Phân tích phong cách lãnh đạo của chủ tịch Phạm Nhật Vượng - Tập đoàn Vingroup: Phong cách lãnh đạo tự do

MỤC LỤC

Phong cách lãnh đạo tự do

Lãnh đạo ủy quyền (Laissez-faire leadership) tức là người lãnh đạo ủy quyền và trách nhiệm cho các nhân viên để họ đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề, cho phép họ tự quản lý và tự chịu trách nhiệm trong việc hoàn thành các tác vụ và đạt được mục tiêu mà nhà lãnh đạo giao phó. Những nhà lãnh đạo lựa chọn phong cách lãnh đạo này có xu hướng chỉ cung cấp thông tin và hiếm khi tham gia vào các hoạt động nhóm. Các nhà lãnh đạo tồn tại chủ yếu để truyền đạt thông tin và hiếm khi sử dụng quyền lãnh đạo.

Đặc điểm tâm lý chính của phong cách này là nhấn mạnh vào tính cá nhân, sự hợp tác và trách nhiệm hạn chế. Những người áp dụng phong cách lãnh đạo này có thể có kỹ năng kỹ thuật rất cao hoặc họ có thể có kỹ năng kỹ thuật rất hạn chế nhưng lại có địa vị cao. Những nhà lãnh đạo có phong cách này thường thoải mái với những sai lầm và ưu tiên quyền tự do lựa chọn tại nơi làm việc.

● Thúc đẩy sự sáng tạo và trao quyền cho các thành viên trong nhóm tham gia và thực hành nhiều hơn, giúp cải thiện kỹ năng và phát triển chuyên môn của họ. Điều này một phần cũng mang lại cho nhân viên động lực và trách nhiệm để làm việc hiệu quả nhất. ● Việc thiếu đào tạo, giám sát cũng có thể hạn chế trong cách thức giải quyết vấn đề của thành viên trong nhóm và dẫn đến thất bại, đặc biệt là những người mới và cần được hỗ trợ nhiều hơn.

● Nếu người lãnh đạo không kiểm soát tình hình và không can thiệp đúng lúc, tổ chức có thể chịu tổn thất nghiêm trọng. Tại Vingroup, nhân viên được phép tham gia vào các cuộc họp quan trọng, được phát biểu ý kiến, thậm chí thách thức những quyết định của lãnh đạo.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định phong cách lãnh đạo 1 Môi trường làm việc

Tâm lý nhà lãnh đạo

Ông Vượng luôn lắng nghe ý kiến của nhân viên, và sẵn sàng thay đổi kế hoạch nếu cần thiết.

Trình độ và năng lực của đội ngũ nhân viên

Trình độ và năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo. Nếu đội ngũ nhân viên đã sở hữu kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ vững chắc thì nhà lãnh đạo chỉ cần giao việc và cho lời khuyên khi cần thiết.

PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA PHẠM NHẬT VƯỢNG

Những đóng góp của Phạm Nhật Vượng - Đối với doanh nghiệp

Đầu tư đa ngành: Phạm Nhật Vượng đã đưa Vingroup thành một tập đoàn đa ngành, từ bất động sản, dịch vụ giáo dục, sản xuất ô tô và điện tử đến năng lượng. Tạo ra những dự án lớn: Với những dự án như Vinhomes, Vincom,VinSmart và VinFast, Phạm Nhật Vượng đã đưa ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đồng thời tạo ra những cơ hội việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia. Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển: Với việc đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển, Vingroup đã tạo ra những sản phẩm và công nghệ mới, đặt nền móng cho sự đổi mới và cạnh tranh toàn cầu.

Mở rộng quốc tế: VinFast, công ty con của Vingroup, đã đưa sản phẩm ô tô và xe máy của Việt Nam ra thị trường quốc tế, mở rộng sự hiện diện và định vị thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới. Tạo ra cơ hội việc làm: Với quy mô kinh doanh lớn, Vingroup đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trong và ngoài nước, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Theo Forbes, ông chủ Tập đoàn Vingroup, Phạm Nhật Vượng có những đóng góp đáng kể trong công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 tại Việt Nam.Kể từ năm ngoái, tỷ phú giàu nhất Việt Nam đã quyên góp hơn 320 triệu USD (tương đương 7.360 tỷ đồng) để hỗ trợ công tác phòng chống dịch.

