1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xác định vai trò của các nhtm trong phát triển tài chính toàn diện và phân tích tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam agribank

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3,86 MB

Nội dung

Với vai trò là một trong những ngân hàng thuộc top đầu của Việt Nam,Agribank luôn tiên phong hưởng ứng, tích cực trong việc hiện thực hóa, triển khaihiệu quả Chiến lược tài chính toàn di

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI:

XÁC ĐỊNH VAI TRÒ CỦA CÁC NHTM TRONG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG NÀY TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - AGRIBANK

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Quỳnh Hương Nhóm lớp học phần: 231FIN17A09 Nhóm thực hiện: 11 Thành viên nhóm:

1 Nguyễn Hữu Thành (NT) 25A4011420

2 Nguyễn Trung Vũ 25A4012172

3 Đậu Trương Bảo 25A4011738

4 Nguyễn Minh Khuê 24A4031219

5 Phạm Anh Tuấn 25A4012158

6 Phạm Vi Hướng 24A4050220

Số từ: 7900 ( nội dung ) NHTM nhóm lựa chọn nghiên cứu: AGRIBANK

Trang 2

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI:

XÁC ĐỊNH VAI TRÒ CỦA CÁC NHTM TRONG PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN VÀ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG NÀY TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - AGRIBANK

Thành viên nhóm:

viên

Đónggóp

Trang 3

Phạm Anh Tuấn 25A401215

8

100%

0

100%

Mục lục Lời mở đầu

Phần 1: Nhận diện xu hướng phát triển tài chính toàn diện

1 Lý luận chung về tài chính toàn diện

1.2 Vai trò của tài chính toàn diện đối với phát triển kinh tế

1.3 Những trụ cột của tài chính toàn diện

2 Xu hướng phát triển hệ thống tài chính toàn diện ngày này

Phần 2: Vai trò của NHTM trong việc phát triển tài chính toàn diện

1 Định nghĩa về NHTM

2 Đặc trưng hoạt động của NHTM

3 Vai trò của NHTM trong việc phát triển toàn diện

Phần 3: Tác động của xu hướng phát triển tài chính toàn diện tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank

1 Tổng quan về ngân hàng Agribank

2 Thực trạng tài chính của Agribank

3 Tác động của xu hướng tài chính phát triển toàn diện tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng Agribank .

4 Định hướng phát triển tài chính toàn diện hiện nay của Agribank

5 Đề xuất phát triển tài chính toàn điện của Agribank nói riêng và của NHTM nói chung

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 4

Lời mở đầu

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nguy cơ rủi ro của hệ thống tài chính đã cho thấy,

ổn định tài chính đóng vai trò quan trọng đảm bảo khả năng vận hành tốt các chứcnăng chính của hệ thống tài chính nhằm giúp phân bổ một cách có hiệu quả cácnguồn lực Dựa trên tiền đề này, tài chính toàn diện đã trở thành một vấn đề đượcquan tâm trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụcho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ phù hợp và thuận tiệnvới chi phí hợp lý cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, qua đó góp phần vào sự pháttriển bền vững của quốc gia

Với vai trò là một trong những ngân hàng thuộc top đầu của Việt Nam,Agribank luôn tiên phong hưởng ứng, tích cực trong việc hiện thực hóa, triển khaihiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, luôn quan tâm đến việc phát triểnsản phẩm dịch vụ ngân hàng số nhiều tiện ích để đáp ứng tốt nhất nhu cầu đa dạngcủa người dân, doanh nghiệp và cộng đồng

Để làm rõ vai trò của các NHTM nói chung và của Ngân hàng Agribank nóiriêng đối với xu hướng tài chính toàn diện, với bài báo cáo này, nhóm chúng em hyvọng có thể mang lại cái nhìn tổng quan về chủ đề “Xác định vai trò của các NHTMtrong phát triển tài chính toàn diện và phân tích tác động của xu hướng này tới hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam -Agribank”

Trang 5

Phần 1: Nhận diện xu hướng phát triển tài chính toàn diện

1 Lý luận chung về tài chính toàn diện

1.1 Định nghĩa của tài chính toàn diện

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tài chính toàn diện có nghĩa là các cá nhân vàdoanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính - các giaodịch, thanh toán, tiết kiệm, tín dụng và bảo hiểm - đáp ứng nhu cầu của họ và có mứcchi phí hợp lý, được cung cấp theo một cách thức có trách nhiệm và bền vững Liênminh Tài chính Toàn diện (AFI) định nghĩa về tài chính toàn diện rộng hơn và đachiều hơn, nhấn mạnh đến cả khía cạnh chất lượng sử dụng dịch vụ Theo đó, tàichính toàn diện là việc cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ tài chính sẵn có vớimức chi phí hợp lý; làm cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính một cáchthường xuyên; đưa ra những dịch vụ tài chính được thiết kế phù hợp với nhu cầu củangười sử dụng

