1.4 Hệ sinh thái khởi nghiệpHệ sinh thái khởi nghiệp là một tập hợp gồm những tác nhân khởi nghiệp tiềm năng hoặc hiện tại có liên quan với nhau, các tổ chức ví dụ: các doanh nghiệp, các
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
Chủ đề: Nhận diện được những điều kiện cần thiết để
lập kế hoạch cho khởi nghiệp
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thảo Anh Lớp :K24KDQTE
Thành viên nhóm :
1 Lê Thị Hải
2 Đoàn Thu Hằng
3 Phạm Thu Thảo
4 Nguyễn Thị Hương Giang
5 Đỗ Thị Phương Trang
6 Ngô Vân Khánh
Hà Nội, ngày 3 tháng 10 năm 2022
BÀI TẬP LỚN
Trang 2MỤC LỤC
NỘI DUNG 1
I Câu 1: Các khái niệm liên quan đến khởi nghiệp 1
1.1 Khái niệm khởi nghiệp 1
1.2 Ý tưởng khởi nghiệp 1
1.3 Cơ hội và thách thức 1
1.4 Hệ sinh thái khởi nghiệp 2
1.5 Loại hình khởi nghiệp 2
1.6 Các chiến lược khởi nghiệp 3
1.7 Vốn, chi phí, doanh thu 3
1.8 Đối tượng khách hàng 3
1.9 Đối thủ cạnh tranh 5
II Câu 2: Lập kế hoạch phát triển nghề nghiệp và chỉ rõ các điều kiện cần thiết để lập kế hoạch cần thiết của công việc thanh toán quốc tế: 5
Bước 1: Đánh giá bản thân 5
Bước 2: Xác định mục tiêu nghề nghiệp 6
Bước 3: Nghiên cứu công việc 6
Bước 4: Cân nhắc tình hình tài chính thanh toán quốc tế 7
Bước 5: Kinh nghiệm học vấn khi bước vào ngành thanh toán quốc tế: 9
Bước 6: Cân nhắc tính ổn định của công việc 10
Bước 7: Lập kế hoạch và những hành động rõ ràng 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan nội dung bài tập lớn là quá trình nhóm chúng em tự nghiên cứu và xây dựng nên Được thực hiện trên cơ sở lí thuyết dưới sự hướng dẫn của cô cũng như sự đóng góp của bạn bè trong lớp và tham khảo qua một số trang web uy tín, đáng tin cậy trên internet được nêu trong phần “một số nguồn tham khảo” Chúng em xin cam đoan những lời trên là đúng Nếu có thông tin hoặc nội dung sai lệch trong bài tập lớn, chúng em mong cô nhận xét và hướng dẫn để giúp bài tập lớn của chúng em hoàn thiện hơn
Trang 4NỘI DUNG
I Câu 1: Các khái ni m liên quan đ n kh i nghi pệ ế ở ệ
1.1 Khái ni m kh i nghi pệ ở ệ
Dưới góc độ lựa chọn nghề nghiệp: Khởi nghiệp là việc lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê và tự tạo việc làm cho mình
Dưới góc độ tạo dựng doanh nghiệp: là một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu
1.2 Ý tưởng khởi nghiệp
Bất cứ một người nào muốn khởi nghiệp, trước tiên phải có ý tưởng, sau đó là xây dựng được dự án kế hoạch kinh doanh của mình, phải có sự chuẩn bị rất kĩ về chiến lược kinh doanh sau khi đã nghiên cứu kĩ thị trường, đối thủ cạnh tranh và quan trọng nhất là khả năng quản lý kinh doanh… chứ không phải đơn giản người khởi nghiệp chỉ cần vốn thôi là đủ
1.3 Cơ hội và thách thức
Đối với mọi lĩnh vực đều tồn tại cơ hội và thách thức vậy những cơ hội và thách thức
mà khởi nghiệp sẽ đối mặt như thế nào? Đây cũng là ột câu hỏi giúp bạn tìm hiểu rõ về lĩnh vực khởi nghiệp
- Cơ hội:
Thời đại công nghệ 4.0 đang làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, dễ dàng trong việc tiếp cận những điều kiện cần thiết
Chính sách của Nhà nước, hỗ trợ khởi nghiệp đa dạng
Môi trường kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang có những bước tăng trưởng mạnh
mẽ, là đòn bẩy thúc đẩy các công ty khởi nghiệp
Sự đa dạng về ngành nghề và sự phát triển mạnh mẽ của khoa hoc công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho những công ty khởi nghiệp
Có cơ hội học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh của những người đi trước
- Thách thức:
Khả năng tiếp cận với nguồn tài chính: năm 2016, nguồn tài chính trong nước hơn 120 triệu đô đến quỹ đầu tư mạo hiểm Tuy nhiên thách thức đặt ra là làm thế nào để có thể thuyết phục được các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro ban đầu và đầu tư tài chính cho các công ty khởi nghiệp
