HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA NGÂN HÀNG Học phần: Ngân hàng thương mại ĐỀ TÀI: Vai trò của các NHTM trong phát triển tài chính toàn diện vàphân tích tác động của xu hướng này tới hoạt động kin
Trang 1
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG
Học phần: Ngân hàng thương mại
ĐỀ TÀI: Vai trò của các NHTM trong phát triển tài chính toàn diện và
phân tích tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng Vietcombank.
Giảng viên hướng dẫn : TS Đỗ Thị Thu Hà
Mã môn học: FIN17A
Số từ : 8500 từ
Nhóm 5:
Nguyễn Thị Ngọc Anh 24A4022771
Nguyễn Hà Khánh Chi 24A4020329
Nguyễn Hoàng Ngân 24A4020311
Lê Thị Huyền Trang 24A4050571
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2023
BÀI TẬP LỚN
Trang 2MỤC LỤC LỜI
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Phần 1: Sự cần thiết và xu hướng phát triển tài chính toàn diện trên thế giới và Việt Nam: 2
1.1 Khái niệm tài chính toàn diện: 2
1.2 Sự cần thiết của tài chính toàn diện: 2
1.3 Xu hướng phát triển tài chính toàn diện trên thế giới: 3
1.4 Xu hướng phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam: 3
Phần 2: Đánh giá về vai trò của các Ngân hàng thương mại trong phát triển tài chính toàn diện thông qua các luận điểm và minh chứng phù hợp: 8
2.1 Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế Việt Nam 8
2.2 Vai trò của ngân hàng thương mại trong phát triển tài chính toàn diện 9
Phần 3: Đánh giá tác động của xu hướng phát triển tài chính toàn diện tới hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thương mại nhất định: 14
3.1 Xu hướng phát triển tài chính toàn diện tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: 14
3.2 Tác động của xu hướng phát triển tài chính toàn diện tới hoạt động kinh doanh của NH Vietcombank: 17
KẾT LUẬN 21
DANH MỤC THAM KHẢO 23
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, phát triển tài chính toàn diện là mối quan tâm của các chính phủ nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính cho mọi thành viên trong xã hội Trong xu hướng phát triển tài chính toàn diện, ngành ngân hàng đứng ở vị trí quan trọng hàng đầu với đại diện là các ngân hàng thương mại đóng vai trò tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho các cá nhân và doanh nghiệp Các ngân hàng thương mại có thể thấy nhu cầu về dịch vụ của họ tăng lên khi mọi người tìm các mở tài khoản, vay vốn và các sản phẩm tài chính khác Ngược lại thì việc nhu cầu sử dụng dịch
vụ ngân hàng ngày càng tăng lên, tài chính toàn diện trở nên phát triển dự kiến sẽ có tác động đáng kể đến ngành ngân hàng
Với tư cách là một ngân hàng thương mại, Vietcombank nhận thấy tầm quan trọng của tài chính toàn diện và luôn cam kết hỗ trợ các sáng kiến nhằm tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính Điều này bao gồm việc cải thiện các dịch vụ sản phẩm và
mở rộng phạm vi tiếp cận của Vietcombank tới nhiều cộng đồng hơn và các nhóm dân số chưa được phục vụ
Trang 4PHẦN 1: Sự cần thiết và xu hướng phát triển tài chính toàn diện trên thế giới
và Việt Nam:
1.1 Khái niệm tài chính toàn diện:
Financial Inclusion (FI), tạm dịch là tài chính toàn diện Theo tổ chức Ngân hàng Thế giới (WB), Tài chính toàn diện được hiểu là khả năng các cá nhân, doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính hữu ích với một mức phí hợp lý Trong đó, các sản phẩm và dịch vụ tài chính bao gồm giao dịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm; và phải được cung cấp một cách có trách nhiệm và lâu dài, bền vững
1.2 Sự cần thiết của tài chính toàn diện:
Tài chính toàn diện được coi là có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia Khía cạnh quan trọng nhất của tài chính toàn diện là tiếp cận tài chính Thiếu tiếp cận tài chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, nghèo đói và hạ thấp tăng trưởng Bản thân tài chính toàn diện không phải mục tiêu cuối cùng mà là một công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Sự cần thiết của tài chính toàn diện:
Xoá đói giảm nghèo : Cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính mang lại cho người
