1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài lý thuyết phong cách lãnh đạo coachingstyle selling style trao đổi của hersey và blanchard

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Lý thuyết phong cách lãnh đạo Coaching style selling style của Hersey vàBlanchard đáp ứng xu hướng này bằng cách tập trung vào việc phát triển và tối ưu hóakhả năng của cá nhân, thúc đẩy

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO

Đề tài: Lý thuyết phong cách lãnh đạo Coaching

style (selling style) trao đổi của Hersey và Blanchard

Giảng viên: Đặng Minh Thu Nhóm thực hiện: Nhóm 3 Lớp: DHLH18C

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2024

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Nguyễn Hoàng Gia Linh 22729101

Trần Thị Thanh Tuyền 21072511

Lê Hoàng Tuyết Loan 21088181

Phạm Thị Hồng Gấm 21046171

Bùi Cảnh Kỳ Duyên 22726821

Hồ Nguyễn Sim Ca 22652391

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Cấu trúc của đề tài 5

PHẦN NỘI DUNG 5

1 Lý thuyết phong cách lãnh đạo Coaching style (selling style) trao đổi của Hersey và Blanchard 5

2 Ví dụ thực tiễn chứng minh một nhà lãnh đạo đã thực hiện phong cách Coaching style (selling style) trao đổi của Hersey và Blanchard 6

2.1 Tổng quan về Microsoft 6

2.2 Giới thiệu sơ lược về Satya Nadella - CEO của Microsoft 6

2.3 Thực trạng công ty Microsoft khi Satya Nadella lên chức CEO 6

2.4 Phân tích phong cách lãnh đạo của Satya Nadella 8

2.5 Nhận xét và đánh giá 9

3 Những đề xuất để hoàn thiện phong cách lãnh đạo của Satya Nadella 12

PHẦN KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép tất cả các thành viên nhóm 3 được bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Đặng Minh Thu – người đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu về chủ đề này Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo tận tình của thầy nên chủ đề nghiên cứu của chúng em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp Bài tiểu luận được thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tuần Bước đầu đi vào thực tế chúng em đã gặp phải những hạn chế nhất định như thời gian nghiên cứu và thu thập tài liệu có giới hạn, cũng như

sự thiếu kinh nghiệm và hiểu biết hạn chế về lĩnh vực nghiên cứu của chúng em Bên cạnh đó, vấn đề mà chúng em tập trung nghiên cứu cũng rất phong phú và phức tạp, bao gồm nhiều quy trình và các khía cạnh khác nhau

Chính vì thế, dù đã cố gắng hết sức để hoàn thiện tiểu luận, chúng em biết rằng

sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Do đó, chúng em rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ phía thầy để có thể cải thiện và hoàn thiện bài tiểu luận của chúng em tốt hơn nữa Sự phản hồi và đề xuất từ thầy sẽ không chỉ giúp chúng em cải thiện chất lượng bài tiểu luận mà còn tạo điều kiện để chúng em bổ sung cũng như nâng cao ý thức của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ và chỉ dẫn của thầy trong suốt quá trình học tập

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh thế giới ngày nay đang chứng kiến sự biến động không ngừng

và sự phức tạp ngày càng tăng về mặt kinh tế, xã hội và công nghệ, việc áp dụng phong cách lãnh đạo hiệu quả là điều cần thiết để đối mặt với các thách thức đang diễn ra Lý thuyết phong cách lãnh đạo Coaching style (selling style) của Hersey và Blanchard đáp ứng xu hướng này bằng cách tập trung vào việc phát triển và tối ưu hóa khả năng của cá nhân, thúc đẩy sự tự chủ và trách nhiệm, từ đó tạo ra một môi trường làm việc tích cực và sáng tạo Đồng thời, lý thuyết của Hersey và Blanchard về phong cách lãnh đạo Coaching cung cấp một cách tiếp cận toàn diện và thực tiễn để phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản lý Do đó, nghiên cứu về chủ đề này sẽ mang lại giá trị lớn trong việc nâng cao hiểu biết và thực hành lãnh đạo hiệu quả trong môi trường công việc, học tập và định hướng sau khi tìm hiểu đề tài này

2 Mục đích nghiên cứu

Làm và hiểu rõ về lý thuyết phong cách lãnh đạo Coaching (selling style) của Hersey và Blanchard

Từ ví dụ thực tiễn một nhà lãnh đạo thực hiện phong cách lãnh đạo trao đổi, chúng ta phân tích khách quan để thấy được ưu điểm và nhược điểm

Rút ra những bài học và đưa ra những đề xuất cụ thể góp phần hoàn thiện phong cách lãnh đạo trao đổi

