1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động huy động vốn của công ty cổ phần xây dựng và thương mại 299Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn

58 530 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 407 KB

Nội dung

Vốn là một nhu cầu cần thiết tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhTrong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt trực tiếp với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp nước ngoài mà còn phải đối mặt với sự biến động của thị trường. Bởi thế, việc nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như gia tăng sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để làm được điều đó, doanh nghiệp còn phải dựa vào rất nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là Nguồn vốn, nó mang lại nhiều lợi thế trong kinh doanh cũng như tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường bằng cách mở rộng kinh doanh, cải tiến kỹ thuật tiên tiến,...Chính vì thế các doanh nghiệp đều phải tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn nên nhu cầu về nguồn vốn đối với doanh nghiệp càng trở nên quan trọng.Xuất phát từ thực tế và những vấn đề đã đặt ra ở trên với mong muốn tìm hiểu, làm sáng tỏ vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: “hoạt động huy động vốn của công ty cổ phần xây dựng và thương mại 299Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn” làm đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghệp của mình với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc phân tích, thảo luận và rút ra một số giải pháp, kiến nghị và phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại 299.

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 3

1.1 Nguồn vốn của doanh nghiệp 3

1.1.1.Khái niệm về vốn 3

1.1.2 Phân loại vốn 4

1.2 Công tác huy động vốn của doanh nghiệp 12

1.2.1 Sự cần thiết của công tác huy động vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp 12

1.2.2 Cơ cấu vốn và các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp 14

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của doanh nghiệp 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI 299 24

2.1.Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng và thương mại 299 24

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng và thương mại 299 24

2.1.2 Đặc điểm chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 25

2.2 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng thương mại 299 37

2.2.1 Đặc điểm nguồn vốn của công ty 37

2.2.2.thực trạng công tác huy động vốn của công ty 37

2.2.3.Đánh giá công tác huy động vốn tại công ty 40

CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÔNG TY 44

3.1 Nhu cầu vốn của công ty 44

3.1.1.kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012 44

3.1.2 Nhu cầu vốn và kế hoạch huy động vốn của công ty 46

Trang 2

3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động huy động vốn tại công ty cổ

phần xây dựng và thương mại 299 46

3.2.1.Khai thác tối đa vốn chủ sở hữu 46

3.2.2 tăng cường huy động vốn nợ từ các thành phần kinh tế 47

3.3 Một số kiến nghị 49

3.3.1.Kiến nghị với các tổ chức tín dụng 49

3.3.2.Kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên 50

3.3.3.Kiến nghị với các cổ đông 50

KẾT LUẬN 51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng cân đối kế toán công ty cổ phần xây dựng và thương mại 299 33 Bảng 2:Kết quả hoạt động SXKD công ty cổ phân xây dựng và thương mại 299 qua

một số năm 35 Bảng 3-các chỉ tiêu báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động của công ty 36 Bảng 4: Bảng tổng hợp số liệu cổ đông và cơ cấu vốn góp tính đến thời điểm chốt

danh sách ngày 25/02/2010: 38 Bảng 5: Lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế 39

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 NHTM Ngân hàng thương mại

2 NHCT Ngân hàng công thương

3 NH NN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Trang 5

tố, một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là Nguồn vốn, nó mang lạinhiều lợi thế trong kinh doanh cũng như tăng sức cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường bằng cách mở rộng kinh doanh, cải tiến kỹ thuật tiêntiến, Chính vì thế các doanh nghiệp đều phải tìm mọi cách để tăng cườngnguồn vốn nên nhu cầu về nguồn vốn đối với doanh nghiệp càng trở nênquan trọng.

Xuất phát từ thực tế và những vấn đề đã đặt ra ở trên với mong muốn

tìm hiểu, làm sáng tỏ vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: “hoạt động huy động vốn của công ty cổ phần xây dựng và thương mại 299-Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn” làm đề tài cho chuyên đề thực tập

tốt nghệp của mình với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc phân tích,thảo luận và rút ra một số giải pháp, kiến nghị và phương hướng nhằmnâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại công ty cổ phần xây dựng

và thương mại 299

Trang 6

Kết cấu của đề tài này bao gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về vốn và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn trong doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng hoạt động huy động vốn của công ty cổ phần xây dựng và thương mại 299.

Chương 3: Chính sách và giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại công ty.

Đề tài này được hoàn thảnh bởi sự gợi ý của các thày cô giáo trong khoa,cùng với sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của các cô chú phòng kế toáncủa công ty nơi tôi thực tập Tuy nhiên, trong khuân khổ của chuyên đề tốtnghiệp với thời gian hạn hẹp và nhiều mặt hạn chế nên những vấn đề nghiêncứu trong khuân khổ này không thể trách khỏi những thiếu sót Rất mongnhận được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô giáo và các bạn về vấn đề này

Trang 7

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ

SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG

VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Nguồn vốn của doanh nghiệp

Để tiến hành và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì đều cần cóvốn Vậy vốn là gì? Tại sao nó lại có vai trò quan trọng như thế đối với bất kỳdoanh nghiệp nào Với tầm quan trọng như vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứucần phải bắt đầu từ việc làm rõ khái niệm cơ bản vốn và vai trò của vốn đốivới doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về vốn

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được hiểu và quan niệm là toàn

bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp.Khái niệm này không những chỉ ra vốn không chỉ là một yếu tố đầu vàoquan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà còn đề cập tới sự tham giacủa vốn trong doanh nghiệp, trong cả quá trình sản xuất kinh doanh liên tục

và trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp

Như vậy, vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, muasắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai Vậyyêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là không những dựa vào nguồn vốn

đã có, doanh nghiệp cần phải nâng cao hoạt động huy động vốn có hiệu quảnhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càngphát triển và vững mạnh

Các đặc trưng cơ bản của vốn:

Trang 8

phải được biểu hiện bằng giá trị tài sản hữu hình và tài sản vô hình của doanhnghiệp.

- Vốn phải vận động và sinh lời, đạt được mục tiêu trong kinh doanh

- Vốn phải được tích tụ và tập trung một lượng nhất định thì mới có khảnăng phát huy tác dụng khi đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế đặc biệt trong lĩnhvực kinh doanh

- Vốn có giá trị về mặt thời gian điều này có thể có vai trò quan trọng khi

bỏ vốn vào đầu tư và tính hiệu quả khi sử dụng đồng vốn

- Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định, vốn sẽ không được đưa ra

để đầu tư khi mà người chủ của nó nghĩ về một sự đầu tư không có lợi nhuận

- Vốn được quan niệm như một thứ hàng hoá và có thể được coi là thứhàng hoá đặc biệt vì nó có khả năng được mua bán quyền sở hữu trên thịtrường vốn, trên thị trường tài chính

- Vốn không chỉ biểu hiện bằng tiền hay các giá trị hiện vật (tài sản cốđịnh của doanh nghiệp: máy móc, trang thiết bị vật tư dùng cho hoạt độngquản lý ) của các tài sản hữu hình (các bí quyết trong kinh doanh, cácphát minh sáng chế, )

1.1.2.1 Phân loại vốn theo nguồn hình thành

a Vốn chủ sở hữu

Trang 9

liên doanh, liên kết và thông qua đó doanh nghiệp không phải cam kết thanhtoán Do vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.

* Vốn pháp định:

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có khi muốnhình thành doanh nghiệp và số vốn này được nhà nước quy định tuỳ thuộcvào từng loại hình kinh doanh của doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp NhàNước, số vốn này được ngân sách nhà nước cấp

*Vốn tự bổ xung:

Thực chất loại vốn này là số lợi nhuận chưa phân phối (lợi nhuận lưutrữ) và các khoản trích hàng năm của doanh nghiệp như các quỹ xí nghiệp(Quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển )

*Vốn chủ sở hữu khác:

Đây là loại vốn mà số lượng của nó luôn có sự thay đổi bởi vì do đánhgiá lại tài sản, do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, do được ngân sách cấp kinh phí,

do các đơn vị thành viên nộp kinh phí quản lý và vốn chuyên dùng cơ bản

b Vốn huy động của doanh nghiệp

Ngoài các hình thức vốn chủ sở hữu thì doanh nghiệp còn một loại vốn

mà vai trò của nó khá quan trọng, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đó làvốn huy động Để đạt được số vốn cần thiết cho một dự án, công trình haymột nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp mà đòi hỏi trong một thời gian ngắnnhất trong khi đó doanh nghiệp lại không đủ số vốn cần thiết đó thì đòi hỏidoanh nghiệp phải có sự liên doanh liên kết, phát hành trái phiếu hay huyđộng các nguồn vốn khác dưới hình thức vay nợ hay các hình thức khác

Trang 10

doanh nghiệp Nguồn vốn này đáp ứng đúng thời điểm các khoản tín dụngngắn hạn hoặc dài hạn tuỳ theo nhu cầu của doanh nghiệp trên cơ sở hợpđồng tín dụng giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp.

Vốn vay trên thị trường chứng khoán tại các nền kinh tế có thị trườngchứng khoán phát triển, vay vốn trên thị trường chứng khoán là một hình thứchuy động vốn rất có lợi cho doanh nghiệp Thông qua hình thức này thì doanhnghiệp có thể phát hành trái phiếu, đây là một hình thức quan trọng để sửdụng vào mục đích vay dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Việc phát hành trái phiếu giúp cho doanh nghiệp có thểhuy động số vốn nhàn rỗi trong xã hội để mở rộng hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình

* Vốn liên doanh liên kết:

Doanh nghiệp có thể kinh doanh liên kết, hợp tác với các doanh nghiệpkhác nhằm huy động và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là hìnhthức huy động vốn quan trọng vì hoạt động tham gia góp vốn liên doanh, liênkết gắn liền với việc chuyển giao công nghệ thiết bị giữa các bên tham gianhằm đổi mới sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm điều nàycũng có nghĩa là uy tín của công ty sẽ được thị trường chấp nhận Doanhnghiệp cũng có thể tiếp nhận máy móc và thiết bị nếu như trong hợp đồng liêndoanh chấp nhận việc góp vốn bằng hình thức này

* Vốn tín dụng thương mại:

Tín dụng thương mại là khoản mua chịu từ người cung cấp hoặc ứngtrước của khách hàng mà doanh nghiệp tạm thời chiếm dụng Tín dụngthương mại luôn gắn với một lượng hàng hoá cụ thể, gắn với một hệ thốngthanh toán cụ thể nên nó chịu tác động của hệ thống thanh toán, cuả chínhsách tín dụng khác hàng mà doanh nghiệp được hưởng Đây là một phươngthức tài trợ tiện lợi, linh hoạt trong kinh doanh và nó còn tạo khả năng mở

Trang 11

rộng cơ hội hợp tác làm ăn của doanh nghiệp trong tương lai Tuy nhiênkhoản tín dụng thương mại thường có thời hạn ngắn nhưng nếu doanh nghiệpbiết quản lý một cách có hiệu quả thì nó sẽ góp phần rất lớn vào nhu cầu vốnlưu động của doanh nghiệp.