lao động thu nhập trung bình và thấp có nhiều lựa chọn với mức chi phí hợp lý, nhằm giải quyết các vấn đề tài chính các nhân; giảm thiểu rủi ro rơi vào bẫy tín dụng đen, gây ảnh hưởng tiêu cực lên cuộc sống nói chung và tài chính cá nhân nói riêng
Giảm bất bình đẳng giới trong xã hội: Tài chính toàn diện mang lại khả năng tiếp
cận với các dịch vụ tài chính và các cơ hội tài chính, tạo điều kiện để nâng cao năng lực tài chính, địa vị, thu nhập cho mọi người bất kể giới tính góp phần rút ngắn khoảng cách giới, bình đẳng trong cộng đồng
Tạo điều kiện cho mọi người có khả năng và công cụ để quản lý và tiết kiệm tiền của họ: Với sự hỗ trợ đắc lực của yếu tố công nghệ, việc tiếp cận và sử dụng với nhiều
dịch vụ tài chính an toàn, đảm bảo, mở ra cho cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ các cơ hội tiết kiệm và đầu tư an toàn
Trang 5Trang bị các kỹ năng và kiến thức để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn: Tài
chính toàn diện trang bị cho các cá nhân, tổ chức các kiến thức về tài chính để có thể đưa
ra những quyết định đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng thông minh cũng như khả năng lên kế hoạch quản lý tài chính
Tiếp cận dịch vụ ngân hàng giúp các cá nhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực
để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn cho các cơ hội kinh doanh, đầu tư cho học hành, hoặc tiền tiết kiệm Vay vốn ngân hàng còn giúp người nông dân, người nghèo bảo vệ mình trước những cú sốc hay rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, mất mùa, thiên tai Ngoài ra, tài chính toàn diện giúp Chính phủ giảm bớt chi phí cho các chương trình trợ cấp an sinh xã hội, làm tăng sự minh bạch, phòng chống tham nhũng tích cực hơn, quản lý xã hội tốt hơn
1.3 Xu hướng phát triển tài chính toàn diện trên thế giới:
Nhiều quốc gia trên thế giới coi tài chính toàn diê on là một trong những mục tiêu trung gian cho phát triển và đang tập trung cho mục tiêu này, chính vì vậy có thể thấy tài chính toàn diê on đang có xu hướng phát triển nhanh tại hầu hết các quốc gia Do được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, tài chính toàn diê on có thể được đo lường theo các cách khác nhau, phụ thuộc vào các mục đích nghiên cứu
Bối cảnh cuộc khủng hoảng Covid-19 diễn ra những năm vừa qua đặt ra một yêu cầu đối với nền kinh tế thế giới, đó là ứng dụng tài chính toàn diện kỹ thuật số Nó liên quan đến việc triển khai các phương tiện kỹ thuật số tiết kiệm chi phí để tiếp cận nhóm dân số đang bị bỏ lại, chưa được phục vụ đầy đủ các dịch vụ tài chính chính thức theo nhu cầu
Tuy tài chính toàn diện đã được mở rộng nhưng vấn đề hiểu biết về tài chính lại chưa được giải quyết Nghiên cứu do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thy chỉ 17% người trưởng thành được khảo sát có nhiều kiến thức về tài chính Báo cáo của Findex cho thấy khoảng 2/3 số người trưởng thành không có tài khoản ngân hàng cho biết họ sẽ cần trợ giúp sử dụng tài khoản nếu họ mở một tài khoản tại một tổ chức tài chính
Trang 61.4 Xu hướng phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam:
Tài chính toàn diện đã và đang nhận được sự được quan tâm của toàn cầu dựa trên những cơ hội mà tài chính toàn diện đóng góp cho quá trình phát triển Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới đang triển khai các chương trình tài chính toàn diện và xem đây là phương cách để đạt được các mục tiêu tăng trưởng toàn diện Và Việt Nam cũng đang hướng tới các mục tiêu trong phát triển Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia Tại Việt Nam, tháng 01/2020, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với mục tiêu tổng quát là mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm dịch
vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một các có trách nhiệm và bền vững