3 Đối tượng nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu vào lý thuyết phong cách lãnh đạo Coaching (selling style) của Hersey và Blanchard, bao gồm cách áp dụng và ảnh hưởng của nó trong tổ chức Đồng thời, chúng em cũng sẽ nghiên cứu về thực trạng công ty Microsoft và phong cách lãnh đạo của CEO Satya Nadella

4 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu bao gồm lý thuyết, thực trạng của phong cách lãnh đạo Coaching (selling style) của Hersey và Blanchard đối với hiệu suất làm việc và sự

Trang 6

phát triển cá nhân, tổ chức, cũng như việc áp dụng phong cách này trong các lĩnh vực

đa dạng khác

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích và tổng hợp

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài mục lục, lời cảm ơn, phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận còn có nội dung gồm 3 chương:

1 Lý thuyết phong cách lãnh đạo Coaching style (selling style) trao đổi của Hersey và Blanchard

2 Ví dụ thực tiễn chứng minh một nhà lãnh đạo đã thực hiện phong cách Coaching style (selling style) trao đổi của Hersey và Blanchard

3 Những đề xuất để hoàn thiện phong cách lãnh đạo của Satya Nadella

PHẦN NỘI DUNG

1 Lý thuyết phong cách lãnh đạo Coaching style (selling style) trao đổi của Hersey và Blanchard

Phong cách lãnh đạo trong Coaching style (selling style) trao đổi là một trong bốn phong cách lãnh đạo trong Mô hình Hersey và Blanchard Phong cách này được đặc trưng bởi một nhà lãnh đạo định hướng công việc cao, định hướng quan hệ cao Trong phong cách này thì Leader (người lãnh đạo) bên cạnh việc giao nhiệm vụ cụ thể, sẽ dành thêm thời gian trao đổi sâu hơn về định hướng cũng như giải thích các quyết định của mình với các thành viên, đồng thời họ còn cung cấp sự hỗ trợ cũng như tạo điều kiện để phát triển kỹ năng cá nhân của nhân viên Phong cách lãnh đạo này có hiệu quả trong những tình huống mà các Follower (người theo dõi) chưa nắm bắt được công việc và không có kinh nghiệm nhưng họ có sự tự tin và thái độ học hỏi tốt Điển hình là những người có thể mới bắt đầu vào công việc, người nhận việc thường chưa nắm bắt công việc và có tâm lí vỡ mộng vì những khó khăn mà họ gặp phải khi bắt tay vào việc thực tế do còn thiếu kinh nghiệm, trình độ công việc còn thấp chưa thể làm chủ công việc nhưng họ có sự tự tin, khả năng thích thú và tinh thần nhiệt tình học hỏi Vì vậy, họ cần được hướng dẫn để phát huy hết tiềm năng của mình

Trang 7

2 Ví dụ thực tiễn chứng minh một nhà lãnh đạo đã thực hiện phong cách Coaching style (selling style) trao đổi của Hersey và Blanchard

2.1 Tổng quan về Microsoft

Microsoft là tập đoàn đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Redmond, Washington Doanh nghiệp chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ diện rộng các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến máy tính Người sáng lập của Microsoft là Bill Gates và Paul Allen vào ngày 04/04/1975.Tính theo doanh thu, tập đoàn Microsoft là hãng sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft hiện nay đã có chi nhánh tại hơn 90 quốc gia trên thế giới Nhờ đó, đã tạo việc làm cho nhiều lao động trên khắp thế giới Hơn 40 năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp này đã thiết lập được nền tảng vững chắc cho sự tồn tại bền vững Microsoft hoạt động với sứ mệnh "Mang đến cho mỗi cá nhân và tổ chức trên thế giới sức mạnh để đạt được nhiều hơn nữa"

2.2 Giới thiệu sơ lược về Satya Nadella, CEO của Microsoft

Satya Narayana Nadella sinh ngày 19 tháng 8 năm 1967 tại Hyderabad, Ấn Độ Niềm đam mê công nghệ và sự tò mò của Nadella đã bộc lộ ngay từ khi còn nhỏ, được thúc đẩy bởi tình yêu dành cho môn cricket và niềm đam mê sâu sắc với những khả năng của thế giới kỹ thuật số Nadella đến Mỹ vào cuối những năm 1980 để theo học Thạc sĩ Khoa học máy tính tại Đại học Wisconsin-Milwaukee, sau đó nhận bằng MBA tại Trường Kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago danh tiếng Trước khi được bổ nhiệm làm CEO, Nadella nắm giữ nhiều vị trí quan trọng khác nhau trong Microsoft, bao gồm cả phó chủ tịch điều hành nhóm Clould và Enterprise của công ty Việc ông lên nắm cương vị CEO đã đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong định hướng của Microsoft, phù hợp với thời đại công nghệ ngày càng hiện đại

