1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quản lý nhà nƣớc về di sản văn hoá phi vật thể bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng tây nguyên tại bảo tàng tỉnh đắk lắk

133 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên tại tỉnh Đắk Lắk .... Tuy nhiên, phong trào “cải biên

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 8 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS QUÁCH NGỌC DŨNG

ĐẮK LẮK, NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, bản luận văn tốt nghiệp này là sản phẩm nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Quách Ngọc Dũng

Tất cả các tài liệu, thông tin, và ý kiến phỏng vấn của các đáp viên đều đã được trích dẫn Tôi cam đoan rằng không có sự vi phạm bản quyền hoặc vi phạm quy tắc về trích dẫn trong luận văn này Tôi chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung và quyết định trong luận văn này Tôi hiểu rằng bất kỳ vi phạm nào về những cam đoan này có thể dẫn đến hậu quả pháp lý và kỷ luật

Tôi xin cam đoan tôn trọng những nguyên tắc này và hoàn toàn tuân thủ chúng

Tác giả luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn và lời biết ơn chân thành tới Học viện Hành chính Quốc gia, nơi đây đã xây dựng nên một môi trường học tập thuận lợi và tạo điều kiện cho tôi phát triển nền tảng kiến thức và kỹ năng nghiên cứu tốt nhất, giúp tôi có thể hoàn thành nghiên cứu luận văn này Tiếp theo, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trực tiếp giảng dạy các môn học thuộc chương trình học của lớp cao học “Quản lý công HC26.TN7”, “Chuyên ngành: Quản lý công” của Học viện Hành chính Quốc gia Các thầy cô giáo đã hỗ trợ và đồng hành trong suốt hành trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện của bản thân tôi những năm qua Đặc biệt, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến hội đồng hướng dẫn và người hướng dẫn là Thầy TS Quách Ngọc Dũng đã hỗ trợ nhiệt tình chỉ dẫn và kịp thời cung cấp thông tin quý báu trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn này

Tôi cũng muốn thể hiện lòng biết ơn đặc biệt đến Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk nói chung và các bác, anh, chị trong Ban quản lý đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình khảo sát và thu thập ý kiến đánh giá, các dữ liệu thống kê, cũng như những báo cáo liên quan tới tình hình hoạt động và tình hình quản lý nhà nước liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể nói chung và phát huy giá trị di sản VHCC Tây Nguyên nói riêng

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trần Thị Tuyết Sang

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng

1.1 Bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên 151.2 Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên 25

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về di sản văn hoá phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên 41

1.4 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di sản văn hoá phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên của một số địa phương 42Tiểu kết Chương 1 49

Chương 2 50

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ - BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TẠI TỈNH ĐẮK LẮK 50 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên tại tỉnh Đắk Lắk 50

2.2 Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk 505

Trang 6

2.3 Tình hình quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - Bảo tồn và phát

huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk 64

2.4 Đánh giá chung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk 86

Tiểu kết Chương 2 95

Chương 3 96

QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ - BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN TẠI TỈNH ĐẮK LẮK 96

3.1 Quan điểm và định hướng về quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk 96

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk 99

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng Cồng chiêng Tây nguyên tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk 57 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động tuyên truyền, quảng bá các giá trị VHCC Tây Nguyên của Sở VHTT&DL giai đoạn 2019-2023 71 Bảng 2.3 Các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị VHCC Tây Nguyên do Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk tổ chức từ 2019-2023 76 Bảng 2.4 Số lượng người tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về bảo tồn và phát huy các giá trị VHCC Tây Nguyên do Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk tổ chức từ 2019 - 2023 81

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý về bảo tồn và phát huy các giá trị VHCC Tây Nguyên 73

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Cồng chiêng là nhạc cụ truyền thống của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, được làm bằng đồng, có kích thước và âm sắc khác nhau Trong đời sống tinh thần của người Tây Nguyên, cồng chiêng không chỉ là những nhạc cụ, mà còn là một biểu tượng của văn hóa, của tinh thần cộng đồng, của sự gắn kết giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên

VHCC Tây Nguyên, là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận vào ngày 25/11/2005; đến nay, ngày càng được nhân dân cả trong nước và quốc tế biết đến và trân trọng Đây là nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số sinh sống ở Tây Nguyên, bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế - xã hội, nhiều giá trị VHCC đang dần bị mai một, thất truyền, đặc biệt là ở các vùng đô thị Do đó, để bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chương trình, kế hoạch và quy định nhằm bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản này

Cũng như các tỉnh Tây Nguyên khác, hằng năm trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk diễn ra nhiều lễ hội nổi tiếng (tiêu biểu là lễ cúng bến nước của đồng bào dân tộc Êđê; tết cổ truyền; lễ cấp sắc của người Dao; lễ hội mừng mùa, lễ đâm trâu, lễ mừng lúa mới, lễ kết nghĩa, lễ tắm lúa, lễ ăn cơm mới ) Đây là các lễ hội có vai trò quan trọng với người dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Tại các lễ hội, các hoạt động văn hóa diễn ra trong tỉnh, hoạt động cồng chiêng là chương trình không thể thiếu, là thành phần làm nên “phần hồn” của các lễ hội, là di sản văn hóa phi vật thể của đất nước

Quản lý nhà nước về di sản văn hoá phi vật thể, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng đóng vai trò rất quan trọng, góp phần định hướng, điều chỉnh, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; duy trì và xây dựng không gian văn hoá trong buôn làng, chú trọng bảo tồn và phát huy di sản văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và di sản văn hoá cồng chiêng nói riêng Trong những năm qua, trên địa

Trang 11

bàn tỉnh Đắk Lắk, công tác QLNN về văn hoá luôn được Đảng, chính quyền tỉnh quan tâm, chỉ đạo, triển khai thực hiện; tỉnh Đắk Lắk đã triển khai đầy đủ các nhiệm vụ QLNN về di sản văn hoá phi vật thể - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng, góp phần tích cực vào sự phát triển văn hoá, tạo môi trường sinh hoạt văn hoá lành mạnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân

Với vai trò rất quan trọng của cồng chiêng Tây nguyên của người dân đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Trong những năm qua, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk (một trong những bảo tàng lớn nhất khu vực Tây Nguyên), với chức năng nghiên cứu, giáo dục khoa học thông qua hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền phát huy tác dụng của các di sản vật thể và phi vật thể phù hợp với loại hình, tính chất, nội dung của Bảo tàng; Trong đó, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm coi trọng hoạt động bảo tồn và phát huy di sản VHCC Tây Nguyên nhằm góp phần không chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt văn hóa của nhân dân vùng Tây nguyên, mà còn tuyên truyền giáo dục, phục vụ nghiên cứu và phát triển để cho thế hệ mai sau tiếp tục biết đến và gìn giữ

Tuy nhiên, phong trào “cải biên, cải tiến” cồng chiêng đang có nguy cơ làm mất dần bản sắc Tây Nguyên, cũng như công tác QLNN về di sản văn hóa phi vật thể -bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn còn một số tồn tại hạn chế như: Công tác xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây nguyên chưa được cụ thể hóa, có nội dung thiếu tính khả thi; việc tuyên truyền, giới thiệu quảng bá các giá trị VHCC Tây Nguyên chưa thường xuyên, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan; các hoạt động lưu giữ, bảo tồn giá trị vật thể và phi vật thể của cồng chiêng Tây nguyên tại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn nhiều bất cập; chưa có sự đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị VHCC Tây Nguyên Bên cạnh đó, năng lực của đội ngũ chuyên môn trong việc thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát huy còn hạn chế, ít được tham gia trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh để nắm bắt, học hỏi công nghệ mới nhằm áp dụng vào việc quản lý hồ sơ và bảo quản hiện vật; Việc xã hội hóa trong công tác bảo tồn văn