Để thực hiện thành công các mục tiêu này, trong thời gian tới, cần có sự tham gia, vào cuộc đồng bộ từ các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ và hơn hết là sự quan tâm, tham gia tích cực của cộng đồng xã hội Trên cơ sở tổng hợp những vấn đề chung về tài chính toàn diện, bài viết phân tích những vấn đề đặt ra đối với quá trình phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam
Ở Việt Nam, thời gian qua, Chính phủ đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách liên quan đến Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia như: Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ); Đề án nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế (Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ) Đặc biệt, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt năm 2020 (Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ) Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Việt Nam gia nhập đội ngũ những nước có thu nhập trung bình của thế giới từ năm 2010 và thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.750 USD năm 2020 Cùng với đó
là công cuộc xóa đói giảm nghèo đáng ghi nhận, theo chuẩn của WB, t~ lệ nghèo từ mức 60% giảm xuống 20,7% trong vòng 10 năm (1990 - 2010), năm 2020, t~ lệ nghèo giảm từ 3,75% năm 2019 xuống dưới 3%, bình quân giảm 1 1,5%/năm trong 10 năm (2010 -2020) Mức độ phát triển của tài chính toàn diện góp phần ổn định tài chính, thể hiện trên các khía cạnh:
Trang 7Thứ nhất, mức độ bao phủ của các tổ chức tín dụng (tài chính toàn diện) rộng, chất lượng tài sản của các tài chính toàn diện được cải thiện, góp phần ổn định hệ thống ngân hàng Việc mở rộng độ bao phủ của các tài chính toàn diện cũng như dịch vụ tài chính là tín hiệu tích cực cho thấy các biện pháp thúc đẩy tài chính toàn diện đã phát huy tác dụng đem lại sự ổn định của hệ thống tài chính Bên cạnh mức độ tăng nhanh về số lượng của các tài chính toàn diện, chất lượng tài sản của hệ thống các tài chính toàn diện được cải thiện, việc tái cơ cấu hệ thống các tài chính toàn diện và xử lý nợ xấu đã được quyết liệt thực hiện Do đó, t~ lệ nợ xấu của toàn hệ thống có xu hướng giảm liên tục qua các năm (Hình 1) Mặc dù năm 2019, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khiến t~ lệ nợ xấu của các tài chính toàn diện có xu hướng tăng lên nhưng vẫn được kiểm soát dưới 3%, thực tế cho thấy, nguồn gốc của các khoản nợ xấu này phần lớn đến từ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nên sẽ dễ dàng phục hồi hơn là nợ xấu đến từ những lĩnh vực tạo bong bóng như những giai đoạn trước Điều này cho thấy, mức độ ổn định tài chính được đem lại ngay từ sự ổn định trong hệ thống tài chính toàn diện
Thứ hai, mức độ mở rộng của đơn vị cung cấp dịch vụ và sản phẩm, dịch vụ an toàn đem lại tiện ích cho khách hàng Theo WB, việc xem xét số chi nhánh ngân hàng và
số lượng ATM so với 100.000 người trưởng thành là một chỉ tiêu đánh giá độ rộng trong cung ứng các dịch vụ của tài chính toàn diện, các chỉ tiêu này cho thấy mức độ bao phủ của các tài chính toàn diện đến các vùng dân cư trong một quốc gia cũng như khả năng cung ứng các dịch vụ tài chính đối với các tầng lớp dân cư Điều này không chỉ thể hiện
Trang 8sự gia tăng mạnh mẽ trong phát triển tài chính toàn diện đối với người dân mà còn góp phần rất lớn vào sự ổn định của toàn hệ thống tài chính Theo thống kê từ WB, số lượng chi nhánh ngân hàng và số lượng ATM trên 100.000 người trưởng thành có xu hướng được cải thiện trong những năm trở lại đây Số lượng chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người trưởng thành trung bình khoảng 3,5 và số lượng ATM trên 100.000 người trưởng thành là hơn 20 nghìn máy (Bảng 1) Theo NHNN, tính đến 31/12/2020, số lượng tài khoản thanh toán của cá nhân, tổ chức tại các tài chính toàn diện đạt 104,2 triệu tài khoản, số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của NHTM/100.000 dân số trưởng thành tiếp tục tăng, số lượng ATM tăng 2,34% so với năm 2019 Mặc dù vậy, bắt đầu từ năm 2019,
do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc triển khai mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch truyền thống chậm lại cùng với mạng lưới chi nhánh phân bổ không đồng đều trong cả nước, việc t~ lệ người dân trưởng thành có tài khoản ngân hàng dù đã tăng lên nhưng tốc độ tăng chậm cho thấy ảnh hưởng nhất định đến ổn định tài chính
