1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luật ngân hàng pháp luật về hoạt động huy động vốn của tctd

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thứ hai, căn cứ vào hình thức huy động vốn, hoạt động huy động vốn của các tổ chức tíndụng bao gồm:+ Nhận tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiề

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA LUẬT

Môn học: Luật Ngân Hàng

Giảng viên hướng dẫn: TS Đỗ Mạnh PhươngNhóm thực hiện: 03

Lớp : LAW03A02

Hà nội, ngày 15 tháng 9 năm 2023

Chủ đề 7: Pháp luật về hoạt động huy động vốn của TCTD

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3

thành công việc1 23A4060246 Hoàng Kiều Trang

2 23A4060312 Vy Thị Quyên3 23A4060311 Triệu Thị Toan4 23A4060153 Trần Thị Mỹ Linh5 23A4060292 Hoàng Thị Thu Thảo6 23A4060256 Bùi Ngọc Trâm7 23A4060290 Cao Ngọc Phương Linh8 23A4060009 Phùng Thị Thùy Dung

MỤC LỤC

Trang 3

I.Một số vấn đề lý luận chung pháp luật huy động vốn của TCTD I.1 Khái quát

a) Khái niệm

Huy động vốn của các tổ chức tín dụng là hoạt động thường xuyên và liên tục, gắnliền với kế hoạch kinh doanh của tổ chức tín dụng, bởi vốn huy động là nguồn vốnchủ yếu để tổ chức ấn dụng tiến hành hoạt động kinh doanh

b) Đặc điểm huy động vốn của TCTD

Về bản chất, huy động vốn làm tăng vốn kinh doanh, tăng vốn vay của các tổchức tín dụng Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, nguồn vốn kinh doanh của cáctổ chức tín dụng tăng lên tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thực hiện cácnghiệp vụ cấp tín dụng cũng như cung ứng các dịch vụ thanh toán hoặc các hoạtđộng kinh doanh khác Tuy nhiên, khác với việc các tổ chức tín dụng mở rộng quymô vốn bằng cách góp thêm vốn của các cổ đông, các thành viên hoặc tiếp nhậnthêm các cổ đông, các thành viên mới làm tăng vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu củacác tổ chức tín dụng, thông qua nghiệp vụ huy động vốn này, tổ chức tín dụng chỉtăng lên về quy mô vốn vay, tức là tổ chức, cá nhân tham gia trong hoạt động nàykhông trở thành cổ đông hoặc thành viên của tổ chức tín dụng mà trở thành chủnợ, có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định đối với nguồn vốn đã cấp cho tổ chức tíndụng

Về nguyên tắc, huy động vốn luôn đi kèm với điều kiện hoàn trả cả gốc và lãi.Nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng là nguồn vốn đi vay của các chủ thểkhác nhau, như vậy của Ngân hàng Nhà nước, của các tổ chức tín dụng khác, củacác tổ chức và cá nhân trong xã hội, vì vậy, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ phải hoàntrả cả gốc và lãi đối với khoản tiền đã huy động đó Thông thường, nghĩa vụ hoàntrả tiền gốc và lãi chi phát sinh khi hết thời hạn huy động mà các bên đã thỏa thuậntrong hợp đồng Tuy nhiên, với tính chất đặc biệt của hoạt động ngân hàng nghĩa

Trang 4

vụ hoàn trả tiền gốc và lãi của tổ chức tín dụng còn phát sinh khi chưa đến hạnthanh toán nhưng khách hàng có yêu cầu được thanh toán trước hạn

=> Chính tính chất đặc thù của hoạt động này đòi hỏi tổ chức tín dụng phải có kế hoạchsử dụng vốn huy động hiệu quả, trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh toán trong mọitrường hợp

Về tỷ trọng, hoạt động huy động vốn luôn cung cấp nguồn vốn chiếm tỷ trọnglớn nhất trong tổng nguồn vốn hoạt động của TCTD Sự tồn tại và hoạt động củamột tổ chức tín dụng gắn liền với những nguồn vốn như vốn điều lệ hoặc vốnđược cấp, các quỹ dự trữ, các quỹ dự phòng rủi ro, lợi nhuận không chia hết đượcgiữ lại và nguồn vốn huy động Trong cơ cấu nguồn vốn đó, vốn hình thành thôngqua hoạt động huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn, có ý nghĩa quan trọng nhất đốivới hoạt động của các tổ chức tín dụng Vì vậy, tất cả tổ chức tín dụng đều đặc biệtquan tâm đến hoạt động này và sử dụng mọi biện pháp để huy động được nhiềuvốn nhật, qua đó đáp ứng tối đa nhu cầu về vốn vay cũng như các nhu cầu về vốnkhác của khách hàng Tuy nhiên, cũng chính vì hoạt động huy động vốn có ý nghĩađặc biệt quan trọng như vậy đối với hoạt động của tổ chức tín dụng nên đã đẩycuộc cạnh tranh về vốn giữa các tổ chức tín dụng trở nên rất khốc liệt, đặc biệt đốivới hoạt động nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân

Về mục đích, hoạt động huy động vốn nhằm tăng nguồn vốn khả dụng cho tổchức tín dụng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, đặc biệt là cho hoạt độngcấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng Theo đó, thôngqua các phương thức huy động vốn khác nhau, tổ chức tín dụng xây dựng kếhoạch sử dụng vốn cho các hoạt động cụ thể, tập trung vào các nghiệp vụ kinhdoanh thể hiện trong nội dung giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp Trong đó,cho vay là hoạt động cổ điển và quan trọng nhất, tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho cáctổ chức tín dụng Ngoài ra, tùy thuộc vào phạm vi hoạt động được cho phép, tổchức tín dụng có thể thực hiện các hoạt động khác như: bảo lãnh, bảo hiểm bao

Trang 5

thanh toán, cho thuê tài chính, cung ứng dịch vụ thanh toán Tuy nhiên, vềnguyên tắc, một trong những hạn chế về khả năng sử dụng vốn đối với các tổ chứctín dụng, đó là không được dùng vốn huy động để góp vốn, mua cổ phần tại cácdoanh nghiệp khác Vì theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, tổ chứctín dụng muốn thực hiện hoạt động góp vốn, mua cổ phần buộc phải sử dụng vốntự có, không được sử dụng vốn vay Nguyên tắc này một mặt xuất phát từ tính chấtrủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, một mặt xuất phát từ nguyên tắc cơbản của hoạt động huy động vốn, đó là tổ chức tín dụng có nghĩa vụ hoàn trả tiềngốc và lãi khi hết thời hạn

c) Phân loại huy động vốn của TCTD

Dựa vào các tiêu chí khác nhau, hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng được phânloại như sau:

Thứ nhất, căn cứ vào yếu tố chủ thể, hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụngbao gồm:

+ Huy động vốn của ngân hàng

+ Huy động vốn của tổ chức tín dụng phi ngân + Huy động vốn của tổ chức tài chính vi mô hàng + Huy động vốn của Quỹ tín dụng nhân dân

Thứ hai, căn cứ vào hình thức huy động vốn, hoạt động huy động vốn của các tổ chức tíndụng bao gồm:

+ Nhận tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiềngửi khác

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trongnước và nước ngoài

+Vay vốn của Ngân hàng dưới hình thức tái cấp vốn + Vay vốn trên thị trường liên ngân hàng

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của TCTD

Trang 6

Thứ nhất, chiến lược kinh doanh của mỗi tổ chức tín dụng Trong quá trình tồn tại

và hoạt động của mình, bản thân mỗi tổ chức tín dụng luôn xây dựng một chiếnlược kinh doanh riêng biệt, phù hợp với các điều kiện mục tiêu theo đuổi trongmỗi thời kỳ, cũng như bám sát diễn biến của thị trường Chiến lược kinh doanh cótính quyết định tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng Trongtừng thời kỳ, dựa trên chỉ tiêu về hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn cùng vớitình hình thực tế của thị trường, tổ chức tín dụng phải lập kế hoạch và cân đối giữahuy động vốn và động sử dụng vốn Mặt khác, trong chiến lược kinh doanh củamình tổ chức tín dụng cân phải đặc biệt chú trọng vào chi phí vốn phải chịu trongkhâu huy động; mở rộng việc tìm kiếm những nguồn vốn rẻ, thời hạn dài thôngqua việc lựa chọn các hình thức huy động khác nhau Có như vậy tổ chức tín dụngmới chủ động trong sử dụng vốn huy động

Thứ hai, các phương thức huy động vốn do pháp luật quy định cho mỗi loại hình

tổ chức tín dụng Mặc dù về phương thức huy động vốn, tổ chức tín dụng có thểhuy động vốn thông qua 4 phương thức, bao gồm: nhận tiền gửi, phát hành giấy tờcó giá, vay trên thị trường liên ngân hàng và vay của Ngân hàng Nhà nước Tuynhiên, không phải mọi loại hình tổ chức tín dụng đều có thể huy động vốn thôngqua 4 phương thức này Cụ thể, pháp luật hiện hành hạn chế về khả năng huy độngvốn của một số loại hình tổ chức tín dụng như: tổ chức tín dụng phi ngân hàngkhông được nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức tài chính vi mô và Quỹ tín dụngnhân dân thì không được phát hành tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tráiphiếu Vì vậy, bản thân mỗi tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanhcủa mình phải lựa chọn phương thức huy động vốn hợp pháp, phù hợp thế mạnhcủa mình

Thứ ba, chất lượng các dịch vụ do tổ chức tín dụng cung ứng và hệ thống các

mạng lưới của tổ chức tín dụng Mỗi tổ chức tín dụng có thể huy động vốn dướirất nhiều các phương thức khác nhau Để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu

Trang 7

quả huy động vốn, tổ chức tín dụng phải đặc biệt quan tâm tới chất lượng các dịchvụ, đặc biệt là văn hóa kinh doanh ngân hàng Do nhu cầu của mỗi khách hàng khiđến ngân hàng là khác nhau nên việc thoả mãn được những nhu cầu đa dạng củakhách hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn Một tổ chứctín dụng có các hình thức và kỳ hạn huy động vốn phong phú, linh hoạt, thuận tiệnhơn sẽ có sức hấp dẫn thu hút khách hàng mới và duy trì những khách hàng hiệncó hơn những tổ chức tín dụng khác Khi hình thức huy động vốn đa dạng và hấpdẫn thì sẽ làm cho số lượng người gửi tiên tăng lên và khi đó chi phí huy động sẽgiảm xuống, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng lợi nhuận cho tổchức tín dụng Bên cạnh đó, mạng lưới chi nhánh cũng ảnh hưởng rất lớn tới hoạtđộng huy động vốn của tổ chức tín dụng Thông thường các tổ chức tín dụng cómạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch lớn khả năng huy động vốn cũng lớn hơn.Trong đó, ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu các ngân hàng thương mại tập trung huyđộng vốn tại các thành phố, khu đô thị lớn và vùng đồng bằng dân cư đông đúc,điều kiện kinh tế phát triển, còn khu vực nông thôn, miền nhí vẫn chưa được quantâm

Thứ tư, chính sách lãi suất của các tổ chức tín dụng Nếu coi huy động vốn là một

loại hàng hóa, dịch vụ do tổ chức tín dụng cung ứng trên thị trường thì yếu tố cựckỳ quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động này chính là lãi suất Lãi suấtlà một trong những công cụ quan trọng nhất trong các công cụ được tổ chức tíndụng đặc biệt quan tâm nhằm đẩy mạnh cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.Tổ chức tín dụng sử dụng hệ thống lãi suất như là một công cụ quan trọng trongviệc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn huy động, đặc biệt là quy mô tiềngửi Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, tổ chức tín dụng cần phải có chính sáchlãi suất cạnh tranh, thực hiện ưu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, gửi tiềnthường xuyên Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tổ chức tín dụng phảichú ý vào các yếu tố khác như nâng cao hệ thống công nghệ thông tin, tăng cường

Trang 8

chính sách chăm sóc khách hàng, xây dựng văn hóa giao tiếp với khách hàng chođội ngũ cán bộ, nhân viên

Thứ năm, hoạt động marketing ngân hàng Đây là vấn đề hết sức quan trọng

nhằm giúp cho tổ chức tín dụng nắm bắt được yêu câu, nguyện vọng của kháchhàng, từ đó, giúp tổ chức tín dụng đưa ra được các hình thức huy động vốn, chínhsách lãi suất, chính sách tín dụng phù hợp Hiện nay, hoạt động marketing ngânhàng được các tổ chức tín dụng đặc biệt quan tâm Với số lượng rất lớn các tổchức tín dụng đang tồn tại thị trường làm cho khách hàng có nhiều lựa chọn khiphát sinh nhu cầu gửi tiền tiết kiệm hoặc tiền gửi thanh toán Vì vậy, để lôi kéokhách hàng đến với mình, đưa hình ảnh của tổ chức tín dụng đến gần hơn vớikhách hàng từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn buộc tổ chức tíndụng phải quan tâm đầu tư cho marketing ngân hàng.

Thứ sáu, uy tín và thương hiệu của tổ chức tín dụng trên thị trường Bằng các

cách thức khác nhau, mỗi tổ chức tín dụng đều cố gắng tạo dựng hình ảnh riêngcủa mình trên thị trường Một ngân hàng lớn, có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong cáchoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng với các ngânhàng cũng như các loại hình tổ chức tín dụng khác Sự tin tưởng của khách hàngsẽ giúp cho ngân hàng có khả năng vốn huy động tốt hơn và tiết kiệm chi phí huyđộng hơn Uy tín và thương hiệu của tổ chức tín dụng không phải tự nhiên có, màđược hình thành thông qua một quá trình tồn tại và hoạt động, ở đó tổ chức tíndụng đã khẳng định được vị thế của mình để dần chiếm được cảm tình của kháchhàng Tuy nhiên, ở Việt Nam, niềm tin của khách hàng đối với tổ chức tín dụngkhông chỉ đến từ uy tín do tổ chức tín dụng tạo dựng mà còn có thể đến từ yêu tômang hình bóng Nhà nước như tổ chức tín dụng do Nhà nước đầu tư và nắm giữ100% vốn hoặc tổ chức tín dụng có phần vốn góp của Nhà nước.