Tổng quát lại, tài chính toàn diện là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài chínhchính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách thuậntiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý tới tất cả người dân Tài chính toàndiện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín dụng mà bao gồm

cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng

1.2 Vai trò của tài chính toàn diện đối với phát triển kinh tế

Tài chính toàn diện được coi là có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bềnvững của một quốc gia

Vai trò quan trọng nhất của tài chính toàn diện là thúc đẩy và mở rộng khả năngtiếp cận tài chính Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tiếp cận tài chính có ý nghĩa vôcùng lớn trong xóa đói giảm nghèo, phân phối công bằng các phúc lợi xã hội, hỗ trợphát triển toàn diện và bền vững Thiếu tiếp cận tài chính được xem là nguyên nhân

cơ bản dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, bẫy nghèo đói và làm trì trệ, hạ thấp tăngtrưởng

Tài chính toàn diện mang lại cho việc tiếp cận dịch vụ ngân hàng giúp các cánhân và doanh nghiệp tìm được nguồn lực để đáp ứng những nhu cầu như vay vốn

Trang 6

cho các cơ hội kinh doanh, đầu tư cho con cái học hành, hoặc dành tiền tiết kiệm khi

và bình đẳng, năng lực của toàn xã hội theo đó cũng được nâng lên

Đối với các tổ chức tài chính, tài chính toàn diện đồng nghĩa với việc mở rộngđối tượng phục vụ tới tất cả nhóm người trong xã hội, tạo cơ hội cho họ phát triển đadạng sản phẩm dịch vụ, mở rộng cơ sở khách hàng và theo đó là lợi nhuận tăng lên

1.3 Những trụ cột của tài chính toàn diện

Tài chính toàn diện được triển khai thực hiện dựa trên 3 trụ cột sau:

Dịch vụ thanh toán và cơ sở hạ tầng tài chính trong tài chính toàn diện

Các tài khoản giao dịch giúp cá nhân và doanh nghiệp trong việc quản lý cáccông việc và giao dịch tài chính hàng ngày Vì lý do này, tài khoản giao dịch (hay tàikhoản thanh toán) là một dịch vụ tài chính cơ bản cần được cung cấp cho tất cả mọingười

Việc tiếp cận và sử dụng một tài khoản giao dịch để tạo điều kiện thuận lợi choviệc thanh toán và để giữ tiền là bước đầu tiên trong việc được tiếp cận tài chính đầy

đủ Đây cũng chính là tiền đề để có thể tiếp cận đến toàn bộ sản phẩm và dịch vụ tàichính đáp ứng nhu cầu của người sử dụng như tín dụng, bảo hiểm, tiết kiệm và đầu

tư Việc chấp nhận và sử dụng rộng rãi tài khoản giao dịch và các dịch vụ tài chínhcao hơn sẽ có tác động tích cực tới hệ thống thanh toán quốc gia ít nhất ở 3 khíacạnh: các dịch vụ và cả hệ thống thanh toán sẽ được cải tiến và hiện đại hóa liên tục;theo đó, làm tăng hiệu suất tổng thể của hệ thống thanh toán quốc gia; những cảicách pháp lý liên quan đến thanh toán mà bắt nguồn từ các mục tiêu tài chính toàndiện đến lượt mình sẽ tạo ra những phát triển tích cực về mặt tổng thể cho hệ thốngthanh toán quốc gia

2

Trang 7

Tất cả những tác động tích cực này lại có thể cải thiện hơn nữa các điều kiệntiếp cận và sử dụng các tài khoản thanh toán nói riêng và tài chính toàn diện nóichung tạo thành một vòng tuần hoàn hiệu quả Như vậy, hạ tầng thanh toán nói riêng

và hạ tầng tài chính nói chung là rất cần thiết cho một hệ thống thanh toán quốc giahoạt động hiệu quả, đồng thời cũng hình thành nền tảng cơ bản cho tài chính toàndiện

Đa dạng hóa kênh phân phối và mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ về tài chính