Trang 12

hóa ở các cấp, các ngành còn chƣa phát triển, chƣa huy động đƣợc các nguồn lực lớn để đầu tƣ các cho công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên

Với vai trò quan trọng của văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, tác giả chọn đề

tài “Quản lý nhà nước về di sản văn hoá phi vật thể - Bảo tồn và phát huy giá trị

văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk” để có thể phân tích

và đánh giá thực trạng QLNN về di sản văn hóa phi vật thể Cồng chiêng Tây nguyên, chỉ ra những hạn chế, bất cập; từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp và kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN về di sản văn hóa phi vật thể - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về VHCC Tây Nguyên và công tác QLNN về di sản văn hóa, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên là một vấn đề hấp dẫn, tuy đề tài không mới nhƣng đƣợc rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm chú ý Theo tác giả tìm hiểu, đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu liên quan nhƣ sau:

2.1 Tìm hiểu một số công trình nghiên cứu ngoài nước

Nhiều tác giả và nhà nghiên cứu đã có những công trình khai thác, phân tích một số khía cạnh liên quan đến VHCC Tây Nguyên của Việt Nam Nhiều công trình có nội dung đề cập đến QLNN về di sản văn hóa phi vật thể, bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên Trong phạm vi của luận văn, tác giả lƣợc khảo và tổng hợp lại một số công trình cụ thể nhƣ sau:

(1) Logan, W (2009) với bài viết: "Protecting the Tay Nguyen gongs: conflicting rights in Vietnam’s central plateau", đề cập đến sự xung đột trong việc

bảo vệ và quản lý Cồng chiêng ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam Bài báo này là một phần của tài liệu "Cultural Diversity, Heritage, and Human Rights" đăng trên Tạp chí Routledge Bài báo này trình bày về các vấn đề liên quan đến quyền lợi và bảo vệ di sản văn hóa của Cồng chiêng ở Trung Cao Nguyên, trong bối cảnh sự xung đột giữa các nhóm dân tộc, chính phủ và các bên liên quan khác Tác giả nêu lên tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy di sản văn hóa của cồng chiêng và

Trang 13

đặt ra câu hỏi về việc làm thế nào để cân nhắc giữa quyền lợi của các cộng đồng địa phương và nhu cầu về bảo tồn di sản văn hóa Bài báo này thảo luận về những thách thức và khó khăn trong việc đảm bảo quyền lợi của các cộng đồng DTTS và bảo vệ

di sản văn hóa của cồng chiêng trong bối cảnh phát triển và biến đổi xã hội [33]

(2) Vietnam Federation of UNESCO Association (2010) với tài liệu "Central Highlands Gongs - Cultural Masterpieces of the People" được xuất bản bởi

Vietnam Federation of UNESCO Association vào năm 2010 Tài liệu này đề cập đến VHCC ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam và vinh danh nó như một tượng trưng quan trọng của di sản văn hóa của người dân nơi đây Tài liệu này chứa thông tin về việc bảo tồn và thúc đẩy VHCC, cũng như tầm quan trọng của nó trong văn hóa và cuộc sống xã hội của vùng Tây Nguyên Nó có thể bao gồm các ảnh và thông tin về việc sử dụng Cồng chiêng trong các nghi lễ, lễ hội và sự kiện văn hóa khác ở khu vực này Tài liệu này có thể được sử dụng để nắm bắt thêm thông tin về nghệ thuật và VHCC ở Việt Nam [41]

(3) Hoài, T (2019) với luận án tiến sĩ "Doing Culture" for a "living Cultural Heritage": Politics, Performances, and Representations of the "space of Gong Culture" in the Central Highlands of Vietnam", hoàn thành vào năm 2019 tại

Martin-Luther-Universität Halle-Wittenberg, tập trung vào VHCC ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam và nghiên cứu về việc thực hiện và bảo tồn văn hóa này Luận án này tập trung vào nghiên cứu về sự thực hiện của VHCC, với sự chú trọng đặc biệt vào các khía cạnh chính sau: Chính trị: Cuốn luận án khám phá sự tương tác giữa VHCC và chính trị, bao gồm việc đánh giá tác động của chính trị lên VHCC và cách chính trị có thể ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát triển văn hóa này Biểu diễn: Cuốn luận án nghiên cứu về cách mà Cồng chiêng được thể hiện thông qua các biểu diễn văn hóa và các hoạt động trình diễn Tác giả quan tâm đến việc giải thích cách mà Cồng chiêng trở thành một phần quan trọng của các sự kiện văn hóa và nghi lễ Biểu đạt: Cuốn luận án thảo luận về cách Cồng chiêng được biểu đạt và đại diện trong văn hóa và truyền thông Tác giả quan tâm đến cách nhìn nhận và hiểu về VHCC thông qua các biểu hiện và biểu đạt trong xã hội Cuốn luận

Trang 14

án này cung cấp một cái nhìn sâu sắc về VHCC ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam và cách nó tương tác với chính trị, biểu diễn, và biểu đạt trong xã hội Nó là một đóng góp quý báu cho nghiên cứu văn hóa và di sản văn hóa của vùng Tây Nguyên

[31]

(4) Le Quang, H., Vu, L H., Trinh, T G., & Nguyen, T M T (2021) với bài

báo “The effectiveness of some measures to enhance ethnic minority

students'awareness of the values of the cultural space of the Gongs in the central highlands of Vietnam" đã trình bày kết quả của một nghiên cứu thực nghiệm về hiệu

quả của ba phương pháp trong việc giáo dục các giá trị của không gian VHCC ở Trung Cao Nguyên đối với học sinh trung học thuộc các DTTS Ba phương pháp này bao gồm: tích hợp giảng dạy các giá trị của không gian văn hóa của Cồng chiêng vào môn học "Giáo dục công dân," tổ chức các hoạt động ngoại khóa và tổ chức các chuyến tham quan Kết quả cho thấy rằng tất cả ba phương pháp đều hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức của học sinh Tổ chức các chuyến tham quan (+3,45 điểm) được xem là phương pháp hiệu quả nhất, trong khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa đứng thứ hai với +2,94 điểm, và việc tích hợp vào môn học "Giáo

dục công dân" đứng thứ ba với +2,14 điểm [35]

(5) Tran, H (2022) với cuốn sách "Doing 'Gong Culture': Heritage Politics and Performances in the Central Highlands of Vietnam" là một nghiên cứu về

VHCC ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam Cuốn sách này tập trung vào việc hiểu về việc bảo tồn và thể hiện VHCC trong bối cảnh chính trị và xã hội hiện đại Cuốn sách đề cập đến nhiều khía cạnh của VHCC, bao gồm sự đa dạng và giá trị của nó, quy trình bảo tồn và thúc đẩy, và tầm quan trọng của việc biểu diễn Cồng chiêng trong thực tế xã hội Tác giả cũng thảo luận về tình hình chính trị và tác động của việc bảo tồn VHCC trong bối cảnh phát triển và toàn cầu hóa Cuốn sách này có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của VHCC và cách nó được duy trì và phát triển trong thế kỷ 21 [38]

(6) Della Ratta, V (2023) với bài báo "On the Threshold between Different Worlds: The Symbolic Role of Gongs in the Final Mortuary Ritual of the Jarai

Trang 15

(Central Highlands of Vietnam)" đã nghiên cứu về vai trò tượng trưng của Cồng

chiêng trong nghi lễ mai táng cuối cùng của người Jarai, một dân tộc bản địa đang sinh sống tại Trung Cao Nguyên của Việt Nam (Tây Nguyên) Sau khi mô tả về Cồng chiêng của người Jarai, tác giả trình bày về nghi lễ mai táng cuối cùng như được tổ chức bởi nhóm Jarai Arap, và tác giả đưa ra tài sự hiểu của riêng về vai trò tượng trưng của Cồng chiêng trong nghi lễ này cũng như của một số yếu tố và thực hành khác Phân tích của tác giả chỉ ra rằng âm nhạc của Cồng chiêng có chức năng hỗ trợ quá trình di cư vào cõi bên kia sau khi đời trong bối cảnh của nghi lễ mai táng cuối cùng [30]

