1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý nhà nƣớc về hoạt động tín ngƣỡng thờ mẫu tam phủ tứ phủ trên địa bàn huyện vụ bản tỉnh nam định

101 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tuyên truyền và thực hành tín ngưỡng lệch lạc với lề lối quy định của tín ngưỡng: Diễn xướng tùy tiện, văn hầu, trang phục và đạo cụ lệch lạc, xuất hiện hiện tượng mê tín dị đoan trong h

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HÀ NỘI, THÁNG 4, NĂM 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trong đề tài là kết quả khảo sát của bản thân tôi Đề tài này là một công trình riêng biệt, chưa từng có sự công bố trong bất kỳ đề tài nào Tôi xin chịu trách nhiệm trước đề tài của mình

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Đinh Thị Phương Dung

Trang 3

Hà Nội, ngày 1 tháng 05 năm 2024

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Đinh Thị Phương Dung

Trang 4

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

3.1 Mục đích nghiên cứu 7

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu 7

4.2 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 8

1.2 Hoạt động có trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ 15

1.3 Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ 17

Trang 5

1.4 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam

phủ, tứ phủ 18

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ 22

1.5.1 Nhóm các yếu tố bên trong 22

1.5.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài 25

Tiểu kết chương 1 28

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ, TỨ PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VỤ BẢN TỈNH NAM ĐỊNH 29

2.1 Một vài nét khái quát chung về huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định 29

Trang 6

2.4.2 Công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng và pháp luật về

hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ 43

2.4.3 Sự tham gia của người dân là người trực tiếp tham gia vào thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn 45

2.4.4 Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ 48

2.4.5 Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ 51

2.5 Đánh giá kết quả về công tác quản lý nhà nước với hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định 54

3.1 Quan điểm nâng cao quản lý nhà nước đối với hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ 67

3.1.1 Phát huy những yếu tố tích cực, kịp thời khắc phục những hạn chế của hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ ở Vụ Bản, Nam Định 68

3.1.2 Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ ở Vụ Bản, Nam Định 69

3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn Huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định 71

3.2.1 Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương và cán bộ làm công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo 71

Trang 7

3.2.2 Tăng cường tổng kết thực tiễn, xây dựng hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ tại Vụ

3.2.6 Đẩy mạnh sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ 80

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thông tin cơ bản về người được hỏi 39 Bảng 2.2 Đánh giá của người dân về thể chế pháp lý quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định 42 Biểu đồ 2.3: Đánh giá về tuyên truyền và phổ biến kiến thức pháp luật quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thở Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn

huyện Vụ Bản Error! Bookmark not defined

Bảng biểu 2.4 Các hình thức người dân tham gia đóng góp ý kiến đối với quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ 46 Biểu đồ 2.5: Khảo sát ý kiến của người dân về sự hiểu biết đến các văn bản pháp

luật có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Error! Bookmark not defined

Biểu đồ 2.6: Khảo sát ý kiến của người dân về vấn đề tổ chức, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật ảnh ở Vụ Bản 53 Biểu đổ 2.8: Việc xin phép tổ chức các hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ ở Vụ Bản 63

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay trong giai đoạn toàn cầu hóa bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đã mang đến nhiều thuận lợi trong quá trình phát triển kinh tế - văn hóa xã hội của Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung Đối với Việt Nam khi đời sống vật chất được đầy đủ, dư dả quá trình thúc đẩy đời sống tinh thần đặc biệt là đời sống tâm linh của người dân Việt ngày càng phát triển theo thời gian, nhắc đến tâm linh không thể không nhắc đến tín ngưỡng- cái làm nên sự độc đáo và rất riêng của mỗi dân tộc Có thể nói tín ngưỡng từ lâu đã trở thành vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia Việt Nam chúng ta là một quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng nổi bật mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Với những tác động của quá trình giao thoa văn hóa cùng với sự phát triển lâu dài của tín ngưỡng dân tộc thì trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ được coi là loại hình tín ngưỡng mang sắc thái nguyên thủy từ thời tiền sử Tục thờ Mẫu có từ thời người Việt thờ các thần linh thiên nhiên kết hợp với tín ngưỡng thờ nữ thần, tôn vinh những người có công với nước, tiêu biểu cho những giá trị tốt đẹp phát triển mạnh mẽ trong xã hội “Mẫu hệ” thời bấy giờ đã dễ dàng bắt rễ sâu vào đời sống tâm linh của người dân Việt Nam Từ đó con người gửi gắm niềm tin vào sự che chở, sự giúp đỡ của các lực lượng “siêu nhiên”

Xuất phát từ vấn đề thực tiễn này, ở Việt Nam Đảng và nhà nước quản lý hoạt động tín ngưỡng bằng hệ thống các quy phạm pháp luật, thể chế hóa các chủ trương chính sách của Đảng đảm bảo những nguyên tắc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người Đặc biệt tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016 Và được nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật như: Luật di sản văn hóa Và các văn bản pháp luật khác có liên quan…tạo hành lang pháp lý đảm bảo thực thi quyền, nghĩa vụ và trách của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc

Trang 10

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ có nguồn gốc từ tự nhiên, nhưng do phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa-xã hội, cùng với đó là khoa học công nghệ ra đời, trái ngược với thành tựu tiến bộ của nhân loại đã nảy sinh hàng loạt những vấn đề cấp thiết về hoạt động thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ Trong những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ cùng với nét văn hóa đặc thù của từng địa phương trong việc thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ có rất nhiều vấn đề bất cập Tại các đền, các phủ cùng với các chủ thể thực hành tín ngưỡng đã lợi dụng lòng tin của người tín tâm để “Buôn Thần bán Thánh”, biến lòng tin của mọi người thành “Máy in tiền” Tuyên truyền và thực hành tín ngưỡng lệch lạc với lề lối quy định của tín ngưỡng: Diễn xướng tùy tiện, văn hầu, trang phục và đạo cụ lệch lạc, xuất hiện hiện tượng mê tín dị đoan trong hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, khi tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ được ghi danh là văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại khiến nhiều đối tượng “Mượn danh” đi trục lợi cá nhân.Trên đây là một trong nhiều những “biến tướng” của tín ngưỡng thờ Mẫu làm tiêu cực đến đời sống tâm linh của đa số người dân theo “Đạo”, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị của nước nhà Tất cả những vấn đề trên đã mang đến cho Nhà nước một sự khó khăn trong quản lý và mang đến sự tích cực đối với giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ là một điều vô cùng khó khăn Đối với huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, là cái nôi của tín ngưỡng, nơi có các trung tâm thờ tự “Thánh Mẫu” tiêu biểu với những nơi lưu giữ sự tích thần bí về sự giáng thế của Mẫu, với gần 400 nơi thờ tự “Thánh Mẫu” Hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định diễn ra sôi động, hằng năm và dịp tháng 3 “Tiệc Mẫu” mỗi năm hàng trăm, hàng nghìn du khách thập phương, con nhang đệ tử về bái yết, xin tài lộc, bình yên, may mắn Cùng với đó là những nghi lễ hát văn, hầu đồng diễn ra vô cùng sôi nổi Vì thế, nội dung hoạt động này ngày càng quan trọng trong công tác quản lý của Nhà nước Trong hoạt động thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ trên địa bà huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định vẫn còn đang tồn tại hiện tượng tiêu cực, đòi hỏi cấp thiết việc giữ gìn và phát