Từ năm 2019, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, việc mở rộng đơn vị cũng như cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính bị hạn chế Theo báo cáo đánh giá của The Economist Intelligence Unit (2020) về mức độ phát triển tài chính toàn diện của Việt Nam, chỉ số điểm cho phát triển tài chính toàn diện giảm nhẹ so với năm 2019 (Bảng 2)
Trang 9Thứ ba, mức độ phát triển tài chính toàn diện góp phần giúp hệ thống doanh nghiệp và các hộ gia đình nhanh chóng được tiếp cận với vốn vay giá rẻ và thuận tiện Sự phát triển của tài chính toàn diện giúp cho người dân, đặc biệt là người nghèo, hệ thống doanh nghiệp trong đó có SMEs tiếp cận được nguồn vốn vay dễ dàng hơn, tăng tiết kiệm
và đầu tư, thúc đẩy phát triển của nền kinh tế và ổn định tài chính Trong giai đoạn 2010
-2020, tình hình hoạt động của khu vực doanh nghiệp được cải thiện, chỉ sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp bước vào giai đoạn khó khăn do đứt chuỗi cung ứng và sản xuất nên dư nợ tín dụng đối với SMEs cuối năm 2020 chiếm t~ trọng khoảng 20% tổng
dư nợ đối với nền kinh tế Để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, NHNN đã ban hành các cơ chế như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí thanh toán… giúp các doanh nghiệp được tiếp cận vốn vay ưu đãi của ngân hàng với lãi suất hợp lý
Mặc dù mức độ bao phủ của hệ thống các tài chính toàn diện khá lớn nhưng t~ lệ khách hàng cá nhân tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ tài chính còn khiêm tốn, người dân chưa tiếp cận được dịch vụ tài chính chính thức và có thể vẫn phải lựa chọn sử dụng các nguồn tài chính khác nhiều rủi ro hơn (Theo WB, Việt Nam có khoảng 50% dân số được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức, đa số người nghèo và cận nghèo chưa tiếp cận được với các dịch vụ này) Bên cạnh đó, trong khi những người dân đô thị và các doanh nghiệp lớn được tiếp cận khá dễ dàng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp thì nhóm đối tượng dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa và SMEs gặp khó khăn hơn Chính vì vậy, điều này cũng ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống tài chính và cuối cùng là ổn định tài chính
Trang 10PHẦN 2: Đánh giá về vai trò của các Ngân hàng thương mại trong phát triển tài chính toàn diện thông qua các luận điểm và minh chứng phù hợp:
2.1 Vai trò của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế Việt Nam
Ngân hàng thương mại là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Tình hình hiện tại thực tế cho thấy rằng để phát triển kinh tế đối với các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế thì cần một lượng vốn vô cùng lớn Và lúc này, ngân hàng thương mại sẽ thực hiện đúng chức năng của nó - trung gian tín dụng Với chức năng này, ngân hàng thương mại khắc phục những khiếm khuyết của thị trường tài chính, khơi thông, tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi ở các tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế
… hình thành nên quỹ cho vay và sử dụng chúng để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh
tế Ngân hàng thương mại sẽ như một kênh phân phối, luân chuyển vốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể tận dụng các cơ hội tiềm năng để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị sản xuất, cải tiến quy trình công nghệ… từ đó tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế để có thể đứng vững trước những sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường Với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trở thành một trong những yếu tố
có tác động đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia
Ngân hàng thương mại là cầu nối các doanh nghiệp với thị trường
Doanh nghiệp muốn vận hành và phát triển cần phải có một lượng vốn kinh doanh Vốn kinh doanh là điều kiện tiền đề cho sự phát triển của doanh nghiệp có thể