1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích phong cách lãnh đạo củaông phạm nhật vượng chủ tịch tập đoànvingroup

31 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về mônhọc này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tài “ Phân tích phong cáchlãnh đạo của ông phạm nhật vượng chủ tịch tập đo

Trang 1

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2024

Môn: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO Lớp: DHTMDT18B - 420300347807GVHD: ThS Võ Điền Chương Thực hiện: Nhóm 6

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 3

Lời đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ThS VõĐiền Chương trong quá trình học tập và tìm hiểu môn Nghệ thuật lãnh đạo,chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, hưỡng dẫn tâm huyết vàtận tình của thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức về mônhọc này để có thể hoàn thành được bài tiểu luận về đề tài “ Phân tích phong cáchlãnh đạo của ông phạm nhật vượng chủ tịch tập đoàn Vingroup”

Trong quá trình làm bài chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót Do đó, chúng em kính mong nhận được những lời góp ý của thầy để bài tiểu luận của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

DANH SÁCH NHÓM 8

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

- Thế kỷ XXI, loài người đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng trong kỹ thuật sinh học và đặc biệt là những biếnđổi trong quan niệm về mối quan hệ người – người trong các quan hệ xã hội, vai trò của con người được đề cao hơn bao giờ hết Ngày nay sẽ không còn đất cho sự tồn tại của một ông giám đốc chỉ biết ngồi chờ đợi khách hàng tới mua bán

HỌ VÀ TÊNMSSVMỨC ĐỘ HOÀNTHÀNH

Save to a Studylist

Trang 5

sản phẩm do doanh nghiệp mình làm ra sẵn mà phớt lờ đi nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng Và cũng không còn những nhà lãnh đạo nào chỉ biết ngồi quát tháo ra lệnh và chờ đợi cấp dưới tuân thủ Như vậy, trong bối cảnh mới của sự phát triển toàn cầu, trong đó Việt Nam đang cần hội nhập đã đặt ra yêu cầu cơ bản đối với việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo và tư duy mới trong công tác lãnh đạo – quản lý Những nhà lãnh đạo – quản lý giỏi của tương lai phải là người có những cái nhìn thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý Họ sẽ phải khai thác được nhiều nhất tài nguyên con người (tức năng lực, trí tuệ, lòng nhiệt tình ) xung quanh họ Để đạt được như vậy thì người lãnhđạo – quản lý phải nắm được trong tay mình một thứ vũ khí quan trọng, đó chính là phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể trong tổ chức Chính vì lẽ đó mànhóm em chọn “Phân tích phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng”

là đề tài cho bài tiểu luận của môn học Nghệ thuật lãnh đạo.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng, hiện là người giàu nhất Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn VinGroup Ông chủ Vingroup hơn một lần có tên trong danh sách 200 người giàu nhất thế giới với khối tài sản tỷ đô Để hiểu được quá trình khởi nghiệp từ khi còn là sinh viên,những gì ông đã mang lại cho tập đoàn Vingroup Những mặt hạn chế trong phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng.

3 Đối tượng nghiên cứu.

- Những phong cách lãnh đạo được ông Phạm Nhật Vượng sử dụng trong suốt quá trình lãnh đạo tập đoàn cà phê Trung Nguyên

4 Phạm vi nghiên cứu

- Những phong cách lãnh đạo điển hình của ông Phạm Nhật Vượng Nghiên cứunhững vấn đề quản trị diễn ra trong tập đoàn Vingroup Nắm được các phương pháp cũng như nghệ thuật lãnh đạo của những người đi trước, từ đó rút ra được những điều cần thiết cho bản thân trong vấn đề quản lý.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu bằng các phương pháp như:Phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử

Trang 6

Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứngPhương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh6 Bố cục

Ngoài mục lục, lời nói đầu, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo đề tài còn có nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phong cách lãnh đạo

Chương 2: Phân tích phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng Chương 3: Nhận xét và Bài học kinh nghiệm rút ra từ ông Phạm Nhật Vượng

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (Theo lý thuyết từ nguồn có mức độ tin cậy cao và được công nhận)

1.1 Các khái niệm1.1.1 Phong cách:

Phong cách vốn được hiểu là những cung cách làm việc, sinh hoạt, những hành động, hành vi, hành xử tạo nên được những nét riêng biệt nhất của mỗi nhóm hoặc mỗi người.