2.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước

Một số công trình khai thác vấn đề liên quan theo một khía cạnh, cách nhìn và nội dung nghiên cứu khác nhau

(1) Vũ Thị Thục (2017), “Bảo tồn di sản văn hóa đối với hiện vật ở Bảo tàng

Hồ Chí Minh”, Học viện Hành chính quốc gia Tác giả đã đưa ra những cơ sở lý

luận liên quan đến khái niệm và chính sách về bảo tồn di sản văn hóa đối với hiện vật làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng bảo quản tài liệu cũng như tình hình thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh qua các khía cạnh như: thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy; thực hiện chính sách tài chính; thực hiện chính sách bồi dưỡng, phát triển đội ngũ công, viên chức bảo tồn và phát huy; thực hiện chính sách tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy; thực hiện chính sách thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật Từ đó, tìm ra những khuyết điểm cần khắc phục trong công tác bảo tồn di sản văn hóa đối với hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh thời gian qua nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo tồn di sản văn hóa đối với hiện vật ở Bảo tàng Hồ Chí Minh [22]

(2) Nguyễn Thị Thúy Hiền (2017), “Quản lý nhà nước về di sản VHCC Tây

Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” là một công trình quan trọng và chuyên sâu về

quản lý và bảo tồn giá trị VHCC tại khu vực Tây Nguyên, đặc biệt trong tỉnh Đắk

Trang 16

Lắk Công trình này đã cung cấp cái nhìn chi tiết và cụ thể về thực trạng của VHCC trong tỉnh Đắk Lắk, bao gồm các vấn đề, thách thức và tiềm năng Các giải pháp được tác giả đề xuất bao gồm cách cải thiện việc bảo tồn VHCC, tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương, và đảm bảo tính bền vững của di sản văn hóa Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hiền có thể đã đóng góp quan trọng vào việc hiểu rõ hơn về tình hình quản lý và bảo tồn VHCC tại Tây Nguyên, đặc biệt trong tỉnh Đắk Lắk, và cung cấp hướng dẫn cho việc cải thiện công tác QLNN và hoạt động bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể trong tương lai [11]

(3) Nguyễn Ngọc Long (2018), nghiên cứu lý luận “Cồng chiêng Tây

Nguyên – Một số vấn đề đặt ra hiện nay”, chuyên ngành Lí luận và Phương pháp

dạy học Âm nhạc tại Tây Nguyên, trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương Nghiên cứu của tác giả đã phác họa bức tranh tổng quát về cồng chiêng Tây Nguyên cùng những giá trị văn hóa từ ngàn đời Theo tác giả, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đó có cồng chiêng Tây Nguyên không phải là việc làm một sớm một chiều mà cần cả quá trình lâu bền và có kế hoạch rõ ràng, cần sự đồng lòng của nhiều bên và cần phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương các tỉnh Tây Nguyên Thông qua thực trạng, nghiên cứu cũng nêu một số biện pháp nhằm bảo tồn, phát huy VHCC Tât Nguyên [13]

(4) Đinh Quang Vũ (2019), “Quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa từ

thực tiễn thành phố Hội An, Tỉnh Quảng Nam”, Học viện Khoa học xã hội, Viện

Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề chung về quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác này trong thực tiễn thực hiện tại thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục như sự thiếu sót trong hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư tài chính để bảo vệ di sản văn hóa và đãi ngộ các nghệ nhân chưa thỏa đáng, nhiều cơ quan nhà nước còn chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc bảo tồn di sản, trình độ chuyên môn của cán bộ còn chưa đáp ứng được các yêu cầu mà thực tế đặt ra Trên

Trang 17

cơ sở đó, luận văn dã đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo tồn di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Hội An [25]

(5) Nguyễn Văn Hùng (2019), “Thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây

Nguyên trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa

học xã hội Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2005 - 2018 Kết quả nghiên cứu cho thấy, từ năm 2005, việc thực hiện chính sách vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định như: sự suy giảm số lượng nghệ nhân giỏi biết đánh chiêng, chỉnh chiêng và có thể truyền dạy; sử dụng,phân bổ kinh phí chưa hợp lý; sự thay đổi và mất dần các không gian diễn xướng cồng chiêng, đã khiến cho công tác bảo tồn gặp khó khăn Những khó khăn này xuất phát từ các nguyên nhân kinh tế, đô thị hóa, giao lưu tiếp biến văn hóa, và là tất yếu không thể tránh khỏi Chính vì vậy, trên cơ sở đó nghiên cứu đã đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên trong thời gian tới.[10]

(6) Lê Ngọc Tuyên (2022), “Thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây

Nguyên trên địa bàn huyện M’Đắk, tỉnh Đắk Lắk”, Học viện Khoa học xã hội, Viện

Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam Luận văn nghiên cứu mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tiễn về chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên trên địa bàn huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk bằng việc phân tích thực trạng thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên từ năm 2005 đến 2021 theo khía cạnh thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên trên địa bàn cấp huyện Nghiên cứu đã đề xuất 06 giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo tồn VHCC Tây Nguyên trên địa bàn huyện M’Đrắk [23]

(7) Nguyễn Thị Hồng Bích (2023), “Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát

huy giá trị VHCC của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, Học viện Hành

chính quốc gia đã góp phần hệ thống được cơ sở lý luận, thực tiễn quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên nói chung và của dân tộc Êđê trên địa bàn tỉnh Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2016 (là thời điểm HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND về bảo tồn và phát huy VHCC tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020) nhằm đánh giá thực trạng và làm sáng tỏ những

Trang 18

mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, giữa những ưu điểm và hạn chế trong quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa VHCC của đồng bào Êđê trong tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng của công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị VHCC của dân tộc Êđê của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới [4]

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, bảo tàng vẫn luôn giữ vai trò là điểm hẹn cho những giá trị di sản lịch sử, nghệ thuật và khoa học kỹ thuật Nơi đây không chỉ đơn thuần là một thiết chế văn hóa giáo dục, mà còn là một kho tàng tri thức vô giá, đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc và phát triển bền vững Tính đến năm 2024, Việt Nam có 203 bảo tàng, bao gồm: 141 bảo tàng công lập; 62 bảo tàng ngoài công lập Các bảo tàng này đang lưu giữ trên 4 triệu hiện vật, trong đó có nhiều sưu tập hiện vật quý giá về lịch sử, văn hóa, dân tộc học, mỹ thuật,

Bên cạnh những khó khăn, thách thức, bảo tàng Việt Nam nói chung và các bảo tàng ở Tây Nguyên nói riêng vẫn đang từng bước đổi mới, bắt kịp xu hướng phát triển của ngành bảo tàng thế giới Nhờ sự quan tâm của Chính phủ, sự cổ vũ của công chúng và nỗ lực của bảo tàng, các bảo tàng đang góp phần quan trọng vào sứ mệnh bảo tồn và phát huy giá trị di sản của dân tộc

Tổng hợp nghiên cứu, tìm hiểu nội dung các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước nêu trên tác giả có thể tiếp thu những kết quả nghiên cứu, giúp cho việc phác thảo, hệ thống các di sản văn hóa của người Tây Nguyên nói chung và di sản văn hóa phi vật thể của các đồng bào dân tộc vùng Tây Nguyên nói riêng; tiếp thu những phân tích, mô tả đặc điểm, cách thức các nghi lễ, các nét văn hóa độc đáo và đặc biệt là hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các DTTS Tây Nguyên