Trang 11

huy giá trị tín ngưỡng của dân tộc Công tác quản lý của nhà nước về lĩnh vực này còn hạn chế chưa được hiệu quả về một số vấn đề Nếu không xử lý kịp thời những hiện xấu và tiêu cực đối với hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định sẽ làm ảnh hưởng đến văn hóa của tỉnh Nam Định nói riêng và cả nước nói chung

Nhận thấy tầm quan trọng của thực tiễn đang đặt ra trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ, bản thân tác giả là sinh viên ngành: “Quản lý nhà nước” có mong muốn được giải quyết vấn đề thực tiễn này để làm cho tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ ph là một văn hóa tín ngưỡng lành mạnh, đòi hỏi những chính sách phù hợp và biện pháp đúng đắn của nhà nước đối với tình hình thực tế của huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định nói

riêng và đất nước Việt Nam nói chung Vì thế, tác giả đã chọn đề tài: “Quản lý

nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản – tỉnh Nam Định” để nghiên cứu

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ là một đề tài còn khá mới Tuy nhiên, từ lâu đề tài này đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến và tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau đã khắc họa nên những khía về vấn đề quản lý với hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ

* Một là, các công trình nghiên cứu về tín ngƣỡng, tôn giáo

Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam,

Nxb trẻ Trong cuốn sách, tác giả đã nghiên cứu 6 loại hình tín ngưỡng dân gian tiêu biểu của nước ta Trong đó trình bày các yếu tố như: lễ hội, các nghi lễ của tín ngưỡngh thờ Mẫu, điện thờ Tác giả nhận định những giá trị của tín ngưỡng trong việc chế định chính sách đối với tín ngưỡng tôn giáo, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa tín ngưỡng văn hóa dân gian

Ngô Đức Thịnh (2010), trong cuốn Đạo Mẫu Trong cuốn này tác giả đã

thống nhất và thể hiện được tính chính xác của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, trình bày các hệ thống của tín ngưỡng thờ Mẫu trên khía cạnh dân gian

Trang 12

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của tỉnh Nam Định (2019), cuốn Tín

ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Trong cuốn này đã khẳng định tục thờ Mẫu là

truyền thống gắn liền với lịch sử dân tộc và nói về thần tích của của Mẫu Liễu Hạnh

Đặng Văn Lung (2008), trong cuốn Tam tòa Thánh Mẫu để cập loại hình

sinh hoạt về thực hành tín ngưỡng mang tính văn hóa, nghệ thuật Làm đậm đà bản sắc dân tộc

Nguyễn Hồng Dương và Phùng Văn Đạt (2009), Tín ngưỡng tôn giáo và xã

hội dân gian, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội Đây là kết quả của cuộc hội thảo

khoa học quốc tế giữa viện nghiên cứu tôn giáo, thuộc viện Khoa học xã hội và Nhân văn và so sánh với khoa triết học Đại học Trung Sơn, Quảng Đông-Trung Quốc Tuy công trình chỉ dừng lại ở việc tổng hợp xung quanh các bài viết về mối quan hệ giữa tín ngưỡng, tôn giáo với xã hội dân gian, nhưng đã cung cấp

cho luận văn nhiều cơ sở trong luận chứng khoa học tín ngưỡng, tôn giáo

Trần Quang Dũng và một số thanh đồng có uy tín (2019), cuốn sách Thờ

Mẫu Tứ phủ - Chốn thiêng nơi cõi thực Đây là cuốn sách hệ thống các kiến thức

khá phổ thông và đầy đủ các hình thức thực hành tín ngưỡng Trong cuốn sách còn còn sự chia sẻ của các thanh đồng về về sự “Biến tướng” trong thực hành tín ngưỡng như: thương mại hóa, cách tân thái quá trong trang phục, lề lối…Cuốn sách này là nguồn tư liệu quý giá trong việc nhìn nhận những tác động tiêu cực và sự biến đổi của tín ngưỡng hiện nay

Từ Thị Loan (2018), tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trong mối quan

hệ với tín ngưỡng khác ở Việt Nam, đề cập tới vấn đề tín ngưỡng thờ Mẫu đang

thâm nhập và giao thoa với các tín ngưỡng khác

*Hai là, công trình nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Văn bản của Đảng và Nhà nước về tín

ngưỡng, tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội Đây là tập hợp văn bản của Đảng và

Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo để mọi người hiểu rõ về chính sách quản lý và pháp luật của Đảng và Nhà nước trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

Trang 13

Nguyễn Xuân Hà (2015), Cơ sở khoa học của quản lý Nhà nước về tín

ngưỡng ở Việt Nam Đề tài này chia ra thành 4 loại hình tín ngưỡng để nghiên

cứu: Thờ cúng tổ tiên, thờ thần thánh, tín ngưỡng vòng đời và tín ngưỡng nghề nghiệp Đề tài nghiên cứu công tác quản lý nhà nước tại các cơ sở tín ngưỡng ở một số địa phương tiêu biểu Từ đó, chỉ ra những tồn đọng và đề xuất giải phải trong công tác quản lý

Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Chính sách pháp luật về

tôn giáo tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm nhìn lại, Nxb Lý luận chính trị, Hà

Nội Cuốn sách đã làm rõ hạn chế và thành tựu, hiệu quả của chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của nước ta từ năm 1999 đến năm 2016 Từ đó cung cấp những luận cứ khoa học để hoàn thành pháp luật và chính sách về tôn giáo, tín ngưỡng trong thời gian tới

Trần Xuân Nghĩa (2017), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và điểm mới

về chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta, Tạp chí Khoa học Đại học Văn

Lang, tác giả đã đề cập đến một nội dung quan trọng của đoàn kết dân tộc mà trọng điểm là đoàn kết tôn giáo của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đã đưa ra một luận điểm sáng trong khối đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và được vận dụng sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế bởi Đảng Cộng sản Việt Nam

Trần Nam Chuân (2021), Nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tín ngưỡng

Việt Nam hiện nay, Tạp chí quản lý nhà nước – Học viện Hành chính Quốc gia

Công trình nghiên cứu đã chỉ ra tư duy của Đảng về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Từ đó, tác giả đưa ra những đề xuất của bản thân nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn, giáo ở nước ta

Đề tài khoa học cấp Bộ “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thờ Mẫu tam

phủ, tứ phủ” do Vụ tín ngưỡng và Ban tôn giáo của Ban tôn giáo Chính phủ làm

nhiệm vụ

Luận văn Thạc sĩ “Quản lý nhà nước về hoạt động thực hành tín ngưỡng

thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ tại cụm di tích Hàn Sơn tỉnh Thanh Hóa” luận văn này

Trang 14

đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động thực hành tín ngưỡng và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động thực hành tín ngưỡng

Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hiểu Vy (2018) “Quản lý nhà nước đối với hoạt

động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ ở Hà Nội hiện nay” đề tài này tập

trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động của tín ngưỡng, từ đó đê xuất giải pháp

* Ba là, tình hình nghiên cứu nước ngoài

Leospold Michel Cadiere (1914-1944), chủ bút tạp chí Bulletin des amis du

vieux de Hue (Đô thành hiếu cổ) Tác giả có trực tiếp đề cập tới vị trí, vai trò của

tín ngưỡng thờ Mẫu trong một số công trình nghiên cứu của mình về tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt

Pierre I Simon và Ida Simon Barough (1973), cuốn sách Hầu bóng, một

thứ lễ thức nhập hồn của Việt Nam được mang sang Pháp Trong cuốn sách này

các tác giả rất nhiều bản chầu văn được sử dụng đương thời, các nghi lễ thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Đây là những tài liệu xác định những nội dung tuyên truyền và sự định hướng đối với hoạt động tín ngưỡng này