Việc đa dạng kênh phân phối và các điểm tiếp cận dịch vụ là việc làm tiếp theo

để nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế Trong một thế giớicông nghệ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là công nghệ viễn thông, khi mạng lướitruyền thống (hay vật lý) của các tổ chức tín dụng như chi nhánh, phòng giao dịch trởnên đắt đỏ về mặt chi phí thì có một số chính sách mới đã chứng tỏ được hiệu quả,bao gồm: Thanh toán qua điện thoại di động; Dịch vụ ngân hàng đại lý (agentbanking); Đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ tài chính; Các ngân hàng chínhsách/các định chế tài chính phát triển

Tăng cường hiểu biết về tài chính, bảo vệ người tiêu dùng

Hầu hết các cuộc điều tra về tài chính ngân hàng tiến hành trên toàn thế giớicho thấy một phần lớn dân số không có đủ kiến thức, thậm chí là kiến thức cơ bản,

để hiểu về sản phẩm tài chính và rủi ro liên quan các sản phẩm tài chính Điều nàytạo rào cản lớn trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính trên thị trường chính thức,gia tăng số lượng người không tiếp cận sản phẩm ngân hàng, thúc đẩy sự xuất hiệncủa các sản phẩm/dịch vụ tài chính phi chính thức (thị trường tài chính chợ đen), cảntrở sự cải thiện tài chính toàn diện trong mỗi quốc gia Vì vậy, đòi hỏi các quốc giaphải có cách thức tăng cường hiểu biết về tài chính thông qua giáo dục, tăng cườngđào tạo kỹ năng và năng lực tài chính cho người dân để họ có thể tiếp cận và sử dụng

có trách nhiệm các dịch vụ tài chính, quản lý tốt hơn tình hình tài chính Nhiều quốcgia đã triển khai các chương trình hành động về giáo dục tài chính tiếp cận các đốitượng khác nhau như: trường học, chiến dịch nâng cao hiểu biết tài chính cho ngườidân

2 Xu hướng phát triển hệ thống tài chính toàn diện ngày này

2.1 Xu hướng phát triển hệ thống toàn diện trên toàn thế giới

Trang 8

Thúc đẩy tài chính toàn diện là một chủ trương phù hợp với xu hướng phát triểntrên thế giới Các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới (WB),Nhóm các nước G20 đều rất chú trọng đến việc hỗ trợ và thúc đẩy các quốc gia thựcthi các giải pháp để đạt được mục tiêu về tài chính toàn diện Trên thế giới đã có 55nước đưa ra cam kết về thực thi tài chính toàn diện, hơn 30 nước ban hành hoặc đangxây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện.

Xu hướng ứng dụng công nghệ để thúc đẩy tài chính toàn diện ở kỷ nguyên kỹthuật số

+ Mô hình ngân hàng di động và thanh toán di động

Ngân hàng di động và công nghệ thanh toán đóng vai trò quan trọng cho việc

sử dụng dịch vụ tài chính chính thức

+ Đổi mới kênh phân phối

Ngân hàng đại lý - sự kết hợp giữa công nghệ di động và những kênh phân phốimới, cho ph{p các ngân hàng tạo ra nhiều điểm tiếp cận thuận tiện hơn cho kháchhàng, giảm tắc nghẽn ở chi nhánh và giành được sự hiện diện rộng hơn về mặt địa lý

mà không cần phải đầu tư vào trụ sở chi nhánh truyền thống

+ Công nghệ cải thiện công tác xác thực nhân thân và báo cáo tín dụng: Công

nghệ làm giảm tình trạng thiếu hụt thông tin để ngăn chặn tình trạng bị loại trừ

2.2 Xu hướng phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

Việt Nam có dư địa phù hợp để thúc đẩy tài chính toàn diện, là quốc gia có mứcthu nhập bình quân đầu người tăng trưởng ở mức độ nhanh, ứng dụng trình độ côngnghệ nhanh và phổ biến, tỷ trọng dân số sử dụng internet và các dịch vụ trên điệnthoại di động tương đối cao so với các quốc gia châu Á Tuy nhiên, tỷ lệ ngườitrưởng thành có tài khoản ngân hàng Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các quốcgia trong khu vực Năm 2016, tỷ lệ này của Việt Nam là 38,8%, trong khi TrungQuốc đạt 78,3%, Malaysia 80,7%, Thái Lan 78,1%, Ấn Độ 52,8% từ năm 2014

Về mặt quản lý, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chủ trì về tài chính toàn diệnnói chung và trong việc xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện nóiriêng Bộ Tài chính đóng vai trò quan trọng trong tạo điều kiện để số hóa các khoảnthanh toán của Chính phủ và thực hiện các cải cách đối với Ngân hàng chính sách xãhội theo định hướng thị trường (WB, 2017) Theo đó, các ưu tiên trong thúc đẩy tàichính toàn diện tại Việt Nam là mở rộng dịch vụ tài chính và hướng tới một nền kinh

tế không dùng tiền mặt

4

Trang 9

Trong và ngoài nước đã có nhiều nghiên cứu về tài chính toàn diện chủ yếu tậptrung vào một số nội dung:

+ Cơ sở lý thuyết về hệ thống toàn diện

+ Mối quan hệ giữa công nghệ và hệ thống toàn diện

+ Giải pháp thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam

Mặc dù các khía cạnh của nghiên cứu về tài chính toàn diện tại Việt Nam đãtương đối phong phú, nhưng vẫn còn khoảng trống về những nội dung ưu tiên của tàichính toàn diện như phát triển thị trường tín dụng và các sản phẩm dịch vụ tài chínhnhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn, hướng tới mục tiêu giảmnghèo bền vững, tái cơ cấu và phát triển một nền nông nghiệp có chất lượng… Tuynhiên, vấn đề về tài chính vi mô, bảo hiểm vi mô và thanh toán ngân hàng là nhữngnội dung trọng tâm thường được thảo luận tại các hội nghị, hội thảo về tài chính toàndiện, thì các nghiên cứu chuyên sâu về tài chính vi mô, bảo hiểm vi mô lại tương đốihạn chế Các nghiên cứu về giải pháp phát triển tài chính toàn diện thường mang tínhđịnh hướng chung, giải pháp chưa gắn trực tiếp đối với chương trình tài chính toàndiện tại Việt Nam trong khuôn khổ chương trình tài chính toàn diện tổng thể nhằm

hỗ trợ các nước cải cách về chính sách, thể chế, cơ sở hạ tầng tài chính, giúp tăngcường khả năng tiếp cận tài chính, đặc biệt là người nghèo, các hộ gia đình ở vùngsâu, vùng xa và các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Phần 2: Vai trò của NHTM trong việc phát triển tài chính toàn diện

1 Định nghĩa về NHTM

Theo Luật Tổ chức tín dụng 2010: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngânhàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanhkhác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.” Trên thực tế, có nhiều khái niệm vềngân hàng thương mại tùy theo từng quốc gia, nhưng chúng đều có một đặc điểmchung là công ty kinh doanh tiền tệ (hoặc tổ chức tài chính) cung cấp các dịch vụ tàichính, chủ yếu là vốn ngắn hạn nhằm thỏa mãn nhu cầu sản phẩm, dịch vụ của xã hộivới mục tiêu là thu về lợi nhuận cho chính họ

2 Đặc trưng hoạt động của NHTM

● Huy động và phân bổ vốn

Trang 10

Ngân hàng thương mại được nhận tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn,tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác Được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kìphiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.

● Vận hành hệ thống thanh toán

NHTM cung cấp dịch vụ chuyển tiền và thanh toán, bao gồm việc chuyển tiềnqua ngân hàng, thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn, và cung cấp thẻ tín dụng

và thẻ ghi nợ

● Sàng lọc chuyển giao và phân tán rủi ro

NHTM đánh giá tổng hợp toàn bộ rủi ro của họ, bao gồm cả các loại rủi ro tíndụng, thị trường, và hoạt động Điều này giúp xác định các tác động toàn diện của rủi

ro đối với hoạt động của NHTM và đưa ra quyết định về cách quản lý rủi ro

● “Sản xuất” thông tin và giám sát khách hàng

Đảm bảo tính chính xác và tuân thủ trong các giao dịch tài chính và để bảo vệkhách hàng khỏi hoạt động vi phạm pháp luật

3 Vai trò của NHTM trong việc phát triển toàn diện

● Vai trò của ngân hàng trong chiến lược phát triển TCTD đã được khẳngđịnh trên phạm vi toàn cầu Tại Việt Nam, TCTD đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ,nhờ sự phát triển và hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật số, các tổ chức tài chính đặc biệt

là ngân hàng, ngày càng gia tăng cung cấp dịch vụ tài chính trực tuyến nhằm tăngcường khả năng tiếp cận tài chính của người dân, xóa bỏ trở ngại về khoảng cách địa

lý và không gian

Thứ nhất với lợi thế mạng lưới rộng rãi, sản phẩm dịch vụ đa dạng, ngân hàng

đóng vai trò chủ yếu trong việc cung cấp các sản phẩm tài chính đến cho các đốitượng dân cư trong nền kinh tế

● Đối với người có thu nhập thấp, việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàngtrước đây rất khó khăn Tuy nhiên trong thời gian qua, với phát triển khoa học côngnghệ cùng với các chính sách mà nhà nước ban hành giúp khả năng tiếp cận các dịch

6

Trang 11

vụ tài chính của người nghèo bắt đầu gia tăng, một trong những dịch vụ tài chínhđược tin tưởng sử dụng đó chính là các dịch vụ do ngân hàng cung cấp.

