1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng trang sức bằng đường hàng không tại Norbreeze Collective Asia-Pandora Vietnam năm 2022

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Lời đầu tiên, cho phép em xin gửi lời cảm ơn đến Nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho sinh viên chúng em được học tập thật tốt, giúp đỡ chúng em trong từng môn học, trau dồi kiến thức chuyên ngành cho con đường sự nghiệp sau này. Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi đến thầy đã dành cả tâm huyết để chỉ dạy em và hỗ trợ em hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Thầy luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của em cũng như ân cần chỉ dạy, sửa chữa từng lỗi sai trong suốt quá trình làm Luận văn tốt nghiệp để đảm bảo em có được nền tảng kiến thức ổn định nhất và có thành quả tốt nhất

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

TỔ MÔN: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG TRANG SỨC BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI NORBREEZE COLLECTIVE ASIA-

PANDORA VIETNAM NĂM 2022

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Trương Thị Minh Hằng Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Tường Vy

MSSV : 19H4010073 Lớp : KT19CLCA

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2023

Trang 2

B.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5

C.Kết cấu luận văn 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRANG SỨC BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG 6

1.1.Hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế 6

1.1.1.Khái niệm 6

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu 6

1.1.3.Chức năng của của hoạt động nhập khẩu 7

1.2.Vai trò của hoạt động nhập khẩu 8

1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới 8

1.2.2 Đối với nền kinh tế Việt Nam 8

1.2.3 Đối với các doanh nghiệp 9

1.3.Ý nghĩa hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế 10

1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa 10

1.4.1.Các nhân tố vi mô 10

1.4.2.Các nhân tố vĩ mô 11

1.5.Khái niệm hoạt động nhập khẩu bằng đường hàng không 12

1.6.Vai trò hoạt động nhập bằng đường hàng không trong logistics 12

1.7.Ưu, nhược điểm của hoạt động nhập khẩu bằng đường hàng không 13

1.7.1.Ưu điểm 13

1.7.2.Nhược điểm 14

1.8.Giới thiệu chung về hàng trang sức Pandora 15

1.9.Bộ hồ sơ hàng trang sức nhập khẩu bằng đường hàng không 16

1.9.1.Hồ sơ cơ bản 16

1.9.2.Các giấy tờ bổ sung (nếu Hải quan yêu cầu) 16

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU TRANG SỨC TẠI CÔNG TY

Trang 3

2.1.Giới thiệu công ty NORBREEZE COLLECTIVE ASIA- PANDORA VIENAM 18

2.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 19

2.3.Đối tác kinh doanh 20

2.4.Tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty 21

2.5.Chiến lược phát triển của công ty 22

2.5.1.Phương hướng phát triển chung công ty 22

2.5.2.Phương hướng phát triển về hoạt động nhập khẩu 23

2.5.3.Phương hướng phát triển thị trường, khách hàng 23

2.6.Tình hình nhân sự của công ty 23

2.6.1.Sơ đồ tổ chức 23

2.6.2.Đánh giá cơ cấu lao động 29

2.7.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2021-2022 31

2.8.Quy trình nhập khẩu hàng trang sức tại công ty 34

2.9.Diễn giải sơ đồ 34

2.9.1.Diễn giải các bước trong sơ đồ 35

2.9.2.Chi phí chuyến đi 48

2.10.Những thuận lợi, khó khăn trong quy trình nhập khẩu hàng trang sức 49

2.11.Đánh giá quy trình thực hiện nhập khẩu trang sức năm 2022 49

2.12.Đánh giá thực trạng tình hình nhập khẩu trang sức năm 2022 51

2.14.Kế hoạch kinh doanh năm 2023 71

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRANG SỨC BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY 73

3.1.Phân tích đánh giá và những cơ hội thách thức, hạn chế 73

3.1.1.Cơ hội 73

Trang 4

3.1.3.Những tồn tại và hạn chế 74

3.2.Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty 75

3.2.1.Tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác 75

3.2.2.Hoàn thiện các nghiệp vụ nhập khẩu 76

3.2.3.Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 77

3.2.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn 78

3.3.Kiến nghị 78

3.3.1.Đối với nhà nước 78

3.3.2.Đối với công ty 79

KẾT LUẬN 80

PHỤ LỤC 81

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám hiệu trường Đại học Giao thông Vận tải đã cho em có cơ hội được làm bài luận văn này để hoàn thành chương trình học của mình tại trường

Đồng thời, em cũng rất cảm ơn cô Th.s Trương Thị Minh Hằng đã luôn sát cánh cùng em chinh phục những khó khăn của bài luận văn Cảm ơn cô đã luôn tận tình chỉ dẫn, hối thúc và góp ý để em mới có thể hoàn thiện bài luận văn của mình Vì trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Nếu như không có những lời hướng dẫn cũng như dạy bảo của cô thì bài luận này của em khó mà hoàn thiện được

Bên cạnh đó, em cảm ơn quý công ty Norbreeze Collective Asia đã cho em có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận các số liệu cần thiết để phục vụ cho bài luận văn chở nên hoàn chỉnh và đầy đủ hơn

LỜI САM ĐОАN

Em xin cam đoan đây là bài luận văn với đề tài : “ Đánh giá hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng trang sức bằng đường hàng không tại Norbreeze Collective Asia – Pandora Viet Nam năm 2022 ” là đề tài mà bản thân em tự tìm tòi và nghiên cứu để hoàn thành, chưa từng xuất hiện hay có mặt ở đâu trước đó Em xin khẳng định những số liệu em làm đều là những số liệu có trích dẫn ở phần trích dẫn, có tính minh bạch rõ ràng, không sao chép của bất kì ai Em cam đoan chịu trách nhiệm cho việc không trung thực, minh bạch trong quá trình sử dụng thông tin

Trang 6

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI A Lý do chọn đề tài

Hiện nay, thu nhập của người dân tăng, cùng với bộ phận người xếp vào nhóm thu nhập trung lưu gia tăng nhanh chóng, là nguyên nhân chính thúc đẩy thị trường trang sức của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây Trang sức xuất hiện khi con người biết để ý đến cái đẹp, ngày càng ghi dấu ấn tô điểm thêm nét đẹp kiều diễm của người phụ nữ và sự cá tính của đàn ông Được coi như là một ngành nghệ thuật chứ không đơn thuần là trang trí Ngành trang sức đã phát triển vượt bậc và không ngừng đổi mới để bắt kịp xu hướng và nhu cầu của con người Nắm bắt được thị trường và hình thành khá lâu trong lĩnh vực trang sức nên có thể nói trang sức Pandora lấy lòng được rất nhiều khách hàng tiềm năng ở mọi lứa tuổi Đặc biệt là các bạn trẻ chuộng phong cách trẻ trung và sáng tạo Với lượng khách hàng dồi dào thì Norbreeze – Pandora Vietnam luôn chuẩn bị lượng hàng nhất định để đảm bảo nhu cầu của khách hàng yêu trang sức không bị gián đoạn Vì lẽ đó mà Norbreeze luôn có một đội ngũ logistics thực hiện các quy trình nhập hàng từ Singapore về Việt Nam một cách ổn định và có tính chuyên môn cao Điều nay chứng minh được rằng, quy trình nhập khẩu của Norbreeze thật sự là một quy trình tối ưu, phù hợp với mô hình kinh doanh hiện tại

Bên cạnh những thuận lợi có được thị công ty cũng gặp vô số những khó khăn nhất định và thách thức trong quy trình nhập hàng trang sức Bài luận văn này chính là một thước phim quay chậm lại hành trình phát triển của bộ phận logistics và công ty Từ đó, đưa ra các hướng giải quyết, kiến nghị giúp cho quy trình trở nên tối ưu hơn

B Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty Norbreeze Collective Asia - Số liệu sử dụng trong hai năm 2021-2022

C Kết cấu luận văn

Chương I : Cơ sở lý luận về hoạt động nhập khẩu trang sức

Chương II: Thực trạng quy trình nhập khẩu trang sức bằng đường hàng không tại công ty Chương III: Kiến nghị và đưa ra giải pháp hoàn thiện quy trình nhập khẩu tại công ty

Trang 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRANG SỨC BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

1.1 Hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế 1.1.1 Khái niệm

Nhập khẩu được hiểu là việc mua bán và trao đổi hàng hóa dịch vụ của nước này với nước khác để phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tài xuất nhằm mục đích thu lợi và dùng ngoại tệ trao đổi và thanh toán

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu

+ Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán ở phạm vi quốc tế, nó không chỉ là hành vi mua bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ mua bán rất phức tạp, có tổ chức từ bên trong ra bên ngoài Vì thế, hoạt động nhập khẩu hàng hoá một mặt đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cao, mặt khác nó có thể gây ra những hậu quả khôn lường bởi vì nó phải đối đầu với cả một hệ thống kinh tế ở bên ngoài, mà một nước tham gia nhập khẩu không dễ dàng khống chế được Mỗi quốc gia có lợi thế về sản xuất một số loại hàng nhất định, do đó nhà nhập khẩu có thể lựa chọn nhập khẩu hàng hóa từ những quốc gia đem lại lợi ích cao nhất cho hoạt động nhập khẩu của mình

+ Hoạt động nhập khẩu là hoạt động giao dịch buôn bán giữa những người có quốc tịch khác nhau, thị trường vô cùng rộng lớn, khó kiểm soát, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ mạnh, các quốc gia khác nhau tham gia vào hoạt động giao dịch, buôn bán này phải tuân thủ theo những tập quán, thông lệ quốc tế cũng như của các địa phương

+ Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng về cả không gian lẫn thời gian Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một nước hoặc của nhiều nước khác

+ Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện từ nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và cả công nghệ kỹ thuật cao Tất cả các hoạt động trao đổi này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho các quốc gia

+ Hoạt động nhập khẩu là hoạt động được tổ chức, thực hiện với nhiều nhiệm vụ, nhiều khâu từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hoá nhập khẩu, thương nhân giao dịch, các bước tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng

Trang 8

nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt được lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ kịp thời cho sản xuất và tiêu dùng trong nước

1.1.3 Chức năng của của hoạt động nhập khẩu

+ Hoạt động nhập khẩu làm biến đổi cơ cấu giá trị sử dụng của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo hướng có lợi cho việc đẩy mạnh phát triển sản xuất và nâng cao mức sống của nhân dân trong nước Chức năng này thể hiện ở việc hoạt động ngoại thương nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng làm lợi cho nền kinh tế quốc dân về mặt giá trị sử dụng, góp phần làm cho nền kinh tế đất nước phát triển một cách nhịp nhàng, cân đối và đạt tốc độ tăng trưởng cao

+ Hoạt động nhập khẩu góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế quốc dân nhờ việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở sử dụng triệt để những khả năng và lợi thế của phân công lao động quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng, khai thác các năng lực của nền kinh tế thế giới

+ Hoạt động nhập khẩu khai thác mọi năng lực và thế mạnh về hàng hoá, công nghệ, vốn… của các nước và các khu vực trên thế giới phù hợp với hoàn cảnh trong nước để thúc đẩy quá trình tái sản xuất, tiêu dùng phát triển kịp thời với tiến trình chung của nhân loại Trên cơ sở đó nền sản xuất trong nước tiếp thu được những tiến bộ về kinh tế và công nghệ của thế giới, sử dụng những hàng hoá và dịch vụ tốt

và rẻ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu dùng

+ Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện đưa các nước khác hướng vào nước ta vừa làm kinh tế vừa phát triển sản xuất giúp nền kinh tế nước ta hướng ra nước ngoài, sẽ có điều kiện cân đối xuất nhập khẩu, tiến lên có thể xuất siêu Và như vậy có thể tích luỹ và tăng tích luỹ cho tái sản xuất mở rộng, kinh tế quốc dân vững mạnh thì uy tín chính trị cao và có điều kiện góp phần thúc đẩy tiến bộ chung của của nhân loại

+ Hoạt động nhập khẩu phát triển có liên quan mật thiết và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: Thông tin và liên lạc quốc tế, tài chính tín dụng quốc tế, du lịch quốc tế…tạo điều kiện cho việc mở rộng, hợp tác đầu tư quốc tế và hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ

Trang 9

+ Hoạt động nhập khẩu góp phần làm cho quá trình liên kết kinh tế xã hội nước ta với nước ngoài chặt chẽ và mở rộng, góp phần vào sự ổn định kinh tế chính trị của đất nước

1.2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu

Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng trong thương mại quốc tế Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến tình hình sản xuất, đời sống Nhập khẩu để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hoá cho tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu Nhập khẩu còn để thay thế nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu Làm như vậy tác động tích cực tới sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về sức lao động, vốn, cơ sở vật chất, tài nguyên và khoa học công nghệ

1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới

+ Thông qua hoạt động nhập khẩu, nền kinh tế của các quốc gia có điều kiện “xích lại” gần nhau hơn, góp phần vào xu hướng khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế, các nước trên thế giới có thể khai thác được lợi thế của nước mình, sử dụng tốt các nguồn tài nguyên, nhân lực

+ Hoạt động nhập khẩu sẽ tạo cơ hội cho các quốc gia cùng nhau trao đổi phương pháp quản lý, thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến… Đây là yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nó không những làm tăng khối lượng sản phẩm mà còn phát triển chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí lao động xã hội

1.2.2 Đối với nền kinh tế Việt Nam

+ Nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Bởi vì nhập khẩu đòi hỏi sự đồng bộ về kỹ thuật nên sẽ tạo ra dây chuyền hiện đại kéo theo sự đổi mới trong đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý, tạo ra kỷ luật chặt chẽ trong đội ngũ nhân công, gây ý thức lao động hiệu quả

+ Nhập khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung ứng đầu vào cho sản xuất, nâng cao khả năng sản xuất trong nước, giúp quốc gia khai thác đựơc lợi thế so sánh của mình,

Trang 10

thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tiết kiệm được chi phí và thời gian, tạo sự đồng đều về trình độ phát triển kinh tế xã hội, góp phần xoá bỏ tình trạng độc quyền trong nước

+ Nhập khẩu bổ xung kịp thời những mất cân đối của nền kinh tế, bù đắp những thiếu hụt về cầu do sản xuất trong nước không đáp ứng được Không nhữngthế nhập khẩu còn tạo ra những nhu cầu mới cho xã hội, tạo nên sự phong phú cho chủng loại hàng hoá, mẫu mã sản phẩm chất lượng cho thị trường Điều đó có nghĩa là nhập khẩu góp phần tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trong nước, đảm bảo cho sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác một cách tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế

+ Nhập khẩu cũng là đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại, quy cách, mẫu mã, chất lượng các loại hàng hoá góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân Nhập khẩu máy móc thiết bị, đầu tư xây dựng là nơi thu hút hàng triệu lao động, vừa giải quyết công ăn việc làm, hạn chế tệ nạn xã hội, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh

+ Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu

+ Nhập khẩu tạo cơ sở để các nước mở rộng các quan hệ với các nước khác trên thế giới, đồng thời gắn liền sản xuất trong nước với phân công lao động thế giới Chính vì vậy mà hoạt động nhập khẩu là một trong những nội dung chính trong chính sách kinh tế đối ngoaị của mỗi nước đối với phần còn lại của thế giới

1.2.3 Đối với các doanh nghiệp

+ Qua hoạt động nhập khẩu, các sản phẩm nhập ngoại có tính cạnh tranh cao, chất lượng, mẫu mã tốt buộc các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải đổi mới, cải tiến công nghệ chất lượng, dịch vụ sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa Qua đó hiệu quả sản xuất được nâng cao, người lao động tìm được việc làm, đời sống cán bộ công nhân được nâng cao

+ Hoạt động nhập khẩu là hoạt động trên phạm vi quốc tế rất phức tạp vì có sự giao lưu của nhiều nền kinh tế khác nhau về văn hoá, chính trị, tập quán, ngôn ngữ… Vì vậy, buộc các doanh nghiệp nhập khẩu phải luôn hoàn thiện và đổi mới công tác quản trị

Trang 11

kinh doanh, các cán bộ, các cá nhân luôn luôn phải học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ … Điều đó làm nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong doanh nghiệp

+ Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có vai trò làm tăng thế lực và uy tín của công ty cả ở thị trường trong nước và trị thường quốc tế Lợi nhuận do kinh doanh đem lại cho phép công ty đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, góp phần giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, cải thiện và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh

+ Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên doanh liên kết giữa các chủ thể trong và ngoài nước một cách tự giác, xuất phát từ lợi ích của cả hai bên, tạo ra sức mạnh chủ thể trong doanh nghiệp một cách thiết thực

1.3 Ý nghĩa hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế

Nhập khẩu là một hoạt động cơ bản và mang ý nghĩa trong thương mại quốc tế Nó tác động trực tiếp và quyết định rất lớn đối với đời sống, tình hình sản xuất của một quốc gia Nhập khẩu để tăng cường công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất, nhập khẩu để đáp ứng hàng hóa, dịch vị thiết yếu cho tiêu dùng tong nước đối với các quốc gia không sản xuất được loại hàng hóa, dịch vụ đó, hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nội địa Bên cạnh đó nhiều quốc gia có khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ thế nhưng họ cũng lựa chọn hình thức nhập khẩu Bởi khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đó với giá thấp hơn do chi phí nhân công và tiền lương, chi phí nguyên vật liệu trong nước cao hơn hoặc những thách thức về công nghệ và cơ sở hạ tầng mà quốc gia đó có thể đối mặt Làm như vậy, nhập khẩu sẽ giúp quốc gia đó khai thác và tận dụng được tối đa tiềm năng và thế mạnh của nền kinh tế quốc dân và tài nguyên , khoa học công công nghệ, cơ sở vật chất, sức lao động, vốn

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa 1.4.1 Các nhân tố vi mô

1.4.1.1 Nhân tố chính trị pháp luật:

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành thông qua các chủ thể ở hai hay nhiều môi trường chính trị pháp luật khác nhau, thông lệ về thị trường cũng khác

Trang 12

thủ pháp luật thương mại trong nước và phải phù hợp với phápluật của nước mình giao dịch cũng như pháp luật quốc tế Khi doanh nghiệp tiến hành một hoạt động nhập khẩu hàng hoá, trước tiên phải nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:

+ Các qui định về khuyến khích, hạn chế hay cấm vận nhập khẩu một số mặt hàng Mỗi quốc gia khác nhau có qui định về vấn đề này khác nhau

+ Các qui định về quyền lợi và nghĩa vụ khi tiến hành nhập khẩu hàng hoá đó + Các qui định chung do pháp luật hay các thông lệ quốc tế đề ra