Tewfic El-Sawy (2016), Hầu đồng: The spirit Mediums of Viet Nam Cuốn

sách được ra đời sau 2 năm nghiên cứu thu thập tài liệu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam Cuốn sách có hơn 100 hình ảnh của nghi thức thực hành tín ngưỡng, 60 trang văn bản giải thích tín ngưỡng thờ Mẫu, các vị thần và các đền thờ

Nghiên cứu của các nhà khoa học, như đã nói ở trên, nghiên cứu về mọi góc độ khác nhau, có sự tiếp cận về giá trị văn hóa tín ngưỡng khác nhau Nhưng, chung một quan điểm là đặt ra các vấn đề thực trạng quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên phạm vi cả nước Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào về

vấn đề: Thực trạng quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam

Trang 15

phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định Vì thế, đề tài mà tác giả

lựa chọn không trùng lặp với các công trình đã được nghiệm thu

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận về đời sống tín ngưỡng ở Việt Nam và thực trạng trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối với hoạt động tín ngường thờ

Mẫu tam phủ, tứ phủ

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống và làm rõ vấn đề lý luận về tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ và công tác quản lý Nhà nước với hoạt động tín ngưỡng này

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động tín ngưỡng và những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu là về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng

thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ

4.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

- Về thời gian: Từ 2018 đến năm 2023

- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về hoạt động

tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu của đề tài tác giả đã sử

dụng một số phương pháp sau:

Trang 16

Phương pháp hệ thống hóa tài liệu: tác giả sử dụng phương pháp này để

nghiên cứu rõ hơn về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Phương pháp này giúp tác giả làm sáng tỏ các khái niệm, cơ sở lý thuyết và nội dung của hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ

Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Đây là phương pháp quan trọng

được tác giả sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài này Tác giả sử dụng phiếu điều tra khảo sát với các đối tượng có liên quan trực tiếp tới hoạt động tín ngưỡng và cán bộ trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng Tác giả phát ra 100 phiếu và thu về đủ 100 phiếu, đối tượng khảo sát lấy ý kiến những người trực tiếp tham gia vào hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ thuộc huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

Phương pháp tổng hợp, thống kê: sâu khi thu thập được số liệu khảo sát,

tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê để có thể đưa ra những nhận định về định lượng để tăng tính thuyết phục cho đề tài Từ đó, đưa ra những hệ thống giải pháp phù hợp với thực trạng công tác quản lý Nhà nước đối với tín ngưỡng

Phương pháp chuyên gia: tác giả sử dụng phương pháp này để tham vấn

người có nhiều năm trong thực hành hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ và có liên quan trực tiếp tới việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng Từ đó rút ra những kinh nghiệm thực tế, nhưng chia sẻ quý báu cho đề tài

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Đề tài trên đã làm rõ được những vấn đề của tín ngưỡng thờ Mẫu tam

phủ tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định Những ảnh hưởng của tín ngưỡng đối với đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam nói chung và

nhân dân huyện Vụ Bản nói riêng

Đề tài trên tác giả đề xuất những kiến nghị và giải pháp trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu, để hạn chế những tác động tiêu cực Đề tài còn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, phục vụ giảng viên và có thể ứng dụng tại các cơ quan, tổ chức nhà nước

Trang 17

Chương 2 Thực trạng quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu

tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

Chương 3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động

tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

Trang 18

Quan điểm tín ngưỡng và tôn giáo hoàn toàn độc lập với nhau

Trong cuốn “Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam” Trần Ngọc Thêm đã cho rằng “Tín ngưỡng là một hình thức tổ chức đời sống cá nhân và rất quan

trọng Từ tự phát lên tự giác theo con đường quy phạm hóa thành giáo lý, có giáo chủ, thánh đường – tín ngưỡng trở thành tôn giáo Xã hội Việt Nam cổ truyền do mạnh về tư duy tổng hợp mà thiếu óc phân tích nên các tín ngưỡng dân gian chưa chuyển biến hoàn toàn thành tôn giáo theo đúng nghĩa của nó mới có mầm mống của tôn giáo như thế - đó là đạo Mẫu Phải đợi khi các tôn giáo thế giới như Phật giáo, Đạo giáo, Kito giáo du nhập vào và đến thời điểm giao lưu với Phương Tây, các tôn giáo dân tộc (như Đạo Cao Đài, Đạo Hòa Hảo mới xuất hiện” [22]

Trang 19

PGS TS Nguyễn Hồi Loan, Ths Nguyễn Thị Hải Yến trong bài “Niềm tin

vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và ảnh hưởng của nó đến đời sống của người dân Hà Nội trong thời kì văn hóa hội nhập” cho rằng: “Tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý – xã hội biểu hiện niềm tin của một cộng đồng người nhất định về thế giới vô hình, về lực lượng siêu nhiên và năng lực chi phối của lực lượng này đối với cuộc sống của con người thông qua hệ thống nghi thức thờ cúng, quá trình hình thành và phát triển tín ngưỡng gắn liền với lịch sử phát triển cộng đồng nên nó phản ánh thực tế của cộng đồng người đó” [3]

Cả hai khái niệm đều có sự khác nhau theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm

2016: “Tín ngưỡng” là niềm tin con người được thể hiện thông qua nghi lễ gắn

với phong tục, tập quán, truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá

nhân và cộng đồng “Tôn giáo” là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống

quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn giáo, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức [20]

Quan điểm tín ngưỡng đồng nhất với tôn giáo

Trong “Lý luận về tôn giáo và hình thành tôn giáo ở Việt Nam” Đặng Nghiêm Vạn đã nói rằng: “Nếu hiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần nằm

ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu là niềm tin tôn giáo thì tín ngưỡng chỉ là bộ phận chủ yếu cấu thành của tôn giáo” [6]

Trong cuốn sách “Tín ngưỡng dân gian tại Việt Nam” do Lê Như Hoa làm chủ biên: “Tín ngưỡng dân gian Việt Nam là hình thức tôn giáo sơ khai, chúng

được hình thành trên cơ sở tâm cách nguyên thủy để nhận thức hiện thực và tác động đến hiện thực bằng các kỹ xảo của thuyết hồn linh”.[9]

Theo quan điểm của tác giả giữa tín ngưỡng và tôn giáo có sự khác biệt, tồn tại một cách độc lập với nhau Tôn giáo có tổ chức và hệ điều hành chặt chẽ hơn tín ngưỡng, nói về hệ thống của tín ngưỡng thì hầu như đều mang tính rời rạc hoặc không có Tín ngưỡng thường được nói là tín ngưỡng dân tộc vì có những đặc thù chung mang tính dân tộc và dân gian Còn tôn giáo không mang tính dân gian nhưng có giáo lý, giáo luận rõ ràng Tôn giáo và tín ngưỡng bổ sung cho nhau để đáp ứng nhu cầu của con người

Trang 20

Khái niệm tín ngưỡng dù được hiểu dưới góc độ nào thì đã được Luật hóa

tại Khoản 1, Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016: “Tín ngưỡng là niềm tin

của con người được thể hiện thông qua những nghi lễ gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình yên về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng” [6]

Từ đó, ta có thể rút ra được khái niệm: Tín ngưỡng là một văn hóa ra đời và phát triển trong lịch sử dân tộc gắn liền với hoạt động tôn vinh và tưởng niệm đến những người có công với đất nước được hình thành trong đời sống tinh thần tâm linh của người Việt Gắn niềm tin con người với các thế lực siêu nhiên tạo nên những giá trị về lịch sử văn hóa và đạo đức con người