1.1.2 Lãnh đạo

L.W Fry (2003) giải thích lãnh đạo là việc vận dụng các chiến lược quản lý, động viên để tạo động lực thúc đẩy và phát huy tiềm năng của nhân viên cho sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp, sự lãnh đạo đó là một quá trình tương tác xã hội giữa các cá nhân

Theo Koontz và O’Donnell, “Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người sao cho họ cố gắng một cách tự giác và hăng hái thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.”

1.1.3 Nhà lãnh đạo

Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt

Trang 7

động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng.

Còn theo Maxwell định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng

1.2 Chức năng, vai trò lãnh đạo1.2.1 Đối với công ty

Xây dựng chiến lược kinh doanh:

Bằng chuyên môn, kinh nghiệm và kỹ năng của mình, nhà lãnh đạo có thể dựđoán được các cơ hội hoặc rủi ro tiềm ẩn trong tương lai Tầm nhìn ấy cho phépnhà lãnh đạo vạch ra định hướng, lộ trình để đón nhận những cơ hội cũng như cókế hoạch dự phòng cho những rủi ro, khó khăn phía trước Nhờ đó, nhà lãnh đạocó thể xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho doanh nghiệp.

Nhà lãnh đạo phải nghiên cứu kỹ lưỡng về doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, thịtrường, khách hàng mục tiêu để hiểu rõ về bối cảnh chung Sau đó tiến hành phântích, đưa ra những lộ trình phát triển và cân nhắc mọi sự thay đổi nếu có Cuốicùng sẽ tiến hành định hình chiến lược cho doanh nghiệp, tối đa hóa nguồn lựchướng tới mục tiêu chung.

Hoạch định chính sách:

Nhà lãnh đạo cũng có vai trò hoạch định các chính sách cho doanh nghiệp Họ sẽthiết lập những quy tắc phù hợp, yêu cầu mọi người tuân thủ để hoạt động nhómmột cách hiệu quả nhất Thông qua việc hoạch định, các nhà lãnh đạo đồng thờicũng đặt ra cơ chế giúp các thành viên hướng tới những mục tiêu, lợi ích chungcủa tổ chức.

Đại diện pháp lý cho doanh nghiệp

Nhà lãnh đạo thường là những người đứng đầu trong tổ chức Chẳng hạn như chủtịch, giám đốc, CEO, họ có vai trò đại diện về mặt pháp lý cho doanh nghiệp.Nếu có bất kỳ sai phạm nào trong quá trình hoạt động, lãnh đạo sẽ là nhữngngười đầu tiên bị truy tố về trách nhiệm.

1.2.2 Đối với nhân viênĐào tạo, dẫn dắt đội ngũ nhân viên

Nhà lãnh đạo có trách nhiệm điều hành, huấn luyện, hỗ trợ nguồn nhân lực trongtổ chức, thay vì chỉ ra lệnh và yêu cầu họ thực hiện nhiệm vụ Họ phải đảm bảorằng, mọi nhân viên đều có đủ năng lực, kỹ năng cần thiết để thực hiện công

Trang 8

việc, hướng dẫn nhân viên đi đúng lộ trình, hướng tới mục tiêu chung của tổchức Nhà lãnh đạo là những người dám nghĩ dám làm, dám đứng ra chịu mọitrách nhiệm, họ có năng lượng và thu hút mọi người xung quanh Khi nhìn nhậnthấy những người có tố chất, nhà lãnh đạo thậm chí còn có thể rèn luyện để họtrở thành những người thay thế mình trong tương lai.

Tạo ra nguồn năng lượng tích cực

Nhà lãnh đạo phải là người tạo ra nguồn năng lượng cho mỗi thành viên và tậpthể, đây là động lực quan trọng để tạo sự hài lòng cho nhân viên cũng như giữchân họ ở lại, cống hiến lâu dài cho doanh nghiệp.

Khi nhân viên không có định hướng, họ luôn có cảm giác kiệt sức, cạn kiệt nănglượng, stress và dễ cảm thấy tiêu cực trước mọi khó khăn Chính vì vậy, động lựctừ nhà lãnh đạo lúc này sẽ là “sức kéo” cho một tập thể năng động, linh hoạt,luôn nhìn thấy giải pháp trong mọi vấn đề.

Làm cầu nối giữa các nhân viên:

Người lãnh đạo có nhiệm vụ giải thích rõ ràng và cụ thể về các chính sách, quytắc cho từng thành viên, đảm bảo rằng tất cả nhân viên đã hiểu rõ các nội dung vànhững lợi ích chúng mang lại Ngược lại, lãnh đạo cũng cần đề đạt những kỳvọng và yêu cầu của cấp dưới, cũng như giành quyền lợi cho họ trong nhữngxung đột không mong muốn xảy ra trong công việc.

1.3 Các phong cách lãnh đạo tiêu biểu1.3.1 Phong cách độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán (Autocratic leadership) là phong cách đòi hỏi cácnhà lãnh đạo đưa ra quyết định độc lập mà không tìm kiếm ý kiến đóng góp hoặcxem xét ý kiến của người khác Phong cách lãnh đạo này đặc biệt hữu ích trongnhững tình huống đòi hỏi phải kiểm soát và quản lý ngay lập tức các trường hợpkhẩn cấp, thể hiện tính linh hoạt của nó.

Là người quyết định tất cả các phương pháp và quy trình làm việc Hiếm khi cácthành viên trong nhóm được giao phó ý kiến hoặc trách nhiệm quan trọng của họ.Môi trường làm việc có cấu trúc và không linh hoạt.

Khả năng phân tích thông tin của người lãnh đạo và chất lượng thông tin họ nhậnđược là những yếu tố quan trọng quyết định tính hiệu quả của các quyết địnhquản lý Thông thường, những quyết định này rất ngắn gọn và rõ ràng Danh

Trang 9

tiếng và kỹ năng thuyết phục của người lãnh đạo đóng một vai trò quan trọngtrong quá trình ra quyết định quản lý.

Thách thức:

● Tinh thần và thành công của nhóm có thể bị ảnh hưởng tiêu cực khi phongcách lãnh đạo này được sử dụng không phù hợp, khiến các thành viên trongnhóm trải qua cảm giác bị loại trừ, bị đánh giá thấp và không được thừa nhận,dẫn đến việc sử dụng không đúng mức các kỹ năng của họ.

● Sự thiếu động lực và cống hiến có thể là do phong cách lãnh đạo độc đoán,thường ngăn cản sự tham gia và đóng góp của người khác Điều này cuối cùngdẫn đến việc giảm bớt động lực và sự cam kết của nhân viên, đặc biệt là trongmột khoảng thời gian dài.

Ví dụ thực tế:

● Bill Gate - Người sáng lập và chủ tịch Microsoft, Bill Gate được coi là mộttrong những người có ảnh hưởng nhất thế giới Ông được biết đến với phongcách lãnh đạo nghiêm khắc, cầu toàn và không ngại chỉ trích nhân viên khi họkhông đạt yêu cầu Ông cũng ít khi lắng nghe ý kiến của những người xungquanh mình và luôn tin tưởng vào bản thân mình Tuy nhiên, nhờ phong cáchlãnh đạo này, ông đã tạo ra một đế chế công nghệ khổng lồ và làm thay đổi cuộcsống của hàng triệu người.

1.3.2 Phong cách dân chủ

Phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic leadership) hoàn toàn trái ngược vớikiểu lãnh đạo độc đoán Các nhà lãnh đạo dân chủ rất minh bạch, họ cung cấpmọi thông tin cần thiết cho các thành viên để đưa ra quyết định Phong cách nàykhuyến khích tất cả mọi người nêu lên quan điểm, ý tưởng của mình, cùng nhautìm ra giải pháp.

Trang 10

Nền tảng của phương pháp này nằm ở sự giao tiếp mạnh mẽ và liên tục giữa cácnhà lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức Mức độ và chiều sâu của việc traođổi này phụ thuộc vào nhu cầu và đặc điểm cụ thể của quá trình ra quyết địnhtrong phạm vi quản lý Cho dù thông qua một cuộc họp chính thức hay thông quacác cuộc thảo luận cởi mở và chia sẻ thông tin giữa các thành viên, người lãnhđạo cuối cùng đều sử dụng thông tin đầu vào này để đi đến quyết định quản lýcuối cùng.

Người có phong cách lãnh đạo dân chủ là người luôn coi trọng các cuộc thảoluận nhóm, ưu tiên sự sáng tạo và đổi mới cũng như tập trung vào sự phát triển.Các nhà lãnh đạo dân chủ thường là những người giỏi hòa giải, linh hoạt và dànhnhiều thời gian để xem xét ý kiến đóng góp của người khác trong các quyết địnhcuối cùng của họ

Ưu điểm:

● Khiến mỗi cá nhân cảm thấy mình là một thành viên có giá trị trong tổ chức,nhờ đó khuyến khích sự sáng tạo, tin tưởng, được học hỏi lẫn nhau và tinh thầntích cực của nhóm

● Tạo một mối quan hệ tốt đẹp giữa nhà lãnh đạo đối với nhân viên.

● Việc tham gia vào các buổi brainstorming cho phép các cá nhân tiếp cận côngviệc từ nhiều góc độ khác nhau, thúc đẩy động lực, năng suất và sự tham gia tíchcực.

● Nhờ các cuộc thảo luận hiệu quả, vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng.

● Lãnh đạo dân chủ không thực sự linh hoạt trong môi trường đòi hỏi phải raquyết định nhanh chóng.

Ví dụ thực tế:

● Sự lãnh đạo của CEO Apple – Tim Cook cũng được xem là một minh chứngtiêu biểu của phong cách dân chủ Khi ý tưởng về iWatch bắt đầu hình thành,

Trang 11

Tim Cook đã chọn ít tham gia vào các chi tiết kỹ thuật và giao nhiệm vụ cho cácthành viên tin cậy trong nội các của mình Nhân viên của hãng “Táo khuyết”cũng đánh giá ông là người chu đáo, tận tình và có mối quan hệ tốt đẹp với mọingười trong công ty.

1.3.3 Phong cách lãnh đạo tự do

Lãnh đạo ủy quyền (Laissez-faire leadership) tức là người lãnh đạo ủy quyền vàtrách nhiệm cho các nhân viên để họ đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề, chophép họ tự quản lý và tự chịu trách nhiệm trong việc hoàn thành các tác vụ và đạtđược mục tiêu mà nhà lãnh đạo giao phó Tuy nhiên nhà lãnh đạo đó vẫn phảichịu mọi trách nhiệm về nhóm của mình.

Những nhà lãnh đạo lựa chọn phong cách lãnh đạo này có xu hướng chỉ cung cấpthông tin và hiếm khi tham gia vào các hoạt động nhóm Các nhà lãnh đạo tồn tạichủ yếu để truyền đạt thông tin và hiếm khi sử dụng quyền lãnh đạo.

Đặc điểm tâm lý chính của phong cách này là nhấn mạnh vào tính cá nhân, sựhợp tác và trách nhiệm hạn chế Những người áp dụng phong cách lãnh đạo nàycó thể có kỹ năng kỹ thuật rất cao hoặc họ có thể có kỹ năng kỹ thuật rất hạn chếnhưng lại có địa vị cao.

Phong cách này thường phù hợp với những doanh nghiệp có đội ngũ giàu kinhnghiệm Những nhà lãnh đạo có phong cách này thường thoải mái với những sailầm và ưu tiên quyền tự do lựa chọn tại nơi làm việc.

Ưu điểm:

● Thúc đẩy sự sáng tạo và trao quyền cho các thành viên trong nhóm tham giavà thực hành nhiều hơn, giúp cải thiện kỹ năng và phát triển chuyên môn của họ ● Phong cách này không cần nhiều chỉ đạo, hướng dẫn từ các nhà lãnh đạo Điềunày một phần cũng mang lại cho nhân viên động lực và trách nhiệm để làm việchiệu quả nhất.

Thách thức

● Việc thiếu đào tạo, giám sát cũng có thể hạn chế trong cách thức giải quyếtvấn đề của thành viên trong nhóm và dẫn đến thất bại, đặc biệt là những ngườimới và cần được hỗ trợ nhiều hơn.

● Nếu người lãnh đạo không kiểm soát tình hình và không can thiệp đúng lúc, tổchức có thể chịu tổn thất nghiêm trọng.

Trang 12

Ví dụ thực tế:

· Phong cách lãnh đạo tự do của ông Phạm Nhật Vượng là việc ông tạo ra mộtmôi trường làm việc cởi mở, khuyến khích nhân viên đưa ra ý kiến, đóng gópcho sự phát triển của doanh nghiệp Tại Vingroup, nhân viên được phép tham giavào các cuộc họp quan trọng, được phát biểu ý kiến, thậm chí thách thức nhữngquyết định của lãnh đạo Ông Vượng luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên, và sẵnsàng thay đổi kế hoạch nếu cần thiết.