1.4.1.2 Các nhân tố kinh tế xã hội:

Sự phát triển của hoat động thương mại trong nước và quốc tế cũng góp phần hạn chế và kích thích nhập khẩu, bởi nó quyết định sự chu chuyển hàng hoá trong nội bộ nền kinh tế nước nhà và nền kinh tế thế giới Sự biến động của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường hàng hoá trong nước và thế giới, do vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu liên quan mật thiết tới hoạt động thanh toán quốc tế thông qua hệ thông các ngân hàng giữa các quốc gia Hệ thống tài chính Ngân hàng phát triển sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc thanh toán quốc tế diễn ra nhanh chóng, hoàn hảo do đó có lợi cho hoạt động nhập khẩu

Thanh toán quốc tế thường sử dụng những đồng tiền của các quốc gia khác nhau, do vậy tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn tới hoạt động nhập khẩu Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động nhập khẩu Bởi vì hoạt động nhập khẩu không thể tách rời khỏi hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giao thông vận tải, kho tàng bên bãi Hệ thống cơ sở hạ tầng phát riển sẽ càng thuận lợi và hạ thấp chi phí cho các doanh nghiệp nhập khẩu

1.4.2 Các nhân tố vĩ mô

1.4.2.1 Cơ chế tổ chức bộ máy của doanh nghiệp:

Nếu cơ chế bộ máy tổ chức quản lý của doanh nghiệp sắp xếp hợp lý sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo sử dụng tốt hơn nguồn lực của mình, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Ngược lại, nếu bộ máy cồng kềnh, không hợp lý sẽ lãng phí và hạn chế hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 13

1.4.2.2 Nhân tố về con người:

Trình độ chuyên môn và năng lực làm việc của mỗi thành viên trong doanh nghiệp là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công trong kinh doanh Các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu nếu được thực hiện bởi các cán bộ nhanh nhạy, năng động, sáng tạo, có trình độ cao và có kinh nghiệm thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao

1.4.2.3 Nhân tố về vốn và trang thiết bị vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp:

Vốn là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh, doanh nghiệp có vốn lớn thì càng có nhiều cơ hội nắm bắt những thời cơ hấp dẫn trong kinh doanh và càng có nhiều lợi nhuận hơn Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật thực chất cũng là vốn của doanh nghiệp Nếu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, hợp lý sẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp.

1.5 Khái niệm hoạt động nhập khẩu bằng đường hàng không

Nhập khẩu bằng đường hàng không nói theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ tuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả Nếu nói theo nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lí, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay

Vận tải hàng không là một phương thức vận tải còn non trẻ nếu như so với các phương thức vận tải khác như đường sắt hay đường biển Trong khi ngành vận tải biển ra đời và phát triển từ rất sớm (khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công Nguyên) thì vận tải hàng không mới chỉ ra đời và phát triển từ những năm đầu của thể kỉ 20 Vận tải hàng không khi mới ra đời chỉ phục vụ nhu cầụ quân sự, nhưng cho đến nay, nhờ sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỉ thuật đã kéo theo sự phát triển của vận tải hàng không, gắn liền với nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hoá Với việc có thể chế tạo ra những máy bay có khả năng chứa một khối lượng lớn hành khách và hàng hóa đáng kể trong đó, giờ đây vận tải hàng không đã trở thành một ngành quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và đối với thương mại quốc tế nói riêng

1.6 Vai trò hoạt động nhập bằng đường hàng không trong logistics

- Tạo mạng lưới kết nối giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ

Trang 14

- Nhằm mang lại nguồn lợi về mặt kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh doanh toàn cầu và dịch vụ du lịch, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay

- Nếu muốn khai thác các thị trường lớn và tiềm năng, dịch vụ vận tải hàng không là yếu tố quan trọng không thể thiếu, theo số liệu đã thống kê thì ước tính có khoảng 25% các công ty bán hàng đều phụ thuộc vào hoạt động của vận tải đường hàng không

- Với lợi thế tuyệt đối về tốc độ, các loại hàng đòi hỏi phải được giao ngay sẽ được vận chuyển nhanh chóng, dịch vụ vận tải này khi kết hợp với những loại hình khác sẽ cho ra hiệu quả vô cùng tối ưu

- Loại hình vận tải này có thể dễ dàng cung cấp hàng hóa, bưu kiện với thời gian tối ưu nhất đến những nơi xa xôi và là cầu nối giữa các nền văn hóa trên thế giới với nhau - Vận tải hàng không mang lại sự phát triển bền vững bằng cách tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động, bên cạnh đó còn tăng thuế lợi tức, phát triển nền kinh tế quốc dân

1.7 Ưu, nhược điểm của hoạt động nhập khẩu bằng đường hàng không 1.7.1 Ưu điểm

Tốc độ cao: Vận chuyển và nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không là phương thức vận chuyển có tốc độ và thời gian nhanh nhất so với 2 hình thức xuất khẩu khác là đường bộ và đường biển Trung bình máy bay chở hàng và chở khách có tốc độ bình quân vào khoảng 800-1000 km/h , rất cao so với các phương thức phổ biến khác như tàu biển ( 12-25 hải lí/ giờ); tàu hỏa (ở Vệt Nam chỉ khoảng 60-80 km/h); hoặc ô tô tải (60-80 km/h) Đây là phương thức vận chuyển tối ưu khi cần hàng hóa được giao/nhận trong thời gian gấp và cấp bách Vận chuyển bằng đường hàng phù hợp để xuất/ nhập hàng hóa đến những nước ở khoảng cách xa trong thời gian ngắn và nhanh nhất

Cho phép vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng: Vận tải hàng không là phương thức lý

tưởng để vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng sức không có thời hạn sử dụng lâu dài và hàng có giá trị cao như hàng trang sức Thông thường, các nhà nhập khẩu sẽ sử dụng vận chuyển hàng bằng máy bay để vận chuyển và nhập khẩu hàng hóa dễ hư hỏng và hàng nhẹ có giá trị cao

Vận chuyển toàn cầu: Vận tải hàng không có thể tiếp cận được ở tất cả các khu vực trên

thế giới mà không dễ dàng tiếp cận với các phương thức vận tải khác Giả sử như khu vực

Trang 15

xuất/nhập khẩu không có biển và cảng biển hay ở vùng núi cao thì vận chuyển và nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng không là lựa chọn duy nhất Nhập khẩu bằng hàng không mở nhiều cánh cửa đến nhiều nơi trên thế giới có nghĩa là phạm vi tiếp cận rộng lớn và phục vụ được nhiều khách hàng được hơn Trên thế giới có mạng lưới rộng lớn các cảng hàng không bao phủ gần như toàn cầu và hàng hóa có thể xuất/nhập khẩu đến khắp nơi

Giảm rủi ro thiệt hại: Vận chuyển qua đường hàng không có nghĩa là giao hàng nhanh

hơn và ít phải xử lý các mặt hàng trong quá trình vận chuyển Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không cho đến nay rất an toàn và có mức độ rủi ro thiệt hại thấp

An toàn và an ninh cao: Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không có mức độ an

ninh cao vì các giới hạn an toàn và bảo vệ nghiêm ngặt của sân bay đối với các hàng hóa được nhập khẩu An ninh sân bay cũng kiểm soát chặt chẽ cũng như giảm thiểu tình trạng mất cắp và thất thoát hàng hóa Đặc biệt vận chuyển bằng đường hàng không cũng không bị các rủi ro mất mát hàng hóa như bị bão tố, cướp biển như khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Ít cần đóng gói hàng hóa nặng: Nói chung, xuất/nhập khẩu hàng hóa bằng đường hàng

không ít đòi hỏi phải đóng gói hàng hóa nặng và cồng kềnh như container khi vận chuyển bằng đường biển Điều này đảm bảo bạn tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc do không phải chi thêm tiền cho các dịch vụ đóng gói

Ít phụ thuộc hơn vào các phương tiện lưu kho: Các doanh nghiệp nhỏ được hưởng lợi

từ việc vận chuyển hàng không khi các hàng hóa được giao nhanh hơn, dẫn đến giảm sự phụ thuộc vào các phương tiện lưu kho Vì hàng hóa có thể được vận chuyển nhanh chóng, đây có thể là một lợi thế lớn cho việc kiểm soát hàng tồn kho

Phí bảo hiểm thấp: Do thời gian vận chuyển ngắn hơn, phí bảo hiểm cho vận tải hàng

không trung bình thấp hơn so với các phương thức vận tải khác Thời gian vận chuyển hàng hóa càng ngắn thì bạn càng ít chịu rủi ro hơn

1.7.2 Nhược điểm

Rất tốn kém: Vận chuyển hàng không được coi là phương thức vận chuyển có chi phí

tốn kém nhất Chi phí bảo dưỡng máy bay và chi phí xây dựng sân bay cũng cao hơn nhiều phương thức vận tải khác Đó là lý do tại sao việc vận chuyển bằng đường hàng không lại đắt

Trang 16

đến như vậy Giá cước vận chuyển hàng không quá cao nên không khả thi đối với các sản phẩm giá trị thấp, tính tới từng kilogram

Hạn chế một số mặt hàng: Danh mục ít đa dạng, ít phù hợp để vận chuyển hàng

hóa có giá trị thấp

Khả năng chuyên chở nhỏ: Khối lượng vận chuyển nhỏ hơn so với các hình thức khác Không phù hợp để chuyên chở hàng cồng kềnh, hoặc hàng có khối lượng lớn Vì khối lượng hàng sẽ bị giới hạn bởi kích thước khoang, kích thước cửa, và trọng tải thực chở của máy bay Với những lô hàng như vậy, tàu biển thường là giải pháp khả thi