2.3 Khoảng trống tri thức nghiên cứu

Từ thực tế cho thấy, mặc dù đã có một số nghiên cứu liên quan đến VHCC và bảo tồn văn hóa Tây Nguyên, tuy nhiên, còn rất nhiều khía cạnh và khả năng nghiên cứu chưa được khai thác Khoảng trống tri thức nghiên cứu về QLNN đối

Trang 19

với di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt liên quan đến giá trị VHCC Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk, là một vấn đề quan trọng và cần thiết

Trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, khi di sản văn hóa ngày càng được quan tâm coi trọng và việc duy trì bản sắc văn hóa, phát triển bền vững của các địa phương có cộng đồng thiểu số dân tộc, việc điền vào khoảng trống tri thức trong lĩnh vực QLNN đối với VHCC là cực kỳ cần thiết Các nghiên cứu sâu hơn và chi tiết hơn về cách thức bảo tồn, quản lý và phát huy VHCC, cũng như các chiến lược tương tác với cộng đồng địa phương, sẽ đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy bảo tồn di sản văn hóa của Tây Nguyên

Nghiên cứu của tác giả về: "Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk" có thể điền vào khoảng trống tri thức này và mang lại những thông tin

quý báu và kết quả thực tiễn để cung cấp hướng dẫn cho chính sách và quản lý trong tương lai đối với VHCC Tây Nguyên nói chung và việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Cồng chiêng Tây nguyên tại tỉnh Đắk Lắk

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể thực tế hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk Qua đó, phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về di sản văn hóa phi vật thể, hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên tại tỉnh trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ cụ thể

- Hệ thống hóa lý luận và làm sáng tỏ hơn cơ sở khoa học về QLNN về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLNN về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk, phân tích,

Trang 20

đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác này

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện QLNN về di sản văn hóa phi vật thể nói chung và hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị VHCC Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Về lý luận: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cơ sở lý luận QLNN về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên

Về thực tiễn: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực tiễn hoạt động QLNN về di sản văn hóa phi vật thể - trường hợp hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Thực hiện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2019-2023

- Phạm vi nội dung: (1) Công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch,

kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHCC Tây Nguyên; (2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chính sách, pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; (3) Tổ chức thực hiện các văn bản chính sách, pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; (4) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận của triết học Mác – Lê nin, các quan điểm, chủ trương của Đảng, luật, chính sách của Nhà nước và của tỉnh Đắk lắk về quản lý nhà nước về di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Trang 21

Đề tài kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu liên quan đã được công bố trong đề tài của mình

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập số liệu thông tin: thông qua báo cáo, thống kê về

công tác quản lý di sản văn hóa của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2019 đến 2023 Dữ liệu thông tin sau khi thu thập, được sử dụng trong luận văn là các dữ liệu chính, phù hợp để trả lời và đáp ứng được các mục tiêu của luận văn

- Phương pháp thống kê, mô tả: Các tài liệu thống kê hoạt động QLNN về di

sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk đã thu thập được thông tin định lượng Các thông tin này đã được xử lý, sắp xếp và mô phỏng thành bảng biểu, sơ đồ nhằm minh chứng cho các bằng chứng định lượng về phân tích hoặc nhận định về hoạt động QLNN về di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá: sẽ được sử dụng xuyên suốt

03 chương của luận văn này, riêng phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng phục vụ trọng tâm cho chương 02 của luận văn Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin, phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài Từ đó xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra Qua phương pháp này phân tích thực trạng QLNN về di sản văn hóa phi vật thể và bảo tồn, phát huy giá trị di sản VHCC Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk

Đối với các thông tin là số liệu được nhập vào máy tính và tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính, phần mềm Microsoft Excel

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn đóng góp vào việc hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận chung liên quan đến QLNN về di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn

Trang 22

hóa phi vật thể Cồng chiêng Tây Nguyên Tác giả tập trung vào việc phân tích và cung cấp một cách tổng thể hoạt động QLNN về di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng:

- Cung cấp thông tin thực trạng công tác QLNN về DSVHPVT tại tỉnh Đắk Lắk

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm 3 chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể -bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể- bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk

Trang 23

Chương 3: Quan điểm, định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk

Trang 24

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ - BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HOÁ CỒNG CHIÊNG

TÂY NGUYÊN

1.1 Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm văn hóa

- Tylor, Edward (1871): Văn hóa (Culture/ˈkʌltʃər/ KUL-chər) là một khái niệm bao gồm hành vi xã hội, các cơ sở, và quy tắc được tìm thấy trong các xã hội con người, cũng như kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, luật pháp, phong tục, khả năng, và thói quen của cá nhân trong những nhóm này Văn hóa thường xuất phát từ hoặc được gán cho một khu vực hoặc địa điểm cụ thể Con người học được văn hóa thông qua quá trình học hỏi của việc nhận thức hóa và xã hội hóa, điều này được thể hiện qua sự đa dạng của văn hóa ở các xã hội khác nhau [40]

- Thay đổi văn hóa, hoặc việc đặt lại vị trí, là sự xây dựng lại khái niệm văn hóa của một xã hội Văn hóa bị ảnh hưởng từ bên trong thông qua các lực lượng thúc đẩy sự thay đổi và các lực lượng đề kháng sự thay đổi Văn hóa bị ảnh hưởng từ bên ngoài thông qua sự tiếp xúc giữa các xã hội Các tổ chức như UNESCO cố gắng bảo tồn văn hóa và di sản văn hóa

- Văn hóa được coi là một khái niệm trung tâm trong nhân học, bao gồm sự đa dạng của hiện tượng được truyền tải thông qua học hỏi xã hội trong các xã hội con người Các đặc điểm văn hóa phổ quát được tìm thấy trong tất cả các xã hội con người Chúng bao gồm các biểu thức như nghệ thuật, âm nhạc, vũ điệu, nghi lễ, tôn giáo và công nghệ như việc sử dụng công cụ, nấu ăn, xây dựng, và trang phục Khái niệm văn hóa vật chất bao gồm các biểu thức vật lý của văn hóa, chẳng hạn như công nghệ, kiến trúc và nghệ thuật, trong khi các khía cạnh vô hình của văn hóa như nguyên tắc tổ chức xã hội (bao gồm cả các thực hành tổ chức chính trị và các tổ

Trang 25

chức xã hội), thần thoại, triết học, văn học (cả văn bản và truyền miệng) và khoa

học bao gồm di sản văn hóa vô hình của một xã hội [31]

Nhìn chung: Văn hóa là một khái niệm đa chiều và đa dạng, khó định nghĩa

cụ thể và cố định nào về văn hóa Tuy nhiên, văn hóa thường được hiểu như một tập hợp các giá trị, thực tiễn, niềm tin, kiến thức, nghệ thuật, thực hành và mô hình xã hội mà con người xây dựng và truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác Văn hóa là cách mà một nhóm người hoặc một cộng đồng thể hiện bản sắc và danh tính của họ thông qua ngôn ngữ, tôn giáo, thực hành, lối sống, nghệ thuật, và nhiều khía cạnh khác Văn hóa có thể bao gồm các yếu tố như giá trị, thứ tự xã hội, lịch sử, truyền thống, và cách con người tương tác với nhau và với môi trường xung quanh Nó thường thể hiện ở mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả lối ứng xử, thảo nguyên, và tư duy Văn hóa có vai trò quan trọng trong việc xác định danh tính cá nhân và cộng đồng, cũng như trong việc tạo ra mối liên kết và tương tác giữa các nhóm và cá nhân trong xã hội

1.1.1.2 Khái niệm di sản văn hóa phi vật thể

- Di sản văn hóa là di sản của các tài sản văn hóa có hình thể và vô hình của một nhóm hoặc xã hội được kế thừa từ các thế hệ trước Không phải tất cả di sản của các thế hệ trước đều là "di sản"; thay vào đó, di sản là một sản phẩm được xã hội lựa chọn [36] Thuật ngữ này thường được sử dụng trong liên quan đến các vấn đề liên quan đến bảo vệ tài sản trí tuệ bản địa

