Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên: Thực trạng và giải pháp quản lý nhà nước tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk

MỤC LỤC

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tác giả đã đƣa ra những cơ sở lý luận liên quan đến khái niệm và chính sách về bảo tồn di sản văn hóa đối với hiện vật làm cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng bảo quản tài liệu cũng nhƣ tình hình thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa đối với hiện vật tại Bảo tàng Hồ Chí Minh qua các khía cạnh nhƣ: thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy; thực hiện chính sách tài chính; thực hiện chính sách bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ công, viên chức bảo tồn và phát huy; thực hiện chính sách tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy; thực hiện chính sách thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật. Luận văn đã hệ thống hóa một số vấn đề chung về quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác này trong thực tiễn thực hiện tại thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục nhƣ sự thiếu sót trong hệ thống pháp luật, chính sách đầu tƣ tài chính để bảo vệ di sản văn hóa và đãi ngộ các nghệ nhân chƣa thỏa đáng, nhiều cơ quan nhà nước còn chưa có sự quan tâm đúng mức đối với việc bảo tồn di sản, trình độ chuyên môn của cán bộ còn chƣa đáp ứng đƣợc các yêu cầu mà thực tế đặt ra.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường và hoàn thiện QLNN về di sản văn hóa phi vật thể nói chung và hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị VHCC Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp luận

- Phương pháp thống kê, mô tả: Các tài liệu thống kê hoạt động QLNN về di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk đã thu thập đƣợc thông tin định lƣợng. Các thông tin này đã đƣợc xử lý, sắp xếp và mô phỏng thành bảng biểu, sơ đồ nhằm minh chứng cho các bằng chứng định lƣợng về phân tích hoặc nhận định về hoạt động QLNN về di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 1. Ý nghĩa lý luận

Hoạt động QLNN về di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHCC Tây Nguyên đang trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó hoạt động này cần phải tiến hành nghiên cứu và đánh giá một cách khoa học, gắn liền với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì thế, nếu xem xét, nhìn nhận một cách thấu đáo thực trạng QLNN về di sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHCC Tây Nguyên trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng sẽ là cơ sở hoàn thiện công tác này một cách hiệu quả.

Kết cấu của luận văn

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên 1. Các khái niệm cơ bản

Không gian VHCC Tây Nguyên trải dài 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với bản sắc dân tộc khác nhau mà chủ nhân của nó là đồng bào các dân tộc thiểu số Bana, Brâu, Giẻ Triêng, Mạ, Ê đê,… Các yếu tố của không gian VHCC Tây Nguyên bao gồm: Cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng Bến nước..), những địa điểm tổ chức các lễ hội đó (nhà dài, nhà rông, nhà gươl, rẫy, bến nước, nhà mồ, các khu rừng cạnh các buôn làng Tây Nguyên,..). Quan điểm của bảo tồn: (1) Bảo tồn nguyên vẹn là: giữ nguyên những trạng thái bản thể vốn có của sự vật hiện tượng (vị chí, chất liệu, kích thước, màu sắc …) thường được áp dụng với các đối tượng văn hóa vật thể như: nhà cửa, trang phục, nhạc cụ công cụ lao động sản xuất….; (2) Bảo tồn kế thừa: đối với các đối tƣợng văn hóa phi vật thể việc bảo tồn kế thừa là gìn giữ các hiện tƣợng văn hóa đó trong chính đời sống cộng đồng thông qua các hoạt động truyền dạy, biểu diễn nhằm tái hiện và nuôi dƣỡng đối tƣợng văn hóa đó.

Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên

+ Về mục tiêu: Việc huy động các nguồn lực tham gia vào công tác bảo tồn và phát huy các giá trị VHCC Tây Nguyên góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước; bên cạnh đó việc huy động các nguồn lực đa dạng trong xã hội vào công tác này sẽ tạo cơ hội cho các chủ thể của VHCC Tây Nguyên có cơ hội tham gia vào quá trình bảo tồn, từ đó giữ đƣợc sự nguyên trạng của các yếu tố văn hóa, đồng thời nâng cao nhận thức của chủ thể về trách nhiệm của việc giữ gìn và phát huy các giá trị VHCC Tây Nguyên. Hai là, các nguồn lực xã hội hóa từ cá nhân, doanh nghiệp, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, du lịch; các nguồn lực từ cộng đồng các dân tộc tại địa phương, các nghệ nhân, người uy tín thông qua việc cung cấp các thông tin về phong tục, tập quán, truyền thống VHCC của người Tây Nguyên hoặc việc truyền dạy lại các giá trị VHCC Tây Nguyên cho thế hệ trẻ thông qua các biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên; các nguồn thu từ hoạt động phát huy giá trị văn hóa (vé vào tham quan di tích, điểm du lịch, tham gia lễ hội..).