Yêu cầu tiêu chuẩn nghiêm ngặt : Liên quan đến quy định và luật pháp, nhằm đảm

bảo an ninh và an toàn bay Nhiều loại hàng hóa có rủi ro cao (chẳng hạn dễ cháy, nổ…) sẽ không được chấp nhận vận chuyển Chẳng hạn như khi đi du lịch trong quá trình kiểm tra hành khách, hàng hóa bằng máy quét Bạn cũng cảm nhận được sự chặt chẽ của các quy định trong lĩnh vực vận chuyển hàng không là rất nghiêm

Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết: chuyến bay có thể bị trì hoãn do điều kiện thời tiết

không tốt như sương mù, mưa giông…

1.8 Giới thiệu chung về hàng trang sức Pandora

Bắt đầu với một chiếc nhẫn bạc nguyên khối duy nhất, Pandora bắt đầu sản xuất đồ trang sức ở Thái Lan vào năm 1989 bằng nguồn nhân công có hạn Vào năm 2000, chiếc vòng tay quyến rũ đặc trưng của thương hiệu có tên Moments ra đời Siêu phẩm này chính là cách mà Pandora biến hoài bão giúp phái nữ tạo dấu ấn riêng trở thành hiện thực

Ngày nay, Pandora vẫn đang giữ vững danh hiệu nữ hoàng trang sức và có mặt ở hầu hết các châu lục trên thế giới Tất cả những vật liệu họ sử dụng đều nằm trong nỗ lực bảo vệ hành tinh xanh khỏi tác động của ngành công nghiệp trang sức Không chỉ độc tôn về kiểu dáng, Pandora còn có hệ thống các kim loại sử dụng vô cùng tuyển chọn gồm vàng, bạc, hỗn hợp kim loại độc đáo độc quyền như Pandora Shine, Pandora Rose… Hiện nay tại Việt Nam, trang sức Pandora có các cửa hàng tại TPHCM và Hà Nội, kinh doanh đầy đủ các mặt hàng như: vòng tay, charm, nhẫn, bông tai, dây chuyền,…

Trang 17

1.9 Bộ hồ sơ hàng trang sức nhập khẩu bằng đường hàng không 1.9.1 Hồ sơ cơ bản

- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các chứng từ mua bán có giá trị pháp lí (bản sao) - Vận đơn

- Chứng từ vận tải - Chứng từ bảo hiểm - Hóa đơn thương mại - Hối phiếu

1.9.2 Các giấy tờ bổ sung (nếu Hải quan yêu cầu)

- Phiếu đóng gói/ phân loại (bảng kê chi tiết)

- Giấy đang kí kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc Giấy thông báo miễn kiểm tra Nhà nước về chất ượng được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền như Giấy chứng nhận số lượng/ Chất lượng/ Trọng lượng , Giấy kiểm tra thực vật/ động vật, Giấy chứng nhận vệ sinh,

- Chứng thư giám định

Trang 18

- Giấy chứng nhận xuất xứ

- Giấy xác nhận hợp pháp hóa/ thị thực - Giấy phép nhập khẩu

Trang 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU TRANG SỨC TẠI CÔNG TY NORBREEZE COLLECTIVE ASIA- PANDORA VIENAM

2.1 Giới thiệu công ty NORBREEZE COLLECTIVE ASIA- PANDORA VIENAM

Thị trường Việt Nam được xem là thị trường béo bở cho những tập đoàn, những ông chủ lớn đầu tư, mở rộng, và Norbreeze đã nhanh chóng nắm bắt thị trường tiềm năng này, với việc trở thành nhà phân phối chính thức của Pandora, tập đoàn Norbreeze sẽ mở ra thời kỳ hoàng kim mới cho Pandora, sự hợp tác đánh dấu bước phát triển mới đối với Pandora trong việc mở rộng thị trường trang sức tại Việt Nam nói riêng và các nước khác trên thế giới nói chung

Ra đời từ năm 2004 với trụ sở đặt tại Singapore, Tập đoàn Norbreeze được thành lập và điều hành hoạt động bởi bộ đôi người Đan Mạch Anders Peter Juel Sauerberg and Anne Trads Juel Sauerberg Mang theo niềm đam mê mãnh liệt với các thiết kế Đan Mạch, bộ đôi này đã thành lập công ty để phân phối, mở rộng và xây dựng những thương hiệu lifestyle quốc tế theo triết lí thiết kế vượt thời gian với mục tiêu nhất quán về chức năng và chất lượng

Tập đoàn Norbreeze Việt Nam được thành lập từ năm 2016, hiện đang là nhà phân phối độc quyền thương hiệu Trang sức Pandora tại khu vực Đông Dương Với trụ sở chính tại TP HCM, Tập Đoàn Norbreeze Việt Nam được điều hành bởi anh Nam Huynh - Tổng giám đốc

Tại Việt Nam, Tập Đoàn Norbreeze vận hành hệ thống 15 cửa hàng tọa lạc tại Trung Tâm Thành Phố, và khắp các Trung Tâm Thương Mại lớn tại TP HCM và Hà Nội với lượng theo dõi lớn từ người dùng của hai nhà mạng xã hội lớn là Facebook và Instagram Qua số lượng người theo dõi, ta có thể khẳng định được trang sức Pandora lấy được lòng của rất nhiều khách hàng trên toàn thế giới Cụ thể số lượng người theo dõi được thống kê ở bảng dưới đây:

Trang 20

Mạng xã hội

( Hơn 18 triệu lượt)

( Hơn 9 triệu lượt)

2.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Năm 2004: Tập đoàn Norbreeze được thành lập với tầm nhìn xa là trở thành doanh nghiệp dẫn đầu và có thể tiếp cận với thị trường xa xỉ về đồng hồ & hàng trang sức

Trang 21

Năm 2009 : Ra mắt trang sức Pandora tại Singapore

Năm 2014: Ra mắt COCOMI tại Singapore, Malaysia và Australia

Năm 2016: Thành lập Norbreeze ở Việt Nam, lần đầu trang sức Pandora xuất hiện tại thị trường trang sức Việt Nam Trước khi sỡ hữu 15 cửa hàng với vị trí đắt địa như hiện tại thì vào năm này Norbreeze đã mở 3 cửa hàng bán trang sức trong cùng một năm

Năm 2018: Pandora có cơ hội xâm nhập vào thị trường Myanmar và Cambodia Từ đó, mạng lưới cửa hàng Pandora trong khu vực mở rộng thành 7 cửa hàng tại Việt Nam

Năm 2021: Lần đầu tiên thành lập cửa hàng Flagship (là cửa hàng top đầu trong một chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ Cửa hàng này hoạt động với phương thức là để phô diễn thương hiệu hay tên tuổi của nhà bán hàng Nhiệm vụ chính của flagship store chính là thu hút các khách hàng đến với thương hiệu của mình với mục tiêu bán sạch hàng) tại Hồ Chí Minh, Việt Nam Thời điểm này cửa hàng Pandora trong khu vực Đông Dương đã mở rộng thành 30 cửa hàng

Năm 2022: Văn phòng Norbreeze chính thức thành lập tại Việt nam mang tên Norbreeze House Nơi đây được xem là ngôi nhà chung của tất cả nhân viên của công ty, dành cho cả khối văn phòng và phối cửa hàng

2.3 Đối tác kinh doanh

Đối tác kinh doanh

PNJ

COCOMI

PANDORA MYANMAR

PANDORA COMBODIA

Trang 22

PNJ: Có gần 7000 nhân viên với hệ thống bán sỉ, và gần 400 cửa hàng bán lẻ trải

rộng trên toàn quốc; Công ty PNJ có công suất sản xuất đạt trên 4 triệu sản phẩm/năm, được đánh giá là một trong những nhà máy chế tác nữ trang lớn nhất khu vực Châu Á với đội ngũ gần 1.500 nhân viên

COCOMI: Thuộc nền tảng thương mại điện tử của Tập đoàn Norbreeze về trang

sức và đồng hồ đã chính thức ra mắt tại Việt Nam dưới tên miền cocomi.vn Đây là trang thương mại điện tử đầu tiên của thương hiệu trang sức Pandora kết hợp lần đầu ra mắt thương hiệu đồng hồ quốc tế August Berg và Bering

Ngoài ra còn có sự hợp tác cùng với trang sức Pandora thuộc khu vực Đông Dương như : Myanamar, Cambodia

2.4 Tầm nhìn và giá trị cốt lõi của công ty 2.4.1 Tầm nhìn của công ty

+ Tầm nhìn ngắn hạn: Vào năm 2023, sản lượng hàng trang sức nhập từ Singapre về Việt Nam phải đạt trên 120.000.000 sản phẩm và doanh thu phải đạt ít nhất 370.200.000.000 VNĐ/ năm Bên cạnh đó, trong cột mốc thời gian năm 2023, công ty sẽ tiến hành sắp xếp lại nguồn nhân lực, xây dựng lại bộ máy cơ cấu, mở ra một vài vị trí cần thiết ở các bộ phận, thăng chức một vài vị trí của một số nhân viên có năng lực Năm 2023, công ty sẽ tiến hành tăng số lượng nhân viên, khuyến khích nhân lực hoạt động Thêm vào đó, vào năm này Norbreeze Collective Asia- Pandora Vietnam cũng thực hiện việc tuyển chọn các thực tập sinh tại các bộ phận của công ty, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên vừa học vừa làm, đào tạo nguồn nhân lực mới có cơ hội phát triển thành nhân viên chính thức tại môi trường tiềm năng này