Yếu kém trong kĩ năng kinh doanh khởi nghiệp
Hệ sinh thái không thực sự đồng đều
Vấn đề IP (sở hữu trí tuệ) cần được thực hiện nghiêm túc
1
Trang 51.4 Hệ sinh thái khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp là một tập hợp gồm những tác nhân khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại) có liên quan với nhau, các tổ chức (ví dụ: các doanh nghiệp, các quỹ đầu
tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần và các ngân hàng), các định chế (các trường đại học, các cơ quan chức năng nhà nước và các tổ chức tài chính) và các tiến trình khởi nghiệp ( tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới, tỷ lệ doanh nghiệp tăng trưởng cao, số nhà khởi nghiệp liên tục, số nhà khởi nghiệp thành công vang dội, tham vọng khởi nghiệp
và tinh thần kinh doanh lớn trong xã hội), các thành phần này chính thức và phi chính thức cộng lại để kết nối với nhau, làm trung gian kết nối, và quản trị sự vận hành của tổng thể trong phạm vi môi trường khởi nghiệp địa phương
1.5 Loại hình khởi nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ, được hưởng mọi lợi nhuận; đồng thời tự chịu trách nhiệm vô hạn với mọi rủi ro hoạt động kinh doanh đem lại
- Hộ kinh doanh cá thể: Về mặt pháp lý, chủ hộ kinh doanh cá thể cũng chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động kinh doanh như chủ doanh nghiệp tư nhân Về quy mô là một doanh nghiệp tư nhân thu nhỏ Tuy nhiên, hộ kinh doanh cá thể không có con dấu, chỉ được đăng kí kinh doanh tại một địa điểm, không được
mở chi nhánh, văn phòng đại diện, không được mở nhiều cửa hàng ở các nơi khác và lao động dưới 10 người
Công ty TNHH 1 thành viên: Theo quy định tai Luật doanh nghiệp 2005, một
cá nhân có thể thành lập một công ty TNHH do một cá nhân làm chủ Với loại hình công ty TNHH một thành viên, một người có thể thành lập được một pháp nhân hoặc nhiều pháp nhân, vừa tự chủ trong quản li và quyết định
- Công ty hợp danh: là một sự liên kết tutẹ nguyện liên đới trách nhiệm vô hạn giữa các thành viên hợp danh Công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên: Công ty TNHH có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50 người Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn
- Công ty cổ phần: áp dụng nguyên tắc biểu quyết the số vốn, hưởng lợi trên số vốn góp và là các công ty đối vốn Công ty cổ phần có thể sở hữu tài sản suốt thời gian nó tồn tại, không phụ thuộc vào chủ sở hữu Công ty vẫn thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản bằng chức danh của công ty Cổ
Trang 6đông hoặc thành viên công ty – là những chủ sở hữu công ty chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn
1.6 Các chiến lược khởi nghiệp
- Chiến lược là yếu tố giúp doanh nghiệp định hình bản thân và bứt phá dù ở bất
kỳ quy mô nào Với doanh nghiệp khởi nghiệp, việc nghiên cứu và xây dựng chiến lược càng quan trọng
- Chiến lược kinh doanh (Business Strategy) là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp Có thể xem như một kế hoạch dài hạn để đạt được các mục tiêu kinh doanh Chiến lược kinh doanh thể hiện thế mạnh của doanh nghiệp, các nguồn lực có thể huy động, các cơ hội cũng như điểm yếu và mối nguy phải đối mặt
1.7 Vốn, chi phí, doanh thu
Vốn khởi nghiệp là thuật ngữ đề cập đến số tiền được huy động bởi một công ty mới