1.3 Ý nghĩa hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng 1.3.1 Đối với nền kinh tế

Trang 9

Thứ nhất, huy động vốn của tổ chức tín dụng giúp luân chuyển nguồn vốn vàcung cấp vốn cho thị trường tài chính

Thông qua hoạt động huy động vốn của tổ chức tín dụng, nền kinh tế có thêm một kênhhuy động vốn nhàn rỗi nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, xâydựng cơ sở hạ tầng Do vậy, vốn đầu tư được mở rộng, hoạt động sản xuất kinh doanhđược kích thích, sản phẩm xã hội tăng lên, từ đó mà đời sống nhân dân được cải thiện.Thực tế cho thấy dù các doanh nghiệp lớn mạnh cũng không thể có một lượng vốn lớnhơn tổng số tiền dự trữ của dân chúng Mỗi người trong xã hội dù chỉ có một lượng tiềnnhỏ nhưng tập hợp lại sẽ trở thành một nguồn vốn lớn Thông qua các hình thức huyđộng vốn, phần lớn số vốn tích trữ tập trung qua hệ thống ngân hàng và đưa vào côngcuộc đầu tư mang tính chất sản xuất tạo ra của cải cho xã hội

Mặt khác, nhờ vào việc huy động vốn, tổ chức tín dụng thể hiện được vai trò trung giantín dụng điều hòa tiền tệ từ nơi tạm thời thừa đến nơi tạm thời thiếu, có như vậy ngườidân mới được cấp tín dụng, mới có khả năng trang bị đầu vào cho hoạt động sản xuấtkinh doanh Chính vì vậy, có thể nói, nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp phụthuộc chủ yếu vào nguồn vốn đi vay tại các tổ chức tín dụng cho nên vai trò luân chuyểnvốn của hệ thống ngân hàng cực kỳ quan trọng

Thứ hai, huy động vốn của tổ chức tín dụng là công cụ để điều tiết vốn trongnền kinh tế

Thông qua kênh huy động vốn của các TCTD, một phần cung tiền trong nền kinh tế sẽchuyển vào hệ thống của tổ chức tín dụng Khi đó, tùy thuộc vào nhu cầu vốn trên thịtrường và mục tiêu điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, lượng vốn quay trởlại thị trường có thể được điều chỉnh tăng hoặc giảm Với vai trò quản lý hệ thống tổ chứctín dụng, Ngân hàng Nhà nước sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ quốc gianhư tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở để tác động trực tiếp tới lượngcung tiền trong nền kinh tế Một lượng tiền mà tổ chức tín dụng huy động hoàn toàn có

Trang 10

thể sẽ không quay trở lại thị trường nhằm thực hiện chính sách tín dụng “thắt chặt” củaNgân hàng Nhà nước để kiểm soát lạm phát

=> Như vậy, có thể thấy, thông qua nghiệp vụ huy động vốn của tổ chức tín dụng, lượngcung tiền trong nền kinh tế có thể được điều tiết theo mục tiêu điều hành của cơ quan nhànước có thẩm quyền

Thứ hai, nguồn vốn huy động giúp tổ chức tín dụng chủ động trong kinhdoanh Trong cơ cấu vốn của TCTD, ngoài phần vốn tự có TCTD còn có vốn huyđộng, vốn vay và các nguồn vốn khác Một tổ chức tín dụng không thể chỉ hoạtđộng với nguồn vốn tự có, vì vốn tự có của tổ chức tín dụng thông thường chỉchiếm một tỷ trọng nhỏ trong tông cơ cấu vốn, vậy nguồn vốn huy động giữa vaitrò cực kỳ quan trọng đối với các tổ chức tín dụng Các tổ chức tín dụng có lượngvốn huy động càng lớn thì càng chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.Tuy nhiên, vốn đi vay có hạn chế là bị phụ thuộc vào đối tượng cho vay, thời hạnvay, số lượng và các chi phí khác, nên muốn nâng cao hiệu quả, TCTD phải xâydựng phương án sử dụng vốn linh hoạt và phù hợp

Thứ ba, nguồn vốn huy động giúp tổ chức tín dụng nâng cao vị thể của mìnhtrên thị trường

Trang 11

Để đảm bảo việc thu hút khách hàng, tổ chức tín dụng phải tạo được niềm tin với kháchhàng Điều này được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàng khi họ cónhu cầu, kể cả là các khoản tiền gửi chưa đến kỳ hạn thanh toán theo thỏa thuận trước đó.Khả năng thanh toán của tổ chức tín dụng cao chỉ khi tổ chức tín dụng có nguồn vốn khảdụng lớn Mặt khác, uy tín của tổ chức tín dụng còn thể hiện ở khả năng cho vay và đầutư TCTD chỉ có thể cho vay những dự án lớn, thời hạn dài nếu có nguồn vốn lớn và ổnđịnh Điều này phụ thuộc vào khả năng huy động vốn của tổ chức tín dụng trên thịtrường.