1.1.2 Tín ngƣỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ

1.1.2.1 Tín ngưỡng thờ Mẫu

Đối với người Việt Nam, thờ Mẫu - Mẹ là một trong những loại hình tín ngưỡng tiêu biểu, được hình thành từ rất sớm Tín ngưỡng thờ Mẫu thoát thai từ đạo thờ Thần và chịu ảnh hưởng của Đạo giáo của Trung Quốc Tín ngưỡng thờ Mẫu vừa liên quan đến tàn dư của chế độ mẫu hệ, vừa mang dấu ấn văn hóa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước Theo quan niệm của người Việt, trời là Cha, đất là Mẹ - Mẫu Con người lớn lên từ đất, chết trở về với đất; con người có của ăn của để, có cái ăn cái mặc,… cũng nhờ vào đất Đất nuôi sống con người Đất là Mẹ Thờ Mẫu còn thể hiện triết lý tôn thờ người phụ nữ, người mẹ, là khát vọng duy trì nòi giống, cầu mong cuộc sống bình yên, có phúc, có lộc Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng với những nguồn gốc khác nhau Có Mẫu là thiên thần, có Mẫu là nhân thần; có Mẫu được coi là người có công trong quá trình dựng nước và giữ nước, có Mẫu được hình thành từ truyền thuyết, huyền thoại, có Mẫu lại là những con người thực của lịch sử; có Mẫu được tôn xưng xuất thân từ tầng lớp quyền quý, có Mẫu lại xuất thân từ tầng lớp bình dân nghèo khổ, Tuy với những nguồn gốc khác nhau nhưng đều nằm trong hai hệ thống: Mẫu Thần và Mẫu Tứ Phủ

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam mang tính phổ biến nhưng rất đa dạng, phong phú; là sự hòa đồng, hỗn dung với các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo

Trang 21

khác; thần tích của các Mẫu luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Và, tín ngưỡng thờ Mẫu là nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam Ngoài các loại hình tín ngưỡng của người Kinh như nói trên, ở Việt Nam còn có nhiều loại hình tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Tây Nguyên tạo ra sự đa dạng về loại hình tín ngưỡng ở Việt Nam Và, theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ, Việt Nam có khoảng hơn 90% dân số có niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 24 % là tín đồ các tôn giáo, còn lại đa số là theo tín ngưỡng

1.1.2.2 Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ

Bắt nguồn từ quan niệm vũ trụ, luật nhân sơ là âm và dương, dần dần hai yếu tố âm dương trong lưỡng cự âm dương phân hóa, quan điểm của người Việt khi nói về thế giới có thể chi thành 3 phần khác nhau “tam phủ”, “Phủ” ở đây có thể hiểu là nơi làm việc của các chư vị thân linh “tam phủ” từ để chỉ 3 vị Thánh Mẫu hay Tam tòa Thánh Mẫu trong hệ thống tín ngưỡng Tam phủ của Việt Nam bao gồm: Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên là vị Thánh Mẫu cai quản cõi trời, Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn vị Thánh Mẫu cai quản vùng rừng núi, Mẫu Đệ

Tam Thoải Phủ là vị Thánh Mẫu cai quản miền sông nước

“Tứ phủ” trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ thực ra là để chỉ 4 cõi, 4 miền của vũ trụ: Thiên phủ (miền nước – do Mẫu Thượng Thiên cai quản), Địa phủ (miền đất – do Mẫu Địa Tiên cai quản), Thoải phủ (miền sông nước – do Mẫu Thoải phủ cai quản) và cuối cùng là Nhạc phủ (miền rừng núi – do Mẫu Thượng Ngàn cai quản) Được biểu hiện thành 4 màu cơ bản: Thiên phủ ứng với màu đỏ, Địa phủ ứng với màu vàng, Thoải phủ ứng với màu trắng và Nhạc phủ ứng với màu xanh, đây cũng là màu sắc trang phục của các vị Thánh giáng đồng

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ suy tôn Thánh Mẫu Liễu Hạnh “Mẫu Nghi Thiên Hạ” có quyền năng tối linh có thể bao trùm 4 miền của vũ trụ, là Người mẹ có tấm lòng từ bi

Trang 22

1.1.3 Khái niệm quản lý nhà nước, quản lý nhà nước trong hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ

Khái niệm quản lý được tiếp cận và được sử dụng một cách rộng rãi, phổ biến Người được coi là cha đẻ của khoa học quản lý hiện đại Fredcrick

Winslow Taylos (1856 – 1915) cho rằng: “Quản lý là biết được chính xác điều

bạn muốn người khác làm và hiểu được rằng họ hoàn thành một cách tốt nhất và rẻ nhất”.[5] Định nghĩa này có thể hiểu rằng, muốn quản lý được trước hết

phải xác định được mục tiêu và khách thể để quản lý sao cho hiệu quả nhất Theo Phạm Ngọc Thanh trong “Mấy vấn đề chủ yếu của văn hóa nghề

quản lý”: “Quản lý là một hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, trong đó

các chủ thể tác động lên các đối tượng bằng các công cụ và phương pháp khác nhau, thông qua quy trình quản lý nhất định, nhằm thực hiện hiệu quả một cách hiệu quả nhất các mục tiêu của tổ chức trong điều kiện biến động của môi trường” [19] Định nghĩa này tập trung chủ yếu về cách tiếp cận khái niệm quản

lý theo các lĩnh vực trong đời sống xã hội, ở các cơ quan tổ chức và các chủ thể quản lý khác nhau

“Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra những nỗ lực của các thành viên trong một tổ chức và sử dụng các nguồn lực của tổ chức để đạt được những mục đích cụ thể”.[25] Định nghĩa này tập trung

nói về các đối tượng trong hoạt động quản lý và phương thức thực hiện quản lý của chủ thể

Từ những định nghĩa trên tác giả rút ra được là sự tác động có tổ chức, có đích hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu dự kiến

Vậy quản lý nhà nước là gì? Là một dạng quản lý xã hội đặc biệt mang tính quyền lực nhà nước sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội

Vậy, ta có thể hiểu quản lý nhà nước trong hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ là hoạt động của cơ quan nhà nước mang tính chất xã hội đặc

Trang 23

biệt, mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật và chính sách tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ Nhân dân, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội và đất nước

1.2 Hoạt động có trong tín ngƣỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ có những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh, được tổ chức và thực hiện theo khuôn mẫu nhất định Trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ có 3 hoạt động chính cụ thể như sau: - Nghi lễ tôn nhang bản mệnh

- Nghi lễ hầu bóng

- Nghi lễ trình đồng mở phủ

Về hoạt động của nghi lễ tôn nhang bản mệnh

Bản mệnh là mệnh gốc của con người, khi tôn nhang bản mệnh tức là người đó thành tâm gửi gắm bản thân mình vào chốn tâm linh để nhờ sự che chở độ trì của đấng linh thiêng Nghi lễ này là một nghi lễ công nhận một cá nhân chính thức trở thành một người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ hay nói cách khác là đệ tử của tín ngưỡng Tôn nhang bản mệnh hay còn gọi là đội bát nhang không thực hiện ở các nơi thờ tự như: Tam bảo, miếu thờ thành Hoàng, các vị nhân và các cơ sở thờ tự không có trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Khi thực hiện hoạt động này cần nhất thiêt phải có sự hướng dẫn của thủ nhang đồng đền hoặc đồng thầy đã hầu bóng lâu năm Khi tôn nhang, sẽ ngồi giữa sập để hành lễ, đầu sẽ đội khăn màu đỏ mà trong đạo Mẫu gọi là khăn “phủ diện” bên trên sẽ có tráp đựng bát nhang, tờ sớ xin tôn nhang, hoa tươi, cau trầu và đôi nến Người trực tiếp thực hành hoạt động này sẽ kêu cầu và tấu đối đến phật thánh và hạ bát nhang để yên vị tại đền và phủ Từ đây chính thức người tôn nhang bản mệnh sẽ là đệ tử của tín ngưỡng