- Di sản được bảo tồn đã trở thành một trụ cột của ngành du lịch toàn cầu, đóng góp quan trọng vào giá trị kinh tế của cộng đồng địa phương [36]

- Di sản văn hóa là một thuật ngữ để chỉ các giá trị văn hóa, thực hành, và tài liệu có giá trị lịch sử, truyền thống, và nghệ thuật mà được xem xét là quan trọng và đáng quý đối với một cộng đồng, một quốc gia, hoặc loài người nói chung Di sản văn hóa bao gồm các yếu tố như:

+ Di sản phi vật thể: Điều này bao gồm truyền thống lời bài hát, câu chuyện kể, phong tục và lễ hội, nghệ thuật biểu diễn, kiến thức và thực hành truyền thống mà con người thế hệ trước đã truyền đạt cho thế hệ sau

Trang 26

+ Di sản vật thể: Điều này liên quan đến các đối tượng vật lý có giá trị văn hóa, chẳng hạn như tượng điêu khắc, tranh, tòa nhà cổ, công cụ truyền thống, và các tài liệu lịch sử như sách cổ, bưu thiếp và bản ghi chép

+ Kết nối với lịch sử và bản sắc văn hóa: Nó giúp duy trì và thể hiện nhận thức về những giá trị và truyền thống quan trọng của một nhóm người

+ Sự quản lý và bảo tồn: Di sản văn hóa cần được bảo tồn và quản lý để đảm bảo rằng nó sẽ được giữ lại và truyền cho thế hệ tương lai Các tổ chức như UNESCO và các cơ quan quản lý văn hóa thường đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì di sản văn hóa

- Di sản văn hóa phi vật thể (ICH/Intangible cultural heritage) là một thực hành, biểu đạt, sự hiện diện, kiến thức hoặc kỹ năng được UNESCO xem xét là một phần của di sản văn hóa của một địa điểm Các công trình kiến trúc, địa điểm lịch sử, tượng đài và hiện vật là tài sản văn hóa Di sản phi vật thể bao gồm tài sản trí tuệ như truyền thống, phong tục, niềm tin, truyền thống, kiến thức và ngôn ngữ Di sản văn hóa phi vật thể được các quốc gia thành viên của UNESCO xem xét liên quan đến Di sản Thế giới vật chất tập trung vào các khía cạnh phi vật chất của văn hóa Năm 2001, UNESCO đã tiến hành một cuộc khảo sát trong các quốc gia và Tổ chức phi chính phủ để thử đạt được sự đồng thuận về định nghĩa, và Hiệp định bảo tồn Di sản Văn hóa Phi vật thể đã được soạn thảo vào năm 2003 để bảo vệ và thúc đẩy nó [29]

- Luật di sản văn hóa (2009) quy định rõ: “Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác” [17]

Tóm lại có thể hiểu: Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm các khía cạnh văn

hóa như truyền thống, trình diễn, kiến thức, ngôn ngữ, âm nhạc, vũ đạo, thần thoại, và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống văn hóa mà con người truyền đạt và duy trì qua thế hệ Di sản văn hóa phi vật thể không thể thấy hoặc chạm vào bằng cách

Trang 27

thông thường mà thường thể hiện thông qua hành vi, truyền đạt miệng và các thực hành văn hóa Ví dụ về di sản văn hóa phi vật thể bao gồm truyền thống lễ hội, ca hát truyền thống, câu chuyện kể, các thực hành tôn giáo và tín ngưỡng, và các kiến thức truyền đạt trong cộng đồng

1.1.1.3 Khái niệm giá trị văn hóa

Qua các khái niệm về văn hóa có thể thấy rằng yếu tố cốt lõi của văn hóa là hệ giá trị Vậy giá trị văn hóa là gì?

- Ngô Đức Thịnh (2010, tr.24) cho rằng “giá trị văn hoá (Cultural Value) do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hoá đã hình thành thì nó lại có vai trò định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xã hội ấy Nó chính là một thứ vốn xã hội (Social Capital) Vì thế, khi nói bản chất của giá trị hay nói tới vai trò định hướng, chi phối, điều tiết của hệ giá trị thì về thực chất chúng ta đang nói tới mối quan hệ đa chiều của con người Cũng như văn hoá, giá trị được sản sinh từ các mối quan hệ con người với tự nhiên, với xã hội” [21]

- Nghị quyết Trung ương chín (Khóa XI) cũng nhấn mạnh “Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo” [2]

Từ các góc nhìn trên, có thể khẳng định: Giá trị văn hóa là những ý nghĩa,

niềm tin, quan niệm, chuẩn mực được một cộng đồng hoặc xã hội nhất định coi trọng và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác Giá trị văn hóa thể hiện những gì con người cho là tốt đẹp, đúng đắn, đáng trân trọng và hướng đến trong đời sống tinh thần và vật chất

1.1.1.4 Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Khái niệm Cồng chiêng:

Cồng chiêng (Gong: Từ tiếng Indonesia và Malay: gong; tiếng Javanese: ꦒꦒꦒꦒ gong; tiếng Trung: 鑼; phiên âm: luó; tiếng Nhật: 銅鑼どら, phiên âm: dora; tiếng Khmer:គ ង kong; tiếng Thái: khong; tiếng Việt: cồng chiêng;

Trang 28

tiếng Assamese: kãh) là một công cụ gõ xuất phát từ Đông Á và Đông Nam Á Cồng chiêng là các đĩa kim loại phẳng hình tròn thường được đánh bằng một cây gậy đánh Chúng có thể có kích thước nhỏ hoặc lớn và có thể điều chỉnh âm thanh hoặc cần phải được điều chỉnh Các biểu tượng sớm nhất có thể về Cồng chiêng xuất hiện trên bề mặt của chiếc trống đồng Ngọc Lũ I (khoảng thế kỷ 3-2 trước CN) thuộc văn hóa Đông Sơn ở phía bắc Việt Nam Nó miêu tả những bộ Cồng chiêng gồm bảy chiếc cùng với các nhạc cụ khác (bao gồm cymbal/chuông và chính các chiếc trống đồng) [34]

Lần đề cập lịch sử lớn nhất về các chiếc Cồng chiêng có thể tìm thấy trong các tư liệu Trung Quốc thế kỷ 6 sau CN, mô tả nó như một nhạc cụ nước ngoài đến từ một quốc gia nằm giữa Tây Tạng và Miến Điện Thuật ngữ "gong" xuất phát từ đảo Java, Indonesia Nghiên cứu khoa học và khảo cổ đã xác định rằng Miến Điện, Trung Quốc, Java và Annam là bốn trung tâm sản xuất Cồng chiêng chính của thế giới cổ đại [28], [32]

Cồng chiêng lọt vào thế giới phương Tây vào thế kỷ 18, khi nó cũng được sử dụng trong phần nhạc cụ gõ của dàn nhạc giao hưởng phong cách phương Tây (Schlesinger, Kathleen, 1911) Một dạng Cồng chiêng là loại nồi đồng đặt làm chiếc chuông ngủ rộng rải ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, chẳng hạn trong Đại lý Delphoi nổi

tiếng, nơi còi gõ cũng được sử dụng [29, [37]

Cồng chiêng có ba loại chính: Cồng chiêng treo là các đĩa kim loại phẳng, hình tròn hoặc hình tròn nhưng được treo thẳng đứng bằng dây thừng thông qua lỗ gần phần trên Cồng chiêng núm hoặc có một núm giữa phần giữa nổi hơn và thường được treo và đánh ngang Cồng chiêng tạo ra hai loại âm thanh khác nhau Cồng chiêng có bề mặt phẳng đầy đủ dao động trong nhiều chế độ, tạo ra một âm thanh "đập" thay vì một nốt âm đã được điều chỉnh Trong các dàn nhạc gamelan Indonesia, một số cồng chiêng núm được làm một cách cố ý để tạo ra thêm một nốt nhịp âm trong phạm vi từ khoảng 1 đến 5 Hz