để đáp ứng các chi phí ban đầu của nó Vốn khởi nghiệp có thể được cung cấp bởi các nhà đầu tư mạo hiểm, ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác, thường là một khoản tiền lớn bao gồm bất kì hoặc tất cả các chi phí ban đầu chính của công ty như hàng tồn kho, giấy phép, không gian văn phòng và phát triển sản phẩm Hiện nay, có phân loại vốn thành 4 loại: phân loại vốn theo công cụ kinh tế (vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư tài chính); phân loại vốn theo quan hệ sở hữu ( vốn chủ sở hữu và vốn nợ phải trả); phân loại vốn theo nguồn huy động ( nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp); phân loại vốn theo thời gian huy động và sử dụng vốn (vốn dài hạn và vốn ngắn hạn)
Chi phí khởi nghiệp là chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra một doanh nghiệp mới Không có doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào, và vì thế có thể dẫn tới các loại chi phí khởi nghiệp khác nhau Doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ vận hành khác so với các doanh nghiệp sản xuất với cơ sở vật chất cố định Có các loại chi phí cơ bản như sau: Chi phí nghiên cứu, chi phí giấy phép hoạt động, đăng kí bản quyền sở hữu trí tuệ, chi phí trang thiết bị và công nghệ, chi phí đi vay, chi phí lương
Doanh thu (theo chuẩn mực VAS 01) là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ cá hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản vốn của cổ đông hoặc chủ sở hữu Có thể chia doanh thu thành các loại: doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu hoạt động tài chính
1.8 Đối tượng khách hàng
3
Trang 7Khách hàng là thuật ngữ để nói về tập hợp tất cả các đói tượng từ cá nhân, tổ chức, nhóm người có thói quen, nhu cầu sử dụng sản phẩm hay dịch vụ mà một doanh nghiệp cung cấp và được thoả mãn nhu cầu bởi sản phẩm dịch vụ đó Do đó có những cách phân loại khách hàng như sau:
- Theo khả năng mua hàng:
Khách hàng tiềm năng: Nhóm khách hàng chưa thực hiện bất kì hành vi mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng có nhu cầu và khả năng chi trả Khách hàng đã mua sản phẩm: Nhóm khách hàng đã thực hiện mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
Khách hàng cũ: Nhóm khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và không trở lại nữa trong khoảng thời gian dài
- Theo tâm lí mua hàng:
Ưa chuộng hình thức: Nhóm khách hàng này chú trọng hình thức sản phẩm Săn đón chính sách: Đây là nhóm khách hàng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề tồn kho
Thái độ phục vụ: Nhóm khách hàng này khá khó tính, thế nhưng dễ mang lại doanh thu cho doanh nghiệp của bạn
Trải nghiệm sản phẩm mới: Đây là nhóm khách hàng giúp doanh nghiệp kiểm chứng sản phẩm mới
- Theo độ tuổi: Dưới 15 tuổi: đây là nhóm khách hàng không có nhu cầu thiết thực thường được đáp ứng bởi người đại diện Từ 15 đến 22 tuổi: nhóm đối tượng này đa phần là người trẻ ưa thích sự trải nghiệm nhưng tài chính bị phụ thuộc Từ 22 đến 50 tuổi: nhóm khách hàng tự chủ tài chính và là nguồn doanh thu chính cho doanh nghiệp Trên 50 tuổi: nhóm khách hàng này cực kì kĩ tính
- Theo thu nhập:
Khách hàng bình dân: đây là nhóm quan tâm sản phẩm có giá thành phải chăng, khuyến mãi và các chính sách giảm giá
Khách hàng trung cấp: nhóm khách hàng này có khả năng mua sản phẩm có giá trị ở mức trung bình và giá cả cũng trong tầm đó
Khách hàng cao cấp: đây là nhóm khách hàng sẵn sàng chi tiêu cho các sản phẩm có giá thành đi đôi với chất lượng, hình thức của sản phẩm
- Theo số lần mua hàng:
Khách bình thường: nhóm mang lại doanh thu chi doanh nghiệp nhưng không
ổn định
Trang 8Khách hàng trung thành: nhóm khách hàng này mang đến 70% tổng doanh thu doanh nghiệp
- Theo nhu cầu: địa điểm, khoảng cách mua hàng Mức độ tài chính và yêu cầu của khách hàng Dịch vụ chăm sóc khách hàng, chất lượng giá thành sản phẩm
Vị trí sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường Thiết kế, mẫu mã của từng sản phẩm