Tỷ lệ huy động trên GDP và tín dụng trên GDP được sử dụng để đánh giá mức

độ sử dụng các sản phẩm ngân hàng

Mức đô ƒ sử dụng dịch vụ ngân hàng ở các quốc gia có sự khác nhau khá lớn.Những quốc gia như Singapore, Viê ƒt Nam và Malaysia có tỷ lê ƒ bình quân qua cácnăm khá cao, lần lượt là 268,67%; 232,86% và 199,74% so với GDP

Ngoài ra, chỉ tiêu về lượng thẻ trong lưu thông được dùng để đánh giá mức đô ƒ

sử dụng dịch vụ tại ngân hàng Chỉ tiêu này đã tăng khá mạnh trong giai đoạn từ năm

2011 - 2018 từ 50,3 triệu thẻ lên tới 153 triệu thẻ, đến năm 2019 số lượng thẻ giảmsút, và tăng trở lại trong năm 2020 Tuy nhiên số lượng thẻ phát hành ở Việt Nam ởmức tương đối cao Như vậy có thể khẳng định mức độ sử dụng hai sản phẩm thẻ vàtiền gửi tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn nghiên cứu

Trang 12

Trên thực tế, thời gian vừa qua, các ngân hàng ở Viê ƒt Nam đã có nhiều việc làmthiết thực để thúc đẩy TCTD như: thành lập các chi nhánh, không ngừng mở rộng độbao phủ tại các địa phương; nâng cao chất lượng dịch vụ, tư vấn và hỗ trợ thủ tục chokhách hàng, đa dạng các kênh phân phối, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ người dân,doanh nghiê ƒp tiếp cận sử dụng các dịch vụ tài chính - ngân hàng; đẩy mạnh thanhtoán không dùng tiền mă ƒt… Việc thực hiện các giải pháp này cũng như triển khai tốt

kế hoạch hành động nêu trên sẽ giúp ngành ngân hàng hiện thực hóa các mục tiêutrong Chiến lược TCTD của quốc gia

Thứ hai góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và

hoạt động xuất nhập khẩu Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt độngngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động cácnguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay

và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và hiệu quả của từng

dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay Ngoài ra việc triển khai thựchiện chính sách tín dụng an toàn, hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân Đếnnay, vốn tín dụng cho thành phần kinh tế này chiếm gần 90% tổng dư nợ của hệthống ngân hàng đối với nền kinh tế Dòng vốn cho vay của các ngân hàng đã gópphần thúc đẩy phát triển số lượng doanh nghiệp tư nhân, mở rộng quy mô và khôngngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Đặc biệt là với việcđáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn trung và dài hạn, vốn nội tệ và vốn ngoại tệ, tài

8

Ngày đăng: 20/06/2024, 18:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Anh, T. (2020, 9 14). Retrieved from Agribank cùng ngành Ngân hàng hiện thực hóa Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia:https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/tin-tuc-su-kien/tai-chinh-ngan-hang/ Link
4. hàng, T. b. (2023, 6 27). AGRIBANK. Retrieved from Mở rộng tín dụng, nhưng không hạ chuẩn: https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/tin-tuc/dtl?current=true&urile=wcm:path:/agbank/ve-agribank/tin-tuc/tai-chinh-ngan-hang/mo-ron-tin-dung-nhung-khong-ha-chuan Link
5. Khuê, M. (2018, 8 17). Cổng Thông TIn Điện Tử VIỆN PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM VIỆT NAM. Thúc đẩy tài chính toàn diện: Nhìn từ thực tiễn , pp.https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=UCMTMP129614 Link
6. Luan, M. (2015, 8 29). Luận văn A-z. Retrieved from Tài chính- Ngân hàng thông tin chuyên nghành: https://luanvanaz.com/khai-niem-va-dac-trung-cua-ngan-hang-thuong-mai.html?fbclid=IwAR2X6WUxUEht0_NP3zjLtOLgWs-GZj7a6m7zzUTqRciODsl7QqAYUJcWWSc Link
7. Tuấn, Đ. T. (2015). Bank Finance vs. Equity-Market Finance. Retrieved from Tài chính Phát triển: https://fsppm.fulbright.edu.vn/cache/MPP7-553-L07V-Ngan%20hang%20thuong%20mai--Do%20Thien%20Anh%20Tuan-2015-07-29-15540964.pdf Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w