Như vậy: Cồng chiêng Tây Nguyên là một phần của di sản văn hóa phi vật

thể của người DTTS ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam Nó bao gồm một loạt các

Trang 29

thực hành, biểu đạt, và các yếu tố liên quan đến nghi lễ và văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên như Jrai, Bahnar, Ede, và các tộc người khác Cồng chiêng thường là các nhóm gông được làm thủ công từ các loại kim loại như đồng, đồng thau, và có vai trò quan trọng trong các nghi lễ và tiết học vụ của người dân Tây Nguyên

- Khái niệm văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên:

Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là một hệ thống tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần gắn liền với cồng chiêng, được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu đời của các dân tộc bản địa Tây Nguyên VHCC Tây Nguyên được cấu thành bởi nhiều yếu tố, bao gồm:

+ Cồng chiêng: là nhạc cụ chủ đạo của VHCC Tây Nguyên Cồng chiêng có

nhiều loại, được làm từ đồng hoặc hợp kim đồng, có nhiều kích cỡ, hình dáng và âm sắc khác nhau

+ Các bản nhạc cồng chiêng: Các bản nhạc cồng chiêng là những tác phẩm

âm nhạc được sáng tác và truyền dạy qua nhiều thế hệ Các bản nhạc cồng chiêng thể hiện những nét đặc trưng trong văn hóa, tâm linh và đời sống của người Tây Nguyên

+ Người chơi cồng chiêng: Họ là những người có khả năng biểu diễn cồng

chiêng điêu luyện, truyền tải được những ý nghĩa tinh thần của VHCC

+ Các lễ hội cồng chiêng: Các lễ hội cồng chiêng là những sự kiện văn hóa

quan trọng của người Tây Nguyên nhằm mục đích cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào,

UNESCO đã công nhận nó là một Kiệt tác của Di sản Vô hình của Nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005 VHCC coi các chiếc Cồng chiêng là một mối kết nối đặc biệt giữa con người và thần linh, trong đó mỗi chiếc Cồng chiêng chứa một “thần linh” có sức mạnh tương ứng với tuổi của chiếc Cồng VHCC đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi kinh tế và xã hội, cụ thể là đã làm gián đoạn quá trình truyền thụ kiến thức truyền thống và lấy đi giá trị tinh thần của các chiếc Cồng chiêng [39]

- Khái niệm không gian văn hóa Cồng chiêng:

Trang 30

Không gian VHCC Tây Nguyên trải dài 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với bản sắc dân tộc khác nhau mà chủ nhân của nó là đồng bào các dân tộc thiểu số Bana, Brâu, Giẻ Triêng, Mạ, Ê đê,… Các yếu tố của không gian VHCC Tây Nguyên bao gồm: Cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước ), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên, )

Theo nghệ nhân Y Brăm: “Không gian có hai cái, không gian ban đêm hay hình tạo cho múa xoay hết sức dân dã Không gian tức là ngoài trời, tạo hóa, nhịp cồng chiêng cùng với nghệ nhân có mối quan hệ hết sức chặt chẽ Cồng chiêng mà không có không gian thì không thành cồng chiêng nữa Kiệt tác là ở chỗ trăm người múa xoay, mà không có người chỉ huy, nhưng nó vẫn giữ được tiết tấu, giữ được giai điệu mà xoay không bao giờ đứt đoạn, không bao giờ sai Sự kiện Không gian VHCC Tây Nguyên được công nhận là kiệt tác truyền khẩu, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là một dấu ấn không thể nào quên đối với đồng bào dân tộc Tây Nguyên Đây chính là thành quả, là công sức đóng góp của mỗi người dân, mỗi buôn làng của trên 20 dân tộc anh em sinh sống dưới mái nhà chung Tây Nguyên vẫn đang ra sức giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cồng chiêng từ xưa đến nay

Tóm lại: Không gian VHCC Tây Nguyên là sự kết hợp hài hòa giữa âm

nhạc, con người và cảnh quan, tạo nên một di sản văn hóa độc đáo và vô giá

1.1.1.5 Khái niệm bảo tồn và phát huy - Bảo tồn:

Bảo tồn là một quá trình phức tạp, bao gồm các hoạt động nhằm bảo vệ, gìn giữ, duy trì và phát huy những giá trị có giá trị của tự nhiên và văn hóa

Theo Hoàng Phê thì “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi”, “Nói cách khác bảo tồn là giữ gìn và bảo vệ sự tồn tại của sự vật, hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó [14, tr37]

Trang 31

Bảo tồn hướng đến cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, tuy nhiên cần tuân theo những điều kiện ràng buộc: (1) Nó phải là tinh hoa, là một giá trị đích thực được cộng đồng thừa nhận và tạo nên bản sắc riêng biệt của từng dân tộc hay tộc người; (2) Nó phải có khả năng, đứng vững lâu dài với thời gian, trước những biến đổi của đời sống vật chất và tinh thần của con người, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của nền công nghệ 4.0 hiện nay

Quan điểm của bảo tồn: (1) Bảo tồn nguyên vẹn là: giữ nguyên những trạng thái bản thể vốn có của sự vật hiện tượng (vị chí, chất liệu, kích thước, màu sắc …) thường được áp dụng với các đối tượng văn hóa vật thể như: nhà cửa, trang phục, nhạc cụ công cụ lao động sản xuất….; (2) Bảo tồn kế thừa: đối với các đối tượng văn hóa phi vật thể việc bảo tồn kế thừa là gìn giữ các hiện tượng văn hóa đó trong chính đời sống cộng đồng thông qua các hoạt động truyền dạy, biểu diễn nhằm tái hiện và nuôi dưỡng đối tượng văn hóa đó

- Phát huy:

Phát huy là một khái niệm rộng, có thể được hiểu là việc làm cho một cái gì đó phát triển, lớn mạnh, phát triển mạnh mẽ hơn Trong lĩnh vực văn hóa, phát huy được hiểu là việc làm cho các giá trị văn hóa được lan tỏa, được sử dụng, được hưởng thụ, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của con người

Theo Cuốn Đại từ điển tiếng Việt (2013), phát huy được hiểu là: “1 Cái được xác định có ích, có hiệu quả trong cuộc sống vật chất và tinh thần; 2 Xác định hiệu lực của một việc làm và 3 Kết quả của mọi điều kiện để sản xuất ra hàng hóa” [26;tr.276]

Hoàng Phê (1998) đưa ra khai niệm phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt lan tỏa trong cộng đồng từ đó làm cho cái hay, cái tốt tiếp tục phát huy tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [20]

Như vậy, bảo tồn và phát huy là hai phạm trù có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển bởi: Bảo tồn được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và gìn giữ sự tồn tại sự nguyên trạng của di sản Phát huy là việc làm cho những giá trị, những tiềm năng, những khả năng được thể hiện, được sử

Trang 32

dụng và phát triển Nếu thiếu một trong hai yếu tố trên thì các giá trị văn hóa truyền thống sẽ không tồn tại và phát triển

Tóm lại, từ những khái niệm nêu trên có thể hiểu: Bảo tồn, phát huy giá trị

văn hóa và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể là các quá trình và hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và thúc đẩy các yếu tố văn hóa cụ thể của một cộng đồng hoặc quốc gia, bao gồm cả các yếu tố vật thể và phi vật thể

1.1.2 Nội dung bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên

Bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên là một nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ và gìn giữ bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, du lịch và giao lưu văn hóa Nội dung bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên bao gồm:

- Đối với hoạt động bảo tồn:

+ Bảo quản hiện vật: Thu thập, sưu tầm, bảo quản các hiện vật cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống, trang phục, đồ dùng sinh hoạt liên quan đến VHCC