Theo con số được Tập đoàn Vingroup công bố, trong năm 2021 Tập đoàn đã tài trợ gần 9.400 tỷ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19, bao gồm chi phí sản xuất máy thở và nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine. Trước đó, trong năm 2020, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã góp 77 triệu USD (hơn 1.770 tỷ đồng) thông qua Quỹ Thiện Tâm để tài trợ cho các chương trình thiện nguyện trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho cộng đồng:Đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, giúp cải thiện điều kiện sống và kết nối giữa các khu vực.

Phát triển nông thôn và đối tác nông dân:Hỗ trợ nông dân và phát triển nông thôn thông qua các chương trình và dự án hỗ trợ nông nghiệp, nâng cao năng suất và thu nhập cho cộng đồng nông dân. Thực hiện các dự án môi trường:Hỗ trợ các dự án bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, như các dự án điện năng lượng tái tạo và giảm lượng rác thải.

Phong cách lãnh đạo của Phạm Nhật Vượng

    Phong cách lãnh đạo của ông (Phong cách lãnh đạo chính) Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân thành công và là chủ tịch của tập đoàn Vingroup, một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất tại Việt Nam. Chính vì vậy, ông luôn chú trọng đến cách đối xử với nhân viên, ông được khắc họa là vị lãnh đạo hòa đồng khi tham gia hoạt động thể thao với nhân viên, luôn quan tâm đến đời sống của nhân viên. Để nói về tinh thần không ngừng học hỏi đối thủ của mình, Phạm Nhật Vượng đã từng chia sẻ rằng ông luôn đam mê với những gì bản thân mình làm, những lĩnh vực mà ông chưa có kinh nghiệm như giáo dục, y tế thì ông có thể học hỏi.

    Phong cách lãnh đạo dân chủ giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, trong đó mọi người cảm thấy được tôn trọng, động viên và đóng góp vào sự phát triển của tổ chức. Song hành với phong cách lãnh đạo dân chủ, ông Phạm Nhật Vượng cũng rất ưa chuộng sử dụng phong cách lãnh đạo tự do, một phần vì hai phong cách lãnh đạo này có nhiều điểm tương đồng, một phần phong cách lãnh đạo tự do phù hợp với phong cách cá nhân cũng như trong thời đại hiện nay. Ông Phạm Nhật Vượng là một nhà lãnh đạo tự do, luôn tin tưởng vào khả năng của nhân viên và tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, cho phép nhân viên tự do phát triển và sáng tạo.

    Bên cạnh đó, mặc dù phong cách độc đoán không được Phạm Nhật Vượng sử dụng nhiều nhưng trong một số trường hợp cụ thể của doanh nghiệp, nhưng phong cách này lại mang đến lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Đây là những quyết định táo bạo, vì Vingroup không có kinh nghiệm trong những lĩnh vực này.Tuy nhiên, ông Phạm Nhật Vượng tin rằng đây là những lĩnh vực có tiềm năng lớn và có thể giúp Vingroup phát triển vượt trội. Nhờ thái độ quyết đoán khi quyết định dừng sản xuất xe xăng để tập trung vào xe điện mã xe điện Vinfast đang dần chinh phục được khách hàng trong nước và cả thị trường khó tính bậc nhất thế giới là Mỹ, bắt VINGROUP kịp xu hướng sử dụng "năng lượng sạch" hiện nay.

    - Tháng 3/2021, ra mắt mô hình bán hàng O2O, showroom xe máy điện kết hợp trung tâm trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ Vin3S trên toàn quốc, khai trương đồng loạt 64 showroom đầu tiên; được trao giải “Mẫu xe được yêu thích nhất” ở cả 3 phân khúc trong giải thưởng “Xe của năm 2021” tại Việt Nam, do thành viên cộng đồng Otofun và OtoSaigon bình chọn; ngoài ra, công ty còn khai trương và vận hành Green Bus xe buýt điện đầu tiên tại Việt Nam; mở đặt hàng trướng mẫu ô tô điện đầu tiên tại Việt Nam VF e34. Dù có những ý kiến khác nhau, không thể phủ nhận rằng ông Phạm Nhật Vượng đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam và tạo ra nhiều cơ hội việc làm. Trong một bài phỏng vấn, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng chia sẻ: “Hồi ông Vượng làm bất động sản, tôi không thích, nhưng sau này khi Vingroup chuyển sang một số lĩnh vực khác, tôi đã quan sát trong một thời gian dài.

    Theo bà Lê Thị Thu Thủy – CEO của Vingroup cho biết ông Phạm Nhật Vượng là một người rất giản dị và khiêm tốn, ông luôn thôi thúc ban lãnh đạo công ty phải tự học mỗi ngày, không được hài lòng thỏa mãn với những gì đã làm được.