Cát Linh, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa,

Hàng nông sản: gạo, tiêu đen, hạt điều, cà phê, chè, tinh bột sắn, cao su, hàng dược liệu

Hàng thủ công mỹ nghệ: hàng nội thất làm từ mây, tre, lá buông, cói, gỗ và các nguyên liệu tự nhiên khác, hàng công nghiệp, nhẹ dệt may thời trang, hàng tiêu dùng.

Thực phẩm chế biến: cá đóng hộp, thịt hộp, trái cây, rau củ quả đóng hộp, sấy khô, mỳ cháo

Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị nguyên vật liệu, đồ gia dụng, đồ điện gia dụng và hàng tiêu dùng

Hệ thống thương mại bán buôn, bán lẻ gồm: Chuỗi siêu thị, CHTI HaproMart và HaproFood, các cửa hàng chuyên doanh thời trang, điện máy và ăn uống, dịch vụ, một số Chợ/ Chợ đầu mối

Phát triển hệ thống phân phối, bán buôn, đại lý đối với các mặt hàng tiêu dùng, đặc sản vùng miền do Hapro sản xuất và độc quyền phân phối Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại: Phục vụ cho hoạt động kinh doanh nội địa và Phát triển văn phòng cho thuê

Phát triển một số nhà máy sản xuất tạo nguồn hàng cho xuất khẩu và thị trường nội địa như: Gốm Chu đậu cho xuất khẩu, Nhà máy may thời trang xuất khẩu Thực phẩm chế biến: cá đóng hộp, thịt hộp, trái cây, rau củ quả đóng hộp, sấy khô, mỳ, cháo, phở ăn liền

Hệ thống nhà hàng ăn uống gồm: Nhà hàng Đình Làng, cửa hàng cà phê giải khát Thủy Tạ Dịch vụ nhà hàng tiệc cưới: Cosmo Plaza

Xuất khẩu đến 70 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể: Châu Á: TrungQuốc, Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Indonesia Các khu vực khác: Ai Cập, các nước Trung đông, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

Quá trình thành lập và phát triển của Tổng công ty

Tổng công ty Thương mại Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theoQuyết định số 129/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty và Quyết định số 125/2004/QĐ-UB ngày

11/8/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổng công ty Thương mại Hà Nội hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Thành phố hoạt động trong lĩnh vực thương mại, trong đó Công ty Sản xuất dịch vụ và Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội trực thuộc

Sở Thương mại Hà Nội (nay là Sở Công thương Hà Nội) được giao nhiệm vụ đảm nhận chức năng là Công ty Mẹ - Tổng công ty Tổng công ty chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2004.

Thực hiện Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về việc chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, tháng 3/2010, Tổng công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 3466/QĐ-UBND ngày 13/7/2010 của UBND thành phố Hà Nội.

Ngày 29/12/2012, theo công văn số 2252/TTg-ĐMDN của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 – 2015 trong đó Tổng công ty Thương mại Hà Nội sẽ được chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

Ngày 30/11/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1925/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Ngày 24/6/2018, Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu Tổng công ty Thương mại Hà Nội - Công ty cổ phần Ngày 29/6/2018, Tổng Công ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp Hà Nội cấp đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0100101273 Tổng Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần với mức vốn điều lệ 2.200 tỷ đồng.

2.2 Một số thành tựu quan trọng của Tổng công ty

Qua hơn 14 năm hoạt động, Hapro không chỉ khẳng định được vị thế của thương hiệu “Hapro” trong nước, trên trường Quốc tế mà còn xây dựng được hệ thống những thương hiệu con do các Công ty thành viên, Đơn vị trực thuộc xây dựng và phát triển như: Kem Thủy Tạ, Hapro Bốn mùa, Hapromart, Haprofood, Seika Mart, Gốm Chu Đậu,…đã được người tiêu dùng đón nhận, tin tưởng và yêu thích. Hapro cũng gặt hái được nhiều giải thưởng Thương hiệu lớn:

• 04 lần đạt liên tiếp đạt “Thương hiệu quốc gia”.

• 12 lần đạt giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam”

• Nhiều năm liền nằm trong Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam – VNR500.

Bên cạnh đó là nhiều giải thưởng danh giá khác: Doanh nghiệp Xuất khẩu uy tín, Sao vàng đất Việt, Doanh nghiệp Thương mại – Dịch vụ tiêu biểu.

Bên cạnh phát triển thị trường nội địa, Hapro tiếp tục củng cố và đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu tại các thị trường nước ngoài Để đảm bảo các sản phẩm với chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các khách hàng quốc tế, Hapro đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ ngày một hiện đại, ngang tầm với các nước trên thế giới.

Hapro đã và đang xây dựng được hình ảnh một doanh nghiệp tiên tiến với chất lượng dịch vụ tốt trong lòng khách hàng.

Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty

 Đại Hội Đồng Cổ Đông Đại Hội Đồng Cổ Đông gồm tất cả các Cổ Đông, là cơ quan quyết định cao nhất của Tổng công ty, hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc bất thường Đại hội đồng cổ đông có các thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng Công ty.

Hội đồng quản trị gồm 05 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hoạt động kinh doanh và các công việc khác của Tổng công ty phải được quản lý hoặc chịu sự điều hành của Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Tổng công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng cổ đông, có toàn quyền nhân danh Tổng công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty trừ những trường hợp thuộc thẩm quyền của Đại hội Đồng Cổ Đông.

Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Các thành viên Ban kiểm soát không phải là người có liên quan với các thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý khác của Tổng công ty Ban kiểm soát có chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ Tổng công ty.

 Ban Tổng Giám đốc và các Giám đốc điều hành:

Số lượng thành viên Ban Tổng Giám đốc/ các Giám đốc điều hành sẽ do Hội đồng quản trị quyết định, bao gồm 08 thành viên:

Tổng Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Tổng công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Giúp Tổng Giám đốc điều hành Tổng công ty có 04 Phó Tổng Giám đốc và 03 Giám đốc điều hành.

 Các phòng chức năng: gồm 09 Phòng/Ban/Trung tâm:

(1) Trung tâm Nghiên cứu phát triển:

Nghiên cứu, tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty công tác hoạch định chiến lược phát triển dài hạn (bao gồm chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển hệ thống kinh doanh nội địa và phát triển doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty) các kế hoạch trung hạn và ngắn hạn để thực hiện chiến lược đó.

(2) Ban Tài chính kế toán và kiểm toán:

Cụ thể hoá các chế độ hạch toán kế toán áp dụng tại Tổng công ty thông qua Xây dựng các văn bản như Quy chế , Quy trình, Quy định, Hướng dẫn để trình lãnh đạo Tổng công ty phê duyệt;

Xây dựng chiến lược vốn và các kế hoạch huy động, đầu tư và sử dụng vốn nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sự phát triển của Tổng công ty; Xây dựng kế hoạch tài chính ngắn, trung và dài hạn của Tổng Công ty.

Xây dựng các quy trình kiểm tra, kiểm soát phù hợp với các quy định của pháp luật, Điều lệ Tổng công ty nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động quản lý của Tổng công ty.

(3) Phòng Quản trị nguồn nhân lực:

Xây dựng bộ máy, biên chế nhân lực toàn Công ty.

Xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực toàn Công ty.

Quản lý thực hiện công tác quản trị.

Quản lý lao động toàn công ty.

Xây dựng, quản lý về đào tạo, tuyển dụng lao động.

Xây dựng, quản lý và thực hiện đánh giá lao động

Xây dựng, quản lý, thực hiện chế độ tiền lương, thu nhập, các chính sách, cơ chế, đòn bẩy, khuyến khích thu hút lao động

Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển các mối quan hệ đối ngoại phục vụ yêu cầu phát triển của Tổng công ty và chiến lược quản trị các mối quan hệ đối ngoại đó;

Xây dựng, tổ chức và triển khai thực hiện các chương trình kế hoạch xúc tiến thương mại phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cho từng thời kỳ, từng khối, từng đơn vị

Tham mưu cho Lãnh đạo Tổng công ty chiến lược phát triển thương hiệu, xây dựng kế hoạch trung và dài hạn cho công tác quảng bá hình ảnh của Tổng công ty ở thị trường trong nước và ngoài nước theo các chuẩn mực và trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và những quốc gia khác mà thương hiệu của Tổng công ty đăng ký bảo hộ;

Nghiên cứu, cập nhật các văn bản pháp luật của Việt Nam liên quan tới mọi lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty để tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty trong việc định hướng phát triển và quản lý điều hành các hoạt động của Tổng công tyThường trực tiếp nhận và xử lý các tranh chấp, khiếu nại về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, các tranh chấp liên quan tới Tổng công ty tại tòa án

Phối hợp với các Phòng, Ban xây dựng các quy chế, quy định, các văn bản pháp lý của Tổng công ty trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành và phù hợp với đặc điểm hoạt động của Tổng công ty.