+ Bảo vệ di tích: Bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa liên quan đến VHCC như: nhà sàn, nhà mồ, địa điểm diễn xướng cồng chiêng

+ Bảo tồn tri thức: Ghi chép, lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể liên quan đến VHCC như: truyền thuyết, nghi lễ, lễ hội, làn điệu cồng chiêng

- Đối với hoạt động phát huy bao gồm các hoạt động như: Truyền dạy cho

thế hệ trẻ cách sử dụng cồng chiêng, tham gia các nghi lễ, lễ hội liên quan đến VHCC; Tổ chức các hoạt động biểu diễn cồng chiêng trong nước và quốc tế để giới thiệu VHCC Tây Nguyên đến với du khách; Nghiên cứu về lịch sử, nguồn gốc, giá trị văn hóa, nghệ thuật của cồng chiêng Tây Nguyên; Ứng dụng giá trị VHCC Tây Nguyên vào các lĩnh vực như: du lịch, giáo dục, y tế

- Các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên cụ thể:

+ Tổ chức các lễ hội cồng chiêng: Lễ hội cồng chiêng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo của các dân tộc Tây Nguyên Các lễ hội cồng

Trang 33

chiêng thường được tổ chức vào dịp đầu năm, đầu mùa hoặc sau khi thu hoạch mùa màng Lễ hội cồng chiêng là dịp để các dân tộc Tây Nguyên giao lưu, gắn kết cộng đồng và thể hiện niềm tự hào về văn hóa của mình

+ Biểu diễn cồng chiêng: Cồng chiêng Tây Nguyên thường được biểu diễn trong các nghi lễ, lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng và các chương trình biểu diễn nghệ thuật Biểu diễn cồng chiêng là một hình thức nghệ thuật độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên

+ Dạy học cồng chiêng: Cồng chiêng Tây Nguyên được truyền dạy từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức truyền miệng Việc dạy học cồng chiêng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên

+ Nghiên cứu cồng chiêng: Cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản văn hóa phong phú, đa dạng với nhiều giá trị cần được nghiên cứu Việc nghiên cứu cồng chiêng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc, lịch sử, giá trị văn hóa và vai trò của cồng chiêng trong đời sống cộng đồng

+ Ứng dụng cồng chiêng vào đời sống: Cồng chiêng Tây Nguyên có thể được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: giáo dục, y tế, du lịch, v.v Việc ứng dụng cồng chiêng vào đời sống giúp phát huy giá trị của di sản văn hóa này và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người

1.1.3 Sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá của Việt Nam, được UNESCO công nhận vào năm 2005 Di sản này không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa lâu đời mà còn là biểu tượng độc đáo cho bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên Do vậy, việc bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên là vô cùng cần thiết bởi những lý do sau:

Thứ nhất, cồng chiêng Tây Nguyên là một phần không thể thiếu trong đời

sống văn hóa tinh thần của các dân tộc Tây Nguyên Âm thanh cồng chiêng vang vọng núi rừng Tây Nguyên đã trở thành biểu tượng cho bản sắc văn hóa độc đáo của khu vực này Do vậy, bảo tồn cồng chiêng Tây Nguyên là bảo tồn bản sắc văn

Trang 34

hóa, là giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của các dân tộc Tây Nguyên Bởi chỉ khi bản sắc văn hóa được bảo tồn, các thế hệ tương lai sẽ có cơ hội hiểu biết và trân trọng hơn về cội nguồn, lịch sử và văn hóa của dân tộc mình

Thứ hai, cồng chiêng Tây Nguyên là một sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo,

thu hút du khách trong nước và quốc tế đến với Tây Nguyên Do đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên sẽ góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa, tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế Du lịch phát triển sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Tây Nguyên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực

Thứ ba, nâng cao giá trị văn hóa, cồng chiêng Tây Nguyên là một di sản văn

hóa phi vật thể có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên sẽ góp phần nâng cao giá trị văn hóa của Việt Nam trên trường quốc tế Khi giá trị văn hóa được nâng cao, Việt Nam sẽ được biết đến như một đất nước có nền văn hóa đa dạng, phong phú và độc đáo

Thứ tư, tăng cường giao lưu văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là cầu nối

giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Tây Nguyên với nhau và với các dân tộc khác trong cả nước và trên thế giới Bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên sẽ góp phần tăng cường giao lưu văn hóa, tạo sự hiểu biết, đoàn kết giữa các dân tộc Giao lưu văn hóa giúp các dân tộc học hỏi lẫn nhau, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc

Thứ năm, giáo dục thế hệ trẻ Cồng chiêng Tây Nguyên là một bài học giáo

dục quý giá về lịch sử, văn hóa, truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên Bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên sẽ góp phần giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Thế hệ trẻ được giáo dục tốt sẽ góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh

1.2 Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Trang 35

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về di sản văn hoá phi vật thể - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên

- Quản lý và QLNN là hai khái niệm liên quan đến việc điều hành và giám sát các hoạt động và tài nguyên trong một quốc gia hoặc lãnh thổ Dưới đây là mô tả của cả hai khái niệm:

Quản lý bao gồm các quá trình, phương pháp và hệ thống được sử dụng để tổ chức, điều hành và kiểm soát các hoạt động trong một tổ chức, doanh nghiệp, hoặc bất kỳ tổ chức nào Nó bao gồm việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch, phân chia công việc, theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu

Theo Học viện Hành chính Quốc gia (2011,Tr.407), “Quản lý nhà nước là sự

tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc XHCN” [15]

- Quản lý nhà nước về di sản văn hoá phi vật thể - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên:

QLNN về di sản văn hóa là một lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước, liên quan đến việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể

Từ các khái niệm trên, tác giả cho rằng: QLNN về di sản văn hóa phi vật thể

là một hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên lãnh thổ Việt Nam Trong đó, bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên (một di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận vào năm 2005) là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước nhằm thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể

Quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể là những công việc của Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tổ chức thực hiện,

Trang 36

kiểm tra và giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa phi vật thể Quản lý nhà nước về văn hóa phi vật thể phải gắn liền với chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý từ trung ương đến địa phương Theo đó cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ở các cấp chính quyền địa phương là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh, phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp huyện, Ban văn hóa cấp xã, phường Trong hệ thống đó vai trò của chính quyền địa phương là vô cùng quan trọng

- Chủ thể QLNN: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk; Ủy ban Nhân dân các huyện/ thành phố; Ủy ban Nhân dân các phường/ xã; Phòng văn hóa và thông tin tại các huyện/ thành phố; Ban văn hóa tại các phường/ xã

- Khách thể QLNN: + Bảo tàng tỉnh

+ Cộng đồng dân tộc bản địa: Những người trực tiếp tham gia và gìn giữ VHCC, (như người Ê Đê, M'Nông, Gia Rai)

+ Các hộ gia đình đang gìn giữ các bộ cồng chiêng

+ Các bộ cồng chiêng, nghệ thuật diễn xướng cồng chiêng, các nghi lễ liên quan;

+ Các hoạt động bảo tồn và phát huy: Các chương trình, dự án, lễ hội, hội thảo, nghiên cứu liên quan đến cồng chiêng Tây Nguyên

Hoạt động QLNN về di sản văn hoá phi vật thể bao gồm các hoạt động sau: (1) Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVPT;

(2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chính sách, pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVPT;

(3) Tổ chức thực hiện các văn bản chính sách, pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVPT gồm: tuyên truyền, giáo dục phổ biến DSVHPVPT; xây dựng bộ máy và con người; cung cấp và quản lý nguồn lực; hợp tác quốc tế; tổng kết đánh giá

Trang 37

(4) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị DSVHPVPT;