1.9 Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp phục vụ cùng phân khúc khách hàng mục tiêu, cùng loại sản phẩm, cùng thoả mãn một nhu cầu của khách hàng Qua việc hiểu biết về đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp hình dung ra bức tranh tổng quát về thị trường và ngành mà doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh
Đối thủ cạnh tranh được chia làm 3 loại: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những đối thủ
có cùng phân khúc khách hàng, cùng dòng sản phẩm, cùng giá bán và có năng lực cạnh tranh trên cùng phân khúc Đối thủ gián tiếp (hay còn gọi là sản phẩm thay thế) là đối thủ cung cấp khác sản phẩm, dịch vụ nhưng cùng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đối thủ tiềm năng: là những đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một ngành, phân khúc khách hàng nhưng chưa gia nhập Họ có thể là đối tác tiềm năng hoặc đối thủ cạnh tranh trong tương lai nếu họ chọn mở rộng kinh doanh
II Câu 2: L p k ho ch phát tri n ngh nghi p và ch rõ các đi u ki n c n thi t ậ ế ạ ể ề ệ ỉ ề ệ ầ ế
đ l p k ho ch c n thi t c a công vi c thanh toán qu c t :
Bước 1: Đánh giá b n thânả
Mỗi vị trí công việc sẽ có những yêu cầu kỹ năng đặc biệt về những khía cạnh chuyên môn mà không phải ai cũng có thể đáp ứng được đúng và đủ điều đó Vì thế mỗi chúng ta cần có sự đánh giá và nhìn nhận đúng đắn bản thân mình Đánh giá bản thân
ở đây chính là khả năng tự nhận xét năng lực, những kĩ năng của bản thân, biết tự đối diện với chính mình, phát hiện ra những năng lực tiềm tàng bên trong mình và từ đó phấn đấu đạt những tiêu chuẩn mình muốn hướng tới Ví dụ, để làm một nhân viên thanh toán quốc tế, chúng ta không thể thiếu các kĩ năng: kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học văn phòng, kỹ năng mềm… Đầu tiên, với nhân viên thanh toán quốc tế thì kĩ năng ngoại ngữ, cụ thể là Tiếng Anh là điều bắt buộc phải có Mỗi ngày chúng ta tiếp xúc và xử lí rất nhiều loại chứng từ, hồ sơ, hợp đồng bằng Tiếng Anh Vì vậy, phải giỏi Tiếng Anh giao tiếp và cả chuyên ngành để có thể thực hiện công việc tốt nhất Tiếp đó, hiện tại công việc thanh toán được thực hiện chủ yếu trên máy tính Vì vậy, là nhân viên thanh toán quốc tế, bạn cần sử dụng thành thạo vi tính và các phần mềm tin học văn phòng phổ thông như Word, Excel, PowerPoint
5
Trang 9Bên cạnh kiến thức chuyên môn và khả năng hiểu, phân tích báo cáo tài chính, nhân viên thanh toán còn phải có các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lí thời gian và sắp xếp công việc; khả năng thuyết trình, đàm phán tốt; khả năng tư duy logic và giải quyết tình huống một cách linh hoạt; cuối cùng là sự nhiệt tình trong công việc có tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao
Chúng ta có thể chủ động rèn luyện bằng cách đánh giá xem bản thân đang có kỹ năng nào, thiếu kĩ năng nào Sau đó lập kế hoạch và dành thời gian luyện tập những kỹ năng chúng ta muốn cải thiện Đó chính là lý do mà đánh giá bản thân tốt sẽ là tiền đề giúp chúng ta rất nhiều trong công việc nhân viên thanh toán quốc tế tương lai
Bước 2: Xác đ nh m c tiêu ngh nghi pị ụ ề ệ
Hiện nay, phần lớn các bạn trẻ lại có xu hướng chạy theo các công việc lương cao mà không nghĩ đến việc mình làm có phù hợp với bản thân hay không Điều đó khiến chúng ta chịu nhiều áp lực công việc, luôn cảm thấy đó là công việc chỉ để “kiếm cơm” chứ không phải nhu cầu cần niềm vui Đó thực sự là suy nghĩ hoàn toàn sai lệch, công việc là thứ theo chúng ta cả cuộc đời vậy nên cần tìm hiểu thật kĩ Vậy thì, công việc cần phải phù hợp với tính cách và sở thích liệu có đúng hay không? Thực tế đã cho thấy, rất nhiều người rơi vào trường hợp học xong 4 năm đại học nhưng lại không biết mình hợp với công việc gì, làm nghề gì trong tương lai Nghề nghiệp là thứ sẽ theo chúng ta cả đời, nếu chọn sai ngành nghề, chúng ta sẽ không chỉ cảm thấy chán nản, mất phương hướng mà sau đó còn mất rất nhiều thời gian để định hướng lại bản thân