+ Tầm nhìn dài hạn: Đặt con người lên hàng đầu, muốn phát triển được bên ngoài thì phải tập trung phát triển năng lực bên trong của nhân viên, có sự đột phá mạnh mẽ trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực từ ban giám đốc Trở thành nhà cung cấp trang sức lớn nhất thuộc khu vực Đông Dương, khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực trang sức tại Việt Nam

2.4.2 Giá trị cốt lõi của công ty

Norbreeze Group- Pandora Vietnam đã từng bước đặt ra cho mình mục tiêu, định hướng phát triển Đưa ra những nguyên tắc, kỷ luật và nội quy riêng Giá trị cốt lõi của

Trang 23

công ty sẽ tạo nên những giá trị về văn hóa, đạo đức, tinh thần cho các nhân viên đồng thời còn là hình ảnh thương hiệu, là bộ mặt riêng cho công ty Có được giá trị cốt lõi sẽ giúp Norbreeze định hướng, định hình được hình ảnh, văn hóa, đạo đức công ty, là bước đệm cho sự phát triển của công ty Qua quá trình hình thành và phát triển đến thời điểm hiện tại thì Norbreeze đã đúc kết được 5 giá trị cốt lõi chính

Ownership: Làm chủ

Chúng tôi hiểu rõ vai trò của mỗi thành viên để đặt mục tiêu, lên kế hoạch, thực hiện và luôn nhận trách nhiệm về hành động của mình

Integrity: Tính chính trực, liêm chính

Chúng tôi cam kết luôn nghĩ và hành động nhất quán theo giá trị cốt lõi của công ty

Gratitude: Lòng biết ơn Chúng tôi luôn động viên và nói lời cảm ơn đến với khách hàng

Pride : Lòng tự hào

Chúng tôi luôn chỉnh chu hình ảnh và nâng cao giá trị của bản thân để truyền cảm hứng tích cực đến với mọi người

One team: Một tập thể

Chúng tôi là một gia đình, luôn hành động vì lợi ích chung và thành công của bản chính là niềm tự hào của chúng tôi

2.5 Chiến lược phát triển của công ty

2.5.1 Phương hướng phát triển chung công ty

- Xây dựng công ty thành một tổ chức chuyên nghiệp, đòan kết, tạo công ăn việc làm ổn định, môi trường làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên, đặt con người lên hàng đầu, năng động, thu nhập cao cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty

- Công ty hướng tới thành công bằng việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đa dạng, hoàn hảo

Trang 24

- Sử dụng những phương thức quảng cáo hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh và sản phẩm công ty đến với khách hàng

- Tăng cường đào tạo, phát huy tính sáng tạo trong đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm tăng hàm lượng công nghệ, nâng cao hiệu quả công việc

- Củng cố, hoàn thiện và mở rộng mạng lưới tiêu thụ

- Về quan hệ kinh doanh: Củng cố mối quan hệ kinh doanh với các nhà cung cấp truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm nguồn hàng mới, nhà cung cấp mới

2.5.2 Phương hướng phát triển về hoạt động nhập khẩu

- Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của công ty, phát triển mở rộng đi kèm với quản lý chặt chẽ, xây dựng thêm các chiến lược kinh doanh nhập khẩu trong từng giai đoạn trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, khách hàng, đối tác, xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh

- Về loại hình nhập khẩu: Chú trọng phát triển hình thức nhập khẩu trực tiếp để tăng lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu

2.5.3 Phương hướng phát triển thị trường, khách hàng

Định hướng phát triển thị trường và khách hàng có một ý nghĩa quyết định đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty bởi vì khách hàng là người quyết định cuối cùng

Công ty Norbreeze Collective Asia đã vạch ra phương hướng chiến lược của mình như sau:

+ Củng cố và duy trì thật tốt các khách hàng lớn như : PNJ, Cocomi, Lotte Đà Nẵng, Pandora Myanmar, bằng việc cung ứng liên tục và ổn định cả về số lượng và chất lượng các mặt hàng Thực hiện bán giá cho khách hàng quen ở mức hợp lý

+ Tổ chức định kỳ các hội nghị khách hàng để tổng kết những việc đã làm và chưa làm được trong thời gian qua để rút ra các bài học có giá trị trong những lầncung cấp tiếp theo Gắn chặt quyền lợi của khách hàng với quyền lợi của Công ty

+ Mở thêm các cửa hàng Pandora tại các tỉnh lận cận để tăng độ phủ sóng, mở rộng mạng lưới tiêu dùng cho khách hàng trải nghiệm thực tế sả phẩm

2.6 Tình hình nhân sự của công ty 2.6.1 Sơ đồ tổ chức

Trang 25

3

4 5

a Bộ phận Supply Chain

+ Nhân viên mua hàng: là việc tìm kiếm những thiết bị, hàng hóa và dịch vụ có

chất lượng tốt nhất cho công ty hoặc tổ chức và tiến hành thu mua với mức giá cạnh tranh nhất Nhân viên Purchasing cần phải giỏi đàm phán, kết nối thông tin và thỏa thuận giá cả, cũng như phải giải quyết những vấn đề khác như sự khan hiếm, quản lý rủi ro và đánh giá chất lượng Nhiệm vụ chính của nhân viên mua hàng là :

CEO

hành Giám đốc tài

chính Giám đốc

Marketing

Nhân viên mua hàng

Nhân viênhậu cần

Thực tập

Trưởng phòng

Nhân viên Marketing

Nhân viên viết bài

Thiết kế

Tiếp thị trực tuyến

Kế toán trưởng trưởng

Kế toán thuế

Kế toán thanh toán

Kế toán công nợ

Nhân sự IT

Quản lí

Nhân viên bán hàng

Thực tập

Trang 26

 Tiếp nhận danh sách những mặt hàng cần mua sắm từ các bộ phận khác Phân loại và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh trong công ty diễn ra thông suốt

 Tìm kiếm các nhà cung cấp có mặt trên thị trường có đủ khả năng cung cấp đúng chủng loại, mẫu mã và chất lượng phù hợp với yêu cầu mà mình đặt ra Tỉm hiểu thông tin và đánh giá năng lực của các nhà cung cấp

 Gửi thư thăm dò tới các nhà cung cấp, yêu cầu họ gửi lại thông tin về sản phẩm, báo giá chi tiết cùng một số thông tin cần thiết khác

+ Nhân viên chứng từ: Thực hiện các hợp đồng, hóa đơn, danh sách hàng hóa Vì

công ty thuộc diện công ty bán lẻ, không phải công ty dịch vụ vận tải nên nhân viên chứng từ cũng là người lên kế hoạch nhập khẩu hàng trang sức Công việc của một nhân viên chứng từ bao gồm:

 Lên kế hoạch nhập hàng

 hực hiện chuẩn bị các chứng từ hoặc hồ sơ có liên quan đến hàng hóa

 Theo dõi quá trình vận chuyển giao hàng, nhận hàng, giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến các chứng từ giao, nhận, thông quan hoặc những vấn đề khác trong quá trình vận chuyển hàng trang sức từ Singapore về Việt Nam

 Quản lý, phân loại, lưu trữ các chứng từ  Điều phối xe của công ty

b Bộ phận Marketing: + Trưởng phòng marketing :

 Hoạch định kế hoạch marketing cho các sản phẩm và truyền bá hình ảnh của công ty

 Duyệt chi và quản lý việc sử dụng ngân sách marketing theo đúng mục đích và trong phạm vi cho phép

 Lên kế hoạch, đề xuất các giải pháp và tổ chức triển khai việc thực hiện các mục tiêu marketing cũng như chính sách của công ty

 Điều hành, quản lý các dự án

+ Marketing Executive: Nhân viên Marketing

Trang 27

 Tiếp nhận kế hoạch marketing từ cấp trên sau đó triển khai và theo dõi việc thực hiện kế hoạch

 Tổ chức các chiến dịch quảng cáo, truyền thông trên các kênh sao cho phù hợp với ngân sách và đo lường hiệu quả của chiến dịch

 Quản lý hệ thống kênh marketing của doanh nghiệp: fanpage, website, email,

 Lập báo cáo về hiệu quả và tình hình hoạt động marketing của doanh nghiệp cho cấp trên

+ Copywriter/Content: Nhân viên viết bài đăng

 Xây dựng kế hoạch phát triển nội dung cho website

 Viết bài PR, xây dựng nội dung website, bản tin,… sử dụng trong các hoạt động, chương trình khuyến mại, PR thương hiệu

 Tìm kiếm, thu thập thông tin và cập nhật các xu hướng xây dựng nội dung  Duy trì, tối ưu bài viết chuẩn SEO

+ Designer: Thiết kế

 Thực hiện các công việc liên quan đến thiết kế như: thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, sáng tạo logo, key Visual, các ấn phẩm offline, online, …  Thường xuyên cập nhật các xu hướng thiết kế mới cả trong và ngoài nước

để các sản phẩm thiết kế luôn mới mẻ, độc đáo và đạt được hiệu quả tiếp thị cao nhất

 Tham gia đề xuất ý tưởng mới, phát triển các thông điệp marketing cần truyền tải

+ Digital marketing: Nhân viên marketing mảng điện tử

 Xây dựng chiến lược truyền thông và chiến lược Marketing để tiếp cận với nhóm khách hàng trên các nền tảng kỹ thuật số

 Lập kế hoạch, triển khai và liên tục theo dõi mức độ hiệu quả của Digital Marketing trên các nền tảng trực tuyến như: Facebook, Instagram,…