1.2.2 Sự cần thiết quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

Việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên là vô cùng cần thiết để bảo vệ bản sắc văn hóa độc đáo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu văn hóa và giáo dục thế hệ trẻ Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tính mong manh của di sản: Di sản văn hóa phi vật thể có tính

mong manh, dễ bị mai một do tác động của thời gian và sự thay đổi của xã hội Việc quản lý nhà nước giúp bảo vệ di sản này khỏi những nguy cơ này

Thứ hai, sự phức tạp trong bảo tồn: Việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể

đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa nhiều bên liên quan, bao gồm chính quyền địa phương, cộng đồng dân tộc, các tổ chức phi chính phủ và các nhà nghiên cứu Quản lý nhà nước giúp thống nhất và điều phối các hoạt động bảo tồn, đảm bảo hiệu quả và bền vững

Thứ ba, nhu cầu phát huy giá trị di sản: Di sản VHCC có giá trị to lớn về

văn hóa, lịch sử và khoa học Việc quản lý nhà nước giúp khai thác và phát huy giá trị di sản này một cách hiệu quả, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục thế hệ trẻ

Thứ tư, thách thức hội nhập quốc tế: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, di sản

văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ và phát huy một cách hiệu quả để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việc quản lý nhà nước giúp thực hiện các cam kết quốc tế về bảo tồn di sản văn hóa

1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Quản lý nhà nước về di sản văn hoá phi vật thể - trường hợp bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên gồm những nội dung nghiên cứu như sau:

Trang 38

1.2.3.1 Công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đóng vai trò then chốt trong việc định hướng các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên Lấy quan điểm của Đảng và Nhà nước làm kim chỉ nam, các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên hiệu quả Việc xây dựng kế hoạch là nhiệm vụ quan trọng, góp phần đảm bảo tổ chức thực hiện chính sách một cách bài bản, đồng bộ và hiệu quả Thực tế cho thấy, việc thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên có hiệu quả hay không phụ thuộc vào mức độ khả thi, chính xác, đúng đắn, kịp thời của các kế hoạch thực hiện chính sách của Nhà nước

Các kế hoạch này bao gồm: (1) Kế hoạch về tổ chức, điều hành hệ thống các cơ quan tham gia, đội ngũ nhân sự, cơ chế thực hiện; (2) Kế hoạch cung cấp nguồn lực như tài chính, trang thiết bị; (3) Kế hoạch về thời gian triển khai thực hiện; (4) dự kiến về quy chế, nội dung tổ chức và thực thi chính sách

1.2.3.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chính sách, pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên

- Nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được cộng đồng hướng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường Đường lối, chính sách của Đảng, của Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, phát huy văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể và được quản lý, được thực hiện qua các biện pháp khác nhau theo quy định Chính sách về di sản văn hóa và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa là chủ trương, đường lối của Đảng và những quy định của Nhà nước ta về việc bảo vệ, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của quốc gia và dân tộc Các chính sách này được thể hiện dưới dạng pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch,

Trang 39

- Đảng và Nhà nước thường thiết lập các chính sách để thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể Điều này có thể bao gồm việc tài trợ các dự án nghiên cứu, bảo tồn, và giáo dục về di sản văn hóa phi vật thể Các chính sách này thường đề cập đến việc quản lý và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể trước các nguy cơ như mất mát hoặc bị hủy hoại Điều này có thể bao gồm việc tạo ra các quy định về việc quản lý di sản văn hóa và áp dụng các biện pháp bảo vệ cụ thể Các chính sách này đã và đang góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa độc đáo của Tây Nguyên, đồng thời đưa di sản VHCC Tây Nguyên vào đời sống xã hội, góp phần phát triển kinh tế, xã hội và giáo dục

- Để đảm bảo tính định hướng trong công tác QLNN về di sản văn hoá phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên, Quốc hội ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, chính sách đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản phi vật thể nói chung và giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên nói riêng Trên cơ sở đó Chính phủ là cấp ban hành chính sách cao nhất, làm tiền đề để mỗi địa phương căn cứ xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương Các văn bản này là hành lang pháp lý để nhà tổ chức thực hiện nhiệm vụ QLNN về di sản văn hoá phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn

- Ở địa phương, trên cở sở các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương (Chính Phủ, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) UBND tỉnh giao Sở Vă hóa – Thông tin tham mưu xây dựng các văn bản lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương Trên cơ sở đó Phòng Văn hóa – Thông tin huyện là cơ quan trực tiếp tham mưu cho UBND huyện ban hành các văn bản hướng dẫn hoặc kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương, đồng thời chỉ đạo UBND cấp xã tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả Những chính sách này vừa phải đảm bảo thống nhất, không trùng lặp, không trái với chính sách của cấp trên, vừa phải đảm bảo phù hợp với địa phương

- Các chính sách về di sản văn hóa và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa thường bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Trang 40

+ Quy định về bảo tồn di sản văn hóa: Xác định đối tượng bảo tồn: di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; Quy định về quản lý nhà nước về di sản văn hóa; Quy định về lập hồ sơ, kiểm kê di sản văn hóa; Quy định về bảo vệ di sản văn hóa khỏi các nguy cơ xâm hại; Quy định về trùng tu, tôn tạo di sản văn hóa

+ Quy định về phát huy giá trị di sản văn hóa: Quy định về nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch, xuất bản tài liệu về di sản văn hóa; Quy định về giáo dục cộng đồng về giá trị di sản văn hóa; Quy định về phát triển du lịch dựa trên di sản văn hóa; Quy định về sử dụng di sản văn hóa vào đời sống xã hội

+ Chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa: Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; Hỗ trợ đào tạo cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa; Hỗ trợ cộng đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

+ Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa: Hợp tác với các tổ chức quốc tế về di sản văn hóa; Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; Tham gia các chương trình hợp tác quốc tế về di sản văn hóa

+ Ngoài ra, các chính sách về di sản văn hóa cũng cần chú trọng đến: Bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số; Phát huy giá trị di sản văn hóa trong giáo dục và đào tạo; Nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị di sản văn hóa

- Chính sách bảo tồn văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên:

+ Luật Di sản văn hóa ngày 29/06/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/06/2009 Luật này quy định về việc bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị di sản văn hóa [22]

+ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/11/2010 của Chính phủ, về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa [8]

+ Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và

Ngày đăng: 05/07/2024, 09:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số lượng Cồng chiêng Tây nguyên tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk - quản lý nhà nƣớc về di sản văn hoá phi vật thể bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng tây nguyên tại bảo tàng tỉnh đắk lắk
Bảng 2.1. Số lượng Cồng chiêng Tây nguyên tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk (Trang 66)
Hình thức tuyên tuyền  ĐVT  2019  2020  2021  2022  2023  Đăng tải tài liệu trên trang thông tin - quản lý nhà nƣớc về di sản văn hoá phi vật thể bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng tây nguyên tại bảo tàng tỉnh đắk lắk
Hình th ức tuyên tuyền ĐVT 2019 2020 2021 2022 2023 Đăng tải tài liệu trên trang thông tin (Trang 80)
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý về bảo tồn và phát huy các giá trị  VHCC Tây Nguyên - quản lý nhà nƣớc về di sản văn hoá phi vật thể bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng tây nguyên tại bảo tàng tỉnh đắk lắk
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý về bảo tồn và phát huy các giá trị VHCC Tây Nguyên (Trang 82)
Bảng 2.3. Các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị VHCC Tây Nguyên do Sở  VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk tổ chức từ 2019-2023 - quản lý nhà nƣớc về di sản văn hoá phi vật thể bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá cồng chiêng tây nguyên tại bảo tàng tỉnh đắk lắk
Bảng 2.3. Các hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị VHCC Tây Nguyên do Sở VHTT&DL tỉnh Đắk Lắk tổ chức từ 2019-2023 (Trang 85)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN