1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nlkt nhom7 fhfbài tập lớn đề tài nhận diện được những điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cho khởi nghiệp

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Diện Được Những Điều Kiện Cần Thiết Để Lập Kế Hoạch Cho Khởi Nghiệp
Tác giả Đặng Ngọc Bích, Lê Quang Giao, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Hoài Lam, Nguyễn Trang Nhung, Nguyễn Thị Thu Phương, Trương Thị Anh Thơ, Lý Thanh Thảo, Phạm Thu Trang
Người hướng dẫn TS. Phạm Hoài Nam
Trường học Học Viện Ngân Hàng
Chuyên ngành Nguyên Lý Kế Toán
Thể loại Bài Tập Lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Kỹ năng mềmchứng tỏ khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể…Có thể thấy kỹnăng mềm không mang tính chuyên môn mà liên quan đến tính cách, cảm xúc.- Một số kỹ năng mềm

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG 

-BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

ĐỀ TÀI: NHẬN DIỆN ĐƯỢC NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH CHO KHỞI NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Hoài Nam

Mã học phần : 231ACT01A29

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

Trang 2

Danh sách nhóm

4 Nguyễn Thị Hoài Lam 25A4010149 Thành viên

5 Nguyễn Trang Nhung 25A4072282 Thành viên

6 Nguyễn Thị Thu Phương 25A4010418 Thành viên

7 Trương Thị Anh Thơ 25A4011780 Thành viên

Trang 3

Mục Lục

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Mục tiêu nghiên cứu 4

2 Phạm vi nghiên cứu 4

3 Đối tượng nghiên cứu 4

4 Lời cam đoan 4

I Khái niệm 5

1 Khởi nghiệp 5

2 Lập nghiệp 5

3 Startup 5

4 Nhà khởi nghiệp 5

5 Vốn khởi nghiệp là gì? 5

6 Tại sao nên khởi nghiệp? 6

II Kế hoạch phát triển nghề nghiệp 6

1 Đánh giá bản thân 6

1.1 Sở thích 6

1.2 Điểm mạnh 6

1.3 Điểm yếu 6

1.4 Kỹ năng 6

2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp 7

2.1 Vậy làm thế nào để xác định được mục tiêu nghề nghiệp? 8

2.2 Xác định mục tiêu ngắn hạn 8

2.3 Xác định mục tiêu dài hạn 8

2.4 Sử dụng quy tắc SMART để xác định mục tiêu nghề nghiệp 9

3 Nghiên cứu công việc 9

4 Cân nhắc tình hình tài chính 12

5 Suy nghĩ về kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành mới 13

6 Cân nhắc tính ổn định của công việc 14

7 Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng 15

7.1 Năm 1 - 2: Xây dựng nền tảng 15

7.2 Năm 3 - 4: Xây dựng kỹ năng phân tích 16

7.3 Năm 5 - 7: Hiểu sâu về lĩnh vực ngân hàng 16

7.4 Năm 8 - 10: Chuyên môn và thăng tiến 16

7.5 Năm 11 về sau: Quản lý và phát triển nghề nghiệp 16

KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu định hướng và phát triển nghề nghiệp giúp cho mỗi người có thể phát hiện ra các khả năng nghề nghiệp, đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn và có kế hoạch đầu tư vào giáo dục chính xác, tiết kiệm Sự thành công trong định hướng và phát triển nghề nghiệp thể hiện thông qua: Sinh viên có thêm hiểu biết về định hướng ngành nghề và tìm kiếm nhiều cơ hội việc làm trong tương lai; Doanh nghiệp có thể tuyển được nhân sự tài năng và phù hợp với công việc

2 Phạm vi nghiên cứu

Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực Ngân hàng cụ thể là nghề

“Chuyên viên phân tích tài chính” (Financial Analyst)

3 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên các khoa ngân hàng, tài chính

4 Lời cam đoan

Chúng tôi xin cam đoan nội dung bài viết là công sức của tất cả các thành viên trong nhóm và được nhóm nghiên cứu dựa trên các nguồn tin đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng.Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong bài tập này đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo Các dữ liệu, đánh giá là hoàn toàn xuất phát từ ý kiến của nhóm nghiên cứu trong quá trình tìm hiểu và thảo luận

Trang 5

I Khái niệm

1 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp được hiểu là sự tự lập, tự xây dựng trong kinh doanh Nghĩa là bạn

sẽ tự tạo nên, tự sáng lập hoặc đồng sáng lập nên một doanh nghiệp, một công ty của chính mình Bạn sẽ là quản lý, là người làm chủ, và tất cả những mặt hàng, sản phẩm của công ty đều sẽ được bán ra theo ý tưởng và kế hoạch của bạn

Hiểu một cách đơn giản hơn, tạo ra doanh nghiệp, công ty của riêng mình chính

là câu trả lời cho thắc mắc khởi nghiệp là gì Đây là một loại hình lao động vô cùng quan trọng trong xã hội hiện đại ngày nay và ngày càng được giới trẻ chú ý đến Các ví dụ cá nhân/tổ chức khởi nghiệp thành công trong các lĩnh vực: Lĩnh vực ngân hàng: MoMo, Zalo Pay, Viettel Pay,

Lĩnh vực thời trang: Juno, Coolmate, Elise,

Lĩnh vực Review và dịch vụ ăn uống: Foody, Loship, Baemin,

Lĩnh vực công nghệ: VNG, Job Hub,

Lĩnh vực bất động sản: Rever, Luxstay, Homebase, Real Stake

2 Lập nghiệp

Lập nghiệp hay khởi sự kinh doanh là quá trình khởi tạo, thiết kế và tiến hành vận hành một doanh nghiệp hoặc một hình thức kinh doanh mới, thường ban đầu đó sẽ

là một doanh nghiệp nhỏ, chẳng hạn như mở nhà hàng, quán ăn, tiệm hớt tóc,… Người tạo ra các công việc kinh doanh giống như vậy được gọi là người khởi sự doanh nghiệp, người làm chủ hay còn được biết đến với cái tên doanh nhân

3 Startup

Là một công ty, hay một dự án do một cá nhân khởi xướng để tìm kiếm, phát triển có hiệu quả và xác định cho một mô hình kinh doanh có thể mở rộng Là quá trình khởi nghiệp dựa trên ý tưởng sáng tạo, tạo ra sản phẩm mới; hoặc sản phẩm cũ nhưng có điểm khác nổi trội, ưu việt hơn so với những sản phẩm, dịch vụ đã từng có trên thị trường

4 Nhà khởi nghiệp

Là tất cả mọi người không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ, không phân biệt trong hay ngoài nước, thành thị hay nông thôn miễn là có một ý tưởng kinh doanh hay

có thể thực hiện được, có thể đem lại lợi ích cho bản thân minh và xã hội

5 Vốn khởi nghiệp là gì?

Vốn khởi nghiệp trong tiếng Anh là Startup Capital, là khoản đầu tư tài chính cho việc phát triển một công ty hoặc sản phẩm mới

Vốn khởi nghiệp có thể được cung cấp bởi các nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần hoặc các ngân hàng truyền thống Trong mọi trường hợp, người mong muốn

Trang 6

nhận được vốn khởi nghiệp thường phải có một kế hoạch kinh doanh vững chắc hoặc sản phẩm mẫu

6 Tại sao nên khởi nghiệp

Đối với cá nhân theo đuổi việc khởi nghiệp, hoạt động này giúp họ tạo ra công việc, thu nhập cho chính mình mà không cần phải đi làm thuê nó giúp họ tự do, tự chủ

về thời gian và giúp họ phát triển tư duy của bản thân

Đối với xã hội và nền kinh tế thì các công ty khởi nghiệp tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm Điều này giúp đất nước giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động để nuôi sống bản thân và gia đình

II Kế hoạch phát triển nghề nghiệp

1 Đánh giá bản thân

1.1 Sở thích

- Đọc sách, báo, tài liệu, nghe các bài thuyết trình liên quan đến phân tích tài

chính

- Nắm bắt tình hình tài chính,các xu hướng trong nước và quốc tế.

- Phân tích toán học, đam mê học hỏi các môn học như xác suất thống kê, kinh tế

vĩ mô, toán cao cấp và tư duy logic

1.2 Điểm mạnh

- Giao tiếp tự tin trước đám đông

- Ham học hỏi

- Nhanh chóng hoà nhập với môi trường mới

- Thích thử thách bản thân

- Quản lý thời gian hiệu quả

- Hoàn thành công việc đúng thời hạn

- Chủ động trong công việc

- Khả năng lãnh đạo nhóm và kết nối các thành viên

- Hăng hái, nhiệt tình trong công việc

1.3 Điểm yếu

- Chưa thành thạo tiếng (Anh,Trung,Nhật…) và chưa sử dụng thành thạo tin học văn phòng

- Kỹ năng phản biện còn yếu

- Sống nội tâm và ngại va chạm

- Thường tự tạo áp lực cho bản thân

- Dễ trở nên nóng tính khi bị làm phiền

Trang 7

1.4 Kỹ năng

Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức hiểu biết của con người dễ thực hiện một việc gì đó có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên môn hoặc việc liên quan cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp

 Kỹ năng mềm

Là những kỹ năng quan trọng liên quan tới mặt trí tuệ, cảm xúc Kỹ năng mềm chứng tỏ khả năng hòa nhập, tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể…Có thể thấy kỹ năng mềm không mang tính chuyên môn mà liên quan đến tính cách, cảm xúc

- Một số kỹ năng mềm cần có ở một chuyên viên phân tích tài chính

 Kỹ năng giải quyết vấn đề

 Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề tốt

 Kỹ năng làm việc dưới áp lực

 Kỹ năng phân tích và lập kế hoạch

 Kỹ năng quản lí thời gian

 Nhiệt tình giúp đỡ khách hàng trong công việc

 Kỹ năng thuyết trình: trình bày luận văn, luận án trước đám đông

Các thành viên trong nhóm hầu như đều có khả năng quản lí thời gian trong việc học và làm, có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp khá tự tin và trôi chảy , mọi thành viên đều nhiệt tình, năng nổ giúp đỡ các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm

vụ Tuy nhiên một vài thành viên vẫn còn có điểm yếu đó là còn rụt rè, không tự tin, không có mục tiêu vì vậy cần cố gắng luyện tập để cải thiện bản thân tốt hơn

 Kỹ năng cứng

Kỹ năng cứng được hiểu là những kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong công việc, tính chất của kỹ năng cứng thiên về kỹ thuật Những kỹ năng đó thường được đúc kết qua thực hành và học thuật

- Một số kỹ năng cứng cần thiết :

 Kỹ năng tin học văn phòng

 Kỹ năng ngoại ngữ

 Kỹ năng phân tích dữ liệu tài chính

 Kỹ năng kế toán

 Thu thập thông tin khách hàng

 Tư vấn các chiến lược tài chính

Về kỹ năng cứng các thành viên đều đang và sẽ dần hoàn thiện mỗi ngày trong

4 năm học đại học tại Học viện Ngân hàng và có kế hoạch tham gia các khóa học để nâng cao kiến thức cho bản thân

Trang 8

2 Xác định mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp là bản phác thảo những dự định trong tương lai của bản thân trước mắt nhà tuyển dụng và đặc biệt còn là ngọn hải đăng cho chính bản thân trong việc định hướng tương lai của bản thân mình

2.1 Vậy làm thế nào để xác định được mục tiêu nghề nghiệp?

Ngoài đam mê và năng lực thì để theo đuổi bất kỳ công việc nào nói chung và công việc thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng thì xác định mục tiêu đúng là

nhân tố quyết định đến sự kiên trì và lâu dài của bạn trong công việc.

Quan trọng chính là trước khi làm bất cứ việc gì chúng phải cụ thể hóa được mục tiêu cần làm Đánh giá mức độ khó, dễ của công việc, thời gian có thể hoàn thành

và yếu tố ngoại cảnh Sau đấy tự đánh giá năng lực của bản thân, xem xét xem mình có thể thực hiện được hay không

Đối với ngành tài chính - ngân hàng, theo hàng năm thì đây là ngành nghề có số lượng người theo học rất cao, cho thấy tỷ lệ chọi việc làm sau ra trường là con số không hề nhỏ Độ cạnh tranh cao trong ngành kết hợp với áp lực công việc, doanh số

và trách nhiệm của một chuyên viên tài chính hay nhân viên ngân hàng thì đây cũng là nhóm ngành có số người chuyển đổi, bỏ việc cũng tương đối cao

Song hành với những người thành công là mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, họ hiểu rõ nhu cầu, mong muốn và tham vọng của chính mình trong tương lai Bằng cách đưa ra các mục tiêu từ ngắn hạn đến dài hạn rõ ràng và từng bước thực hiện và đạt được nhưng những khát vọng đó

2.2 Xác định mục tiêu ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn là những việc làm, những kế hoạch cần thực hiện của một cá nhân trong giới hạn thời gian cụ thể - chắc chắn

Chính vì là mục tiêu ngắn hạn nên khi lập ra một danh sách cho mình thì hãy bắt đầu bằng việc xác định những mục đích cụ thể, dễ hiểu, có khả năng thực hiện hoặc đang trong quá trình thực hiện và bám sát với mục đích tương lai của bản thân Với tư cách là một sinh viên đang công tác và học tập tại môi trường đại học, chúng ta

có thể lập các mục tiêu ngắn hạn (cụ thể là trong 1, 2 năm tới) như:

- Đạt GPA 4.0

- Học thêm ngoại ngữ, đạt bằng Tiếng Anh B1, các chứng chỉ ngoại ngữ khác

- Hoàn thành các chứng chỉ văn phòng quốc tế như MOS

- Tham gia các câu lạc bộ, hoạt động nhóm để cải thiện các kỹ năng giao tiếp, làm việc trong tập thể

- Tham gia nghiên cứu khoa học

2.3 Xác định mục tiêu dài hạn

Trang 9

Mục tiêu dài hạn là những mong muốn, dự định của bạn về công việc, sự nghiệp trong khoảng 3-5 năm tiếp theo Ta phải vạch ra cho bản thân những dự định,

kế hoạch để hoàn thành và đạt được mong muốn đã đề ra Mục tiêu dài hạn thường rõ ràng, thể hiện được thành quả lao động rõ ràng bằng kết quả đáng kể

Mục tiêu dài hạn là thành quả của việc nỗ lực hoàn thành một chuỗi những mục tiêu ngắn hạn khác Vì vậy, để có thể thiết lập và hoàn thành một mục tiêu dài hạn, ta cần có một tầm nhìn thực tế cùng với những tiêu chí và sự nỗ lực của bản thân

- Tốt nghiệp bằng loại Xuất sắc

- Tự đánh giá năng lực bản thân về các mặt chuyên môn công việc, kỹ năng mềm như kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, trình bày, kỹ năng ngôn ngữ, độ nhạy cảm với những con số,

- Ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp, ngân hàng các vị trí như: Chuyên viên quản lý tài chính, Giao dịch viên ngân hàng, Môi giới chứng khoán,

- Trở thành nhân viên hợp đồng trong vòng 1 năm và trở thành nhân viên chính thức của các ngân hàng, doanh nghiệp sau 2 năm

2.4 Sử dụng quy tắc SMART để xác định mục tiêu nghề nghiệp

SMART là viết tắt chữ cái đầu của 4 từ : Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound

Specific (Cụ thể) : Mục tiêu nghề nghiệp càng cụ thể thì càng tốt Bạn không thể theo đuổi một thứ gì đó mơ hồ với mong muốn mình sẽ không bị mông lung Measurable (Có thể đo lường): Đính kèm những con số cụ thể vào mục tiêu thì

sẽ khiến mục tiêu của bạn rõ ràng và cụ thể hơn rất nhiều, ví dụ như, thay vì nói rằng

“Tôi muốn có công việc với mức lương cao hơn”, hãy nói: “Tôi muốn có một công việc với mức lương 30 triệu/tháng”

Achievable (Có thể đạt được): Mục tiêu nghề nghiệp nên sát với khả năng của bản thân Nếu mục tiêu quá xa vời và thiếu thực tế thì sẽ khiến bản thân nản lòng vì không thể theo đuổi Tuy nhiên để có thêm động lực và đòn bẩy phát triển, mục tiêu cũng không nên quá dễ dàng đạt được

Relevant (Có liên quan): Mục tiêu của bạn dù có to lớn cỡ nào cũng phải liên quan đến bản thân Hãy xem xét hoàn cảnh, chuyên môn, mong ước của bản thân để đặt mục tiêu phù hợp Hãy hỏi bản thân chính xác tại sao cần xác định mục tiêu nghề nghiệp

Time-bound (Giới hạn thời gian): Khi thiết lập mục tiêu nghề nghiệp, hãy gán cho nó một mốc thời gian cụ thể Thời gian cụ thể sẽ giúp ta dễ dàng lên kế hoạch khi nào cần làm gì, làm trong bao lâu Từ đó ta sẽ tận dụng thời gian của mình hiệu quả

3 Nghiên cứu công việc

Trang 10

Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst) là người đưa ra các khuyến nghị kinh doanh hoặc đầu tư cho một doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức, dựa trên các phân tích, đánh giá dữ liệu tài chính như: Xu hướng thị trường, tình trạng tài chính doanh nghiệp và kết quả dự đoán cho một loại giao dịch nhất định

Phân tích tài chính là một ngành nghề đang dần được biết đến nhiều hơn tại Việt Nam Không khó để tìm thấy thông tin tuyển dụng các vị trí công việc liên quan trên các trang thông tin, mạng xã hội Theo sự phát triển của nền kinh tế, trong tương lai, đây sẽ là một nghề có cơ hội việc làm rất lớn Điển hình là các tập đoàn lớn như: Ngân hàng, Công ty bảo hiểm, Công ty chứng khoán, Công ty cung cấp dịch vụ tài chính

 Mô tả công việc:

Công việc cụ thể của chuyên viên phân tích tài chính sẽ tùy vào quy mô và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, về cơ bản sẽ bao gồm những công việc chính sau đây:

- Thu thập và phân tích các thông tin liên quan đến tài sản, nợ, lợi nhuận và các chỉ số tài chính khác doanh nghiệp để đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp

- Sử dụng các công cụ, phương pháp phân tích để đưa ra các dự báo và dự đoán

về tương lai - của doanh nghiệp về mảng tài chính

- Đánh giá các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời, chuyên viên phân tích tài chính sẽ đề xuất các giải pháp để giảm thiểu các rủi ro

- Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp để nhà quản trị có thể quản lý tài chính hiệu quả hơn

- Đưa ra các khuyến nghị đầu tư cho khách hàng hoặc các đối tác kinh doanh dựa trên các thông tin và dự báo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp

- Lên kế hoạch huy động vốn và tối ưu hóa lợi nhuận phù hợp nhất với doanh nghiệp

- Làm các báo cáo tài chính

- Tiến hành các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp quản lý trực tiếp

 Các yêu cầu trong công việc:

Thứ nhất, để có thể ứng tuyển vị trí chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp, ứng viên phải tốt nghiệp trình độ Đại học trở lên ở các chuyên ngành như Tài chính, Ngân hàng, Quản trị kinh doanh hay một số ngành liên quan khác Đây là điều kiện tiên quyết

Thứ hai, bên cạnh kiến thức chuyên môn thì kinh nghiệm cũng là một tiêu chí

mà nhà tuyển dụng đưa ra Vì chuyên viên tài chính là vị trí nắm vai trò chủ chốt của

Ngày đăng: 24/06/2024, 18:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w