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phong cách lãnh đạo1.4.1 Môi trường làm việc

Môi trường làm việc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách lãnh đạo của nhà quản lý Bởi vì một môi trường làm việc tốt, đề cao tính năng động và sáng tạo thì việc áp dụng phong cách lãnh đạo dân chủ để có thể lắng nghe nhiều hơn ý kiến của các nhân viên là điều vô cùng cần thiết Phần lớn nhà lãnh đạo thường áp dụng lại phong cách làm việc từ môi trường trước đó cho môi trường hiện tại của công ty Lý do hình thành nên điều này chính là nằm ở vấn đề “thói quen”, nó rất khó thay đổi.

1.4.2 Tâm lý nhà lãnh đạo

Một nhà lãnh đạo đã có kinh nghiệm thường sẽ có tâm lý thoải mái khi đảm nhậnchức vụ lãnh đạo Ngược lại, nếu một nhà lãnh đạo không thể phát huy hết thế mạnh của mình thì sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên Trongthời gian đầu khi mới làm quen, phần lớn các nhà lãnh đạo bị ảnh hưởng tâm lý rất nhiều Điều đó khiến họ không dám bộc lộ toàn bộ phong cách lãnh đạo của bản thân Tuy nhiên, càng làm việc lâu dài thì họ mới bắt đầu thể hiện hết phong cách lãnh đạo vốn có của họ.

1.4.3 Trình độ và năng lực của nhà lãnh đạo

Trình độ và năng lực của một nhà lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọnphong cách lãnh đạo của người đó Nếu nhà lãnh đạo là người có chuyên môn cao thì thường sẽ lãnh đạo theo phong cách độc đoán và muốn nhân viên nghe theo ý kiến chủ quan của mình Và ngược lại, nếu nhà quản lý là người chỉ có khả năng chuyên môn vừa phải thì thường sẽ lắng nghe ý kiến từ nhân viên cấp dưới thay vì tự mình quyết định tất cả.

1.4.4 Trình độ và năng lực của đội ngũ nhân viên

Trang 13

Trình độ và năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo Nếu đội ngũ nhân viên đã sở hữu kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ vững chắc thì nhà lãnh đạo chỉ cần giao việc và cho lời khuyên khi cần thiết.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA PHẠM NHẬT VƯỢNG

2.1 Sơ lược về Phạm Nhật Vượng2.1.1 Tiểu sử (Xuất thân, tính cách, )Xuất thân và gia đình

Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội,nguyên quán Hà Tĩnh Cha Phạm Nhật Vượng là Phạm Nhật Quang - một quân nhân, phục vụ trong lực lượng Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Mẹ ông bán trà rong trên phố.Phạm Nhật Quang tập kết ra Bắc và lấy vợ là người gốc làng Hạ Trang, Bát Trang, An Lão, Hải Phòng Sau đó ông bà định cư tại Hà Nội, rồi lần lượt sinh 3 người con tại đây.

Tính cách

Phạm Nhật Vượng được miêu tả là một người rất kiên nhẫn, quyết đoán và tận tâm với công việc Ông có tầm nhìn chiến lược rõ ràng và khả năng lãnh đạo mạnh mẽ Ông được biết đến là người rất sáng tạo, luôn tìm kiếm cách tiếp cận đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực kinh doanh của mình.Dù thành công và giàu có, Phạm Nhật Vượng không bao giờ quên giá trị của sự khiêm tốn và lòng biết ơn Ông luôn coi trọng mối quan hệ và tôn trọng nhân viên và đối tác Ông cũng rất đam mê về việc đóng góp cho cộng đồng và thườngxuyên thực hiện các hoạt động từ thiện và xã hội.

Học vấn

Năm 1987, sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhờ những thành tích học tập xuất sắc, ông đã thi đỗ chương trình du học ở Moskva (Nga) tại Đại học Thăm dò Địa chấtLiên bang Nga, tiếp tục theo ngành Kinh tế Địa chất

Tài sản

Trang 14

Theo thống kê mới nhất của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang sở hữu tổng số cổ phiếu trực tiếp và gián tiếp sở hữu lên gần 2,16 triệu, tương đương khối tài sản hơn 137.330 tỷ đồng (xấp xỉ 5,9 tỷ USD).

Sự nghiệp

Trở về Việt Nam sau khi bán lại nhà máy thức ăn nhanh ở Ukraina, ông Vượng tiến hành mở rộng khai thác đảo hoang sơ tại Nha Trang thành quần đảo nghỉ dưỡng đầu tiên tại Việt Nam Chính thức mở màn cho hàng loạt các dự án đầu tư khủng của Vinpearl (tiền thân của tập đoàn Vingroup sau này)

Ngày 25/7/2001: Thành lập Công ty cổ phần Vinpearl chuyên đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng.