(7) Bộ phận Thư ký tổng hợp:

Là đầu mối tiếp nhận thông tin của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Ban lãnh đạo Tổng công ty;

Chuẩn bị kế hoạch, chương trình làm việc và sắp xếp lịch làm việc của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị và Ban điều hành Tổng công ty.

(8) Văn phòng: Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính tổng hợp.

Quy định cụ thể về trả lương cho người lao động

 Quy định thời gian thử việc:

Người lao động thực hiện hợp đồng lao động thử việc không quá 60 ngày Trong thời gian thử việc, NLĐ được hưởng 80% mức thấp nhất trong khung lương của vị trí chức danh Trường hợp NLĐ đã có kinh nghiệm công tác phù hợp với vị trí công việc hiện tại có thể lương thử việc sẽ do thỏa thuận.

 Quy định sau thời gian thử việc:

Người lao động được ký hợp đồng lao động, được đóng BHXH theo quy định và được hưởng 100% lương chức danh ở bậc đầu tiên trong khung lương của vị trí chức danh

Trường hợp NLĐ đã có kinh nghiệm công tác (kinh nghiệm phù hợp với vi trí công việc hiện tại) từ 01 năm trở lên sẽ được xem xét xếp ở bậc lương phù hợp

 Trong thời gian nghỉ hàng năm (nghỉ phép), nghỉ việc riêng hưởng lương, NLĐ sẽ được hưởng 100% tiền lương chức tranh

Người lao động làm thêm giờ do tăng khối lượng công việc hay yêu cầu công tác(có tính chất đặc thù) Thời gian làm thêm giờ được bố trí nghỉ bù, nếu không bố trí nghỉ bù thì được bồi dưỡng tiền làm thêm giờ theo quy định của luật lao động.

Quy trình tính trả lương, thưởng hàng tháng

Từ ngày 01 đến ngày 07 tháng kế tiếp, Ban QTNS/Bộ phận Tiền lương đơn vị thực hiện tổng hợp ngày công, đánh giá KPI cá nhân làm cơ sở tính lương, thưởng

Ban QTNS/Bộ phận thực hiện công tác tiền lương tại Đơn vị lập bảng tính lương,thưởng; chuyển cho Ban TCKT/Bộ phận thực hiện công tác kế toán Đơn vị kiểm tra, thống nhất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và chi trả lương cho NLĐ chậm nhất ngày 12 của tháng kế tiếp Trong trường hợp ngày thanh toán trùng vào ngày nghỉ tuần, nghỉ Lễ/Tết, thời gian thanh toán sẽ được thực hiện cộng dồn vào các ngày kế tiếp.

THỰC TRẠNG ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC TẠI KHỐI VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI – CTCP

Thực trạng đãi ngộ tài chính tại Tổng công ty

Người lao động làm việc tại Khối văn phòng Tổng Công ty hưởng lương chức danh theo hệ thống thang bảng lương quy định.

Tiền lương tháng của người lao động (TL i ):

TL ij = (L CBij + PC ij (nếu có) + HT ij (nếu có) ) x N ij

TL ij : là thu nhập trong tháng j của NLĐ thứ i

L CBij : là mức tiền lương cơ bản theo thang bảng lương tháng j (quy định chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo Quy chế này) của NLĐ thứ i.

PC ij: là phụ cấp (nếu có) tháng j của NLĐ thứ i theo quy định của Tổng công ty.

HT ij: là khoản hỗ trợ (nếu có) tháng j của NLĐ thứ i

Nij: ngày công trong tháng j của NLĐ thứ i (bao gồm công làm việc thực tế, công tham gia học tập, tham gia hội thảo …, công phép/bù/nghỉ việc riêng, nghỉ Lễ, Tết có hưởng lương theo Quy định của Pháp luật).

M j: Số ngày công tiêu chuẩn trong tháng j theo quy định của Tổng công ty (ngày công tiêu chuẩn = số ngày trong tháng - số ngày nghỉ hàng tuần)

Ghi chú: Khoản hỗ trợ tiền ăn chỉ tính trên ngày công làm việc thực tế, công tham gia học tập/hội thảo của NLĐ (không bao gồm công phép/bù/nghỉ việc riêng có hưởng lương và không vượt quá số ngày công tiêu chuẩn của tháng).

T HQCVij : là mức tiền thưởng hiệu quả công việc phát sinh trong tháng j (nếu có) củaNLĐ thứ i được xác định căn cứ vào kết quả thực hiện công việc của NLĐ theo Quy định thưởng hiệu quả công việc của Tổng công ty tại từng thời điểm

Tiền lương của người lao động được thanh toán 01 lần, trong vòng từ ngày 05 đến ngày 10 hàng tháng.

Nếu kỳ thanh toán trùng vào thứ 7, chủ nhật thì chuyển việc thanh toán sang ngày thứ 2 của tuần tiếp theo. ẢNH 1.2 HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ KHỐI VĂN PHÒNG TCT

Nguồn: Tài liệu Phòng Quản trị nhân sự Đãi ngộ qua thưởng

 Thưởng đột xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh:

CBNV có các sáng kiến cải tiến, các đề xuất hữu ích phục vụ tích cực vào hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty và được vận dụng có hiệu quả Mức thưởng đối với các sáng kiến do Hội đồng thi đua Tổng công ty đề xuất Tổng Giám đốc báo cáo Hội đồng thành viên Tổng công ty xem xét, quyết định

 Thưởng hoàn thành kế hoạch:

Phòng Quản trị nhân sự phối hợp với Phòng Kế toán Tổng công ty lên phương án thưởng báo cáo Tổng giám đốc trình Hội đồng thành viên Tổng công ty phê duyệt mức thưởng phù hợp.

 Thưởng hiệu quả công việc:

Phản ánh kết quả thực hiện công việc của từng cá nhân, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động, nhằm đạt năng suất, chất lượng trong lao động, sản xuất, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, khuyến khích mỗi cá nhân tích cực thực hiện nhiệm vụ hoàn thành mục tiêu kế hoạch của Ban Lãnh đạo, các Trưởng Đơn vị đề ra.

Tiền thưởng hiệu quả công việc được tính theo công thức sau:

TT HQCvij = T HQCVij x K ij x N ij

TT HQCvij : là tiền thưởng hiệu quả công việc trong tháng j của NLĐ thứ i

T HQCVij : là mức tiền làm căn cứ tính tiền thưởng hiệu quả công việc của NLĐ thứ i theo thỏa thuận của Tổng công ty với NLĐ và/hoặc theo quyết định của Tổng giám đốc/Chủ tịch HĐQT Tổng công ty tại từng thời điểm trong tháng j.

K ij : Hệ số hưởng tiền thưởng hiệu quả công việc của NLĐ thứ i trong tháng j theo

Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của Tổng công ty tại từng thời điểm.

N ij : là ngày công trong tháng j của NLĐ thứ i (bao gồm công làm việc thực tế, công tham gia , công phép/bù/nghỉ việc riêng, nghỉ Lễ, Tết có hưởng lương học tập, tham gia hội thảo theo quy định của pháp luật).

M j : là số ngày công theo chế độ trong tháng j theo quy định của Tổng công ty. ẢNH 1.3 HỆ SỐ HƯỞNG TIỀN THƯỞNG (K)

Nguồn: Tài liệu Phòng Quản trị nhân sự Đãi ngộ qua phúc lợi

Tổng công ty thực hiện các chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, kinh phí công đoàn, chế độ nghỉ phép cho cán bộ công nhân viên theo đúng quy định của pháp luật.

Hàng năm, Tổng công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tổ chức cho người lao động được tham quan du lịch trong nước và nước ngoài

 Người lao động được thăm hỏi, trợ cấp: Để người lao động có thể tận tâm, cống hiến, công ty cũng quan tâm tới các vấn đề trong đời sống xã hội của NLĐ Công ty có các chính sách hỗ trợ thăm hỏi cho CBNV khi ốm đau, thai sản, tử tuất, cưới hỏi và một số ngày lễ cụ thể trong năm, cụ thể như sau:

STT Nội dung Mức chi

Mức trích từ Quỹ phúc lợi

Mức trích từ Quỹ Công đoàn

NLĐ phải điều trị nội trú tại bệnh viện mỗi đợt 5 ngày liên tục trở lên

Không quá 2 lần/ năm/ người

NLĐ có bố (mẹ) bên chồng; vợ hoặc con phải điều trị nội trú tại bệnh viện mỗi đợt 10 ngày liên tục trở lên

Không quá 2 lần/ năm/ người

3 NLĐ bị tai nạn 3.000.000 2.500.000 500.000 lao động, mắc bệnh hiểm nghèo 4

Gia đình NLĐ gặp thiên tai, hỏa hoạn

NLĐ có bố hoặc mẹ (bên vợ hoặc chồng); khi vợ (chồng) hoặc con chết

1.000.000 700.000 300.000 Cùng 01 vòng hoa phúng viếng

NLĐ chết thì gia đình được hỗ trợ

7 NLĐ được hỗ trợ tiền ăn trưa 30.000 30.000

Tính theo ngày công làm việc trong tháng

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ Phòng Quản trị nhân sự

Vào các ngày lễ tết: Tết Nguyên đán, Tết Dương lịch, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, ngày Giải phóng miền Nam và Quốc tế lao động, ngày Quốc khánh, Tổng công ty có bổ sung một khoản tiền hoặc tặng quà theo mức quy định tại quy chế trả lương và thương Ngoài ra:

STT Nội dung chi Mức chi

Mức chi từ Quỹ phúc lợi

Mức trích từ Quỹ Công đoàn

Ngày Quốc tế Phụ nữ

Hoặc tổ chức bằng hình thức khác với chi phí tương đương 2

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Ngày Quốc tế Thếu nhi

( đối với con của NLĐ dưới

(đối với con của NLĐ dưới 16 tuổi)

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ Phòng Quản trị nhân sự

 Tặng quà khi nghỉ hưu:

NLĐ có thời gian làm việc thực tế tại Tổng công ty

Mức chi Tỷ lệ trích từ quỹ Phúc lợi

Tỷ lệ trích từ Quỹ Công đoàn

Từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm

Từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm

3 Từ đủ 20 năm trở lên 12.000.000 100% 0%

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ Phòng Quản trị nhân sự Đãi ngộ qua phụ cấp

 Phụ cấp tiền điện thoại:

STT Chức danh Mức phụ cấp

1 TGĐ TCT Thanh toán theo cước phí sử dụng thực tế

2 Phó TGĐ, Kế toán trưởng, Giám đốc điều hành TCT 800.000đ/tháng

3 Trợ lý TGĐ, Thư ký TGĐ, Trưởng các PBQL TCT 500.000đ/tháng

4 Phó trưởng các PBQL TCT, Chủ tịch Công đoàn TCT 350.000đ/tháng

5 Trưởng các phòng thuộc Ban 250.000đ/tháng

6 Phó trưởng các Phòng thuộc Ban 200.000đ/tháng

Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp từ Phòng Quản trị nhân sự

Thực trạng đãi ngộ phi tài chính tại Tổng công ty

Đãi ngộ thông qua công việc

Mức thu nhập hiện tại của CBNV được đánh giá là công bằng, hợp lý, phù hợp với vị trí công việc và năng lực của người lao động Công ty có chính sách tăng lương hợp lý, rõ ràng, phương án điều chỉnh thang lương phù hợp với quy định của Nhà nước tại từng thời điểm và đảm bảo cuộc sống của NLĐ và có tính cạnh tranh trên thị trường lao động Phương án được dựa trên các phân tích so sánh với mức lương trên thị trường lao động, mức độ lạm phát, chỉ số giá cả tiêu dùng, quy định pháp luật và khả năng chi trả của công ty

 Về cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp:

Công ty thực hiện điều chỉnh lương định kỳ được thực hiện 01 lần/năm sau khi có kết quả đánh giá thực hiện nhiệm vụ của người lao động (kết quả đánh giá 06 tháng cuối năm được sử dụng làm căn cứ để xét nâng lương định kỳ) Trường hợp người lao động có những sáng kiến, sáng tạo trong công việc được vận dụng đem lại hiệu quả cao, đóng góp cho sự phát triển chung của đơn vị và Tổng công ty thì tỷ lệ tăng lương sẽ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể

Tổng công ty khuyến khích và tạo điều kiện để NLĐ tự đào tạo bổ sung và nâng cao trình độ nhằm đáp ứng tốt hơn công việc được giao Căn cứ vào điều kiện thực tế trong từng thời kỳ, Tổng công ty có thể xem xét hình thức hỗ trợ kinh phí cho phù hợp Tổng công ty thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động

Về đào tạo về quản lý, Tổng công ty thuê/phối hợp các trường Đại học, Trung tâm đào tạo để tổ chức các chương trình đào tạo cho các cấp quản lý.

 Về đảm bảo sự đổi mới, tránh nhàm chán trong công việc:

Hàng năm, công ty tạo điều kiện tổ chức nghỉ cho toàn thể NLĐ có Hợp đồng lao động chính thức vào thời điểm tổ chức nghỉ mát hè sẽ được đăng ký bằng kinh phí từ Quỹ Phúc lợi và một phần Quỹ Công đoàn Văn phòng Tổng công ty Đãi ngộ thông qua môi trường làm việc

Các tầng, các phòng làm việc trong công ty đều được bố trí hợp lý, được trang trí đẹp mắt giúp tạo sự thoải mái trong công việc Công ty trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết như máy tính, máy in, điện thoại, máy fax, điều hòa, laptop cho CBNV có nhu cầu.Hàng ngày đều có nhân viên dọn vệ sinh, giúp giữ cho văn phòng luôn sạch sẽ, ngăn nắp Ngoài ra công ty cũng được trang bị tủ lạnh, lò vi sóng tạo điều kiện cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của người lao động

 Tạo không khí làm việc:

Công ty đã tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, đạt hiệu quả năng suất cao.CBNV giàu kinh nghiệm, luôn tập trung cao độ trong công việc đem đến kết quả tốt nhất cho Tổng công ty CBNV có tình cảm khăng khít, luôn chủ động quan tâm,hỏi han nhau mang đến không khí thoải mái cho môi trường làm việc.

Khái quát quá trình thực tập

Vị trí thực tập: Thực tập sinh nhân sự

Người hướng dẫn: Trưởng phòng nhân sự - Lăng Thị Thúy Hằng

Mục tiêu thực tập: Trong quá trình thực tập em mong muốn được làm quen cách thức đánh giá kết quả thực hiện công việc, phân tích mức lương, hệ thống lương thưởng và tiếp xúc thực tế, làm quen cách thức hoạt động và tổ chức của Tổng công ty Tìm hiểu kiến thức về Quản trị nhân sự nói chung và Đãi ngộ CBNV nói riêng, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho việc đi sâu nghiên cứu và học tập cho Quản trị kinh doanh Mở rộng tầm hiểu biết và phát triển kỹ năng giao tiếp, có cái nhìn bao quát hơn trong việc nắm bắt vấn đề

3.2 Công việc cụ thể được giao và kết quả công việc

 Tiếp xúc, làm quen với cán bộ nhân viên và môi trường làm việc Để bắt đầu công việc thực tập sinh tại Hapro, em đã trao đổi qua với Trưởng phòng nhân sự - Lăng Thị Thúy Hằng về mục tiêu em mong muốn đạt được trong một tháng thực tập là được tiếp xúc thực tế với doanh nghiệp và học hỏi thêm các kĩ năng cần thiết trong việc quản trị nhân sự Trong quá trình thực tập, em đã dần hòa nhập với cán bộ nhân viên văn phòng TCT và nhận được sự hỗ trợ, chỉ dạy tận tình trong cả cách thức giao tiếp ứng xử đến soạn thảo văn bản công việc

 Tổng hợp thông tin chung về Tổng công ty

Em đã tìm hiểu và tham khảo cơ cấu tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực, các nội quy, quy chế, quy định, cơ chế quản lý điều hành, cơ chế tiền lương và các chính sách đãi ngộ, khen thưởng và kỷ luật của các đơn vị

 Nghiên cứu tài liệu, quan sát cách thức làm việc văn phòng công ty một cách cụ thể

 Đọc và tìm hiểu về quy chế chi tiêu nội bộ, quy cách tính lương cho nhân viên

 Soạn thảo các văn bản liên quan đến đánh giá hiệu quả xét lương thưởng và chính sách đãi ngộ cho CBNV

3.3 Cách thức thực hiện công việc được

 Thu thập thông tin chung về Tổng công ty, nắm bắt sơ bộ Điều lệ Công ty, Nội dung thỏa ước lao động tập thể, Chức năng nhiệm vụ của các Ban/ngành Tổng công ty

Trong quá trình thu thập và ghi chép, em đã tổng hợp thông tin về cơ cấu và đặc điểm lao động, chế độ làm việc, chính sách tiền lương, chính sách khen thưởng và các chế độ phúc lợi, chính sách đào tạo

 Tính tiền thưởng hiệu quả thực hiện công việc

Bước 1: Tiếp nhận đánh giá kết quả đánh giá mức độ công việc và tiến hành phân loại dựa theo bảng hệ số hưởng tiền thưởng (ảnh 1.2)

Bước 2: Tổng hợp kết quả đánh giá và đối chiếu kết quả với một số trường hợp: Đối với người lao động trong thời gian thử việc: hệ số tiền thưởng hiệu quả công việc được áp dụng hệ số K = 1.0

NLĐ làm thêm giờ vào ngày thường là 150% mức tiền thưởng hiệu quả công việc theo giờ làm việc bình thường, vào ngày nghỉ lệ hàng tuần là 200%, vào ngày lễ tết là 300%

Bước 3: Tổng hợp lại và gửi Trưởng phòng Ban Quản trị nhân sự kiếm tra và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm cơ sở chi trả tiền thưởng hiệu quả công việc cho NLĐ.

 Xây dựng bản báo cáo liên quan đến thực hiện nhiệm vụ để kịp thời động viên, khen thưởng CBNV có thành tích cao và kỷ luật các CBNV không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm kỷ luật lao động

Bước 1: Làm quen cách thức đánh giá kết quả thực hiện công việc của NLĐ được tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng thực hiện:

Lao động loại A: Người lao động thực hiện nhiệm vụ được giao trong tháng đạt kết quả từ 81 điểm trở lên, không vi phạm nội quy, quy chế của Tổng công ty: được hưởng 100% lương chức danh

Lao động loại B: Người lao động thực hiện nhiệm vụ được giao trong tháng đạt từ

71 đến 80 điểm, không vi phạm nội quy, quy chế của TCT: được hưởng 80% lương chức danh

Lao động loại C: Người lao động thực hiện nhiệm vụ được giao trong tháng đạt dưới 70 điểm: được hưởng 75% lương chức danh

Bước 2: Xét tỷ lệ tăng lương theo từng trường hợp

Trường hợp được xét nâng 01 bậc: NLĐ có kết quả thực hiện nhiệm vụ đạt từ 85 điểm trở lên

Trường hợp được xem xét nâng 02 bậc: NLĐ có kết quả thực hiện từ 95 điểm trở lên

Trường hợp hạ lương và luân chuyển lao động sang vị trí công tác khác: NLĐ có kết quả đánh giá phân loại thực hiện nhiệm vụ đạt từ 68 điểm trở xuống Trường hợp NLĐ đạt từ 65 điểm trở xuống sẽ bị luân chuyển sang vị trí khác có mức lương thấp hơn

Bước 3: Tổng hợp bảng phân loại và quy cách đổi thang điểm, gửi lại cho Trưởng phòng nhân sự xem xét, kiểm tra để kịp thời gửi TGĐ xem xét, phê duyệt việc xếp và điều chỉnh lương cho CBNV (cán bộ được bổ nhiệm, sắp xếp công việc ) và các đề xuất lương khác

Trải qua 17 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Hapro đã gặt hái được nhiều danh hiệu, giải thưởng lớn và ngày càng khẳng định vị thế thương hiệu của mình trên nhiều lĩnh vực trong cả nước Thực tập tại doanh nghiệp lớn, mang danh hiệu “Thương hiệu Mạnh Việt Nam” là cơ hội được tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, cầu toàn, bền vững

Cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, luôn sẵn sàng hướng dẫn, chỉ dạy tận tình khi cần giải đáp

Môi trường làm việc hòa đồng, thoải mái CBNV quan tâm, chia sẻ lẫn nhau tạo bầu không khí chuyên nghiệp nhưng vẫn năng động, hào hợp

Thực tập sinh được tích lũy, tham khảo nguồn tài liệu, quy định lớn của công tyCông ty tạo điều kiện về vấn đề đi lại, tài liệu, luôn hỗ trợ hết sức để thực tập sinh đạt được hiệu quả cao, chuyên sâu

Nâng cao hiểu biết về các phương thức đãi ngộ nguồn nhân lực, viết báo cáo đánh giá

 Khó khăn: Đặc điểm nguồn nhân lực của Tổng công ty là những cán bộ, nhân viên làm việc lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và lối làm việc đem lại hiệu suất cao Vì vậy, thực tập sinh cần có độ nhanh nhạy cao, thích ứng tốt cũng như khả năng nắm bắt, độ hiểu ý

Ngày đăng: 07/08/2024, 19:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w