 Xác định các loại hình Digital Marketing mà sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch nên hướng tới: SEO/SEM, Social Media, Mobile Marketing, Online Advertising, Email

Trang 28

c Bộ phận kế toán:

+ Kế toán trưởng: Công việc chính của kế toán trưởng là lên kế hoạch, chiến lược

phù hợp giao cho nhân viên kế toán Bên cạnh đó, chỉ đạo và kiểm kê, đánh giá tài sản, kiểm soát hợp đồng cũng như nguồn thu của doanh nghiệp Kế toán trưởng phải là người có kỹ năng quản lý, tổ chức công việc xuất sắc để giám sát toàn bộ hoạt động của phòng

+ Kế toán thuế: Là người phụ trách quản lý các vấn đề liên quan tới thuế Chịu

trách nhiệm thu thập, tổng hợp hóa đơn, tính toán thuế giá trị gia tăng, các khoản thuế phải nộp Sau đó, kê khai và lập báo cáo thuế Công việc kế toán thuế khá phức tạp, có liên quan tới pháp luật Nhân viên kế toán thuế cần nắm vững chuyên môn nghề nghiệp và quy định của pháp luật về thuế doanh nghiệp

+ Kế toán thanh toán: Đảm nhận công việc lập, quản lý chứng từ thu chi, dòng tiền

của doanh nghiệp Đồng thời hạch toán các giao dịch kinh tế có liên quan tới tiền mặt hay

giao dịch chuyển khoản trong và ngoài nước

+ Kế toán công nợ: Có nhiệm theo dõi các khoản nợ cần trả, cần thu của công ty,

doanh nghiệp Kế toán sẽ lập chứng từ thu chi, theo dõi, đối chiếu tính hợp pháp của các chứng từ để lập đối chiếu báo cáo công nợ

+ Nhân sự: Sự thành công của Norbreeze ngày hôm nay không thể không nhắc đến

bộ phận nhân sự Một công ty sẽ không thể xây dựng đội ngũ nhân sự tốt nếu không sở hữu bộ phận quản lý nhân lực chuyên nghiệp Công việc chính của HR gồm:

 Quản lý hiệu suất làm việc  Lập kế hoạch dự phòng nhân lực

 Xây dựng quyền lợi và phúc lợi cho nhân viên

Quản lý thông tin nguồn nhân lực và tuyển chọn ứng viên phù hợp + IT: Nhân viên kĩ thuật:

 Chịu trách nhiệm cài đặt, sửa chữa đối với máy móc các trạm trong mạng lưới  Xây dựng, duy trì hoạt động mạng cục bộ hiệu quả

 Lên lịch nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống để không làm ảnh hưởng đến công việc, tiến độ của các nhân sự khác

Trang 29

 Kiểm tra, chuẩn đoán, sửa chữa, khắc phục các sự cố liên quan

 Chịu trách nhiệm về các thiết bị ngoại vi như bộ định tuyến, máy in,…

d Bộ phận sales:

+ Đối với khối cửa hàng: Là vị trí nhân viên kinh doanh bán hàng Nhân viên Sales

có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn được những sản phẩm trang sức phù hợp, thúc đẩy hành vi mua hàng của khách Giải đáp các thắc mắc về sản phẩm, thuyết phục khách mua hàng giúp tăng doanh thu cho công ty Các công việc chính mà bên bộ phận bán hàng tại công ty phải thực hiện là :

 Nắm vững các thông tin về sản: các mã hàng sản phẩm, nguồn gốc, màu sắc, kiểu dáng, cách sử dụng…

 Đối với nhân viên Sales được phân công vị trí ở các cửa hàng phải luôn chú ý quan sát, hướng dẫn tư vấn cho khách về sản phẩm dịch vụ khi cần thiết, giúp khách lựa chọn được các sản phẩm phù hợp Theo dõi tốc độ tiêu thu hàng hóa và báo cáo  Kiểm kê hàng hoá

 Gửi báo cáo kinh doanh cho cấp trên

+ Ở khối văn phòng: sẽ thực hiện nhận báo cáo từ các bạn ở cửa hàng, nắm bắt

được tình hình bán hàng, hiểu được đâu là những hàng bán chạy nhất và đâu là những hàng bán chậm để đưa ra hướng giải quyết

 Kiểm kê số lượng đã bán cho các đối tác thân thuộc như PNJ, COCOMI, KH, ,…  Lên kế hoạch đổi mới trang phục cho nhân viên bán hàng

 Đưa ra các định hướng bán hàng phù hợp

 Hợp tác với khối bán hàng để tìm hiểu những thuận lợi và hạn chế trong quá trình bán hàng

e VM/ SDP ( Store Development Planing): Nhân viên phát triển cửa hàng

Bộ phận chính trong việc hoàn chỉnh, tạo vẻ đẹp rạng ngời của các cửa hàng để thu hút các khách hàng tiềm năng Công việc chính của chuyên viên phát triển cửa hàng bao gồm:

 Triển khai bố trí, bản vẽ 3D sơ bộ theo thực tế cửa hàng tại mặt bằng đó  Tìm kiếm và đề xuất, đánh giá các nhà thầu xây dựng, thi công nội

Trang 30

 Kiểm soát quy trình chất lượng và nhà thầu để giảm thiểu sai sót của các dự án mới trước khi bàn giao

 Cam kết đảm bảo tiến độ thi công trong thời gian tốt nhất

2.6.2 Đánh giá cơ cấu lao động

Nhận thức tầm quan trọng của nguồn nhân lực, để nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty tiến hành phân loại lao động, cân đối giữa yêu cầu và nhiệm vụ kinh doanh từng thời kỳ, thực hiện đào tạo lại Bên cạnh đào tạo đáp ứng công việc, công ty chú trọng công tác đào tạo chuyên sâu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế tại khu vực và trên thế giới

Tương đối

Năm 2021

Từ 18-25Từ 25-35Từ 35 đến 45Trên 45

Năm 2022

Từ 18-25Từ 25-35Từ 35 đến 45Trên 45

Trang 31

Số lao động của công ty năm 2022 thì độ tuổi từ 18-25 là 88 người chiếm tỉ trọng lớn nhất ( 41.31% số lượng nhân viên) Tiếp theo đó là đến độ tuổi dao động từ 25-35 cũng chiếm tỉ trọng khá lớn 36.62% Tiếp theo đến là độ tuổi 35-45 chỉ có 26 người và tỷ trọng thấp nhất là ở độ tuổi trên 45 Điều này chứng minh được rằng nguồn nhân lực của công ty còn ở độ tuổi rất trẻ Bởi vì tính chất công việc của công ty được chia thành 2 khối: Khối văn phòng và khối cửa hàng Đối với khối văn phòng, công ty đã tuyển dụng được các bạn gen Z có năng lực học vấn tốt, có khả năng tiếp thu được tính chất của công việc Còn đối với khối cửa hàng, vì đặc thù của ngành bán lẻ luôn coi trọng về mặt hình thức cho nên các bạn sẽ có những thẩm mỹ nhất định trong ăn mặc và tác phong bán hàng Bên cạnh đó, với chính sách đặt con người lên hàng đầu, đào tạo các năng lực trẻ tuổi để nối tiếp các anh/ chị đã đi trước thì công ty cũng không ngại tuyển dụng trẻ tuổi Bởi vì tuổi trẻ chính là nguồn nhân lực có năng lượng tốt, không ngại khó khăn, sẵn sàng thử thách với công việc mới và nhiều áp lực để khẳng định bản thân, họ sẽ là những người sẵn sàng vươn tay để góp phần giúp đỡ bất cứ khi nào công ty cần để chứng tỏ năng lực, điều này sẽ giúp tăng hiệu suất công việc Bên cạnh sự nhiệt huyết các bạn trẻ còn rất năng động khi so sánh với những nhân viên giàu kinh nghiệm Họ say mê với công việc và tích cực tìm tòi, học hỏi những cái mới để hoàn thành các nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất Đồng thời khả năng sáng tạo” vô biên” của họ sẽ mang đến những giá trị nhất định cho công ty vì họ dễ tiếp thu kiến thức, cập nhập được các công nghệ hiện đại và nắm bắt được các” hot trend” dễ dàng tìm ra những ý tưởng mới mẻ, mang tính đột phá Điều nay rất cần thiết cho công ty bởi vì ngành bán lẻ trang sức đòi hỏi sự sáng tạo mang tính chất thời đại như truyền thông, quảng cáo,…

Đồng thời, ta thấy: Số lao động của năm 2022 tăng 14.52% so với năm 2021, cụ thể tăng 27 người Nhất là ở độ tuổi từ 18-25 số lượng tăng 17 người tương đương 23.94% Những con số này chính là minh chứng đề khẳng định rằng môi trường công ty là một môi trường tiềm năng cho các bạn trẻ phát triển Nguyên nhân cho sự tăng lao động chính là vào năm 2022 công ty đã siết chặt lại vận hành nhân viên Tuy nhiên để đi cùng chính sách đặt con người lên hàng đầu, thay vì cắt giảm các nhân viên năng lực còn hạn chế thì công ty đã mở ra các lớp học kỹ năng để tiếp cận được đối tác và các khách hàng của

Trang 32

được rất nhiều bạn trẻ nhưng tiềm năng, được minh chứng trong việc doanh thu năm 2022 tăng rất cao so với năm ngoái Thêm vào đó trong năm 2022, công ty đã mở rộng quy mô bán hàng tại TPHCM và Hà Nội với số lượng 4 cửa hàng: 2 ở HCM và 2 ở Hà Nội nên số lượng nhân viên tuyển vào đào tạo cũng tăng hơn so với năm 2021