Thứ tư, nguồn vốn huy động quyết định năng lực cạnh tranh của tổ chức tíndụng trên thị trường

Nếu tổ chức tín dụng có nguồn vốn lớn thì có thể chủ động mở rộng quan hệ tín dụng vớicác thành phần kinh tế cả về quy mô, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian và thờihạn cho vay thậm chí trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay để thu hút khách hàng Ngoàira, tổ chức tín dụng còn có thể phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ mới, tham gia vàocác hoạt động khác như liên doanh liên kết, đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiềntệ…

Trang 12

của thị trường không hề nhỏ thì gửi tiền tại các tổ chức tín dụng vô cùng đơn giản Ngườigửi tiền chỉ cần mang tiền tới tổ chức tín dụng thực hiện các thủ tục đơn giản và cơ bảncó thể yên tâm về khoản tiền gửi đó về mức độ an toàn và khả năng sinh lời ổn định nhưđã thỏa thuận

Thứ hai, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng giúp người gửi t tiếp cận được cácdịch vụ tiện ích của các tổ chức tín dụng (thể hiện dưới hình thức tiền gửithanh toán)

Căn cứ vào mục đích gửi tiền, tiền gửi được chia thành hai loại là tiền gửi thanh toán vàtiền gửi tiết kiệm Trong khi tiền gửi tiết kiệm nhằm mục đích chính là hưởng lãi suất thìtiền gửi thanh toán hướng đến việc sử dụng các dịch vụ thanh toán của tổ chức tín dụng,đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thanh toán của người gửi tiền bằng các hình thức thanhtoán không dùng tiền mặt như phát hành Séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu đồng thờidùng để đảm bảo vay vốn, bảo lãnh cho người thứ ba vay vốn tại ngân hàng

=> Vì vậy, tùy thuộc vào mục đích của mình, người gửi tiền có thể lựa chọn hình thức gửitiên phù hợp là tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền gửi thanh toán Cả hai hình thức gửi tiền nàyđều có ý nghĩa tích cực đối với người gửi tiền và khả năng sinh vốn của các tổ chức tíndụng.

II.Các hình thức huy động vốn của TCTDII.1Hoạt động nhận tiền gửi

a) Khái niệm

Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửikhông kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và ác hìnhthức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho ngườigửi theo thoả thuận (Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010)

b) Các loại tiền gửi TCTD được quyền huy động.

Theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (Sửa đổi bổ sung 2017), tổchức tín dụng có thể huy động vốn với các loại tiền gửi sau:

Trang 13

Thứ nhất, tiền gửi không kỳ hạn.

Đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút bất kỳ thời điểm nào Với mục đích nhằmđảm bảo an toàn về tài sản và thực hiện các dịch vụ thanh toán qua tổ chức tín dụng Tiềngửi không kỳ hạn có lãi suất thấp

Tiền gửi không kỳ hạn là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và tổ chức tíndụng khó có thể dự báo về tiền gửi không kỳ hạn Hình thức này chủ yếu là mở cho cácquy mô doanh nghiệp, bởi các doanh nghiệp gửi tiền vào tổ chức tín dụng mục đích chínhkhông phải để nhận lãi mà là để sử dụng các dịch vụ mà tổ chức tín dụng cung cấp nhưcác dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, thu chi hộ…

Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có thể đáp ứng yêu cầu của những khách hàngchưa có dự định rõ ràng trong tương lai, hoặc không thực sự an tâm về việc gửi tiền màchỉ mong muốn nhận được một số tiền lãi nào đó với lượng tiền hiện còn nhàn rỗi Do tính chất không ổn định của nó nên tổ chức tín dụng chi được sử dụng một tỷ lệ phầntrăm nhất định nào đó của lượng tiền gửi không kỳ hạn nhận được, và tổ chức tín dụngmuốn sử dụng thì phải dự tính về sự ổn định tương đối của lượng tiền này Do vậy, quảnlý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quản lý dự trữ trong các tổ chức tíndụng

Thứ hai, tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khách hàng được rút sau một thời gian nhất địnhtheo kỳ hạn đã thỏa thuận khi gửi tiền Mục đích của loại tiền gửi này là lấy lãi nên tổchức tín dụng có thể chủ động kế hoạch các biện pháp sử dụng vốn vì chủ động được thờigian theo các kỳ hạn gửi tiền không như tiền gửi không kỳ hạn Do có sự xác định rõ ràngvề kỳ hạn, nên nguồn tiền gửi có kỳ hạn là nguồn tiền có sự ổn định cao, tổ chức tín dụngcó thể sử dụng để cho vay với thời hạn tương ứng hoặc có thể chuyển đổi một phần tiềngửi ngắn hạn để cho vay trung dài hạn Chính vì lý do này mà lãi suất của các khoản tiềngửi kỳ hạn thường cao hơn nhiều lãi suất tiền gửi không kỳ hạn Thông thường thì lãi suấttỷ lệ thuận với kỳ hạn, tức là khoản tiền gửi càng lâu thì lãi suất càng cao và ngược lại

Trang 14

Để nâng cao hiệu quả của hình thức huy động vốn này, bên cạnh công cụ lãi suất, tổ chứctín dụng cần thiết phải nâng cao các yếu tố như hoạt động marketing, văn hóa kinhdoanh

Thứ ba, tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi để dành của một bộ phận dân cư, được gửi vào tổ chứctín dụng để hưởng lãi, với hình thức phổ biến là tiết kiệm có số Tiền gửi tiết kiệm làkhoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thểtiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức tín dụng và được bảo hiểm theo quyđịnh của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi Bản chất của tiền gửi tiết kiệm là một khoản đầutư ngày hôm nay để có được một khoản tiền lớn hơn trong tương lai (bao gồm những gốclà số tiền gửi ban đầu và khoản tiền lãi)

Về khái niệm, có thể hiểu “Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổchức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổchức tín dụng” Trong đó, không giống như các loại tiền gửi khác, đối tượng gửi tiền cóthể là cá nhân hoặc tổ chức thì tiền gửi tiết kiệm là hình thức tiền gửi của cá nhân Đồng thời, pháp luật quy định người gửi tiền tiết kiệm bao gồm: Công dân Việt Nam từđủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; Côngdân Việt Nam từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị hạn chế năng lực hành vi dân sựhoặc không mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật; Công dân Việt Nambị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định củapháp luật hoặc chưa đủ 15 tuổi thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người đạidiện theo pháp luật; Công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vitheo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm thông qua người giámhộ Căn cứ vào kỳ hạn gửi tiền, tiền gửi tiết kiệm bao gồm hai loại sau đây: ' Khoản 1Điều 5 Thông tư số 48/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2018 của Thống đốcNHNN Việt Nam quy định về tiền gửi tiết kiệm.

Căn cứ vào kỳ hạn gửi tiền, tiền gửi tiết kiệm bao gồm 2 loại sau đây:

Trang 15

Một là, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền saumột kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm Các tổchức nhân tiền gửi tiết kiệm thường có các kỳ hạn khác nhau để tiền lựa chọn: 1 tuần, 2tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng Hai là, tiền gửi tiết kiệm không có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có thể rút tiềntheo yêu cầu mà không cần bảo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào của tổ chức nhận tiềngửi tiết kiệm Lãi suất của hình thức tiết kiệm này thường thấp hơn nhiều so với loại cókỳ hạn Ngoài ra, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, tiền gửi do tổ chức tín dụng huyđộng có thể được chia thành các loại khác nhau như sau: Nếu căn cứ vào đối tượng gửitiền, tiến gửi bao gồm:

Tiền gửi của cá nhânTiền gửi của tổ chức

Nếu căn cứ vào kỳ hạn gửi tiền, tiền gửi bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi không có kỳ hạn

Nếu căn cứ vào mục đích gửi tiền, tiền gửi bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm

Tiền gửi thanh toán

Nếu căn cứ vào đồng tiền của khách hàng, tiền gửi bao gồm:Tiền gửi bằng đồng Việt Nam

Tiền gửi bằng ngoại tệ:

Việc phân loại tiền gửi thành các loại khác nhau như vậy có ý nghĩa rất lớn đối với các tổchức tín dụng huy động tiền gửi và người gửi tiền Đối với tổ chức tín dụng, việc đa dạnghóa các loại tiền gửi giúp tổ chức tín dụng có khả năng đáp ứng tối đa mục đích đa dạngcủa khách hàng, đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn hiệu

Trang 16

quả, phù hợp với mục đích, kế hoạch kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanhtoán khi khoản tiền gửi đó đến hạn hay khách hàng có nhu cầu rút trước khi đến hạn Đối với khách hàng, việc đa dạng hóa các hình thức gửi tiền với các đặc trưng khác nhausẽ giúp họ có thêm nhiều lựa chọn nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của mình Nếu kháchhàng gửi tiền nhằm mục đích chính là hưởng lãi thì họ có thể lựa chọn hình thức tiền gửitiết kiệm có kỳ hạn hoặc tiền gửi có kỳ hạn Thông thường kỳ hạn càng dài thì lãi suấtcàng cao và ngược lại Trong trường hợp khách hàng muốn gửi tiền để được sử dụng cácdịch vụ thanh toán do tổ chức tín dụng cung cấp, họ có thể lựa chọn hình thức tiền gửithanh toán, tiền gửi không có kỳ hạn.

c) Các loại hình TCTD được quyền nhận tiền gửi và đối tượng gửi tiền.Thứ nhất, hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụngcó quyền thực hiện hoạt động ngân hàng rộng lớn và đầy đủ nhất, bao gồm tiền gửikhông kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.

Như vậy, ngân hàng được quyền nhận tiền gửi của mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định dưới các hình thức cơ bản như: tiêngửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm Quy định này của pháp luật làmcho ngân hàng nói chung, ngân hàng thương mại nói riêng là loại hình tổ chức tín dụngcó quy mô huy động vốn qua kênh nhận tiền gửi với giá trị và phạm vi đối tượng gửi tiềnthông rộng lớn nhất.

Thứ hai, hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì “tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình tổchức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định củaLuật này, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toánqua tài khoản của khách hàng” So với tổ chức tin 31 dụng là ngân hàng, tổ chức tín dụngphi ngân hàng có phạm vi hoạt động hạn chế hơn, thể hiện ở khía cạnh sau: tổ chức tín

Trang 17

dụng phi ngân hàng không được quyền nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịchvụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng; tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ đượcquyền nhận tiền gửi của tổ chức

Như vậy, căn cứ vào đặc trưng của các loại tiền gửi, tổ chức tín dụng phi ngân hàng cóthể nhận tiền gửi của tổ chức dưới các hình thức sau đây:

- Tiền gửi không kỳ hạn - Tiền gửi có kỳ hạn

- Và các loại tiền gửi khác của tổ chức.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng không được phép nhận tiền gửi tiết kiệm vì như đã phântích ở trên, tiền gửi tiết kiệm là hình thức tiền gửi chỉ dành cho cá nhân

Thứ ba, hoạt động nhận tiền gửi tổ chức tài chính vi mô

Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt độngngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanhnghiệp siêu nhỏ Vì vậy, phạm vi hoạt động của loại hình tổ chức tín dụng này khá hạnchế Cụ thể, pháp luật hiện hành quy định, tổ chức tại chính vi mô được quyền nhận tiềngửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

Tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô;

Tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tàichính vi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán

Trong đó, theo quy định, các loại tiền gửi này được hiểu như sau:

- Tiết kiệm bắt buộc là khoản tiền mà khách hàng tài chính quy mô nhỏ phải gửi tại tổchức tài chính quy mô nhỏ để được quyền vay vốn của chính tổ chức này Tiết kiệm bắtbuộc là một khoản tiền nhỏ gửi định kỳ hoặc là một số tiền tương ứng với một tỷ lệ phầntrăm nhất định trên giá trị của khoản vay được giữ lại theo quy định của tổ chức tài chínhquy quy mô nhỏ được sử dụng tiết kiệm bắt buộc để bảo đảm khoản mô nhỏ Tổ chức tàichính vay của khách hàng tài chính quy mô nhỏ tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ

Trang 18

- Tiền gửi tự nguyện là tiền gửi theo quy định tại Luật Các tổ Tổ chức tín dụng phi ngânhàng không được phép nhận tiền gửi tiết kiệm vì như đã phân tích ở trên, tiền gửi tiếtkiệm là hình thức tiền gửi chỉ dành cho cá nhân Thứ ba, hoạt động nhận tiền gửi tổ chứctài chính vi mô Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiệnmột số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thunhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ Vì vậy, phạm vi hoạt động của loại hình tổ chức tíndụng này khá hạn chế Cụ thể, pháp luật hiện hành quy định, tổ chức tài chính vi mô đượcquyền nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

- Tiết kiệm bắt buộc theo quy định của tổ chức tài chính vi mô;

- Tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chínhvi mô, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán Trong đó, theo quy định, các loại tiền gửinày được hiểu như sau:

- Tiết kiệm bắt buộc là khoản tiền mà khách hàng tài chính quy mô nhỏ phải gửi tại tổchức tài chính quy mô nhỏ để được quyền vay vốn của chính tổ chức này Tiết kiệm bắtbuộc là một khoản tiền nhỏ gửi định kỳ hoặc là một số tiền tương ứng với một tỷ lệ phầntrăm nhất định trên giá trị của khoản vay được giữ lại theo quy định của tổ chức tài chínhquy quy mô nhỏ được sử dụng tiết kiệm bắt buộc để bảo đảm khoản mô nhỏ Tổ chức tàichính vay của khách hàng tài chính quy mô nhỏ tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ - Tiền gửi tự nguyện là tiền gửi theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng của kháchhàng tài chính quy mô nhỏ và của các tổ chức, cá nhân khác

Như vậy, theo quy định, tổ chức tài chính vi mô được quyền nhận tiền gửi của tổ chức vàcá nhân bằng VND dưới hình thức tiết kiệm bắt buộc hoặc tiền gửi tự nguyện

Thứ tư, hoạt động nhận tiền gửi của Quỹ tín dụng nhân dân

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tựnguyện thành lập để thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu làtương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống Đây là loại hình tổ chức tín

Trang 19

dụng có số lượng lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, hoạt động ngân hàng với những nét đặctrưng riêng biệt.