Về hoạt động của nghi lễ hầu bóng

Hầu bóng là một hình thức giao tiếp giữa một thế giới bí ẩn vô hình với thế giới thực tại của chúng ta, hai thế giới này có thể giao tiếp được với nhau là

Trang 24

được thông qua các ông đồng, bà đồng Hầu bóng là một nghi lễ đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Diễn ra tại các cơ sở thờ tự tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ nơi thờ các vị thánh của tín ngưỡng thờ Mẫu Nghi lễ này vô cùng đặc biết, khi hầu bóng các ông, bà đồng đều hòa mình vào âm nhạc đó là lời hát văn hát về những thần tích của các vị thánh, khi hầu bóng vị thánh nào thì mặc đồ và lễ phục của vị thánh đó Các đồ gọi là lễ vật dâng lên các vị thánh cũng phải phù hợp với màu tượng trưng của vị thánh đó Trong nghi thức hầu bóng có hoạt động đó là phát lộc: bằng tiền, hoa quả, bánh trái…

Về hoạt động nghi lễ trình đồng mở phủ

Trình đồng mở là hoạt động bắt buộc đối với một cá nhân muốn trở thành một đệ tử hoặc tín đồ của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Sau khi thực hiện hoạt động này thì mới chính thức là đệ tử của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Khi xác định được bản thân là người có “căn số” những người theo tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ sẽ làm lễ trình đồng mở phủ hay còn gọi là nghi thức tiến hành giữa con người với thần linh Để thực hiện được nghi lễ này tín đồ cần phải mời đồng thầy để thực hiện nghi lễ trình đồng mở phủ

Các nghi thức để tiến hành trình đồng mở phủ gồm các yếu tố sau: - Thờ cúng

- Trang phục - Hát văn

Trong nghi lễ trình đồng mở phủ này đồng thầy chỉ hầu bóng từ 6 đến 7 giá chính, hành đàn của nghi lễ này gồm có: trứng, gạo, trầu cau, gương lược, kéo…Người được trìn đồng mở phủ phải chuẩn bị rất nhiều đồ đạc và thứ quan trong nhất là một chiếc khăn màu đỏ (khăn phủ diện)

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ đã tồn tại và phát triền lâu dài trong đời sống tâm linh của nhân dân Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ là nét văn hóa độc đáo mang lại những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam Mỗi nghi lễ, mỗi hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ đều chứa đựng và mang ý nghĩa tâm linh đầy huyền bí, những quy chế truyền miệng

Trang 25

của tín ngưỡng cũng được hình thành và giữ gìn đến tận bây giờ để cho những tín đồ của đạo Mẫu tuân thủ theo

1.3 Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ

Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân

Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ thể hiện ở chỗ nó quyết định sự tồn tại và phát triển của tín ngưỡng thờ mẫu trong môi trường xã hội mới Quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của cả một tín ngưỡng văn hóa quan trọng của cả dân tộc Quản lý nhà nước tác động đến các tín ngưỡng tôn giáo trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội của các tín đồ tôn giáo này theo mục tiêu đã đề ra Mục tiêu của quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ được thể hiện trong các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hoạt động tôn giáo

Quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ có vai trò định hướng, dẫn đường cho các hoạt động tín ngưỡng phát triển bền vững và phát huy hết những giá trị tốt đẹp của truyền thống tâm linh Vai trò này thể hiện ở chức năng hoạch định, xây dựng, ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thể chế, chính sách – các công cụ cần thiết, quan trọng và hữu dụng của quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thở Mẫu tam phủ, tứ phủ Các quy định pháp lý do nhà nước ban hành góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân khi tham gia sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo thờ Mẫu, tam phủ, tứ phủ

Quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ có vai trò tổ chức, vai trò này thể hiện rõ ở chức năng tổ chức của quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Vai trò tổ chức của quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ thể hiện ở

Trang 26

chỗ nó có sứ mệnh thiết lập bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ tối ưu và tuyển dụng, quản trị sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực làm việc trong bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, thể chế, chính sách vào thực tiễn cuộc sống

Quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ có vai trò lãnh đạo, điều hành phối hợp các hoạt động trong quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Nhà nước khuyến khích và động viên những sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo lành mạnh và tích cực trong cộng đồng dân cư Năng lực, khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành là chìa khóa quyết định sự thành công của quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ

Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thở Mẫu tam phủ, tứ phủ trong giám sát kiểm tra các hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước Vai trò này thể hiện cụ thể ở chức năng kiểm tra của quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, thể hiện quyền uy của nhà nước Quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ cần có sự giám sát kiểm tra các hoạt động của các cá nhân, tổ chức tham gia thực hành các hoạt động sinh hoạt tôn giáo để giữ gìn trật tự công, lợi ích công, lợi ích của người dân và kịp thời phát hiện các sai sót, vi phạm trong quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời

1.4 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ là tín ngưỡng mang tính tự phát, là một loại hình tín ngưỡng dân gian đã có một số quy chuẩn về tín ngưỡng một cách rõ ràng nhưng chưa mang tính chặt chẽ Để có thể bảo tồn và phát huy được tín ngưỡng tốt đẹp không lệch lạc với quy chuẩn của xã hội, cũng như lề lối trong thực hành tín ngưỡng, cần phải có cơ sở là pháp luật, các văn bản pháp luật do Đảng và Nhà nước ban hành, Hiến pháp, các văn kiện Đại hội Đảng,

Trang 27

Luật Di sản văn hóa, các quy định và chỉ thị có liên quan đến phát huy và bảo tồn tín ngưỡng

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, vào năm 2016 được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và là di sản thứ 9 của Việt Nam Tín ngưỡng thờ Mẫu đã nhấn mạnh tính đa văn hóa, đa sắc tộc có yếu tố gắn kết cộng đồng vào khát vọng tâm linh

Còn trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 nội dung của quản lý Nhà nước về hoạt động Tín ngưỡng được quy định tại điều 60 Trên cơ sở đó, tác giả xác định 6 nội dung về quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ bao gồm:

Thứ nhất, xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ

Vấn đề này được cụ thể rõ từ cấp trung ương đến địa phương

Cấp trung ương: Văn bản quy phạm pháp luật về nguyên tắc phải giữ nguyên những nguyên tắc do Đảng và nhà nước quản lý Ban hành và xây dụng những văn bản quy phạm pháp luật cùng với đó là chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề về hoạt động tín ngưỡng Quy định rõ các chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị, tránh trường hợp chồng chéo và nhiều đơn vị có chức năng quản lý một vấn đề, quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng đơn vị

Cấp địa phương: Tại địa phương khi các văn bản được thực hiện ở thực tiễn đời sống nên sẽ có những trường hợp bộc lộ rõ những hạn chế và ưu điểm vì vậy mà chính quyền địa phương các cấp cần tham mưu với cấp lãnh đạo để bổ sung và sửa đổi một cách hoàn thiện nhất về quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng Cùng với đó là tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật một cách có hiệu quả

Thứ hai, quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng

Chính phủ là cơ quan thống nhất vấn đề về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng

Trang 28

Ở trung ương cơ quan làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng chịu trách nhiệm trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng trước Chính phủ

Quản lý nhà nước về tôn giáo các cơ sở tín ngưỡng và các hoạt động tín ngưỡng thuộc Bộ Nội vụ và chịu trách nhiệm trước Chính Phủ về công tác này

Trong công tác quản lý nhà nước về các cơ sở tín ngưỡng và lễ hội tín ngưỡng đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục di tích thuộc địa phương, hoặc danh lam thắng cảnh đã được công nhận do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính Phủ

Có trách nhiệm giúp Chính Phủ trong việc quản lý nhà nước về tín ngưỡng là các Bộ, cơ quan ngang Bộ có luên quan trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ Trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với các bộ ngành có liên quan và tham mưu trình Bộ trường Bộ Nội vụ quyết định là trường hợp thuộc thầm quyền thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ, Bộ Nội vụ Trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân là thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng

Thứ ba, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng

Nghị định số 162/2017/NĐ-CP và Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã quy định chi tiết giao chức năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng cho ngành Văn hóa (trừ cơ sở tín ngưỡng đã được xếp hạng di tích, lễ hội tín ngưỡng) Chức năng này, theo quy định thì Bộ Nội vụ thực hiện ở cấp trung ương, tương tự Sở Nội vụ ở cấp tỉnh và Phòng Nội vụ ở cấp huyện tham mưu

Ban Tôn giáo Chính phủ đối với các ban ngành có liên quan sẽ tuyên truyền và phổ biến pháp luật liên quan đến vấn đề tín ngưỡng, thường xuyên đôn đốc các cơ quan chuyên môn thuộc về tín ngưỡng tại các địa phương thực hiên pháp luật và quy định về tín ngưỡng Hệ thống các văn bản hướng dẫn của thành phố, cấp tỉnh trực thuộc trung ương đã một phần nào đó cụ thể hóa các quy định pháp luật có liên quan đến tín ngưỡng tạo điều kiện cho việc thực hiện văn bản có hiệu quả

Trang 29

Thứ tư, phổ biến, giáo dục pháp luật quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ

Các ban ngành có liên quan sau khi được Ban Tôn giáo chính phủ phổ biến những chính sách và pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, thì các ban ngành phải có kế hoạch phổ biến những văn bản luật, chính sách liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo cho các cá nhân có liên quan trong nghành quản lý nhà nước về tín ngưỡng từ trung ương đến địa phương, việc này sẽ giúp cho nhân dân tiếp cận

và hiểu sâu sắc vấn đề về các chính sách và văn bản luật có liên quan

Thứ năm, nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng

Vấn đề nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực tín ngưỡng này để đánh giá và xác định những ảnh hưởng và biểu hiện tác động đến công tác quản lý nhà nước

Vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức và viên chức làm công tác liên quan đến tín ngưỡng điều này cần phải có lộ trình rõ ràng và cụ thể Bởi vì, đây là những nhân tố trực tiếp truyền đạt những kiến thức pháp luật đến nhân dân và là đội ngũ trực tiếp thực hiện những chính sách và pháp luật liên quan

Chịu trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức công tác thanh tra về tín ngưỡng trên phạm vi cả nước là cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng ở trung ương

Công tác thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực tín ngưỡng thực hiện nhiệm vụ sau đây:

Thanh tra những dấu hiệu có hành vi vi phạm luật và chính sách về tín ngưỡng

Trang 30

Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về tín ngưỡng của Uỷ ban nhân dân các cấp

Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tín ngưỡng: Ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, nhà tu hành, tín đồ và các tổ chức cá nhân khác có quyền và nghĩa vị khiếu nại và tố cáo, khởi kiện hành chính, yêu cầu giải quyết các vấn đề dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân theo quy định của luật pháp

Trên đây là một số nội dung cơ bản trong Luật tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, đây là bước đầu để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng được hiệu quả hơn trong phạm vi cả nước Có những điểm mới đã tạo thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức trong việc tham gia các hoạt động tín ngưỡng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ

Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ và theo các tiêu chí khác nhau, có thể phân nhóm thành: các yếu tố bên trong và bên ngoài; các yếu tố trực tiếp và gián tiếp; các yếu tố chủ yếu và thứ yếu… Trong điều kiện của Việt Nam, có 4 yếu tố chủ yếu tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ : Năng lực, chất lượng của nền hành chính biểu hiện ở sự kết hợp hài hòa các yếu tố: thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, tài chính công; Sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Sự tham gia, ủng hộ của người dân đối với Nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước trong thực hiện nói riêng; Các nhân tố khác như văn hóa, tập quán, sự phát triển của khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế…

1.5.1 Nhóm các yếu tố bên trong

Yếu tố pháp luật

Môi trường thể chế là điều kiện tiên quyết để duy trì và bảo đảm sự vận hành của hệ thống pháp lý quy định thẩm quyền quản lý nhà nước về hoạt động

Trang 31

tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ ở các cấp đơn vị hành chính Các quy định này thể hiện trong bốn loại quan hệ: giữa cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ với cơ quan nhà nước nói chung (các cơ quan trong hệ thống lập pháp và tư pháp); giữa cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ với nhau; giữa cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ với người dân và tổ chức khác; giữa cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ và các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị Các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ chỉ có thể hoạt động hiệu quả trong môi trường thể chế thuận lợi, gồm hệ thống văn bản chứa đựng các quy định được ban hành đúng thẩm quyền, kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ phát triển kinh tế - xã hội

Bảo đảm pháp luật về quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ là một loại bảo đảm có quan hệ mật thiết với nhiều bảo đảm có liên quan đến tìn ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ được thực hiện bởi hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có hoạt động lập pháp, thi hành và bảo vệ pháp luật ở lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo Hay có thể nói, bảo đảm pháp luật về quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ được hiện hữu trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, vấn đề cơ cấu tổ chức của các tổ chức tôn giáo, … cũng như các nghĩa vụ có liên quan và việc thực hiện, thi hành trên thực tế các quy định này

Đội ngũ cán bộ, công chức

Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ thở Mẫu tam phủ, tứ phủ Trên cơ sở xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tương ứng mang tính chuyên nghiệp nguồn nhân lực của bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ bao gồm cán bộ thông qua bầu cử, công chức được tuyển dụng theo chỉ tiêu biên chế Việc xem xét, đánh giá tính chuyên nghiệp chủ yếu và trước hết dựa trên các tiêu chí sau:

Trang 32

Một là, có sự phân biệt rõ từng nhóm đối tượng phù hợp với yêu cầu và nội dung quản lý

Hai là, trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Trình độ, năng lực chuyên môn của từng loại đối tượng phụ thuộc trước hết vào chất lượng và chuyên môn đào tạo Do vậy, theo quy định chung, việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm là giải pháp quan trọng hàng đầu không thể thay thế Theo đó, chuyên môn đào tạo được xem là tiêu chuẩn chính chứ không phải yêu cầu về bằng cấp cao

Ba là, nắm vững kỹ năng quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Kỹ năng, nghiệp vụ gắn với chuyên môn đào tạo và kinh nghiệm làm việc Xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, các kỹ năng cần thiết trong hoạt động công vụ được cụ thể hóa thành quy trình, quy phạm đòi hỏi phải được thực hiện một cách thống nhất Ngoài việc tinh thông nghiệp vụ, nắm vững trình tự, thủ tục giải quyết công việc, tính chuyên nghiệp của công chức