* Vốn tín dụng thuê mua:

Trong hoạt động kinh doanh, tín dụng thuê mua là một phương thức giúpcho các doanh nghiệp thiếu vốn vẫn có được tài sản cần thiết sử dụng vàohoạt động sản xuất kinh doanh của mình Đây là phương thức tài trợ thôngqua hợp đồng thuê giữa người cho thuê và doanh nghiệp Người thuê sử dụngtài sản và phải trả tiền thuê cho người thuê theo thời hạn mà hai bên đã thoảthuận, người cho thuê là người sở hữu tài sản

Tín dụng thuê mua có hai phương thức giao dịch chủ yếu là thuê vậnhành và thuê tài chính:

- Hình thức này hoàn toàn phù hợp đối với những hoạt động có tính chấtthời vụ và nó đem lại cho bên thuê lợi thế là không phải phản ánh loại tài sảnnày vào sổ sách kế toán

* Thuê tài chính:

Thuê tài chính là một phương thức tài trợ tín dụng thưong mại trung hạn

và dài hạn theo hợp đồng Theo phương thức này, người cho thuê thườngmua tài sản, thiết bị mà người cần thuê và đã thương lượng từ truớc các điều

Trang 12

mua tài sản từ người cho thuê Thuê tài chính có hai đặc trưng sau:

Thời hạn thuê tài sản của bên phải chiếm phần lớn hữu ích của tài sản vàhiện giá thuần của toàn bộ của các khoản tiền thuê phải đủ để bù đắp nhữngchi phí mua tài sản tại thời điểm bắt đầu hợp đồng

Ngoài khoản tiền thuê tài sản phải trả cho bên thuê, các loại chi phí bảodưỡng vận hành, phí bảo hiểm, thuế tài sản, cũng như các rủi ro khác đối vớitài sản do bên thuê phải chịu cũng tương tự như tài sản của Công ty

Trên đây là cách phân loại vốn theo nguồn hình thành, nó là tiền đề đểcho doanh nghiệp có thể lựa chọn và sử dụng hợp lý nguồn tài trợ tuỳ theoloại hình sở hữu, nghành nghề kinh doanh, quy mô trình độ quản lý, trình độkhoa học kỹ thuật cũng như chiến lược phát triển và chiến lược đầu tư củadoanh nghiệp Bên cạnh đó, việc quản lý vốn ở các doanh nghiệp trọng tâmcần đề cập đến là họat động luân chuyển vốn, sự ảnh hưởng qua lại của cáchình thức khác nhau của tài sản và hiệu quả vay vòng vốn Vốn cần được nhìnnhận và xem xét dưới trạng thái động với quan điểm hiệu quả

1.1.2.2: Phân loại vốn theo hình thức chu chuyển:

a.Vốn cố định:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của nguồn vốn cố địnhđược gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó là tài sản cố định Vìvậy, việc nghiên cứu về nguồn vốn cố định trước hết phải dựa trên cơ sở tìmhiểu về tài sản cố định

* Tài sản cố định:

Căn cứ vào tính chất và tác dụng trong khi tham gia vào quá trình sảnxuất, tư liệu sản xuất được chia thành hai bộ phận là đối tượng lao động và tưliệu lao động Đặc điểm cơ bản của tư liệu lao động là chúng có thể tham giamột cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào chu kỳ sản xuất Trong quá trình đó,mặc dù tư liệu lao động sản xuất có thể bị hao mòn nhưng chúng vẫn giữ

Trang 13

thay thế hay sửa chữa lớn, thay thế khi mà chúng bị hư hỏng hoàn toàn hoặcchúng không còn mang lại giá trị kinh tế cho doanh nghiệp.

Tài sản cố định phải là những vật phẩm thuộc quyền sở hữu của doanhnghiệp, trong một quan hệ sản xuất nhất định Bản thân tính sử dụng lâu dài

và chi phí cao vẫn chưa có thể là căn cứ duy nhất để xác định tài sản cố địnhnếu nó không gắn liền với một quyền sở hữu thuộc về một doanh nghiệp, một

cơ quan, hợp tác xã

Theo quy định hiện hành thì những tư liệu lao động nào đảm bảo đápứng đủ hai điều kiện sau thì sẽ được coi là tài sản cố định:

- Giá trị của chúng >= 10.000.000 đồng

- Thời gian sử dụng >= 1 năm

Để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý tài sản cố định cũng nhưvốn cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng chúng thì cần có các phương ántuyển chọn và phân loại chúng:

* Phân loại tài sản cố định là việc chia tổng số tài sản cố định ra từngnhóm, bộ phận khác nhau dựa vào các tiêu chuẩn khác nhau:

- Tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: loại này baogồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình:

+ Tài sản cố định hữu hình: Là những tư liệu được biểu hiện bằng hìnhthái vất chất cụ thể như nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vậtkiến trúc Những tài sản cố định này có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấuđộc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản có liên kết với nhau

để thực hiện một hay một số chức năng nhất định trong quá trình sản xuấtkinh doanh Nhằm một mục tiêu quan trọng nhất là đem lại lợi nhuận chodoanh nghiệp

+ Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái

Trang 14

hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc là cho các đối tượngkhác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình ví dụ như:chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về sử dụng đất, chi phí thu mua bằngphát minh sáng chế, nhãn hiệu thương mại

+ Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốcphòng

+ Tài sản cố định mà doanh nghiệp bảo quản và cất giữ hộ Nhà nước Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp thấy được vị trí quan trọngcủa tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thông qua đódoanh nghiệp đưa ra những chính sách hợp lý nhằm đầu tư vào tài sản mộtcách hợp lý

Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp mà chúngđược chia ra thành:

- Tài sản cố định đang sử dụng

- Tài sản cố định chưa cần dùng

- Tài sản cố định không cần dùng chờ thanh lý

Cách phân loại này phần nào giúp cho doanh nghiệp có thể hiểu và kiểmsoát dễ dàng các tài sản cuả mình

b Vốn lưu động.