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di sản văn hoá phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên của một số địa

- Đối với công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản VHCC Tây Nguyên: thời gian qua, tỉnh Gia Lai đã ban hành nhiều văn bản và chính sách cụ thể để tăng cường nguồn lực đầu tƣ cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHCC; Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ; Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về di sản VHCC; Phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHCC nhƣ: Quyết định số 1552/QĐ-UBND ngày 25/10/2018 về việc Phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2018-2025; Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 26/12/2019 về việc Tổ chức thực hiện Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa. - Đối với công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên cần tổ chức các hoạt động biểu diễn, hội thi Cồng chiêng trƣng bày hiện vật, giới thiệu di sản Cồng chiêng Tây Nguyên đến với công chúng; Lồng ghép di sản vào các hoạt động du lịch, giáo dục, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương; Bên cạnh đó, cần tổ chức các hội thảo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, nhân viên Bảo tàng và cộng đồng về giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Cồng chiêng Tây Nguyên.; Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, cho thế hệ trẻ về di sản, khơi dậy lòng tự hào và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cồng chiêng Tây Nguyên thông qua các kênh thông tin đại chúng, mạng xã hội, trường học, các hoạt động văn hóa cộng đồng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây nguyên tại tỉnh

    Mặc dù, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã tạo dựng đƣợc một đội ngũ nghệ nhân trẻ kế cận để đảm nhận sự trao truyền kinh nghiệm của thế hệ đi trước thông qua hàng trăm lớp truyền dạy đánh cồng chiêng tuy nhiên thực tế vẫn thiếu hụt nghệ nhân biết đánh chiêng, hát chiêng. Chƣa có quy định cụ thể về việc phân cấp quản lý di sản văn hóa phi vật thể: Việc phân cấp quản lý di sản văn hóa phi vật thể giữa cỏc cấp chớnh quyền chƣa rừ ràng, dẫn đến tỡnh trạng chồng chộo trong quản lý, gây khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

    Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk

    Bảo tàng Đắk Lắk tổ chức các chương trình biểu diễn nhạc tấu cồng chiêng đa dạng, bao gồm: Biểu diễn truyền thống: Giới thiệu các bài chiêng cổ truyền của các dân tộc Tây Nguyên nhƣ Ê Đê, M'nông, Gia Rai, Ba Na, v.v; Biểu diễn hiện đại: Kết hợp nhạc cụ cồng chiêng truyền thống với các nhạc cụ hiện đại để tạo nên những âm thanh mới mẻ, độc đáo; Biểu diễn theo chủ đề: Biểu diễn các bài chiêng phù hợp với các chủ đề nhƣ lễ hội, mừng năm mới, v.v. Ngoài ra, du khách cũng có thể tham gia các hoạt động khác liên quan đến cồng chiêng tại Bảo tàng Đắk Lắk nhƣ: Tham quan phòng trƣng bày nhạc cụ cồng chiêng: Nơi đây trƣng bày nhiều hiện vật về cồng chiêng, du khách có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và kỹ thuật chế tác cồng chiêng của các dân tộc Tây Nguyên hay tham gia lớp học cồng chiêng: Bảo tàng tổ chức các lớp học cồng chiêng dành cho du khách muốn tìm hiểu và trải nghiệm chơi cồng chiêng.

    Bảng 2.1. Số lượng Cồng chiêng Tây nguyên tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk
    Bảng 2.1. Số lượng Cồng chiêng Tây nguyên tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk

    Tình hình quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk

    Nội dung tập huấn, bồi dưỡng: Các lớp tập huấn, bồi dƣỡng về bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk do Sở tổ chức tập trung vào các nội dung sau: (1) Kiến thức chung về VHCC: Lịch sử, nguồn gốc, đặc điểm, giá trị, vai trò của VHCC; (2) Kỹ năng nghiên cứu, sưu tầm VHCC: Các phương pháp nghiên cứu, sưu tầm VHCC; cách thức thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu về VHCC; (3) Kỹ năng bảo tồn, phát huy VHCC: Các giải pháp bảo tồn, phát huy VHCC; cách thức tuyên truyền, giáo dục, quảng bá VHCC. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã sưu tầm 8 bài chiêng truyền thống của người Êđê và người Mnông trong các nghi lễ, lễ hội để tư liệu hóa làm cơ sở bảo tồn và truyền dạy cồng chiêng; mở 2 lớp truyền dạy đánh cồng chiêng, gồm 1 lớp truyền dạy đánh chiêng nữ Êđê Bih, tại buôn Trấp huyện Krông Ana và 1 lớp chiêng Mnông tại buôn Liêng Ông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk; thực hiện cấp 1 bộ chiêng Êđê Bih và 15 bộ trang phục thổ cẩm truyền thống cho đội chiêng Êđê Bih tại thị trấn Buôn Trấp; 15 bộ trang phục nam Êđê cho buôn KaLa, xã Dray Sáp (huyện Krông Ana); 1 bộ chiêng Mnông và 30 bộ trang phục thổ cẩm truyền thống cho buôn Liêng Ông, xã Đắk Phơi, huyện Lắk.

    Hình thức tuyên tuyền  ĐVT  2019  2020  2021  2022  2023  Đăng tải tài liệu trên trang thông tin
    Hình thức tuyên tuyền ĐVT 2019 2020 2021 2022 2023 Đăng tải tài liệu trên trang thông tin

    Đánh giá chung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Đắk

    - Công tác tổng kết, đánh giá công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên: Công tác tổng kết, đánh giá công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHCC Tây Nguyên tại Sở VHTT&DL diễn ra theo quy trình chặt chẽ, khoa học giúp Sở VHTT&DL đánh giá đƣợc hiệu quả của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để cải thiện công tác này trong thời gian tới. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn của Chương 1, Chương 2 tác giả đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể- bảo tồn và phát huy các giá trị VHCC Tây Nguyên tại tỉnh Đắk Lắk trên các nội dung chính gồm: (1) Công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản VHCC Tây Nguyên; (2) Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chính sách, pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; (3) Tổ chức thực hiện các văn bản chính sách, pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; (4) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên.

    Quan điểm và định hướng về quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên

    - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về giá trị của cồng chiêng Tây nguyên với nội dung đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tƣợng nhƣ: Giá trị cốt lừi của cồng chiờng Tõy nguyờn; Vai trũ của cồng chiờng Tõy nguyờn trong đời sống của các DTTS ở Tây Nguyên; Trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây nguyên. Một số mô hình bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên có thể được triển khai như: Mô hình bảo tồn, lưu giữ cồng chiêng tại các bảo tàng, di tích văn hóa; Mô hình truyền dạy, biểu diễn cồng chiêng cho thế hệ trẻ; Mô hình phát triển du lịch VHCC.

    Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể - bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Đắk

    Hai là, xây dựng bộ máy QLNN về bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyờn hiệu quả, rừ ràng bằng việc nõng cao năng lực cho đội ngũ cỏn bộ quản lý về VHCC Tây Nguyên về chuyên môn nghiệp vụ, bao gồm: Kiến thức về VHCC Tây Nguyên, bao gồm lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, phong tục tập quán của các dân tộc Tây Nguyên; Kiến thức về pháp luật về bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên; Kỹ năng quản lý nhà nước về VHCC Tây Nguyên như: Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên;. - Đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý về bảo tồn và phát huy các giá trị VHCC Tây Nguyên của Sở VHTT&DL bằng cách tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ quản lý, các buổi bồi dƣỡng nghiệp vụ cho viên chức chuyên môn về những vấn đề liên quan đến Cồng chiêng Tây Nguyên: kiến thức chuyên môn về văn hóa, kỹ năng quản lý di sản văn hóa phi vật thể, nghiên cứu pháp luật về Luật Di sản văn hóa phi vật thể cho đến lý thuyết cơ bản-vai trò của thang âm cồng chiêng các tộc người, nguyên lý của việc chỉnh âm, cấu tạo các loại cồng chiêng.

    Đề xuất kiến nghị

    - Quan tâm hỗ trợ các lớp tập huấn, bối dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công tác văn hóa ở cơ sở, đặc biệt là cập nhật nâng cao kiến thức và hỗ trợ các hoạt động tham quan, trao đổi học hỏi kinh nghiệm cho các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, hạt nhân văn hóa cơ sở và những người uy tín có cách làm hay, sáng tạo trong hoạt động bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và giá trị VHCC Tây nguyên tại tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Tác giả tập trung vào 04 nhóm giải pháp, đó là: (1) giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên; (2) giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; (3) giải pháp hoàn thiện kiểm tra, giám sát hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị VHCC Tây Nguyên; (4) giải pháp nâng cao hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.