Tháng 5/2002: Đổi tên công ty Technocom thành Công ty cổ phần Vingroup và chuyển trụ sở từ Ukraina về Hà Nội Năm 2010, chuyển nhượng thành công dây chuyền sản xuất thức ăn sẵn cho công ty Nestle Thụy Sĩ với giá 150 triệu USD.Năm 2012: Tiến hành sáp nhập Vinpearl và Vingroup thành Tập đoàn Vingroup với số vốn điều lệ lên đến hơn 5.000 tỷ đồng và chính thức mở rộng kinh doanh ởcác lĩnh vực bất động sản(Vingroup), giải trí (Vinhomes), y tế (Vinmec) và giáo dục chất lượng cao (Vinschool).

Từ năm 2014 cho đến nay, chủ tịch tập đoàn Vingroup liên tục lọt vào top bầu chọn những người giàu nhất thế giới của Forbes với việc sở hữu khối tài sản hơn 2,2 tỷ USD, nắm giữ hơn 591 triệu cổ phần của công ty

2.1.2 Những đóng góp của Phạm Nhật Vượng- Đối với doanh nghiệp

Đầu tư đa ngành: Phạm Nhật Vượng đã đưa Vingroup thành một tập đoàn đa

ngành, từ bất động sản, dịch vụ giáo dục, sản xuất ô tô và điện tử đến năng lượng Điều này giúp tạo ra một hệ sinh thái kinh tế đồng bộ và ổn định.

Tạo ra những dự án lớn: Với những dự án như Vinhomes, Vincom,VinSmart

và VinFast, Phạm Nhật Vượng đã đưa ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đồng thời tạo ra những cơ hội việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển: Với việc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và

phát triển, Vingroup đã tạo ra những sản phẩm và công nghệ mới, đặt nền móng cho sự đổi mới và cạnh tranh toàn cầu.

Trang 15

Mở rộng quốc tế: VinFast, công ty con của Vingroup, đã đưa sản phẩm ô tô và

xe máy của Việt Nam ra thị trường quốc tế, mở rộng sự hiện diện và định vị thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Tạo ra cơ hội việc làm: Với quy mô kinh doanh lớn, Vingroup đã tạo ra nhiều

cơ hội việc làm cho người lao động trong và ngoài nước, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

- Đối với xã hội

Hỗ trợ Giáo dục:Xây dựng và tài trợ nhiều trường học và viện nghiên cứu chất

lượng, giúp cung cấp cơ hội giáo dục tốt cho cộng đồng.

Y Tế và Phúc lợi xã hội:

Theo Forbes, ông chủ Tập đoàn Vingroup, Phạm Nhật Vượng có những đóng góp đáng kể trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.Kể từ năm ngoái, tỷ phú giàu nhất Việt Nam đã quyên góp hơn 320 triệu USD (tương đương 7.360 tỷ đồng) để hỗ trợ công tác phòng chống dịch.

Trong chín tháng đầu năm 2021, nhóm bất động sản, ô tô và công nghệ đã đóng góp riêng 45 triệu USD (hơn 1.000 tỷ đồng) cho Quỹ Thiện Tâm - Kind Heart Foundation do ông Vượng thành lập năm 2006.

Theo con số được Tập đoàn Vingroup công bố, trong năm 2021 Tập đoàn đã tài trợ gần 9.400 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19, bao gồm chi phí sản xuất máy thở và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine.

Trước đó, trong năm 2020, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã góp 77 triệu USD (hơn 1.770 tỷ đồng) thông qua Quỹ Thiện Tâm để tài trợ cho các chương trình thiện nguyện trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế Trong đó, 55 triệu USD (hơn 1.260tỷ đồng) được sử dụng vào hoạt động cứu trợ Covid-19.

Xây dựng cơ sở hạ tầng cho cộng đồng:Đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng như

đường xá, cầu cống, giúp cải thiện điều kiện sống và kết nối giữa các khu vực.

Phát triển nông thôn và đối tác nông dân:Hỗ trợ nông dân và phát triển nông

thôn thông qua các chương trình và dự án hỗ trợ nông nghiệp, nâng cao năng suấtvà thu nhập cho cộng đồng nông dân.

Thực hiện các dự án môi trường:Hỗ trợ các dự án bảo vệ môi trường và phát

triển bền vững, như các dự án điện năng lượng tái tạo và giảm lượng rác thải.

2.2 Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w