2.3 Thực trạng công ty Microsoft khi Satya Nadella lên chức CEO

Vào tháng 2 năm 2014, Satya Nadella trở thành CEO thứ ba của Microsoft, kế nhiệm Steve Ballmer, người đã lãnh đạo công ty trong 14 năm Nadella nắm quyền vào một thời điểm quan trọng đối với Microsoft, khi công ty đang phải vật lộn để thích ứng với bối cảnh công nghệ đang thay đổi nhanh chóng và phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các công ty như Apple và Google Hoạt động kinh doanh cốt lõi của Microsoft vẫn dựa trên việc bán phần mềm máy tính để bàn như Windows

Trang 8

và Office, nhưng người tiêu dùng và doanh nghiệp đang ngày càng chuyển sang thiết

bị di động và các dịch vụ dựa trên đám mây Hơn thế nữa, phương pháp quản lý của công ty lúc này chỉ chú trọng hơn vào việc kiểm soát và tuân thủ các quy trình nghiêm ngặt hơn là động viên và phát triển nhân viên Nhân viên của Microsoft tại khắp nơi thì liên tục tranh luận về các dự án của công ty Từ đó, Microsoft đã đánh mất niềm tin của cả khách hàng lẫn các nhà phát triển Không chỉ vậy, giá cổ phiếu của công ty đã không thay đổi trong hơn một thập kỷ và nhiều nhà phân tích đang đặt câu hỏi về khả năng đổi mới và cạnh tranh của Microsoft trong kỷ nguyên công nghệ mới

Để khắc phục những điều này, Satya Nadella nhanh chóng nhận ra cần phải thay đổi từ các chiến lược, sản phẩm hay dịch vụ kinh doanh cho đến văn hóa làm việc Dưới sự lãnh đạo của Satya Nadella, Microsoft đã chuyển đổi từ sản phẩm phần mềm truyền thống sang các dịch vụ điện toán đám mây, như Microsoft Azure Hơn thế nữa, một trong những động thái táo bạo đầu tiên của ông là thay đổi sứ mệnh lỗi thời của Microsoft từ "một chiếc máy tính trên mỗi bàn làm việc của mọi nhà thành

"mang đến cho mỗi cá nhân và tổ chức trên thế giới sức mạnh để đạt được nhiều hơn nữa" Điều này đã tạo ra sự đột phá lớn về nguồn lợi nhuận và tăng trưởng cho công

ty Để lấy lại động lực và củng cố lại vị thế của Microsoft trên thị trường trong bối cảnh mới, doanh nghiệp đã phải từ bỏ phong cách lãnh đạo lâu đời để thay vào đó bằng tư duy cầu tiến, nhấn mạnh đến việc không ngừng học hỏi và chấp nhận rủi ro giữa tất cả nhân viên Nói cách khác, các nhà điều hành doanh nghiệp cần trở thành

“học trò” hơn là chuyên gia Ngoài ra, ông còn thường xuyên trao dồi ý tưởng với đội ngũ nhân viên của mình qua email và lắng nghe thật sâu sắc những phản hồi của họ Không chỉ vậy, Nadella còn thường xuyên đặt những câu hỏi mang tính hướng dẫn và luôn cố gắng hỗ trợ thay vì là phán xét Ông khuyến khích mọi người cởi mở về những sai lầm của họ và trưởng thành hơn nhờ việc rút ra bài học từ chúng Sự chuyển biến từ mô hình quản lý kiểm soát đến mô hình lãnh đạo huấn luyện dưới sự lãnh đạo của Satya Nadella đã mang lại một môi trường làm việc tích cực, động viên và sáng tạo hơn cho nhân viên tại Microsoft Điều này đã thúc đẩy sự phát triển cá nhân và thành công của cả công ty Sự lãnh đạo của Nadella đã có tác động đáng kể đến hiệu quả hoạt động của Microsoft trong nhiều năm qua Kể từ khi ông trở thành CEO, giá

cổ phiếu của Microsoft đã tăng hơn gấp ba lần và vốn hóa thị trường của công ty đã

Trang 9

tăng hơn 1 nghìn tỷ USD Microsoft hiện là một trong những công ty có giá trị nhất trên thế giới và được công nhận là một trong những công ty sáng tạo nhất trong ngành công nghệ

2.4 Phân tích phong cách lãnh đạo của Satya Nadella

Giám đốc điều hành Satya Nadella đã hồi sinh và hỗ trợ thành công một Microsoft trước đây bị coi là “lỗi thời” trở thành công ty có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất thế giới bằng cách tận dụng phong lãnh đạo coaching style (selling style) trao đổi của Hersey và Blanchard vào trong sự nghiệp huấn luyện của mình, thể hiện qua việc ông ấy đã:

a Tạo cơ hội cho nhân viên tham gia vào quá trình lên ý tưởng

Sự thay đổi của Microsoft dưới thời Nadella được nhận thấy trong môi trường làm việc ở Microsoft, đó là sự tích cực, hứng khởi và tươi vui Nadella đã từng nói:

"Người đứng đầu tạo ra năng lượng" Satya Nadella tin tưởng mạnh mẽ rằng một trong những trách nhiệm quan trọng của người lãnh đạo là tạo ra và chia sẻ những thông điệp truyền cảm hứng thường xuyên để thúc đẩy hành động của nhân viên Để đạt được mục tiêu này, ông thường xuyên liên lạc với hơn 160.000 nhân viên của Microsoft trên khắp thế giới để giải thích ý tưởng đến toàn bộ nhân viên và khuyến khích họ đưa ra phản hồi cũng như đảm bảo toàn bộ công ty nhận thức rõ ràng về kế hoạch mới Bằng cách kết nối với nhân viên theo cách này Ông ấy đã thực sự xây dựng được một đội ngũ nhân viên hùng mạnh

b Khuyến khích nhân viên tự học hỏi và tự tin hơn

Satya Nadella là một người ủng hộ “tư duy cầu tiến” Đối với ông, thách thức

là cơ hội và mọi người có thể học hỏi, đổi mới và phát triển các kỹ năng mới Nadella luôn khuyến khích toàn thể nhân viên Microsoft tin rằng "học là có thể làm được", mạnh dạn thử nghiệm ý tưởng mới và thể hiện tiếng nói riêng Hơn hết, điều làm nên khác biệt giữa ông và các vị giám đốc khác là Nadella chấp nhận sai lầm của nhân viên, xem nó như cơ hội để cấp dưới học hỏi, phát triển và nhìn nhận chính mình

c Tạo điều kiện để nhân viên phát huy tiềm năng

Nadella đã quyết định thay thế cuộc họp thường niên của công ty với nhóm sản phẩm bằng một chương trình hackathon nội bộ kéo dài một tuần sẽ diễn ra vào cuối

Trang 10

tháng 7 nhằm nâng cao hiệu suất và thúc đẩy khả năng sáng tạo của nhân viên Ở đây, các kỹ sư của Microsoft phải làm việc tốt trong điều kiện hạn chế về thời gian để hoàn thành sản phẩm phần mềm đúng thời hạn Khi xây dựng một sản phẩm thường mất vài tuần để hoàn thành, điều này sẽ giúp nhân viên không chỉ tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức mà còn có thể khám phá và kiểm tra ranh giới của chính họ Hơn thế nữa, nó

đã cho phép các nhân viên của Microsoft có cơ hội suy nghĩ một cách sáng tạo, đổi mới và thăng tiến nhằm đáp ứng mong muốn của khách hàng, theo kịp sự phát triển của thị trường và giành được lợi thế so với các đối thủ

d Khuyến khích giao tiếp và hợp tác hai chiều

Nadella từng tuyên bố: “Chúng tôi muốn trao quyền cho mọi người” Hơn thế nữa, việc “Lắng nghe nhiều hơn, nói ít hơn và luôn đưa ra quyết định đúng lúc” luôn

là cách Nadella điều hành các cuộc họp do mình chủ trì Ngoài những lúc gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao, Nadella cũng thường xuyên dành thời gian liên lạc, gặp gỡ từng cấp dưới để tìm hiểu về công việc cũng như những thách thức mà họ có thể gặp phải Để củng cố cho việc thúc đẩy giao tiếp, vị CEO sinh ra ở Ấn Độ này đã từng chia sẻ: “Bất

cứ ai cũng có thể chia sẻ bất cứ điều gì với tôi”

e Hướng tới việc phát triển cá nhân

Satya Nadella nhìn nhóm của ông với tư cách là những cá nhân chứ không phải

là một nhóm đồng nhất Điển hình là ông ấy đã kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức chuyên môn của mình với sự hiểu biết thực sự về từng thành viên trong công ty của mình Ông ấy dành thời gian để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, tính cách và tiềm năng của từng nhân viên Từ đó, ông sẽ nỗ lực làm sáng tỏ những phẩm chất đặc biệt này và điều chỉnh sự hỗ trợ của mình cho phù hợp với nhu cầu từng cá nhân

2.5 Nhận xét và đánh giá

Mô hình lãnh đạo tình huống của Hersey và Blanchard cho thấy rằng: Không

có phong cách quản trị duy nhất nào tối ưu hơn phong cách quản trị khác Nhà lãnh đạo sẽ dựa vào đặc điểm của và mức độ sẵn sàng của nhân sự đối với nhiệm vụ để phân tích và lựa chọn hướng tiếp cận nhằm hỗ trợ nhu cầu và quá trình phát triển của nhân sự Đây là một công cụ hữu ích giúp các nhà lãnh đạo điều chỉnh phong cách

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w