Sau khi đánh giá để định hình và hiểu rõ bản thân thì sẽ xác định được nghề nghiệp mà bản thân muốn theo đuổi và hướng tới chính là nhan viên thanh toán quốc tế Và việc đang theo học tại khoa Kinh doanh quốc tế của Học viện Ngân hàng cũng là một trong những nền tảng khiến chúng em lựa chọn công việc này
Khi đã xác định được công việc thì việc đưa ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn là rất quan trọng Đối với bản thân sinh viên chúng em thì mục tiêu ngắn hạn là được tuyển vào vị trí nhân viên thanh toán quốc tế tại các công ty, tập đoàn; hoàn thành tốt các công việc được giao và thích ứng nhanh với môi trường làm việc mới Mục tiêu dài hạn là không ngừng nâng cao những kiến thức chuyên môn, các kỹ năng cần thiết, phấn đấu để trở thành chuyên viên và có cơ hội thăng tiến trong công ty
Bước 3: Nghiên c u công vi cứ ệ
Công việc của nhân viên thanh toán quốc tế liên quan đến việc trao đổi giữa các quốc gia nên khá phức tạp Họ thường phải thực hiện theo đúng quy trình và phải tuân thủ nhiều quy ước, quy định khi thực hiện các giao dịch
Trang 10Cụ thể, nhân viên thanh toán sẽ phải làm những công việc sau:
Thứ nhất, tiếp nhận chứng từ từ các bộ phận khác để thực hiện các giao dịch tiền tệ hoặc các hợp đồng thương mại có quy định về chuyển tiền dựa trên các thoả thuận khác nhau về phương thức và thời gian chuyển tiền
Thứ 2, kiểm tra tính hợp pháp, chính xác của chứng từ trước khi thực hiện giao dịch để đảm bảo các giao dịch đó là hợp pháp
Thứ 3, tư vấn và trao đổi với khách hàng trong quá trình thực hiện và hoàn thành các thủ tục giao dịch thanh toán
Thứ 4, lưu trữ và quản lý các hồ sơ, chứng từ, hợp đồng một cách khoa học và hợp lí Thứ 5, đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc, từ đó giúp tối ưu hoá thời gian thanh toán cho khách hàng
Thứ 6, giải quyết các vấn đề của khách hàng khi giao dịch thanh toán
Thứ 7, phối hợp với các bộ phận khác để giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện thanh toán quốc tế một cách hiệu quả nhất
Thứ 8, lập báo cáo liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế
Khi trở thành một nhân viên thanh toán quốc tế, chúng ta sẽ có cơ hội làm việc trong môi trường trẻ trung, năng động vì bộ phận này luôn là nơi tụ họp những con người trẻ trung, nhiều năng lượng sáng tạo và đầy nhiệt huyết cống hiến; nâng cao khả năng giao tiếp và mở rộng các mối quan hệ do đặc thù công việc thường xuyên tương tác với khách hàng; do đó nếu tiến triển tốt sẽ nhận được lương thưởng và đãi ngộ tương xứng và dễ dàng thăng tiến trong công việc sau một thời gian làm việc
Thanh toán quốc tế ngày càng trở thành một phân ngành lớn, có sức chi phối phần lớn nền kinh tế của một quốc gia, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế mới Vì vậy, để chuẩn bị cho những thay đổi lớn lao hơn, cho một sự phát triển mạnh
mẽ hơn của nền kinh tế thì chúng ta- những chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải tích cực học hỏi và trau dồi kinh nghiệm để làm hành trang, sự chuẩn bị cho những thay đổi ấy
B c 4: Cân nh c tình hình tài chính thanh toán qu c t
- Phạm vi và môi trường hoạt động của các nguồn tài chính trong lĩnh vực tài chính quốc tế
Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, giữa các quốc gia, có rất nhiều chủ thể tham gia, nhiều đồng tiền của các quốc gia khác nhau, bị chi phối trực tiếp bởi các nhân
tố như:
- Rủi ro hối đoái: Hầu hết các nước trên thế giới đều có đồng tiền của riêng mình với giá trị khác nhau Điều đó đòi hỏi để thanh toán trong các giao dịch quốc tế
7