1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích và xác định vai trò của các nhtm trong phát triển tài chính toàn diện

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đánh gía về vai trò của các Ngân hàng thương mại trong phát triển tài chính toàn diện thông qua các luận điểm và minh chứng phù hợp...53.. Phân tích tác động của xu hướng phát triển tài

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA TÀI CHÍNH

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN

MÔN: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH VAI TRÒ CỦA CÁC NHTM TRONGPHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN

Giảng viên hướng dẫn: HỒ ĐỨC TIẾN Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Anh Thảo Nguyễn Lê Bảo Trân

Đỗ Thị Như Thân Lê Hoàng Khánh Trân

Phú Yên, 20 tháng 4 năm 2024

Trang 3

Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Phân công công việc Phần trăm đóng góp

Lê Thị Anh Thảo 25A4012909 Phần 1 và thuyết trình 25%

Lê Hoàng Khánh Trân 25A4012925 Làm word và

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1

4 Phương pháp nghiên cứu 1

NỘI DUNG 3

1 Sự cần thiết và xu hướng phát triển tài chính toàn diện trên thế giới và Viêt Nam gần đây 3

1.1 Sự cần thiết của tài chính toàn diện 3

1.2 Xu hướng phát triển tài chính toàn diện trên thế giới và Việt Nam gần đây 4

2 Đánh gía về vai trò của các Ngân hàng thương mại trong phát triển tài chính toàn diện thông qua các luận điểm và minh chứng phù hợp 5

3 Phân tích tác động của xu hướng phát triển tài chính toàn diện tới hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thương mại nhất định 5

4 Nhận xét và kết luận 7

LỜI CAM ĐOAN 8

Tài liệu tham khảo 9

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết

Các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam ban đầu chủ yếu có quy mô nhỏ, năng lựctài chính yếu, mới chỉ chú trọng vào cung cấp một số các dịch vụ và sản phẩm chuyên biệt của ngân hàng cho thị trường nội địa Sau khi hội nhập, mở cửa thương mại đã dẫn đến sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nước ngoài Quá trình phát triển nhanh đã kéo theo những hệ lụy cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.Hiện tại, các NHTM phải đối mặt với không ít khó khăn Nền kinh tế chưa thực sự phục hồi sau khủng hoảng tài chính tiền tệ vừa qua, lại thêm khủng hoảng nợ công từ châu Âu,nguy cơ suy thoái kinh tế thế giới còn nhiều tiềm ẩn.

Là một trong những NHTM hàng đầu của Việt Nam về quy mô, về sự đa dạng số lượng và chất lượng trong sản phẩm và dịch vụ cung ứng, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) luôn đi đầu, bắt kịp với xu thế của thị trường.Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam cần không ngừng nâng cao khả năng tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Là một trong tứ trụ của NHTM Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát triển Việt Nam cần phải đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, từđó gia tăng khả năng cạnh tranh, vị thế, đáp ứng được tiêu chuẩn của khu vực và thế giới trong quá trình hoạt động.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Các nghiên cứu trong nước liên quan tới hiệu quả kinh doanh của NHTM.

- Nghiên cứu nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của NHTM.- Tổng hợp các vấn đề đã được nghiên cứu và và khoảng trống nghiên cứu cho tiểu luận.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của NHTM trong phát triển tài chính toàn diện Xu hướng phát triển tài chính toàn diện đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng BIDV - Phạm vi nghiên cứu: Trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và NHTM BIDV.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp định tính: Tiểu luận sử dụng phương pháp thống kê thu thập số liệu, tiến

hành phân tích lập bảng biểu, đồ thị, biểu đồ để mô tả; thực hiện so sánh, quy nạp, tổng

Trang 6

hợp, phân tích định tính kết hợp giữa lý luận và thực tiễn cùng tham khảo các tài liệu để thực hiện nghiên cứu nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

+ Phương pháp thu thập số liệu: Tiểu luận sử dụng số liệu thứ cấp Thu thập số liệu về báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của BIDV và một số ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam.

+ Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu: Tiểu luận kế thừa, thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các tài liệu nghiên cứu trước đó để đưa ra phần cơ sở lý luận và thực tiễnvề hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp; thông qua sử dụng các thông tin, báo cáo của các ngân hàng thương mại thực hiện đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Tiểu luận đồng thời kết hợp phương pháp so sánh để tiến hành nghiên cứu so sánh về thực trạng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại theo thời gian.

- Phương pháp định lượng: Tiểu luận sử dụng cơ sở dữ liệu thu thập được từ các báo cáo

của các NHTM, NHNN, NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, các bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh trong báo cáo thường niên của các NHTM để hình thành số liệu sử dụng trong phân tích Sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTMCP Đầu Tư và Phát triển Việt Nam.

Trang 7

NỘI DUNG

1 Sự cần thiết và xu hướng phát triển tài chính toàn diện trên thế giới và ViêtNam gần đây

1.1 Sự cần thiết của tài chính toàn diện

Tài chính toàn diện đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội,đặc biệt là xóa đói giảm nghèo và tạo sự phát triển bền vững Sau đây là một số lý do chính cho thấy sự cần thiết của tài chính toàn diện:

1.1.1 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tăng cường đầu tư: Tài chính toàn diện giúp các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tạo việc làm: Khi các doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn, họ có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm hơn.

Phát triển thị trường: Tài chính toàn diện giúp kết nối người tiết kiệm với người vay vốn, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính.

1.1.2 Xóa đói giảm nghèo

Cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản: Tài chính toàn diện giúp người nghèo tiếp cận cácdịch vụ tài chính như tài khoản thanh toán, tín dụng, bảo hiểm,

Tăng cường thu nhập: Khi người nghèo có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính, họ có thể sửdụng các dịch vụ này để tăng cường thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo

Nâng cao chất lượng cuộc sống: Tài chính toàn diện giúp người nghèo cải thiện điều kiệnsống, học tập và sức khoẻ

1.1.3 Thúc đẩy bình đẳng giới

Tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho phụ nữ: Tài chính toàn diện giúp phụ nữ có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính, từ đó tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội một cách bình đẳng hơn với nam giới.

Nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội: Khi phụ nữ có thể tự chủ về tài chính, họ sẽ có tiếng nói hơn trong gia đình và xã hội.

Trang 8

1.1.4 Bảo vệ người tiêu dùng

Nâng cao nhận thức về tài chính: Giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức về tài chính, từ đó có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.

Bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm và dịch vụ tài chính lừa đảo: Các cơ quan quản lý tài chính có thể sử dụng các công cụ tài chính toàn diện để bảo vệ người tiêu dùng khỏi các sản phẩm và dịch vụ tài chính lừa đảo.

1.2 Xu hướng phát triển tài chính toàn diện trên thế giới và Việt Nam gần đây

Trên thế giới và Việt Nam, tài chính toàn diện đang có những xu hướng phát triển sau đây:

1.2.1 Sử dụng công nghệ

Sử dụng công nghệ di động: Ngày càng nhiều người sử dụng điện thoại di động để truy cập các dịch vụ tài chính Điều này giúp mở rộng khả năng tiếp cận tài chính cho người dân ở những khu vực xa xôi

Công nghệ tài chính (Fintech): Trong tài chính toàn diện Fintech đang nổi lên như một xuhướng quan trọng Fintech cung cấp các giải pháp tài chính sáng tạo và hiệu quả cho người dân, đặc biệt là những người ở khu vực lao động phi chính thức.

1.2.2 Nâng cao nhận thức về tài chính

Giáo dục tài chính: Việc giáo dục tài chính cho người dân rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về tài chính và giúp họ sử dụng các dịch vụ tài chính một cách hiệu quả hơn.

Cải thiện khả năng tiếp cận thông tin: Các cơ quan quản lý tài chính đang nỗ lực cải thiệnkhả năng tiếp cận thông tin tài chính cho người dân

1.2.3 Mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ tài chính

Phát triển các sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của người dân ở các khu vực khác nhau.

Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ tài chính đến các khu vực xa xôi hẻo lánh.

Tài chính toàn diện đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.Trên thế giới và Việt Nam, tài chính toàn diện đang có xu hướng phát triển tích cực.

Trang 9

2 Đánh giá về vai trò của các Ngân hàng thương mại trong phát triển tài chính toàn diện thông qua các luận điểm và minh chứng phù hợp

Về tài chính toàn diện đa dạng theo từng quốc gia phụ thuộc vào mục tiêu của từng nước đối với tài chính toàn diện Tuy nhiên, theo cách hiểu chung thì tài chính toàn diện là phương tiện cung cấp dịch vụ tài chính tới những đối tượng thiếu tiếp cận dịch vụ tài chính và bao hàm ba yếu tố cấu thành cốt lõi là tiếp cận, sử dụng và chất lượng dịch vụ tài chính Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tíndụng, mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người tiêu dùng Triển khai tài chính toàn diện giúp cho tất cả mọi người có quyền tiếp cận và sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh chóng ở mức chi phí chấp nhận được.

Theo quan điểm của nhóm tác giả trong bài viết, tài chính toàn diện là việc đảm bảo tất cảngười Việt Nam trưởng thành, bất kể địa vị, giới tính, thu nhập, sắc tộc, có quyền tiếp cậnvà sử dụng hiệu quả các sản phẩm, dịch vụ tài chính cơ bản, chính thức, phù hợp với nhu cầu, có chất lượng, tiện lợi, nhanh chóng ở mức chi phí chấp nhận được Như vậy phát triển tài chính toàn diện thể hiện dưới hai khía cạnh cung và cầu như sau:

Một là, tài chính toàn diện thúc đẩy người dân từ không sử dụng dịch vụ ngân hàng chuyển sang sử dụng dịch vụ tài chính chính thức để họ có cơ hội tiếp cận dịch vụ từ tiết kiệm, thanh toán đến tín dụng, bảo hiểm (Hannig and Jansen, 2010).

Hai là, tài chính toàn diện là quá trình đảm bảo tiếp cận dịch vụ tài chính và nhu cầu tín dụng được đáp ứng cho đối tượng yếu hơn như nhóm khách hàng có thu nhập thấp với chi phí hợp lý Những điều này được thể hiện ở khả năng tiếp cận tài khoản ngân hàng như tài khoản tiết kiệm, tiếp cận tín dụng và hệ thống thanh toán qua ngân hàng

3 Phân tích tác động của xu hướng phát triển tài chính toàn diện tới hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng thương mại nhất định

- Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là xu hướng chủ đạo chi phối sự phát triển của ngành ngân hàng trong 10 năm tới, đem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của khu vực tài chính của Việt Nam Quá trình hội nhập sâu rộng sẽ giúp ngành ngân hàng Việt Nam tiếp cận các nguồn vốn từ thị trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng hơn thông qua việc phát hành trái phiếu, niêm yết cổ phiếu trên các thị trường chứng khoán quốc tế để thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài Cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng gay gắt hơn sẽ kéo theo sự ra đời của những sản phẩm tài chính mới, đẩy mạnh phát triển các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền

Trang 10

thống Các TCTD Việt Nam có thể học hỏi được những kinh nghiệm quản lý, kiến thức và công nghệ tài chính hiện đại từ các định chế tài chính nước ngoài cùng với quá trình chuyển giao công nghệ gia tăng mạnh mẽ khi họ tham gia vào thị trường Việt Nam, qua đó nhanh chóng cải thiện được năng lực quản trị ngân hàng, năng lực canh tranh, trình độứng dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến Việc dỡ bỏ các hạn chế hiện tại cho phép các định chế tài chính và công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước và đóng góp lớn vào sự phát triển của các định chế tài chính và các dịch vụ tàichính trong nền kinh tế của Việt Nam Mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng gián tiếp tác động lên hệ thống ngân hàng thông qua sự mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng nền kinh tế.

Tuy nhiên việc mở cửa và hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực cũng mang lại những rủi ro nhất định, sự biến động của thị trường trong nước tăng lên, đòi hỏi các ngân hàng trong nước cũng phải nhanh chóng nâng cao chất lượng hoạt động và khả năng quảntrị điều hành.

- Xu hướng phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi và Châu Á Thái Bình Dương:

Giai đoạn 2001-2010 đánh dấu sự nổi lên của những nền kinh tế lớn mới nổi như Trung Quốc, Ấn Ðộ, Nga và Brazil (còn được gọi tắt là khối BRIC) và khu vực Châu Á Thái Bình Dương Tốc độ tăng trưởng ngoạn mục của những nền kinh tế này trong những nămqua như Trung Quốc với tốc độ trung bình hàng năm là hơn 10%, Nga hơn 7% đã góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, các nền kinh tế mới nổi này dự báo sẽ chiếm hơn 50% tăng trưởng của thế giới trong20 năm tới và sẽ làm đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới, quy mô kinh tế châu Á sẽ vượt nhóm 7 nước công nghiệp lớn (G7) và trở thành khu vực kinh tế lớn nhất thế giới Việc phát triển nhanh của các nền kinh tế này sẽ ảnh hưởng lớn đến thương mại toàncầu và hệ thống ngân hàng thế giới Việc giao dịch, trao đổi buôn bán sẽ không chỉ phụ thuộc vào một đồng tiền duy nhất như trước đây mà sẽ đa dạng hóa đồng tiền của các nước hơn.

- Xu hướng phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế trí thức:

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là xu hướng hình thành và phát triển của nềnkinh tế tri thức đã tạo ra những lực đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của khu vực tài chính trên phạm vi toàn cầu Nhu cầu về các dịch vụ tài chính nói chung và dịch vụ ngân hàng gia tăng mạnh mẽ Cùng với đó là sự cải tổ nhanh chóng về chất lượng của các dịch vụ dựa trên khoa học kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là sự phát triển của mạng lưới công nghệ

Trang 11

thông tin, mạng internet trên toàn cầu đã cho ra đời các dịch vụ ngân hàng hiện đại Trong năm 2012, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tạo nên những bước phát triển đột phá cho dịch vụ ngân hàng sẽ là một xu hướng tất yếu.

4 Nhận xét và kết luận

Sau hơn 60 năm hoạt động, BIDV đã đạt được sự tăng trưởng lớn mạnh trong tổng tài sản, thu nhập của ngân hàng có sự gia tăng không đồng đều, đôi khi chưa tương xứng vớitốc độ tăng trưởng của tổng tài sản.

An toàn tài chính của ngân hàng trong các năm nghiên cứu đa số vẫn còn ở mức độ thấp.Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng so với các ngân hàng đối thủ ở mức tương đối cao nhưng chủ yếu là hiệu quả kỹ thuật.

Trang 12

LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan tiểu luận: “Phân tích và xác định vai trò của các NHTM trong phát triển tài chính toàn diện” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng nhóm chúngem

Các số liệu, thống kê và kết luận nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác.

Chúng em xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Trang 13

Tài liệu tham khảo

mot-so-khuyen-nghi-cho-viet-nam.htm

Ngày đăng: 02/06/2024, 14:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w