Bốn là, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương và đề cao văn hóa công vụ, nhất là văn hóa giao tiếp, ứng xử Cũng như đối với các hình thức lao động quyền lực khác, ý thức tôn trọng và chấp hành kỷ luật, kỷ cương, việc gương mẫu thực hiện văn hóa công vụ là đòi hỏi khách quan, bắt nguồn từ tính chất của hoạt động quản lý, không chỉ là biểu hiện của đạo đức công vụ mà còn là thước đo tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức

Bên cạnh tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ còn có yếu tố con người tức là cán bộ, công chức làm công tác tham mưu quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ đều có mong muốn thỏa mãn các nhu cầu từ vật chất đến tinh thần như cơ hội thăng tiến, thu nhập cao và ổn định, làm công việc phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn được đào tạo, … hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức ngày càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp để đạt được hiệu quả Có nhiều yêu cầu đặt ra đối với

Trang 33

người thực thi công vụ, trong đó yêu cầu có tính bao trùm là tính trách nhiệm, yêu nghề Quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam thời gian qua ở tất cả các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đem lại một nền công vụ, nền hành chính minh bạch, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả và vì lợi ích của người dân rất đáng ghi nhận Cán bộ, công chức vừa chuyên, vừa hồng sẽ đem lại những kết quả cao trong tham mưu quản lý và ngược lại nếu cán bộ, công chức không đủ năng lực, tư cách, đạo đức, tính chuyên nghiệp, trách nhiệm sẽ làm cho nền hành chính hoạt động không hiệu quả, niềm tin của người dân bị sa sút Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước trong hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ cũng không nằm ngoài ngoại lệ này

Xuất phát từ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức như nêu trên có thể thấy các yếu tố tác động đến hành vi của cán bộ, công chức đóng vai trò rất lớn trong việc tích cực hay không tích cực thực thi nhiệm vụ Các yếu tố đó như mục đích, mục tiêu, động cơ của mỗi cá nhân; khả năng, kinh nghiệm hay mức sống, nguồn thu nhập, điều kiện kinh tế, hoàn cảnh gia đình tác động rất lớn đến hành vi của cán bộ, công chức

Tài chính và cơ sở vật chất, kỹ thuật

Những bảo đảm về mặt tài chính và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ phụ thuộc một phần vào nhu cầu quản lý, nhưng chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn Việc đầu tư về tài chính, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy Mặc dù mức chi tiêu cụ thể cho bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ luôn là vấn đề chưa có thông kê cụ thể, nhưng thước đo chủ yếu vẫn là hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, mức chi tiêu phải phù hợp với trình độ phát triển, nhu cầu quản lý và coi đó là nguồn đầu tư cho phát triển

1.5.2 Nhóm các yếu tố bên ngoài

Sự tham gia và ủng hộ của người dân

Trang 34

Sự tham gia và ủng hộ của người dân đối với Bên cạnh tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, tứ phủ còn có yếu tố con người tức là cán bộ, công chức làm công tác tham mưu quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức ngày càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp để đạt được hiệu quả Có nhiều yêu cầu đặt ra đối với người thực thi công vụ, trong đó yêu cầu có tính bao trùm là tính trách nhiệm, yêu nghề Quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam thời gian qua ở tất cả các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ phải đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả và vì lợi ích của người dân Cán bộ, công chức vừa chuyên, vừa hồng sẽ đem lại những kết quả cao trong tham mưu quản lý và ngược lại nếu cán bộ, công chức không đủ năng lực, tư cách, đạo đức, tính chuyên nghiệp, trách nhiệm sẽ làm cho nền hành chính hoạt động không hiệu quả, niềm tin của người dân bị sa sút Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật về quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ cũng không nằm ngoài ngoại lệ này

Nhân dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ là nguyên tắc hiến định được Nhà nước thừa nhận và bảo đảm thực hiện Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật phòng, chống tham nhũng,… đã quy định cụ thể các điều kiện, hình thức, phương thức để nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý của Nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ nói riêng

Nhân dân tham gia quản lý nhà nước đảm bảo tính khách quan trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ , giúp nhân dân hiện thực hóa địa vị pháp lý cũng như thể hiện nguyện vọng chính đáng, phát huy vai trò làm chủ của mình trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Nhân dân không chỉ có quyền giám sát đối với hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tín

Trang 35

ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ; thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo mà còn có quyền tự mình tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thở Mẫu tam phủ, tứ phủ, trực tiếp thể hiện quyền lợi của mình Điều này thể hiện vai trò đặc biệt của nhân dân trong quản lý nhà nước, đồng thời xác định những nhiệm vụ mà nhà nước phải thực hiện trong việc đảm bảo những điều kiện để nhân dân được tham gia vào quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Nhân dân có thể trực tiếp tham gia hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ thông qua việc trực tiếp làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình Nhân dân cũng có thể gián tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ thông qua việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội, các hoạt động tự quản ở cơ sở

Các yếu tố văn hóa, lịch sử, tập quán, truyền thống…

Quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ luôn mang tính kế thừa và chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như văn hóa, lịch sử, truyền thống, tập quán, thói quen,… Ví dụ, tâm lý làng xã, dòng họ trên thực tế thường có sự chi phối, ảnh hưởng nhất định đối với công tác cán bộ, thậm chí trong những trường hợp cụ thể còn triệt tiêu vai trò kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, hoặc cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn để lại nhiều dấu ấn trong nếp nghĩ, phong cách, lề lối làm việc của không ít cán bộ, công chức Sự tác động của các yếu tố này luôn bao hàm cả hai khả năng tích cực và tiêu cực Vấn đề đặt ra là phải biết kế thừa, vận dụng, phát huy các yếu tố tích cực, nhất là các giá trị văn hóa, truyền thống đã được kết tinh qua nhiều thời kỳ và hạn chế những yếu tố tiêu cực, lạc hậu làm cản trở quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ đáp ứng yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước hiện nay

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế

Trang 36

Sự phát triển của khoa học, công nghệ và quá trình hội nhập quốc tế đang tạo ra những thay đổi trong tư duy và phương pháp tổ chức quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên quy mô toàn xã hội Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ giúp thu hẹp khoảng cách không gian, rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực tế và nhờ vậy trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành (ví dụ: ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng tiêu chuẩn ISO… ở tất cả các cấp chính quyền) Quá trình hội nhập quốc tế càng được đẩy nhanh thì áp lực về quá trình hiện đại hóa nền hành chính, cũng như đòi hỏi về việc nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Giới thiệu các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu Từ đó đưa ra những yếu tố tất định đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng Thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bà huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định Tác giả cũng đi đã tìm hiểu về công tác quản lý ở một số địa phương và đã thấy rằng quản lý tín ngưỡng là sự cần thiết đối với hoạt động tín ngưỡng Từ đó rút ra bài học sau sắc cho hoạt động quản lý tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định ở chương 2

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU TAM PHỦ, TỨ PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN

Huyện Vụ Bản có vị trí địa lý nằm ở phía tây bắc của tỉnh Nam Định, có địa hình bằng phẳng Phía bắc của huyện giáp với tỉnh Hà Nam Vụ Bản có 17 đơn vị hành chính và trong đó có 1 thị trấn Diện tích của huyện Vụ Bản là 148km²

2.1.2 Tình hình kinh tế

Căn cứ vào Quyết Định số: 183/1998/QĐ – TTg ngày 14/09/1998 Thành phố Nam Định được công nhận là đô thị loại II Đến ngày 28/11/2011 theo quyết định số 2106/QĐ – Ttg thành phố Nam Định được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh

Với thuận lợi như thế thì huyện Vụ Bản trong những năm gần đây có rất nhiều những thành tích đáng kể Huyện Vụ Bản đã khẳng định được vị thế của mình khi các thành phần kinh tế có sự tăng trưởng đáng kể 5 năm trở lại đây huyện Vụ Bản có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt được 12,9% khá ổn định Huyện có mục tiêu và nhiệm vụ đến năm 2030, Vụ Bản sẽ tập trung phấn đấu đưa nền kinh tế của huyện tăng trưởng hợp lý và bền vững nhất Dự kiến đến năm 2030 GDP của huyện sẽ tăng đến 10% trở lên

Trang 38

Với truyền thống hiếu học đó, huyện đã có rất nhiều người đỗ đạt thành tài, sinh dưỡng ra nhiều danh nhân, võ tướng tài ba Trong thời kỳ khoa cử của thời phong kiến huyện đã có rất nhiều người đỗ Tiến sĩ và Thám hoa Bảng nhãn Huyện Vụ Bản còn là nơi lưu giữ nhiều những hoạt động tín ngưỡng còn nguyên sơ và cổ kính Còn lưu truyền tục thờ các thế lực siêu nhiên đậm đà bản sắc dân tộc Việt Người dân ở huyện đa phần thờ những người có công với nước với làng với xã, là các vị thần với nhiều thần tích lừng danh, bảo vệ nhân dân Tiêu biểu là tín ngưỡng thờ Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ tại quần thể di tích lịch sử Phủ Dầy

Việt Nam nói chung và huyện Vụ Bản Nam Định nói riêng trong những năm qua đặc biệt là sự phát triển mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế đã có những sự thay đổi về diện mạo một cách đáng kể Huyện Vụ Bản là mảnh đất màu mỡ về phát triển du lịch tâm linh, nhưng bên cạnh đó vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị tín ngưỡng đang có những chuyển biến tiêu cực và biến tướng Việc giữ gìn và phát huy là một vấn đề cấp bách cho người dân và những nhà quản lý văn hóa tín ngưỡng

2.1.4 Những tác động của đặc điểm kinh tế, xã hội đối với hoạt động tín ngƣỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản

Thứ nhất, kinh tế phát triển làm cho tín ngưỡng, trong đó có hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản phát triển

Kinh tế là một trong những nhân tố quyết định đảm bảo cho sự vận hành cua tín ngưỡng Kinh tế tạo động lực làm nảy sinh và phát triển những hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên huyện Vụ Bản Những năm gần đây huyện Vụ Bản đã có những chuyển biến tích cực do thời kỳ đổi mới, những hoạt động tín ngưỡng được đầu tư hàng chục tỷ đồng để thực hiện lễ hội Các vấn đề tổ chức các hoạt động được vân hành cụ thể và hiệu quả, ban quản lý được phận công nhiệm vụ rõ ràng Chính vì thế mà sau mỗi hoạt động tín ngưỡng các cơ sở tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ thu về hàng tỷ đồng tiền công đức của các du khách thập phương đóng góp

Trang 39

Đời sống kinh tế ngày càng phát triển và được nâng cao tạo điều kiện cho những hoạt động tín ngưỡng được phát triển, có hiệu quả hơn trong công cuộc xây dựng xã hội Việt Nam Do hoạt động của tín ngưỡng là tiền đề để tổ chức các hoạt động của tín ngưỡng là cơ sở chính để phát huy những giá trị đạo đức của tín ngưỡng trong cộng đồng

Thực tiễn của đời sống tín ngưỡng với sự tham gia mạnh mẽ của tín ngưỡng trong các lĩnh vực của đời sống là một nguồn lực để phát triển và xây dựng đất nước Phát triển kinh tế đối với hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định, đã có những đóng góp rất lớn trong việc xây dựng và phát triển đất nước Hầu hết các hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định đều có các mức độ khác nhau về mối quan hệ đời sống kinh tế Các hoạt động tín ngưỡng từ vấn đề đi lại và tham gia các sinh hoạt liên quan đến hoạt động tín ngưỡng đều phát sinh mang tính cung cầu

Khi kinh tế phát triển thì đời sống tinh thần về mặt tâm linh được cải thiện, người dân có nhu cầu tham gia vào các hoạt động của tín ngưỡng và quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Trên địa bàn huyện Vụ Bản hằng năm do sự phát triển của kinh tế sẽ kích thích các hoạt động tín ngưỡng thêm đa dạng và phát triển thu hút đông đảo du khách tham quan

Kinh tế phát triển nên huyện Vụ Bản đã đầu tư vào phát triển và trung tu lại cơ sở hạ tầng và cơ sở thờ tự tín ngưỡng Các công trình được nâng cấp và tu sửa, được quy hoạch đầu tư bài bản, vì thế mà các cơ sở tín ngưỡng tại huyện vô cùng khang trang đáp ứng nhu cầu về tham quan và hành lễ Không chỉ thế kinh tế phát triển còn làm cho các hoạt động của tín ngưỡng được nâng cấp cả về nghi trượng phục vụ, mua những trang thiết bị phục vụ hoạt động mà còn đóng góp vào ngân sách của huyện

Thứ hai, tình hình xã hội đã có những tác động đến hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản

Môi trường xã hội đa dạng và phong phú tại huyện Vụ Bản đa tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ Yếu tố xã

Trang 40

hội đa dạng đã làm cho tín ngưỡng cũng như các hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyên Vụ Bản trở nên sâu sắc và phong phú hơn, góp phần làm nên một bức tranh tâm linh đa chiều cho người dân huyện Vụ Bản nói riêng và nhân dân cả nước nói chung Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ dưới những tác động của tình hình xã hội tín ngưỡng này không chỉ đơn thuần là một hình thích tôn thờ mà còn phản ánh sự phong phú và đa dạng của hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu trên địa bàn huyện

Xã hội phát triển nên các nghi lễ, truyền thống tâm linh và tư tưởng tín ngưỡng của người dân huyện Vụ Bản là không thể thiếu, đối với sự phát triển và phát huy những giá trị tích cực qua các thế hệ đã tạo nên một hoạt động tín ngưỡng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việc truyền bá những thông tin về tín ngưỡng trở nên dễ dàng hơn, giúp cho việc tôn thờ và tìm hiểu về những hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trở nên dễ dàng hơn

Người dân huyện Vụ Bản cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề về việc duy trì và giáo dục con cái về tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ, từ đó góp phần làm cho hoạt động tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ hiện hữu trong đời sống hàng ngày, sự giáo dục và tuyên truyền qua các thế hệ đã tác động không hề nhỏ đến hoạt động của tín ngưỡng trên địa bàn, giúp cho hoạt động phát triển mạnh mẽ và có sức lan tỏa theo thời gian

2.2 Thực trạng về hoạt động tín ngƣỡng thờ Mẫu tam phủ, tứ phủ trên địa bàn huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định

2.2.1 Cơ sở pháp lý đối với công tác quản lý nhà nước về hoạt động tín ngưỡng

Đảng ta trong quá trình đổi mới đã xây dựng những đường lối và chủ trương, các văn bản pháp luật về tín ngưỡng

Luật và Nghị định về tín ngưỡng được ban hành những năm 2016 và năm 2017 là sự phát triển lớn trong việc luật hóa các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng Tuy nhiên những chính sách pháp luật này còn nhiều bất cập chưa được hoàn thiện, đòi hỏi sự bổ sung và hoàn thiện trong thời gian tới

Ngày đăng: 25/06/2024, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w