* Tài sản lưu động:

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn lưu động và cố định luôn songhành trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên tàisản lưu động nằm rải rác trong các khâu thuộc quá trình sản xuất kinh doanh.Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì tài sản lưu động thườngchiếm một tỷ lệ khá cao thường chiếm khoảng 50% - 60% tổng tài sản củadoanh nghiệp

Tài sản lưu động khi tham gia quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 15

thường là không giữ được giá trị hình thái vật chất ban đầu Là bộ chủ thểtham gia hoạt động sản xuất kinh doanh và thông qua quá trình sản xuất tạothành thực thể của sản phẩm, bộ phận khác cùng tham gia trong quá trình này

bị biến đổi hay hao phí theo thực thể được hình thành Đối tượng lao động chỉtham gia vào một quá trình, chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do

đó toàn bộ giá trị của chúng được chuyển một lần vào sản phẩm và được thựchiện khi sản phẩm trở hành hàng hoá

Đối tượng lao động trong các doanh nghiệp được chia thanh hai phần:

- Bộ phận hàng dự trữ: Đây là loại hàng dự trữ đảm bảo cho quá trìnhhoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp không bị gián đoạn

- Bộ phận vật tư đang trong quá trình chuyển đến cho quá trình chế biến; bánthành phẩm, sản phẩm dở dang, vật tư, nguyên vật liệu khác chúng tạo thành cáctài sản lưu động nằm trong các khâu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Bên cạnh tài sản cố định nằm trong khâu sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp thì còn có một số loại tài sản khác được sử dụng trong một số khâukhác trong cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như; khâu lưuthông, các khoản hàng gửi bán, các khoản phải thu Do vậy, trước khi tiếnhành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp bao giờ cũng để ra một khoảntiền nhất định dùng cho các trường hợp này, số tiền ứng trước cho tài sảnngười ta gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp

Trang 16

doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình dự án xây dựng không bị gián đoạn.Khi một dự án kết thúc đầu tư (hoàn thành việc nghiệm thu đưa vào sử dụng vàquyết toán vốn đầu tư) thì mới kết thúc hoạt động đầu tư xây dựng công trìnhhay gọi là kết thúc việc mua sắm tài sản Nhưng hoạt động đầu tư của nhà đầu tưthì chưa kết thúc vì rõ ràng nhà đầu tư chưa thu hồi vốn đã bỏ ra.

Để thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra nhà đầu tư sẽ phải tiến hành việc bánhàng, hàng hóa ở đây có thể chính là sản phẩm đã tạo lập sau đầu tư ở giaiđoạn trước (dự án đầu tư kinh doanh bất động sản chẳng hạn), cũng có thể làsản phẩm, dịch vụ mới được tạo ra từ TSCĐ đã đầu tư (đầu tư XD nhà máy,

hệ thống cung cấp dịch vụ ) Vốn cần được quản lý và sử dụng tốt điều này

sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều điều kiện trên thị trường Một doanhnghiệp được đánh giá là quản lý vốn lưu động tốt, có hiệu quả khi mà doangnghiệp biết phân phối vốn một cách hợp lý cho các quyết định đầu tư củamình và qua đó thì nó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp

Căn cứ vào hình thái biểu hiện vốn lưu động bao gồm:

- Vốn vật tư hàng hoá: là các khoản vốn có hình thái biểu hiện bằng hiệnvật cụ thể như nguyên vật liệu, sản phảm dở dang, bán thành phẩm, thànhphẩm

- Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiềngửi ngân hàng, các khoản thanh toán, các khoản đầu tư ngắn hạn

Các doanh nghiệp dù hoạt động theo mô hình nào, to hay nhỏ thì mộtnhu cầu không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp đó là vốn Nó là tiền

đề cho quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp đảm bảo nhu cầu về vốn thì doanh nghiệp đó cókhả năng chủ động trong các hình thức kinh doanh, thay đổi công nghệ, muasắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho kinh doanh, điều này khá quan trọng

vì nó sẽ giúp doanh nghiệp hạ được giá thành sản phẩm, thu được lợi nhuận

Trang 17

cao và đáp ứng được nhu cầu trong xã hội.

1.2 Công tác huy động vốn của doanh nghiệp.

1.2.1 Sự cần thiết của công tác huy động vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp khi mới thành lập đều có một số vốn ban đầu, số vốnnày sẽ giúp doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, nguyên vật liệu và đưa vàohoạt động Tuy nhiên trong quá trình hoạt động tiếp theo doanh nghiệp phảitiếp tục huy động thêm những nguồn vốn mới và mở rộng nguồn vốn cũ bởinhững nguyên nhân sau:

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ làm chomỗi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới để ứng phó được trước sự cạnhtranh gay gắt của các doanh nghiệp trong nước và cả những doanh nghiệpnước ngoài Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có quy mô vốn lớn để vượtlên trên các đối thủ và giành giật thị trường, quy mô vốn lớn sẽ cho phépdoanh nghiệp có nhiều điều kiện để đầu tư áp dụng những công nghệ hiện đạivào sản xuất để nâng cao năng suất lao dộng.Vốn lớn cũng giúp doanh nghiệp

có khả năng theo đuổi những dự án dài hạn có thể đem lại lợi nhuận lớn trongtương lai, hơn nữa một doanh nghiệp vẫn có thể chuyên nghiệp hoá trongtừng ngành nghề giúp hạn chế được những rủi ro mang tính đặc trưng củangành Khi môi trường kinh doanh của một ngành nghề, lĩnh vực nào đó cónhững biến động bất lợi thì những doanh nghiệp vốn lớn với ngành nghề đadạng sẽ dễ dàng chuyển hướng sang lĩnh vực thuận lợi và đảm bảo cho doanhnghiệp vẫn hoạt động bình thường Khi đó, doanh nghiệp có thể sử dụng lợinhuận của ngành kinh doanh phát đạt để bù đắp cho lĩnh vực kinh doanh đanggặp khó khăn, từ đó tăng khả năng trụ vững của doanh nghiêp trước nhữngđối thủ có quy mô vốn nhỏ, phạm vi kinh doanh hẹp hơn

Quy mô vốn lớn cũng giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thương

Trang 18

trương bởi uy tín của doanh nghiệp trước tiên là khả năng chi trả các khoản

nợ đến hạn Một doanh nghiệp có quy mô nhỏ dẽ đứng trước nguy cơ mất khảnăng thanh toán và có thể dẫn tới phá sản doanh nghiệp, chính vì vậy cácdoanh nghiệp rất khó có thể tiếp cận đến những nguồn quy mô lớn từ phía cácngân hàng và các đối tác Trong khi đó doanh nghiệp vốn lớn có thể nợ nhiềuhơn nhưng lại dễ dàng hơn doanh nghiệp nhỏ trong việc điều động các khoảnvốn khác để chi trả nợ đến hạn bởi quan niệm những công ty lớn là nhữngthực thể kinh doanh vững mạnh và đáng tin cậy, không dễ dàng phá sản nhưnhững doanh nghiệp nhỏ