Trong năm này, công ty đã tuyển thêm 2 nhân viên ở độ tuổi trên 45, đây là các anh/ chi thuộc cấp quản lí Nguyên nhân cho sự tăng này là do công ty đã có thêm 2 bộ phận : Bộ phận chiến lược và phát triển, bộ phận pháp lý và 2 nhân viên chính là những người đi đầu cho 2 bộ phận này Như vậy, ta thấy được nguồn nhân lực của công ty hiện tại đang khá ổn so với mô hình kinh doanh, không có hiện tượng quá dư hay quá thiếu nhân viên Mặc dù tăng số lượng nhân viên so với năm 2021, nhưng đây là điều thiết yếu đế công ty có đầy đủ nguồn lực” đi đánh trận” tại thị trường bán lẻ khắc nghiệt này

2.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2021-2022

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp

3 Doanh thu thuần về bán hàng và

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

Trang 33

thuế

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

* Nguồn: BCTC Norbreeze Collective Asia- Pandora Vietnam năm 2022

Dựa vào thông tin từ bộ phận kế toán, ta thấy năm 2022 quả là một năm thành công của Norbreeze Collective dưới sự căng thẳng và suy thoái của thị trường bán lẻ Lợi nhuận sau thuế của công ty vào năm 2022 đạt 177,105,672,860 VNĐ tăng 58,35% so với năm 2021 tương đương 65,258,244,818 VNĐ Nguyên nhân là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2022 tăng khá cao so với năm 2021, cụ thể đạt 386,641,278,494 VNĐ tăng 24.58% so với năm ngoái Đây là một tin đáng mừng của công ty Nhờ vào việc nắm bắt được tình hình khó khăn chung mà các công ty thuộc thị trường bán lẻ đang gặp phải và có những chiến thuật biến khó khăn trở thành kì tích kinh doanh Bên cạnh đó, công ty còn tiến hành làm mới lại các quy trình hiện hành, phù hợp với bối cảnh kinh doanh hiện tại Hiện nay trong bối cảnh thời đại số, các kết thương mại điện tử như Faccbook, Instagra, Tiktok shop , đang rất rầm rộ và đang chiếm sóng đối với các bạn trẻ Nắm bắt được tình hình này, ngoài việc kinh doanh trực tiếp tại các cửa hàng thì công ty cũng có trang thương mại điện tử nhất định với đội ngũ đã từng bán tại các cửa hàng và giàu kinh nghiệm Với chiến lược kinh doanh tốt cũng như lường trước được tiến hành và có những biện pháp ứng phó kịp thời thì số lượng hàng nhập trang sức vẫn tăng dều so với năm 2021, đáp ứng kịp thời các nhu cầu khách hàng nên doanh thu cũng tăng lên đáng kể Mặc dù các khoản giảm trừ doanh thu tăng so với năm 2021, nguyên nhân là do năm 2021 công ty đã thực hiện các chính sách chiến lược giảm giá bán một số sản phẩm Pandora nhằm tri ân đến các khách hàng quen thuộc, đã từng mua trang sức Pandora đến nay Đồng thời giảm giá hàng bán còn chính là cơ hội để công ty có thể tiếp cận các khách hàng mới, đánh vào tâm lí người mua với các chiến lược giảm giá hàng bán lên đến 70% Với giá vốn cao vào năm 2022 tăng 3.73% so với năm ngoài, đây có thể xem là bước chuyển mình khá thành công của Norbrreeze Collective Asia- Pandora Việt Nam bởi lượng hàng bán ra cao, đồng nghĩa với việc số lượng hàng nhập về cũng cao để

Trang 34

đáp ứng được nhu cầu khách hàng yêu trang sức Pandora Nhờ các khoản trên đi theo chiều hướng tích cực cho nên lợi nhuận mà công ty thu về cũng tăng đáng lẻ so với năm ngoái, cụ thể lợi nhuận sau thuế tăng 58.35%, tương đương 65,258,244,818 VNĐ Nguyên nhân là do có các khoản thu nhập khác tăng lên vì tại năm nghiên cứu công ty đã nhận được khoản hợp đồng từ đối tác lớn là PNJ do bên PNJ đã vi phạm một số điều trong hợp đồng mua bán giữa hai công ty Bên cạnh đó, vào năm này công ty đã thực hiện thanh lí một số tài sản không cần sử dụng đến, thực hiện thanh lí nhằm xoay vòng nguồn vốn của công ty như: Thanh lí tủ, bàn, ghế, máy photo, khung tranh,… để chuyển qua văn phòng mới được ra mắt ở tháng 9/ 2022 với quy mô rộng lớn và khang trang hơn

Bên cạnh các chỉ tiêu giúp lợi nhuận của công ty thì cũng có rất nhiều khoản chi phí vào năm 2022 đội lên khá cao, cụ thể chi phí bán hàng lên đến 1,018,764,443 VNĐ, tăng 142,210,221 VNĐ so với năm ngoái Do năm 2022, công ty đã đầu hơn hơn về chi phí marketing với các chiến lược giới thiệu sản phẩm không chị trực tiếp tại các cửa hàng mà còn tương tác với khách hàng qua trang chủ facebook của trang sức Panora bằng cách chơi game online nhận quà, điền link nhận quà,… Với chiến lược phát triển này, công ty sẽ tạo được ấn tượng với các khách hàng cũ và sẽ lấy lòng được các khách hàng mới, chỉ khi tiếp cận được tâm lí khách hàng thì mới có thể thúc đẩy hành vi mua hàng của họ Bên cạnh đó, để giữ được các nhân viên bán hàng thì công ty sẽ luôn có nhưng chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi, và nâng cao giá trị của họ, bởi đây được xem là bộ phận chính tiếp cận với khách hàng Vì thế mà công ty đã chi ra nhiều các chi phí hơn năm 2021 để đầu tư vào hình ảnh của họ bằng cách mời các chuyên gia về để đào tạo, trang bị các kiến thức cơ bản về trang phục và quy trình chăm sóc da mặt, luôn tạo hình ảnh chỉnh chu khi đối diện với khách hàng Thêm vào đó, chi phí bán hàng tăng là do công ty đã cải tiến tất cả các cửa hàng thuộc hệ thống trang sức Pandora Chuyên viên phát triển luôn thay đổi hình ảnh của các cửa hàng trong các trung tâm thương mại lớn bằng cách mỗi tháng luôn nhập khung tranh trang trí từ hãng Ngoài ra, năm 2022 Norbreeze Collective Asia- Pandora Việt Nam cũng bắt đầu sử dụng barcode, dán tem giá cùng với nhãn dán lên các sản phẩm, nhằm tạo nên một quy trình bán hàng tối ưu hơn quy trình cũ Nếu ở quy trình trước, không có barcode thì mỗi lần khách đến sẽ xem giá sản phẩm thì nhân viên bán hàng phải dò mã trên máy tính, nhưng với quy trình mới này, chỉ cần một máy quét và sản

Trang 35

phẩm đã dán barcode sẵn thì nhân viên bán hàng không cần phải dò từng con sản phẩm mà chỉ cần quét sẽ hiển thị giá ngay tức thì, tạo tính chuyên nghiệp trong quy trình bán hàng và tiếp kiệm được rất nhiều thời gian

Bên cạnh chi phí bán hàng thì chi phí quản lí doanh nghiệp của công ty cũng tăng nhẹ so với năm 2021, cụ thể tăng 1,080,137,683 VNĐ tương đương 22.01% Nếu năm 2021, Norbreeze Collecctive Asian- Pandora Vietnam thực hiện chính sách đầu tư số lượng nhân sự tại các bộ phận nhằm mở rộng mô hình quy mô tổ chức thì năm 2022 đã có một thay đổi lớn về vấn đề này Công ty tập trung phát triển lợi ích nguồn nhân sự, đặt con người lên hàng đầu, tập trung đào tạo năng lực của nhân sự cũ thay vì tuyển chọn đại trà có về mặt số lượng nhưng năng lực thì chưa phù hợp Để đào tạo được nguồn nhân lực lớn mạnh như hiện tại thì công ty luôn tổ chức các hoạt động ngoài trời, những buổi tiệc dành cho nhân viên, những chính sách lợi ích của nhân viên hợp lí Nhờ những điều kiện đặt con người lên hàng đầu như vậy nên Norbreeze luôn giữ được những người tài trong bộ máy tổ chức của mình Một công ty lớn mạnh, thì sâu bên trong phải có nhân lực lớn mạnh và chất lượng

2.8 Quy trình nhập khẩu hàng trang sức tại công ty

- Tên hàng hóa : Hàng trang sức Pandora - Tuyến vận tải:

- Phương thức vận tải: Đường hàng không

- Thời gian dự kiến hoàn thành thủ tục, vận chuyển: 17 ngày - Loại Incotems được sử dụng: CIF

- Forwarder: Vận chuyển nhanh quốc tế Scan Global Logistics

Trang 36

2.9.1 Diễn giải các bước trong sơ đồ

liệu liên quan

Norbreeze Collective Asia Bên nhập khẩu:

Công ty TNHH Thương Mại NCA (VN)

Hợp đồng Hóa đơn Packing List

Norbreeze Collective Asia

Giấy chứng nhận đã nhận hàng

Airlines

Công ty TNHH Thương mại NCA (VN)

Tờ khai hải quan

Công ty TNHH Thương mại NCA (VN)

Tờ khai hải quan

Công ty TNHH Thương mại NCA (VN)

Tờ khai hải quan phân luồng

Đàm phán, kí kết hợp đồng

Nhận thông tin chứng từ liên quan tới hàng hóa nhập khẩu

Đóng hàng

Hãng hàng không vận chuyển về Việt Nam

Truyền tờ khai

Lấy kết quả phân luồng, in tờ khai nhập khẩu Lên tờ khai hải quan nhập

khẩu

Trang 37

8 Bên nhập khẩu:

Công ty TNHH Thương mại NCA (VN)

Sales contract, Invoice, Packing list, Bill, Bảng kê CO, CO

Công ty TNHH Thương mại NCA (VN)

Thanh toán thuế

Logistics

Mã vạch, tờ khai đã thông quan

Bước 1: Đàm phàn và kí kết hợp đồng

Khâu quan trọng nhất để công ty Pandora Vietnam bắt đầu và quyết định quá trình nhập hàng Đàm phán ký kết hợp đồng mua bán với Norbreeze Collective Asia sao cho phù hợp với luật vận tải, kinh doanh của từng quốc gia và điều kiện thực tế của cả hai doanh nghiệp, nhằm hướng tới lợi ích chung cả hai Ký kết hợp đồng ngoại thương sẽ làm bản cam kết về thỏa thuận của các bên về quá trình này Thông tin trong hợp đồng là chứng từ giao nhận hàng hóa và là chứng cứ để xử lý các vấn đề phát sinh như tranh chấp, không thực hiện theo hợp đồng Nội dung hợp đồng phải đảm bảo được các thông tin sau

+ Thông tin đơn vị xuất khẩu : Norbreeze Collective Asia

+ Thông tin đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH Thương Mại NCA (VN)

Khai báo chứng từ trên Ecus

Làm đề nghị thanh toán thuế

Tiến hành lấy mã vạch hải quan, thanh lí tờ khai và lấy

hàng

Mua bảo hiểm nội địa từ sân bay về cửa hàng

Sắp xếp xe và kiểm tra hàng

Trang 38

+ Trị giá lô hàng: 415,987.86 AUD

+ Quy chuẩn đóng gói: Đóng trong hộp carton 15 kg + Chất lượng hàng hóa: Hàng mới 100%

+ Xuất xứ hàng hóa: TH- Thailand

+ Địa điểm xếp hàng: Sân bay quốc tế Singapore + Địa điểm dỡ hàng: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất

+ Thời gian và địa điểm giao hàng: Kho SCSC, Tân Sơn Nhất ngày 9/11/2022

+ Phương thức thanh toán lô hàng: Bằng đô la Úc, thanh toán 100% giá trị hợp đồng + Khiếu nại, bồi thường nếu có xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển

Nhận xét: Ở bước này, công ty còn gặp một số khó khăn và vướng mắc khi hết

đồng kí kết là dựa vào quyền lợi và pháp lý của cả hai nước Đòi hỏi người đàm phán và kí kết hợp đồng phải thật sự hiểu rõ những nội dung, cơ sở hợp đồng đảm bảo quyền lợi, không ảnh hưởng hay trái với pháp luật của cả hai nước là Singapore và Việt Nam Khó khăn lớn nhất của cả hai công ty là việc trao đổi hợp đồng là đa quốc gia chứ không phải trong lảnh thổ Việt Nam nên việc trao đổi hợp đồng thường đàm phàn qua ứng dụng Microsoft Team, và thực hiện chính thức hợp đồng là qua email chứ không thực hiện đám phán trực tiếp Việc kí kết hợp đồng cũng khá bất tiện, phải tăng thêm chi phí chuyển phát nhanh chứng từ từ Singapore về Việt Nam, đồng thời thời gian chuyển phát thường mất đến 6 ngày thì bên nhập khẩu mới nhận được

Bước 2: Nhận chứng từ liên quan tới hàng hóa nhập khẩu và kiểm tra chứng từ

Ở bước này, bên xuất khẩu sẽ là Norbreeze Collective Asia sẽ gửi thông tin lô hàng đến cho công ty nhập khẩu bao gồm: Sales Contract, Invoice, Packing List,… Bên cạnh đó, bên bán phải gửi Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa nháp để công ty đầu nhập khẩu kiểm tra các thông tin trên CO form D nháp :

+ Thông tin bên xuất khẩu và nhập khẩu: Xuất khẩu: Norbreeze Collective Asia

Trang 39

Nhập khẩu: Công ty TNHH Thương mại NCA ( VN) + Số hóa đơn thương mại điện tử: PAN-SI002589

+ Ngày phát hành hóa đơn: 3/11/2022 + Số lượng hàng hóa : 7504 pcs

+ Thông tin chuyến bay: SQ0178/09NOV + Ngày khởi hành: 9/11/2022

Sau khi kiểm tra các thông tin, nếu chính xác thì xác nhận với bên bán để thực hiện làm CO gốc ( CO được sử dụng cho lô hàng này là CO back to back) Nếu như có sai sót diễn ra thì yêu cầu bên xuất khẩu kiểm tra và sửa lại các thông tin chưa chính xác bằng email

Đồng thời, Forwarder Scan Global Logistics ( hãng giao nhận vận tải) sẽ gửi chứng từ liên quan đến hàng hóa dự nhập khẩu Airway Bill ( AWB) : Vận đơn hàng không và các giấy tờ liên quan đến cho công ty nhập khẩu

* Invoice : Hóa đơn thương mại- phụ lục B * Packing List: Danh sách hàng hóa- phụ lục C *Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO- phụ lục D

* Vận đơn hàng không AWB- phụ lục E

Nhận xét: Ở bước này, yêu cầu nhân viên chứng từ bên đầu nhập phải thật sự cẩn

thận để kiểm tra các thông tin trên chứng từ Nếu thông tin sai xót sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các bước ở sau Bởi chứng từ chính là cơ sở pháp lí để bên nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan đầu nhập để lấy hàng ra Nếu thông tin sai và không khớp sẽ bị trì hoãn hàng hóa, tăng chi phí lưu kho và gây rắc rối trong quá trình lại giấy tờ nhận hàng Ngoài ra ở bước này cái khó khăn còn là việc kiểm tra CO Đối với lô hàng này, bộ CO có giá trị gần 250.000.000 VNĐ, nếu sai xót xảy ra, bên cạnh vệc hàng bị trì hoãn, không lấy được hàng ra khỏi Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, thì ảnh hưởng lớn đến tổng chi phí của lô hàng này Bởi các nguyên nghân gây đến hệ quả chi phí lô hàng tăng cao, hàng bị lưu kho trì hoãn tại sân bay, trễ hàng về theo kế hoạch,… thì đây được xem là các bước khởi đầu

Trang 40

của lô hàng, vì vậy cần nhân viên chứng từ phải cận thẩn tuyệt đối ở những bước đầu tiên này

*Hình ảnh hợp đồng- Phụ lục A

Bước 3: Đóng hàng

Hàng hóa sẽ được đóng gói tại kho của bên xuất khẩu Norbreeze Collective Asia và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) gồm các mã hiệu theo yêu cầu của công ty nhập khẩu, sau đó Forwarder bên xuất khẩu sẽ làm thủ tục hải quan xuất khẩu và đưa hàng hóa ra sân bay, sau đó gửi cho người xuất khẩu Giấy chứng nhận đã nhận hàng (FCR – Forwarder’s Certificate of Receipt) xác nhận về việc họ đã thực sự nhận được lô hàng để vận chuyển

Nhận xét: Tuy bước nay công việc thực hiện đóng hàng là nhiệm vụ của bên xuất

khẩu nhưng với vai trò là người mua, đồng thời còn là nhà nhập khẩu thì công ty cần thực hiện theo dõi lô hàng của chính mình Bởi lẽ, việc đóng hàng đóng vai trò rất quan trọng và là yếu tố để bảo đảm hàng hóa của công ty được nguyên vẹn bên trong và khi giao về các cửa hàng thì phải nguyên seal, nguyên kiện .Nhân viên chứng từ cần yêu cầu FWD của bên xuất khẩu gửi các hình ảnh thực tế và các số marking in trên 8 kiện của lô hàng Hàng phải được đóng cẩn thận trong thùng carton 15 kg và có đầy đủ các kí mã hiệu Nếu không đạt yêu cầu, buộc công ty phải viết một mail yêu cầu FWD bên xuất khẩu kiểm tra lại các kiện hàng trước khi vận chuyển về Việt Nam để tránh các rắc rối ở các bước sau Khó khăn nhất ở bước này là không thể quản lí trực tiếp được việc đóng hàng bên xuất khẩu mà chỉ qua hình ảnh Vì thế việc kiểm tra sẽ ở chỉ mức tương đối chứ chưa thật sự kĩ lưỡng

Bước 4: Hãng hàng không vận chuyển về Việt Nam

Đây là khâu dịch vụ của hãng hàng không Họ sẽ dùng máy bay để chở hàng từ sân bay khởi hành đến sân bay đích, trong nhiều trường hợp có thể chuyển tải hàng tại sân bay trung chuyển

Sau khi hàng lên máy bay và trước khi hàng về, hãng hàng không báo dự kiến thời gian đến sân bay đích, để người thực hiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu biết và có thông báo cho người nhận hàng chuẩn bị làm thủ tục cần thiết Khi nhận được giấy

Ngày đăng: 23/06/2024, 10:56

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w