Cụ thể, pháp luật quy định quỹ tín dụng được quyền nhận tiền gửi bằng đồng Việt Namtrong các trường hợp sau đây:

- Nhận tiền gửi của thành viên;

- Nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên theo quy định của Ngânhàng Nhà nước

Như vậy, quỹ tín dụng được quyền nhận tiền gửi của các tổ chức và cá nhân bằng VNDdưới hình thức:

- Tiền gửi không kỳ hạn; - Tiền gửi có kỳ hạn; - Tiền gửi tiết kiệm

Tuy nhiên, không giống như các loại hình tổ chức tín dụng khác, với mục đích hoạt độngchủ yếu là tương trợ giữa các thành viên trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh và đờisống nên về quỹ tín dụng chủ yếu nhận tiền gửi của các thành viên trong quỹ Trongtrường hợp nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của quỹ phảituân thủ điều kiện sau đây: Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhândân có địa bàn hoạt động trên một xã tối thiểu bằng 50% tổng mức nhận tiền gửi của quỹtín dụng nhân dân; Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân cóđịa bàn hoạt động liên xã tối thiểu bằng 60% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụngnhân dân; Tổng mức nhận tiền gửi từ thành viên của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tàisản 500 tỷ đồng trở lên tối thiểu bằng 70% tổng mức nhận tiền gửi của quỹ tín dụng nhândân

? Trả lời câu hỏi

Hãy đọc lại vụ án Hà Văn Thắm bị truy tố và xét xử về tội “Cố ý làm trái quy địnhNhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” để nắm được quy định của phápluật và thực tiễn thi hành

Trang 20

Khái niệm

Các loại tiền gửi TCTD được quyền huy động

Các loại hình TCTD được quyền nhận tiền gửi và đối tượng gửi tiền? Trả lời câu hỏi

Hãy đọc lại vụ án Hà Văn Thắm bị truy tố và xét xử về tội “Cố ý làm trái quy địnhNhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” để nắm được quy định của phápluật và thực tiễn thi hành

II.2Hoạt động phát hành giấy tờ có giáa) Khái niệm

Huy động vốn thông qua hoạt động phát hành giấy tờ có giá là việc các TCTD vay vốncủa tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá với sự chấp thuận của Ngânhàng Nhà nước và Ủy ban chứng khoán Nhà nước.

b) Đặc điểm

* Về bản chất:

Là việc TCTD phát hành giấy có giá là nhằm mục đích vay vốn của các tổ chức, cá nhân.Đây cũng giống như hoạt động nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá thực chất là việc tổchức tín dụng đi vay vốn của các nhà đầu tư.

* Về chủ thể:

TCTD được quyền huy động thông qua việc phát hành giấy tờ có giá baogồm các loại hình như: Ngân hàng thương mại; Ngân hàng HTX; Chi nhánhngân hàng nước ngoài; Công ty tài chính; Công ty cho thuê tài chính.Như vậy, khác với hoạt động nhận tiền gửi, mọi loại hình tổ chức tín dụng

đều có quyền nhận tiền gửi của khách hàng ở các hình thức gửi tiền khác nhau thì có mộtsố loại hình tổ chức tín dụng mới được quyền phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn.

Trang 21

nhằm huy động vốn của nhà đầu tư.

Các quy định chung về các loại giấy tờ có giá TCTD được quyền phát hành Hình thức: Quy định tại điều 7 thông tư số 34/2013/TT-NHNN

3 Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng, chinhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sởhữu giấy tờ có giá.”

Đồng tiền phát hành: Quy định tại điều 9 thông tư số 34/2013/TT-NHNN

Điều 9 Đồng tiền phát hành và thanh toán

Giấy tờ có giá được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam.

Mệnh giá của giấy tờ có giá: Quy định tại điều 10 thông tư số NHNN

34/2013/TT-Điều 10 Mệnh giá của giấy tờ có giá

1 Mệnh giá của giấy tờ có giá là 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc bội sốcủa 100.000 (một trăm nghìn) đồng Việt Nam.

Trang 22

2 Mệnh giá của giấy tờ có giá (trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ đượcin sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài pháthành với người mua.

3 Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên tráiphiếu.

4 Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành không theo hình thức chứng chỉ do tổ chức tíndụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.

Thời hạn của giấy tờ có giá: Quy định tại điều 12 thông tư số 34/2013/TT-NHNN

Điều 12 Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá1 Trái phiếu có thời hạn từ một năm trở lên, thời hạn cụ thể do tổ chức tín dụng quyđịnh Trái phiếu phát hành cùng một đợt và cùng thời hạn được ghi cùng ngày phát hànhvà cùng ngày đến hạn thanh toán.

2 Thời hạn, ngày phát hành và ngày đến hạn thanh toán đối với kỳ phiếu, tín phiếu,chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.

Đối tượng của giấy tờ có giá: Quy định tại điều 4,5 thông tư số NHNN

34/2013/TT-Điều 4 Đối tượng phát hành giấy tờ có giá:1 Ngân hàng thương mại.

2 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

3 Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính phát hành giấy tờ có giá để huy độngvốn từ tổ chức.

4 Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam phát hành giấy tờ có giá theo quy định tại Giấy phépthành lập và hoạt động.

Điều 5 Đối tượng mua giấy tờ có giá

1 Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhânnước ngoài Đối tượng mua giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng

Ngày đăng: 23/06/2024, 18:34

Xem thêm:

w