Như vậy quy mô vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó mỗi doanh nghiệp đềuluôn quan tâm đến công tác huy động vốn nhằm không ngừng mở rộng nguồnvốn củ doanh nghiệp mình để có thể đáp ứng được những đồi hỏi liên tục củathị trường

1.2.2 Cơ cấu vốn và các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp

1.2.2.1 Vai trò của VCSH và các phương thức huy động VCSH

a Vai trò của VCSH

Như phân tích ở trên, vốn là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệpduy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời là cơ sở để phân phối vàđánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để duy trì và mở rộng hoạtđộng kinh doanh, doanh nghiệp có thể dựa và hai nguồn vốn cơ bản là vốnchủ và vốn nợ vay Tuy nhiên, không một doanh nghiệp nào có thể tồn tạivững chắc nếu chỉ dựa vào nguồn vốn đi vay bởi vốn chủ là một nguồn vốnquan trọng là lá chắn cho doanh nghiệp trước những biến cố bất lợi của thịtrường cụ thể

Trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều biến động,doanhnghiệp có thể gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh đó là việc phải chi trả nợ và

Trang 19

lãi vay trong khi hoạt động không hiêu quả Nếu không có một lượng tiền lớnđến thanh toán các khoản nợ, đồng nghĩa có thể đẩy doanh nghiệp tới nguy cơphá sản Ngược lại, nếu doanh nghiệp có một số vốn đủ lớn sản xuất khôngphụ thuộc nhiều vào nợ vay có thể giúp doanh nghiệp không phải đối mặt vớinhững dòng tiền ra trong tương lai gần giúp doanh nghiệp có thể trụ vững vàvượt qua thời điểm khó khăn.

Việc sử dụng vốn CSH cũng giúp doanh nghiệp có thể chủ động trongkinh doanh tuy sử dụng vốn nợ thường có chi phí rẻ hơn nhưng kèm theo đó

có thể là những điều kiện ràng buôc đối với doanh nghiệp Chẳng hạn nếu vayvốn từ các tổ chức tín dụng doanh nghiệp có thể phải chịu sự kiểm tra giámsát đối với mục đích và quá trình sử dụng vốn Ngoài ra để được vay vốn,doanh nghiệp còn phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của ngân hàng vềđiều kiện tín dụng, điều kiện đảm bảo tiền vay…nếu là các khoản vay tíndụng thương mại với các bạn hàng doanh nghiệp có thể phải chấp nhận nhữngđiều kiện từ phía đối tác Đặc biệt, trường hợp doanh nghiệp có các khoản tíndụng thương mại lớn, nếu các đối thủ bắt tay với nhau để gây sức ép thì có thểđẩy doanh nghiệp tới nguy cơ mất khả năng thanh toán và phá sản Trong khi đóvới việc sử dụng vốn chủ, doanh nghiệp có thể chủ động hơn nhiều trong việc raquyết định liên quan đến hoạt động sản xuất và đầu tư mà không bị chịu sự chiphối nhiều từ các chủ thể kinh tế bên ngoài

Hơn nữa, một doanh nghiệp có quy mô vốn lớn đặc biệt là vốn chủ sở hữu

sữ dễ dàng hơn trong viêc gây dựng uy tín trên thị trường , quy mô vốn chủ lớn

là tấm bình phong cho doanh nghiệp có thể tạo niềm tin với bạn hàng và các chủthể kinh tế khác về khả năng hoạt động đặc biệt là khả năng thanh toán

Tóm lại vốn chủ giúp doanh nghiệp có thể hoạt động một cách thuận lợi

dễ dàng và chủ động hơn, góp phần tạo ra vị thế của doanh nghiệp trên thịtrường Chính vì vậy,các doanh nghiệp nên tranh thủ tìm kiếm những nguồn

Trang 20

vốn nợ vẫn phải chú trọng đến công tác huy động mở rộng nguồn vốn chủ sởhữu với mục tiêu đảm bảo sự tồn tại vững chắc và ổn định của doanh nghiệp.

Với doanh nghiệp Nhà nước, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư củaNhà nước và Nhà nước cũng là chủ sở hữu của doanh nghiệp Hiện nay, cơchế quản lý tài chính nói chung và quản lý vốn của doanh nghiệp Nhà nướcđang có những thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế

Đối với loại hình doanh nghiệp khác, chủ doanh nghiệp phải có một sốvốn ban đầu để đăng ký thành lập theo quy định Số vốn ban đầu này lớn haynhỏ sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia hoạt động và loạihình tổ chức của doanh nghiệp

Đối với công ty cổ phần, vốn góp ban đầu là do cổ đông đóng góp vàmỗi cổ đông đều có vai trò là chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệmhữu hạn với các vấn đề của công ty trên phạm vi số vốn góp của mình

Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp chỉ cần đăng ký với cơquan chuyên trách về số vốn tự có ban đầu để xin cấp giấy phép kinh doanh.Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực kinh doanh như ngân hàng, vàng bạc đáquý… thì đòi hỏi phải có một số vốn pháp định theo quy định của pháp luật

Trang 21

Đối với các loại hình doanh nghiệp khác như công ty TNHH, công ty cóvốn đầu tư trực tiếp nước ngòai (FDI) thì nguồn vốn góp ban đầu cũng tương

tự như trên, tức là vốn có thể do chủ đầu tư bỏ ra, do các bên tham gia, cácđối tác góp… tỷ lệ và quy mô góp vốn của các bên tham gia công ty phụthuộc vào các yếu tố khác nhau (như luật pháp, đặc điểm ngành kinh tế - kỹthuật, cơ cấu liên doanh)

* Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia

Mỗi doanh nghiệp có một quy mô vốn ban đầu nhất định và thôngthường, số vốn này sẽ được tăng thêm cùng với sự phát triển của doanhnghiệp Trong quá trình kinh doanh, một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả sẽ

có điều kiện giữ lại một phần lợi nhuận không chia để tăng vốn Từ đó doanhnghiệp có thể tái đầu tư, mở rộng phạm vi và quy mô kinh doanh

Việc tài trợ bằng lợi nhuận không chia là một phương thức huy động vốnquan trọng và khá hấp dẫn với các doanh nghiệp bởi doanh nghiệp có thể chủđộng trong việc huy động và sử dụng, hạn chế sự phụ thuộc vào chủ thể cungcấp vốn khác và giảm được chi phí do huy động vốn từ bên ngoài Bên cạnh

đó, việc sử dụng lợi nhuận không chia còn giúp doanh nghiệp giảm được tỷ lệnợ/Tổng nguồn vốn, tăng cường khả năng thanh toán cho doanh nghiệp vàđặc biệt, có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trongviệc tạo sự tín hiệm với các tổ chức tín dụng

Quy mô của nguồn vốn này phụ thuộc vào hai yếu tố chính là tổng lợinhuận thu được trong kỳ và chính sách giữ lại lợi nhuận của doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao trong kỳ có thể trích một phần đáng

kể để bổ sung vào vốn Ngược lại, trong điều kiện hoạt động kinh doanh gặpnhiều khó khăn, không có lợi nhuận thua lỗ thì doanh nghiệp không thể bổsung thêm vào vốn Chính sách giữ lại lợi nhuận của doanh nghiệp cho cổđông nhiều hay ít cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu

Trang 22

tư, quyết định đến quy mô phần lợi nhuận để lại.

* Phát hành cổ phiếu

Các doanh nghiệp cũng có thể tăng nguồn vốn VCSH của mình thôngqua hoạt động phát hành cổ phiếu mới Những người nắm giữ cổ phiếu sẽ trởthành cổ đông và là chủ sở hữu của doanh nghiệp Đặc điểm quan trọng củanguồn vốn này là đây là nguồn tài chính dài hạn phát hành cổ phiếu được cọi

là hoạt động tài trợ dài hạn của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể phát hành loại cổ phiếu, đó là cổ phiếu thường và

cổ phiếu ưu tiên

Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì nó có những ưu

điểm khi phát hành ra công chúng và trong quá trình lưu hành trên thị trườngchứng khoán Cổ phiếu thường không phải là chứng khoán có lượng giao dịchlớn nhất thị trường nhưng luôn được các nhà đầu tư coi là chứng khoán quantrọng nhất Các cổ đông nắm giữ cổ phiếu thông thường chính là những ngườichủ sở hữu của doanh nghiệp và họ có quyền tham gia kiểm soát và điềukhiển của công việc của doanh nghiệp, có quyền đối với tài sản và sự phânchia tài sản hoặc thu nhập của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu doanh nghiệpphá sản thì các cổ đông chỉ được đền bù sau khi doanh nghiệp đã thực hiệnxong nghĩa vụ thanh toán đối với các chủ nợ nên rủi ro của các cổ đông là lớnhơn so với các chủ nợ

Cổ phiếu ưu tiên là loại cổ phiếu ít thông dụng hơn so với cổ phiếu

thường và chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành.Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc dùng cổ phiếu ưu tiên lại thích hợp

Cổ phiếu ưu tiên có đặc điểm là nó thường có cổ tức cố định Người nắm giữ

cổ phiếu ưu tiên được hưởng quyền lợi là được thanh toán lãi trước cổ đôngthường, tức là nếu số lãi chỉ đủ để trả cổ tức cho các cổ đông ưu tiên thì các

cổ đông thường sẽ không được nhận cổ tức của kỳ đó Đối với mỗi doanh

Trang 23

nghiệp cổ phần thì quyền lợi dành cho các cổ đông nắm giữ cổ phiếu ưu đãi

có thể khác nhau và chính sách ưu đãi cho cổ phiếu ưu tiên được nêu rõ trongđiều lệ của từng doanh nghiệp

Như vậy, loại hình doanh nghiệp cổ phần có được ưu điểm là quyền sởhữu tách rời quyền sử dụng một cách tương đối nên bộ máy quản lý doanhnghiệp có thể chủ động sử dụng có hiệu quả số vốn của doanh nghiệp Hơnnữa trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn chủmột cách thuận lợi thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu mới Tuy vậy,việc tăng thêm vốn bằng phát hành cổ phiếu mới cũng có một số hạn chế Đó

là không phải doanh nghiệp cổ phần nào cũng có khả năng tiếp cận tới nguồnvốn này mà chỉ những doanh nghiệp cổ phần đạt được một số tiêu chí về tàichính mới được phát hành cổ phiếu bổ sung Ngoài ra, việc dùng hình thứcnày có thể dẫn đến "hiệu ứng pha loãng" làm giảm giá trị cổ phần của cổ đôngcũng từ đó làm suy giảm lòng tin của cổ đông cũ và cả những nhà đầu tư

1.2.2.2 Vai trò của vốn nợ và các phương thức huy động vốn nợ

Như đã phân tích ở trên, nguồn VCSH có vai trò quan trọng đối với hoạtđộng của doanh nghiệp,tuy nhiên ,trong điều kiện nên kinh tế thị trường pháttriển,rất khó để cho một doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả nếu chỉ dựavào VCSH mà không sử dụng các nguồn vốn nợ bởi nguồn vốn này cũng cónhững đóng góp quan trọng,giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp sẽ đạt kết quả cao,đó là:

Nếu doanh nghiệp huy động vốn qua các tổ chức tín dụng với hình thức

nợ vay ngắn và dài hạn thì chi phí lãi vay sẽ được tính vào chi phí hợp lý củadoanh nghiệp và nó có thể đem lại cho doanh nghiệp một khoản tiết kiệm từthuế.hơn nữa,việc sử dụng nợ vay thể hiện rõ nguyên tắc đánh đổi giữa lợinhuận và rủi ro cho doanh nghiệp.sử dụng nợ vay có thể đem lại rủi ro lớnhơn do có thể làm doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nhưng bù lại,có thể

Trang 24

mang lại hiệu quả lớn hơn so với VCSH Chính vì vậy trong bối cảnh thịtrường thuận lợi,doanh nghiệp ít phải đối mặt với nhiều rủi ro trong kinhdoanh thì sử dụng vốn nợ sẽ là kênh huy dộng vốn hiệu quả cho doanh nghiệpbởi chi phí nợ vay thương thấp hơn Việc sử dụng nợ vay lại có thể tạo đònbẩy tài chính làm tăng EPS đông nghĩa với việc làm tăng giá trị tài sản củachủ sở hữu-đó là mục đích hàng đầu cho hoạt động cảu doanh nghiệp.ngoàinguồn vốn tín dụng thương mại với ưu điểm là một phương thức tài trợ rẻ,tiệndụng và linh hoạt trong kinh doanh,hơn nữa ,nó còn tạo khả năng mở rộng cácquan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền giữa doanh nghiêp và các bạnhàng Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng và có thể quản lý tốt nguồnvốn sẽ giúp doanh nghiệp gặp nhiều tuận lợi trong quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của doanh nghiệp

Quy mô vốn của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến hoạt dộng sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó mỗi doanh nghiệp đều luôn quantâm đến công tác huy động vốn nhằm không ngừng mở rộng nguồn vốn củadoanh nghiệp mình để có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường.Tuy nhiên khi tiến hành hoạt động huy động vốn mỗi doanh nghiệp lại phảigiải quyết những vấn đề khác nhau do các yếu tố chủ quan và khách quan ảnhhưởng trực tiêp đến hoạt động này, đó là:

1.2.3.1 Yếu tố chủ quan.

*Chính sách huy động vốn của doanh nghiệp

Tùy vào mục tiêu, kế hoach của mỗi doanh nghiệp mà các doanh nghiệp

sẽ tự hoạch định chính sách huy động vốn cho riêng doanh nghiệp mình, điềunày ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động mở rộng nguồn vốn của doanh

Trang 25

nghiệp bởi chính sách huy động vốn sẽ quyết định khối lượng vốn, nguồn vốn

và các hình thức huy động mà doanh nghiệp sử dụng Tuy vậy, dù có theođuổi chính sách huy động vốn khác nhau thì định hướng của mỗi doanhnghiệp là đều phải đảm bảo những mục tiêu cơ bản đó là khối lượng nguồnvốn dự tính huy động được phải đảm bảo đáp ứng đủ và kịp thời cho nhu cầusản xuất cũng như kế hoach đầu tư của doanh nghiệp Hơn nữa nguồn vốnhuy động phải phù hợp với đặc điểm, quy mô của doanh nghiệp để công táchuy động vốn vừa đạt hiệu quả và vẫn đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và lợinhuận cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có chính sách huy động vốn hợp

lý thì hiệu quả của công tác mở rộng nguồn vốn sẽ đạt được kết quả cao.Như vậy chính sách huy động vốn của doanh nghiệp sẽ tác động trựctiếp tới công tác huy động vốn của doanh nghiệp dố.tuy nhiên,chính sách huyđộng vốn lại phụ thuộc vào một số yếu tố ,đó là những yếu tố khách quan vàyếu tố nội tại của công ty

Do mỗi người có sự ưa thích rủi ro khác nhau nên các nhà quan trị củanhững doanh nghiệp khác nhau sẽ có những quyết định không giống nhautrong chính sách huy động vốn của mình.quyế định này được dựa trên khảnăng chấp nhân rủi ro của mỗi người những người có tính cẩn trọng ,khôngmuốn mạo hiểm mà thích sự ổn định sẽ có xu hướng sử dụng vốn chủ hơn do

nó có tính an toàn cao hơn ,không đe dọa tới khả năng thanh toán của doanhnghiệp khi xảy ta những yếu tố bất lợi.ngược lại,những người ưa thích sự mạohiểu lại có xu hướng sử dụng nợ vay bởi nguồn vốn này có khả năng sinh lờitốt hờn vốn chủ trong điều kiện kinh tế phát triển nhưng cũng nhiều rủi rohơn,có thể khiến doanh nghiệp mất khả năng thanh toán từ đó dẫn đến phásản khi có những yếu tố bất lợi đối với hoạt động của doanh nghiệp

*Hình thức sở hữu của doanh nghiệp

Hình thức sở hữu của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiêp tới khả nănghuy động vốn của doanh nghiệp bởi hình thức sở hữu sẽ quyết định tới sự

Trang 26

đánh giá của các chủ thể kinh tế khác do đó sẽ tác động đến khả năng tiếp cậncủa doanh nghiệp tới các nguồn vốn khác nhau

*Quy mô, kết quả hoạt động và uy tín của doanh nghiệp

Muốn huy động được nguồn vốn tốt không chỉ do ý muốn chủ quan củadoanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào quyết định của các chủ thể kinh tế có sẵnlòng cấp vốn cho doanh nghiệp hay không.một trong những yếu tố hàng đầutác động đến quyết định của nhà đầu tư chính là quy mô và uy tín của doanhnghiệp.các doanh nghiệp có quy mô lơn thường thuân lợi trong việc huy độngvốn,đặc biết là các khoản vốn lớn.doanh nghiệp quy mô lớn sẽ dễ dàng tiếpcận vốn vay từ các tổ chức tín dụng vởi doanh nghiệp này thường có đầy đủtài sản thế chấp để đảm bảo cho các khoảng vay của họ.công chúng cũng sẽquan tâm và sẵn lòng mua cổ phiếu và trái phiếu của doanh nghiệp lớn hơn làcác doanh nghiệp có quy mô nhỏ bởi quan niệm các doanh nghiệp lớn sẽ cókhả năng trụ vững trước sự biến động của thị trường nên khó phá sản hơn cácdoanh nghiệp nhỏ

Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng là nhân tố ảnh hưởng trựctiếp đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp,việc doanh nghiệp có kếtquả kinh doanh tốt đồng nghĩa với doanh nghiêp đang sử dụng đồng vốn cóhiệu quả ,như vậy trước hết doanh nghiệp sẽ có thể có một khoản lợi nhuậngiữ lại đáng kể để tái đầu tư.đây là nguồn vốn quan trọng vì có rủi ro thấp vàchi phí thấp

1.2.3.2 Yếu tố khách quan

*Môi trường kinh tế

Sự phát triển hay suy thoái của nên kinh tế ,của từng ngành kinh tế có tácđộng trực tiếp tới cơ cấu vốn và hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp cụ thể:Nền kinh tế phát triển nói chung sẽ là cho hoạt động của các ngành kinh

tế đều phát triển theo và từ đó hoạt động của doanh nghiệp cũng trở nên dễdàng hơn, việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa dễ dàng,kết quả sản xuất kinh

Trang 27

doanh khả quan sẽ giúp doanh nghiêp nâng cao uy tín, vị thế trên thị trường.Doanh nghiệp vừa có thêm nguồn vốn bổ xung từ lợi nhuận giữ lại, vừa cókhả năng tiếp cận tới nhiều nguồn vốn huy động từ thị trường như vốn vayngân hàng, vốn từ trong dân cư thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu Nhưvậy, toàn nền kinh tế phát triển sẽ giúp cho hoạt động huy động vốn của cácdoanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn.

Như vậy ,công tác huy động vốn của doanh nghiệp có thể được chi phốivởi rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau.đó có thể là thuận lợihay khó khăn đối với doanh nghiệp và nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là giảiquyết tốt các yếu tố để trên cơ sở đó sẽ xây dựng nên một kế hoạch huy độngvốn phù hợp nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra, đó là huy động đượcnguồn vốn đủ về khối lượng và tốt về chất lượng,giá cả hợp lý nhằm phục vụtốt cho hoạt đông sản xuất của doanh nghiệp

Trang 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI 299

2.1.Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng và thương mại 299.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây dựng và thương mại 299.

Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 299 tiền thân là Công ty

TNHH Đầu tư xây dựng Tứ Hải, được thành lập ngày 24/7/2001 Gần 10 nămphấn đấu và xây dựng, “Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại 299“ làmột trong những doanh nghiệp thành đạt, vững mạnh trong hệ thống cácdoanh nghiệp cùng ngành Với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là xây dựng cáccông trình Dân dụng, Công nghiệp, Giao thông, Thủy lợi, Thủy điện; Kinhdoanh Nhà hàng, Khách sạn; Kinh doanh Bất động sản, nhà ở, cho thuê vănphòng,…

Tháng 5/2008 do nhu cầu phát triển địa bàn hoạt động, Công ty Cổ phầnXây dựng và Thương mại 299 thành lập Văn phòng Đại diện Công ty tại HậuGiang Trên địa bàn khu vực Miền Tây, Công ty Cổ phần Xây dựng vàThương mại 299 được đánh giá là doanh nghiệp phát triển vững bền, là đơn vịthi công được đánh giá cao với các công trình tiêu biểu: Công trình đường nối

TX Vị Thanh với TP Cần Thơ; Công trình hệ thống đường giao thông thoátnước, đèn chiếu sáng 3A; Công trình đường nối TX Vị Thanh với TP CầnThơ, gói thầu HG3.2; Đường điện chiếu sáng đường Cao Tốc Sài Gòn- TrungLương, Công trình Kè Kênh xáng Xà No gói 01-02, Gói 4, Gói 5, Gói 10, Gói06; Đường về Trung tâm xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang;Đường Phước Long, Phong Thạnh Tây B, tỉnh Bạc Liêu Hướng tới các mụctiêu vì sự ổn định, bền vững và phát triển lâu dài, Công ty không ngừng thực

Trang 29

hiện các biện pháp để tăng cường tiềm năng, đổi mới công tác tổ chức quản

lý, đổi mới công nghệ và năng lực chỉ huy điều hành Bằng việc coi trong uytín về Chất lượng – Tiến độ - Hiệu quả - Mỹ thuật của các dự án, bên cạnhviệc nỗ lực phấn đấu, mong muốn tăng cường hợp tác, liên danh, liên kết vớicác đối tác trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực xây dựng, đầu tư vàphát triển kinh tế theo phương châm bình đẳng và các bên cùng có lợi

2.1.2 Đặc điểm chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và sự thích nghi với nên kinh tế thịtrường,thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm cũng như hình thức kinhdoanh.công ty bổ xung them một số lĩnh vực kinh doanh cho mình sau khi đã

có sự chuẩn bị khá chu đáo và đầy đủ về cong người cũng nhu máy móc trangthiết bị

Hiện nay ngành nghề kinh doanh của công ty là:

- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông,thuỷ lợi, thuỷ điện, sân bay, bến cảng, đường dây và trạm biến thế, các côngtrình hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, các công trình cấp thoátnước và vệ sinh môi trường; nền móng công trình

- Đầu tư và kinh doanh nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng khu công

nghiệp, dự án thuỷ điện vừa và nhỏ;

- Dịch vụ cho thuê thiết bị, cung cấp vật tư kỹ thuật, sửa chữa lắp đặtmáy móc, thiết bị, các sản phẩm cơ khí và kết cấu định hình khác;

- Tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sắt công trình;

- Tư vấn giám sát, xây lắp công trình đường dây tải điện và trạm điện từ35KW trở xuống

2.1.2.1.Định hướng phát triển

Mục tiêu chủ yếu:

Công ty cổ phần xây dựng và thương mại 299 hướng đến việc tạo ra giá

Ngày đăng: 19/03/2015, 05:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w